Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa ra vào khu chế xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.11 KB, 29 trang )

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
------------------o0o----------------

TIỂU LUẬN MÔN NGHIỆP VỤ HẢI QUAN
QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN
ĐỐI VỚI HÀNG HÓA RA VÀO KHU CHẾ XUẤT

TP HCM, tháng 11 năm 2016

1


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………

2


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ và là một xu thế tất yếu đối với sự phát triển
của thế giới ngày nay, tạo điều kiện thuận lợi cho những quốc gia đang phát triển,
trong đó có Việt Nam. Trong mối quan hệ với các nước, vấn đề kinh tế luôn đặt lên

hàng đầu, và hoạt động ngoại thương là nhân tố chính để hiện thực hóa điều đó.
Trên thực tế, Việt Nam hiện nay cũng đã đạt được nhiều thành tựu nhất định như
thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ
thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ.
Ngoài ra, để chuyển giao công nghệ và thu hút vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã
xây dựng thành lập hàng loạt các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đặc biệt là khu
chế xuất.
Khu chế xuất là một loại hình khu công nghiệp khá đặc biệt, chỉ dành cho việc sản
xuất, chế biến những sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc dành cho các loại

3


doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ liên quan đến hoạt động xuất – nhập
khẩu với các ưu đãi về các mức thuế suất, ưu đãi về giá cả thuê mướn mặt bằng sản
xuất, thuế thu nhập, cũng như cắt giảm tối thiểu các thủ tục hành chính.
Với sự đặc biệt của khu chế xuất, quy trình thủ tục hải quan cho lô hàng xuất nhập
khẩu, ra vào khu chế xuất ra sao? Hải quan Việt Nam sẽ quản lý như thế nào? Đặt
mình trong thách thức để tìm ra cơ hội chính là chìa khóa cho sự thành công. Với tinh
thần ham học hỏi và sau quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài:
“Phân tích quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa ra vào khu chế xuất” làm đề
tài tiểu luận môn Nghiệp Vụ Hải Quan
2. Mục tiêu nghiên cứu
Qua quá trình nghiên cứu, với bộ chứng từ tương ứng, chúng tôi đặt ra những mục
tiêu như sau:

• Nắm được thông tin tổng quan về Công ty TNHH Juno Collection
• Hiểu rõ và áp dụng được quy trình khải báo hải quan điện tử cho lô hàng xuất
khẩu ra khỏi khu chế xuất của Công ty TNHH Juno Collection
• Xác định được những khó khăn và thuận lợi khi thực hiện quy trình thủ tục hải

quan
• Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn các thủ tục hái quan
đối với hàng hóa của công ty TNHH Juno Collection
3. Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi đối tượng:

Quy trình thủ tục hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu

ra vào khu chế xuất của Công ty TNHH Juno Collection
• Phạm vi thời gian:
15/10/2016 đến 26/11/2016
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp:
• Phương pháp quan sát
• Phương pháp thống kê mô tả
• Phương pháp phân tích và tổng hợp
5. Bố cục đề tài
Bài tiểu luận chia thành 3 chương với các nội dung như sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan

4


 Ở chương này, chúng tôi sẽ tìm hiểu tổng quan về Công ty TNHH Juno
Collection, khu công nghiệp Tân Đức và hải quan điện tử Việt Nam
Chương 2: Quy trình thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu ra ngoài khu chế xuất

 Ở chương này, chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ bộ hồ sơ, thời hạn và quy trình
khai báo hải quan của Công ty TNHH Juno Collection.
Chương 3: Kết luận và kiến nghị


 Ở chương này, chúng tôi sẽ phân tích những khó khăn và lỗi thường mắc phải,
sao đó đề xuất kiến nghị về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu ra
ngoài khu chế xuất

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP VÀ THỦ TỤC HẢI QUAN
1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
1.1.1 Tổng quan công ty TNHH Juno Collection
Tên doanh nghiệp:
Công ty TNHH Juno Collection
Lô 34, Đường Số 7, KCN Tân Đức, Xã Đức Hòa Hạ, Huyện
Địa chỉ:
Đức Hoà, Long An
Mã số thuế:
1101367013
Giấy phép kinh doanh: 502043000158 cấp ngày 04/04/2011
21/05/2011
Ngày hoạt động:
0973409090
Điện thoại:
Baik In Kwang
Giám đốc:
0764 001656 20 002 VND
0764 001656 20 001 USD
Số TK:
0764 001 656 21 001 USD
0764 001 656 20 003 KRW
NH Industrial Bank of Korea – CN Hồ Chí Minh
Ngân hàng:
NH TMCP Nam Việt – CN Long An – PGD số 1

NH TMCP Sài Gòn Thương Tín_ CN Long An

5


Công ty TNHH Juno Collection là một chi nhánh công ty con của Juno
International - South Korea Company chuyên cung ứng các phụ kiện bằng các loại da,
yên đệm. Juno International - South Korea Company có chỗ đứng trong ngành dệt và
da trên thị trường quốc tế. Ngoài ra còn nhận gia công các mặt hàng về da và dệt thông
qua các công ty con đặt tại một số nước như Việt Nam, Cambodia,…
Công ty TNHH Juno Collection sản xuất giỏ xách, ví bằng da cao cấp (cá sấu, da
trăn, đà điểu....), sản xuất yên đệm để xuất lại cho công ty mẹ, không có nhiệm vụ kinh
doanh sản phẩm.
1.1.2 Chức năng của công ty
- Sản xuất các sản phẩm do công ty mẹ quy định.
- Di chuyển các ngành công nghiệp không đòi hỏi trình độ kĩ thuật cao, các
ngành công nghiệp đã tiêu chuẩn hóa, các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều tài

-

nguyên và lao động sống.
Tận dụng chế độ ưu đãi về tài chính của nước chủ nhà cho hỏa động sản xuất
của công ty.

