Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia hiệp định đối tác kinh tế xuyên thái bình dương (TPP) và những ảnh hưởng đến hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG CÁC NƢỚC
THAM GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ
XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TPP) VÀ
NHỮNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN HÀNG HÓA
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ THANH THÚY

RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG CÁC NƢỚC THAM
GIA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ XUYÊN THÁI
BÌNH DƢƠNG (TPP) VÀ NHỮNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN
HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ VĂN HỘI



XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS.TS. Hà Văn Hội

GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn

Hà Nội - 2015


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Hà Văn Hội cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân
trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên văn
phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, các anh chị nghiên cứu viên Viện
kinh tế và quy hoạch thủy sản. Cuối cùng, tác giả xin cám ơn gia đình và bạn
bè đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thúy


CAM KẾT

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và kết quả của luận văn chưa
từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thúy


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ........................................................... 3
4. Những đóng góp mới của đề tài................................................................. 4
5. Kết cấu của luận văn: ................................................................................. 4
CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ ..... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................. 5
1.1.1. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề “Rào cản phi thuế quan” ....... 5
1.1.2. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến kinh tế Việt Nam ................................ 9
1.1.3. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của TPP đến lĩnh vực
xuất khẩu .................................................................................................. 13
1.1.4. Kết luận .......................................................................................... 16
1.2. Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế ................ 17
1.2.1. Khái quát về rào cản kỹ thuật ........................................................ 17

1.2.2. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại quốc tế (TBT) ...... 24
1.2.3. Khái quát về TPP và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại ..... 30
CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 43
2.1. Khung logic của vấn đề nghiên cứu ..................................................... 43
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 46
2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp ................................................... 46
2.2.2. Phương pháp kế thừa ..................................................................... 48
2.2.3. Phương pháp so sánh ..................................................................... 49
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case - study) ..... 50


CHƢƠNG 3. CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT TẠI MỸ VÀ NHẬT BẢN ...... 52
3.1. Các rào cản kỹ thuật của Mỹ ................................................................ 52
3.1.1. Các loại rào cản kỹ thuật của Mỹ .................................................. 52
3.1.2. Đặc điểm rào cản kỹ thuật của Mỹ ................................................ 66
3.2. Các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản....................................................... 67
3.2.1. Các loại cản kỹ thuật của Nhật Bản .............................................. 67
3.2.2. Đặc điểm rào cản kỹ thuật của Nhật Bản ...................................... 76
CHƢƠNG 4. NHỮNG ẢNH HƢỞNG TỪ CÁC RÀO CẢN KỸ THUẬT
CỦA MỸ, NHẬT BẢN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................................................... 77
4.1. Những ảnh hƣởng từ các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản và Mỹ đối với
một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. ........................................................ 77
4.1.1. Đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu ............................................. 77
4.1.2. Đối với mặt hàng thủy sản xuất khẩu............................................. 88
4.2. Một số gợi ý chính sách cho Việt Nam ................................................ 96
4.2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước ................................................. 96
4.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu dệt may và thủy sản ................. 100
KẾT LUẬN ................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 106



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tên đầy đủ

Nghĩa tiếng Việt

STT

Chữ viết tắt

1

ASEAN

Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia
Asian Nations
Đông Nam Á

2

AEC

ASEAN
Community

3

HACCP


Hazard
Analysis
and Phân tích mối nguy và
Critical Control Points
điểm kiểm soát tới hạn

4

EU

European Union

5

EPA

Economic Agreement

6

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài

7

FTA


Free Trade Agreement

Hiệp định Thƣơng mại
tự do

8

GSP

Generalized System
Preferences

9

ISO

International Organization Tổ chức tiêu chuẩn
for Standardization
hoá quốc tế

10

SA8000

Social Accountability 8000

11

SPS


Sanitary and Phytosanitary Biện pháp vệ sinh dịch
Measures
tễ

12

TBT

Technical Barriers to Trade

TPP

Trans-Pacific
Economic
Agreement

13

Economic Cộng đồng kinh tế
ASEAN

Liên minh châu Âu
Partnership Hiệp định đối tác kinh
tế

of Hệ thống ƣu đãi thuế
quan phổ cập

Tiêu chuẩn về trách

nhiệm xã hội

Hàng rào kỹ thuật
thƣơng mại

Hiệp định hợp tác
Strategic
Kinh tế Chiến lƣợc
Partnership
xuyên
Thái
Bình
Dƣơng

i


VCCI

Vietnam
Chamber
of Phòng Thƣơng mại
Commerce and Industry
Công nghiệp Việt Nam

15

WRAP

Tiêu

chuẩn
trách
Worldwide
Reponsible
nhiệm sản xuất hàng
Accredited Production
dệt may toàn cầu

16

WTO

World Trade Organization

14

ii

Tổ chức Thƣơng mại
thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Bảng


Trang

Bảng tóm tắt các lĩnh vực và định hƣớng đàm
1.

