Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Phân tích ảnh hưởng của yếu tố giá, chất lượng bao gói, yếu tố quảng cáo đến hoạt động thu thụ của doanh nghiệp thương mại, liên hệ tại doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.53 KB, 32 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động của doanh nghiệp thương mại có vai trò to lớn trong nền kinh tế
quốc dân, gắn sản xuát với tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, thúc đẩy
sản xuất và các lĩnh vực khác của nền kinh tế phát triển, góp phần hình thành cơ cấu
kinh tế hợp lý, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế nước ta với các nước trong khu
vực và trên thế giới. Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, nhiều
thành phần kinh tế, có sự giao lưu buôn bán với nhiều quốc gia trong khu vực cũng
như trên thế giới. Chính vì vậy tạo ra nhiều cơ hội phát triển đất nước, bên cạnh đó
cũng có không ít thách thức cần vượt qua để có thể cạnh tranh với thị trường các
nước ngoài.
Hoạt động tiêu thụ hàng hóa là hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp thương
mại. Nó phản ánh tình hình tài chính cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh, là cơ
sở để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Có nhiều nhân tố tác động trực tiếp
hay gián tiếp đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa, cùng một lúc chúng có thể tác động
cùng hoặc ngược chiều với nhau, mức độ và phạm vi tác động khác nhau. Trong đó
phải kể đến sự tác động của các yếu tố chủ yếu là giá cả hàng hóa, chất lượng bao gói
và yếu tố quảng cáo đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thương mại.
Do đó trong việc nhận thức và đánh giá tác động của chúng cần có cái nhìn khoa học
và tổng thể. Để làm rõ điều này nhóm chúng em đã làm một bài thảo luận về đề tài
“Phân tích ảnh hưởng của yếu tố giá, chất lượng bao gói, yếu tố quảng cáo đến hoạt
động thu thụ của doanh nghiệp thương mại, liên hệ tại doanh nghiệp nhóm biết”.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn những góp ý quý báu về nội dung và hình
thức của bài thảo luận từ thầy giáo hướng dẫn!
Do thời gian, kiến thức và kinh nghiệm có hạn nên bài thảo luận còn có nhiều
thiếu sót, hạn chế. Nhóm em rất mong nhận được sự góp ý về nội dung và hình thức
để những bài thảo luận sau sẽ hoàn chỉnh hơn.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 1



A.

LÝ THUYẾT.
1.

Tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp.
1.1.
Khái niệm.

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn
đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh
cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng:
Theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao
gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định
nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh
và tổ chức sản xuất (DNSX) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa
(DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng
nhằm đạt mục đích cao nhất.
• Theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt
động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh
nghiệp cho khách hàng đồng thời thu tiền về.
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố
quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
1.2.
Vai trò.
Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục,

tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp dược những chi phí, có lợi
nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanh
nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bởi khi khối
lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm
từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần
của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu
thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó.
Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu
người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh
nghiệp càng cao.


Bài thảo luận nhóm 9

Page 2


Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch
kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xã hội trong
thời gian tới.
Mở rộng tiêu thụ hàng hóa là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
2. Nhân tố giá.
2.1.
Khái niệm.
Giá cả mang nhiều tên gọi khác nhau. Đằng sau của những tên gọi đó, các hiện
tượng giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là lợi ích kinh tế bằng tiền. Trong các biến
số của marketing – mix chỉ có biến số giá cả là trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận

thực tế. Nhìn từ nhiều góc độ khác nhau thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về giá.
“Theo học thuyết giá trị thì giá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá, đồng
thời biểu hiện nhiều mối quan hệ lớn trong nền kinh tế.
Theo quan niệm của người mua thì giá cả là số lượng tiền mà họ phải trả để
nhận được một số lượng hàng hoá hay dịch vụ nhất định để có thể sử dụng hay chiếm
hữu hàng hoá hay dịch vụ đó.Còn theo quan điểm của người bán thì giá cả là phần
thu nhập hay doanh thu mà họ nhận được khi tiêu thụ một đơn vị hay số lượng sản
phẩm nhất định, ”Những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan trọng và phức tạp
nhất mà một công ty phải đối mặt khi soạn thảo các hoạt động marketing của mình.”
2.2.Ảnh hưởng của giá.
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động
tiêu thụ – Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và
do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm
bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế
thua lỗ. Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá
cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều
hàng hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa giá cả phải được
điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu
kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm
tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.
Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sử dụng
như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong đIều kiện thu nhập của người dân còn
thấp. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí gía cả nhiều trường hợp “ gậy
ông sẽ đập lưng ông” không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bị thiệt hại.
Bài thảo luận nhóm 9

Page 3


Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, việc định hướng, xây

dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một đIều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay.
Mặt khác, giá cả là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng.
Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ
tăng lên thì doanh thu bán hàng sẽ tăng lên và ngược lại, giá giảm sẽ làm doanh thu
giảm đi. Tuy nhiên, thông thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng tiêu thụ
lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại, khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ lại có
xu hướng tăng lên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tăng giá không phải là biện pháp
thích hợp để tăng doanh thu, nếu việc tăng giá bán không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu
thụ sản phẩm gặp khó khăn, gây nên tình trạng ứ đọng hàng hoá và sẽ làm cho doanh
thu giảm xuống. Như vậy, giá bán tăng hay giảm một phần quan trọng là do quan hệ
cung cầu trên thị trường quyết định. Do vậy, để đảm bảo được doanh thu và lợi
nhuận, doanh nghiệp cần phải có một chính sách giá bán hợp lý.
3.Chất lượng và bao gói.
3.1.Chất lượng.
3.1.1.Khái niệm.
Chất lượng là khái niệm đặc trưng cho khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng. Vì vậy, sản phẩm hay dịch vụ nào không đáp ứng được nhu cầu của khác hàng
sẽ bị coi là kém chất lượng cho dù trình độ công nghệ sản xuất ra có hiện đại đến đâu
đi chăng nữa. Đánh giá chất lượng cao hay thấp phải đứng trên quan điểm của người
tiêu dùng. Cùng một mục đích sử dụng như nhau, sản phẩm nào thỏa mãn nhu cầu
tiêu dùng cao hơn thì có chất lượng tốt hơn.
3.1.2.Vai trò.
Chất lượng trở thành một trong những chiến lược quan trọng nhất làm tăng
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chấp nhận kinh tế thị trường nghĩa là chấp
nhận cạnh tranh, chịu tác động của quy luật cạnh tranh . Sản phẩm, dịch vụ muốn có
tính canh tranh cao thì chúng phải đạt được những mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của
người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách kinh tế nhất, hai chiến lược cơ bản
nhất là phân biệt hóa sản phẩm (chất lượng sản phẩm) và chi phí thấp. Với chính sách
mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh doanh muốn tồn tại thì sản phẩm,

Bài thảo luận nhóm 9

Page 4


dịch vự của họ phải có tính cạnh tranh cao, nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng
cạnh tranh về nhiều mặt. Quan tâm đến chất lượng, quản lý chất lượng chính là 1
trong những phương thức tiếp cận và tìm cách đạt được thắng lợi trong cạnh tranh
gay gắt trên thương trường nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh vì:
-

Tạo sức hấp dẫn cho người mua:

Mỗi sản phẩm có rất nhiều các thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính
này được coi là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi
doanh nghiệp. Khách hàng quyết định lựa chọn mua hàng vào những sản phẩm có
thuộc tính kinh tế- kỹ thuật thỏa mãn những mong đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi
vậy, sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là một trong những căn cứ quan trọng
cho quyết định mua hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
-

Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trên thị trường:

Khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo nên niềm tin cho khách hàng vào nhãn mác của sản
phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao, có tác động to
lớn đến quyết định lựa chọn mua hàng của khách hàng.
3.2.Bao bì sản phẩm
3.2.1.