1.1.3 Nhiệm vụ của công ty
- Sản xuất đúng ngành nghề đăng kí và mục tiêu thành lập của công ty.
- Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường để tạo điều kiện cho các mặt hàng

-


của công ty phát triển tốt
Tạo nguồn vốn để duy trì hoạt động kinh doanh và đầu tư.
Thực hiện đúng cam kết thành lập công ty là sản xuất các phụ kiện bằng da, yên

-

đệm và xuất khẩu lại cho công ty mẹ kinh doanh.
Thực hiện đúng cam kết hợp đồng mua bán, thuê mướn với các đối tác.
Nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.

1.1.4 Những lợi thế của công ty khi hoạt động ở khu chế xuất
- Giảm chi phí sản xuất sản phẩm bằng cách tận dụng các yếu tố sản xuất chi phí

-

thấp ở Việt Nam
Tránh hàng rào thuế quan do chính sách bảo hộ mậu dịch của các nước đang
phát triển, tận dụng các chính sách ưu đãi về tài chính nhất là về thuế và các ưu

-

đãi khác của các nước này nhằm tăng cường lợi ích của công ty.
Bảo vệ môi trường trong nước.
Tạo địa bàn hoạt động và thực hiện chiến lược phát triển lâu dài.
Mở rộng hoạt động ngoại thương.

6


1.2 Giới thiệu Khu chế xuất

1.2.1 Lí do hình thành
Khu chế xuất là khu công nghiệp cụ thể cho việc sản xuất và chế biến sản phẩm để
xuất khẩu ra nước ngoài, hoặc cho các hoạt động kinh doanh khác trong lĩnh vực dịch
vụ liên quan đến xuất nhập khẩu hoạt động trong khu vực đó với thuế suất ưu đãi hoặc
giá cho thuê cho các nơi sản xuất và thu nhập thuế cũng như chi phí thủ tục hành
chính.
Ranh giới của khu chế xuất được xác định trước. Cơ sở hạ tầng như điện, nước,
diện tích giao thông đường bộ hiện có sẵn và không có khu dân cư. Điều hành và quản
lý hoạt động chung của khu chế xuất thường được điều hành bởi Ban quản lý Khu chế
xuất điều hành xuất khẩu.
Mục đích chính của nó là để tăng cường xuất khẩu của các nước đang phát triển,
một phần làm giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán. Nó cũng nhằm mục đích thu
hút vốn đầu tư để cung cấp việc làm cho lực lượng lao động tương đối dồi dào và định
hướng xuất khẩu.
Việc trao đổi hàng hoá giữa các doanh nghiệp ngoài khu chế xuất và các công ty
chế biến xuất khẩu được coi là xuất khẩu - nhập khẩu liên quan, nó phải thực hiện các
quy định của pháp luật về hàng hóa xuất nhập khẩu và phải kê khai thủ tục hải quan.
Trong nhiều khía cạnh, khu chế xuất có các đặc quyền tương tự như các khu kinh tế
mở bởi vì những ưu đãi có lợi cho mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc gia. Khu chế
xuất được nhắm mục tiêu cho xuất khẩu, trong khi các khu kinh tế mở nhằm mục đích
không chỉ xuất khẩu mà còn tạo điều kiện ưu đãi cho doanh nghiệp với định hướng
trên thị trường trong nước. Các khu chế xuất thường nằm ở khu vực thuận lợi cho xuất
khẩu, nhập khẩu, gần sân bay hoặc cảng biển.
1.2.2 Đặc trưng khu chế xuất
Khu chế xuất có đặc tính chuyên môn hóa cao trong việc chế tạo hàng hóa để xuất
khẩu, kinh doanh phục vụ xuất khẩu và cung cấp cho các tổ chức kinh tế cư trú trong
đó các điều kiện tự do thương mại và một môi trường pháp lí tự do.

7



Bên cạnh đó, khu chế xuất còn có hai đặc điểm giúp dễ phân biệt với khu công
nghiệp. Việc trao đổi hàng hóa giữa các doanh nghiệp chế xuất với doanh nghiệp ở
nước ngoài hoặc với doanh nghiệp chế xuất khác không thuộc diện chịu thuế xuất
khẩu, nhập khẩu, không phải thực hiện các thủ tục hải quan. Còn trao đổi hàng hóa
giữa khu chế xuất với các vùng lãnh thổ còn lại của quốc gia được coi như quan hệ
xuất khẩu, nhập khẩu và phải chịu nộp thuế, thực hiện chế độ hải quan theo quy định
của pháp luật hiện hành .
1.2.3 Giới thiệu Khu công nghiệp Tân Đức
Khu công nghiệp Tân Đức được thành lập theo quyết định số 591/CP-CN ngày 06
tháng 05 năm 2004 của Thủ tướng Chính Phủ. Đây là Khu công nghiệp lớn và quan
trọng hàng đầu của Tỉnh Long An và khu vực miền Tây Nam Bộ, được xây dựng ở đất
nước có nền an ninh toàn diện, lại được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt
của địa phương, Tân Đức đang trở thành một trong những khu công nghiệp hấp dẫn
nhất Việt Nam.
Với một mặt giáp với khu dân cư tập trung thị trấn Đức Hoà, Long An, quần thể
công nghiệp - dịch vụ - đô thị Tân Đức nằm ngay cửa ngõ Đông Nam của thành phố
Hồ Chí Minh, dọc theo Tỉnh lộ 830,824,825 (tỉnh lộ 10) đi Quốc lộ 1A, đây là những
trục đường huyết mạch nối thành phố Hồ Chí Minh với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Giao thông đường bộ đến khu công nghiệp Tân Đức rất thuận lợi, do toàn bộ khu
vực đất chỉ cách tỉnh lộ 825 (tỉnh lộ 10) khoảng chừng 1km, cổng chính nằm ngay vị
trí mặt tiền tỉnh lộ 825 và cũng là tuyến giao thông đường bộ huyết mạch nối liền
thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến giao thông Đông – Tây ven kênh An Hạ nối từ cầu Xáng đến tỉnh lộ 830,
trở thành trục đường xuyên qua khu dân cư Tân Đức, thuộc quần thể đô thị công
nghiệp Tân Đức.
Giao thông đường thủy: Việc xây dựng cảng nước sâu 35 ha dọc Sông Vàm Cỏ
Đông kết hợp với nạo vét, mở rộng kênh An Hạ, do đó quần thể đô thị công nghiệp
Tân Đức rất thuận lợi cho giao thông đường thủy.