Bảng 1.1 phán tƣơng ứng theo Bản khung sơ bộ đàm phán

33

TPP tháng 11/2011
2.

Bảng 3.1 Danh mục các chất kháng sinh cấm sử dụng

3.

Bảng 3.2

4.

Bảng 4.1

5.

Bảng 4.2

Ý nghĩa phạm vi áp dụng của dấu chứng nhận
quản lý chất lƣợng ở Nhật Bản
Số lô hàng tôm và cá da trơn của Việt Nam bị
trả lại tại thị trƣờng Mỹ (Số cảnh báo)

Nguyên nhân chủ yếu của các lô hàng tôm và cá
da trơn bị cảnh báo tại thị trƣờng Mỹ (Lô hàng)

iii

55
72

93

93


DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Hình

Tên hình

Trang

1.

Hình 4.1

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
qua các năm


78

2.

Hình 4.2

Giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
qua các năm

79

3.

Hình 4.3

Chuyển dịch thị trƣờng nhập khẩu may
mặc của Mỹ (5 tháng đầu năm 2014 so với
năm 2013)

80

4.

Hình 4.4

5.

Hình 4.5

Kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của

Mỹ đến năm 2025

80

6.

Hình 4.6

Dự báo kim ngạch NK hàng dệt may của
Mỹ

81

7.

Hình 4.7

Dự báo kim ngạch NK hàng dệt may của
Mỹ từ nhóm các nƣớc thứ 2

81

8.

Hình 4.8

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang
thị trƣờng Nhật Bản

82


9.

Hình 4.9

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản xuất khẩu

89

10.

Hình 4.10

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu thủy sản
năm 2013-2014

90

11.

Hình 4.11

Thị trƣờng xuất khẩu chính của thủy sản
Việt Nam năm 2014

91

12

Hình 4.12


Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang Mỹ

91

13

Hình 4.13

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang Nhật Bản

92

Nhập khẩu may mặc của Mỹ theo nƣớc
(5 tháng đầu năm 2014)

iv

80


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

TT

Sơ đồ

Tên sơ đồ


1

Sơ đồ 2.1

Khung lô-gic nghiên cứu

45

2

Sơ đồ 3.1

Áp dụng quy tắc xuất xứ không ƣu đãi của
Hải quan Mỹ

65

v

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement- TPP) là một Hiệp định
Thƣơng mại tự do nhiều bên, đƣợc ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng
thƣơng mại tự do chung cho các nƣớc khu vực châu Á Thái Bình Dƣơng.
Hiệp định lúc đầu do 4 nƣớc tham gia khởi xƣớng gồm Brunei, Chile, New
Zealand và Singapore (hay gọi là P4), đƣợc ký kết ngày 3 tháng 6/2005, có

hiệu lực từ 28/5/2006.
Từ năm 2010 đến nay, có thêm 8 nƣớc tham gia đàm phán gồm: Mỹ,
Australia, Peru, Canada, Mexico, Việt Nam, Nhật Bản và Malaysia. Với 12
đối tác, trong đó có những nền kinh tế mạnh nhƣ Mỹ, Nhật Bản, Canada,
Australia, TPP trở thành một khu vực kinh tế với thị trƣờng hơn 790 triệu
dân, tổng GDP là 27000 tỷ USD, đóng góp 40% GDP và chiếm khoảng 1/3
kim ngạch thƣơng mại toàn cầu.
Khác với các FTA khác, nội dung của TPP mở rộng hơn bao gồm cả hàng
hóa, dịch vụ (chƣa bao gồm dịch vụ tài chính do đƣợc đàm phán sau), vệ sinh
an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật (TBT), chính sách cạnh tranh, sở
hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh bạch hóa. Ngoài ra, cũng có một
chƣơng về hợp tác và 02 văn kiện đi kèm về Hợp tác nội dung của TPP mở
rộng hơn bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ (chƣa bao gồm dịch vụ tài chính do
đƣợc đàm phán sau), vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), rào cản kỹ thuật
(TBT), chính sách cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ và minh
bạch hóa. Môi trƣờng và Hợp tác Lao động. Với phạm vi đa biên nhƣ vậy, các
cam kết của TPP sâu rộng hơn và toàn diện hơn. Nét mới trong đàm phán
Hiệp định TPP so với các FTA truyền thống trƣớc đây là sự tham gia của các

