Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tác động của nguồn vốn oda trong công tác xóa đói giảm nghèo ở viện nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.38 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN
ODA VÀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM
I. Nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA)
1. Khái niệm và nguồn gốc ODA
2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
3. Phân loại vốn ODA
3.1 Phân loại theo tính chất
3.2 Phân loại theo mục đích:
3.3 Phân loại theo điều kiện
4. Vai trò của ODA
II CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÓI NGHÈO
1 Quan niệm, phương pháp tiếp cận và tiêu chí đánh giá đói nghèo
trên thế giới
1.1
1.2
1.3

Quan điểm đói nghèo
Phương pháp tiếp cận và các tiêu chí đánh giá đói nghèo
Tiêu chí đánh giá đói nghèo

2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
2.1 Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam
2.2 Các tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
3 Phân loại đói nghèo ở Việt Nam theo chuẩn đói nghèo mới


CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA
TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
I Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam những năm gần đây


1 Thực trạng đói nghèo giai đoạn 2010-2015

2. Nguyên nhân tồn tại của nghèo đói
2.1 Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn
2.2 Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
2.3 Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp
2.4 Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác
2.5 Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em
2.6 Nguyên nhân từ việc thay đổi chính sách vĩ mô

II Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 20102015
1Tình hình thu hút vốn ODA giai đoạn 2010-2015
2 Tình hình giải ngân
3 Những mặt còn tồn tại

III Tác động của nguồn vốn ODA đến công tác xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam
1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các
dịch vụ công
2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn tạo điều kiện xoá đói giảm
nghèo trên diện rộng


3. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho
người nghèo
4. Hỗ trợ phát triển nền giáo dục công bằng và chất lượng cho người nghèo
5. Giúp cải thiện mạng lưới an sinh xã hội
6 Tác động tiêu cực từ nguồn vốn ODA khi sử dụng trong nền kinh tế


IV Những hạn chế và nguyên nhân
1 Những hạn chế
2 Qua t×nh h×nh thùc hiÖn vèn ODA trong thêi
gian qua, vÒ phÝa ViÖt Nam cã thÓ rót ra nh÷ng
nguyªn nh©n næi cém sau:
2.1 Nguyªn nh©n kh¸ch quan:
2.2 Nguyªn nh©n chñ quan
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ SỬ DỤNG
HIỆU QUẢ VỐN ODA CHO XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO
I. Giải pháp thu hút và sử dung ODA cho xoá đói giảm nghèo
1. Xây dựng chiến lược, chương trình mục tiêu về xoá đói giảm
nghèo
2. Hài hoà thủ tục dự án
3. Tăng cường các mối quan hệ phi nhà nước
4. Thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án ODA
5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đền bù, giải phóng mặt bằng
6. Hoàn thiện cơ chế chính sách về ODA
II Kết luận


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN VỐN
ODA VÀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM
I. Nguồn vốn viện trợ phát triển (ODA)
1. Khái niệm và nguồn gốc ODA
1.1Khái niệm:
ODA là tên viết tắt của Official Development Assitance -Hỗ trợ phát triển chính
thức hay Viện trợ phát triển chính thức.(Hỗ trợ phát triển chính thức là một hình
thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ bởi vì các khoản đầu tư này thường là các
khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn
gọi là viện trợ. Gọi là Phát triển vì mục tiêu danh nghĩa của các khoản đầu tư này

là phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi ở nước được đầu tư. Gọi là Chính thức, vì
nó thường là cho Nhà nước vay.
Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các
khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ
chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức
tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB...) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được
thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không
hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD,
nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực
chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy
ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
ODA có các hình thức sau:
Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ.
Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng
hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán
hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài)
trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc.


Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được
một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một
mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác
nó sẽ được sử dụng như thế nào.
Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường, các dự án
này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia
nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác
nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ.
Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức hoặc tăng cường cơ
sở lập kế hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư.

Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công nghệ như thường lệ nhưng
quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, thống kê,
thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội.

1.2 Nguồn gốc lịch sử:
Ngày 14-12-1960, tại Paris, Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu (OEEC ), tiền thân
của tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) được thành lập để thực hiện kế
hoạch Marshall. Các nước tham dự hội nghị Paris đã thống nhất mục tiêu của Tổ
chức hợp tác kinh tế châu Âu gồm:
-Cải thiện mức sống và điều kiện lao động của các nước thành viên.
-Đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững, duy trì sự ổn định về tài chính.
-Hỗ trợ các nước khác đặc biệt là các nước thành viên và các nước chịu sự tàn phá
nặng nề sau chiến tranh trong quá trình phát triển kinh tế.
-Tăng cường phát triển thương mại quốc tế dựa trên cơ sở đa phương.Tổ chức này
ban đầu có 19 thành viên gồm có áo, Bỉ, Canađa, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp,
Aixơlen, ý , Lucxămbua, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Thổ
Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ. Các nước gia nhập thêm sau đó là Nhật Bản (năm 1964),
Phần Lan (năm 1969), Ôxtrâylia (năm 1971), Niuzilân (năm1973) và Mêhicô (năm
1994).


OECD thành lập nhiều uỷ ban để phân chia quyền hạn và nhiệm vụ trong hoạt
động của mình. Một trong số đó là ủy ban hỗ trợ phát triển (DAC). Đây là ủy ban
chuyên cung cấp ODA dạng tài chính cho các nước đang phát triển. Thành viên của
ủy ban này gồm có Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Hà Lan, Vương Quốc Anh, Canađa,
Thụy Điển, Đan Mạch, ý, Na Uy, Ôxtrâylia, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha, Bỉ, áo, Phần
Lan, Bồ Đào Nha, Ailen, Niuzilân, Luxcămbua và ủy ban châu Âu.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, các nước đang phát triển thuộc phe Xã hội chủ
nghĩa trong đó có Việt Nam hầu như không nhận được sự viện trợ trực tiếp từ các
nước thuộc DAC mà chỉ nhận gián tiếp thông qua các tổ chức phi chính phủ và

Liên Hợp Quốc. Việt Nam trong nhiều năm liền chủ yếu nhận viện trợ từ Liên Xô
và các nước Đông Âu. Thời kỳ này việc cung cấp ODA chịu ảnh hưởng rất nhiều
bởi yếu tố chính trị.

