Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá loại hình sản xuất xuất khẩu của công ty tnhh olam việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.74 MB, 33 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

 

BÁO CÁO MÔN HỌC NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
ĐỀ TÀI
“QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG
HOÁ LOẠI HÌNH SẢN XUẤT- XUẤT KHẨU CỦA
CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM”
Giảng viên hướng dẫn: Th.Sĩ Nguyễn Viết Bằng
Nhóm Sinh viên thực hiện:
Họ tên
MSSV
1. Trần Thị Mỹ Hạnh
71306084
2. Nguyễn Anh Tú

71306763

3. Lê Thị Kim Yến

71306792

TP.HCM, Ngày 25 tháng 11 năm 2016


MỤC LỤC......................................................................................................................1
Lời mở đầu………………………………………………………………………..…...3


Tổng quan đề tài…………………………………………………………………..…..4
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………………………….......4
2. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………………………...…5
3. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………………...…...5
4. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………….............................5
5. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...……..6
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM
CỦA LOẠI HÌNH SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU…………........................................6
Giới thiệu chung về công ty OLAM………………...……………………………..…...6
1.1Ngành nghề kinh doanh…………………………………………………………..………....7
1.2 Lĩnh vực hoạt động……………………………………………………………….……..…..7
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA
SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM..............7
2.1 Một số khái niệm………………………………………………………….…….…..7
2.2 Tổng quan quy trình sản xuất – xuất khẩu……………………………………...…..7
2.3 Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu…………………………………………….8
2.3.1 Địa điểm làm thủ tục hải quan………………………………………….……..8
2.3.2 Bộ hồ sơ hải quan………………………………………………………….….8
2.3.3 Quy trình làm thủ tuc nhập khẩu nguyên vật liệu…………………………....10
2.3.4 Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan…………………………..............19
2.4 Thủ tục hải quan Sản xuất – xuất khẩu thành phẩm…………………....................19
2.4.1 Địa điểm làm thủ tục hải quan……………………………………………..…19
2.4.2 Bộ hồ sơ hải quan…………………………………………………………......19
2.4.3 Quy trình thủ tục xuất khẩu thành phẩm từ nguyên vật liệu nhập
khẩu……………………………………………………………………………….......20
2.4.4 Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan…………………………..............24
2.5 Thủ tục hải quan thanh khoản………………………………………….................26
2.5.1 địa điểm làm thủ tục thanh khoản………………………………………........26
2.5.2 Bộ hồ sơ hải quan………………………………………………………........26
2.5.3 Quy trình làm thủ tục thanh khoản…………………………………………..26

2.5.4 Thời hạn giải quyết……………………………………………………..........27
CHƯƠNG 3 ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN CÁC
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH SẢN XUẤT XUẤT
KHẨU………………………………………………………………………………….27

3.1Cơ hội và thách thức……………………………………………………………….27
3.2Ưu nhược điểm của hải quan điện tử………………………………………………28
3.2.1Ưu điểm…………………………………………………………………............28


 

1
 


3.2.2Nhược điểm………………………………………………………………...29
3.3Một số giải pháp hoàn thiện quy trình làm thủ tục hải quan điện tử tại Việt
Nam………………………………………………………………………...................30
3.3.1Đối với cơ quan chức năng…………………………………………………30
3.3.2Đối với doanh nghiệp……………………………………………………….30
3.3.3Đối với sinh viên…………………………………………………………....30
Kết luận……………………………………………………………………….............31


 