1


đối tƣợng liên quan nhƣ doanh nghiệp, hiệp hội, tổ chức xã hội. Do đó, các
quy định quy tắc cụ thể của TPP sẽ mở rộng hơn quá trình quốc tế hóa, tác
động trực tiếp tới các doanh nghiệp xuất khẩu.
Việc cam kết thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong các nƣớc
tham gia TPP sẽ tạo ra cơ hội và nâng cao lợi thế cạnh tranh đồng thời đặt ra
những thách thức không nhỏ đặc biệt với các mặt hàng xuất khẩu. Thời gian
gần đây, các vụ kiện thƣơng mại từ nƣớc khác áp lên Việt Nam ngày càng
tăng trong các ngành thủy sản, sơ, lốp xe, giày dép, túi nhựa, giấy… Liệu

rằng ký kết tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) nhƣng
với những rào cản thƣơng mại ngày càng dày đặc thì doanh nghiệp Việt Nam
sẽ bị ảnh hƣởng thế nào? Những ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực ra sao?
Từ tính thời sự và bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ trên, việc tìm hiểu rõ, phân
tích các rào cản kỹ thuật trong các nƣớc tham gia hiệp định đối tác kinh tế
xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP) là rất cần thiết cho các mặt hàng xuất nhập
khẩu. Đồng thời đặt ra yêu cầu cần phải đánh giá những ảnh hƣởng của các
hàng rào kỹ thuật đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, tác
giả lựa chọn đề tài “Rào cản kỹ thuật trong các nước tham gia Hiệp định
đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những ảnh hưởng đến
hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam”.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Số lƣợng các nƣớc tham gia Hiệp định TPP là 12 nƣớc. Do vậy, luận văn
chỉ chọn ra hai nƣớc điển hình có nền kinh tế lớn làm đối tƣợng nghiên cứu là
các rào cản kỹ thuật của Mỹ, Nhật Bản và những ảnh hƣởng đến hàng dệt
may, thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

2


2.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung và phạm vi không gian:
Do phạm vi các nƣớc tham gia Hiệp định TPP là tƣơng đối rộng nên đề
tài chỉ tập trung nghiên cứu các rào cản kỹ thuật của hai quốc gia có nền kinh
tế phát triển mạnh, có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Nhật
Bản và Mỹ. Đồng thời, luận văn cũng không nghiên cứu ảnh hƣởng từ các rào
cản kỹ thuật của Nhật Bản và Mỹ tới tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Việt
Nam mà chỉ tập trung nghiên cứu các ảnh hƣởng tới hai mặt hàng xuất khẩu
chủ đạo của Việt Nam là dệt may và thủy sản.

Phạm vi thời gian:
Về thời gian, luận văn nghiên cứu những ảnh hƣởng của các rào cản kỹ
thuật tới một số mặt hàng chủ đạo của Việt Nam nhƣ dệt may, thủy sản từ
năm 2010 đến nay. Đây là khoảng thời gian Việt Nam chính thức tham gia
Hiệp định TPP.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu các rào cản kỹ thuật
của Nhật Bản và Mỹ, luận văn chỉ rõ những ảnh hƣởng các rào cản này tới
hàng dệt may và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam, từ đó có những gợi ý đối
với Việt Nam trong việc đối phó với các rào cản này, góp phần nâng cao hiệu
quả cho hoạt động xuất khẩu.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ nội dung về rào cản kỹ thuật đang đƣợc áp dụng tại hai nƣớc
Nhật Bản và Mỹ.
- Phân tích các ảnh hƣởng của các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng dệt
may và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

3


4. Những đóng góp mới của đề tài
- Luận văn đã làm rõ các rào cản kỹ thuật hiện tại đang đƣợc áp dụng tại
hai nƣớc Mỹ và Nhật Bản đối với hai mặt hàng dệt may và thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam và chỉ ra các nội dung của các rào cản kỹ thuật trong Hiệp định
TPP mà các nƣớc đang hƣớng tới.
- Luận văn phân tích những ảnh hƣởng của các rào cản kỹ thuật của Mỹ
và Nhật Bản tới hoạt động xuất khẩu hàng dệt may và thủy sản Việt Nam.
- Trên cơ sở phân tích và làm rõ các ảnh hƣởng của các rào cản kỹ thuật,
luận văn đƣa ra một vài gợi ý chính sách nhằm góp phần giúp các doanh
nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may và thủy sản sang thị trƣờng Mỹ và

Nhật Bản.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc trình bày theo bốn
chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về rào cản
kỹ thuật trong thƣơng mại quốc tế.
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 3. Các rào cản kỹ thuật tại Mỹ và Nhật Bản hiện nay.
Chƣơng 4. Những ảnh hƣởng từ các rào cản kỹ thuật của Nhật Bản, Mỹ
đối với hàng dệt may, thủy sản xuất khẩu Việt Nam và một số gợi ý chính
sách.

