Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tại sao một tác phẩm văn học được sáng tạo bởi nhà văn nhưng số phận lịch sử của nó lại phụ thuộc vào người đọc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.21 KB, 31 trang )

I.

Tác phẩm văn học và quá trình sáng tạo của nhà văn.

1. Khái quát về tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của tiến trình lao
động nghệ thuật (hoạt động sáng tác) của nhà văn.
Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới hình thức truyền miệng (văn học dân
gian) hay dưới hình thức văn bản nghệ thuật được giữ gìn qua văn tự (văn
học viết, văn học bác học), có thể được viết bằng văn vần hay văn xuôi, và
được xếp vào các thể loại nhất định như: tự sự, trữ tình, kịch, nhật ký, ký,
tùy bút hay một đề tài văn học nhất định như hài kịch, bi kịch, thơ trào
phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn, tiểu thuyết v.v…
Xét về dung lượng, tác phẩm văn học có thể rất đồ sộ như “Chiến tranh và
hòa bình” của L.Tonxtoi, “Sông đông êm đềm” của Solokhop, “Những
người cùng khổ” của V.Hugo hoặc có thể chỉ là một bài thơ ngắn vài ba câu
như thơ Hai Cư của Ba-sô,...
2.Quá trình sáng tạo của nhà văn
Quá trình sáng tác của nhà văn qua nhiều khâu, nhiều đoạn và mỗi người
có một cách riêng.
Tố Hữu nói: Mỗi người có một cách làm của mình, không ai giống ai.Ông
cũng đã nhận xét: Trong sáng tạo, mỗi người có một phương pháp, có một
lối (…) cùng một tư tưởng, một lí tưởng nhưng mỗi người một tính, một lối
viết, một lối cảm nghĩ.
Tuy vậy, vẫn có thể phân ra những giai đoạn tiêu biểu của quá trình sáng tạo.
2.1.Giai đoạn tích lũy
Giai đoạn tích lũy gồm: quan sát và học tập, nhận thức, thu thập tài liệu và
ghi nhớ,...Có thể nói là khá lâu dài:
Nhà văn luôn quan sát thế giới, quan sát một cách kĩ lưỡng và tinh tế. Họ
quan sát không chỉ để tìm chất liệu trong khi nuôi nấng câu chuyện nào đó,
mà như một công việc thường ngày, như một thói quen nghề nghiệp. Có thể


nói, là nhà văn thì bất cứ lúc nào, ở đâu cũng ''đi thực tế'' nghĩa là học luôn
đôi mắt để quan sát, đôi tai để lắng nghe những rung chuyển và biến động từ
nhỏ bé đến phức tạp của đời sống.


Những nhà văn hiện thực như Balzac, Maupassant, Tshekhov, Lỗ Tấn,... Trải
qua rất nhìu nghề là điều kiện để họ thu thập tài liệu về cuộc sống, nhờ đó
mà họ nhìn rõ những ngóc nghách của đời người và người đời. Tshekhov
từng khuyên các nhà văn trẻ hãy đi tàu hạng ba để có thể quan sát đời sống ở
đáy sâu của nó.
Kinh nghiệm, vốn sống, ý thức,...Chôn sâu trong lòng nhà văn đã là tích luỹ
cho nên khó xác định giai đoạn tích lũy của nhà văn bắt đầu từ khi nào.
Ngoài ra, dù là nghệ sĩ ngôn từ, trên bài viết của nhà văn luôn cần có những
cuốn từ điển tốt nhất: từ điển tiếng mẹ đẻ, từ điển song ngữ, từ điển tiếng địa
phương, từ điển thành ngữ tục ngữ, từ điển tiếng lóng… được tích lũy từ
trước.
2.2. Rung động nghệ thuật và nắm bắt cảm hứng sáng tạo
Rung động nghệ thuật phải trải qua hai điều kiện:
Điều kiện 1: Phải có kích thích của thế giới bên ngoài, đó có thể là một nhân
vật, một câu chuyện, có thể là một tư tưởng, một cảnh vật, hay thậm chí là
một âm điệu, một bản tin, một cuốn phim,...
Điều kiện 2: Là sự nung nấu trong tâm hồn nhưng suy nghĩ về con người, về
cuộc đời, có khát vọng muốn biểu đạt, muốn gửi thông điệp tinh thần đến
mọi người.
Sau một quá trình chuẩn bị công phu về tài liệu, nghiền ngẫm kĩ càng về chủ
đề và số phận nhân vật với tư duy căng thẳng, cảm hứng sẽ đến với nhà văn
và thôi thúc họ cầm bút. Phút giây có ý nghĩa bước ngoặt này là phút giây
quý giá, không lặp lại.
Nhà văn cần phải nắm bắt được phút giây cảm hứng, nó như cái đòn bẩy làm
bật lên tất cả năng lượng và tiềm lực sáng tạo từng ấp ủ. Nếu để vuột qua