2. Đặc điểm của nguồn vốn ODA
-ODA là một giao dịch quốc tế, thể hiện ở chỗ hai bên tham gia giao dịch này
không có cùng quốc tịch. Bên cung cấp thường là các nước phát triển hay các tổ
chức phi chính phủ. Bên tiếp nhận thường là các nước đang phát triển hay các
nước gặp khó khăn về nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế
hay môi trường.
-ODA thường được thực hiện qua hai kênh giao dịch là kênh song phương và kênh
đa phương. Kênh song phương, quốc gia tài trợ cung cấp ODA trực tiếp cho chính
phủ quốc gia được tài trợ. Kênh đa phương , các tổ chức quốc tế hoạt động nhờ các
khoản đóng góp của nhiều nước thành viên cung cấp ODA cho quốc gia được viện
trợ. Đối với các nước thành viên thì đây là cách cung cấp ODA gián tiếp.
-ODA là một giao dịch chính thức. Tính chính thức của nó được thể hiện ở chỗ giá
trị của nguồn ODA là bao nhiêu, mục đích sử dụng là gì phải được sự chấp thuận
và phê chuẩn của chính phủ quốc gia tiếp nhận. Sự đồng ý tiếp nhận đó được thể
hiện bằng văn bản, hiệp định, điều ước quốc tế ký kết với nhà tài trợ.
-ODA được cung cấp với mục đích rõ ràng. Mục đích của việc cung cấp ODA là
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước nghèo. Đôi lúc ODA cũng
được sử dụng để hỗ trợ các nước gặp hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như khủng


hoảng kinh tế, thiên tai, dịch bệnh...Do đó, có lúc các nước phát triển cũng được
nhận ODA. Nhưng không phải lúc nào mục đích này cũng được đặt lên hàng đầu,
nhiều khi các nhà tài trợ thường áp đặt điều kiện của mình nhằm thực hiện những
toan tính khác.
-ODA có thể được các nhà tài trợ cung cấp dưới dạng tài chính, cũng có khi là hiện
vật. Hiện nay, ODA có ba hình thức cơ bản là viện trợ không hoàn lại (Ggant Aid),

vốn vay ưu đãi ( Loans Aid ) và hình thức hỗn hợp.

3. Phân loại vốn ODA
3.1 Phân loại theo tính chất
-ODA không hoàn lại : Đây là nguồn vốn ODA mà nhà tài trợ cấp cho các nước
nghèo không đòi hỏi phải trả lại. Cũng có một số nước khác được nhận loại ODA
này khi gặp phải các vấn đề nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh...
Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn này thường được cấp dưới dạng các
dự án hỗ trợ kỹ thuật, các chương trình xã hội hoặc hỗ trợ cho công tác chuẩn bị dự
án. ODA không hoàn lại thường là các khoản tiền nhưng cũng có khi là hàng hoá,
ví dụ như lương thực, thuốc men hay một số đồ dùng thiết yếu.
ODA không hoàn lại thường ưu tiên và cung cấp thường xuyên cho lĩnh vực giáo
dục, y tế. Các nước Châu Âu hiện nay dành một phần khá lớn ODA không hoàn lại
cho vấn đề bảo vệ môi trường, đặc biệt là bảo vệ rừng và các loài thú quý.
-ODA vốn vay ưu đãi : đây là khoản tài chính mà chính phủ nước nhận phải trả
nước cho vay, chỉ có điều đây là khoản vay ưu đãi. Tính ưu đãi của nó được thể
hiện ở mức lãi suất thấp hơn lãi suất thương mại vào thời điểm cho vay, thời gian
vay kéo dài, có thể có thời gian ân hạn. Trong thời gian ân hạn, nhà tài trợ không
tính lãi hoặc nước đi vay được tính một mức lãi suất đặc biệt. Loại ODA này
thường được nước tiếp nhận đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng xã hội như xây
dựng đường xá, cầu cảng, nhà máy...Muốn được nhà tài trợ đồng ý cung cấp, nước
sở tại phải đệ trình các văn bản dự án lên các cơ quan có thẩm quyền của chính phủ
nước tài trợ. Sau khi xem xét khả thi và tính hiệu quả của dự án, cơ quan này sẽ đệ
trình lên chính phủ để phê duyệt. Loại ODA này chiếm phần lớn khối lượng ODA
trên thế giới hiện nay.


-Hình thức hỗn hợp : ODA theo hình thức này bao gồm một phần là ODA không
hoàn lại và một phần là ODA vốn vay ưu đãi. Đây là loại ODA được áp dụng phổ
biến trong thời gian gần đây. Loại ODA này được áp dụng nhằm mục đích nâng

cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

3.2 Phân loại theo mục đích:
-Hỗ trợ cơ bản: là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế - xã hội và môi trường. đây thường là những khoản cho vay ưu đãi.
-Hỗ trợ kỹ thuật: là những nguồn lực dành cho chuyển giao tri thức, công nghệ,
xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hay nghiên cứu tiền đầu tư phát
triển thể chế và nguồn nhân lực...Loại hỗ trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn
lại.

3.3 Phân loại theo điều kiện :
-ODA không ràng buộc : Là việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi
nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng.
-ODA có ràng buộc :
+Ràng buộc bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là nguồn ODA được cung cấp dành để
mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ chỉ giới hạn cho một số công ty do
nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát ( đối với viện trợ song phương ), hoặc công ty
của các nước thành viên (đối với viện trợ đa phương).
+Ràng buộc bởi mục đích sử dụng: Nghĩa là nước nhận viện trợ chỉ được cung cấp
nguồn vốn ODA với điều kiện là phải sử dụng nguồn vốn này cho những lĩnh vực
nhất định hay những dự án cụ thể.
-ODA ràng buộc một phần: Nước nhận viện trợ phải dành một phần ODA chi ở
nước viện trợ (như mua sắm hàng hoá hay sử dụng các dịch vụ của nước cung cấp
ODA), phần còn lại có thể chi ở bất cứ đâu.
Phân loại theo hình thức:
-Hỗ trợ dự án: Đây là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể.
Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay
ưu đãi.