8


-

Quy mô:
Khu công nghiệp:
Khu dân cư:
Khu dịch vụ:
Cảng container:

1159 ha
535 ha với vốn đầu tư là 1.684 tỷ VNĐ
422 ha
167 ha
35 ha, cặp sông Vàm Cỏ Đông

1.3 Giới thiệu chung về thủ tục hải quan
1.3.1 Khái niệm thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan là nội dung các công việc mà người làm thủ tục hải quan và nhân
viên hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với đối tượng làm thủ tục
hải quan khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh.
Thủ tục Hải Quan khi nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa là một trong những khía cạnh
quan trọng trong việc tạo nguồn thu nhập của một quốc gia. Hàng hoá nhập khẩu và
xuất khẩu có thể làm thủ tục hải quan để kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng và
khối lượng hàng hoá. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, một số hàng hóa nhập khẩu sẽ phải
chịu sự kiểm tra tùy thuộc vào các danh sách mới nhất của chính phủ.
Các công ty nhập khẩu, xuất khẩu hàng hoá phải nộp hồ sơ hải quan cho các cơ
quan bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty và giấy chứng nhận
đăng ký mã số kinh doanh xuất / nhập khẩu.

Các tài liệu được xuất trình để nhập khẩu hàng hoá là: vận đơn, để giải phóng hàng,
hóa đơn thương mại, tờ khai nhập khẩu hải quan, kiểm tra báo cáo, danh sách đóng
gói, giấy chứng nhận tiêu chuẩn / y tế kỹ thuật và biên lai xử lý thiết bị đầu cuối. Mặt
khác, hàng hoá được xuất khẩu sẽ cần các tài liệu sau đây: vận đơn, giấy chứng nhận
xuất xứ, hoá đơn thương mại, tờ khai hải quan xuất khẩu, danh sách bao bì và giấy
chứng nhận tiêu chuẩn / y tế kỹ thuật.
Các công ty thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tương tự trong một thời
gian nhất định, nếu theo hợp đồng mua và bán, có thể sử dụng một tờ khai hải quan để
thực hiện thủ tục hải quan. Hơn nữa, các công ty với một hồ sơ nhập khẩu hai năm
không có hành vi vi phạm liên quan đến hải quan có đủ điều kiện miễn kiểm tra thực
tế hàng hoá về trang thiết bị, máy móc, thực phẩm tươi sống, hàng hóa cần phải bảo
quản đặc biệt, hàng hoá được lưu giữ trong kho ngoại quan, hàng hoá được lưu giữ
trong đình chỉ thuế nhà kho; nhập khẩu được đưa vào khu chế xuất, kho bảo thuế hoặc
khu vực ưu đãi hải quan khác, hàng lỏng và cồng kềnh, hàng hóa có khối lượng, chất

9


lượng và chủng loại được xác nhận bởi cơ quan nhà nước, tổ chức chuyên gia, thường
xuyên nhập khẩu hàng hóa và hàng hoá khác theo quy định của chính phủ.
Đối với việc khai báo hải quan, chủ hàng khai báo các chi tiết về hàng hóa lên tờ
khai để cơ quan hải quan kiểm tra các thủ tục giấy tờ. Nội dụng của tờ khai bao gồm
những mục như hàng mậu dịch, hàng trao đổi tiểu ngạch biên giới, hàng tạm nhập tái
xuất, tên hàng, số, khối lượng, giá trị hàng, tên công cụ vận tải, xuất khẩu hoặc nhập
khẩu với nước nào,… tờ khai hải quan phải được xuất trình kèm theo với một số
chứng từ khác, mà chủ yếu là: giấy phép xuất nhập khẩu, hóa đơn, phiếu đóng gói,
bảng kê chi tiết.
Đối với việc xuất trình hàng hóa, hàng hóa xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật
tự, thuận tiện cho việc kiểm soát. Chủ hàng phải chịu chi phí và nhân công về việc mở,
đóng các kiện hàng. Yêu cầu của việc xuất trình hàng hóa cũng là sự trung thực của

chủ hàng. Để thực hiện thủ tục kiểm tra và giám sát, chủ hàng phải nộp phí thủ tục hải
quan.
Đối với việc thực hiện các quyết định của hải quan, sau khi kiểm soát giấy tờ và
hàng hóa, hải quan sẽ ra những quyết định như: cho hàng được phép đi qua thông
quan, cho hàng đi qua một cách có điều kiện như phải sửa chữa, phải bao bì lại, cho
hàng đi qua sau khi chủ hàng đã nộp thuế; lưu kho ngoại quan, hàng không được xuất
hoặc nhập khẩu,… nghĩa vụ của chủ hàng là phải nghiêm túc thực hiện các quyết định
đó. Việc vi phạm các quyết định đó thuộc tội hình sự.
1.3.2 Hải quan điện tử
a. Khái niệm
Thủ tục hải quan điện tử được hiểu là những việc phải làm của người có hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu, có phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh hoặc của người
được ủy quyền theo quy định của Luật Hải quan và các luật khác có liên quan, được
thực hiện nhờ ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc sử dụng đường truyền
internet giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí.
Như vậy, “Thủ tục hải quan điện tử là thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp
nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo quy định của pháp
luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý
dữ liệu điện tử hải quan”
b. Lộ trình triển khai

