Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty cổ phần cao su miền nam (CSM) giai đoạn 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.5 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
ĐỀ TÀI: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của
công ty cổ phần cao su Miền Nam (CSM)
giai đoạn 2009 -2013.

GVHD:Ths. Bùi Ngọc Toản
Lớp:
Nhóm:


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

MỤC LỤC
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT
I.1.

Tổng quan về báo cáo lưu chuyển tiền tệ
I.1.1. Khái niệm

Báo cáo ngân lưu (báo cáo lưu chuyển tiền tệ) là báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh việc hình thành và sử dụng thông tin trên các báo cáo tài chính, là cơ sở để
đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra
như thế nào, trong đó hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối
với các nhà đầu tư, các chủ nợ…


I.1.2. Đặc điểm của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
 Cung cấp thông tin cho các đồi tượng để phân tích, đánh giá về thời gian
cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền trong tương
lai.
 Cung cấp các thông tin để kiểm tra lại các dự toán, các đánh giá trước
đây về các luồng tiền, kiểm tra mối quan hệ về khả năng sinh lời với
lượng lưu chuyển thuần và những tác động của sự thay đổi giá cả.
 Cung cấp thông tin về các nguồn hình thành các lĩnh vực hoạt động kinh

doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp làm tăng khả năng đánh giá
khách quan tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và khả
năng so sánh giữa các doanh nghiệp vì nó loại trừ được các ảnh hưởng
của việc sử dụng các phương pháp kế toán khác nhau cho cùng giao dịch
và hiện tượng.
 Cung cấp thông tin để đánh giá các thay đổi trong tài sản thuần, cơ cấu

tài chính, khả năng chuyển đổi của tài sản thành tiền, khả năng thanh
toán và khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra các luồng tiền trong
quá trình hoạt động trong kỳ hoạt động tiếp theo.
I.1.3. Tác dụng của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo ngân lưu chỉ ra ảnh hưởng của tiền mặt trong hoạt động đầu tư và
các hoạt động tài chính của công ty cho chu kỳ kế toán, báo cáo ngân lưu giải thích sự
tăng ròng (hay giảm) tiền mặt trong suốt chu kỳ kế toán.

2


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản


Bảng báo cáo ngân lưu rất có ích cho các nhà quản trị nội bộ, các nhà đầu tư
và người cho vay bên ngoài. Nhà quản trị sử dụng báo cáo ngân lưu để ước lượng các
khả năng để chuyển thành tiền mặt của hoạt động kinh doanh, để xác định chính sách
cổ tức và ước lượng các chính sách có liên quan đến đầu tư và tài chính. Mặt khác,
nhà quản trị có thể sử dụng bảng báo cáo ngân lưu để xác định nợ ngắn hạn có cần
được trả hay không các khoản nợ hiện tại để quyết định tăng hay giảm cổ tức và cần
cho việc lên kế hoạch về đầu tư và kế hoạch tài chính.
Đối với nhà đầu tư và nhà cho vay thì bảng báo cáo ngân lưu có ích cho
việc định lượng khả năng xoay sở dòng tiền của công ty, để tạo ra các dòng tiền trong
tương lai, để trả các khoản phải trả, để trả cổ tức và tiền lãi và để biết trước các khoản
tài chính cần tăng thêm. Vì vậy, họ có thể sử dụng bảng báo cáo thu nhập và các dòng
tiền ròng phát sinh từ hoạt động. Thêm vào đó, bảng báo cáo chỉ ra cả tiền và những
cái không liên quan tới tiền ảnh hưởng vào hoạt động đầu tư và tài chính trong suốt
thời kỳ kế toán.
Như vậy, báo cáo ngân lưu giải thích sự thay đổi trong số dư tiền mặt của
doanh nghiệp trong một kỳ kinh doanh. Báo cáo ngân lưu giải thích các dòng thu,
dòng chi trong một kỳ kinh doanh thông qua các hoạt động: kinh doanh, đầu tư và tài
chính.
I.2. Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ
I.2.1. Phân loại ngân lưu
Bảng báo cáo ngân lưu phân loại khoản thu và các khoản phải trả theo từng
loại: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Sự hợp
thành của các hoạt động này được tóm lược như sau:
 Các hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm các nghiệp vụ có liên
quan đến tiền mặt và các nghiệp vụ khác được đưa vào lãi ròng.
Trong khoản mục này bao gồm dòng tiền vào được nhận từ khách
hàng mua hàng hóa và dịch vụ, tiền nhận được từ bản quyền, phí,
hoa hồng và các doanh thu khác, lãi suất của nhà đầu tư và người cho
vay, dòng tiền ra bao gồm các khoản phải trả cho nhân công và dịch

vụ, lãi suất, thuế, khoản phải trả cho nhân công, người cung cấp,
Chính phủ và các khoản chi khác. Kết quả cho thấy bảng báo cáo thu
nhập được thay đổi trên cơ bản là từ dòng tiền.

3


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

 Hoạt động đầu tư bao gồm các khoản thu vào và bán ra của tài sản

ngắn hạn, các loại thu được và bán ra của các loại chứng khoán đang
lưu thông khác thì được so sánh với các khoản tương đương tiền, các
khoản kiếm được từ đi vay. Dòng tiền vào bao gồm các khoản nhận
được từ việc bán các tài sản ngắn hạn và chứng khoán đang tiêu thụ
và đi vay. Dòng tiền ra bao gồm các khoản dùng trong việc mua các
tài sản ngắn hạn, chứng khoán đang được tiêu thụ và các khoản đi
vay.
 Hoạt động tài chính bao gồm những khoản thu được hoặc các tài sản
được thu hồi hoặc chủ nợ với các khoản đầu tư được hoàn lại và các
khoản kiếm được từ người cho vay và trả lại các khoản đã vay hoặc
mặt khác là tìm ra khoản thu được. Dòng tiền vào bao gồm các
khoản thu được từ phát hành cổ phiếu và các khoản vay dài hạn và
ngắn hạn. Dòng tiền ra bao gồm trả các công trái phát hành và số tiền
trả cho người cho vay, bao gồm tiền cổ tức.
Một báo cáo ngân lưu phải bao gồm:
 Chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và dòng ngân lưu.
 Báo cáo dòng ngân lưu trong quá khứ và dự đoán dòng ngân lưu