-Hỗ trợ phi dự án: Là loại ODA được nhà tài trợ cung cấp trên cơ sở tự nguyện.
Nhận thức về các vấn đề bức xúc ở nước sở tại, nhà tài trợ yêu cầu chính phủ nước
sở tại được viện trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn đó. Khi được chính phủ chấp
thuận thì việc viện trợ được tiến hành theo đúng thoả thuận của hai bên. Loại ODA
này thường được cung cấp kèm theo những đòi hỏi từ phía chính phủ nước tài trợ.
Do đó, chính phủ nước này phải cân nhắc kỹ các đòi hỏi từ phía nhà tài trợ xem có
thoả đáng hay không. Nếu không thoả đáng thì phải tiến hành đàm phán nhằm
dung hoà điều kiện của cả hai phía. Loại ODA này thường có mức không hoàn lại
khá cáo, bao gồm các loại hình sau:
+Hỗ trợ cán cân thanh toán: Trong đó thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển
giao tiền tệ) hoặc hỗ trợ hàng hoá, hay hỗ trợ xuất nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng
hoá được chuyển vào qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ cho ngân
sách.
+Hỗ trợ trả nợ: Nguồn ODA cung cấp dùng để thanh toán những món nợ mà nước
nhận viện trợ đang phải gánh chịu.
+Viện trợ chương trình: Là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát với thời
gian xác định mà không phải xác định chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.

4. Vai trò của ODA
- ODA thể hiện mối quan hệ đối ngoại giữa hai bên cung cấp và bên tiếp nhận.
Tuy vậy, đối với mỗi bên nó sẽ mang một ý nghĩa khác nhau.
Đối với nước xuất khẩu vốn
Viện trợ song phương tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động
thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia tăng
của vốn ODA, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những
điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia.
Ngoài ra, nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của
họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên.
Đối với các nước tiếp nhận



Tầm quan trọng của ODA đối với các nước đang và kém phát triển là điều không
thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp
nhận ODA đã đạt được.
Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn
trầm trọng nên thông qua ODA song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình
phát triển kinh tế - xã hội. ODA mang lại nguồn lực cho đất nước.
Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển
nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng
trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và
phát triển.
Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế,
thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của ODA.
ODA còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể
phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ
chức tài chính quốc tế mang lại.
- ODA giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho
sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ
tầng về kinh tế.
- ODA tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng
lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn vốn này trực tiếp giúp cải thiện
điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn
ODA cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát
triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo...
- ODA giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao
hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp.
Bên cạnh những mặt tích cực, ODA cũng có không ít những mặt hạn chế. Hạn
chế rõ nhất của viện trợ phát triển chính thức ODA là các nước nếu muốn nhận
được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp
ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều.



Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung ODA vào các thành phố trọng điểm
cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho
hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt.

II CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÓI NGHÈO
1 Quan niệm, phương pháp tiếp cận và tiêu chí đánh giá đói nghèo
trên thế giới
1.1 QUAN ĐIỂM ĐÓI NGHÈO
Tại hội nghị về chống nghèo đói do Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương (ESCAP) tổ chức tại Thái Lan năm 1993, các quốc gia trong khu vực đã thống
nhất cao cho rằng.
"Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển
kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội
thừa nhận".
Khái niệm nghèo đói này bao gồm 3 khía cạnh:
+ Nhu cầu cơ bản của con người bao gồm: Ăn ở, mặc, y tế, giáo dục,
văn hoá, đi lại và giao tiếp xã hội.
+Nghèo thay đổi theo thời gian: Thước đo nghèo khổ sẽ thay đổi theo
thời gian; khi kinh tế càng phát triển thì nhu cầu cơ bản của con người
cũng sẽ thay đổi theo xu hướng ngày một cao hơn.
+Nghèo thay đổi theo không gian: Thông qua định nghĩa này cũng
chỉ cho chúng ta thấy sẽ không có chuẩn nghèo chung cho tất cả
nước, vì nó phụ thuộc vào sự phát triển KT - XH và các yếu tố văn
hoá của từng quốc gia, từng vùng.
Để đánh giá rõ hơn mức độ nghèo, người ta chia nghèo thành 2 loại: Nghèo tuyệt
đối và nghèo tương đối.
* Khái niệm Nghèo tuyệt đối (nghèo thu nhập): Đo lường mức chi tiêu cần thiết để

đảm bảo một người có thể mua được một lượng lương thực, thực phẩm tương đương
2100 - 2300 kcalo/người/ngày. Mức nghèo tuyệt đối là thước đo dễ lượng hoá để mô tả
tình trạng đói nghèo.
* Khái niệm nghèo tương đối được Robert Mc Namara - nguyên Tổng giám đốc
WB định nghĩa "Nghèo ở mức độ tương đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại.


Những người nghèo tương đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu
thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang
dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta".
Mức nghèo tuyệt đối có phương pháp tính toán riêng nên ranh giới nghèo
tuyệt đối được xác lập cụ thể. Ngược lại, ranh giới của nghèo tương đối rất khó xác
định bởi không có một tiêu chuẩn chung áp dụng. Nó phụ thuộc chủ yếu vào tình hình
phát triển KT - XH của từng quốc gia và mức độ quan tâm, điều chỉnh của chính quốc
gia đó.
Như vậy nghèo tương đối không chỉ bao hàm mức thu nhập và tiêu dùng thấp
mà còn bao gồm cả mức hưởng thụ thấp về giáo dục, y tế và các lĩnh vực khác của
sự phát triển con người. Đặc biệt, nghèo tương đối còn đề cập đến "sự thiếu quyền lực và
tiếng nói, cũng như tính chất dễ bị tổn thương và đe doạ của người nghèo" . Trong những
hoàn cảnh nhất định, họ không có tiếng nói chính trị, thậm chí còn bị tẩy chay sống biệt
lập với xã hội.
Một cách chung nhất thì nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lý
do nào đó không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu mà xã hội thừa nhận tuỳ theo
trình độ phát triển KT - XH và phong tục tập quán của chính xã hội đó. Biểu hiện của
việc không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản đó, là tình trạng thiếu ăn, thiếu
nước sinh hoạt, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, môi trường suy thoái, tuổi thọ trung
bình thấp, ít được tiếp cận với các dịch vụ xã hội.