Khái niệm:

Bao bì là 1 loại sản phẩm công nghiệp đặc biệt dùng để bao gói và chứa đựng,
nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vẫn
chuyển, xếp dỡ, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Việc tạo bao bì là những hoạt động
nhằm vẽ kiểu và sản xuất hộp đựng hay giấy gói cho một sản phẩm. Bao bì được xem
là chữ P – Packaging thứ 5 trong marketing-mix
3.2.2.

Ảnh hưởng của bao bì:

Bao bì là một trong những phương tiện quan trọng nhất để bảo vệ hàng hóa
được an toàn về chất lượng và số lượng.Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận
chuyển, xếp dỡ, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa và là yếu tố góp phần nâng
cao năng suất lao động. Bao bì là một trong những điều kiện để đảm bảo an toàn lao
Bài thảo luận nhóm 9

Page 5


động và sức khỏe cho người công nhân, kể cả cho những công tác xếp dỡ và giao
nhận. Đây cũng là một trong những phương tiện thông tin về hàng hóa và là môt hình
thức văn minh phục vụ khách hàng và buôn bán quốc tế.
Trước đây, bao bì chủ yếu dùng để chứa đựng, bảo vệ sản phẩm nên không
được chú trọng. Ngày nay, với nhu cầu ngày càng cao, người tiêu dùng cần nhiều hơn
những gì họ mong đợi, bao bì sản phẩm ngày càng phát triển và mang tính quyết định
trong việc tạo ấn tượng, thu hút người tiêu dùng. Với các kiểu mẫu bao bì độc đáo,
mới lạ không ngừng đổi mới đáp ứng nhu cầu của thị trường đã góp phần làm cho
một số thương hiệu trở nên nối tiếng toàn thế giới.

Bao gói chính là một tiêu chuẩn quan trọng của chất lượng hàng hóa. Khi tiếp
cận với hàng hóa cái mà người tiêu dùng gặp phải trước hết là bao bì, mẫu mã. Vẻ
đẹp và sự hấp dẫn của nó tạo ra sự thiện cảm, làm “ngã lòng” người tiêu dùng trong
giây lát để từ đó họ đi đến quyết định mua hàng một cách nhanh chóng vì “người đẹp
vì lụa”. Không phải ngẫu nhiên mà những chi phí cho bao bì, quảng cáo thường khá
lớn ở các doanh nghiệp thành đạt. Hàng hóa dù đẹp và bền đến đâu cũng sẽ bị lạc hậu
trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Do đó, doanh nghiệp
thường phải thường xuyên thay đổi mới và hoàn thiện về chất lượng, kiểu dáng, mẫu
mã, tạo những nét riêng độc đáo, hấp dẫn người mua. Đây cũng là yếu tố quan trọng
để bảo vệ nhãn hiệu, uy tín sản phẩm trong điều kiện ngày càng có nhiều sản phẩm
giống nhau, hàng thật, hàng giả lẫn lộn.
4.Nhân tố quảng cáo.
4.1.Khái niệm.
Quảng cáo là một hình thức truyền thông thông tin không trực tiếp, phi cá
nhân, được trả tiền để giới thiệu về thông tin sản phẩm, dịch vu, công ty hay ý tưởng
thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng phải trả tiền và các chủ thể quảng
cáo phải chịu các chi phí quảng cáo để đưa thông tin đến thuyết phục hay tác động
đến người nhận thông tin. Theo quan điểm quản lí, quảng cáo là phương cách có tính
chất chiến lược để duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đây là công cụ
truyền thông khá phổ biến đặc biệt trong thị trường hàng tiêu dùng cá nhân.
4.2.Ảnh hưởng của quảng cáo đến tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp.
Quảng cáo xuất phát từ chữ Latinh “Reclanari” có nghĩa là reo lên, la lên;
quảng cáo có ý nghĩa như vậy bởi nhân tố này được dùng để thông báo với mọi
Bài thảo luận nhóm 9

Page 6


người, kích thích họ mua hàng. Ngày nay các công cụ thông báo với công chúng,
nghệ thuật kích thích mua hàng rất phong phú và đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã

nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanh được doanh số bán hàng và những doanh nghiệp lớn
đã chi tới hàng tỷ đô la cho quảng cáo. Điều đó không phải là ngẫu nhiên mà là vì lợi
ích to lớn mà nhân tố này đem lại.
Rõ ràng tác động của quảng cáo đến doanh số bán ra là rất lớn nhưng hiệu quả
của quảng cáo phụ thuộc vào việc sử dụng kỹ thuật và nghệ thuật để làm sao có thể
tác động đến khách hàng nhiều nhất dẫn đến chi phí cho quảng cáo là rất lớn do đó
Doanh nghiệp có thể thu được doanh số lớn nhưng chưa chắc đã có hiệu quả. Mặt
khác quảng cáo quá sức sẽ làm chi phí quảng cáo tăng cao, giảm lãi (thậm chí còn
lỗ). Quảng cáo sai sự thật có thể làm mất lòng tin của khách hàng ảnh hưởng lâu dài
đến hoạt động tiêu thụ. Sau đó cần phải tính đến phản ứng đáp lại của các đối thủ
cạnh tranh bằng các giải pháp khác nhau (hạ giá, nâng cao chất lượng cũng tiến hành
quảng cáo Maketting…) nếu không thận trọng không những không thúc đẩy tiêu thụ
mà “tiền mất “ nhưng “tật vẫn mang”.
Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào việc sử dụng kĩ thuật và nghệ thuật để
làm sao có thể tác động đến khách hàng nhiều nhất. Do quảng cáo là rất tốn kém vì
thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê người, công ty quảng cáo để soạn
chương trình, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ xây dựng các chương
trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của công ty.
5. Mối liên hệ giữa giá, chất lượng, bao bì và quảng cáo với hoạt động tiêu thụ
hàng hóa của doanh nghiệp thương mại.
Các nhân tố giá, chất lượng, bao bì và quảng cáo đều là những công cụ riêng
của doanh nghiệp để tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường.
5.1.Giá bán sản phẩm tác động đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa.
Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền giá trị của hàng hoá. Nó thể hiện mối
quan hệ trực tiếp giữa người mua và người bán. Đối với các doanh nghiệp, giá cả trực
tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận thực tế. Còn đối với người mua, giá hàng hoá luôn
được coi là chỉ số đầu tiên để họ đánh giá phần “được” và chi phí phải bỏ ra để sở
hữu và tiêu dùng hàng hoá. Vì vậy, những quyết định về giá luôn giữ vai trò quan

