Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

tác động của hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương đến việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 34 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
----------

ĐỀ TÀI:

TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG ĐẾN VIỆT NAM

Giảng viên hƣớng dẫn : Ths. Phan Đình Anh
Sinh viên thực hiện
: Nhóm 7
1.Phan Thị Cẩm Vân
– 40K06.2
2.Hà Thị Phƣơng Thảo
– 40K06.2
3.Lê Thị Thu Thảo
– 40K06.2
4.Nguyễn Thị Thanh Nhung – 40K06.2
5.Trần Huỳnh Nhật Anh
– 40K15
6. Lê Thị Thu Huyền
– 40K15

Đà Nẵng, tháng 9 năm 2016


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................. 3


B. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH
DƢƠNG .......................................................................................................................... 3
I. Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng là gì? ................................... 3
II. Các cam kết thuế của Việt Nam đối với các nƣớc khi gia nhập TPP ............... 4
1. Cam kết về thuế nhập khẩu............................................................................ 4
a) Sản phẩm công nghiệp. .................................................................................. 4
b) Sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản ............................................................... 5
2. Cam kết về thuế xuất khẩu. ................................................................................ 5
3. Cam kết về lĩnh vực dịch vụ tài chính ................................................................ 6
4. Cam kết về lĩnh vực Hải quan ............................................................................ 7
III. Các cam kết thuế Nhập khẩu của các nƣớc dành cho Việt Nam. ..................... 7
1. Cam kết của Hoa Kỳ ...................................................................................... 8
a) Về nông nghiệp .............................................................................................. 8
b) Về công nghiệp (trừ dệt may) ........................................................................ 8
c)
Về dệt may..................................................................................................... 9
2. Cam kết của Ca-na-đa ........................................................................................ 9
3. Cam kết của Nhật Bản ........................................................................................ 9
4. Cam kết của Mê-xi-cô ...................................................................................... 10
5. Cam kết của Pê-ru ............................................................................................ 11
6. Cam kết của Úc................................................................................................. 11
7. Cam kết của Niu-di-lân .................................................................................... 11
8. Cam kết của Sing-ga-po ................................................................................... 11
9. Cam kết của Ma-lai-xi-a ................................................................................... 11
10. Cam kết của Chi-lê ......................................................................................... 11
11. Cam kết của Bru-nây ...................................................................................... 12
C. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI VIỆT NAM............ 12
I. Lợi ích................................................................................................................. 12
1. Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trƣờng nƣớc ngoài (các nƣớc đối tác TPP)
12

2. Nhóm các lợi ích khai thác đƣợc tại thị trƣờng nội địa (Việt Nam)........... 15
II. Bất lợi tiềm tàng .............................................................................................. 19
1. “Mất” ở thị trƣờng nội địa ........................................................................... 19
2. “Mất” ở thị trƣờng các nƣớc đối tác TPP .................................................... 23
D. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI VIỆT NAM ................ 24
I. Thực trạng thế giới ............................................................................................. 24
1. Đối với Nhật Bản ......................................................................................... 25
2. Đối với Australia ......................................................................................... 25
3. Đối với New Zealand................................................................................... 26
4. Đối với Malaysia ......................................................................................... 26
II. Thực trạng ở Việt Nam ................................................................................... 27
1. Tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam qua các nƣớc đối tác TPP ........... 27
Nhóm 7

Trang 1


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

2. Tình hình thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài .................................................... 28
3. Tình hình thuế XNK liên quan ngân sách nhà nƣớc ................................... 29
E. ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................................... 30
1.
Đánh giá .......................................................................................................... 30
a) Cơ hội .......................................................................................................... 30
b)
Thách thức ................................................................................................... 30
2. Đề xuất giải pháp.................................................................................................. 31
F. KẾT LUẬN .............................................................................................................. 31
t u

t
....................................................................... 33

NGUỒN TÀI LIỆU
1. Giáo trình Thuế - Ths. Nguyễn Thị Mỹ Linh chủ biên.
2. />15344
3. />4. />5. ….

Nhóm 7

Trang 2


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

A. LỜI MỞ ĐẦU – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng tăng, toàn cầu
hóa và hội nhập đƣợc xem nhƣ là hai xu thế phát triển song song của thời đại. Một
loạt các cơ chế hợp tác đƣợc Việt Nam thúc đẩy ký kết trong thời gian gần đây, trong
đó Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) đƣợc coi là Hiệp định
thƣơng mại đầy tham vọng với tiêu chuẩn cao, một thỏa thuận khu vực mở rộng và
toàn diện với cam kết mở cửa thị trƣờng mạnh và tham gia sâu của các bên, loại bỏ
hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mở cửa dịch vụ và các yêu cầu khắt khe về lao
động… Hiệp định TPP đƣợc đánh giá là cơ hội không thể bỏ qua.
Ngày 5/10/2015 tại Hội nghị Bộ trƣởng ở Hoa Kỳ, với việc kết thúc đàm phán Hiệp
định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP), năm 2015 trở thành bƣớc ngo t
lớn đối với kinh tế Việt Nam. Nhờ TPP, Việt Nam đ hội nhập ngày càng sâu rộng
hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên bên cạnh việc có thêm nhiều cơ hội, Việt
Nam cũng sẽ g p những thách thức không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải nắm rõ bản chất
hiệp định, các ràng buộc, cam kết đ kí kết để tìm ra bƣớc đi hợp lý.

Bởi tầm quan trọng của Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng đối với
nền kinh tế nƣớc ta, cùng mong muốn đƣợc tìm hiểu rõ và nghiên cứu sâu hơn về vấn
đề thuế, nhóm chúng em đ chọn đề tài “Tác động của Hiệp định Đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dƣơng đối với Việt Nam” cho bài thuyết trình lần này.
B. TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI BÌNH
DƢƠNG
I.

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng là gì?

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dƣơng hay còn gọi là
Hiệp định TTP (Trans-Pacific
Partnership), là một hiệp định, thỏa
thuận thƣơng mại tự do nhằm mục
đích hội nhập nền kinh tế các quốc
gia thuộc khu vực Châu Á - Thái
Bình Dƣơng. Với vai trò quan trọng
và tầm ảnh hƣởng rộng lớn, TPP còn
đƣợc xem nhƣ là "Hiệp Định Của Thế Kỷ 21". Tính đến thời điểm chính thức ký kết
hiệp định ngày 4/2/2016, TPP có tổng cộng 12 quốc gia thành viên, đó là: Hoa Kỳ,
Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Brunei, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand,
Canada, Peru và Singapore.
Hiệp định TPP không đơn thuần chỉ là một FTA về tự do hóa thƣơng mại khu vực,
mà còn là một hiệp định toàn diện giải quyết các vấn đề mang tính thời sự và ý nghĩa
Nhóm 7

Trang 3



Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

x hội sâu sắc nhƣ các tiêu chuẩn lao động và môi trƣờng, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh,
minh bạch, mua sắm chính phủ...
M c dù đƣợc chính thức ký kết vào ngày 4/2/2016, Hiệp định TPP vẫn chƣa có
hiệu lực ngay. Buổi ký kết thực chất là sự xác nhận của các nƣớc thành viên rằng đ
hoàn toàn thống nhất với các điều khoản trong nội dung của Hiệp định TPP. Sẽ có 2
năm để các quốc gia tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp
luật nƣớc mình. Hiệp định TPP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận đƣợc
thông báo sau cùng bằng văn bản về việc tất cả các bên đ hoàn thành thủ tục pháp lý
nội bộ.
II.

Các cam kết thuế của Việt Nam đối với các nƣớc khi gia nhập TPP

1. Cam k t về thu nhập khẩu.
Việt Nam cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế trong Hiệp định TPP, theo đó:
lực;

65,8% số dòng thuế có thuế suất 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực;
86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu

97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có
hiệu lực;
Các m t hàng còn lại cam kết xoá bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế
tối đa vào năm thứ 16 ho c theo hạn ngạch thuế quan.
Cam kết về thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với một số nhóm m t hàng cụ thể
nhƣ sau:
S n phẩ cô


a)

ệp.

- Ô tô: xóa bỏ thuế vào năm thứ 13 đối với các loại ô tô mới, riêng ô tô con có
dung tích xi lanh từ 3000cc trở lên có lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 10. Áp dụng hạn
ngạch thuế quan đối với ô tô cũ với lƣợng hạn ngạch ban đầu là 66 chiếc, lƣợng hạn
ngạch sẽ tăng dần và đạt 150 chiếc kể từ năm thứ 16. Thuế trong hạn ngạch giảm về
0% vào năm thứ 16, thuế ngoài hạn ngạch thực hiện theo mức thuế suất MFN.
-

Sắt thép, xăng dầu: chủ yếu xóa bỏ thuế vào năm thứ 11.

- Nhựa và sản phẩm nhựa; Hóa chất và sản phẩm hóa chất; Giấy, đồ gỗ; Máy
móc, thiết bị: phần lớn xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xóa bỏ
vào năm thứ 4.
-

Dệt may, giày dép: xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

- Rƣợu bia: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 3 đối với rƣợu sake, các m t
hàng còn lại xóa bỏ thuế vào năm thứ 11, một số loại vào năm thứ 12.
Nhóm 7

Trang 4


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

b)

-

S n phẩ

ô

ệp và t uỷ s n

Thịt gà: xóa bỏ thuế nhập khẩu sau vào năm thứ 11/12.

Thịt lợn: xóa bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 10 đối với thịt lợn tƣơi vào năm
thứ 8 năm đối với thịt lợn đông lạnh.
-

Gạo: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

-

Ngô: xóa bỏ sau vào năm thứ 5 một số loại xoá bỏ vào năm thứ 6.