tương lai.
 Đánh giá cách tạo ra tiền và sử dụng tiền của nhà quản trị.
 Xác định khả năng trả lãi vay, cổ tức và trả nợ khi đến hạn.
 Chỉ ra sự thay đổi ròng trong tài sản cố định.
I.2.2. Mối quan hệ giữa báo cáo ngân lưu và báo cáo tài chính khác
Báo cáo ngân lưu cùng với báo cáo thu nhập giải thích nguyên nhân thay
đổi các khoản mục trên bảng cân đối kế toán.
 Bảng cân đối kế toán cho biết hiện trạng tài chính doanh nghiệp tại
một thời điểm.
 Báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu cho biết hiệu quả hoạt động
doanh nghiệp của cả một thời kỳ.
Báo cáo thu nhập và báo cáo ngân lưu phục vụ cho nhu cầu thông tin khác
nhau. Báo cáo thu nhập cho biết công ty đã hoạt động như thế nào để làm tăng vốn
chủ sở hữu. Báo cáo thu nhập phù hợp giữa doanh thu và chi phí, sử dụng phương
pháp kế toan1theo thực tế phát sinh để đo lường hiệu quả hoạt động kinh tế. Trong khi
đó, báo cáo ngân lưu quan tâm đến dòng ngân lưu ròng tạo ra từ hoạt động kinh
doanh.
4


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

Mối quan hệ này được thể hiện thông qua sự thay đổi của tiền, tiền bị ảnh
hưởng từ hai quyết định quản trị chính yếu:
 Quản trị kinh doanh – quan tâm chính đến hoạt động hằng ngày để
tạo doanh thu và chi phí.
 Quản trị tài chính – quan tâm chính đến câu hỏi: tiền lấy từ đâu và sử


dụng chúng như thế nào để mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
I.2.3. Các dòng tiền trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hoạt động kinh doanh – dòng tiền từ hoạt động kinh doanh thông thường là
các giao dịch ảnh hưởng đến báo cáo thu nhập.
Hoạt động đầu tư – dòng tiền trong hoạt động đầu tư thông thường là liên
quan đến các khoản cho vay, thu nợ, mua bán chứng khoán công ty khác và các hoạt
động mua sắm tài sản mới, thanh lý tài sản cũ.
Hoạt động tài chính – dòng tiền trong hoạt động tài chính thường tạo ra
nguồn tiền bằng cách vay mượn, phát hành trái phiếu, cổ phiếu và trả tiền lại cho chủ
nợ, chủ sở hữu.
a. Trong hoạt động kinh doanh
Dòng tiền vào:
- Thu tiền khách hàng
- Thu lãi vay và cổ tức
- Thu khác từ hoạt động kinh doanh
Dòng tiền ra:
- Chi trả người bán
- Chi trả lương
- Chi trả lãi vay và thuế
- Chi khác cho hoạt động kinh doanh
b. Trong hoạt động đầu tư
Dòng tiền vào:
- Thanh lý tài sản cố định cũ
- Bán chứng khoán đầu tư
- Thu nợ cho vay
Dòng tiền ra:
- Mua sắm tài sản cố định mới
- Mua chứng khoán đầu tư
- Cho vay
c. Trong hoạt động tài chính

Dòng tiền vào:
- Vay tiền
- Phát hành cổ phiếu
- Phát hành trái phiếu
Dòng tiền ra:
- Trả nợ vay
- Mua lại cổ phiếu
5


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

- Mua lại trái phiếu
- Chi trả cổ tức
I.2.4. Quan hệ giữa các dòng ngân lưu

Mối quan hệ giữa các dòng ngân lưu từ các hoạt động: hoạt động kinh
doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính thể hiện trên báo cáo ngân lưu còn tùy
thuộc vào đặc tính kinh tế của sản phẩm hay ngành nghề hoạt động. Đó là những đặc
điểm về thâm dụng hay tiết kiệm vốn, tính đặc trưng của giai đoạn tăng trưởng hay
suy thoái và những yếu tố tương tự khác.
Một doanh nghiệp đang đầu tư vào một sản phẩm mới chắc chắn cần đến
các khoản huy động vốn; một sự tăng trưởng trong doanh thu tất yếu sẽ dẫn đến sự gia
tăng trong khoản phải thu và hàng tôn kho, doanh nghiệp thiếu tiền; ngược lại dòng
ngân lưu từ hoạt động kinh doanh liên tục gia tăng và chúng sẽ được sử dụng để trả nợ
vay hoặc mạnh tay chi trả cổ tức lại chứng tỏ sản phẩm doanh nghiệp đang ở đỉnh
điểm của vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp thừa tiền và chưa có mục đích đầu tư phát
triển mới.

Xét quan hệ giữa các dòng ngân lưu cũng là một nội dung phân tích hiện
trạng tài chính mà các nhà quản trị rất cần phải quan tâm.
I.3. Các phương pháp tính toán
I.3.1. Phương pháp trực tiếp
Phương pháp trực tiếp: tính ngân lưu ròng từ hoạt động kinh doanh bằng
cách lấy những dòng thực thu trừ cho những dòng thực chi một cách trực tiếp.
Về mặt tính toán, phương pháp trực tiếp đơn giản đối với người lập và dễ
hiểu cho người đọc thuộc mọi đối tượng, nhưng khối lượng tính toán lớn, công việc
nhiều nên dễ gây thiếu sót hoặc trùng lắp. Phương pháp trực tiếp chỉ được thiết lập dễ
dàng nếu hệ thống kế toán được chương trình hóa.
Phương pháp này bắt đầu từ tiền thực thu do bán hàng, đi qua tất cả các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến thu chi tiền thực tế để đến dòng ngân lưu
ròng. Số liệu được nhặt ra từ các sổ sách theo dõi thu chi tiền mặt của kế toán. Vì như
vậy, nếu không cần phân loại hoạt động của các dòng ngân lưu, báo cáo ngân lưu theo
phương pháp trực tiếp đơn giản cũng chỉ một báo cáo thu chi hay cũng chính là sổ
quỹ.
Dòng ngân lưu ròng là hiệu số giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra thực tế
trong kỳ kinh doanh. Các báo cáo ngân lưu của dự án đầu tư thường được lập theo
phương pháp trực tiếp.