Bài thảo luận nhóm 9


Page 7


trọng và phức tạp nhất mà một doanh nghiệp phải đối mặt khi soạn thảo các chiến
lược cạnh tranh của mình.
Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thể hiện thông qua chính sách
định giá bán mà doanh nghiệp áp dụng đối với các loại thị trường của mình trên cơ sở
kết hợp một số chính sách, điều kiện khác. Có các chính sách định giá sau: Định giá
thấp, định giá ngang thị trường, định giá cao, bán phá giá. Mỗi loại phù hợp với từng
doanh nghiệp cụ thể. Ví dụ như doanh nghiệp điện cơ Hải Phòng mới nghiên cứu và
đưa ra sản phẩm quạt hơi nước, doanh nghiệp định giá sản phẩm thấp hơn giá thị
trường để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, mua sản phẩm của mình, tuy nhiên
đòi hỏi doanh nghiệp phải tính toán kỹ các tình huống rủi do có thể xảy ra và chi phí
bỏ ra lớn. Với các sản phẩm độc quyền doanh nghiệp thường định giá cao hơn giá trị
thực của sản phẩm, chính sách này giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Ví dụ như sản phẩm điện thoại thông minh Iphone 7 của hãng Apple, sản phẩm
có chức năng nổi trội hơn các dòng điện thoại khác cả về mẫu mã lẫn tính năng sản
phẩm nên công ty Apple định giá sản phẩm cao hơn giá thị trường. Đối với các sản
phẩm sắp kết thúc chu kỳ sống, doanh nghiệp sẽ bán phá giá để thu lại được phần chi
phí hoặc một phần chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm đó, các sản phẩm này thường là
các sản phẩm về công nghệ, luôn đổi mới tính năng sản phẩm như các loại máy
tính…
5.2. Mẫu mã bao bì và chất lượng sản phẩm tác động đến tiêu thụ hàng
hóa.
Chất lượng của sản phẩm là một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh
nghiệp trên thị trường, bởi vì khách hàng luôn có xu hướng so sánh sản phẩm của
doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác nhằm lựa chọn cho mình cái
tốt nhất. Người tiêu dùng thường quan tâm trước tiên đến chất lượng khi lựa chọn
một sản phẩm nào đó, nhiều lúc họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao để có được sản

phẩm tốt hơn.
Chất lượng được doanh nghiệp sử dụng làm công cụ để tăng khả năng cạnh
tranh bằng cách làm ra các sản phẩm có chất lượng cao nhằm phục vụ một cách tốt
nhất nhu cầu của người tiêu dùng, hoặc là tạo ra sự khác biệt để thu hút khách hàng.
Mặt khác doanh nghiệp nào có sản phẩm chất lượng càng cao thì uy tín và hình ảnh
của nó trên thị trường cũng càng cao. Đồng thời chất lượng sản phẩm tạo nên sự
Bài thảo luận nhóm 9

Page 8


trung thành của khách hàng đối với các nhãn hiệu của doanh nghiệp. Vì vậy nó tạo ra
lợi thế cạnh tranh lớn và lâu dài cho doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh.
Bao bì sản phẩm ngoài công dụng đóng gói, bảo quản sản phẩm khi vận
chuyển sản phẩm đi tiêu thụ thì bao bì còn là một phương thức để phân biệt hàng thật
hàng giả. Mẫu mã bao bì cũng rất quan trọng. Khi tiếp cận với hàng hóa, người tiêu
dùng gặp phải đầu tiên là mẫu mã bao bì, sự hấp dẫn của bao bì tạo nên thiện cảm,
mỗi loại hàng hóa cần có bao bì mang tính riêng.Ví dụ như sản phẩm bánh kẹo dành
cho trẻ em thì bao bì cần phải có màu sắc nổi bật để hấp dẫn ánh mắt của trẻ em, tạo
nên sự tò mò muốn ăn thử, khi đó tự trẻ sẽ thuyết phục người lớn mua dùng. Giữa hai
sản phẩm tương tự khác nhãn hiệu, nếu có cùng giá cả và chất lượng tương đương
nhau thì người tiêu dùng thường ưu tiên sản phẩm có mẫu mã đẹp hơn.
5.3. Quảng cáo tác động đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa.
Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các phương tiện truyền tin về hàng hoá, dịch
vụ của doanh nghiệp đến người tiêu dùng, nhằm làm cho khách hàng chú ý đến sự
hiện diện của doanh nghiệp cũng như sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung
cấp ra thị trường. Có nhiều hình thức quảng cáo như qua ti vi, báo chí, internet,
cotalog,… Quảng cáo giúp cho việc khác biệt hoá sản phẩm được rõ nét hơn và thúc
đẩy tăng doanh số bán một cách có hiệu quả, không làm tổn thương đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Tuy nhiên quảng cáo cũng có mặt trái: Quảng cáo quá mức sẽ làm

chi phí quảng cáo tăng cao, giảm lãi, thậm chí bị lỗ. Nếu quảng cáo sai sự thật có thể
làm mất lòng tin của khách hàng, ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động tiêu thụ. Vì thế,
khi quảng cáo phải thận trọng. Đối với sản phẩm mới xuất hiện hoặc sắp tung ra thị
trường thì giúp giới thiệu thông tin đến người tiêu dùng gây được chú ý của họ. Đối
với các sản phẩm đã có mặt và quen thuộc thì duy trì sự tín nhiệm, lòng trung thành
của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Thúc đẩy việc bán sản phẩm để chiếm lĩnh thị
trường, thu lợi nhuận, tăng doanh số bán hàng. Hàng năm công ty điện tử viễn thông
quân đội Viettel chi không dưới vài tỷ đồng cho hoạt động quảng cáo; để có được
mẫu quảng cáo truyền hình” Nâng niu bàn chân Việt” thậm chí để được khán giả yêu
thích, Biti’s bỏ ra chi phí 15.000 USD, thậm chí lên tới hàng triệu USD. Bên cạnh
vai trò giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến với công chúng,quảng cáo còn góp phần củng
cố và phát triển thế lực của công ty trên thị trường, đánh bóng tên tuổi của mình “ Giá
như mọi thứ đều bền như Electroluc”.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 9


Cả bốn yếu tố: chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì, giá và quảng cáo đều có
sự tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp. Hàng hóa có
được người tiêu dùng chấp nhận là nhờ vào chất lượng, giá cả. Để người tiêu dùng
biết đến hàng hóa là nhờ vào quảng cáo và mẫu mã bao bì. Thiếu một trong bốn yếu
tố đó thì hoạt động tiêu thụ hàng hóa sẽ dán đoạn.
B.