10


Có thể nói thông quan điện tử ở Việt Nam khởi đầu từ sau khi Chính phủ ban hành
Quyết định số 149/2005/QĐ-TTg ngày 20 tháng 6 năm 2005 về việc thực hiện thí
điểm thủ tục hải quan điện tử.
Sau đó, ngày 19 tháng 7 năm 2005 Bộ Tài chính ban hành Quyết định số
50/2005/QĐ-BTC quy định về quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử
đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Việc thí điểm chia thành 2 giai đoạn.


• Giai đoạn 1 từ tháng 10/2005-11/2009 tại Chi cục Hải quan điện tử - Cục Hải
quan thành phố Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh.

• Giai đoạn 2 (đánh dấu bằng Thông tư số 222/2009/TT-BTC) từ 2009 đến hết
năm 2012, triển khai tại 13 Cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương,
mở rộng ứng dụng tới các doanh nghiệp cùng với mở rộng các loại hình hàng
hóa.
Từ ngày 2/1/2013, sau thời gian triển khai thí điểm, Tổng cục hải quan đã công bố
chính thức triển khai thủ tục hải quan điện tử trong phạm vi toàn quốc. Lễ công bố
diễn ra tại Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 3 và Chi cục Hải quan
quản lý hàng đầu tư gia công.
1.3.3 Một số nguyên tắc cần lưu ý
Có một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung nhưng có một số tiêu chí không thể
chỉnh sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới; dẫn đến việc thông quan làng hóa bị
chậm trể. Đặc biệt nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh
thuế rất lâu.
- Áp mã HS code chưa chính xác:
Do chưa nắm rõ nguyên tắc áp mã theo quy đinh. Có 1 số loại hàng cùng có mô tả
ở nhiều nơi khác nhau trong biểu thuế có thể với thuế suất khác nhau gây lúng túng
cho người khai hải quan. Nhưng theo nguyên tắc mã số của hệ thống HS thì mỗi loại
hàng hóa chỉ có một mã số duy nhất – vậy vấn đề ở đây là phải tìm cho được mã số
phù hợp cho mặt hàng đó.
Tâm lý của chủ hàng là áp vào mã HS code có thuế suất thấp nhất nhưng quan
điểm của hải quan thì ngược lại – áp vào mã HS code có thuế suất cao nhất, do đó

11


người khai hải quan cần có kiến thức chuyên môn để chứng minh việc khai báo của

mình.
Các lỗi trên chứng từ:
- Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau: sai lệch về điều kiện giao hàng,
số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Đòi người khai hải quan phải kiểm tra kỹ bộ
chứng từ xem sai sót đó do đâu – thông báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh
đúng trước khi khai hải quan
Các lỗi thường gặp trên C/O:
- Trị giá trên C/O luôn ghi trị giá FOB thể hiện bằng đồng USD nhưng 1 số trường
hợp lại ghi trị giá khác theo như trị giá trên hợp đồng và Invoice, mặt hàng gồm nhiều
chi tiết nhưng trên C/O thể hiện không đủ, thiếu chi tiết.
- Trong trường hợp C/O được phát hành bởi bên thứ ba thì số Invoice phải là số của
Invoice do bên bán chứ không phải số invoice của người gửi hàng phát hành, và phải
được đánh dấu vào ô “Third Party Invoicing”,… Nếu có các lỗi trên thì C/O sẽ bị bác,
không được xem xét chấp nhận.
Ngoài các lỗi về chứng từ, còn có thể gặp các lỗi khác khi kiểm tra hàng hóa như:
Container bị sai Seal; hàng hóa không đúng chủng loại, thiếu hoặc dư số lượng; không
có tem nhãn, hoặc thể hiện xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng không đúng hoặc
không có,… người khai hải quan cần có kinh nghiệm để xử lý các tình huống này theo
cách nhanh nhất, tránh phát sinh những chi phí không đáng có và có thể mất thời gian
rất lâu để bổ sung làm chậm quá trình thông quan hàng hóa.
Trong quá trình lấy hàng có thể gặp trường hợp tình trạng hàng hóa bi bất thường
như: kiện hàng bị móp méo, bể vỡ, có dấu hiệu bị khui mở bất thường,… đòi hỏi
người khai hải quan phải kiểm tra và phối hợp kiểm tra với các bên liên quan để xử lý.