1.2 Phương pháp tiếp cận và các tiêu chí đánh giá đói nghèo
- Phương pháp tiếp cận

Chuẩn nghèo là thước đo mức sống của dân cư để phân biệt trong xã hội ai thuộc
diện nghèo và ai không thuộc diện nghèo. Trải qua hơn một thế kỷ, trên thế giới đã hình
thành 3 phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo chủ yếu sau. Phương pháp dựa vào nhu cầu
chi tiêu. Phương pháp dựa vào thu nhập thực tế. Phương pháp dựa vào đánh giá của
người dân. Trong 3 phương pháp trên thì 2 phương pháp đầu được các quốc gia sử dụng
khá phổ biến. [10].

1.3 Tiêu chí đánh giá đói nghèo
- Chỉ tiêu thu nhập
Thu nhập bình quân theo đầu người là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh được quy
mô, trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân trong một nước. Hiện nay trên
thế giới tồn tại hai phương pháp tính toán chủ yếu của WB.


+ Phương pháp Atlas (phương pháp theo tỉ giá hối đoái)
WB phân ra làm 6 loại nước (là mức thu nhập năm 1990). Nước cực giàu: >
25.000 USD/năm. Nước giàu: 20.000 - < 25.000 USD/năm. Nước khá giàu: 10.000 - <
20.000 USD/năm. Nước trung bình: 2.500 - < 10.000 USD/năm. Nước nghèo: 500 - <
2.500 USD/năm. Nước cực nghèo: < 500 USD/năm.
Theo phương pháp đánh giá này, Việt Nam có thu nhập 1.064 USD năm 2009,
khoảng 1.200 USD năm 2010 thuộc nhóm nước nghèo.
Tuy nhiên theo phương pháp trên, việc chuyển đổi thường bị sai lệch không
phản ánh được tính ngang giá của sức mua. Do đó từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX,
Liên hợp quốc (LHQ) đã đề ra phương pháp tính bình quân thu nhập mỗi nước theo sức
mua tương đương (PPP).

+ Phương pháp sức mua tương đương (PPP)
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi so sánh chỉ tiêu thu nhập bình quân
đầu người giữa các nước, nhằm đưa ra chỉ tiêu định lượng so sánh giữa các nước
bằng cách đưa đồng tiền của mỗi nước về một đơn vị đo lường thống nhất đồng

USD.
WB sau nhiều cuộc điều tra trên toàn cầu đã đưa ra ngưỡng nghèo chung (theo
PPP) [10]. Đối với các nước thu nhập thấp: < 1 USD/ngày. Đối với các nước thu nhập
trung bình thấp : < 2 USD/người/ngày.

2. Quan niệm và tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
2.1 Quan niệm về đói nghèo ở Việt Nam
Công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở nước ta bắt đầu từ những năm đầu thập kỷ 90
của thế kỷ trước. Trong nhận thức của người Việt Nam khi đề cập đến đói nghèo, mọi
người đều hiểu rằng đó là tình trạng người dân cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc,
con cái không được học hành, ốm đau không có tiền chữa bệnh, nhà cửa tạm bợ...
Các tài liệu và các công trình nghiên cứu hầu hết các nhà nghiên cứu đều thống
nhất với định nghĩa chung do Uỷ ban KT - XH Châu Á và Thái Bình Dương của LHQ
(ESCAP) đưa ra tại hội nghị Băng Cốc - Thái Lan năm 1993.
Ngoài định nghĩa chung về đói nghèo, nước ta còn sử dụng rộng rãi hai định nghĩa
về cơ bản cũng đều bắt nguồn từ WB.


+ Nghèo đói lương thực, thực phẩm (tương đương với nghèo tuyệt đối, nghèo về
thu nhập của WB).
+Nghèo đói chung (tương đương với nghèo tương đối, nghèo về con người).
Điểm khác biệt so với nhiều nước là bên cạnh khái niệm nghèo, chúng ta còn sử
dụng khái niệm đói để phân biệt mức độ nghèo của một bộ phận dân cư. Đói là tình
trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ
đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những bộ phận dân cư hàng
năm thiếu ăn, đứt bữa từ 1 đến 2 tháng, thường vay nợ của cộng đồng và thiếu khả
năng chi trả.
Hiện nay, tình trạng đói đã không được nhắc tới trong các văn kiện chính thức
của Đảng từ năm 2001. Mặc dù vậy, cụm từ "xóa đói giảm nghèo" vẫn được sử dụng,
chỉ một nội dung hẹp hơn là đấu tranh để giảm nghèo, tiến tới xoá nghèo.

+ Chỉ số đánh giá
Dựa trên cách tiếp cận đói nghèo trên, thước đo sử dụng phổ biến để đánh
giá nghèo khổ về thu nhập là đếm số người dưới chuẩn nghèo. Gọi là "chỉ số đếm đầu
người" (HC - Headcount index). Từ đó xác định tỉ lệ nghèo (tỷ lệ đếm đầu - HCR).[5]
+ Tỉ lệ nghèo được tính bằng tỉ lệ phần trăm của dân số. Việc sử dụng chỉ số này là
cần thiết để đánh giá tình trạng nghèo và những thành công trong mục tiêu "giảm nghèo"
của quốc gia.
+ Khoảng cách nghèo là phần chênh lệch giữa mức chi tiêu của người nghèo với
ngưỡng nghèo, tính bằng phần trăm so với ngưỡng nghèo. Khi so sánh các nhóm dân cư
trong một nước, khoảng cách nghèo cho biết tính chất và mức độ của nghèo khổ khác
nhau giữa các nhóm.

2.2 Các tiêu chí đánh giá đói nghèo ở Việt Nam
- Tiêu chí của Bộ lao động - Thương binh và xã hội
Căn cứ vào mức sống thực tế các địa phương, trình độ phát triển KT - XH, từ
năm 1993 đến nay Bộ LĐTBXH đã 6 lần công bố tiêu chuẩn cụ thể cho hộ nghèo.
Các tiêu chí này thay đổi theo thời gian điều tra cùng với sự thay đổi mặt bằng thu
nhập quốc gia.
Chuẩn Nghèo giai đoạn 2006 - 2010 được áp dụng theo Quyết định số
170/2005/QĐ - TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn


nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010 quy định những người có mức thu nhập sau
được xếp vào nhóm hộ nghèo:
+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực nông thôn là dưới 200.000
đồng/người/tháng.