Sữa và sản phẩm sữa: xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, một số loại xoá
bỏ vào năm thứ 3.
Thực phẩm chế biến từ thịt: xóa bỏ vào năm thứ 8 đến năm thứ 11, chế biến từ
thủy sản xóa bỏ vào năm thứ 5.
M t hàng đƣờng, trứng, muối: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch của WTO vào năm
thứ 6 đối với m t hàng trứng và vào năm thứ 11 đối với m t hàng đƣờng, muối. Thuế
ngoài hạn ngạch giữ nhƣ mức MFN.
Lá thuốc lá: xóa bỏ thuế trong hạn ngạch vào năm thứ 11 đối với lƣợng hạn
ngạch 500 tấn, mỗi năm tăng thêm 5% trong vòng 20 năm. Thuế suất ngoài hạn ngạch
duy trì ở mức MFN đến năm thứ 20, đến năm 21 thuế nhập khẩu về về 0%.

-

Thuốc lá điếu: xoá bỏ thuế nhập khẩu vào năm thứ 16.

-

Phân bón: xóa bỏ thuế nhập khẩu ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
2. Cam k t về thu xuất khẩu.

Trong TPP có 3 nƣớc áp dụng thuế xuất khẩu là Việt Nam, Malaysia và Canada. Cả
3 nƣớc cam kết xoá bỏ thuế xuất khẩu, ngoại trừ các nhóm m t hàng đƣợc bảo lƣu.
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế xuất khẩu đối với phần lớn các m t hàng hiện đang
áp dụng thuế xuất khẩu, cơ bản theo lộ trình từ 5-15 năm sau khi Hiệp định có hiệu
lực. Một số nhóm m t hàng quan trọng nhƣ than đá, dầu mỏ và một số loại qu ng,
khoáng sản (70 m t hàng) đƣợc tiếp tục duy trì thuế xuất khẩu, cụ thể:
Nhóm khoáng sản: cát (Ch.25), đá phiến (2514), đá làm tƣợng đài ho c xây
dựng (2516), qu ng dolomite (2518), qu ng amiăng (2524), đá vôi (2521), qu ng
steatit (2526).
Nhóm qu ng: qu ng đồng (2603), cô ban (2605), qu ng nhôm (2606), qu ng
chì (2607), qu ng kẽm (2608), qu ng urani (2612), qu ng thori (2612), qu ng titan
(2614), qu ng zircon (2615), qu ng vàng (2616) và qu ng antimon (2617).
Nhóm than: than đá (2701), than non (2702), than bùn (2703), và dầu thô
(2709).
Nhóm 7

Trang 5


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam


-

Nhóm vàng (7108) và vàng trang sức (7113-7115).
3. Cam k t về lĩ

vực dịch vụ tà c í

Các cam kết thuộc Chƣơng dịch vụ tài chính của Hiệp định TPP tạo ra 3 thành tố
cơ bản hƣớng tới đẩy mạnh sự phát triển của thị trƣờng dịch vụ tài chính ở Việt Nam
gồm: (i) Mở rộng cam kết về mở cửa thị trƣờng đi kèm với cơ chế minh bạch hóa tạo
cơ hội tiếp cận thị trƣờng tốt hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài; (ii) Áp dụng cơ chế
bảo hộ đầu tƣ nhằm đảm bảo đầy đủ lợi ích của các nhà đầu tƣ; (iii) Đảm bảo không
gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận trọng nhằm xây dựng một nền
tài chính vĩ mô ổn định. Cụ thể nhƣ sau:
Về mở rộng cam kết về mở cửa thị trƣờng đi kèm với cơ chế minh bạch hóa: So
với cam kết WTO, Việt Nam cam kết mở cửa bổ sung đối với một số loại hình dịch vụ
mới nhằm tạo cơ hội tiếp cận thị trƣờng cho các nhà cung cấp dịch vụ nƣớc ngoài
nhƣ: (i) mở cửa dịch vụ nhƣợng tái bảo hiểm qua biên giới; (ii) dành đối xử quốc gia
cho các nhà cung cấp dịch vụ chứng khoán nƣớc ngoài đối với một số dịch vụ nhƣ xử
lý dữ liệu tài chính qua biên giới; dịch vụ tƣ vấn và các dịch vụ phụ trợ qua biên giới
liên quan tới giao dịch tài khoản tự doanh ho c tài khoản của khách hàng; (iii) mở cửa
dịch vụ quản lý danh mục đầu tƣ qua biên giới.
Về cơ chế bảo hộ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài: mở cửa thị trƣờng dịch vụ tài chính kết
hợp với nghĩa vụ bảo hộ đầu tƣ thông qua việc bổ sung các nghĩa vụ cam kết liên quan
đến bảo hộ đầu tƣ nhƣ cơ chế giải quyết tranh chấp, nguyên tắc đối xử tối thiểu MST.
Trong đó, cơ chế giải quyết tranh chấp đƣợc quy định chi tiết theo các cấp độ: Nhà
nƣớc và Nhà nƣớc và Nhà đầu tƣ và Nhà nƣớc, đ c biệt cơ chế Nhà đầu tƣ với Nhà
nƣớc cho phép đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các nhà đầu tƣ khi tham gia thị trƣờng.
Quy trình giải quyết tranh chấp đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể đảm bảo tính minh
bạch, có hiệu quả.

Về việc đảm bảo không gian chính sách để thực hiện các biện pháp quản lý thận
trọng cho các nƣớc: TPP cho phép các nƣớc áp dụng các ngoại lệ cần thiết, tạo ra
không gian chính sách gồm các biện pháp thận trọng, các biện pháp bảo vệ an ninh
quốc gia, quyền lợi và thông tin cá nhân; chính sách về tỷ giá, tiền tệ nhằm đảm bảo
một môi trƣờng đầu tƣ ổn định, an toàn.
Bên cạnh đó, TPP ràng buộc nghĩa vụ các nƣớc thành viên phải tuân thủ nguyên tắc
“chỉ tiến không lùi” trong việc điều hành chính sách đối với các ngành dịch vụ, theo
đó nếu Việt Nam điều chỉnh, sửa đổi quy định pháp luật trong nƣớc theo hƣớng tự do
hóa hơn, thông thoáng hơn so với mức cam kết ban đầu thì sẽ tự động trở thành nghĩa
vụ ràng buộc, không đƣợc ban hành chính sách quay trở lại mức cam kết ban đầu. Bên
cạnh đó, các nƣớc TPP phải đảm bảo thực hiện các quy trình thủ tục cấp phép nhanh
chóng và thuận tiện, tuân thủ thời gian phê duyệt hồ sơ cấp phép cho các nhà đầu tƣ
nƣớc ngoài không quá 120 ngày.

Nhóm 7

Trang 6


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

Các cam kết trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán đƣợc kỳ vọng sẽ tạo điều kiện
thúc đẩy các cơ hội đầu tƣ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của thị trƣờng dịch vụ tài
chính ở Việt Nam.
4. Cam k t về lĩ

vực

u


Chƣơng cam kết về Hải quan bao gồm 12 Điều, trong đó quy định các cam kết về
nghiệp vụ chính nhƣ: Quy định về thời gian giải phóng hàng chuyển phát nhanh trong
vòng 6 tiếng; quy định về cơ chế ban hành xác định trƣớc đối với các lĩnh vực m số,
phƣơng pháp xác định trị giá và xuất xứ hàng hóa, cơ chế giám sát đối với xuất xứ
hàng hóa; quy định cụ thể về thời gian giải phóng hàng hóa trong vòng 48 tiếng khi
hàng hóa nhập cảnh hải quan và có cơ chế cho phép thông tin đƣợc xử lý bằng phƣơng
thức điện tử trƣớc khi hàng đến nhằm nhanh chóng giải phóng hàng; quy định quản lý
rủi ro... Riêng đối với quy định về trị giá tối thiểu vẫn thực hiện theo luật của quốc
gia.
Một vấn đề mà Hiệp định TPP tác động lớn đến công tác quản lý hải quan là quy
định cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong thủ tục kiểm tra và xác định xuất xứ cho
hàng hóa xuất nhập khẩu với thời gian chuyển đổi tối đa 10 năm. Cơ chế này cho phép
doanh nghiệp tự khai báo xuất xứ cho hàng hóa của mình thay cho cách thức quản lý
hiện tại là doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan hải quan giấy chứng nhận xuất xứ do
cơ quan có thẩm quyền của nƣớc xuất khẩu cấp. Điều này tạo thuận lợi tối đa cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu và đơn giản hóa thủ tục hải quan. Hiện nay trong khuôn
khổ ASEAN, Việt Nam đang tham gia thực hiện thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất
xứ là một bƣớc quan trọng chuẩn bị cho công tác triển khai sau này.
III.

Các cam kết thuế Nhập khẩu của các nƣớc dành cho Việt Nam.