12


CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH HẢI QUAN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
RA NGOÀI KHU CHẾ XUẤT
2.1 Quan hệ các bên trong hợp đồng


Giải thích sơ đồ:

1. Juno Collection Co., LTD (KR) và I’m Corporation (JP) thỏa thuận và kí kết
hợp đồng ngoại thương về gia công lô hàng ví da cá sấu.
2. Juno Collection Co., LTD (KR) gửi đơn đặt hàng và chỉ định Công ty TNHH
Juno Collection (VN) giao hàng cho I’m Corporation. Juno Collection Co.,
LTD là công ty mẹ của Công ty TNHH Juno Collection
3. Công ty TNHH Juno Collection (VN) liên hệ chi cục hải quan Đức Hòa để tiến
hành thủ tục khai hải quan điện tử đối với hàng xuất khẩu.
4. Sau khi được phân luồng lô hàng, nhân viên của Công ty TNHH Juno
Collection (VN) liên hệ với KL Express Corp. vận chuyển hàng đến sân bay
Tân Sơn Nhất dưới sự giám sát của Đội Thanh tra Hàng hóa xuất nhập khẩu
TCS - Sân bay Tân Sơn Nhất.
5. Sau khi lô hàng đã được thông quan, công ty giao nhận KL Express Corp, có
trách nhiệm vận chuyển hàng lên chuyến bay và cấp vận đơn cho Công ty
TNHH Juno Collection (VN)
6. Công ty giao nhận KL Express Corp, liên hệ với đại lý nhận hàng Yabuki Kaiun
Kaisha, LTD tại Nhật để nhận hàng,
7. Khi hàng đến hàng Yabuki Kaiun Kaisha., LTD sẽ báo cho công ty I’m
Corporation tiến hành thủ tục nhận hàng và chuyển hàng về kho.

13


2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng
Bước 1:
Công ty TNHH Juno Collection tại Việt Nam và công ty Juno Collection Co., LTD
tại Hàn Quốc lập hợp đồng giao dịch hàng hóa với nhau. Trong hợp đồng có các thông
tin:


- Người xuất khẩu: Công ty TNHH Juno Collection.
- Địa chỉ: Lô 3, đường số 7, KCN Tân Đức, xã Đức Hòa Hạ, Đức Hòa, Long An.
- Người nhập khẩu: Juno Collection Co., LTD, Deoguang – gu, Goyang –Si,
-

Kyeonggi – Do, R.Korea
Tên hàng: Leather Wallet
Trọng lượng: 23kgs
Địa điểm nhận hàng: Tokyo, Japan
Điều kiện thanh toán: FOB
Chữ kí và con dấu của công ty nhập khẩu.

Sau đó, cả 2 bên công ty xuất nhập khẩu phải kí tên và đóng con dấu của công ty
lên hợp đồng để cả 2 công ty có bằng chứng để thực hiện khai hải quan điện tử.
Trường hợp, hợp đồng không được ý chấp nhận thì Hải quan sẽ không chấp nhận khi
khai điện tử.
Bước 2:
Juno Collection Co., LTD ở Hàn Quốc chỉ định Công ty con TNHH Juno
Collection tại Việt Nam xuất sản phẩm gia công cho công ty I’m Corporation ở Nhật
Bản.
Người nhận: I’m Corporation, 2 – 19 – 8 Iriya, Taitouku, Tokyo, Japan
Bước 3:
Sau khi chuẩn bị xong hàng hóa như đã được yêu cầu, Công ty TNHH Juno
Collection tại Việt Nam liên hệ với Chi cục Hải quan Đức Hòa Long An tiến hành khai
báo hải quan điện tử.
Sau khi được hệ thống quản lý của Chi cục Hải quan Đức Hòa Long An tiếp nhận,
xử lý và phản hồi. Chúng ta in tờ khai kèm theo đầy đủ giấy tờ trong bộ chứng từ
chuyển hàng lên chi cục Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất dưới sự giám sát của Đội
Thanh tra Hàng hóa xuất nhập khẩu TCS - Sân bay Tân Sơn Nhất.


14


Bước 4:
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu
Bước 5:
Sau khi đã thông quan xuất khẩu, Công ty TNHH Juno Collection tại Việt Nam
chuyển toàn bộ lô hàng lên máy bay trên chuyến số VN300/ARP.08 đồng thời chuyển
giao toàn bộ trách nhiệm cho công ty giao nhận KL Express Corp.
Bước 6:
KL Express Corp phát hành Airway Bill vào ngày 05/04/2016. Đến đây, phía xuất
khẩu sẽ hết trách nhiệm với lô hàng trên, phần còn lại thuộc trách nhiệm của bên nhập
khẩu.
Bước 7:
Khi hàng hóa đến sân bay Narita, đại lý vận tải Yabuki Kaiun Kaisha, LTD tiến
hành làm thủ tục thông quan nhập khẩu cho lô hàng.
Bước 8:
KL Express Corp phát hành D/O cho đại lý nhận hàng của mình tại Nhật Bản là
Yabuki Kaiun Kaisha, LTD. Yabuki Kaiun Kaisha, LTD có nhiệm vụ thông báo cho
I’m Corporation tới kho lưu hàng tại sân bay Narita nhận hàng
Bước 9 :
I’m Corporation nhận hàng và chuyển về kho
2.3. Quy trình khai báo hải quan hàng hóa xuất khẩu từ khu chế xuất
2.3.1. Chuẩn bị hàng, chứng từ và tiến hành khai báo hải quan
Sau khi đã chuẩn bị xong hàng hóa, kèm các chứng từ cần thiết được yêu cầu như
HAWB, Hóa đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất xứ hoàng hóa, giấy tờ liên quan
đến thông tin vận tải… Nhân viên của Công ty KL Express Corp tiến hành khai báo
hải quan cho lô hàng trên.