LIÊN HỆ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN TỐ GIÁ, CHẤT LƯỢNG BAO
GÓI VÀ QUẢNG CÁO ĐẾN HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HÀNG HÓA
CỦA DOANH NGHIỆP COCACOLA VIỆT NAM


Công ty Cocacola Việt Nam.
1.1. Giới thiệu về công ty Coca Cola Việt Nam
Coca-Cola (còn được gọi tắt là Coke) là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký
năm 1893 tại Mỹ. Cha đẻ của Coca Cola là một dược sỹ và theo cách hiểu của người
dân Mỹ thời kỳ đó Coke (Coca Cola) là một loại thuốc uống. Sau này, khi mua lại
Coca Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca Cola đã biến chuyển
suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca Cola. Ông cho những người
tiêu dùng của mình hiểu thứ "thuốc uống" Coke là một loại đồ uống ngon lành và
tươi mát. Cho đến ngày nay, Coca Cola vẫn trung thành với tiêu chí đó.
Cái tên Coca-Cola xuất phát từ tên lá coca và quả cola, hai thành phần của
nước ngọt Coca-Cola. Chính điều này đã làm Coca Cola có thời kỳ khuynh đảo vì
người ta đã quy kết Asa Candler là người đàn ông gây nghiện của thế giới. Hiện nay
Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt nổi tiếng thế giới với rất nhiều sản phẩm đa
dạng như Coca-Cola Light (hay Diet Coke- Coca kiêng), Coca-Cola Cherry...
Việt Nam biết đến cái tên Coca Cola lần đầu tiên vào năm 1960. Coca Cola bắt
đầu quá trình kinh doanh tại Việt Nam từ tháng 2 năm 1994. Và nó phát triển không
ngừng qua nhiều cái tên như công ty nước giải khát Coca Cola Chương Dương, Coca
Cola Non Nước, Công ty Coca Cola Chương Dương - miền Nam. Ba công ty Coca
Cola Đông Dương,Coca Cola Chương Dương và Coca Cola Non Nước được hợp
nhất thành công ty Coca cola Việt Nam từ tháng 6 năm 2001. Sau đó ngày 1 tháng 3
năm 2004 Coca Cola được chuyển giao cho Sabco, nó vẫn luôn giữ được vị trí là một
trong những nhãn hàng nước ngọt có ga bán chạy nhất Việt Nam.
1.2. Các chỉ tiêu dinh doanh của công ty trong khoảng thời gian 2014
đến nay.
1.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 10



Năm

2013

2014

2015

2016

Tổng Doanh thu

46854

45998

44294

41863

Phí thu nhập

18421

17889

17482

16465


Tổng Lợi nhuận

28433

28109

26812

25398

9912

10120

10237

9439

227

209

236

258

9685

9911


10001

9181

Nghiên cứu và Phát triển

-

-

-

-

Phí/ Thu nhập đặc biệt

-

-

-

-

Chi phí Kinh Doanh

18205

18401


18084

16722

Thu nhập Kinh doanh

10228

9708

8728

8626

71

111

-234

-91

1178

-494

1120

-399


11477

9325

9605

8136

2851

2201

2239

1586

Bán, Ban đầu và Hành chính
Chi phí Ban đầu và Chi phí Hành chính
Chi phí Bán hàng và Tiếp thị

Thu nhập Lợi tức ròng
Thu nhập/ Chi phí khác
Thu nhập Trước thuế
Tiền dự phòng cho Thuế thu nhập

Biểu đồ doanh thu và thu nhập ròng của doanh nghiệp 2013-2016

Trong 3 năm gần đây (2014-2016), doanh thu của Công ty Coca-Cola đang giảm
dần: năm 2015 doanh thu giản 3,70% so với năm 2014 và năm 2016 doanh thu giảm

đến 5,49% so với năm 2015. Năm 2016 thu nhập ròng giảm 11,21% so với năm
2015. Trong các năm 2014- 2016, công ty Coca-Cola có rất nhiều hoạt động quảng
Bài thảo luận nhóm 9

Page 11


cáo cũng như thay nhiều mẫu bao bì sản phẩm nhưng tuy nhiện lại có những vụ bê
bối về chất lượng sản phẩm cũng chính là nguyên nhân gây ra việc doanh thu giản
dần theo các năm gần đây.
2.

Nhân tố giá

Việt Nam là một nước có GDP/ người thấp, chi tiêu trong gia đình đa phần đều
do người nội trợ quyết định. Vì thế các mặt hàng của Coca- Cola đều có mỗi giá thích
hợp với mức chi tiêu của người dân Việt Nam, nhằm mang tới sự lựa chọn thuận tiện
nhất thích hợp nhất cho tất cả khách hàng. Với tiêu chí này, Coca- Cola đã kết hợp
việc điều tiết giá và sản xuất sản phẩm theo nhu cầu của thị trường. Cụ thể chiến lược
định giá của Coca- Cola đánh vào tâm lý và sở thích và mục tiêu của người tiêu dùng
theo tùng độ tuổi:
-

-

-

Người nội trợ có tâm lý mua dự trữ, giá rẻ => Chai PET lớn tại khu vực
nước ngọt được so sánh giá với các loại chai thủy tinh và lon, giá tiết kiệm
lớn nhất.

Chi tiêu người dùng sống trong chung cư cao tầng, đi chợ hằng ngày, mang
sách bằng giỏ=> giảm 30% khối lượng cho mỗi đơn hàng được mua, tương
ứng với nó là giá cũng hấp dẫn hơn.
Tuổi nhỏ: hình dáng bắt mắt, kích cỡ vừa phải=> đóng gói nhiều chai pet
loại nhỏ cho trẻ đi chơi=> giá cả phải chăng.
Khách hàng là tổ chức: thường dùng trong tiệc tùng thường mua theo lô
lớn=> ưu đãi theo số lượng là đối tượng dễ thay đổi chỉ tiêu theo giá cả.

Chiến lược định giá theo đối thủ cạnh tranh
Do du nhập vào Việt Nam chậm hơn so với các hãng khác như Pepsi… nên
Coca- Cola đã định giá thấp đi 20-25% so với giá của nó trên thị trường Mỹ nhằm
gay ra cú sốc giá, lôi kéo khách hàng về phía mình. Đồng thời, Coca-Cola đã phải tìm
đến mức tiếp cận phân phối thấp nhất cuối cùng bằng “cút kít Coca” để khách hàng
biết đến mặt hàng nước giải khát của họ. Phương thức này sẽ khiến màu đỏ của Coca
Cola có thể xâm nhập tận các ngóc ngách ngõ phố ngoằn ngoèo đến đước tay người
tiêu dùng.
Do đặc điểm của ngành hàng nước giải khát cùng với chiến lược chung của
công ty, coca Cola hiện nay đang áp dụng chiến lược giá chiết khấu cho hệ thống các
nhà phân phối lớn, hệ thống phân phối trực tiếp từ nhà máy và các đại lý cấp 1. Coca
Bài thảo luận nhóm 9

Page 12


Cola đã giảm giá cho người mua nào thanh toán sớm. Ví dụ như nếu người bán ghi là
“2/10 net 30” có nghĩa việc thanh toán được kéo dài trong vòng 30 ngày, nhưng nếu
người mua có thể thanh toán hóa đơn trong vòng 10 ngày thì người mua có thể
hưởng lợi 2% trên giá. Những chiết khấu này khá phổ biến và phục vụ cho mục đích
cải thiện tình hình thanh toán của người bán và làm bớt phí tốn thu nợ cũng như
lượng nợ khó đòi.