2
 



LỜI MỞ ĐẦU
Các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang ngày càng phát
triển kinh tế, hợp tác, thương mại. Việt Nam hiện là một đất nước đi lên từ nông
nghiệp, chỉ sau vài chục năm, nước ta đã trở thành một nước công nghiệp hoá, hiện đại
hoá và đang dần khẳng định vị thế của mình trên thế giới. Đặc biệt là từ khi gia nhập
vào các tổ chức kinh tế và hiệp hội thế giới như WTO, ASEAN, TPP,….Việt Nam có
nhiều cơ hội lớn, trong đó, quan trọng nhẩt là thị trường xuất khẩu của Việt Nam sẽ mở
rộng phạm vi không chỉ trong khu vực mà còn đến với cả quốc tế. Thông qua con
đường thương mại, Việt Nam đứng trước những thuận lợi rất lớn để phát triển nền kinh
tế nước nhà, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và khẳng định
mình trước bạn bè Quốc tế.
Hiện nay các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu đang gia tăng kinh doanh ở
nhiều loại hình từ gia công, xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, sản xuất – xuất khẩu,…
làm cho hoạt động thương mại quốc tế càng sôi nổi, náo nhiệt nhờ các hoạt động ngày
càng đa dạng, phong phú. Vì vậy, việc quản lý của cơ quan hải quan đối với ngành xuất
nhập khẩu cũng ngày càng được đẩy mạnh, phát triển và phục vụ tốt nhất cho các
doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam.
Theo tình hình nước ta hiện nay, loại hình sản xuất- xuất khẩu là hoạt động khá
phổ biến, gắn liền với thương mại, sản xuất, góp phần phát triển tình hình kinh tế trong
nước và đồng thời tạo công ăn việc làm và cũng như như cải thiện đời sống của nhân
dân. Để sánh bước với các nền kinh tế nước ngoài, hội nhập với hoạt động thương mại
thì hải quan Việt Nam cần phải cải tiến liên tục các hoạt động thủ tục hải quan nhằm
đảm bảo quản lý các hoạt động Nhà nước hải quan. Một trong những hoạt động chủ
yếu của Cơ quan hải quan là giám sát, kiểm tra, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu
dựa trên sự mua bán thực tế của các bên thông qua hợp đồng thương mại. Do đó, các
doanh nghiệp cần nắm rõ quy trình, thủ tục và có kĩ năng chuyên môn để thực hiện
việc khai báo, làm thủ tục được hiệu quả, chính xác, nhanh chóng, tránh được những
rủi ro bị phạt hoặc trì trệ làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.



 

3
 


TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đóng vai
trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Ngày
nay xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đang lôi cuốn hầu hết các quốc gia trên thế giới
với hai cấp độ khu vực và toàn cầu hóa. Sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng này, luôn
gắn liền với sự hình thành và phát triển của công ty đa quốc gia. Đồng thời, vấn đề hội
nhập kinh tế quốc tế cũng đòi hỏi các công ty đa quốc gia phải có những chuyển biến
rõ rệt trong tất cả lĩnh vực sản xuất, tài chính quản trị nguồn nhân lực, cũng như hoạt
động thanh toán quốc tế, thủ tục hải quan.
Vấn đề sản xuất- xuất khẩu Việt Nam đã có sự chuyển biến theo hướng công nghiệp
hóa - hiện đại hóa nhằm góp phần phát triển kinh tế, đóng góp tích cực trong việc nâng
cao trình độ lao động, tạo việc làm cũng như hạn chế gia tăng khoảng cách giàu nghèo
giữa nông thôn và thành thị. Trong những năm gần đây, có thể thấy loại hình kinh
doanh sản xuất xuất khẩu cũng ngày được đẩy mạnh và đa dạng ở nhiều lĩnh vực như
lúa gạo, thuỷ hải sản,….và đặc biệt là loại hình nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất
sản phẩm xuất khẩu đã đóng góp một phần rất đáng kể cho sự phát triển kinh tế của đất
nước. Hiểu được điều này, nhà nước đã không ngừng tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp dễ dàng tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các cơ quan Hải quan
liên tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định, hệ thống quản lý điều
hành để phục vụ cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu được hiệu quả nhất.
Hoạt động xuất nhập khẩu là một hoạt động hết sức phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro.
Nó không chỉ chịu tác động của chính sách kinh tế trong nước mà còn chịu sự điều

chỉnh của nhiều quy phạm, nguồn luật khác nhau và bị ảnh hưởng mạnh theo sự biến
động của thị trường quốc tế.
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hiện nay hết sức đa dạng ở nhiều loại hình và số
lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này cũng đang ngày càng tăng lên mạnh mẽ.
Tuy nhiên do nguồn nhân lực có hạn nên hệ thống Hải quan Việt Nam cũng rất khó
khăn khi giải quyết những vấn đề sai sót trong quá trình khai báo, đăng kiểm,… Điều
này làm thời gian giải quyết các giấy tở, thủ tục thông quan xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp bị kéo dài và ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, hòa nhịp vào xu hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan điện
tử của thế giới từ năm 2005, Việt Nam đã bắt đầu triển khai thí điểm mô hình thủ tục
hải quan điện tử ở hai chi cục hải quan là chi cục hải quan TP. Hồ Chí Minh và chi cục
hải quan Hải Phòng. Với mục tiêu đưa hải quan nước nhà trở thành một tổ chức hải
quan tiên tiến trên thế giới trước 2020, những năm gần đây ngành Hải quan Việt Nam