Các nƣớc cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu dành cho hàng hóa của Việt Nam ngay
khi Hiệp định có hiệu lực khoảng từ 78-95% số dòng thuế và xóa bỏ hoàn toàn từ 97100% dòng thuế. Các m t hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế trong vòng 5-10
năm, trừ một số m t hàng nhạy cảm có lộ trình trên 10 năm ho c áp dụng biện pháp
Nhóm 7

Trang 7



Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

hạn ngạch thuế quan. Nhiều m t hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị trƣờng
TPP đƣợc hƣởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực ho c sau 3-5 năm
nhƣ nông sản, thủy sản, một số m t hàng dệt may, giày dép, đồ gỗ, hàng điện, điện tử,
cao su…
Hầu hết các nƣớc có biểu thuế áp dụng chung cho tất cả các nƣớc còn lại, trừ Hoa
Kỳ áp dụng riêng lộ trình giảm thuế với hàng hóa của từng thành viên TPP.
1. Cam k t của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ cam kết xóa bỏ gần 100% số dòng thuế, trừ một số sản phẩm đƣờng áp
dụng hạn ngạch thuế quan.
a)

Về ô

ệp

Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ ngay 55,4% số dòng thuế nông nghiệp (tƣơng đƣơng 97,7%
kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam đạt 0,95 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Các m t hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nhƣ gạo, mật ong, cà phê, chè, hạt tiêu,
điều, rau quả đều đƣợc xóa bỏ thuế ngay.
Vào năm thứ 10, tổng số dòng thuế nông nghiệp đƣợc xóa bỏ là 97,4%. Hoa kỳ
áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với 35 dòng thuế đƣờng và sản phẩm chứa đƣờng.
b)

Về cô

ệp (trừ dệt may)

85,6% tổng số dòng thuế công nghiệp đƣợc xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu

lực (74,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tƣơng đƣơng với 6 tỷ
USD). Vào năm thứ 10, Hoa Kỳ sẽ xóa bỏ xấp xỉ 100% số dòng thuế công nghiệp.
Thủy sản: Xóa bỏ ngay ho c vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực
(riêng cá ngừ chế biến xóa bỏ vào năm thứ 10).
Giày dép: 85% số dòng thuế giày dép đƣợc xóa bỏ ngay (tƣơng đƣơng 39,7%
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 1,15 tỷ USD), đồng thời 3,2% số
dòng thuế có kim ngạch lớn (58% kim ngạch xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD) Hoa Kỳ cam
kết giảm ngay từ 40% - 55% mức hiện hành và xóa bỏ hoàn toàn thuế suất vào năm
thứ 12.
Đồ gỗ, cao su, dây cáp điện: Xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu trừ lốp ô tô (xóa bỏ
thuế vào năm thứ 10) và 2 dòng thuế dây cáp điện (xóa bỏ thuế vào năm thứ 5).
Sản phẩm nhựa: 50% số dòng thuế đƣợc xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực,
còn lại xóa bỏ sau tối đa vào năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Điện, điện tử: khoảng 80% số dòng thuế sẽ đƣợc xóa bỏ ngay, một số m t hàng
còn lại đƣợc xóa bỏ vào năm thứ 3 đến năm thứ 5 và chỉ một số ít sản phẩm đƣợc xóa
bỏ vào năm thứ 10.

Nhóm 7

Trang 8


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

c)

Về dệt may

73,1% số dòng thuế (1182 dòng) đƣợc xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, chiếm 46,1% kim ngạch (tƣơng đƣơng 3,5 tỷ USD).

-

Thêm 7% số dòng thuế dệt may sẽ đƣợc xóa bỏ thuế vào năm thứ 5.

Ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện Hiệp định, 19,7% số dòng thuế có kim
ngạch lớn, chiếm tổng số 51,3% xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ
đƣợc giảm thuế suất từ 35-50% so với mức hiện hành và đƣợc xóa bỏ hoàn toàn vào
năm thứ 12 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
2. Cam k t của Ca-naCa-na-đa cam kết xóa bỏ ngay 94,9% số dòng thuế, tƣơng đƣơng 77,9% kim
ngạch nhập khẩu từ Việt Nam (0,88 tỷ USD) ngay khi Hiệp định có hiệu lực và tổng
số dòng thuế đƣợc xóa bỏ lên tới 96,3% số dòng thuế, tƣơng đƣơng với 93,4% kim
ngạch nhập khẩu từ Việt Nam vào năm thứ 4.
Ca-na-đa duy trì hạn ngạch thuế đối với 96 dòng thuế của 3 nhóm m t hàng: (i)
thịt gà; (ii) trứng và (iii) bơ sữa và sản phẩm bơ sữa.
Nông sản, điện, điện tử của Việt Nam đƣợc xóa bỏ phần lớn thuế quan ngay thời
điểm bắt đầu triển khai cam kết. M t hàng đồ nội thất, cao su sẽ đƣợc xóa bỏ hoàn
toàn ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực ho c vào năm thứ 5.
Các m t hàng dệt may sẽ đƣợc xóa bỏ 100% thuế vào năm thứ 4, trong đó 42,9%
kim ngạch xuất khẩu dệt may đƣợc hƣởng thuế 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Giày dép: Đa số xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực (chiếm 67% kim ngạch
xuất khẩu giày dép), 12% kim ngạch xuất khẩu sẽ xóa bỏ thuế vào năm thứ 7, 01 dòng
thuế có kim ngạch lớn (10,7% kim ngạch giày dép) sẽ đƣợc cắt giảm 75% so với mức
hiện hành và 09 dòng cam kết xóa bỏ vào năm thứ 12 (9,5% kim ngạch xuất khẩu giày
dép).
3. Cam k t của Nhật B n
Nhật Bản cam kết xóa bỏ ngay thuế nhập khẩu đối với 86% số dòng thuế (chiếm
93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản(tƣơng đƣơng 10,5 tỷ USD)
và vào năm thứ 11 xóa bỏ đối với khoảng 95,6% số dòng thuế.
Đối với nông sản từ Việt Nam, Nhật Bản không cam kết m t hàng gạo và áp
dụng hạn ngạch thuế quan ho c cắt giảm một phần ho c cam kết kèm theo các biện

pháp phòng vệ thƣơng mại đối với một số m t hàng nhạy cảm nhƣ thịt trâu bò, thịt
lợn, sữa, sản phẩm sữa, lúa mỳ, lúa gạo và các chế phẩm của chúng.
Nhiều m t hàng ƣu tiên của Việt Nam đƣợc rút ngắn đáng kể lộ trình so với cam
kết tại Hiệp định FTA Việt Nam – Nhật Bản nhƣ đa số m t hàng thủy sản có thế mạnh
Nhóm 7

Trang 9


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

của VN đƣợc hƣởng thuế suất 0% ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực nhƣ các m t
hàng cá ngừ vây vàng, cá ngừ sọc dƣa, cá kiếm, một số loài cá tuyết, surimi, tôm, cua
ghẹ.... Toàn bộ các dòng hàng thủy sản không cam kết xóa bỏ thuế trong FTA Việt
Nam – Nhật Bản sẽ đƣợc xóa bỏ trong TPP với lộ trình xóa bỏ vào năm thứ 6, năm
thứ 11 ho c năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
M t hàng rau quả, Nhật Bản cam kết mức thuế 0% vào năm thứ 3 ho c năm thứ
5 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
-

M t hàng mật ong: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 8.

M t hàng giày dép: 79,5 % kim ngạch xóa bỏ thuế vào năm thứ 10 và các m t
hàng còn lại (giày da) sẽ xóa bỏ thuế suất vào năm thứ 16.
-

M t hàng vali, túi xách bằng da: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 16.

Dệt may: 98,8% số dòng thuế sẽ xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực,
tƣơng đƣơng 97,2% kim ngạch xuất khẩu m t hàng này của Việt Nam sang Nhật Bản.

Những m t hàng còn lại sẽ có lộ trình xóa bỏ thuế vào năm thứ 10.

4. Cam k t củ Mê-xi-cô
Tại thời điểm bắt đầu thực thi cam kết, tổng số 77,2% số dòng thuế sẽ đƣợc xóa bỏ
thuế ngay (chiếm 36,5% kim ngạch XK của Việt Nam sang Mê-xi-cô, tƣơng ứng với
282 triệu USD). Vào năm thứ 10, 98% số dòng thuế sẽ đƣợc xóa bỏ thuế nhập khẩu,
tƣơng ứng với 440 triệu USD. Mê-xi-cô không cam kết xóa bỏ thuế đối với m t hàng
đƣờng và áp dụng hạn ngạch thuế đối với sữa kem và sản phẩm dầu cọ.
Thủy sản: Cá tra, basa, xóa bỏ thuế vào năm thứ 3 kể từ khi Hiệp định có hiệu
lực; Tôm đông lạnh xóa bỏ vào năm thứ 13; Tôm chế biến xóa bỏ vào năm thứ 12. Cá
ngừ chế biến xóa bỏ thuế vào năm thứ 16, trong đó giữ nguyên mức thuế cơ sở trong 5
năm đầu tiên rồi giảm dần về 0%.
Gạo: Thóc, gạo lứt và gạo tấm xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực; các
m t hàng gạo xay xát sẽ giảm về 0% vào năm thứ 10.
-

Dệt may: Xóa bỏ thuế theo lộ trình và tối đa vào năm thứ 16.

-

Giày dép: Xóa bỏ thuế theo lộ trình và tối đa vào năm thứ 13.

-

Túi xách: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 10.

Cà phê: Xóa bỏ thuế cà phê hạt Robusta vào năm thứ 16, cà phê hạt Arabica và
cà phê chế biến giảm mức thuế suất 50% so với mức thuế hiện hành vào năm thứ 5 và
năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
-


Gạo: Xóa bỏ thuế vào năm thứ 11.