+ Thu nhập bình quân đầu người đối với khu vực thành thị là dưới 260.000
đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, với tình hình lạm phát như hiện nay chuẩn nghèo trên chưa đánh

giá được đúng như thực tế. Chuẩn mực nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cách quá xa so
với chuẩn mực do Ngân hàng Thế giới đưa ra với ngưỡng 1 USD/người/ngày. Do đó Việt
Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong công cuộc xoá đói giảm nghèo để xây dựng chuẩn
nghèo tiến tới ngưỡng chung của Thế giới.
* Giai đoạn 2011 - 2015
Ngày 30/01/2011, dựa trên đề nghị của Bộ trưởng Bộ lao động - Thương binh và
xã hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kí Quyết định số 09/2011/QĐ -TTg về việc ban
hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015. Theo quyết định
này chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 như sau:
. Hộ nghèo:
- Vùng nông thôn: Có mức thu nhập từ 400.000 đồng/người/tháng trở xuống.
- Vùng thành thị: Có mức thu nhập từ 500.000 đồng/người/tháng trở xuống.
. Hộ cận nghèo
- Vùng nông thôn: có mức thu nhập từ 401.000 - 520.000 đồng/người/tháng.
- Vùng thành thị: có mức thu nhập từ 501.000 - 650.000 đồng/người/tháng.
* Một cách tiếp cận khác cũng thường được sử dụng để xem xét nghèo đói là
chia dân cư thành các nhóm khác nhau (theo 5 nhóm). Nhóm 1/5 nghèo nhất là 20%
dân số, gồm những người sống trong các hộ gia đình có mức thu nhập (chi tiêu) thấp
nhất.
* Các tiêu chuẩn nghèo khác
Theo cách đánh giá của Bộ LĐTBXH phạm vi đói nghèo có từng cấp khác nhau.
Mỗi cấp thể hiện những đặc điểm riêng biệt về mức độ nghèo.


Hộ nghèo: Là hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo.
Trong hộ nghèo, lại có hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, đây là các hộ gia đình dân
tộc sống vùng dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập thấp hơn chuẩn
nghèo. Các hộ này còn tồn tại "phong tục tập quán sản xuất mang nặng tính tự nhiên hái
lượm" chủ yếu phát lương làm rẫy, tổng giá trị tài sản bình quân đầu người dưới 1 triệu
đồng.


3 Phân loại đói nghèo ở Việt Nam theo chuẩn đói nghèo mới
- Hiện nay Việt Nam đang xây dựng chuẩn nghèo dựa trên phương pháp xác định
các nhu cầu chi tiêu tối thiểu. Tuy nhiên, tình trạng nghèo không chỉ đơn thuần là
về thu nhập mà còn là sự thiếu hụt, không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, tùy
thuộc vào mức độ phát triển của từng quốc gia. Do đó phương pháp này chỉ phù
hợp trong giai đoạn đầu khi giải quyết tình trạng nghèo về lương thực thực phẩm,
nhưng lại dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng, nhận diện nghèo và phân loại đối
tượng chưa chính xác.
tại Quốc hội khóa 13, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh thực
hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, trong đó nêu rõ: Xây dựng
chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều nhằm bảo đảm đời sống tối
thiểu và đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản. Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng đề
án tổng thể chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa
chiều là xác định chiều nghèo và phương pháp tiếp cận phù hợp với Việt Nam
nhằm khắc phục những bất cập và hạn chế của chính sách hiện tại, cách tiếp cận
nghèo đa chiều là phương pháp mới nên thực hiện theo nguyên tắc chung là vận
dụng phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam; sử dụng song song chuẩn nghèo đa
chiều và chuẩn nghèo thu nhập; đạt được 3 mục tiêu là đo lường và giám sát
nghèo, định hướng chính sách, xác định hộ nghèo và xác định đối tượng hưởng thụ
chính sách... Do đó, nội dung của cách tiếp cận đo lường nghèo đa chiều cần xác
định được các chiều thiếu hụt, xác định các chỉ số đo lường và ngưỡng thiếu hụt
trong từng chiều, xác định cách tính mức độ thiếu hụt và chuẩn nghèo đa chiều.

-Hiện nay, có 11 chỉ tiêu nghèo đa chiều bao gồm: giáo dục người lớn,
giáo dục trẻ em, khám chữa bệnh, bảo hiểm y tế, nhà ở, nước sạch, vệ
sinh, dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin, bảo hiểm xã
hội và trợ giúp xã hội.



Trong giai đoạn 2016 - 2020, chuẩn nghèo đa chiều ở Việt Nam dự kiến được xác
định như sau:
+ Một hộ gia đình được coi là hộ nghèo đa chiều nghiêm trọng nếu hộ gia đình
thiếu từ ½ tổng số nhu cầu cơ bản trở lên;
+ Một hộ được coi là hộ nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/3 - 1/2 tổng số
nhu cầu sống cơ bản;
+ Một hộ gia đình được coi là hộ cận nghèo đa chiều nếu hộ gia đình thiếu từ 1/5 1/3 tổng số nhu cầu cơ bản.
Về việc xây dựng chuẩn nghèo thu nhập cần xác định được mức sống tối thiểu
nhằm đáp ứng những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh
sống. Mức sống tối thiểu được xây dựng trên cơ sở các nhu cầu tối thiểu về tiêu
dùng lương thực, thực phẩm và nhu cầu chi tiêu phi lương thực, thực phẩm. Đây là
tiêu chí mang tính khách quan, không phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của ngân
sách nhà nước, còn được gọi là chuẩn nghèo khách quan hay chuẩn phúc lợi xã hội
đầy đủ.
Hàng năm trên cơ sở kết quả điều tra mức sống hộ gia đình, Tổng Cục thống kê
công bố tỷ lệ nghèo thu nhập, tỷ lệ thiếu hụt các nhu cầu xã hội của cả nước và
từng địa phương, phân tích mức độ thay đổi, làm cơ sở để định hướng các chính
sách phát triển kinh tế cùng, lĩnh vực, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
Việc điều tra xác định đối tượng được thực hiện vào đầu kỳ (năm 2015), giữa kỳ
(năm 2018) và cuối kỳ (năm 2020), đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo sẽ được ổn
định thực hiện chính sách từ 2 - 3 năm để đảm bảo thoát nghèo bền vững.