 

4
 


đã chủ động triển khai nhiều chương trình, kế hoạch hiện đại thóa quy trình thủ tục hải
quan.
Tuy hải quan điện tử không còn là thủ tục hoàn toàn mới mẻ trong hệ thống quản lý tài
chính công ở nước ta, nhưng trên thực thế việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử chỉ
mới được triển khai ở Việt Nam trong vòng những năm gần đây. Do vậy, bên cạnh
những thuận lợi mà hải quan điện tử mang lại thì cũng có không ít những bất cập đáng
kể gây khó khăn cho các công ty nói chung và Công Ty TNHH OLAM Việt Nam nói
riêng khi kê khai theo loại hình sản xuất xuất hàng hóa.
Vì vậy, để bảo đảm việc khai báo và làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hiệu quả,

không ảnh hưởng đến hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp, việc cần nắm rõ các
quy trình, thủ tục và cách thực hiện việc khai báo hải quan là điều hết sức cần thiết cho
các doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của hoạt động sản xuất- xuất khẩu và các
khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, đặc biệt là các doanh nghiệp mới bước
vào lĩnh vực này có thể thực hiện các thủ tục hải quan một cách nhanh chóng, chính
xác và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, nhóm thực hiện quyết định chọn đề tài
“Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất nhập khẩu loại hình Sản xuấtXuất khẩu” làm đề tài của bài báo cáo của nhóm.
2. Đối tượng nghiên cứu.
Công ty TNHH OLAM VIỆT NAM
3. Phạm vi nghiên cứu.
Bộ chứng từ, thủ tục hải quan hàng sản xuất- xuất khẩu của Công ty TNHH
OLAM Việt Nam. Cụ thể là:
• Đối với quy trình nhập khẩu: lô hàng được thực hiện thông qua bộ chứng từ
giữa 2 công ty: OLAM International Limited và OLAM Việt Nam .
• Đối với quy trình xuất khẩu: lô hàng được thực hiện thông qua bộ chứng từ giữa
2 công ty:OLAM Việt Nam và OLAM International Limited.
4. Mục tiêu nghiên cứu.
-­‐
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 Tổng hợp các kiến thức cơ bản về thủ tục hải quan điện tử của loại hình sản xuất
xuất khẩu.

 
-­‐
 
 
Hiểu rõ hoạt động sản xuất xuất khẩu và các điều kiện để sản xuất xuất
khẩu.

Giúp doanh nghiệp nắm rõ quy trình và các thủ tục hải quan liên quan đến việc
sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu.
- Những khó khăn, vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục hải quan hàng hóa sản
xuất xuất khẩu, từ đó có thể thay đổi nhằm giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn
trong việc thực hiện thủ tục, đưa ra các biện pháp cần thiết giải quyết thực trạng.
 
- Nâng cao năng suất và hiệu quả xuất khẩu trên cơ sở đẩy mạnh cải cách thể chế, sử
dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.


 

5
 


- Đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo phát triển nền
kinh tế độc lập, tự chủ.
- Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả chất lượng hàng hóa cũng như
các hành vi cố ý vi phạm luật hải quan.
5. Phương pháp nghiên cứu.
+ Phương pháp thu thập thông tin, các nguồn tài liệu lý luận
+ Phương pháp phân tích, so sánh

+Phương pháp mô tả.
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VÀ SẢN PHẨM
CỦA LOẠI HÌNH SẢN XUẤT – XUẤT KHẨU
Giới thiệu chung về công ty OLAM:

Công ty TNHH Olam Việt Nam
- Loại hình: Công ty TNHH
- Tên giao dịch: OLAM Viet Nam Ltd
- Mã số thuế: 6000346337
- Ngày cấp: 01/02/2000
- Ngày hoạt động: 01/09/2000
- Địa chỉ trụ sở: Tầng 10, AB Tower, 76 Lê Lại, phường Bến Thành, Quận 1,
TP.HCM, Việt Nam.
- Điện thoại/ Fax: 0835210760/ 0835210770
- Giám đốc công ty: Jhwaner Prakash Chand


 

6
 


1.1. Hoạt động kinh doanh.
1.1Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp
+Gạo và lương thực
+Cao su tự nhiên – mủ, nguyên liệu thô
+Đậu phộng, sản xuất và cung cấp
+Nông sản