6


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

Với phương pháp trực tiếp, từng số tiền trên báo cáo thu nhập sẽ được điều
chỉnh trong quan hệ với các tài khoản tài sản và tài khoản nợ phải trả.
Doanh thu và chi phí sẽ được điều chỉnh để phản ánh những dòng tiền thực

thu và thực chi.
I.3.2. Phương pháp gián tiếp
Phương pháp gián tiếp: điều chỉnh từ lợi nhuận ròng để tính dòng ngân lưu
ròng từ hoạt động kinh doanh.
Phương pháp gián tiếp thường được các nhà kế toán chuyên nghiệp lựa
chọn do ngắn gọn mặc dù khá trừu tượng. Bắt đầu từ lợi nhuận ròng trên báo cáo thu
nhập, sau đó diều chỉnh các khoản hạch toán thu chi không bằng tiền mặt (khấu hao,
trích lập dự phòng, đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái,…), loại trừ các
khoản lãi lỗ từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính; sau đó điều chỉnh những thay
đổi của tài sản lưu động (tăng, giảm) trên bảng cân đối kế toán để đi đến dòng ngân
lưu ròng. Nhưng quan trọng hơn, phương pháp gián tiếp làm rõ mối quan hệ giữa
bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, cũng như chất lượng của lợi nhuận (có thể
có lãi nhưng không có tiền).
Với phương pháp gián tiếp, lợi nhuận ròng sẽ được điều chỉnh chỉ cho
những giao dịch bằng tiền mặt. Chuẩn mực kế toán khuyến khích sử dụng phương
pháp trực tiếp vì nó chỉ ra dòng thu, dòng chi một cách dễ hiểu cho các nhà đầu tư (cổ
đông) nhưng phương pháp gián tiếp thì được các công ty ưa thích hơn bởi vì nó chỉ ra
chất lượng của lợi nhuận và những nguyên nhân ảnh hưởng đến dòng ngân lưu ròng từ
hoạt động kinh doanh một cách rõ ràng hơn.
Phương pháp gián tiếp tỏ ra tốt hơn trong việc đánh giá chất lượng lợi
nhuận. Phương pháp gián tiếp điều chỉnh lợi nhuận ròng để tính ra dòng ngân lưu từ
hoạt động kinh doanh.
Phương pháp gián tiếp bắt đầu với lợi nhuận ròng. Cộng vào và trừ ra các
thay đổi trong tài khoản tài sản và nợ phải trả (những khoản mục làm cho lợi nhuận
ròng và ngân lưu ròng khác nhau). Các khoản mục điều chỉnh bao gồm:
- Khấu hao được cộng trở lại lợi nhuận ròng bởi vì nó làm giảm lợi
nhuận trên báo cáo thu nhập nhưng không có thực chi tiền.
- Tăng trong tài sản lưu động (phi tiền tệ) thì làm tăng tiền từ hoạt động
kinh doanh, nên tăng thì được điều chỉnh bằng cách trừ đi khỏi lợi
nhuận ròng.


7


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

- Giảm trong tài sản lưu động (phi tiền tệ) thì làm tăng tiền từ hoạt

động kinh doanh, nên giảm thì được điều chỉnh bằng cách cộng trở lại
lợi nhuận ròng.
- Tăng trong nợ phải trả thì làm tăng tiền từ hoạt động kinh doanh, nên

tăng thì được điều chỉnh bằng cách cộng vào lợi nhuận ròng.
- Giảm trong nợ phải trả thì làm giảm tiền từ hoạt động kinh doanh, nên
tăng thì được điều chỉnh bằng cách trừ đi khỏi lợi nhuận ròng.
I.4.
Các giao dịch thông thường và sự ảnh hưởng đến dòng ngân lưu
I.4.1. Các giao dịch thuộc hoạt động kinh doanh.
- Bán hàng hóa, dịch vụ thu tiền mặt.
- Thu cổ tức hay lãi vay.
- Thu khoản phải thu.
- Mua hàng hóa nhập kho trả tiền mặt.
- Trả khoản phải trả
- Trả chi phí phát sinh.
- Trả thuế phát sinh.
- Trả lãi vay phát sinh.
- Trả trước chi phí.
I.4.2. Các giao dịch thuộc hoạt động đầu tư.

- Mua tài sản cố định trả tiền mặt.
- Thanh lý tài sản thu tiền mặt.
- Mua chứng khoán đầu tư.
- Bán chứng khoán đầu tư.
- Cho vay.
I.4.3. Các giao dịch thuộc hoạt động tài chính.
- Tăng trong nợ vay.
- Giảm trong nợ vay.
- Phát hành cổ phiếu.
- Mua lại cổ phiếu.
- Trả nợ vay.
- Trả cổ tức.