Biểu giá ( do nhà sản xuất ấn định ):
Loại (két 24 chai)

Sản phẩm

Gía bán lẻ

Giá bán sỉ

Gía đến NTD

Chai thủy tinh
300mi

Fanta- Orange

63.000đ

60.000đ

3000đ

Fanta- Fruit
Coca-Cola
Coke
Diet Coke
Lon(Can) 330ml Sprite
Coca- Cola
Fanta- Orange
Fanta- Fruit

Schweppes
Lemon soda
Schweppes
Soda
Schweppes
Tonic
Crush- Sarsi
Chai nhựa(PET) Fanta- Fruit
1,25L
( két 12 chai)
Cocacola
Sprite

63.000đ
63.000đ

60.000đ
60.000đ

3000đ
3000đ

130.000đ

127.000đ

5.500đ

140.000đ


137.000đ

12.000đ

140.000đ
135.000đ

137.000đ
132.000đ

12.000đ
11.000đ

Joy 0,5L
Nước uống đóng Joy 1,5L
chai JOY
Joy 0,6L

96.000đ
120.000đ

94.000đ
118.000đ

4000đ
10.000đ

120.000đ

118.000đ


5000đ

Coca Cola 6 lon
Bài thảo luận nhóm 9

Page 13


tết
Sunfill Cam 12 240.000đ
hộp tết
Samurai 12 hộp 240.000đ
Samurai 3 túi
240.000đ
Sunfill
hộp tết
Bột
đóng Sunfill
gói(POWDER)
túi
Sunfill
hộp
Sunfill
túi
Sunfill
12 hộp

234.000đ


20.000đ

236.000đ

20.000đ

Dứa 12 240.000đ

234.000đ

20.000đ

Dứa 3 240.000đ

236.000đ

80.000đ

Cam 24 240.000đ

234.000đ

10.000đ

Cam 3 240.000đ

236.000đ

80.000đ


Chanh 240.000đ

236.000đ

20.000đ

Khi mới quay lại Việt Nam Coca Cola đã thu hút các đại lý độc quyền bằng
những chính sách ưu dãi hấp dẫn, tạo sự gắn bó giữa công ty và đại lý: các đại lý
không được bán sản phẩm của đối thủ cạnh tranh bù lại Coca Cola sẽ trả cho các đại
lý tiền chiết khấu độc quyền 1000 đồng/két. Tiền chiết khấu này được quy ra sản
phẩm để thanh toán. Các đại lý độc quyền mua hàng theo phương thức mua đứt bán
đoạn, không được trả lại hàng nhưng trước mỗi đợt giảm giá công ty sẽ báo trước vài
ngày để các đại lý kịp thời “giải phóng” hàng tồn…Coca Cola đưa ra các điều kiện về
số lượng mua hàng và công nợ trong hạn mức, khuyến khích các đại lý trở thành đối
tác kinh doanh chiến lược để được hưởng chính sách mua 5 cộng 1… hiện nay công
ty đang áp dụng mức chiết khấu chung là 3000 đồng/két hoặc thùng.
Coca Cola còn sử dụng chiết khấu số lượng dành cho những người mua nhiều.
Chiết khấu này dùng cho mọi khách hàng đặc biệt là đại lý cấp 1, nhằm khuyến khích
họ mua nhiều nhờ đó giảm được chi phí tồn và tăng được tổng lợi nhuận cho công ty.
Như vậy không những công ty có lợi về mặt chiến lược mà còn thúc đẩy được đại lý
bán hàng của mình nhiều hơn.
Đặc biệt trong những dịp lễ tết dịp hè, Coca Cola còn lồng ghép nhiều chương
trình marketing hấp dẫn, kèm theo mức giá hấp dẫn nhất.
Bài thảo luận nhóm 9

Page 14


3.


Chất lượng và bao gói.
3.1.
Chất lượng.

Thành phần trong sản phẩm Coca-Cola
Để đáp ứng những tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, an toàn và quy định của
từng quốc gia mà Coca-Cola đang hoạt động, thương hiệu nước giải khát này đã đầu
tư hơn 300 triệu USD cho mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng và hệ thống dây chuyền
sản xuất tiên tiến khi có mặt tại Việt Nam. Hiện 3 nhà máy tại TP HCM, Hà Nội, Đà
Nẵng của Coca-Cola Cola đã được cấp Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện ATTP,
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm bổ sung, được xác nhận phù hợp
các chứng chỉ về hệ thống quản lý chất lượng (ISO 9001:2008), hệ thống bảo đảm
ATTP (FSSC 22000), hệ thống tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (ISO 14000) và An toàn
sức khỏe nghề nghiệp (OSHA 18000). Ngoài ra, Coca-Cola còn đạt chứng nhận
LEED (Leadership in Energy and Environmental Design - Dẫn đầu về thiết kế năng
lượng và môi trường). Đây là giải thưởng uy tín dành cho những thiết kế và nhà máy
Bài thảo luận nhóm 9

Page 15


tận dụng tốt các nguồn tài nguyên ở địa phương, sử dụng hiệu quả nguồn nước, năng
lượng và thải khí CO2 ở mức tối thiểu.
Tất cả sản phẩm của Coca-Cola, từ nước giải khát có ga, nước đóng chai đến
nước giải khát có bổ sung vi chất dinh dưỡng như Nutriboost, Teppy, Aquarius,
Dasani có bổ sung khoáng chất, Coca-Cola đều có giấy tiếp nhận công bố đạt tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm của Bộ Y tế. Không chỉ vậy, kết quả kiểm nghiệm của các
sản phẩm đều cho thấy chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố.
Mỗi sản phẩm đến tay người tiêu dùng đều đảm bảo được 2 tiêu chí: chất lượng và an
toàn. Nhờ vậy, từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập

đoàn Coca-cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Cocacola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế
giới đều yêu thích Coca-cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của
tập đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị
trường với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước
trái cây, nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác. Mỗi ngày
Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng
sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty
Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới
và có thể được nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.
Bên cạnh những thành công vang dội lại có những sự việc đáng buồn về chất
lượng sản phẩm của Coca-Cola mang lại nhiều tổn thất và mất đi sự tín nghiệm của
khách hàng đối với sản phẩm của công ty:
Dị vật "đỏ như máu" trong chai Minute Maid-Teppy
Anh Nguyễn Văn Phương (Tây Hồ – Hà Nội) mua chai nước cam Minute
Maid-Teppy tại một siêu thị trên đường Lạc Long Quân và phát hiện trong chai có vật
thể cúng, màu đỏ nh máu.
Anh đến siêu thị gần đó mua thêm 1 chai nước khác thì cũng thấy tình trạng
tương tự.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 16