4


CHƢƠNG 1.TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Quan hệ thƣơng mại quốc tế giữa các nƣớc trên thế giới và trong khu
vực ngày càng vƣợt qua biên giới quốc gia và “Thế giới phẳng” ngày càng
hoàn thiện. Toàn cầu hóa kinh tế tạo nên nhiều cơ hội và cũng xuất hiện nhiều
thách thức cho các quốc gia khi tham gia thƣơng mại quốc tế. Các hàng rào
thuế quan dần đƣợc dỡ bỏ cũng gây ra nhiều nguy cơ cho các nƣớc nhập khẩu
hàng hóa kém chất lƣợng nếu nhƣ không có các rào cản kỹ thuật để hạn chế
và kiểm soát.
Các rào cản kỹ thuật và phi thuế quan thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý
của các cấp, các ngành, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc. Hiện nay đã
có nhiều hội thảo , hội nghị, sách, bài báo khoa học , luận văn và công triǹ h
nghiên cứu về đối tƣợng này cũng nhƣ những vấn đề xoay quanh nó nhƣng
mỗi đề tài có hƣớng tiếp cận và pha ̣m vi nghiên cứu khác nhau cũng nhƣ

những mục đích nghiên cứu riêng biệt.
1.1.1. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề “Rào cản phi thuế quan”
Trong bài “Thuế quan hoá các biện pháp phi thuế quan - xu hướng bảo
hộ mới trong thương mại quốc tế” của Vũ Thị Ba ̣ch Tuyết, Học viện tài chính
(2010), đã viện dẫn một số trƣờng hợp các quốc gia phát triển đã áp dụng các
biện pháp bảo hộ ngành sản xuất nội địa thông qua việc áp dụng mức thuế rất
cao - một biện pháp bị cấm trong thƣơng ma ̣i quốc tế nhƣng đƣợc WTO chấp
thuận theo những qui tắc ngoa ̣i lệ

. Chẳng ha ̣n , vụ Mỹ áp dụng mức thuế

chống bán phá giá đối với cá tra, cá basa và tôm của Việt Nam với lý do
doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá vào thị trƣờng Mỹ. Hoặc việc EU áp
dụng biện pháp tự vệ thƣơng ma ̣i đối với hàng dệt may của Trung Quốc với lý

5


do mặt hàng dệt may của các quốc gia trong Liên minh Châu Âu (EU) không
thể đứng vững trƣớc sự “lộng hành” của hàng dệt may giá rẻ của Trung
Quốc…. Dựa vào việc phân tích những ví dụ trên, tác giả đã đƣa ra những lƣu
ý và cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp Việt Nam về các biện pháp mà nƣớc tiên
tiến thƣờng hay áp dụng và lý do các nƣớc này đƣa ra khi áp dụng các biện
pháp bảo hộ hàng hóa nội địa . Bài phân tích giúp các doanh nghiệp trẻ của
Việt Nam có đƣợc những nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng trong việc tìm
hiểu về luật chơi khi tham gia thị trƣờng thƣơng ma ̣i tự do để có thể chủ động
bảo vệ doanh nghiệp mình khi có sự cố xảy ra.
Cuốn sách “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc
tế” của TS. Nguyễn Hữu Khải (2005) cũng đã tổng hợp và hệ thống hóa
những vấn đề mang tính lý thuyết liên quan tới các biện pháp phi thuế quan

và hàng rào phi thuế quan , đƣa ra những định nghĩa và quan niệm của WTO
về các rào cản phi thuế quan . Bên ca ̣nh đó, tác giả còn phân tích kinh nghiệm
sử dụng các biện pháp phi thuế quan của một số quốc gia lớn trên thế giới để
từ đó rút ra những đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện hệ thống các biện
pháp phi thuế quan của Việt Nam và đƣa ra những biện pháp cần áp dụng để
bảo hộ các ngành sản xuất còn non kém trong nƣớc.
Cũng cùng vấn đề về hàng rào phi thuế quan, tác giả Nguyễn Thị Thu
Phƣơng đã nghiên cứu đề tài “Hàng rào phi thuế quan - Các rào cản đối với
thương mại quốc tế” (2000). Đề tài này tập trung tim
̀ hiểu sâu hơn về các
hàng rào phi thuế quan và tác động của những rào cản này tới thƣơng ma ̣i nói
chung. Tác giả tập trung phân tích các biện pháp phi thuế quan đã và đang
đƣợc các nƣớc áp dụng làm rào cản đối với thƣơng ma ̣i quốc tế. Từ đó, tác giả
nêu bật vấn đề hàng rào phi thuế quan là một công cụ bảo hộ có tác động tiêu
cực tới xu hƣớng tự do hóa thƣơng ma ̣i
mạnh giữa các nền kinh tế trên thế giới.