phút giây cảm hứng có ý nghĩa khởi đầu đó, sau này nhà văn vẫn có thể cầm
bút sáng tác về đề tài đã định, nhưng nó sẽ là một tác phẩm khác.
Trong văn xuôi, G.Marquez cho ta một thí dụ khác về giá trị của phút giây
cảm hứng.Những năm 60 của thế kỷ trước, nhà văn ấp ủ cuốn tiểu thuyết về
lịch sử một dòng họ ở một ngôi làng của Colombia.Ông đã chuẩn bị tư liệu
hết sức chu đáo và phong phú nhưng suy nghĩ mãi vẫn không biết bắt đầu
cuốn tiểu thuyết như thế nào.Cho đến một ngày kia, ông lên ô-tô để nghỉ hè.
Đang lúc lái xe trên đường, trong đầu ông bỗng lóe lên tia sáng về cách mở
đầu tác phẩm. Ông cân nhắc và quyết định thuyết phục gia đình bỏ dở kì


nghỉ hè quay xe về nhà và ngồi ngay vào bàn viết. Những dòng chữ bị tắt
nghẽn ở đâu đó, nay bỗng tuôn trào một mạch. “Trăm năm cô đơn”, cuốn
tiểu thuyết vĩ đại của thế kỷ XX, đã ra đời như thế.
2.3. Sự hình thành và triển khai ý tưởng- Xây dựng cấu trúc tác phẩm
Ðây là giai đoạn xử lí tài liệu, hệ thống hóa những điều đã quan sát được,
thu thập được và tổ chức chúng lại theo một chỉnh thể.
Trong giai đoạn này, toàn bộ cấu trúc của hình tượng được tạo lập, tính chất
quan trọng việc triển khai cốt truyện được xác định, tính cách nhân vật được
suy tính kĩ càng. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tác, luôn có sự thay đổi,
điều chỉnh đột phá thậm chí phá vỡ sơ đồ có sẵn, tùy thuộc vào cảm hứng và
nhận thức mới của nhà văn.
Mỗi nhân vật sống động và đậm nét đều có một đời sống riêng, sẵn sàng
vượt thoát khỏi bàn tay bố trí của tác giả.
V.Korolenko cho rằng nhân vật không thể hành động theo mệnh lệnh của
nhà văn vì nó phải hành động và đang hành động theo tính cachscuar nó.
Bà Bôvary trong tác phẩm cùng tên của G. Flaubert, Meloni trong Cuốn
theo chiều gió của M. Mitchell, Gái đen trong Cửa biển của Nguyên Hồng
chết bất ngờ trong sự thương xót của tác giả…Đó là những ”nhân vật nổi
loạn” được sáng tạo trong những giây phút xuất thần của nhà văn. Những