+Ca cao, đậu phộng, hạt điều, hạt hạnh nhân, sản xuất ngũ cốc …
1.2Lĩnh vực hoạt đông:
- Lĩnh vực kinh tế: Kinh tế tư nhân
- Loại hình kinh tế: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ
SẢN XUẤT - XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH OLAM VIỆT NAM
2.1. Một số khái niệm.
- Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu: là những nguyên liệu nhập khẩu
dùng cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thành phẩm sản xuất- xuất khẩu: là những hàng hóa được sản xuất trong nước sau đó
đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt trên lãnh thổ Việt Nam
được coi như khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
- Tờ khai hải quan: là văn bản mà chủ hàng phải kê khai về lô hàng khi xuất hoặc nhập
khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam.
- Thanh khoản: được hiểu là thanh quyết toán, hoàn thuế, không thu thuế nguyên vật
liệu nhập khẩu.
2.2. Tổng quan quy trình sản xuất – xuất khẩu.
Giới thiệu các chủ thể tham gia.
- Bên xuất khẩu nguyên liệu
+ Công ty xuất khẩu nguyên vật liệu là công ty OLAM INTERNATIONAL LIMITED
+ Địa chỉ: 9 TERNASEK BOULEVARD, #11-02 SUNTEC TOWER TWO,
SINGAPORE 038989
+ Cảng xếp hàng: cảng ABIDJAN
- Bên thực hiện sản xuất, xuất khẩu
+ Công ty TNHH Olam Việt Nam
+ Địa chỉ: Sùng Đức, Nghĩa Tân, Gia Nghĩa, Dak Nong, Việt Nam
+ Cảng dở hàng: Cảng Cát Lái, Việt Nam
- Bên mua thành phẩm
+ Công ty OLAM INTERNATIONAL LIMITED
+ Địa chỉ: 9 TERNASEK BOULEVARD, #11-02 SUNTEC TOWER TWO,

SINGAPORE 038989


 

7
 


+ Cảng dở hàng: ROTTERDAM
2.3. Thủ tục hải quan nhập khẩu Nguyên vật liệu.
2.3.1.Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thông qua hệ thống điện tử với cơ quan hải quan
CK Sài Gòn KV I, Mã số: 02CI
2.3.2.Bộ hồ sơ hải quan:
Để nhập khẩu nguyên vật liệu về theo loại hình sản xuất- xuất khẩu, doanh nghiệp cần
chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ sau:
- Các chứng từ bắt buộc:
+ Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính;
+ Hợp đồng ngoại thương: 01 bản sao;
+ Hóa đơn thương mại: nộp 01 bản chính;
+ Vận đơn (B/L): nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi
chữ copy, chữ surrendered;
- Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các
chứng từ sau:
1) Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không
đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax,
telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
2) Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết
quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm

tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm
tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về
chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật:
nộp 01 bản chính.
3) Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám
định: nộp 01 bản chính.
4) Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị giá
theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu và hướng dẫn khai báo: nộp 02 bản chính.
5) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định
của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu
nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi.


 

8
 


6) Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp:
6.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất
ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá
200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi
đó.
6.2) Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở
trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc
vệ sinh môi trường cần được kiểm soát.

6.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời
điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần biệt đối xử,
các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan;
6.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của
pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt
Nam là thành viên.
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ
trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế
trong thời hạn quy định của pháp luật.
7) Bản đăng ký vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để trực tiếp sản xuất hàng hoá xuất khẩu
của doanh nghiệp (doanh nghiệp nộp khi đăng ký nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng hóa
xuất khẩu. Khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp không phải nộp bản này, cơ quan
hải quan sử dụng bản lưu tại cơ quan hải quan).
2.3.3. Quy trình làm thủ tục nhập khẩu nguyên vật liệu.
Quy trình thủ tục hải quan nhập khẩu theo quy trình sau:


 

9
 


Bước 1: Đăng ký danh mục nguyên phụ liệu.
- Nếu thông tin doanh nghiệp đã đăng ký trước đó thì doanh nghiệp sẽ tiến hành
vào bước khai báo thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên vật liệu để sản xuất. Nếu doanh
nghiệp vẫn chưa đăng ký thông tin trên hệ thống khai báo hải quan điện tử này, thì việc
đăng ký thông tin tiến hành như sau:
+ Mở phần mềm khai báo hải quan, nhập thông tin tài khoản đến khi xuất hiện giao
diện như hình:



 