6

, gây ra sự ca ̣nh tranh không lành


Tiếp đến, Tạp chí Khoa học 2012 số 23b trang 215-223 đăng tải bài báo
nghiên cứu về “Các rào cản kỹ thuật thương mại khi xuất khẩu thủy sản Việt
Nam vào thị trường Nhật” của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Dung và Nguyễn
Thị Ngọc Hoa. Bài báo đã phân tích thực trạng xuất khẩu thủy sản Việt Nam
vào thị trƣờng Nhật, đồng thời xác định các rào cản kỹ thuật nhằm giúp doanh
nghiệp Việt Nam tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng chất lƣợng sản phẩm
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà nhập khẩu Nhật Bản. Đề tài đã sử dụng
phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo kết quả của tổng cục thủy

sản, tổng cục thủy sản điều tra trên diện rộng cả nƣớc Việt Nam ở các tỉnh:
Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Yên, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Vũng Tàu, TP.
Hồ Chí Minh, và 13 tỉnh miền Nam. Số liệu đƣợc thống kê từ các lô hàng
xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang thị trƣờng Nhật từ năm 2008 đến 2010.
Về phƣơng pháp nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp so sánh số tuyệt
đối, số tƣơng đối, so sánh số bình quân để thấy sự thay đổi số liệu tăng giảm
qua các năm. Căn cứ trên số liệu này, nghiên cứu dựa vào tình hình thực tế
của các doanh nghiệp xuất khẩu để tìm ra những rào cản kỹ thuật mà hàng
hóa Việt Nam đang gặp phải. Đồng thời nghiên cứu dựa trên các chính sách,
hiệp định Việt Nam - Nhật Bản đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu
thủy hải sản Việt Nam vào thị trƣờng nƣớc Nhật. Nghiên cứu còn đề xuất một
số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng xuất khẩu vào thị trƣờng nƣớc này.
Để giúp các doanh nghiệp Việt Nam vƣợt qua các rào cản thƣơng mại
quốc tế, báo Phát triển và Hội nhập, Số 4 - Tháng 4/2010 cho ra mắt nghiên
cứu của tác giả Trần Thanh Long về “Thực trạng và giải pháp để doanh
nghiệp Việt Nam vượt qua rào cản thương mại quốc tế”. Tác giả đã sử dụng
phƣơng pháp thống kê dữ liệu thứ cấp để phân tích thực trạng của các doanh
nghiệp Việt Nam trong thƣơng mại quốc tế. Bài báo kết luận “Trong quá trình
thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài, các doanh nghiê ̣p Việt Nam thƣờng gặp các

7


loại rào cản sau: thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vê ̣… bên
cạnh đó là các rào cản kỹ thuật hoặc vệ sinh thực phẩm . Những rào cản này
có ảnh hƣởng lớn đế n xuất khẩu V iệt Nam cả về tích cực và tiêu cực . Điều
quan trọng là doanh nghiê ̣p , các cơ quan nhà nƣớc , hiê ̣p hội ngành hàng xuất
khẩu cần có những biê ̣n pháp đối phó hữu hiê ̣u với những rào cản này . Đề tài
phần nào đã đề cập đế n mức độ nhất định thực tra ̣ng của rào cản thƣơng ma ̣i
đối với xuất khẩu của Việt Nam và những ảnh hƣởng của nó . Tuy nhiên, rào

cản thƣơng ma ̣i là một vấn đề rộng , trong khi đó thông tin , tƣ liê ̣u về vấn đề
này không nhiều. Do đó, đề tài chỉ làm rõ một phần nội dung cơ bản của vấn
đề. Vì vậy, để nắm rõ về vấn đề phức ta ̣p này cần có những nghiên cứu
chuyên sâu cho từng thị trƣờng và ngành hàng đề từ đó cung cấp cho các
doanh nghiê ̣p các thông tin hữu ích hơn trong đối phó với rào cản thƣơng ma ̣i
ở các thị trƣờng nhập khẩu, góp phần thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam phát triển
một cách ma ̣nh mẽ giai đoa ̣n sau gia nhập WTO.”
Song song với những nghiên cứu trong nƣớc, cuốn sách “Các Rào cản
đối với Thương mại Tự do; Các hàng rào phi thuế quan tại Liên minh Châu
Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ” của David Hanson, Phó Giáo sƣ ngành Kinh doanh
Quốc tế, Đại học Duquesne, Pittsburgh, Hoa Kỳ (2000) đã đƣa ra khung lý
thuyết cơ bản và các số liệu tổng hợp để phân tích tình thế lƣỡng nan của
thƣơng mại tự do, các Hiệp định Quốc tế, khái quát chính sách thƣơng mại,
các vấn đề tranh chấp trong thực tiễn thƣơng mại tại các thị trƣờng Hoa Kỳ,
EU và Nhật Bản. Từ đó ông cũng đƣa ra các quan điểm so sánh và triển vọng
cải tổ các vấn đề còn tồn tại và hạn chế.