nhân vật này sẵn sàng phá vỡ khuôn khổ sơ đồ và đề cương của tác giả.
2.4. Lao động trên từ ngữ
Viết tác phẩm là giai đoạn định hình chất liệu, suy nghĩ, cảm xúc của nhà
văn. Ðây là giai đoạn căng thẳng của lao động nhà văn. Nhà văn phải vật lộn
với từng câu, từng chữ, từng chi tiết, từng nhân vật. Ðây là giai đoạn nhà văn
sống hết mình với thế giới hình tượng, thực sự nhập thân vào nhân vật.
Nguyễn Công Hoan viết: Khi tôi viết thì những nhân vật của truyện hiện ra
trong óc tôi.Tôi bắt họ biểu diễn thật thong thả những ý nghĩ, từng cử chỉ,
từng lời nói, từng cách đi đứng… như trong cuốn phim quay chậm, để tôi
nhìn rõ và ghi cho hết.
Viết là giai đoạn kết tinh cao độ của lòng dũng cảm mãnh liệt với óc tưởng
tượng phong phú.Ðây là giai đoạn khó khăn nhất.


Khó khăn từ câu thơ đầu.Tố Hữu tâm sự: Về quá trình làm một bài thơ như
thế nào, riêng tôi thì thấy rất khó viết những câu thơ đầu. Gorky cũng cho
rằng khó hơn cả là lúc bắt đầu, là câu đầu tiên, vì nó có tác dụng qui định
giọng điệu cơ bản cho toàn bộ tác phẩm.
Khó là mở đầu nhưng mở đầu được rồi không phải văn chương cứ thế mà
tuôn chảy.Nguyễn Huy Tưởng thuộc loại nhà văn sinh nở khó khăn nhất, có
ngày chỉ nhích được mấy dòng, nhưng cuối cùng phải dập xóa hết. Nguyễn
Ðình Thi, dòng nào, trang nào cũng làm lại, xóa, kéo móc, thêm bớt chi chít
như mắc cửi trên giấy.
2.5. Đọc lại, tu sửa và hoàn thiện tác phẩm.
Trong xây dựng tác phẩm việc sửa chữa coi như là đương nhiên, là quy luật.
Cũng có nhà văn ghét sửa chữa, viết một lần là xong (Walter Scott, George
Sand, Daudet v.v…) song, nói chung sửa chữa là cần thiết.
Nó cần thiết tới mức mà Dostojevski coi đó là kĩ năng vĩ đại nhất của nhà
văn Ai biết cách và đủ sức xóa cái của mình, người đó sẽ thành công.Rất
hiếm tác phẩm được viết một lần, nghĩa là ra đời dưới dạng hoàn thành tuyệt

đối, mà thuờng khi, trước khi có một phương án tối ưu - nhà văn có nhiều
sửa chữa. Tolstoi viết đi viết lại nhiều lần “Chiến tranh và Hòa bình”, đây là
nhà văn kiên nhẫn nhất trong sửa chữa
II. Người đọc và tầm đón nhận
1. Khái niệm người đọc.
Người cầm bút viết cho ai? Thì cho người đọc! Câu trả lời thật đơn giản.
Tưởng không ai có thể nói điều gì khác hơn được. Nhưng vấn đề sẽ trở
thành vô cùng phức tạp nếu chúng ta hỏi tiếp: Người đọc là ai?
Vậy người đọc là ai ?
Người đọc là những nhân tố tiếp nhận văn học, đánh giá nhận xét một tác
phẩm mà họ được cảm nhận. Người đọc không giới hạn thành phần độ tuổi,
người đọc có thể là bất cứ giai cấp nào trong xã hội.
Người đọc là trung tâm của mọi vấn đề liên quan đến tiếp nhận văn học , là
đối tượng cảm nhận những điều liên quan đến một tác phẩm văn học . Nói
cách khác, người đọc là chủ thể của sự tiếp nhận .