10
 


+ Doanh nghiệp chọn option hệ thống, chọn mục số 6 “Danh sách khách hàng đại lý

Sau đó chọn “Thêm mới” bên góc phải bên dưới bảng Danh sách khách hàng khai qua
đại lý
+ Doanh nghiệp điền các thông tin liên hệ mà hệ thống yêu cầu như hình bên dưới, sau
đó chọn “Ghi”


 

11
 


+ Sau khi đã đăng ký thông tin doanh nghiệp, doanh nghiệp tiến hành đăng ký chọn
doanh nghiệp để thực hiện đăng ký tờ khai cho doanh nghiệp mình. (Nếu doanh nghiệp
đã đăng ký trước thông tin với hệ thống hải quan điện tử cũng bắt đầu tiến hành thực
hiện từ bước này).
+ Ở Option “Hệ thống” nằm gốc bên trái màn hình chọn mục số 2 “Chọn doanh nghiệp
xuất nhập khẩu”

+ Ô “Mã DN”, người đăng ký thủ tục hải quan điện tử chỉ cần nhập Mã số thuế của

doanh nghiệp, mã số thuế ở đây là 3900421817. Sau đó hệ thống sẽ tự động tìm ra


 

12
 


thông tin doanh nghiệp. Sau đó bấm vào nút “Chọn”

- Bước này doanh nghiệp sẽ phải đăng ký danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu như
sau:
+ Chọn option “Loại hình” sau đó chọn mục “Sản xuất xuất khẩu” cuối cùng chọn mục
“Danh mục nguyên phụ liệu nhập khẩu”


 

13
 


+ Sau đó sẽ xuất hiện bảng sau: dựa vào bộ chứng từ nhập
- Dữ liệu mã: FB1460, FB1370
- Tên hàng hóa nhập khẩu: Hạt điều nhân ( CASHEWNUT KERNELS )
- Đơn vị tính: KGM (kilogam)
- Mã HS dựa vào cuốn biểu thuế hiện hành thì công ty nhập hạt nhựa thuộc
chương 08 nên có mã là 08013200
- Đơn giá hóa đơn tương ứng

- Mã biểu thuế XNK: B04 vì hàng này là nhập từ SINGAPORE
- Mã thuế môi trường: M
- Thuế VAT: V
- Thuế TTĐB: T
+ Sau khi nhập dữ liệu xong bấm nút “Ghi”

Bước 2: Tạo thông tin tờ khai nhập khẩu.
Công ty OLAM VIỆT NAM sẽ tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử (bao gồm cả
tờ khai trong trường hợp hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định
hiện trị giá hành) trên Hệ thống khai hải quan điện tử theo đúng các tiêu chí, định dạng
quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai. Khi khai hải
quan, công ty OLAM VIỆT NAM phải khai đầy đủ số, ngày, tháng, năm của hợp đồng
và đơn hàng trên tờ khai hải quan, trường hợp không thể khai hết trên tờ khai hải quan
thì lập bản kê chi tiết kèm theo tờ khai hải quan theo mẫu tại Phụ lục III kèm theo
Thông tư 196/2012/TT-BTC, về lượng hàng thì chỉ cần khai tổng lượng hàng của các
hợp đồng trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu. Những ô có dấu sao đỏ thì bắt buộc phải
điền đầy đủ các thông tin vào những ô đó.
+ Chọn vào Option “Tờ khai hải quan” sau đó chọn vào mục “Đăng ký mới tờ khai
nhập khẩu (IDA)”.


 

14
 


+ Khi đó sẽ xuất hiện bảng như trong hình sau:

Ở sheet “thông tin chung” thì doanh nghiệp cần dựa vào bộ chứng từ điền đầy đủ các

thông tin sau:
• Mã loại hình: E11 (nhập nguyên liệu của doanh nghiệp nước ngoài).
• Tên cơ quan hải quan: 02CI (Chi cục HQ CK Sài Gòn KV I)


 

15
 


• Loại cá nhân/tổ chức: 4 (hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức)
• Mã phương thức vận chuyển: 2 (đường biển container)
• Tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu, địa chỉ
• Số kiện: 700 CT (Cartoon)
• Ngày hàng đến: 10/03/2015
• Địa điểm dỡ hàng: cảng Cát Lái
• Địa điểm xếp hàng: ABIDJAN
• Số lượng container: 1
Trong hình có điền cụ thể những thông tin theo như bộ chứng từ của công ty OLAM
Việt Nam. Lưu ý những ô có dấu sao đỏ thì bắt buộc điền đầy đủ thông tin ô đó.