8


1.1.2. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của Hiệp định đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) đến kinh tế Việt Nam
Qua 19 phiên đàm phán, hiện nay trong nƣớc đã có nhiều nghiên cứu
đánh giá tác động của TPP tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và đến những
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói riêng. Các bài nghiên cứu đã chỉ ra
những tiềm năng, lợi ích và những bất lợi, khó khăn, hi sinh khi các nƣớc
tham gia TPP.
Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 200, tháng 2 năm 2014 đã đăng bài viết
“Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) Những
kỳ vọng và tác động đối với Việt Nam” của đồng tác giả Đỗ Đức Bình,

Nguyễn Tiến Long, Hồ Trung Thành. Bài viết nhận định rõ TPP là một Hiệp
định thƣơng mại tự do tiêu chuẩn cao với phạm vi điều chỉnh rộng bao gồm
tất cả các lĩnh vực nhƣ thƣơng mại hàng hoá, thƣơng mại dịch vụ, đầu tƣ, sở
hữu trí tuệ, lao động, môi trƣờng, nguồn gốc xuất xứ, mua sắm chính phủ…
Bằng phƣơng pháp thu thập thống kê và xử lý số liệu, từ đó đƣa ra phân tích,
dự đoán các tác giả đã chỉ ra những vọng TPP sẽ đem lại cho các quốc gia
tham gia (trong đó có Việt Nam) đồng thời thúc đẩy nhanh hơn quá trình tự
do hoá toàn cầu, mức độ thoả thuận cam kết chủ yếu trong TPP, những kỳ
vọng về tận dụng tốt cơ hội, tác động tích cực và hạn chế những thách thức,
tiêu cực khi tham gia TPP đối với Việt Nam.
Cũng trong cùng số 200 của Tạp chí Kinh tế và phát triển, tháng 2 năm
2014 đã đăng bài nghiên cứu “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên
Thái Bình Dương (TPP): Những cơ hội và thách thức đặt ra đối với Việt
Nam” của các tác giả Ngô Tuấn Anh và Đỗ Đức Trung. Cùng với quan điểm
của bài viết“Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) Những kỳ vọng và tác động đối với Việt Nam” các tác giả đã phân tích

9


rõ TPP chính là “Hiệp định của thế kỷ 21” hay còn gọi là “Hiệp định FTA
chất lƣợng cao”, với tham vọng đi sâu liên kết kinh tế, phân công lao động
giữa các quốc gia thành viên, cải cách và nhất thể hóa môi trƣờng đầu tƣ, kinh
doanh và thuận lợi hóa cho doanh nghiệp. Từ đó các tác giả đánh giá, việc
nhận diện những cơ hội, thách thức là cần thiết nhằm tránh những rủi ro trong
dài hạn cũng nhƣ có những điều chỉnh phù hợp, tận dụng đƣợc những cơ hội
do TPP mang lại đối với sự phát triển kinh tế bền vững trong tƣơng lai.
Xét về tác động tới mối quan hệ thƣơng mại giữa các nƣớc trong TPP, đề
tài cấp Viện của ThS. Đỗ Vũ Hƣng, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn
lâm Khoa học Xã hội đã nghiên cứu về “Tác động của Hiệp định đối tác

xuyên Thái Bình Dương tới quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ” năm
2013. Để chứng minh các luận điểm khoa học, trên cơ sở các nguồn lực khả
dụng, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu kết hợp một số phƣơng pháp phi thực
nghiệm nhƣ phỏng vấn, hội nghị chuyên gia...đƣợc vận dụng trong đề tài để
phân tích và dự đoán các tác động tới thƣơng mại quốc tế giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ. Theo tác giả, “Về cơ bản, TPP sẽ có tác động tích cực đối thƣơng
mại hàng hóa và dịch vụ giữa hai nƣớc. Về phía Việt Nam, nếu tận dụng tốt
cơ hội từ TPP đem lại, khả năng gia tăng giá trị và thị phần các sản phẩm xuất
khẩu truyền thống nhƣ may mặc, da giầy, thủy sản... tại thị trƣờng Hoa Kỳ là
hiện thực bởi hiện nay thị phần các sản phẩm này của Việt Nam còn nhỏ. Về
phía Hoa Kỳ, gia tăng giá trị xuất hàng hóa và dịch vụ cũng là một kỳ vọng
lớn đặt lên TPP. Hoa Kỳ chắc chắn có những phẩm hàng hóa, dịch vụ có sức
cạnh tranh thực sự và có khả năng triển khai cung cấp tại Việt Nam một khi
TPP đƣợc ký kết. Đó là các sản phẩm nông nghiệp nhƣ ngũ cốc, thịt gia súc,
gia cầm; các sản phẩm công nghiệp, hóa chất, điện tử kỹ thuật cao, hệ thống
dây chuyền sản xuất công nghiệp...” Đồng thời, tác giả cũng cho rằng “TPP
cũng sẽ gia tăng luồng FDI tới Việt Nam, không chỉ từ Hoa Kỳ. Tham gia và