.


CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA
TRONG CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO
I Thực trạng đói nghèo ở Việt Nam những năm gần đây
1 Thực trạng đói nghèo giai đoạn 2010-2015
-Năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước là 14,2%. Các năm sau đó, tỷ lệ này đều

giảm dần:
năm 2011 giảm còn 11,76%;
năm 2012 giảm còn 9,6%;
năm 2013 giảm còn 7,8%;
năm 2014 giảm còn 5,97%.
năm 2015 giảm còn 5%
( nguồn báo Đảng Cộng Sản VN )
Đó là một trong những kết quả đạt được của Chương trình Mục tiêu quốc gia
(MTQG) Giảm nghèo bền vững vừa được nêu ra tại Báo cáo đánh giá kết quả thực
hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2011-2015 và định hướng xây dựng các
chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020.

Như vậy, bình quân tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước giảm 2%/năm, tỷ lệ hộ nghèo ở
các huyện nghèo giảm bình quân trên 5%/năm, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra theo
Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời
kỳ từ năm 2011 - 2020 và Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 phê duyệt
chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015.
Được biết, tổng kinh phí huy động thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo
bền vững trong giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 30.451 tỷ đồng, đạt 109% tổng kinh
phí được phê duyệt của Chương trình.

2. Nguyên nhân tồn tại của nghèo đói


Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói bao gồm cả những nguyên nhân
khách quan và cả những nguyên nhân chủ quan. Sau đây là một số nguyên nhân
chủ yếu ảnh hưởng đến đói nghèo

2.1 Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn
Các hộ nghèo có rất ít đất đai và tình trạng không có đất đai đang có xu hướng tăng

lên, đặc biệt ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Thiếu đất đai ảnh hưởng đến việc
đảm bảo an ninh lương thực của người nghèo cũng như khả năng đa dạng hoá sản
xuất, để hướng tới sản xuất các loại cây trồng có giá trị cao hơn.
Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ trong
sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, khuyến nghư, điện, nước, giống cây trồng,
vật nuôi, phân bón… và nếu có thì giá các dịch vụ này cũng rất cao đối với họ, nên
đã làm tăng chi phí lên cao dẫn đến giảm thu nhập trên một đơn vị sản phẩm.
Người nghèo cũng không có điều kiện tiếp cận với các nguồn tín dụng. Sự hạn chế
của nguồn vốn là một trong những nguyên nhân làm cho khả năng đầu tư vào máy
móc và áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất.
2.2 Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định
Những người nghèo thường là những người có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội
tìm được việc làm tốt, ổn định. Hệ quả tất yếu của thiếu việc làm và việc làm
không ổn định là thu nhập thấp và bấp bênh, từ đó dẫn đến việc không thể đáp ứng
được những nhu cầu cơ bản cho bản thân cũng như cho gia đình họ. Bên cạnh đó,
trình độ học vấn thấp cũng ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong việc kế hoạch
hoá gia đình, nuôi dạy con cái và điều này đưa đến hậu quả là không chỉ riêng bản
thân người có trình độ học vấn thấp phải sống trong cảnh nghèo mà thế hệ tương
lai của họ cũng không thể thoát nghèo do không được học hành đầy đủ.
2.3 Người nghèo không có đủ điều kiện tiếp cận với pháp luật, chưa được bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Những yếu tố về trình độ học vấn, địa lý… có những mối liên quan chặt chẽ với
tình trạng nghèo đói. Người nghèo thường là các đối tượng sống ở vùng nông thôn,
miền núi, vùng sâu, vùng xa; là những đồng bào dân tộc ít người và những đối
tượng này thường có trình độ học vấn thấp nên khả năng hiểu biết pháp luật và tự


giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp luật của họ là một vấn đề khó khăn. Phần
lớn các văn bản pháp luật không đến được với các đối tượng nghèo do họ không có
đủ điều kiện để tiếp cận và nếu có thì việc nắm bắt và hiểu được những quy định

trong luật đối với họ cũng là rất khó khăn. Do vậy, người nghèo không nắm bắt
được pháp luật nên không thể tự bảo vệ mình được khi các quyền lợi chính đáng
của mình bị xâm hại, đồng thời, việc không nắm bắt được luật pháp cũng gây khó
khăn cho người nghèo trong việc sản xuất, kinh doanh.
2.4 Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác
Do nguồn thu nhập của các đối tượng nghèo rất thấp và bấp bênh nên họ rất dễ bị
tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra
đối với cá nhân hay gia đình họ. Khi có những biến động xảy ra như thiên tai, mất
mùa, bệnh tật… thì với khả năng kinh tế hạn hẹp, không có tích luỹ sẽ gây ra
những bất ổn trong cuộc sống của người nghèo.
Các rủi ro trong sản xuất kinh doanh đối với người nghèo cũng rất cao, do không
có trình độ tay nghề, trình độ quản lý, thiếu hiểu biết pháp luật và thị trường hạn
hẹp nên công việc làm ăn của họ rất dễ gặp những rủi ro bất lợi và khi rủi ro xảy ra
khả năng đối phó của họ rất kém do thu nhập thấp, tiềm lực kinh tế yếu. Do đó,
làm cho người nghèo rất dễ bị tổn thương.
2.5 Bất bình đẳng giới ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của phụ nữ và trẻ em
Bất bình đẳng giới làm sâu sắc thêm tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt. Ngoài
những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải gánh chịu do bất bình đẳng
thì còn có những bất lợi đối với gia đình.
2.6 Nguyên nhân từ việc thay đổi chính sách vĩ mô
Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là điều kiện thuận lợi để xoá đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, để đạt được tốc độ tăng trưởng cao thì cần có những sự thay đổi trong
chính sách vĩ mô như tự do hoá thương mại, cải cách doanh nghệp nhà nước… và
điều này đưa đến những tác động tiêu cực đến người nghèo.
Cải cách nền kinh tế, tự do hoá thương mại tạo ra những động lực khuyến khích
nền kinh tế và các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, một số ngành công nghiệp
thu hút nhiều lao động chưa được chú trọng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả



năng tạo việc làm chưa được quan tâm và tạo điều kiện phát triển dẫn đến khả năng
cạnh tranh yếu và có thể dẫn tới phá sản các doanh nghiệp tức là đẩy công nhân
vào cảnh thất nghiệp, việc này đồng nghĩa với việc đưa họ gia nhập đội ngũ người
nghèo vì khả năng tích luỹ của đối tượng này là rất thấp.
Chuyển đổi cơ cấu đầu tư mang lại hiệu quả tích cực, song vẫn còn nhiều bất hợp
lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn còn thấp trong khi khu vực này vẫn
rất cần được đầu tư nhiều. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào công nghiệp mới chỉ chú
trọng vào các ngành mũi nhọn, các mặt hàng thay thế nhập khẩu, chưa chú trọng
đầu tư vào các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, chưa chú ý khuyến
khích kịp thời phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều chính sách trợ cấp
không đúng đối tượng làm ảnh hưởng xấu đến sự hình thành thị trường nông thôn,
thị trường vùng sâu, vùng xa.

II Tình hình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA giai đoạn 20102015
1Tình hình thu hút vốn ODA giai đoạn 2010-2015
-Tổng vốn ODA vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2010- 2015
ước
đạt
27,165
tỷ
USD
Đây là thông tin tại báo cáo mới nhất về tình hình ký kết vốn ODA giai đoạn 2010
2015
của
Chính
phủ.
9 tháng đầu năm 2015, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài ký kết đạt khoảng 2.729 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi của các nhà tài
trợ nước ngoài đạt khoảng 2.698 triệu USD, vốn ODA đạt khoảng 31,91 triệu
USD. Ước thực hiện cả năm 2015 ký kết đạt khoảng 3.500 triệu USD.

Về cơ cấu vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo ngành
và lĩnh vực, báo cáo nêu, các lĩnh vực giao thông vận tải, môi trường (cấp, thoát
nước, đối phó với biến đổi khí hậu…) và phát triển đô thị, năng lượng và công
nghiệp là những ngành có tỷ trọng vốn ODA và vốn vay ưu đãi tương đối cao.
Còn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với xóa đói giảm nghèo, y
tế, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, tăng cường năng lực thể chế,...


chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn nhưng đã gặt hái được những thành công nhất định trong
công
tác
xóa
đói
giảm
nghèo.

2 Tình hình giải ngân
Chính phủ nhận định, tình hình giải ngân vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà
tài trợ nước ngoài đã có nhiều cải thiện, đã tăng từ mức 3,541 tỷ USD năm 2010
lên mức 5,655 tỷ USD năm 2014. Ước thực hiện cả năm 2015 là 5 tỷ USD.
Chính phủ cũng cho biết, hiện nay, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang quản lý,
cho vay trên 460 dự án với dư nợ 140.000 tỷ đồng. Trong 5 năm 2011-2015, đã có
trên 100 dự án mới với số vốn vay theo tín dụng đầu tư đã ký trên 40.000 tỷ đồng.
Tổng số vốn giải ngân trong giai đoạn 2011-2015 là trên 91.000 tỷ đồng, bình quân
hàng năm giải ngân cho nền kinh tế là trên 18.000 tỷ đồng.
Trong 5 năm 2010-2015, có 152 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ yếu là các
dự án cấp nước, thủy điện, truyền tải và phân phối điện, chế biến lâm sản, đường
giao
thông...
9 tháng đầu năm 2015, Ngân hàng Phát triển Việt Nam quản lý cho vay lại 460 dự

án với số vốn vay theo hợp đồng tín dụng đã ký là 13.238 triệu USD.
Trong giai đoạn 2011-2015, mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng gần 3% so với GDP, nhưng
nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong giai đoạn
2011-2015 đã hỗ trợ Việt Nam phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và giảm nghèo một
cách bền vững. Nhiều công trình dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn ODA và
vốn vay ưu đãi như cao tốc Nội Bài – Lào Cai, cao tốc TP HCM – Long Thành –
Dầu Giây, cầu Vĩnh Thịnh, cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân – Nội Bài, nhà ga
T2 Nội Bài và nhiều công trình khác đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng góp
phần hoàn thiện, hiện đại hóa hạ tầng kinh tế xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế.

Việc sử dụng vốn ODA năm 2015 đã mang lại nhiều hiệu quả kinh tế- xã hội. Góp
phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, phát triển. Tạo công ăn việc làm cho người


lao động => giảm tỉ lệ thất nghiệp. Tình trang đói nghèo giảm. giảm khoảng cách
giữa giàu và nghèo. Cở sở vật chất, hạ tầng được cải thiện nhờ các chính sách sử
dụng vốn vào xây dựng vaò cầu đường.
Những mặt còn tồn tại
Vấn đề công khai trong các dự án ODA được đặt ra. Nổi cộm nhất trong thời gian
vừa qua là những tiêu cực, gian lận, tham nhũng tại các dự án ODA. Điển hình như
vụ Huỳnh Ngọc Sĩ ( 2011) , vụ nghi vấn tiêu cực tại dự án Daniza Đan
Mạch( 2012) dự án cải tạo và nâng cấp Hải Phòng, vụ JTC liên quan đến ngành
đường sắt (2014) và nhiều dự án quan trọng thuộc ngành dầu khí,… điểm chung
của các vụ bê bối này đều bị phát giác nhờ phía nước ngoài? Đây là thực trạng lo
ngại đối với các cơ quan quản lí của Việt Nam cũng như đối với các nhà tài trợ.
Tham nhũng, hối lộ đã ảnh hưởng đến lòng tin của nước tài trợ, điển hình năm
2012 Thụy Sỹ có ý định ngừng viện trợ và gần đây là Nhật Bản.
Tình hình thực hiện giải ngân các chương trình ODA và vốn vay ưu đãi đã có
những chuyển biến tích cực. nhưng bên cạnh đó giải ngân giữa các ngành, lĩnh vực