8


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ CỦA CÔNG
TY CAO SU MIỀN NAM ( CSM) GIAI ĐOẠN 2009 – 2013
2.1 Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh
2.1.1 Khái niệm
-Phân tích dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền
từ hoạt động kinh doanh so với tổng lưu chuyển từ các hoạt động để biết được có bao
nhiêu phần tram dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trong tổng lưu chuyển tiền tệ.
2.1.2 Công thức tính
Tỉ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:


Tỉ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

Tỉ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh:

2.1.3 Giải thích ý nghĩa
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng
dòng tiền chi so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản lý dòng tiền thu từ
hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền. Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt
động kinh doanh so với tổng lượng tiền công ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong kinh
doanh so với tổng tiền mà công ty đã sử dụng.
Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

Năm

2009
Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động 0.1665

2010
0.1266

2011
0.1131


2012
0.1874

2013
0.2686

KD: (%)
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động KD: 0.1373

0.1045

0.1629

0.2045

0.7172

9


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

(%)
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động KD: 0.0532

0.09


0.1767

0.1534

0.1979

(%)

Biểu đồ thể hiện:

Phân tích công ty Cao Su Miền Nam CSM
Theo bảng số liệu, ta thấy lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh giảm trong giai
đoạn 2009-2011 (từ 16,65% xuống 11,31%) và tăng trở lại trong giai đoạn 2011- 2013
( từ 11,31% lên 26,86%). Ta thấy lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ
trọng không cao nhưng ổn định qua các năm.
Tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh giảm nhẹ trong giai đoạn 20092010 (13,73% xuống 10,45%) vì giai đoạn này thj trường đang khủng hoảng công ty
không tránh khỏi sự ảnh hưởng của nó dẫn đến hoạt động có phần trì trệ,cùng với chịu
tác động từ bên ngoài công ty cũng trong giai đoạn tăng vốn cổ phần và kinh doanh
chiến lược với Công ty CP tư vấn đầu tư và xây dựng Ba Đình. Nhưng giai đoạn từ
2010-2012 đã cho thấy sự phục hồi và trở lại của công ty ( tăng từ 10,45% lên
20,45%), đặc biệt hoạt động kinh doanh tăng vọt trong năm 2013 chứng tỏ công ty
đang hoạt động cực kì hiệu quả, càng tiến gần tới mục tiêu là nhà sản xuất lốp hàng
đầu Đông Nam Á.
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động kinh doanh tương đối thấp trong giai đoan 20092010 (5,32% và 9%) do giai đoạn này công ty đang chịu ảnh hưởng từ khửng hoảng
thị trường sản phẩm bán chậm nên đa phần khoản chi là trả chi phí hàng tồn kho thuế
và chi phí lãi vay. Tỷ trọng này tăng trong giai đoạn 2011-2013 (17,67% lên 19,79%)
cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh tăng cao do hoạt động kinh doanh và các chi
phí đi kèm, tăng chi phí lãi vay và các khoản phải trả.

10



Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

2.2 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư
2.2.1 Khái niệm
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư nó phản ánh toàn bộ dòng tiền thu vào và
chi ra liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư
gồm các phần sau:


Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, bao

gồm cả những khoản tiền chi liên quan đến chi phí triển khai đã được vốn hóa là
TSCĐ vô hình

Tiền thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các TSCĐ khác.

Các khoản thu từ việc bán nhà xưởng, bất động sản và trang thiết bị. Nói
cách khác, đó là những khoản thu từ việc chuyển các mục đầu tư thành tiền).

Tiền chi cho vay đối với bên khác, trừ tiền chi cho vay của Ngân hàng,
tổ chức tín dụng và các tổ chức taif chính, tiền chi mua các công cụ nợ của các đơn vị
khác, trừ trường hợp tiền chi mua các công cụ nợ được coi là khoản tương đương tiền
và mua công cụ nợ dùng cho mục đích thương mại.

Tiền công ty dùng để đầu tư vào các công cụ tài chính, nhà xưởng, trang
thiết bị và bất động sản (những khoản đầu tư này thường được ghi trong danh mục đầu

tư).


Tiền thu hồi cho vay đối với bên khác, trừ trường hợp tiền thu hồi cho

vay của Ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức trung gian tài chính khác, tiền thu
do bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác, trừ trường hợp thu tiền từ bán các công cụ
nợ được coi là khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ dùng cho mục đích
thương mại


Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền chi mua cổ

phiếu với mục đích thương mại.

Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, trừ trường hợp tiền thu từ
bán lại cổ phiếu đó mua với mục đích thương mại.

Tiền thu lãi cho vay cổ tức và lợi nhuận nhận được.
Để đi sâu hơn và tìm hiểu các hoạt động đầu tư của công ty, cùng như dòng tiền
vào và ra của công ty từ những hoạt động đầu tư đó, chúng ta cần phân tích dòng tiền
từ hoạt động đầu tư; điều này chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng tiền từ hoạt động
đầu tư so với tổng lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động, để biết được có bao nhiêu phần
trăm dòng tiền từ hoạt động đầu tư trong tổng lưu chuyển tiền tệ của công ty.
11


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản


2.2.2 Công thức và cách tính
Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ HĐĐT = Lưu chuyển tiền từ HĐĐT/Tổng lưu
chuyển tiền từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền thu từ HĐĐT = Dòng tiền thu từ HĐĐT/Tổng dòng tiền thu
từ các hoạt động
Tỷ trọng dòng tiền chi từ HĐĐT = Dòng tiền chi từ HĐĐT/Tổng dòng tiền chi
từ các hoạt động
2.2.3 Ứng dụng vào Tổng Công ty Cao su Miền Nam CSM
Dựa vào công thức trên, ta có bảng số liệu sau:
Năm 2009
Tỷ trọng lưu chuyển 0.0326

Năm 2010
0.0209

Năm 2011
0.0432

Năm 2012
0.0484

Năm 2013
0.3881

tiền từ HĐĐT
Tỷ trọng dòng tiền 0.0265

0.0232


0.0183

0.0259

0.0966

thu từ HĐĐT
Tỷ trọng dòng tiền 0.0385

0.0186

0.0680

0.0653

0.5897

chi từ HĐĐT
Theo kết quả tính toán từ công thức trên áp dụng, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ
hoạt động đầu tư tăng từ năm 2009 đến năm 2012 (từ 3.26% đến 4.84%), tuy nhiên
năm 2010 có xu hướng giảm từ 3.26% năm 2009 còn 2.09% năm 2010; đến năm
2013, tình hình có sự xoay chuyển lớn, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
tăng vọt từ 4.84% năm 2012 đến 38.81% năm 2013 (tăng 33,97%).