10


nếu nỗ lực thực hiện đúng cam kết trong TPP cùng các điều kiện vĩ mô thuận
lợi khác, môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam hoàn toàn có thể trở nên hấp
dẫn hơn và sẽ có sức hút mới đối với luồng vốn FDI.” Trong chƣơng cuối
cùng của đề tài, tác giả cũng đƣa ra một vài nhận xét, đánh giá những thuận
lợi và khó khăn khi Việt Nam tham gia hiệp định TPP và đƣa ra một vài kiến
nghị về chính sách Việt Nam.
Trên một khía cạnh khác, Nội san Thông tin Khoa học xã hội và Nhân
văn Hải Phòng số 3 (47) năm 2013 đã giới thiệu bài viết của TS. Nguyễn
Xuân Quang “Tác động của TPP với định hướng phát triển công nghiệp của

Hải Phòng”. Tác giả đã khái quát TPP là gì và phân tích tác động nhƣ thế nào
đối với kinh tế Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, khi Việt Nam
hoàn tất đàm phán vào TPP. Theo ông Quang, trong số 12 quốc gia tham gia
TPP, Việt Nam là nƣớc kém phát triển nhất nhƣng phải thực hiện các cam kết
bình đẳng, không phân biệt đối xử trên nguyên tắc “có đi, có lại”. Muố n trở
thành đối tác TPP , Việt Nam buô ̣c phải thực hiện nhiều cải cách về quyền sở
hữu trí tuệ, luật lao động, mua sắm công, nguồn gốc xuất xứ. Ông cũng chỉ ra
thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia hiệp định TPP là Việt Nam
phải đƣợc các nƣớc trong TPP công nhận có nền kinh tế thị trƣờng. Hiện tại
ba đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam là Mỹ, Canada và Mexico chƣa
công nhận điều này. Bên cạnh việc phân tích những thách thức, ông Giang
cũng đƣa ra dự đoán về những lợi ích mà Việt Nam sẽ thu đƣợc nhƣ mở rộng
thị trƣờng, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài từ các nƣớc trong TPP, những rào cản
về xuất xứ hàng hoá, nhất là hai lĩnh vực dệt may và da giày cũng sẽ giúp cho
ngành dệt, sản xuất dâu, tằm tơ, trồng bông của Việt Nam dần đƣợc khôi
phục. Đặc biệt, bài viết cũng chỉ ra những vấn đề đặt ra với định hƣớng phát
triển công nghiệp cho thành phố Hải Phòng.

11


Bên cạnh những nghiên cứu trong nƣớc, việc phân tích, đánh giá, dự báo
tác động của TPP tới Việt Nam cũng đã thu hút nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu ngoài nƣớc. Tác giả Peter A.Petri, Michael G.Plummer và Fan
Zhai đã công bố nghiên cứu tháng 4/2012 có tựa đề “The Trans-Pacific
Partnership and Asia-Pacific Intergration: A Quantitative Assessment”. Tác
giả đã phân tích và chỉ rõ TPP là một hiệp định tiềm năng và các đặc điểm của
nó. Các đàm phán của TPP đang diễn ra trong bối cảnh các hiệp định thƣơng
mại khác cũng đang diễn ra tại Châu Á. Nghiên cứu này đã phân tích sự
tƣơng tác giữa hai con đƣờng đàm phán song hành này “con đƣờng Xuyên

Thái Bình Dƣơng” và “con đƣờng châu Á” mà trong vòng 15 năm tới, hai con
đƣờng này có thể sẽ tiến triển và đi đến cùng một điểm chung. Theo tác giả,
so với những lợi ích nhất thời từ thƣơng mại, các lợi ích đạt đƣợc từ TPP phụ
thuộc nhiều hơn vào tác động của nó tới tƣơng lai của hệ thống thƣơng mại
Châu Á-Thái Bình Dƣơng, một mô hình hội nhập khu vực chất lƣợng cao. Vì
vậy, nghiên cứu cố gắng tìm hiểu những tác động của hiệp định này đến các
động cơ của việc mở rộng và các khuôn mẫu sẽ đƣợc sử dụng trong các đàm
phán sau này. TPP bao gồm nhiều vấn đề khá mới mẻ đòi hỏi nhiều nỗ lực
nghiên cứu để giải quyết các vấn đề này. Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu, cả
hai con đƣờng đàm phán nêu trên đều có tính khả thi và có tác động tƣơng hỗ
lẫn nhau trong quá trình hội nhập Châu Á-Thái Bình Dƣơng. Mỗi con đƣờng
cần đạt đƣợc những lợi ích quan trọng riêng; đồng thời chúng cũng sẽ kích
thích sự phát triển lẫn nhau. Hai con đƣờng đàm phán sẽ có những xung đột
lẫn nhau (chủ yếu là trong các mô hình đã đƣợc thông qua) nhƣng chúng sẽ
làm phát sinh những động lực cho sự hợp nhất thành một hiệp định lớn của
khu vực. Kết quả này thực sự rất quan trọng cho khu vực cũng nhƣ cho toàn
thế giới.