Chuyển sang sheet “thông tin chung 2” lúc này doanh nghiệp chỉ cần nhập các thông
tin như:
Hình thức hóa đơn Hóa đơn
-Mã phân loại giá hóa đơn: A ( giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền)
-Tổng trị giá hóa đơn: 35,000
-Điều kiện giá hóa đơn: CIF
-Mã đồng tiền thanh toán: USD



 

16
 


Cuối cùng là sheet danh sách hàng thì chúng ta sẽ nhập đầy đủ các nguyên phụ liệu
nhập từ công ty OLAM INTERNATIONAL


 

17
 


+ Điền đầy đủ thông tin, bấm nút “ghi” ở góc dưới cùng.
Bước 3: Gửi thông tin.
Sau khi điền xong tờ khai hải quan, doanh nghiệp tiến hành gửi tờ khai qua hệ thống
khai báo hải quan điện tử đến chi cục hải quan CK cảng Sài Gòn KV I
Bước 4: Nhận phản hồi từ cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan tiếp nhận thông tin khai báo của doanh nghiệp, sau đó tiến hành kiểm
tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan của doanh nghiệp; kiểm tra hồ sơ và thông
quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá.
Sau khi kiểm tra, nếu các thông tin khai báo hợp lệ thì cơ quan hải quan sẽ phản hồi,
cho doanh nghiệp số tờ khai và phân luồng hàng hoá cho lô hàng.
Ở đây, lô hàng của doanh nghiệp được phân luồng xanh, do đó được miễn kiểm tra
hàng hoá. Doanh nghiệp sẽ nhận thông tin này và chuẩn bị các hồ sơ đã nêu ở Phần “
Bộ hồ sơ hải quan” đem xuất trình, nộp cho cơ quan hải quan làm thủ tục thông quan

nhập khẩu.
Bước 5: Đóng thuế và lệ phí.
Sau khi cơ quan xác nhận hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành đóng thuế và lệ phí tại cơ
quan hải quan.
Tuy nhiên, đối với loại hình kinh doanh sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp được gia hạn
nộp thuế trong vòng 275 ngày kể từ ngày khai báo hải quan. Vì vậy, công ty OLAM
Việt Nam đã gia hạn nộp thuế đến lúc xuất khẩu và làm thủ tục thanh khoản để không
phải bị nộp thuế, ở phần này, nhóm báo cáo đã trình bày kĩ tại phần sau.
Lệ phí: 20.000đ
Bước 6: Rút tờ khai.
Sau khi đóng thuế và các lệ phí, doanh nghiệp sẽ nhận lại tờ khai từ cơ quan hải quan
để tiến hành đến kho thực hiện thanh lý cổng, bãi để nhận hàng.


 

18
 


Bước 7: Thanh lý Hải quan bãi.
Doanh nghiệp đem theo Arrival Note và tờ khai hải quan đến hãng tàu để nhận lệnh
D/O, đồng thời làm thủ tục mượn Container tại hãng tàu để đóng hàng cho thuận tiện
chở về kho sau khi làm xong thủ tục.
Tiếp theo doanh nghiệp sẽ xuất trình D/O tại phòng thương vụ cảng cùng với phiếu
mượn container để tiến hành kéo hàng ra khỏi bãi.
Bước 8: Thanh lý cổng.
Doanh nghiệp mang bản sao tờ khai đã có mộc thông quan, phiếu mượng container
cùng với D/O và bản sao vận đơn đến văn phòng đội giám sát cổng nộp. Từ đây doanh
nghiệp sẽ nhận lại bản chính và tờ khai được đóng mộc đỏ “ đã qua khu vực giám sát”