12


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản


Kế hoạch đàu tư năm 2011 – ĐV: triệu VND
Thực

Vốn đầu tư
ST Tên dự án

Tổng

T
1

Đầu

2

sâu và thiết bị lẻ
Liên doanh than 31,080



chiều 80,000

Vốn tự Vốn

40,000
31,080

hiện
2010


vay
40,000
-

Kế hoạch
2011

2012

30,000

30,00 n/a

10,360

0
10,36 Đang

đen Philip Việt

0

Nam
3

4

Dự


Tiến độ

xin
GPĐT

án

số

9 29,800

29,800

-

n/a

-

Đang

Nguyễn Khoái,

lập

hồ

Q.4






sở



Dự án số 504 19,645
Nguyễn

19,645

-

19,650

-

Tất

GPXD
Đang
tiến

Thành, Q.4

hành
thăm dò

5


Dự án tòa nhà 104,000

32,240

71,760

47,000

văn phòng công

địa chất
47,00 Đang
0

xin

6

ty
Dự án mua đất 140,000

140,00

-

70,000

70,000


-

GPXD
n/a

7

di dời nhà máy
Dự
án
lốp 2,021,40

0
606,42

1,414,9

638,86

1,382,5

-

Đang tổ

Radial toàn thép 6

2

84


4

42

(gđ 1)

chức
đấu
thầu,
chuyển
giao
công

13


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

nghệ

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 - CSM
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư nhìn qua các năm 2009, 2010, 2011
thì giảm từ 2.65% xuống 2.32% và còn 1.83% năm 2011, điều này chứng tỏ rằng từ
năm 2010 trở đi, trong nền kinh tế khó khăn hiện nay của Việt Nam,Công ty không là
một ngoại lệ khi tất cả các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, nhất là lãi suất ngân hàng
lúc đó cao ngất ngưỡng; nhưng sau đó tỷ trọng dòng tiền thu này đã có xu hướng đi
lên từ năm 2012, từ 1.83% năm 2011 lên 2.59% năm 2012, tiếp tục tăng lên đến

9.66% năm 2013. Bước sang năm 2012, khi chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ
phát huy tác dụng kiềm chế lạm phát và giá cả hàng hóa thế giới đi vào ổn định sẽ là
tiền đề để Casumina đạt được kết quả kinh doanh khả quan hơn. Đó cũng là lí do mà
tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư bắt đầu biến động tăng trở lại vào năm
2012.
So với tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư thì tỷ trọng dòng tiền chi
từ hoạt động đầu tư lớn hơn rất nhiều. Nhìn chung thì tỷ trọng dòng tiền chi ra biến
động tăng qua các năm 2009 đến năm 2012, từ 3.85% đến 6.53%; nhưng năm 2010 thì
lại biến động giảm từ 3.85% năm 2009 xuống còn 1.86% năm 2010 do giá nguyên vật
liệu (cao su, thép,..) tăng cao do lạm phát giá hàng hóa trên thê giới. Tuy nhiên, do chủ
động cắt giảm nợ và chi phí liên quan nên công ty vẫn hoàn thành vượt 3% kế hoạch
lợi nhuận trước thuế của năm 2010 và cũng góp phần làm giảm tỷ trọng dòng tiền chi
từ hoạt động đầu tư. Sau đó, tỷ trọng này lại tăng lên đến 6.8% vào năm 2011; sự gia
tăng này một phần là do các chính sách tài chính, tiền tệ và ngân hàng Nhà nước đầu
năm 2011 đã gây khó khăn cho việc vay vốn, lãi suất ngân hàng tăng cao, có lúc tới
21%/năm, ngoại tệ biến động lớn về tỷ giá, nguồn cung không ổn định; giá cả nguyên
liệu ngành cao su tăng rất cao cùng với sự tăng giá của dầu mỏ vào những quý
I,II/2011. Do vậy, Công ty buộc phải dự trữ hàng tồn kho, điều này gây nên vốn ứ
động, không phát sinh lợi nhuận nhiều như những năm 2009 trở về trước. Các đại lý
của Công ty tại nước ngoài cũng gặp phải khó khăn do khủng hoảng toàn cầu nên dẫn
đến tồn kho với giá cao, khả năng luân chuyển vốn giảm mạnh nên đã mua hàng “nhỏ
14


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

giọt” hoặc hủy bỏ đơn hàng. Thị trường Chứng khoán Việt Nam thì sụt giảm mạnh
nên ảnh hưởng một phần đến kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010 do phải trích