12


Tiếp theo, đến tháng 3/2013 Petri công bố một báo cáo khác: “The
Trans-Pacific Partnership and its impact on Vietnam’s economy”. Báo cáo
này đi sâu đánh giá tác động của TPP đối với riêng Việt Nam. Trong báo cáo
này, bối cảnh mới của thƣơng mại thế giới đƣợc Petri phân tích đặt trọng tâm
vào 3 hiệp định siêu quy mô: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng
(TPP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định Đối
tác và Đầu tƣ thƣơng mại xuyên Đại Tây Dƣơng (TTIP). Theo tác giả, đây là
các hiệp định mà toàn bộ các bên tham gia đều đƣợc hƣởng lợi với trị giá lên
tới hàng nghìn tỷ USD và TPP đối với Việt Nam là một hiệp định đặc biệt

nhiều hứa hẹn. Bằng phƣơng pháp sử dụng mô hình DCGE (cân bằng tổng
thể động), Peter A.Petri cùng các cộng sự đã dự đoán rằng khi TPP đi vào
hiện thực Việt Nam hoàn toàn có thể là quốc gia thành viên đƣợc hƣởng lợi
nhiều nhất. Theo đó đến năm 2025 Việt Nam sẽ tăng thu GDP thêm khoảng
26,2 tỷ USD và con số này sẽ là 35,7 tỷ USD nếu Nhật Bản gia nhập TPP
trong năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt thuận lợi cho Việt Nam, tác
giả cũng đặc biệt lƣu ý tới quá trình đàm phán cam go vẫn còn ở phía trƣớc
với nhiều vấn đề khó thực hiện triệt để nhƣ sở hữu trí tuệ, mua sắm chính phủ,
quy tắc xuất xứ...
1.1.3. Các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của TPP đến lĩnh vực
xuất khẩu
Ngoài các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của TPP đến kinh tế
Việt Nam còn có rất nhiều các nghiên cứu xoay quanh vấn đề tác động của
TPP đến lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Một chuỗi các báo cáo “TPP - Hiệp định thương mại của thế kỷ 21”,
“Phân tích những lợi ích Việt nam có thể thu được từ TPP”, “Phân tích
những bất lợi tiềm tàng của TPP đối với Việt Nam”, “Việt Nam và TPP-

13


Những suy tính thiệt hơn”, “Cam kết về Đầu tư trong TPP có thể tác động
tiêu cực đến môi trường?”, “Sự can dự của Hoa Kỳ vào TPP và lưu ý đối với
Việt Nam”, “Những đối tác hiện tại và tương lai của TPP- Lưu ý đối với Việt
Nam”….của Ủy ban Tƣ vấn về Chính sách Thƣơng Mại Quốc tế thuộc VCCI
đã đƣợc đăng trong mục Đánh giá tác động của chuyên đề về TPP của website
Trung tâm WTO thuộc VCCI. Các báo cáo ngắn gọn, xem xét một khía cạnh,
một lĩnh vực cụ thể nào đó trong TPP thể hiện đƣợc kết quả nghiên cứu thông
qua phƣơng pháp tổng hợp số liệu, phân tích và tổng hợp để hệ thống các vấn
đề nghiên cứu, từ đó làm rõ các lợi ích Việt Nam đạt đƣợc ở các ngành nhƣ

dệt may, thủy hải sản, đồ gỗ,.. và các vấn đề về chính sách nhƣ thuế suất, đầu
tƣ, chi tiêu chính phủ, sở hữu trí tuệ, vấn đề môi trƣờng ... Đồng thời các báo
cáo cũng chỉ ra những vấn đề Việt Nam gặp phải sau khi gia nhập nhƣ: thị
trƣờng nội địa sẽ bị mất vào tay nƣớc ngoài, sự bất cập của chính sách, sự
mất tác dụng của các chính sách bảo hộ ... Trên cơ sở đó các báo cáo đề xuất
phƣơng hƣớng đàm phán cho Việt Nam và các giải pháp cấp thiết trƣớc và
sau khi gia nhập TPP.
Một nghiên cứu rất gần với luận văn là nghiên cứu của tác giả Lê Thị
Ánh Tuyết và Huỳnh Thế Nguyễn, Trƣờng Cao đẳng Tài chính - Hải quan
đăng trên báo Phát triển và Hội nhập, Số 15 (25), Tháng 03-04/2014 có tựa đề
“Cơ hội và thách thức cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi triển khai quy
tắc xuất xứ theo Hiệp định TPP”. Bài viết khái quát những cơ hội và thách
thức cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam khi triển khai Quy tắc xuất xứ
theo Hiệp định đối tác chiến lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Bằng
phƣơng pháp phân tích định tính, các tác giả đã chỉ rõ khái niệm về quy tắc
xuất xứ theo TPP là gì và đƣa ra điểm khác biệt của TPP đối với các hiệp định
khác là quy định về hàm lƣợng giá trị khu vực; nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ
lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. Doanh nghiệp chỉ đƣợc phép nhập

14


×