Nhóm 7

Trang 10


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

5. Cam k t củ Pê-ru
Pê-ru cam kết xóa bỏ tới 80,7% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tƣơng
đƣơng 62,1% kim ngạch nhập khẩu từ VN (15,6 triệu USD) và sẽ xóa bỏ thuế quan
đối với 99,4% tổng số dòng thuế vào năm thứ 17. Pê-ru duy trì thuế theo biến động
giá đối với 47 dòng thuế gồm sữa, ngô, gạo, đƣờng.
Các m t hàng nông sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam nhƣ điều, chè, tiêu,
rau quả, một số loại cà phê đều đƣợc xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Nhóm m t hàng dệt may, giày dép lại có lộ trình cắt giảm dài, xóa bỏ thuế nhập khẩu
vào năm thứ 10 đến năm thứ 16 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
6. Cam k t củ Úc
Tổng số 93% số dòng thuế của Úc, tƣơng đƣơng 95,8% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang thị trƣờng này (2,9 tỷ USD) sẽ đƣợc xóa bỏ thuế ngay khi thực hiện
Hiệp định. Các sản phẩm còn lại sẽ đƣợc xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng
tối đa vào năm thứ 4.
7. Cam k t của Niu-di-lâ
Niu-di-lân sẽ xóa bỏ 94,6% số dòng thuế cho Việt Nam ngay khi Hiệp định có hiệu
lực, tƣơng đƣơng 69% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này (101
triệu USD). Vào năm thứ 7 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, các dòng thuế còn lại
sẽ dần đƣợc xóa bỏ hoàn toàn.
8. Cam k t của Sing-ga-po

Sing-ga-po xóa bỏ hoàn toàn thuế quan đối với tất cả các m t hàng ngay khi thực
hiện Hiệp định.
9. Cam k t của Ma-lai-xi-a
Ma-lai-xi-a cam kết xóa bỏ ngay đối với 84,7% số dòng thuế khi Hiệp định có
hiệu lực và xóa bỏ dần có lộ trình đối với các dòng thuế còn lại. Vào năm thứ 11, tổng
số dòng hàng cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu của Ma-lai-xi-a lên tới 99,9%. Ma-layxi-a áp dụng hạn ngạch thuế đối với 15 dòng thuế trứng gia cầm, thịt gà, thịt lợn và
thịt bò.
10. Cam k t của Chi-lê
Chi - lê cam kết xóa bỏ đối với 95,1% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực,
tƣơng đƣơng 60,2% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Chi-lê (76 triệu USD).
Vào năm thứ 8, Chi-lê sẽ xóa bỏ 99,9% số dòng thuế, tƣơng ứng với 100% kim ngạch
nhập khẩu từ Việt Nam.

Nhóm 7

Trang 11


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

Các m t hàng nông sản, thủy sản có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đều đƣợc
xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Giày dép, cao su sẽ đƣợc xóa bỏ thuế theo
lộ trình tối đa vào năm thứ 4. M t hàng dệt may sẽ đƣợc xóa bỏ tối đa vào năm thứ 8.
11. Cam k t của Bru- ây
Ngay tại thời điểm bắt đầu thực hiện Hiệp định, Bru-nây sẽ xóa bỏ 92% số dòng
thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (tƣơng đƣơng 7639 dòng) và sẽ xóa bỏ
tới 99,9% vào năm thứ 7 và sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu vào năm thứ 11.
C. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI VIỆT NAM.
I.


Lợi ích

Cho đến nay, hầu hết các phân tích đều có xu hƣớng đồng tình rằng Việt Nam sẽ
đƣợc hƣởng lợi đáng kể từ TPP (ví dụ, xem Bloomberg, 2015; Eurasia Group, 2015;
Petri, Plummer, & Zhai, 2012; Voice of America, 2015; Wall Street Journal, 2015).
Một số thậm chí còn cho rằng Việt Nam có thể nổi lên thành “ngƣời hƣởng lợi lớn
nhất” trong số các nƣớc thành viên TPP (Bloomberg, 2015). Ví dụ, các chuyên gia của
Ngân hàng Thế giới ƣớc tính đến năm 2030 TPP sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng
khoảng 8% (Voice of America, 2015). Trong khi đó, h ng nghiên cứu Eurasia Group
tuyên bố rằng đến năm 2025 GDP của Việt Nam sẽ tăng thêm 11%, tƣơng đƣơng 36
tỷ USD, so với khi không có hiệp định thƣơng mại này (Eurasia Group, 2015, tr. 8).
Dựa trên phân tích của các “chuyên gia kinh tế độc lập,” Bộ Công Thƣơng cũng tuyên
bố rằng TPP có thể giúp GDP của Việt Nam tăng thêm 33,5 tỷ USD và xuất khẩu tăng
thêm 68 tỷ USD trong vòng một thập niên (Bộ Công Thƣơng, 2015, tr. 9–10).
1.

N

c c lợ íc

 Lợ íc t u
à
)

u

t

c từ thị trườ


( ối vớ t ươ

ước

à (c c ước ố t c TPP)

i

Lợi ích này đƣợc suy đoán là sẽ có đƣợc
khi hàng hóa Việt Nam đƣợc tiếp cận các thị
trƣờng này với mức thuế quan thấp ho c
bằng 0. Nhƣ vậy lợi ích này chỉ thực tế nếu
hàng hóa Việt Nam đang phải chịu mức thuế
quan cao ở các thị trƣờng này và thuế quan
là vấn đề duy nhất cản trở sức cạnh tranh
của hàng hóa Việt Nam trên các thị trƣờng
này.
Là một nền kinh tế định hƣớng xuất khẩu, việc chúng ta có thể tiếp cận các thị
trƣờng lớn nhƣ Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 ho c thấp nhƣ vậy sẽ mang lại một
lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành
hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn ngƣời lao động hoạt
Nhóm 7

Trang 12


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những
nhóm m t hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ nhƣ dệt may, giày

dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm m t hàng khác hiện chƣa có kim ngạch
đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không
chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn đƣợc nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tƣơng lai.
Tuy nhiên, lợi ích này cần đƣợc đánh giá một cách chừng mực hơn, đ c biệt khi
quyết định đánh đổi quyền tiếp cận thị trƣờng Việt Nam của hàng hóa nƣớc ngoài để
có đƣợc những lợi ích này. Cụ thể:
- Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất cả. Ví dụ đối với Hoa Kỳ,
hàng thủy sản chƣa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh vực xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
sang thị trƣờng này) thực tế đ đang đƣợc hƣởng mức thuế suất gần bằng 0, vì vậy có
TPP hay không cũng không quan trọng. Cũng nhƣ vậy, dù rằng tƣơng lai không hẳn
chắc chắn nhƣng một số m t hàng có thể đƣợc Hoa Kỳ xem xét cho hƣởng hệ thống
ƣu đ i phổ cập GSP “miễn phí” nếu chúng ta có nỗ lực vận động tốt mà không cần
TPP với những cái giá phải trả có thể lớn (bằng việc mở cửa thị trƣờng nội địa cũng
nhƣ những ràng buộc khác). Đối với các ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuế quan là
không đáng kể (ho c không có). Tình trạng tƣơng tự với một số thị trƣờng khác (ví dụ
Úc, New Zealand, Peru hiện đ áp dụng mức thuế 0% cho các sản phẩm thủy sản nhƣ
cá, tôm, cua… của Việt Nam).
- Đối với những m t hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất khẩu với giá cạnh tranh
là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da giày), những rào cản dƣới dạng quy định kỹ
thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ thƣơng mại với quy chế nền kinh tế phi thị
trƣờng mà Hoa Kỳ thực hiện rất có thể sẽ vô hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan.
Cũng nhƣ vậy những điều kiện ng t nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng
có thể khiến hàng hóa Việt Nam không tận dụng đƣợc lợi ích từ việc giảm thuế trong
TPP.
 Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trƣờng nƣớc đối tác TPP
(đ c biệt là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét tất cả các yếu tố. Và nếu bất kỳ
yếu tố nào trong số những rào cản đối với hàng xuất khẩu không đƣợc cải thiện thì lợi
ích thuế quan từ TPP sẽ bị giảm sút, thậm chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi
ích từ thuế quan có thể bị vô hiệu hóa hoàn toàn. Phƣơng án đàm phán về thuế quan vì
vậy cần phải lƣu ý đến tất cả những yếu tố này.

 Lợ íc t p cận thị trườ

( ối vớ t ươ

à

, dịch vụ và ầu tư)

 Thƣơng mại hàng hóa
Một ý nghĩa quan trọng của TPP đối với Việt Nam có thể là sự tham gia sâu hơn
của đất nƣớc vào mạng lƣới sản xuất khu vực/toàn cầu. Các khoản đầu tƣ của các tập
đoàn đa quốc gia đƣợc mong đợi sẽ chuyển từ các nƣớc ngoài TPP vào Việt Nam có
thể giúp cải thiện vị trí của đất nƣớc trong mạng lƣới bằng cách mở rộng nền tảng sản
xuất và tạo điều kiện cho việc thành lập các cụm công nghiệp, đ c biệt là trong các
Nhóm 7

Trang 13


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

ngành công nghiệp mà Việt Nam có lợi thế so sánh nhƣ dệt may. Tuy nhiên, tác động
này có thể bị hạn chế nếu Việt Nam không hành động đủ nhanh để thu hút các khoản
đầu tƣ trƣớc và trong trƣờng hợp TPP đƣợc mở rộng sang các nƣớc khác, đ c biệt là
sang các đối thủ cạnh tranh FDI của Việt Nam (nhƣ Thái Lan, Indonesia, Philippines,
hay thậm chí cả Trung Quốc).
Dệt may nói chung đƣợc coi là ngành đƣợc hƣởng lợi lớn nhất do vị trí vững vàng
của ngành trong chuỗi cung ứng toàn cầu và chi phí lao động tƣơng đối thấp của Việt
Nam. Các quan chức của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) ƣớc tính rằng một khi
TPP có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của ngành này có thể tăng gấp đôi (Viet Nam