lập dự phòng cho các khoản đầu tư. Những điều trên đều gián tiếp góp phần vào việc
làm tăng tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư.
Tất cả các biến động về tỷ trọng dòng tiền chi trên đều có xu hướng tăng và
giảm nhẹ nhưng đến năm 2013 thì tăng đột biến từ 6.53% năm 2012 lên đến 58.97%
năm 2013. Điều này chứng tỏ công ty tập trung hoạt động đầu tư vào năm 2013 nhiều.
Theo thực tiễn thì Công ty CSM vào năm 2013 xây dựng nhà máy sản xuất lốp toàn
thép radial đầu tiên đi vào hoạt động nên CSM phải gánh một khoản chi phí lãi vay
lớn.
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư năm 2011 so với năm 2013 thi
không đáng kể, nhưng so với năm 2010 hay năm 2009 cũng được xem là tăng mạnh.
Sở dĩ nguyên nhân của việc này là do giá nguyên vật liêu và các chi phi đầu tư năm
2011 khá cao, làm cho dòng tiền chi ra từ hoạt động này tương đối lớn.
Sơ đồ 2.2.2: Tỷ trọng lưu chuyển tiền tệ
Nhìn qua sơ đồ trên ta thấy, sự tăng trưởng nói chung và sự tăng tỷ trọng lưu
chuyển nói riêng ở năm 2012 tăng lên làm bàn đạp cho sự tăng mạnh ở năm 2013.
Yếu tố quan trọng nhất dẫn đến sự tăng trưởng này chính là kinh doanh theo kiểu
“nước lên, thuyền lên”, công ty đã tranh thủ giá nguyên liệu rẻ mua vào làm tồn kho,
công ty không bán nhiều sản phẩm lắp ráp – dòng sản phẩm đang bị chững lại do nhu
cầu mua ô tô mới giảm mạnh vào năm 2012, mà chủ yếu bán sản phẩm thay thế ở
những thị trường đang phát triển. Đặc biêt vào năm 2012 công ty mở rộng thị trường ở
những nước có đường cao tốc, có nhu cầu sử dụng sản phẩm lốp xe bố thép cao.
Bên cạnh đó, năng lực sản xuất của Công ty cao khi nhà máy mới tại Bình
Dương (chuyên sản xuất lốp xe bố thép dùng cho xe tải, xe bus) sẽ hoạt động vào
tháng 6/2013. Đó cũng chính là lý do tại sao tỷ trọng dòng tiền chi ở hoạt động đầu tư
năm 2013 tăng mạnh từ 6.53% lên đến 58.81%.
Nhà máy sản xuất lốp Radial vận hành trễ hơn dự kiến, đến cuối năm 2013 mới
bắt đầu vận hành thử và có sản phẩm thương mại vào năm 2014. Nên dòng tiền chi ra

15



Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

lớn nhưng dòng tiền thu vào vẫn chưa tương ứng với dòng tiền chi ra ở hoạt động đầu
tư.
CSM đầu tư vào một nhà máy sản xuất lốp radial với công suất 1 triệu lốp
xe/năm. Dự án được chia thành 3 giai đoạn kéo dài 6 năm với tổng chi phí đầu tư
3,221 tỷ đồng và được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tăng trưởng mới cho CSM từ năm 2014
trở đi. Do chi phí đầu tư giai đoạn 2012 – 2013 lên đến 1,500 tỷ VND, trong đó 67%
được tài trợ bởi nợ vay, nên tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động đầu tư của công ty có
chiều hướng tăng cao hơn trong năm 2013. Tuy nhiên, ước tính tổng các khoản nợ sẽ
giảm dần dần khi mà sản phẩm mới của công ty được tung ra thị trường trong năm
2014 tới. Bên cạnh đó, từ năm 2010 đến nay công ty đã rút các khoản tiền gửi ngân
hàng để tài trợ cho dự án mới. Việc sụt giảm lợi nhuận tài chính vì thế sẽ gia tăng
thêm áp lực đến hiệu suất lợi nhuận của công ty. Mặc dù lợi nhuận năm 2014 sẽ khó
đạt được kết quả ấn tượng như năm 2013 nhưng đây chính là bàn đạp quan trọng để
CSM đẩy mạnh sự phát triển và khẳng định thương hiệu của mình đối với các đối thủ
cạnh tranh trong và ngoài nước.
Điều đáng chú ý trong chiến lược của Công ty CSM là dự trữ nguồn nguyên
nhiên liệu cao su thiên nhiên giá rẻ. Hiện hàng tồn kho nguyên liệu dự trữ tăng là cơ
sở để CSM có lợi nhuận tốt cho năm 2012 và đăc biệt là năm 2013. Dự trữ nguồn
nguyên liệu là điều tất yếu trong kinh doanh, nhưng đòi hỏi Công ty phải phán đoán
được diễn biến của thị trường, nhất là đối với sản phẩm mang tính thời vụ như cao su
thiên nhiên. 3 tháng cuối năm tức là mùa khô là thời điểm các nông trường cao su
ngưng cạo mủ để cây cao su thay lá mới. Đến tháng 5 năm sau, khi mùa mưa đến, các
nông trường mới bắt đầu cạo mủ trở lại. Tất nhiên, giá nguyên vật liệu cao su sẽ diễn
biến theo nguồn cung, tức là thời điểm ngưng cạo mủ, nguồn cung khan hiếm, giá cao
su sẽ cao hơn. Nắm bắt quy luật này, vào thời điểm tháng 12, mua dự trữ nguyên vật

liệu phục vụ sản xuất tới hết tháng 4 năm sau. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, Công
ty đã mua dự trữ tới tận tháng 6 năm sau, theo đó, Công ty cũng được hưởng lợi từ giá
cao su đầu vào giảm trong nam 2013, cũng vì vậy và tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt
động đầu tư năm 2013 tăng mạnh.
Mặc dù, dòng tiền thu từ hoạt động đầu tư ở năm 2013 tăng mạnh so với những
năm trước, do Công ty đã có những chiến lược kinh doanh tốt. Tuy nhiên, dòng tiền
16


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

chi ra so với dòng tiền thu ở hoạt động đầu tư nhìn chung chênh lệch rất lớn ở năm
2013, điều này nói lên Công ty đã và đang đầu tư vào những dự án lớn cho sau này.
Nhìn chung, CSM đạt được kết quả kinh doanh khá ấn tượng năm 2013.
Casumina và Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng là một trong những doanh
nghiệp chi phối thị trường săm lốp Việt Nam. Mặc dù hoạt động cùng ngành nhưng
mỗi doanh nghiệp đều có thế mạnh riêng của mình. Nhu cầu săm lốp tăng trưởng cùng
với nền kinh tế, do đó dòng tiền thu vào từ hoạt động đầu tư hay tỷ trọng dòng tiền thu
vào từ hoạt động đầu tư tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2013. Bên cạnh đó,
Casumina chủ yếu sản xuất lốp xe ô tô được định hướng xuất khẩu sang các thị trường
nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ và Châu Âu (Anh, Pháp, Đức,...). Còn các sản
phẩm còn lại chủ yếu được cung cấp cho thị trường trong nước. Vì thế, mặc dù cho
nền kinh tế vẫn đang khó khăn, nhưng nhu cầu về săm lốp không bao giờ giảm, đây
chính là thế mạnh của Công ty.