15


2.3.2. Thời gian thực hiện và địa điểm làm thủ tục hải quan
Theo thông tư số 22/2014/TTBTC, thời gian thực hiện hàng hoá xuất khẩu vận
chuyển bằng đường hàng không nên được thực hiện chậm nhất là 02 giờ trước khi
phương tiện vận tải xuất cảnh. Đối với lô hàng xuất khẩu này, thủ tục khai báo hải
quan được thực hiện và có kết quả vào lúc 9 giờ 44 phút ngày 06/04/2016.
Địa điểm làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải Quan Đức Hòa Long An tại KCN
Đức Hòa 1, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
2.3.3 Khai tờ khai hải quan điện tử và truyền dữ liệu
Khi hàng hóa đã đủ số lượng, trọng lượng theo đơn đặt hàng thì nhân viên xuất
nhập khẩu sẽ tiến hành khai tờ khai Hải Quan điện tử trên phần mềm điện VNACCS.
theo hướng dẫn tại Phụ Lục 2 ban hành kèm theo Thông Tư số 38/2015/TT-BTC.
Đầu tiên nhân viên xuất nhập khẩu sẽ đăng nhập vào phần mềm VNACCS với
thông tin và tài khoản của Công Ty TNHH Juno Collection:

• Nếu chưa có dữ liệu về Công ty TNHH Juno Collection, ta chọn “Hệ thống” ⇨
“Danh sách khách hàng (Với đại lý)” ⇨ “Thêm mới” ⇨ điền đầy đủ thông tin

⇨ “Ghi”.

• Sau khi có dữ liệu về Công ty TNHH Juno Collection, ta chọn “Hệ Thống” ⇨
“Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu ⇨ chọn Công ty TNHH Juno Collection
vừa mới nhập ⇨ “Chọn”

16


Trên thanh công cụ của phần mềm, nhân viên xuất nhập khẩu chọn mục “Tờ khai

xuất nhập khẩu”, chọn mục “Đăng ký mở tờ khai xuất khẩu (EDA)” để đăng ký tờ
khai cho lô hàng.
Nhân viên xuất nhập khẩu dựa trên thông tin của Hợp đồng, Hóa đơn thương mại,
P/L và các chứng từ khác có liên quan đến lô hàng tiến hành khai thông tin vào tờ khai
hải quan điện tử:

Loại hình: Xuất sản phẩm gia công cho thương nhân nước ngoài (Mã: E52)
Cơ quan hải quan: Chi cục HQ Đức Hòa – Long An (48BBI)

17


Người nhập khẩu: JUNO COLLECTION CO., LTD
Địa chỉ: DEOGYANG-GU, GOYANG-SI, KYEONGGI-DO, R.KOREA

Vận đơn (Số: 738 – 6114 5453) :

-

Số lượng kiện: 2PK
Tổng trọng lượng: 23 KGMs
Địa điểm lưu kho: 48BIC50 – CTY JUNO COLLECTION
Địa điểm nhận hàng cuối cùng: JPTYO - TOKYO
Địa điểm xếp hàng: VNSGN – HO CHI MINH
Phương tiện vận chuyển dự kiến: VN0300
Ngày hàng đi dự kiến: 08/04/2016
Hóa đơn thương mại:
Phân loại: A- Hóa đơn thương mại
Số hóa đơn: JUNO – 043 - 113
Ngày phát hành: 04/04/2016

Phương thức thanh toán: KHONGTT
Đồng tiền: USD
Tổng trị giá: 1750 USD
Nhập Danh sách hàng
Vào thẻ Danh sách hàng, chọn thêm mới. Trên màn hình sẽ xuất hiện bảng “Thông

tin hàng tờ khai”, tuần tự nhập tất cả 7 mặt hàng vào tờ khai với mã HS tương ứng.

18


Sau khi điền thông tin về hàng hóa, ở mục danh sách hàng sẽ hiển thị:

Sau khi khai báo đầy đủ thông tin, công ty truyền tờ khai và gửi tới hệ thống của cơ
quan hải quan như đã phân tích ở trên. Sau khi truyền số liệu, công ty sẽ nhận được
thông tin phản hồi từ cơ quan hải quan. Khi đã khai đầy đủ các chỉ tiêu trên màn hình
EDA (109 chỉ tiêu), người khai hải quan gửi đến hệ thống VNACCS, hệ thống sẽ tự
động cấp số, tự động xuất ra các chỉ tiêu liên quan đến thuế suất, tên tương ứng với các

19


mã nhập vào (ví dụ: tên nước nhập khẩu tương ứng với mã nước, tên đơn vị xuất khẩu
tương ứng với mã số doanh nghiệp…), tự động tính toán các chỉ tiêu liên quan đến trị
giá, thuế… và phản hồi lại cho người khai hải quan tại màn hình đăng ký tờ khai –
EDC. Khi hệ thống cấp số thì bản khai thông tin xuất khẩu EDA được lưu trên hệ
thống VNACCS.
2.4 Qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu từ khu chế xuất
2.4.1 Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan
Chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu gồm các chứng từ sau:


-

Tờ khai hải quan đã khai báo: 02 bản chính
Vận đơn đường hàng không House Air Waybill: 01 bản sao
Hóa đơn thương mại Commercial Invoice: 01 bản chính
Bảng kê chi tiết Packing List: 01 bản chính
Giấy chứng nhận xuất xứ form AJ do Phòng Quản Lý Xuất Nhập Khẩu khu vực

-

Hồ Chí Minh cấp
Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp do

-

bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp
Phiếu tiếp nhận: 01 bản chính
Giấy giới thiệu: 01 bản chính
Booking note – 01 bản chính

2.4.2 Mở tờ khai
Sau khi cán bộ nhận bộ hồ sơ của công ty, cán bộ sẽ kiểm tra các thông tin khai báo
trên tờ khai có hợp lệ theo bộ chứng từ và theo quy định thủ tục hải quan hàng hóa ra
vào khu chế xuất hay không..
Hàng hóa xuất khẩu là ví da. Công ty được cấp số tờ khai số 300779435960 và
được phân luồng xanh nên được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế
hàng hóa.