News, 2015). Do cứ 1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may tăng thêm sẽ tạo ra
khoảng 250.000 việc làm các loại (Bộ Công Thƣơng, 2015, tr. 10), TPP sẽ là một
công cụ cần thiết cho Việt Nam để giải quyết vấn đề thất nghiệp, từ đó tránh đƣợc bất
ổn x hội. Ngành da giày nhiều khả năng sẽ đóng vai trò tƣơng tự do cũng đƣợc kỳ
vọng là sẽ đƣợc hƣởng lợi đáng kể từ TPP.
 Dịch vụ
Về lý thuyết Việt Nam sẽ đƣợc tiếp cận thị trƣờng dịch vụ của các nƣớc đối tác
thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện hơn. Tuy vậy trên thực tế dịch vụ của
Việt Nam hầu nhƣ chƣa có đầu tƣ đáng kể ở nƣớc ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ
của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Trong tƣơng lai, tình hình này có thể
thay đổi đôi chút (với những nỗ lực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tƣ viễn thông
hay một số lĩnh vực dịch vụ khác) tuy nhiên khả năng này tƣơng đối nhỏ.
Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tƣơng đối rộng về dịch vụ của các đối tác quan
trọng trong TPP nhƣ hiện nay, lợi ích này có thể không có ý nghĩa (bởi có hay không
có TPP thì thị trƣờng dịch vụ của họ cũng đ mở sẵn rồi). Đây cũng chính là lý do
nhiều ý kiến cho rằng các nƣớc phát triển sẽ đƣợc lợi về dịch vụ trong TPP trong khi
những nƣớc nhƣ Việt Nam hầu nhƣ không hƣởng lợi gì từ việc này.)
 Đầu tƣ
TPP cũng yêu cầu các thành viên phải áp dụng chính sách và bảo hộ đầu tƣ không
phân biệt, trong khi cho phép các chính phủ thành viên có dƣ địa để theo đuổi các mục
tiêu chính sách công chính đáng. Do FDI đóng vai trò là một trụ cột trong chiến lƣợc
phát triển đất nƣớc, chính phủ Việt Nam đ nỗ lực rất lớn trong những năm gần đây để
cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, từ nâng cấp cơ sở hạ tầng tới cải cách hành chính và cải
thiện khuôn khổ pháp lý. Một dấu hiệu rõ ràng của điều này là Luật Đầu tƣ năm 2014,
đƣợc ban hành nhằm đơn giản hóa quá trình đầu tƣ, giảm thiểu sự mù mờ, và tạo ra
môi trƣờng bình đẳng hơn cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài so với các nhà đầu tƣ trong
nƣớc. Với những nỗ lực của nhà nƣớc Việt Nam và tiềm năng của TPP trong việc giúp
mở rộng xuất khẩu, nhiều khả năng hiệp định thƣơng mại này sẽ tạo ra một dòng vốn
FDI lớn chảy vào trong nƣớc một khi nó có hiệu lực.
 Chiến lƣợc và chính sách đối ngoại

Nhóm 7

Trang 14


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

TPP là hiệp định thƣơng mại đa phƣơng đầu tiên ngoài khuôn khổ ASEAN mà Việt
Nam tham gia với tƣ cách thành viên sáng lập và tham gia vào quá trình soạn thảo luật
chơi. Do đó, TPP sẽ có vai trò là một bƣớc ngo t khác trong quá trình hội nhập quốc
tế của Việt Nam. Bằng cách gắn Việt Nam sâu hơn vào mạng lƣới thƣơng mại và sản
xuất khu vực, hiệp định cũng sẽ giúp Việt Nam trở thành một đối tác kinh tế và chiến
lƣợc quan trọng đối với các nƣớc thành viên. Dần dần, an ninh và sự thịnh vƣợng của
Việt Nam sẽ trở thành một vấn đề quan tâm chung của khu vực. Theo nghĩa đó, nếu
có thể giúp Việt Nam mở rộng ngoại thƣơng và thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài nhiều hơn,
TPP sẽ trở thành một công cụ chiến lƣợc để nƣớc này thúc đẩy không chỉ sự thịnh
vƣợng mà còn cả an ninh quốc gia của mình.
Cũng cần lƣu ý rằng TPP là một sáng kiến do Mỹ dẫn đầu. Do đó, tham gia vào
TPP sẽ giúp tăng cƣờng hơn nữa quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ. Điều này là đ c
biệt quan trọng nếu xét tới những nỗ lực gần đây của Việt Nam nhằm thúc đẩy quan
hệ ch t chẽ hơn với Mỹ cũng nhƣ với các cƣờng quốc khu vực khác, trong đó có Nhật
Bản (một thành viên TPP khác), để đối trọng với Trung Quốc trên Biển Đông. Nhƣ sự
gia tăng đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành vật liệu dệt may của Việt Nam gần đây đ
chứng minh, TPP cũng sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc về
nhập khẩu nguyên liệu. Do đó, nếu TPP có hiệu lực, tuy Trung Quốc có thể vẫn còn là
đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam trong tƣơng lai gần, tầm quan trọng tƣơng đối
của nƣớc này với Việt Nam sẽ suy giảm do quan hệ kinh tế giữa Hà Nội và
Washington đang ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Ảnh hƣởng kinh tế của Trung Quốc
đối với Việt Nam theo đó cũng sẽ suy giảm, tạo cho Việt Nam một vị thế chiến lƣợc
tốt hơn trong tƣơng quan với láng giềng phƣơng Bắc.

2. N

c c lợ íc

t

c ược t i thị trường n

ịa (Việt Nam)

- Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nƣớc TPP: Ngƣời tiêu dùng và
các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nƣớc này làm nguyên liệu
đầu vào sẽ đƣợc hƣởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt
và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này.)
- Lợi ích từ những khoản đầu tƣ, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các nƣớc đối tác TPP:
Đó là một môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh hơn, mang lại dịch vụ giá rẻ hơn, chất
lƣợng tốt hơn cho ngƣời tiêu dùng, những công nghệ và phƣơng thức quản lý mới cho
đối tác Việt Nam và một sức ép để cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội
địa.
- Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng những đòi hỏi
chung của TPP:
+ Các doanh nghiệp nhà nƣớc:
Các doanh nghiệp nhà nƣớc có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Ví
dụ, trong năm 2013, m c dù chỉ chiếm 0,9% tổng số doanh nghiệp và sử dụng 13,5%
lực lƣợng lao động, doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 32,2% GDP của Việt Nam và
Nhóm 7

Trang 15



Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

40,4% tổng đầu tƣ hàng năm của cả nƣớc (Tổng cục Thống kê, 2015, tr. 62, 75–78,
103).
Về cơ bản, TPP quy định rằng doanh nghiệp nhà nƣớc hay đơn vị độc quyền của
các nƣớc thành viên sẽ phải hoạt động dựa trên các nguyên tắc thị trƣờng, trừ khi điều
này cản trở nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công của nhà nƣớc. Các doanh nghiệp nhà
nƣớc sẽ không đƣợc phân biệt đối xử với các doanh nghiệp, đầu tƣ, hàng hóa, và dịch
vụ của các nƣớc thành viên khác. Theo hiệp định, các nƣớc thành viên cũng phải minh
bạch hóa hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc bằng cách cung cấp thông tin có
liên quan, chẳng hạn nhƣ tỷ trọng của nhà nƣớc trong cơ cấu sở hữu và báo cáo tài
chính đ kiểm toán của các doanh nghiệp này. Các nƣớc thành viên cũng không đƣợc
phép cung cấp cho doanh nghiệp nhà nƣớc các khoản trợ cấp ho c hỗ trợ phi thƣơng
mại có thể có tác động bất lợi đối với doanh nghiệp của các nƣớc thành viên khác.
Về vấn đề này, Việt Nam đ đệ trình bảo lƣu đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc có
liên quan đến quốc phòng và an ninh quốc gia. Đối với các doanh nghiệp nhà nƣớc
bình thƣờng, Việt Nam đ cam kết sẽ đảm bảo để các doanh nghiệp này cạnh tranh
đầy đủ và bình đẳng với các doanh nghiệp tƣ nhân và doanh nghiệp nƣớc ngoài. Tuy
nhiên, Việt Nam vẫn có thể cung cấp sự hỗ trợ nhất định cho các doanh nghiệp nhà
nƣớc, nhƣng không đến mức có thể tạo ra tác động tiêu cực đối với các công ty của
các nƣớc thành viên còn lại.
Do đó, TPP cung cấp cho Việt Nam một động lực quan trọng để đẩy mạnh cải cách
doanh nghiệp nhà nƣớc, đ c biệt là việc cổ phần hoá các doanh nghiệp này. M c dù
cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc đ trở thành một trong ba trụ cột chính của quá trình
tái cơ cấu nền kinh tế Việt Nam kể từ năm 2012, tiến độ của nó trên thực tế lại chậm
hơn dự kiến do các điều kiện thị trƣờng không thuận lợi cũng nhƣ do sự phản kháng
của một số nhà quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc nhất định.[13] Tuy nhiên, chính phủ
gần đây đ tăng cƣờng những nỗ lực này và thực hiện nhiều biện pháp khác nhau, nhƣ
mở cửa cho cạnh tranh trong một số ngành trƣớc nay đƣợc độc quyền bởi các doanh
nghiệp nhà nƣớc (ví dụ nhƣ phân phối than, điện, và xăng dầu); nới rộng cổ phần sở

hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp cổ phần hóa; và kỷ luật những
cán bộ quản lý không đáp ứng tiến độ cổ phần hóa đƣợc đ t ra. Những bƣớc phát triển
này cho thấy chính phủ Việt Nam đang điều chỉnh chính sách doanh nghiệp nhà nƣớc
của mình theo hƣớng các cam kết TPP, điều có thể giúp cải thiện hiệu suất của các
doanh nghiệp nhà nƣớc cũng nhƣ của cả nền kinh tế trong dài hạn.
TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết về những vấn đề xuyên suốt nhƣ sự hài
hòa giữa các quy định pháp luật, tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa, chuỗi cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài và
xuyên suốt các khía cạnh của đời sống kinh tế - x hội, đ c biệt có ý nghĩa đối với
nhóm doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và do đó là rất
đáng kể.
+ Chính trị:

Nhóm 7

Trang 16


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

Do Việt Nam đang theo đuổi các cải cách kinh tế tự do hơn, những ngƣời lạc quan
sẽ có lý do để ấp ủ hy vọng rằng một ngày nào đó tự do hóa kinh tế sẽ dẫn đến dân
chủ hóa chính trị. Tuy nhiên, điều này có vẻ là một kịch bản xa vời do các tác động
dân chủ hóa cần nhiều thời gian để tích tụ cũng nhƣ do các chiến lƣợc duy trì quyền
lực hiệu quả của Đảng dù cả nƣớc đ đi trên con đƣờng tự do hóa kinh tế trong suốt
30 năm qua.
Một lý do phù hợp hơn để lạc quan về tác động chính trị của TPP đối với Việt Nam
có lẽ là việc ĐCSVN sẵn lòng tuân thủ các quy định lao động của TPP. Cụ thể, TPP
quy định rằng các nƣớc thành viên sẽ phải bảo vệ các quyền lao động cơ bản, đ c biệt
là quyền đƣợc có công đoàn độc lập và quyền thƣơng lƣợng tập thể của ngƣời lao

động. Các tiền lệ lịch sử, chẳng hạn nhƣ phong trào Đoàn kết ở Ba Lan, đ cho thấy
các công đoàn lao động độc lập có thể phát triển thành những lực lƣợng chính trị có
ảnh hƣởng, giúp mang lại những sự thay đổi chính trị lớn. Điều này có vẻ sẽ không
diễn ra ở Việt Nam do một số lý do.
Thứ nhất, các quy định về lao động của TPP thực ra đƣợc rút ra từ Tuyên bố năm
1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế. Do là thành viên của tổ chức này, việc Việt Nam
đồng ý tuân thủ các quy định về lao động của TPP chỉ là sự tái khẳng định các cam kết
cũ và không đồng nghĩa với một sự nhƣợng bộ mới của Đảng theo hƣớng tự do hóa
chính trị. Thứ hai, m c dù về dài hạn, quyền thành lập công đoàn độc lập có thể đƣợc
sử dụng bởi một số lực lƣợng để vận động thay đổi chính trị, ĐCSVN rất có thể sẽ
đảm bảo rằng bất kỳ công đoàn lao động nào đƣợc thành lập cũng sẽ chỉ là để phục vụ
cho mục đích kinh tế, tức là bảo vệ quyền lợi và phúc lợi kinh tế của ngƣời lao động.
Về vấn đề này, Đảng và bộ máy an ninh của mình có thể sẽ xây dựng một số chiến
thuật nhất định để giới hạn một cách “hợp pháp” phạm vi của các công đoàn độc lập
và để ngăn chúng khỏi bị lợi dụng về m t chính trị.
Nói cách khác, thay vì cho thấy một sự nới lỏng kiểm soát chính trị thực sự, việc
Việt Nam cam kết bảo vệ quyền của ngƣời lao động theo quy định của TPP là một lựa
chọn duy lý của Đảng cho các mục đích khác. Tự nhận mình là “đội tiên phong của
giai cấp công nhân,” ĐCSVN có rất ít lý do để phản đối các quy định về lao động của
TPP vốn đƣợc cho là để bảo vệ quyền lợi và phúc lợi của ngƣời lao động. Do đó, việc
chấp nhận những quy định này sẽ góp phần bổ sung vào tính chính danh chính trị của
Đảng trong khi cho phép các nhà đàm phán Việt Nam có cơ sở để đòi hỏi nhƣợng bộ
trong các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, TPP có khả năng sẽ gây ảnh hƣởng đến quỹ đạo chính trị của Việt Nam
trong dài hạn nếu một số điều kiện nhất định đƣợc đáp ứng. Thứ nhất, việc thực hiện
TPP phải giúp đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của Việt Nam và tiếp tục mở rộng tầng
lớp trung lƣu, từ đó đ t nền móng cho một quá trình chuyển đổi dân chủ. Thứ hai, do
những áp lực cạnh tranh từ TPP, bản thân ĐCSVN có thể nhận ra sự cần thiết phải
thực hiện những cải cách chính trị có ý nghĩa để giải phóng tiềm năng kinh tế của đất
nƣớc khỏi những ràng buộc về chính trị và thể chế bắt nguồn từ chế độ độc đảng của

mình. Ví dụ, tại Đại hội XII của Đảng vào đầu năm tới, nhiều khả năng TPP sẽ đƣợc
Nhóm 7

Trang 17


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

nêu bật nhƣ một cơ hội cho Việt Nam, và tạo cơ sở cho các nhà cải cách kêu gọi tiến
hành cải cách kinh tế cũng nhƣ chính trị hơn nữa để giúp đất nƣớc tận dụng tối đa cơ
hội từ hiệp định. Cuối cùng, ý nghĩa chính trị của TPP sẽ chỉ trở nên rõ ràng nếu có
những cơ chế đảm bảo thực hiện hiệp định một cách đầy đủ và hiệu quả, đ c biệt là
đối với các quy định về lao động. Đồng thời, x hội dân sự Việt Nam cũng cần phát
triển song song để tận dụng lợi thế của sự mở cửa hạn chế mà hiệp định mang lại
nhằm thúc đẩy những cải cách chính trị rộng lớn hơn.
- Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trƣờng mua sắm công: M c dù mức độ mở cửa
đối với thị trƣờng mua sắm công trong khuôn khổ TPP chƣa đƣợc xác định cụ thể
nhƣng nhiều khả năng các nội dung trong Hiệp định về mua sắm công trong WTO sẽ
đƣợc áp dụng cho TPP, và nếu điều này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam có đƣợc từ
điều này sẽ là triển vọng minh bạch hóa thị trƣờng quan trọng này – TPP vì thế có thể
là một động lực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng mua sắm công và
hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện nay.
-

Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi trƣờng

TPP có tiêu chuẩn cao về bảo hộ sở hữu trí tuệ, bao gồm quy định phải thực hiện thủ
tục tố tụng và chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm tài sản trí tuệ quy mô thƣơng
mại, điều đƣợc coi là nghiêm ng t hơn các quy định trong khuôn khổ WTO. Việc thực
thi các quy định nhƣ vậy sẽ làm tăng gánh n ng chi phí cho doanh nghiệp Việt Nam,

đ c biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nơi mà việc sử dụng các phần mềm vi phạm
bản quyền vẫn còn phổ biến. Tuy nhiên, trong dài hạn, việc bảo hộ tài sản trí tuệ tốt
hơn đƣợc kỳ vọng là sẽ giúp các doanh nghiệp có động lực mạnh mẽ hơn để đầu tƣ
vào các ngành công nghiệp sáng tạo mà Việt Nam đang tìm cách phát triển.
Một mối quan tâm lớn khác liên quan đến các quy định của TPP về sở hữu trí tuệ là
liệu chúng có gây hạn chế cho các chƣơng trình y tế công cộng của Việt Nam, ví dụ
nhƣ chiến dịch chống HIV/AIDS, do chi phí thuốc dự kiến tăng ho c khó tiếp cận hơn
hay không. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thƣơng, dù đồng ý với các tiêu chuẩn chung của
TPP, Việt Nam sẽ có một “lộ trình” thực hiện phù hợp với “trình độ phát triển và năng
lực thực thi” của mình (Bộ Công Thƣơng, 2015, tr. 8). Điều này ngụ ý rằng Việt Nam
có thể đƣợc hƣởng một số linh hoạt trong vấn đề này, bao gồm cả sự hỗ trợ từ các
thành viên TPP khác.
Về bảo vệ môi trƣờng, TPP có thể có một số tác động đối với một số doanh nghiệp
nhất định trong ngành đánh cá và khai thác gỗ/đồ nội thất. Một số hoạt động đánh bắt
bất hợp pháp và không bền vững vốn phổ biến với các đội tàu đánh cá tƣ nhân nhỏ sẽ
bị loại bỏ, trong khi các doanh nghiệp đồ nội thất đƣợc khuyến cáo là nên từ bỏ các
nguồn nguyên liệu gỗ và các vật liệu liên quan tuy rẻ nhƣng bất hợp pháp. Tuy nhiên,
những tác động này là không chắc chắn do chúng còn phụ thuộc vào khả năng thực thi
trong bối cảnh Việt Nam là nơi nhiều hành vi vi phạm thƣờng vẫn còn diễn ra và
không bị trừng phạt bất chấp hệ thống luật lệ và quy định phong phú.

Nhóm 7

Trang 18


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

M c dù về cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề này có thể gây khó khăn cho Việt
Nam (đ c biệt là chi phí tổ chức thực hiện của Nhà nƣớc và chi phí tuân thủ của doanh

nghiệp) nhƣng xét một cách kỹ lƣỡng một số tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về môi
trƣờng) sẽ là cơ hội tốt để Việt Nam làm tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trƣờng (đ c biệt
trong đầu tƣ từ các nƣớc đối tác TPP) và bảo vệ ngƣời lao động nội địa.
Bất lợi tiềm tàng

II.