17



Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

2.3 Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính
2.3.1 Khái niệm:
Phân tích dòng tiền từ hoạt động tài chính chủ yếu xem xét tỷ trọng giữa dòng
tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lưu chuyển tiền tệ giữa các hoạt động, để
biết được có bao nhiêu phần trăm dòng tiền từ hoạt động tài chính trong tổng lưu
chuyển tiền của công ty.
2.3.2

Công thức và cách tính.

Tỷ

trọng

lưu

chuyển

tiền

từ

Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động TC

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính:


Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động TC

Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính:

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động TC

18

hoạt

động

tài

chính:


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

2.3.3 Giải thích ý nghĩa.

Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền thu và tỷ trọng
dòng tiền chi từ hoạt động tài chính so với tổng dòng tiền chi để hiểu rõ hơn việc quản
lý dòng tiền thu, chi từ hoạt đọng tài chính so với tổng dòng tiền.
Tỷ số này nói lên việc tạo tiền từ hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền công
ty tạo ra và việc sử dụng tiền trong hoạt động tài chính so với tổng lượng tiền mà công
ty sử dụng.


Phân tích công ty Cao Su Miền Nam CSM

Năm
Tỷ

2009
trọng 0.809094

2010

2011

2012

2013

0.851526

0.843654

0.764214

0.34332

0.872263

0.818782

0.769598


0.186195

0.891397

0.755344

0.781314

0.212417

lưu chuyển
tiền từ hoạt
động

tài

chính:
Tỷ trọng 0.836154
dòng

tiền

thu từ hoạt
động

tài

chính:
Tỷ trọng 0.908287
dòng


tiền

chi từ hoạt
động

tài

chính:
Theo kết quả tính toán từ công thức trên áp dụng, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt
động tài chính tăng từ năm 2009 đến năm 2010 (từ 80.91% đến 85.15%); từ năm
19


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

2013, tình hình có sự xoay chuyển lớn, tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
giảm mạnh từ 85.15% năm 2010 đến 76.42% năm 2012 và tụt giảm mạnh xuống còn
1 nửa, còn 34.33% năm 2013.
Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính chỉ tăng từ 83.62% năm 2009 lên
87.23% năm 2010, sau đó là giảm dần xuống 81.88% năm 2011 và 76.96% năm 2012,
điều đó cũng là dễ hiểu bởi bị cuốn vào dòng xoáy suy thoái thì công ty Cao Su Miền
Nam CSM cũng không thể tránh được và suy giảm dòng tiền thu được từ hoạt động tài
chính. Nhưng đặc biệt đến năm 2013 tỷ trọng dòng tiền thu được này giảm mạnh
xuống 18.62% bởi công ty năm này đang chú trọng vào các hoạt động đầu tư.
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính nhìn chung cũng có xu hướng giống như
tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính. So với tỷ trọng thu thì tỷ trọng chi chỉ
cao hơn vài % qua các năm, chỉ có năm 2011 là thấp hơn. Tỷ trọng này qua các năm

giảm dần từ 90.83% năm 2009 xuống 89.14% năm 2010 và giảm mạnh xuống 75.53%
năm 2011 do ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế và sự suy sụp thị trường chứng
khoán Việt Nam, công ty ngừng phát hành cổ phiếu và chi trả cổ tức cho cổ đông ít
hơn nhằm cắt giảm khoản cổ tức. Lãi suất ngân hàng năm này tăng cao, có lúc tăng
đến 21%/năm, làm tiền chi trả nợ gốc vay tăng vọt. Sau đó, qua năm 2012, tỷ trọng
này lại tăng lên 78.13% sau khi nền kinh tế dần ổn định trở lại.

Đặc biệt tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính giảm đột biến, từ 78.13% năm
2012 xuống 21.24% năm 2013 bởi công ty tập trung vào hoạt động đầu tư đáng kể,
đặc biệt là dự án xây dựng nhà máy sản xuất lốp toàn thép Radial khiến công ty phải
gánh 1 khoản chi phí lãi vay lớn.

Theo sơ đồ trên, ta thấy sự ổn định trong tỷ trọng luân chuyển dòng tiền từ hoạt động
tài chính từ các năm 2009 đến 2012, tăng giảm không đáng kể nhưng đặc biệt sự thay
20


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

đổi chính sách hoạt động của công ty làm tỷ trọng dòng tiền từ hoạt động tài chính trở
nên giảm mạnh vào năm 2013.
Có thể thấy công ty chú trọng vào cắt giảm các khoản vay và chi phí, tập trung vào
các hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh tạo lợi nhuận, đặc biệt trong bối cảnh nền
kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng vẫn chưa có dấu hiệu tăng
trưởng rõ rệt và sự dè chừng trong lĩnh vực vay và cho vay khi mà các khoản nợ xấu
và sự giải thể của 1 bộ phận lớn doanh nghiệp vẫn còn là nỗi ám ảnh lớn đối với ngân
hàng và người cho vay.
CSM hiện đang đầu tư vào một nhà máy sản xuất lốp radial với công suất 1 triệu lốp

xe/năm. Dự án được chia thành 3 giai đoạn kéo dài 6 năm với tổng chi phí đầu tư
3,221 tỷ đồng và được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tăng trưởng mới cho CSM từ năm 2014
trở đi. Do chi phí đầu tư giai đoạn 2012 – 2013 lên đến 1,500 tỷ VND, trong đó 67%
được tài trợ bởi nợ vay, nên đòn cân nợ của công ty có chiều hướng tăng cao hơn
trong năm 2013. Tuy nhiên, ước tính tổng các khoản nợ sẽ giảm dần dần khi mà sản
phẩm mới của công ty được tung ra thị trường trong năm 2014 này. Bên cạnh đó, từ
năm 2010 đến nay công ty đã rút các khoản tiền gửi ngân hàng để tài trợ cho dự án
mới. Việc sụt giảm lợi nhuận tài chính vì thế sẽ gia tăng thêm áp lực đến hiệu suất lợi
nhuận của công ty. Lợi nhuận tài chính sẽ giảm mạnh trong năm 2014 do việc gia tăng
chi phí lãi vay đến từ việc tài trợ cho dự án nhà máy radial mới.Mặc dù lợi nhuận năm
2014 sẽ khó đạt được kết quả ấn tượng như năm 2013 nhưng đây là bàn đạp quan
trọng để CSM đẩy mạnh sự phát triển và khẳng định thương hiệu của mình đối với các
đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
*tỷ trọng lưu chuyển tiền tư hoạt động tài chính của công tu cao su Đà Nẵng
Năm
Tỷ