2.4.3 Kiểm hóa

Vì được phân luồng xanh nên được miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực
tế hàng hóa.

20


2.4.4 Nộp thuế và lệ phí hải quan
Vì mặt hàng xuất khẩu ra khỏi khu chế xuất nên công ty được miễn thuế và sẽ
không có phải nhận thông báo đóng thuế từ hải quan.
Nếu như hải quan kết luận tất cả khai báo của công ty đều chính xác thì hải quan sẽ
đóng dấu thông quan. Doanh nghiệp tiến hành nộp lệ phí hải quan theo qui định để có
được “giấy báo nộp lệ phí hải quan” nhằm nhận lại tờ khai của doanh nghiệp.
2.4.5 Đưa hàng vào kho và thanh lý hải quan
Sau khi nhận được lại tờ khai đã đóng dấu thông quan của hải quan kiểm hóa. Công
ty tiến hành cho hàng vào kho. Quản lí kho sẽ cho cân, đo kích thước lại lô hàng của
công ty và ghi chú lại kích thước và trọng lượng trực tiếp lên booking. Sau đó hàng sẽ
được công nhân đem vào kho chờ đóng kiện để xuất.
Tiếp theo, doanh nghiệp sẽ cầm booking đó qua kho vụ cảng đóng tiền nhân công,
booking sẽ được đóng dấu đỏ đã đóng tiền nhân công. Sau đó doanh nghiệp sẽ tiến
hành thanh lý hải quan giám sát. Doanh nghiệp cần copy hai bản tờ khai chính đã có
đóng dấu thông quan. Tờ khai chính cùng với hai bản copy và booking, doanh nghiệp
trình hải quan giám sát. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ, hải quan giám sát sẽ
đóng dấu hải quan lên ô giám sát tờ khai chính và 2 tờ khai copy. Sau đó hải quan
giám sát chỉ giữ lại 1 bản copy và trả bản chính, 1 bản copy và booking lại cho doanh
nghiệp.
Bước cuối cùng là doanh nghiệp nộp lại quản lý kho bản copy tờ khai đó và
booking. Kết thúc quá trình làm thủ tục thông quan cho lô hàng xuất khẩu tại
cảng. Hàng hóa sẽ được sắp xếp lên máy bay theo kế hoạch của hãng vận chuyển.

21



CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Thuận lợi
3.1.1 Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp khu chế xuất nói chung và Công ty TNHH Juno Collection
nói riêng, ưu điểm lớn nhất phải kể đến đó chính là việc được hưởng ưu đãi, miễn
giảm các loại thuế:

 Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp Chế xuất được cấp giấy phép đầu tư từ 01/01/2004 áp dụng thuế
suất 20% trong thời gian 10 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động kinh doanh. Hết
thời hạn áp dụng thuế suất 20% chuyển sang áp dụng thuế suất 28%. Miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp 2 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% trong 3 năm
tiếp theo.

 Thuế giá trị gia tăng:
Hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp khu chế xuất xuất khẩu ra nước ngoài;
Hàng hoá, dịch vụ của các Doanh nghiệp Chế xuất mua bán với nhau; Hàng hoá, dịch
vụ của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp cho Doanh nghiệp Chế xuất: không
chịu thuế giá trị gia tăng.

22


Hàng hoá, dịch vụ của các Doanh nghiệp trong thị trường nội địa cung cấp cho
Doanh nghiệp Chế xuất để phục vụ cho sản xuất kinh doanh nếu có đủ hồ sơ chứng từ
theo quy định được coi là hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được áp dụng thuế xuất thuế
GTGT 0% (trừ một số hàng hoá, dịch vụ quy định tại điểm 23, 27 – Mục II – Phần A
Thông tư số 120/2003TT-BTC thuộc diện không chịu thuế GTGT).


 Thuế xuất – nhập khẩu:
Doanh nghiệp khu chế xuất không phải nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu đối với
hàng hóa nhập từ nước ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của từng
doanh nghiệp và đối với sản phẩm của doanh nghiệp xuất khẩu ra nước ngoài.
Đồng thời, khai báo hải quan điện tử cũng làm giảm đáng kể số lượng giấy tờ mà
công ty phải nộp cho cơ quan hải quan. Khi nhập hàng luồng xanh, công ty cũng chỉ
cần khai tờ khai hải quan, còn các giấy tờ khác lưu tại cơ quan công ty. Hay là xuất
khẩu luồng vàng thì công ty cũng chỉ cần nộp các giấy tờ mà cơ quan Hải quan yêu
cầu.
Khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu, Công ty TNHH Juno Collection đã thuê người
đại diện vận chuyển hàng hóa, điều đó đem đến cho Công ty TNHH Juno Collection
có những ưu điểm đáng kể:

 Giúp công ty tránh được một số khó khăn trong việc liên lạc và vận chuyển
hàng hóa.