1. “Mất” ở thị trường n

ịa

Bất lợi ở thị trƣờng nội địa khi Việt Nam thực hiện TPP có thể đƣợc thể hiện ở các
hình thức sau:
-

Bất lợi từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nƣớc đối tác TPP:

Việt Nam hiện vẫn còn là thị trƣờng tƣơng đối đóng với nhiều nhóm m t hàng còn
giữ mức thuế MFN khá cao (và với lộ trình mở cửa dài hơi). Vì thế việc phải cam kết
giảm thuế đối với phần lớn các nhóm m t hàng từ các nƣớc đối tác TPP dự kiến sẽ
gây ra hai bất lợi trực tiếp, bao gồm giảm nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu và
cạnh tranh trong nƣớc gay gắt hơn.
Thứ nhất, việc giảm thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sau khi thực hiện TPP là hệ
quả chắc chắn và trực tiếp. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng lƣợng thất thu từ thuế
nhập khẩu của Việt Nam từ các đối tác TPP không thật sự lớn so với hiện trạng (do
phần lớn các đối tác trong TPP đ có FTA với Việt Nam và do đó chúng ta đ và sẽ
phải cắt giảm thuế theo các FTA này mà không phải chờ đến TPP). Và do đó tác động
bất lợi này không phải là quá nghiêm trọng.
Thứ hai, giảm thuế quan có thể khiến luồng hàng nhập khẩu từ các nƣớc TPP vào
Việt Nam gia tăng, với giá cả cạnh tranh hơn. Hệ quả tất yếu là thị phần hàng hóa liên

quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh hƣởng và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn. Đây là thực tế đ
từng xảy ra khi chúng ta thực hiện các FTA đ ký mà đ c biệt là ACFTA với Trung
Quốc. Nguy cơ này đ c biệt nguy hiểm đối với nhóm hàng nông sản, vốn gắn liền với
nhóm đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong hội nhập là nông dân và nông thôn. Tuy vậy,
các ý kiến lạc quan lại cho rằng trong trƣờng hợp cụ thể của TPP, cái “mất” này có thể
không phải là quá nghiêm trọng, ví dụ với đối tác Hoa Kỳ, hàng hóa của Hoa Kỳ có
phân khúc và khách hàng khác với hàng hóa tƣơng tự của Việt Nam, vì vậy đối với
một số ngành, cạnh tranh đến từ hàng hóa Hoa Kỳ sẽ không quá nguy hiểm. Theo
cách hiểu này, thị phần nội địa có thể sẽ bị phân chia lại sau TPP, nhƣng là giữa các
đối thủ Hoa Kỳ với những đối thủ nƣớc ngoài khác trên thị trƣờng Việt Nam chứ
không phải là với các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, cạnh tranh trong thị trƣờng
hàng hóa nội địa cũng là sức ép tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tự thích nghi, điều
chỉnh, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
-

Bất lợi từ việc mở cửa các thị trƣờng dịch vụ

Nhóm 7

Trang 19


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

Dịch vụ là mảng hoạt động thƣơng mại mà mức độ mở cửa thị trƣờng của Việt
Nam là hạn chế và dè d t nhất. So với cách thức đàm phán chọn-cho của WTO,
phƣơng pháp chọn-bỏ dự kiến trong đàm phán TPP sẽ khiến cho bức tranh mở cửa
dịch vụ của Việt Nam đối với các đối tác TPP thay đổi mạnh mẽ. Đây cũng chính là
điểm đƣợc suy đoán là sẽ tạo ra bất lợi lớn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia
TPP. Với TPP, sự tham gia mạnh mẽ và tự do hơn của các nhà cung cấp có tiềm lực

lớn, có kinh nghiệm lâu năm, có ƣu thế về dịch vụ trên thế giới (đ c biệt là các nhà
cung cấp dịch vụ Hoa Kỳ) có thể khiến cho các đơn vị cung cấp dịch vụ của Việt Nam
g p khó khăn nghiêm trọng.
Tuy nhiên, kịch bản thực tế có thể không toàn bất lợi nhƣ vậy. Cụ thể cạnh tranh có
thể là động lực để các doanh nghiệp tự đổi mới và nâng cao năng lực để phát triển tốt
hơn. Cạnh tranh cũng giúp xóa những đơn vị sản xuất yếu kém, không thích hợp với
tình hình mới (đây cũng là điều nên xảy ra, dù rằng Việt Nam chƣa quen với tình
trạng phá sản của các doanh nghiệp yếu kém). Ngoài ra, không thể không nhắc tới
những khả năng hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và đối tác từ TPP để cùng phát
triển. Mở cửa thị trƣờng cũng là cơ hội để thu hút đầu tƣ vào các ngành dịch vụ, đ c
biệt các ngành cần vốn và công nghệ quản lý cao. Đây có thể là cơ sở để phát triển
nhiều ngành dịch vụ ở Việt Nam trong tƣơng lai.
Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao về môi trƣờng, lao động, cạnh
tranh… và các ràng buộc mang tính thủ tục khi ban hành các quy định liên quan
đến rào cản kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ...
Các kết quả đàm phán FTA của Hoa Kỳ trong giai đoạn gần đây cho thấy nƣớc này
nhấn mạnh việc tuân thủ các yêu cầu cao về môi trƣờng (theo một danh mục tƣơng đối
dài các công ƣớc quốc tế về môi trƣờng), lao động (tiêu chuẩn ILO) hay các ràng buộc
nhiều hơn về m t thủ tục khi ban hành hay thực thi các quy định về cạnh tranh, phòng
vệ thƣơng mại, TBT, SPS (theo hƣớng tăng cƣờng thủ tục tham vấn trao đổi trƣớc khi
ban hành quy định/biện pháp, quyền tiếp cận tƣ pháp để giải quyết vƣớng mắc…)…
Các đối tác phát triển nhƣ Úc, New Zealand khá quan tâm đến các vấn đề này. Hiệp
định P4 (tiền thân của TPP) cũng bao gồm các quy định liên quan. Vì vậy khả năng
TPP tƣơng lai có thể bao trùm các lĩnh vực này là tƣơng đối lớn.
Một m t, việc tổ chức thực hiện các yêu cầu này sẽ là một gánh n ng lớn đối với
Nhà nƣớc (trong việc gia nhập các công ƣớc liên quan, sửa đổi quy định pháp luật nội
địa, xây dựng các cơ chế, thủ tục ban hành thực thi mới…). Việc thực thi cũng tao ra
nhiều chi phí cho doanh nghiệp để thực thi (ví dụ nhƣ thay đổi công nghệ nuôi trồng –
sản xuất, thay đổi nguồn cung nguyên vật liệu, bổ sung cơ chế kiểm soát…). Ngoài ra,
có những vấn đề thuộc về thể chế không dễ thay đổi (nhƣ quyền lập hội, quyền đàm

phán tập thể…).
M t khác, thực hiện các cam kết dạng này sẽ là cơ hội tốt để chúng ta cải thiện hệ
thống pháp luật, đ c biệt là từ góc độ phát triển bền vững (môi trƣờng), vì quyền con
ngƣời (lao động), minh bạch hóa và cải cách hành chính (các vấn đề còn lại). Từ góc
độ này, những lợi ích mà việc thực hiện những cam kết này mang lại có thể là rất lớn
Nhóm 7

Trang 20


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

và có giá trị lâu dài (vƣợt xa những chi phí bỏ ra để tổ chức thực hiện các yêu cầu
này).
Vì vậy không phải tất cả các vấn đề này đều sẽ là khó khăn cho phía Việt Nam. Với
việc tính đến những lợi ích mà các cam kết này có thể mang lại cho chúng ta, cần cân
nhắc phƣơng án đàm phán thích hợp sao cho đối tác có thể chấp nhận những “mức độ
cam kết” mà Việt Nam có thể chịu đựng đƣợc. Theo nhiều chuyên gia thì để có đƣợc
kết quả đàm phán có lợi về những vấn đề này cần lƣu ý:
+ Thứ nhất, Việt Nam cần thuyết phục đƣợc các đối tác rằng chúng ta đ có rất
nhiều tiến bộ trong các lĩnh vực về môi trƣờng và lao động. Và vì vậy việc chƣa thể
đạt đƣợc các yêu cầu/tiêu chuẩn cao về môi trƣờng không phải do Việt Nam không
mong muốn nhƣ vậy mà là do khả năng hiện tại chƣa thể đáp ứng. Với những thuyết
phục nhƣ vậy, việc yêu cầu tiêu chuẩn thấp hơn ho c lộ trình áp dụng dài hơn và/ho c
những hỗ trợ kỹ thuật để triển khai là khả thi hơn nhiều.
+ Thứ hai, Việt Nam cần chủ động chấp nhận trƣớc những yêu cầu về môi trƣờng
và lao động mà Việt Nam hiện có thể đáp ứng đƣợc (không giữ quan điểm bảo thủ
trong toàn bộ vấn đề). Ví dụ, theo nhiều doanh nghiệp, hiện nay họ đ và đang đáp
ứng nhiều tiêu chuẩn về lao động liên quan đến loại bỏ lao động cƣỡng bức, cấm lao
động trẻ em, cấm phân biệt đối xử trong tuyển dụng và sử dụng lao động, đảm bảo

quyền tiếp cận công lý trong thực thi pháp luật lao động…. theo yêu cầu của khách
hàng, và vì vậy việc các tiêu chuẩn này đƣợc áp dụng chung cũng sẽ không gây ra khó
khăn hay bất cập lớn cho những doanh nghiệp này và cả những doanh nghiệp khác
(nếu họ làm đƣợc thì suy đoán là các doanh nghiệp khác cũng có thể cố gắng để thực
hiện đƣợc).
- Bất lợi từ việc thực thi các yêu cầu cao liên quan đến việc bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ
Hoa Kỳ là đối tác có tiếng là cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ cả trong WTO lẫn trong các FTA của nƣớc này. Đối với TPP, vấn
đề này cũng đ đƣợc Hoa Kỳ thể hiện tƣơng đối rõ ràng (với mong muốn đạt đƣợc
TRIPS + trong lĩnh vực này).
Tuy nhiên, đây lại là vấn đề lớn đối với Việt Nam trong hoàn cảnh thực tế vi phạm
còn lớn và các thiết chế bảo hộ còn thiếu hiệu quả. Việc bảo hộ ch t chẽ các quyền sở
hữu trí tuệ cũng sẽ dẫn tới những khó khăn trƣớc mắt cho nhiều doanh nghiệp Việt
Nam (khi phải bỏ vốn nhiều hơn cho những sản phẩm thuộc loại này) và ngƣời tiêu
dùng (khi phải trả giá đắt hơn cho sản phẩm).
M t khác, cũng cần nhận thức đầy đủ rằng tình trạng hiện tại cần thay đổi dần dần
để chấm dứt trong tƣơng lai nếu Việt Nam muốn có một nền kinh tế công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (bởi bảo hộ tốt quyền sở hữu trí tuệ là động lực để phát triển sáng tạo ở
Việt Nam và thu hút đầu tƣ công nghệ cao làm cơ sở cho hiện đại hóa). Do vậy thực