2009
trọng 0.664475

2010

2011

2012

2013

0.641250


0.720715

0.798264

0.835624

lưu chuyển
tiền từ hoạt
động

tài

chính:
21


Phân tích báo cáo tài chính

Tỷ trọng 0.569763
dòng

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

0.794498

0.623685

0.546235

0.621495


0.727331

0.556923

0.782643

0.852146

tiền

thu từ hoạt
động

tài

chính:
Tỷ trọng 0.897059
dòng

tiền

chi từ hoạt
động

tài

chính:

-Nhìn chung tỷ trọng lưu chuyển tiền của công ty Cao Su Miền Nam từ 2009-2012

đều cao hơn đối thủ là công ty Cao Su Đà Nẵng trừ năm 2013 do CSM đang tập trung
đầu tư vào nhà máy Radial
-Tỷ trọng lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính của CSM từ năm 2009- 2011 cao hơn
Cao Su Đà Nẵng khoảng 15-20% ,trong năm 2012 thì thấp hơn khoảng 5%,và đến
năm 2013 thì thấp hơn hẵn 50%
-Tỷ trọng dòng tiền thu từ hoạt động tài chính của CSM từ 2009 - 2012 đều cao hơn
Cao Su Đà Nẵng ,trừ năm 2013 thì thấp hơn.
Tỷ trọng dòng tiền chi từ hoạt động tài chính của CSM từ 2009 - 2012 cũng tương tự
đều cao hơn Cao Su Đà Nẵng ,riêng 2013 thì thấp hơn.

22


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN:
Để giải quyết những thực trạng còn tồn đọng và phát triển những tiềm năng hiện có
chúng ta cần có những giải pháp thiết thực và rõ ràng, cụ thể như sau:


Về thị trường:

-

Tăng cường công tác tiếp thị một cách toàn diện nhằm nắm chắc những diễn biến trên
thị trường, từ đó có những chính sách và điều chỉnh thích hợp từ sản xuất đến kỹ thuật
và bán hàng.


-

Nâng cao thương hiệu hiện có của Công ty và tập trung định vị trong tâm trí khách
hàng như một nhãn hiệu của chất lượng và dịch vụ hậu mãi tốt. Nhờ đó có thể tự bảo
vệ trong môi trường cạnh tranh về giá như hiện nay.

-

Hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm hiện có theo hướng hiệu quả, tránh những xung
đột nội bộ giữa các vùng, các kênh và an toàn về mặt công nợ cho công ty.



Về công tác quản lý, kỹ thuật, sản xuất:

-

Tăng cường công tác quản trị trong tất cả các lĩnh vực nhằm tăng hiệu quả. Lấy mục
tiêu hiệu quả lên hàng đầu.

-

Giảm chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm cụ thể: Giảm chi phí nguyên nhiên vật
liệu, động lực, vật rẻ tiền mau hỏng. Giảm chi phí lao động, giảm chi phí lãi vay và
chí phí quản lý. Giảm hao hụt, phế và lãng phí…

-

Tăng cường kiểm soát theo quá trình, đảm bảo tăng năng suất lao động, giảm chi phí
sản xuất. Tăng tính ổn định của sản phẩm. Chỉ bán ra thị trường những sản phẩm đạt

chất lượng đã cam kết.

-

Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất đã có và đẩy nhanh việc áp dụng
công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất nhằm đưa ra thị trường các sản phẩm mới đồng
thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

23


Phân tích báo cáo tài chính
-

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

Mặt khác Công ty tăng cường công tác quản lý thiết bị trong sửa chữa thường xuyên
và sửa chữa lớn, nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng thiết bị, giảm thiểu thời gian
ngưng máy ngoài kiểm soát.



Tổ chức và lao động:

-

Xắp xếp lại lao động theo mô hình mới, theo hướng tinh gọn và hiệu quả

-


Cấu trúc lại công ty theo mô hình công ty cổ phần

-

Tăng cường công tác quản trị nguồn nhân lực từ khâu tiếp nhận, đào tạo, đánh giá
nhân viên. Xây dựng quy chế trả lương mới nhằm kích thích cán bộ công nhân viên
đóng góp hơn nữa cho công ty và đã ngộ một cách thỏa đáng nhằm đáp ứng cho nhu
cầu phát triển của công ty trong tương lai.



Công tác tài chính:

-

Đảm bảo đủ vốn cho hoạt động của công ty bằng việc tạo uy tín tốt với các ngân hàng,
đồng thời đa dạng hóa các nguồn vốn vay dưới nhiều hình thức.

-

Tăng cường quản trị tài chính, luân chuyển vốn nhanh, tồn kho hợp lý, công nợ thấp
và giảm thiểu các khoản phải thu tồn đọng.

-

Phân tích chi phí thường xuyên kịp thời tại tất cả các xí và phòng ban công ty để có
biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả.




Công tác đầu tư:

-

Đầu tư thiết bị theo công nghệ mới nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản
phẩm.

-

Phương châm đầu tư là mua mới kết hợp tự chế tạo những thiết bị công ty có thể đảm
trách.

-

Đầu tư thiết bị có chất lượng và năng suất cao.
24


Phân tích báo cáo tài chính

GVHD: Th.s Bùi Ngọc Toản

25


×