Chai nước có dị vật của anh Nguyễn Văn Phương
Trước đó, khách hàng tại Từ Liêm - Hà Nội cũng gặp tình trạng tương tự.
Những "dị vật" này có màu đỏ sậm, ở thể cứng, không tan và hơi giống những vảy
nhựa nhỏ.
Đại diện Công ty Coca Cola Việt Nam cho biết, những vật thể màu đỏ là…
phần lõi của trái cam được vắt trong chai nước. "Công ty đã đăng ký đầy đủ tiêu

chuẩn với Bộ Y tế. Người tiêu dùng cứ hoàn toàn yên tâm về nguồn của sản phẩm",
vị này nhấn mạnh
Ống thuỷ tinh trong chai cam ép
Tháng 10/2011, bà Nguyễn Thị Bình Minh mua một số chai nước cam ép nhãn
hiệu Splash (sản xuất ngày 29/6/2011, hạn sử dụng ngày 29/12/2011) do Chi nhánh
Công ty Coca Cola Việt Nam tại Hà Nội sản xuất.
Sau khi mang về nhà, bà Minh phát hiện có một chai Splash còn nguyên nắp,
chứa rất nhiều tạp chất và đặc biệt có hai mảnh thủy tinh vỡ bên trong.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 17


Không chỉ có mảnh thủy tinh, chai nước cam ép của nguyên đơn còn chứa
nhiều rác và tạp chất. (Ảnh: Luật Youme)
Bà Minh đã tiến hành khởi kiện Coca Cola Việt Nam, đòi bồi thường số tiền
mua một chai nước cam Spalsh vào thời điểm thanh toán, có văn bản giải thích rõ với
người tiêu dùng về nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện dị vật trong chai nước.
Đồng thời, đơn vị này phải công khai xin lỗi nguyên đơn và người tiêu dùng
trên năm số báo liên tiếp về việc để sản phẩm khuyết tật lưu hành trên thị trường.
Cuối tháng 12/2015, Toà án nhân dân Tp.Hà Nội xét xử phúc thẩm vụ án. Tuy
nhiên, phía bà Minh nguyện vọng mời luật sư tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp nên đã đề nghị tòa án hoãn phiên tòa.
Lon Coca Cola chưa bật nắp nhưng không hề có nước bên trong
Cuối tháng 7/2015, anh Nguyễn Thế Hưng (Tân Bình, Tp.Hải Dương) có phản
ánh về lon Coca Cola 330ml nhẹ bẫng, không có một giọt nước bên trong dù chưa bật
nắp.
Trưởng đại diện kinh doanh Coca-Cola Hải Dương xác nhận đúng là sản phẩm
của Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola Việt Nam và sản phẩm còn nguyên đai

nguyên kiện (nắp chưa mở) nhưng không có nước bên trong.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 18


Chai nước không có "ruột" của anh Hưng
Về việc chai nước không có "ruột", vị đại diện này cho hay, bao bì lon CocaCola được sản xuất bằng nhôm. Trong khi đó, kho chứa do điều kiện không tốt, có
ánh nắng chiếu vào, bên trong là gas, nếu áp suất chênh lệch lớn sẽ gây nổ lon.
Nguyên nhân thứ 2, do quá trình luân chuyển hàng hóa có sự va chạm giữa các
lon với nhau dẫn đến thủng, vỡ. Từ đó, nước bên trong sẽ bị bay hơi hết.
Tuy nhiên, anh Hưng cho hay, "tôi đã làm thí nghiệm đục thủng lon Coca Cola
khác 1 lỗ thủng to, mắt thường nhìn rõ. Tôi cũng để qua nhiều ngày nhưng nước
trong lon hầu như còn nguyên, không dễ bay hơi như được giải thích".
Đồng thời, vị khách hàng này cũng bỏ thử lon Coca-Cola không "ruột" vào
trong chậu nước, quan sát kỹ vẫn không thấy có dấu hiệu xì hơi.
Tháng 4/2015, 1 khách hàng ở Hà Nội cũng gặp tình trạng tương tự. Phía
Coca-Cola khẳng định "lỗi của sản phẩm không phải do nhà máy sản xuất".

3.2. Bao

bì sản phẩm.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 19


Cocacola với nhiều chính sách và chiến lược về bao bì đã tạo nên đặc trưng

riêng cho sản phẩm, tạo nên cảm giác thích thú, mong đợi cho người tiêu dùng cũng
như tạo nên thành công riêng cho thương hiệu.
Trước đây, thức uống Cocacola được bán dưới hình thức rót ra từ vòi giống
bia. Cho đến năm 1894 loại thức uống này được cho vào chai, từ đó bao bì của
Cocacola chính thức bắt đầu và phát triển.
Sự thay đổi đầu tiên về bao bì của Cocacola không phải nhằm bán hàng mà là
để chống lại sự giả mạo, sao chép. Hính dạng chai Cocacola được đăng ký bảo vệ
năm 1960.
Vào năm 1977, Coke cuối cùng cũng đăng ký nhãn hiêu kiểu dáng chai và cái
tên “Cocacola và Coke”. Năm 1977 cũng đánh dấu sự ra đời của loại chai 2 lít. Từ
đó, Cocacola đã cho ra đời rất nhiều mẫu thiết kế bao bì cho thương hiệu của mình.
Năm 1993, chai nhựa bắt đầu xuất hiện và được dùng rộng rãi vì tính tiện dụng
của nó. Dễ dàng cho việc mang vác và vận chuyển.
Cocacola luôn thay đổi và cải tiến thiết kế của nó, sử dụng nhiều chất liệu như
tủy tinh, thiếc nhựa,… và công ty vẫn đang nghiên cứu những cách mới hơn và than
thiện với môi trường hơn để đóng gói sản phẩm nước giải khát.
Lon Cocacola đầu tiên xuất hiện năm 1966, thể tích 330ml, 300ml. Với những
thay đổi không ngừng, lon Cocacola đã được thiết kế với kiểu dáng, mẫu mã mà ta
thường thấy.
Cocacola được thay đổi về kiểu dáng, cách thức trang trí để phù hợp với các
dịp lễ, sự kiện, hương vị mới thu hút sự chú ý, kích thích sự tò mò của người tiêu
dùng làm cho lượng sản phẩm bán ra không ngừng tăng. Bao bì Cocacola không chỉ
dừng lại ở việc quảng cáo mà nó còn trở thành một thứ nghệ thuật được nhiều người
yêu thích.
Bao bì sản phẩm ảnh hưởng đến chiến lược giá Cocacola
Sự ảnh hưởng đến giá cả ở đây chính là giá trị vô hình. Sản phẩm là kết tinh
của cả một quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Trong khi đó, trên thị trường hiện
nay có rất nhiều sản phẩm khác cạnh tranh với nhã hiệu Cocacola, do đó để người
tiêu dùng để ý tới sản phẩm của mình, doanh nghiệp cần biết được giá trị vô hình mà
a)