và phiếu mượn container đã được Hải quan giám sát cổng đóng mộc, ký tên để mang
container ra khỏi cảng.
2.3.4.Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan:
Thời hạn giải quyết của cơ quan hải quan: 15 ngày.
Theo Điều 25 Luật hải quan, khoản 8 Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC. Việc nộp tờ
khai được thực hiện trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu là ngày phương tiện vận tải đến
cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
2.4. Thủ tục hải quan Sản xuất- xuất khẩu thành phẩm.
2.4.1.Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Theo Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC địa điểm đăng ký tờ khai hải quan tại chi cục
hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc Chi cục hải quan cửa khẩu xuất hàng.
Theo Điều 58 Thông tư 38/2015/TT-BTC, địa điểm làm thủ tục xuất khẩu đối với hàng
hóa sản xuất xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân được chọn nơi làm thủ tục tại Chi cục Hải
quan thuận tiện. Trong trường hợp này, doanh nghiệp làm thủ tục hải quan thông qua
hệ thống điện tử với cơ quan hải quan CK Sài Gòn KV I Mã số HQ: 02CI
Bên cạnh đó, theo thông tin từ booking note của hãng tàu, địa điểm nhận hàng tại cảng
Cát lái nên sau khi khai báo qua hệ thống điện tử của CK Sài Gòn KV I Doanh nghiệp
cần phải đến Cát Lái để làm thủ tục thông quan xuất khẩu cũng như thực hiện một số
công việc khác như: kiểm hàng, làm thủ tục để hàng hoá được phép xuất đi Hà Lan
2.4.2.Bộ hồ sơ hải quan:
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị khi nộp cho Chi cục Hải quan:
- Tờ khai Hải quan điện tử: 2 bản chính
- Hợp đồng thương mại: 1 bản sao
- Bảng kê nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo hợp đồng mua bán hàng hóa
- Chứng từ vận tải: 1 bản sao
- Bảng kê chi tiết hàng hóa: 1 bản sao
- Hóa đơn thương mai: 1 bản sao
2.4.3.Quy trình làm thủ tục xuất khẩu thành phẩm từ nguyên vật liệu nhập khẩu:



 

19
 


Sơ đồ quy trình thủ tục hải quan xuất khẩu thành phẩm
Bước 1: Khai thông tin xuất khẩu.
Để khai thông tin xuất khẩu loại hình sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện qua
hệ thống điện tử như sau:
Doanh nghiệp mở phần mềm ECUS5 VNACCS sau đó chọn mục “Loại hình” sau đó
chọn “Sản xuất xuất khẩu” cuối cùng nhấp vào chọn “Danh mục sản phẩm xuất khẩu”

Sau đó sẽ xuất hiện bảng danh mục sản phẩm xuất khẩu, doanh nghiệp cần điền đầy đủ
thông tin cuối cùng bấm nút “ghi” góc phải dưới cùng.
-Mã: W320
-Tên hàng: Hạt điều nhân Việt Nam
-Đơn vị tính: LBS
-Mã HS: 08013200
-Đơn giá hoá đơn: 4.3
-Mã biểu thuế: B04
-Mã thuế TTĐB: T
-Mã thuế môi trường: M
-Mã thuế VAT: V


 

20
 



Doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng ký tờ khai xuất khẩu (EDA)

Điền các thông tin cần thiết vào bảng “tờ khai xuất khẩu”
+ Ở sheet thông tin chung ta điền : Mã loại hình, Cơ quan Hải Quan, Mã phân loại
hàng hoá, mã bộ phận xử lý tờ khai, thông tin địa chỉ người xuất khẩu, nhập khẩu..
-Số lượng kiện: 700 CT ( Cartoon )
-Tổng trọng lượng: 16,331 KGM
-Nơi lưu kho: CANG CONTAINER SG
-Cảng đích: ROTTERDAM
-Ngày hàng đi dự kiến: 12/01/2015


 

21
 


-Mã phân loại hoá đơn: A
-Điều kiện hoá đơn: FOB
-Tổng giá trị hoá đơn : 150,500
-Mã đồng tiền hoá đơn: USD

+ Tiếp theo là sheet danh sách hàng:
-Mã hàng: W320
-Tên hàng: Hạt điều nhân Việt Nam
-Mã HS: 08013200
-Lượng: 35,000



 

22
 


-Đơn vị tính: LBS
-Đơn giá hóa đơn: 4.3
-Trị giá hóa đơn: 150,500
-Mã miễn giảm thuế XK:

+ Sau khi điền đầy đủ thông tin bấm nút “Ghi” để lưu lại.
Bước 2: Gửi tờ khai hải quan xuất qua hệ thống điện tử.
Doanh nghiệp sau khi sau khai báo thông tin tờ khai xuất khẩu sẽ gửi đến chi cục hải
quan CK Sài Gòn KV I qua hệ thống khai báo điện tử phần mềm VINASS.
Bước 3: Nhận phản hồi từ cơ quan hải quan.
Cơ quan hải quan nhận tờ khai điển tử, kiểm tra thông tin tờ khai và sẽ cung cấp số tờ
khai, thuế suất tự động đồng thời cũng tiến hành phân luồng hàng hoá. Nếu các thông
tin đều hợp lệ thì cơ quan sẽ gửi phản hồi cho doanh nghiệp để tiến hành chuẩn bị hồ
sơ.
Ở đây, hàng hoá của công ty là sản phẩm hạt điều nhân thuộc vào hàng luồng xanh, do
đó được miễn kiểm hồ sơ và hàng hoá.
Bước 4: Nộp hồ sơ.
Doanh nghiệp đem bộ hồ sơ đã liệt kê trong phần “Bộ hồ sơ hải quan” đã nêu ở trên
đến cơ quan hải quan CK Sài Gòn KV I để tiến hành làm thủ tục thông quan xuất khẩu.
Hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ, nếu hợp lệ sẽ đóng dấu “Đã thông quan” vào tờ
khai.
Bước 5: Thanh lý tờ khai xuất khẩu.