Nhóm 7

Trang 21


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

hiện TRIPS và TRIPS + trong tƣơng lai là có lợi cho Việt Nam, và vì thế cần xem đây
nhƣ là một cơ hội tốt để thúc đẩy công việc khó khăn này ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc thực hiện ngay và toàn bộ các yêu cầu ở mức TRIPS + là không
khả thi đối với chúng ta. Vì vậy sẽ rất tốt nếu Cơ quan đàm phán có thể chấp nhận
những yêu cầu tƣơng đối cao về sở hữu trí tuệ trong TPP nhƣng với các điều kiện tiên
quyết nhƣ:
+ Lộ trình thực hiện dài;
+ Có sự hỗ trợ kỹ thuật cần thiết để thực thi (Việt Nam cũng đang phải nhận sự hỗ
trợ kỹ thuật từ nhiều nguồn để thực hiện yêu cầu trong lĩnh vực này theo TRIPS của
WTO);
+ Có những ngoại lệ thích hợp (riêng đối với trƣờng hợp này, Việt Nam có thể dựa
vào những xu hƣớng đang lên hiện nay trên thế giới liên quan đến vấn đề tăng cƣờng
bảo vệ lợi ích của ngƣời tiêu dùng liên quan đến dƣợc phẩm, bảo vệ sức khỏe… trƣớc
những yêu cầu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong các lĩnh vực này.)
-

Bất lợi từ việc mở cửa thị trƣờng mua sắm công

Mua sắm công là một vấn đề phức tạp và hiện vẫn đang là lĩnh vực tƣơng đối đóng
đối với tự do thƣơng mại. Trong WTO, Hiệp định về mua sắm công có sự tham gia
của một số lƣợng rất hạn chế các nƣớc và m c dù bị Hoa Kỳ kêu gọi ho c thúc ép,
nhiều nƣớc vẫn giữ quan điểm thận trọng đối với lĩnh vực này . Trong TPP, có nhiều ý
kiến cho rằng Hoa Kỳ sẽ lại đƣa ra yêu cầu này cho các đối tác tham gia đàm phán (ví
dụ bằng việc yêu cầu các đối tác TPP tham gia Hiệp định về mua sắm công của WTO
ho c đƣa các quy định của Hiệp định này vào TPP).
Đối với Việt Nam, việc mở cửa thị trƣờng mua sắm công theo cách này có đƣợc
suy đoán là sẽ gây ra những tác động bất lợi (với những lo ngại tƣơng tự nhƣ lo ngại
của nhiều nƣớc về sự “tấn công” của các nhà cung cấp nƣớc ngoài khiến doanh nghiệp
nội địa không cạnh tranh nổi trong các vụ đấu thầu lớn) trong khi khả năng Việt Nam
tiếp cận đƣợc với thị trƣờng mua sắm công của các đối tác TPP là hầu nhƣ không có
(do hạn chế về năng lực cạnh tranh).
Tuy nhiên, cũng cần có nhìn nhận tích cực hơn về vấn đề này. Cụ thể, việc mở cửa

thị trƣờng mua sắm công có thể mang lại những lợi ích nhất định trong hoàn cảnh
riêng của Việt Nam:
- Có thể là cơ hội để minh bạch hóa thị trƣờng này (hiện nay m c dù đ có Luật
đấu thầu cùng các văn bản liên quan nhƣng mua sắm công vẫn là lĩnh vực còn rất
nhiều bất cập phát sinh từ việc thiếu minh bạch trong các quy trình liên quan – vì vậy
các yêu cầu minh bạch hóa về mua sắm công có thể giúp giải quyết một phần những
bất cập này).

Nhóm 7

Trang 22


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

- Có thể là biện pháp tốt để cải thiện các điều kiện mua sắm công từ đó có thể lựa
chọn đƣợc các nhà cung cấp (dịch vụ, hàng hóa) tốt hơn. Vì vậy có lẽ đối với vấn đề
này, Việt Nam cũng nên có quan điểm tích cực trong việc chấp nhận mở cửa thị
trƣờng mua sắm công ở mức độ thích hợp và với lộ trình thích hợp.
2.“Mất” ở thị trườ

c c ước ố t c TPP

Trong đàm phán FTA nói chung, thị trƣờng nƣớc ngoài thƣờng đƣợc suy đoán là
nơi mà nƣớc đàm phán thu đƣợc lợi ích. Tuy nhiên, riêng đối với trƣờng hợp TPP (với
việc Hoa Kỳ thuộc nhóm đi đầu trong việc sử dụng các biện pháp rào cản, và lại rất
nhấn mạnh các vấn đề phi thƣơng mại trong đàm phán TPP) khả năng “mất” ở thị
trƣờng nƣớc ngoài vẫn đƣợc đề cập tới. Tuy nhiên, vấn đề này cần đƣợc làm rõ hơn.
Cụ thể:
-


Các yêu cầu/tiêu chuẩn cao về môi trƣờng và lao động:

Nhƣ đ đề cập, khả năng những vấn đề về môi trƣờng và lao động đƣợc đƣa vào
phạm vi điều chỉnh của TPP theo hƣớng nâng cao các tiêu chuẩn/yêu cầu về các lĩnh
vực này là rất lớn. Trên thực tế, các yêu cầu này ở các thị trƣờng đối tác TPP (đ c biệt
là Hoa Kỳ) đ từng ho c đang khiến nhiều loại hàng hóa xuất khẩu g p nhiều thách
thức ở các thị trƣờng này (ví dụ tiêu chuẩn về nguồn gốc đối với các sản phẩm có
chứa gỗ). Vì vậy đây luôn luôn là vấn đề hóc búa đối với hàng hóa xuất khẩu Việt
Nam.
Tuy nhiên, vấn đề này không thực sự trầm trọng đối với Việt Nam ở thị trƣờng đối
tác TPP nếu nhìn chi tiết hơn về m t kỹ thuật.. Cụ thể, những quy định về môi trƣờng
hay lao động mà các đối tác của Việt Nam đang áp dụng (mà đ c biệt là Hoa Kỳ)
đƣợc thực thi không phân biệt đối xử giữa hàng hóa từ các nguồn. Nói cách khác,
chúng vẫn luôn là nhƣ vậy dù Việt Nam có cam kết liên quan trong TPP hay không.
Vì vậy cam kết trong TPP về môi trƣờng hay lao động không làm khả năng xuất khẩu
của hàng hóa Việt Nam sang thị trƣờng này tốt hơn hay xấu đi. Và do đó những cam
kết trong vấn đề này, nếu có, hầu nhƣ không phải là bất lợi đối với Việt Nam so với
hoàn cảnh hiện tại.
- Các thủ tục ràng buộc về ban hành và thực thi các quy định về TBT, SPS,
phòng vệ thƣơng mại…
Khả năng TPP tƣơng lai có các điều khoản về TBT, SPS, phòng vệ thƣơng mại…là
rất lớn. Đây lại là những rào cản mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam lâu nay phải đối
m t ở các thị trƣờng xuất khẩu, đ c biệt là Hoa Kỳ. Do đó lo lắng rằng những cam kết
về các vấn đề này có thể khiến cho những lợi thế về thuế quan mà hàng hóa xuất khẩu
Việt Nam đƣợc hƣởng từ TPP bị vô hiệu hóa không phải không có cơ sở.
Tuy nhiên, cần phải thực tế hơn khi xem xét vấn đề này. Đúng là những lợi ích từ
việc giảm thuế sẽ không là gì nếu các rào cản kiểu TBT, SPS hay phòng vệ thƣơng
mại ngày càng dựng cao hơn đối với hàng Việt Nam. Tuy nhiên, tham khảo các điều
khoản liên quan trong các FTA mà Hoa Kỳ hay các đối tác TPP ký gần đây thì chúng

Nhóm 7

Trang 23


Tác động của Hiệp định TPP đối với Việt Nam

hầu nhƣ chỉ bao gồm những nội dung liên quan đến thủ tục (theo hƣớng tăng cƣờng
các thủ tục ràng buộc các chính phủ khi ban hành hay thực thi những quy định TBT,
SPS, phòng vệ thƣơng mại) chứ không quy định cụ thể về các tiêu chuẩn/yêu cầu xác
định cho từng loại hàng hóa (trừ một số rất hạn hữu các trƣờng hợp, ví dụ quy định
liên quan đến ô tô trong FTA Hoa Kỳ - Hàn Quốc). Do đó TPP đƣợc suy đoán là cũng
không thể xử lý các vấn đề về mức độ rào cản cụ thể trên thực tế. Và vì vậy, cũng
tƣơng tự nhƣ vấn đề môi trƣờng hay lao động, hàng hóa Việt Nam dù có hay không có
TPP vẫn phải đáp ứng các yêu cầu thực tế về những nội dung này của đối tác TPP.
Thậm chí, từ một góc độ khác, những ràng buộc mới về thủ tục trong TPP còn có
thể khiến cho Việt Nam có thêm cơ hội để tham gia ý kiến, bình luận và do đó có thể
can thiệp nhiều hơn vào quá trình ban hành mới những quy định thuộc nhóm này.
Vì vậy, các vấn đề này nếu đƣợc TPP điều chỉnh cũng sẽ không làm hàng hóa Việt
Nam bất lợi hơn so với hiện tại ở thị trƣờng các nƣớc TPP.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia đàm phán, nếu đàm phán về vấn đề này
là không thể tránh khỏi, Việt Nam vẫn có thể có phƣơng án để kết quả đàm phán
không quá bất lợi cho hàng hóa Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trƣờng đối tác
TPP.
D. TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG HIỆP ĐỊNH TPP ĐỐI VỚI VIỆT NAM
I.

Nhóm 7

Thực trạng thế giới


Trang 24


×