Bài thảo luận nhóm 9

Page 20


sản phẩm đem đến cho người tiêu dùng. Đó là cảm nhận mà người tiêu dùng dành
cho sản phẩm ngay từ khi nhìn thấy bao bì. Nó không mang nhiệm vụ chứa đựng, bảo
quản mà còn làm tăng tinh lạnh tranh giúp sản phẩm trở nên đắt hàng, bán giá cao.
Bao bì sản phẩm giúp thương hiêu để lại dấu ấn với người tiêu dùng ngay từ cái nhìn
đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng.
b) Quyết định bao gói
Cocacola không ngừng cải tiến bao bì thiết kế đẹp, sáng tạo, tiện dụng, nhằm
đem đến cho khách hàng cảm giác độc đáo, mới mẻ, thuận tiện khi sử dụng.
Cocacola đạt nhiều giải thưởng thiết kế bao bì sản phẩm khẳng định đứng đầu
việc thiết kế:
+ Bảo vệ tốt Cocacola trong thời gian dài
+ Tiện lợi sử dụng
+ Phù hợp với vùng thị trường: họa tiết độc đáo, mang bản sắc dân
tộc
+ Dễ tái chế.
c) Một số chiến dich thay đổi bao bì của Cocacola
Chiến dịch thay đổi bao bì tạo nên niềm vui vẻ, lạc quan Mùa hè 2009, CocaCola với chiến dịch tạo nên niềm vui vẻ, lạc quan. Turner Duckworth đã phối hợp với
Wieden+Kennedy và nhóm Coca-Cola Bắc Mỹ tạo ra sáng kiến tiếp thị đầy đủ. Đồ
họa của vỏ lon được thiết kế bởi Turner Duckworth được sử dụng trong các cửa hàng,
truyền hình.
Chiến dịch ra mắt bao bì Coca-Cola mới ở NACS Show. Tại NACS Show tổ
chức năm 2013, Coca-Cola đã cho ra mắt 2 mẫu bao bì mới là Chill
Activator và Sixer, nhằm mục đích đem đên những trải nghiệm mới cho người dùng
và giúp họ tiết kiệm không gian lưu trữ. Trên vỏ bao bì Chill Activator có hình 1 cốc

Coca với những khối đá lạnh hình vuông được in bằng mực thermochromatic - một
loại mực in rất đặc biệt. Loại mực này được trộn vào trong lớp vỏ của lon Coca và ở
nhiệt độ bình thường, nó hiển thị nền màu trắng của cốc thủy tinh với logo Coca-Cola
màu đỏ. Khi lon Coca được ướp lạnh đến -46 độ thì mực thermochromatic sẽ chuyển
thành màu xanh nước biển làm hiện lên các khối đá lạnh hình vuông. Vì vậy, nhìn
vào lon Coca, bạn có thể biết được độ lạnh của nó.
Dòng Coca-Cola Life được phát triển tại Argentina nhằm hướng tới đối tượng
khách hàng ưa thích đồ uống ít ga hơn, ngọt nhẹ hơn và thân thiện với môi trường
hơn. Để tạo ra được mẫu thiết kế và màu sắc khác hẳn Coca-Cola truyền thống này,
hãng studio Platform đã phải nghiên cứu hàng ngàn tài liệu và thử rất nhiều concept
art khác nhau. Các thức uống này được làm ngọt bằng đường và xảy ra một cách tự
Bài thảo luận nhóm 9

Page 21


nhiên, không có nhiều calo chất ngọt stevia . Các sản phẩm mới có nhãn màu xanh lá
cây nổi bật và được đóng gói trong các PlantBottle đoạt giải thưởng. Vì loại chai này
được tạo ra với 30 phần trăm nguyên liệu thực vật và là hoàn toàn có thể tái chế.
Coca Cola cho biết vỏ chai có “hình dáng, chức năng và khả năng tái chế giống hệt
loại nhựa PET truyền thống, nhưng lại tiêu hao ít hơn các nguồn lực khan hiếm”.Một
chai 600ml loại đồ uống mới này cung cấp 108 calo. Nó nằm giữa Coca cổ điển với
250 calo và loại Coca Ăn kiêng với 0 calo.
Một loại chai Coca-Cola làm hoàn toàn từ băng đá. Một chiến dịch mới chỉ có
ở Columbia , các chai Coca làm hoàn toàn từ băng đá, thiết kế đang được bán trên thị
trường và thân thiện với môi trường vì nó sẽ tan chảy sau khi được tiêu thụ, nghĩa là
không có gì để ném đi hoặc tái chế. Những chai này được định hình bằng
khuôn silicone chứa đầy nước đã được lọc tinh khiết, đông lạnh đến -13°F (tương
đương -25°C). Khi bạn đã uống hết nước Coke, các chai sẽ tan đi. Ngoài ra, trên thân
chai là một băng cao su màu đỏ để dễ dàng cầm uống. Sau đó vòng băng này như một

chiếc vòng tay dành cho bạn.
Chương trình ra mắt bao bì Tết 2014 An – Tài – Lộc Coca-Cola ra mắt bộ bao
bì An – Tài – Lộc như lời chúc ý nghĩa trao tặng nhau ngày Tết. Những cánh én mùa
xuân hội tụ thành lời chúc An – Tài – Lộc cùng sắc đỏ may mắn sẽ mang đến một
năm mới thịnh vượng cho người nhận. Trao Coca-Cola là cách đơn giản nhất để trao
lời chúc thân tình đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đối tác
Chiến dịch “Share A Coke” Năm 2014, chiến dịch “Share A Coke” – Cơn sốt
in tên của Coca - Cola, được thực hiện với thông điệp: “Niềm vui chỉ đến khi ta biết
quan tâm, hãy gửi đến họ bằng những lời cảm ơn chân thành nhất.” Chiến dịch bắt
đầu tại Úc và nhanh chóng lan ra 123 quốc gia. Với chiến dịch này, Coca-Cola ra mắt
tới 95 phiên bản bao bì khác nhau gồm 8 mối quan hệ gia đình, 67 tên riêng và 20 cá
tính độc đáo. Đây là một ý tưởng thiết thực và thú vị, với việc thấy tên mình trên sản
phẩm Coca - Cola, loại đồ uống nổi tiếng thể giới, sẽ mang lại niềm vui bất ngờ cho
mọi người. Đồng thời đó sẽ là một hành động rất ý nghĩa khi người thân hoặc bạn bè
thể hiện sự quan tâm bằng việc trao tặng một sản phẩm Coca-Cola mang tên mình
Chiến dịch thay đổi logo trên lon Năm 2015, Coca-Cola đã thực hiện một vài
thay đổi trên bao bì lon Coca-Cola ở một vài nơi trên thị trường Châu Âu. Logo
Coca-Cola sẽ được đặt theo chiều ngang chứ không theo chiều dọc như cũ. Trước Sau
Tuy là cùng sản phẩm và chất lượng nhưng màu sắc bao bì sẽ khác nhau ở một số
nước ở thị trường Tây Ban Nha ở một vài thị trường khác ở Tây Bắc châu Âu.
4.