 

23
 


Sau được hải quan cho phép thông quan, doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng lệ phí là
20.000đ và sau đó sẽ trả lại cho doanh nghiệp tờ khai được thông quan.
Tiếp theo, doanh nghiệp mang tờ khai đến cơ quan Hải quan Cát Lái,Tp. Hồ Chí Minh
để thực hiện thanh lý hải quan bãi, sau đó đưa tờ khai cho hải quan giám sát bãi ghi số
Seal, tên Tàu, chuyến lên tờ khai gốc.
Tên tàu/ chuyến: HANSA HOMBURG
Sau đó, nộp tờ khai bản photo ( Xuất trình bản gốc để kiểm chứng) tại phòng thanh lý.
Hải quan thanh lý, kiểm tra, đóng dấu xác nhận và trả lại tờ khai gốc.
Bước 6: Vào sổ tàu.
Căn cứ vào booking, doanh nghiệp tiến hành viết số hiệu tàu, số hiệu chuyến đi vào ô
28 của tờ khai để tiến hành vào sổ tàu. Doanh nghiệp nộp tờ khai và phiếu xác nhận
Seal để hải quan vào sổ tàu, sau đó sẽ hồi trả lại cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần
thực hiện việc vào sổ tàu trước Closing time lúc 6:00 ngày 11/01/2015. Nếu không
hàng sẽ không thể xuất được mặc dù đã thông quan. Sau khi kết thúc thủ tục thông
quan cho lô hàng xuất khẩu tại cảng Cát Lái và vào sổ tàu xong, hàng hoá sẽ được sắp
xếp lên tàu theo kế hoạch hãng tàu. Sau đó, doanh nghiệp sẽ nhận Vận đơn từ hãng tàu
và tiến hành chuẩn hị các chứng từ khác để gửi cho nhà nhập khẩu đối tác tại
SINGAPORE là OLAM INTERNATIONAL.
2.4.4.Thời hạn khai báo và nộp tờ khai hải quan:
Theo Điều 18 Thông tư 38/2015/TT-BTC, đối với hàng hóa xuất khẩu, việc nộp tờ
khai hải quan được thực hiện sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm do người khai hải
quan thông báo và chậm nhất 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh .

2.5. Thủ tục hải quan Thanh khoản.
Để đảm bảo tính nhanh chóng cũng như nhất quán trong quy trình làm thủ tục hải
quan, nhóm thực hiện chọn phương thức khai điện tử để thực hiện thủ tục Thanh
khoản.
Trước khi nộp hồ sơ thanh khoản, hoàn thuế, không thu thuế, doanh nghiệp phải khai
trên Hệ thống khai hải quan điện tử các thông tin sau:
- Thông tin chung;
- Danh sách các tờ khai nhập khẩu thanh khoản (bao gồm cả các tờ khai nhập khẩu
theo hợp đồng mua bán hàng hoá);
- Danh sách các tờ khai xuất khẩu thanh khoản (bao gồm cả các tờ khai xuất khẩu ở
cửa khẩu khác nơi nhập khẩu và tờ khai xuất gia công);
- Bảng kê các chứng từ thanh toán hàng sản xuất xuất khẩu;
- Các thông tin giải trình chi tiết lượng nguyên liệu, vật tư nhập khẩu thuộc các tờ khai
nhập khẩu đưa vào thanh khoản sử dụng vào các mục đích dưới đây (nếu có):
+ Bảng kê nguyên phụ liệu xuất khẩu qua sản phẩm theo hợp đồng gia công;
+ Bảng kê nguyên liệu, vật tư nhập khẩu chưa đưa vào thanh khoản (trong trường hợp
doanh nghiệp chỉ sử dụng một phần nguyên liệu, vật tư để sản xuất mà không sử dụng


 

24
 


×