và giữa các địa phương còn chưa đồng đều. những chương trình, dự án trong lĩnh
vực như giao thông, nạng lượng điện, phát triển đô thị có mức giải ngân cao so với
các lĩnh vực khác như y tế, giáo dục và đào tạo, thông tin truyền thông, lao động,
… Giải ngân của các thành phố lớn như Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh có mức
cao hơn nhiều so với các địa phương khác.
Chậm gải phóng mặt bằng dẫn tới đình trệ trong thục hiện dự án, điều chỉnh , thay
đổi trong quá trình thực hiện dự án làm phát sinh chi phí kéo dài thời và gian thực
hiện. trong đó dự án đường Cát Linh- Hà Đông tăng từ 435,7 triệu USD lên gần
892 triệu USD , tuyến NHổn – Ga Hà Nội tăng từ 783 triệu EURO lên tới 1,275 tỷ
EURO . tại TP HCM mới đây dự án tuyến đường sắt Bến Thành – Suối TIên đã
điều chỉnh tăng vốn từ 47.325 tỷ đồng lên tới 54.006 tỷ đồng. các ban quản lí còn
yếu , thiếu chuyên nghiệp đặc biệt là các dự án do nhà thầ loạt dự án ODA

III Tác động của nguồn vốn ODA đến công tác xóa đói giảm nghèo ở
Việt Nam


Các dự án ODA đầu tư vào nhiều lĩnh vực và hầu hết đều mang tính chất hỗ trợ
tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thuỷ
lợi, năng lượng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục đào tạo v.v. Khi những dự án trong
các lĩnh vực này được thực hiện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân nói chung
và người nghèo nói riêng có thêm nhiều cơ hội để sản xuất kinh doanh và vươn lên
thoát nghèo. Có thể nêu ra những tác động tích cực của các dự án này đến người
nghèo và công tác xoá đói giảm nghèo dưới đây:
1. Thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các
dịch vụ công
Cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của đất
nước nói chung và của mỗi địa phương. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các công trình
xây dựng cơ sở hạ tầng luôn đòi hỏi một lượng vốn đầu tư rất lớn và nhiều khi việc
huy động các nguồn lực từ trong nước không thể đáp ứng được lượng vốn nhiều

như vậy. Do đó, chúng ta phải huy động các nguồn lực từ bên ngoài và hình thức
ODA là hình thức có rất nhiều ưu điểm trong lĩnh vực này. Các dự án ODA đầu tư
vào xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như: Giao thông vận tải, xây dựng các
nhà máy điện, xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng các bệnh viện…đem lại
rất nhiều lợi ích cho các địa phương và người dân ở các địa phương có các công
trình kết cấu hạ tầng đó. Chẳng hạn, tạo điều kiện thuận lợi trong đi lại, giao lưu
buôn bán với các vùng khác, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, giúp người
dân có điều kiện cập nhật thông tin, người dân được hưởng các dịch vụ về chăm
sóc sức khoẻ v.v.
2. Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn tạo điều kiện xoá đói giảm
nghèo trên diện rộng
Hiện nay, trên 75% dân cư sống ở nông thôn, 70% thu nhập và đời sống của cư dân
ở nông thôn dựa vào nông nghiệp, 90% người nghèo sống ở nông thôn, do đó, việc
thực hiện các chương trình, dự án ODA ở nông thôn và trong nông nghiệp có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các vùng nông thôn phát triển và xoá
đói giảm nghèo.
Các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn hết sức đa dạng như: dự án hạ tầng cơ sở nông thôn, các dự án về
phòng trừ sâu bệnh cho các loại cây trồng, các dự án phát triển công nghệ sản xuất


cây ăn quả, chương trình đầu tư cải tạo giống, dự án đa dạng hoá nông nghiệp, hỗ
trợ công nghệ sau thu hoạch v.v. Tất cả những chương trình ,dự án thuộc dạng này
đều giúp người dân ở khu vực nông nghiệp và nông thôn đa dạng hoá và nâng cao
thu nhập
3. Hỗ trợ phát triển công nghiệp nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống cho
người nghèo
Phát triển mạnh công nghiệp sẽ đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người nghèo ở thành thị và
nông thôn.

Các dự án ODA trong công nghiệp được thực hiện đã tập trung vào nhiều ngành
khác nhau, kết hợp hợp lý giữa phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh
tranh, ngành công nghệ cao với việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến,
công nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ và sử dụng nhiều lao động để thu hút lao
động , tạo việc làm. Đồng thời cũng đầu tư vào việc phát triển, hiện đại hoá các
ngành công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn như: hoá chất,
phân bón, bao bì…Bên cạnh đó các dự án công nghiệp sử dụng vốn ODA cũng chú
trọng vào các ngành sản xuất công cụ, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nông
nghiệp như: máy kéo nhỏ, máy chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, máy
phun thuốc trừ sâu, máy tưới nước v.v
4. Hỗ trợ phát triển nền giáo dục công bằng và chất lượng cho người nghèo
Chính phủ Việt Nam đang hết sức nỗ lực và rất chú trọng đến việc nâng cao chất
lượng trong giáo dục cho người nghèo và các nhóm người yếu thế trong xã hội, coi
đó là một trọng tâm của quá trình phát triển và mang tính quyết định đối với công
cuộc xoá đói giảm nghèo.
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, bên cạnh việc đầu tư từ ngân sách nhà nước thì Việt
Nam cũng rất coi trọng sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Trong những năm qua đã
có rất nhiều chương trình, dự án trong giáo dục được đầu tư bằng nguồn vốn ODA,
trong đó chủ yếu là các dự án viện trợ không hoàn lại. Các dự án ODA hỗ trợ giáo
dục đã phần nào tạo điều kiện cho việc tiếp cận giáo dục, đặc biệt là trong việc tiếp
cận giáo dục tiểu học và trung học cơ sở cho con em các hộ gia đình sinh sống
trong các vùng nông thôn, các vùng nghèo, đồng bào các dân tộc ít người; bảo đảm
bình đẳng giới và tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em gái.


×