Nhân tố quảng cáo.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 22


Mục tiêu quảng cáo phải xuất phát từ các mục tiêu kinh doanh của công ty và

các mục tiêu marketing. Nhắc đến nước ngọt người ta không những nhắc đến loại
nước giải khát nhẹ có ga mà còn có thể liên tưởng đến nhịp sống sôi động, ít nhất đó
là những hình ảnh các hãng nước ngọt tiếp thị đến khách hàng. Có thể nói rằng CocaCola là một câu chuyện thành công thương hiệu điển hình nhất trong lịch sử xây
dựng thương hiệu. Hiện nay, Coca-Cola có mặt trên 200 quốc gia và luôn được đánh
giá là thương hiệu đáng giá nhất trên thế giới với trị giá thương hiệu đạt mức 70 tỷ đô
la, được coi là người khổng lồ trong sản xuất nước giải khát nhẹ và là một trong
những hãng đã tiên phong trong quảng cáo nước ngọt như một hình thức tăng thêm
hương vị cho cuộc sống.
Cocacola đã được đánh giá “ nhãn hiệu được quảng cáo tốt nhất ở Mỹ” để đạt
được điều đó hãng có những quyết định mục tiêu quảng cáo thành công. Và Cocacola
đã thành công quảng cáo tới khách hàng nhắc đến đồ uống nước ngọt là nhớ ngay tới
sản phảm của Cocacola. Từ rất lâu nó đã gắn liền với những quảng cáo được yêu
thích nhất, ấn tượng nhất trong tâm trí người dùng.
Coca Cola luôn đầu tư cho các chiến lược quảng cáo sản phẩm của hãng. Tại
những cửa hàng bán lẻ và tại các siêu thị, Coca Cola bao giờ cũng được bày bán
ngang tầm mắt, ngay trước những hành lang, hoặc những nơi bắt mắt. Để có được sự
ưu tiên này, Coca Cola phải trả những khoản tiền không nhỏ chút nào. Nhãn hàng này
không hề tiếc các khoản tiền trị giá hàng triệu USD cho các hợp đồng quảng cáo lớn.
Nhiều khách hàng rất ấn tượng với các quảng cáo của CocaCola, từ đó ấn tượng luôn
cả với đồ uống của hãng. Bây giờ, có thể nói những thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu,
các sản phẩm của CocaCola luôn “chiếm lĩnh” mặc dù rất nhiều nhãn hiệu nước ngọt
khác đã ra đời trong thời gian gần đây, đặc biệt là từ đối thủ cạnh tranh không đội trời
chung - Pepsi.
Ngay từ khi ra đời, con đường phát triển sản phẩm chủ yếu của CocaCola là
tiếp thị và quảng bá sản phâm. Nhờ cách làm này mà CocaCola đã trở thành một
trong những thương hiệu có giá trị nhất thế giới.
Tất cả những chiến dịch quảng cáo của Cocacola đều để lại những thành công
nhất định, có những ý tưởng quảng cáo thông minh và đa dạng không ngừng lại mà
luôn được đổi mới. Thời gian gần đây, Cocacola đã tung ra chiến dịch với những chai
lon có in tên 1 người nào đó khá hay và thu hút được sự quan tâm lớn, khuấy động

Bài thảo luận nhóm 9

Page 23


thế giới của những người trẻ tuổi, khiến họ nói nhiều hơn về Cocacola rồi tiêu thụ
nhiều hơn.
Cocacola có sự đầu tư về quảng cáo khá là lớn, và làm cách thận trọng và có
đầu tư họ quảng cáo rất tốt như trên tivi cũng như các kênh truyền thông. Coca Cola
sáng tạo “quảng cáo uống được" đầu tiên trên thế giới. Với phương thức “quảng cáo
có thể uống được”, Coca Cola làm nên bước tiến mới trong marketing trải nghiệm và
đưa Coke Zero đến tận tay người tiêu dùng, vượt xa cả mong đợi.
Theo đó, người tiêu dùng có thể uống Coke Zero miễn phí theo nhiều “con
đường” khác nhau khi bắt gặp thức uống này xuất hiện trên bất kỳ phương tiện truyền
thông nào từ biển quảng cáo ngoài trời, quảng cáo báo in, poster điện tử, tờ rơi hay
chương trình phát thanh, truyền hình, mạng xã hội,…. Đặc biệt gần đây vào mùa hè
năm 2016 Cocacola có đưa ra một hình thức quảng cáo được đánh giá cao tại điểm
dừng đèn xanh đèn đỏ với những câu nói giao lưu với mọi người khá hay mọi người
cảm thấy thích thú. Với thông điệp Cocacola cảm xúc cocacola mát lạnh giúp xua đi
nóng bức của ngày hè.
Có thể nói rằng không ai là không biết đến Cocacola để có được điều đó là nhờ
sự thành công của quảng cáo đem lại lượng khách hàng lớn cho công ty cũng như kết
nối lại gần hơn với khách hàng.
5.

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp.

Bài thảo luận nhóm 9

Page 24



• chủ yếu tác động đến tiêu thụ
• thể hiện chất lượng
• không phải cứ giá thấp sẽ thúc đẩy tiêu thụ

giá cả

• tỉ lệ thuận với mức tiêu thụ
• khả năng chiến thắng vững chắc
• thu hút khách, tạo chữ tín tốt nhất

chất lượng

• tỉ lệ thuận với mức tiêu thụ
• thu hút người tiêu dùng đầu tiên
• bảo vệ nhãn hiệu, uy tín sản phẩm

bao bì

• tỉ lệ thuận với mức tiêu thụ
• kích thích người tiêu dùng
• quảng cáo quá mức sẽ tạo tác động xấu đến tiêu thụ

quảng cáo

Tác động của giá cả
Khi bước vào bất kì một cửa hàng bán lẻ nào, bạn sẽ thấy các sản phẩm Coca
Cola và Pepsi có giá khá giống nhau. Việc duy trì mức giá tương đương là một chiến
lược an toàn. Tuy nhiên, việc an toàn không nhất thiết là điểm mà các nhà đầu tư của

Coca Cola mong muốn. Giữa Pepsi và Coca Cola là những sản phẩm có thể thay thế
nhau, nhưng người mua hoặc hệ thống các nhà hàng sẽ mua hàng tùy theo giá cả. Vì
vậy yếu tố giá cả khá quan trọng để khách hàng lựa chọn sản phẩm của mình ,ảnh
hưởng sâu sắc đến hoạt động tiêu thụ.
Việc xây dựng và quản lý giá đúng đắn là điều kiện quan trọng đảm bảo và giữ
vững được thị trường như hiện nay của Coca Cola. Bên cạnh đó việc theo sát giấ của
đối thủ cạnh tranh khá là quan trọng, vì nó đánh vào tâm lí người tiêu dùng trong việc
lữa chọn sản phẩm. Việc giá cao hơn thì sẽ có lợi nhuận cao hơn nhưng doanh nghiệp
cần phải có quyết định giá đúng đắn nhất nên tăng hay giảm hay giữ nguyên. Coca•

Bài thảo luận nhóm 9

Page 25


×