 Tránh được một số khó khăn trong việc thực hiện thủ tục hải quan. Bộ phận phụ
trách thủ tục hải quan khá chuyên nghiệp. Nếu chỉ căn cứ trên các chứng từ,
chúng ta thấy rằng thủ tục được làm rất nhanh chóng, chính xác.
3.1.2 Đối với cơ quan hải quan
Phản hồi thông tin đăng ký tờ khai khá nhanh, cho thấy được việc áp dụng khai báo
hải quan điện tử đã giúp giảm đi đáng kể thời gian làm thủ tục so với việc khai báo hải
quan cách truyền thống.
Thủ tục khai báo hải quan điện tử cũng làm giảm đáng kể số lượng giấy tờ phải
nộp cho cán bộ Hải quan, từ đó công tác quản lý phần nào gọn nhẹ hơn.
Bên cạch đó, việc áp dụng hải quan điện tử cũng đã giúp cơ quan Hải quan nói
chung và Chi cục Hải quan Đức Hòa cùng các cơ quan khác có xuất hiện trong quá
trình thực hiện khai báo nói riêng, thời gian kiểm tra hàng hóa thực tế cũng giảm đi,


23


chiếm khoảng 5%, trong đó chủ yếu là hàng đã qua sử dụng hoặc phương tiện vận tải
phải lấy số khung, số máy để đăng ký lưu hành, hàng phải dán tem, hàng có nghi ngờ
về thuế suất và một số trường hợp kiểm tra ngẫu nhiên. Đối với hai lô hàng đã phân
tích trên, đều không phải kiểm tra thực tế.
3.2 Khó khăn
3.2.1 Từ phương thức khai hải quan điện tử
Giải quyết các bước trong quy trình nghiệp vụ vẫn liên quan nhiều đơn vị hải quan,
DN vẫn còn phải đi lại, chờ đợi.
Hệ thống mạng đôi lúc vẫn trục trặc, phần mềm ứng dụng triển khai vẫn còn phải
hiệu chỉnh nhiều, hệ thống mạng hải quan điện tử hiện chưa kết nối với các tổ chức
thương mại, cơ quan quản lý nhà nước như thuế, kho bạc, ngân hàng... nên nhiều khâu
vẫn phải thực hiện theo phương pháp thủ công, gây chậm trễ.
Nhiều doanh nghiệp vốn quen làm thủ công, khai thủ tục hải quan trên giấy, khi
chuyển sang khai báo điện tử cũng gặp khó khăn.
Thông tin về chính sách mặt hàng do các bộ, ngành quản lý còn chậm. Hầu hết
thông tin, số liệu do các Bộ, ngành cung cấp đều bằng công văn giấy, quyết định về hải
quan điện tử được ban hành, đã có hiệu lực áp dụng, nhưng phải đợi chương trình
phần mềm hoàn thành mới thực hiện được.
Lượng hàng hóa, doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử còn hạn chế, điều
kiện triển khai quản lý rủi ro còn nhiều bất cập.
Nhiều cơ quan liên quan vẫn yêu cầu xuất trình tờ khai in làm chứng từ để giải
quyết công việc, nên doanh nghiệp vẫn phải tới chi cục hải quan điện tử xác nhận đã
thông quan tờ khai in, chưa thực hiện được chuẩn hóa, mã hóa danh mục hàng hóa trên
hệ thống khai điện tử nên tính tự động xử lý của hệ thống chưa cao.
3.2.2 Từ phía doanh nghiệp
Xét về góc độ hải quan, nhược điểm dường như không nằm về phí công ty TNHH
Juno Collection mà nó đến từ hệ thống cơ sở thông tin còn chậm, phần mềm khai báo

được nhận xét là chưa thật sự hoàn thiện. Nếu gặp trục trặc trong quá trình khai báo có
thể dẫn tới mất nhiều thời gian khiến cho lòng tin của doanh nghiệp vào hải quan điện
tử vẫn chưa trọn vẹn.

24


3.2.3 Từ phía cơ quan hải quan
Hệ thống pháp luật còn nhiều chồng chéo dẫn đến việc quản lý cũng như sự thuận
tiện cho các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn.
Cũng giống như về phía doanh nghiệp. Hệ thống cơ sở dữ liệu, cơ sở hạ tầng công
nghệ thông tin còn sơ khai là một nhược điểm, gây khó khăn rất lớn cho việc quản lý
không riêng gì đối với Chi cục Hải quan Đức Hòa mà toàn bộ Cơ quan Hải Quan Việt
Nam. Việc cơ sở hạ tầng thông tin còn yếu dẫn đến vấn đề an ninh mạng chưa thể phát
triển tốt, khả năng mất dữ liệu bởi các thành phần chống phá là tương đối cao.
Phần mềm chưa tốt cũng là một nhược điểm rất lớn cần cải thiện. Theo đánh giá
của các cục Hải quan địa phương, các hệ thống phần mềm chưa được tích hợp, dẫn
đến một công chức Hải quan phải sử dụng một nhiều chương trình cùng một lúc trong
quá trình làm thủ tục hải quan.
Mặt dù đã sử dụng hệ thống khai báo hải quan điện tử, nhưng vấn đề thu thập và sử
lý thông tin vẫn chưa tốt, dẫn đến nhiều khâu trong quan trình khai báo vẫn phải làm
thủ công, điển hình như việc nhập mã số HS từ phía doanh nghiệp, làm cho việc khai
báo dường như khó khăn hơn đối với một số mặt hàng mới.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Khâu làm thủ tục hải quan
Nên đơn giản hóa các quy trình và thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp trong
khu chế xuất, đảm bảo mức độ an ninh cao sẽ làm giảm gánh nặng đối với doanh
nghiệp và giúp cho chi phí thấp hơn.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, chứng từ để hải quan kiểm tra sau
khi khai báo hải quan.

Hàng hóa khi xuất khẩu tại bến, cảng biển cần đảm bảo tập trung, đóng hàng và
giao hàng đúng thời gian quy định
3.3.2 Nhân viên công ty, doanh nghiệp
Công ty phải thường xuyên cập nhật những thông tin mới về các thông tư, quy định
đối với các điều khoản bảo hiểm trong lĩnh vực vận tải để chấp hành đúng theo quy
định, cụ thể là những thủ tục hải quan mới hay cập nhật thường xuyên bảng chi phí
thuê tàu, container… của các hãng tàu.

25


×