2 . Các loại người đọc.
-Người đọc thầm lặng (tiềm ẩn):
Khái niệm này được W. Iser dùng đầu tiên, đây là hình ảnh người đọc xuất
hiện trong đầu nhà văn (là người đọc vô hình do nhà văn tưởng tượng ra).
Các dạng người đọc thầm lặng:
Người đọc hữu hình hay người đọc bên trong là loại người đọc tồn tại bên
trong tác phẩm như một nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn,
nhưng không phải nhân vật mà là hiện thân của người đọc bên ngoài tác
phẩm.
Trong thơ Tố Hữu dạng nhân vật này thường hay xuất hiện dưới đại từ em
như một đối tượng thân thiết gần gũi để tâm sự:
- Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
- Em ạ ! Cu-ba ngọt lịm đường

-Người đọc trực tiếp (thực tế):
Đối tượng tiếp nhận tác phẩm tồn tại thật trong cuộc đời.
Đối tượng này phong phú, đa dạng, vượt khỏi khả năng bao quát của tác giả.
Tức là những người đọc, người tiếp nhận sáng tác tồn tại một cách cụ thể,
cá thể. Họ là những người A, người B nào đó trong đời sống, tiếp nhận văn
chương theo cá tính, theo sở thích cá nhân.
Tố Hữu viết bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, suốt bài thơ tác giả nói với cụ
Nguyễn cụ thể nhưng thực tế Tố Hữu chủ yếu viết cho người đọc thực tế
hôm nay, nói với người hôm nay.
Ngoài ra còn một số cách phân loại khác:
Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra 4 loại. Thứ nhất là
người đọc tiêu thụ. Thứ hai là, loại đọc điểm sách.Thứ ba là loại người đọc
chuyên nghiệp. Thứ tư là những người sáng tác
Ðứng ở góc độ sáng tác người ta chia người đọc ra làm ba loại: Thứ nhất:
người đọc thực tế. Thứ hai: người đọc giả thiết.Thứ ba: người đọc hữu hình
hay người đọc bên trong.
Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm 3 loại: Thứ nhất:
người đọc hiện tại. … Thứ hai: người đọc quá khứ.Thứ ba: người đọc tương
lai.
Lại có cách chia người đọc theo ý thức hệ: Cách này, chia người đọc ra làm
2 loại. Thứ nhất: người đọc bạn bè.Thứ hai: loại người đọc đối thủ.


3 .Vai trò người đọc.
“Văn học nào? Người đọc ấy?
Người đọc nào? Văn học ấy” Tức là, chất lượng tác phẩm sẽ phản ánh trình
độ người đọc và ngược lại.
Người đọc là nhân tố tích cực của tiến trình văn học
-Thẩm định giá trị tác phẩm sàng lọc và bảo tồn tác phẩm chất lượng
-Đào thải những tác phẩm kém chất lượng, tiêu cực và phản động

-Tác động trở lại quá trình sáng tác của nhà văn.
4.Tầm đón nhận- Chân trời chờ đợi
Khái niệm : Theo H.R. Jauss ông diễn giải tầm đón nhận như sau:
‘tầm đón nhận’ của công chúng độc giả, tức là trình độ kiến thức văn hóa văn học của công chúng.
Nó bao gồm “một tập hợp các quy chuẩn thẩm mỹ có thể tái lập được của
một công chúng văn học xác định, nó có thể và cần phải điều chỉnh được về
mặt xã hội học tùy theo những khuynh hướng đặc thù của các tầng lớp hoặc
giai cấp khác nhau và có thể đối chiếu được với những quyền lợi và nhu cầu
của tình trạng lịch sử và kinh tế chi phối chúng.
III. Tiếp nhận văn học- một vấn đề lý luận.
1.Khái niệm tiếp nhận văn học.
Là hoạt động “tiêu dùng”, thưởng thức, phê bình văn học của người đọc
thuộc nhiều loại hình, nhiều trình độ khác nhau.
Tiếp nhận văn học giúp hoàn tất quá trình sáng tác – giao tế của văn học và
tác động trở lại việc sáng tạo
Còn trong Từ điển thuật ngữ văn học, “Tiếp nhận văn học” được định nghĩa
là: “Hoạt động chiếm lĩnh các giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của tác phẩm văn
học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng,
cảm hứng, quan điểm nghệ thuật, tài nghệ của tác giả cho đến sản phẩm sau
khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh hưởng trong hoạt động sáng
tạo, bản dịch, chuyển thể… Qua tiếp nhận văn học, nhờ được tri giác, liên
tưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên đầy đặn,
sống động, hoàn chỉnh; ngược lại, người đọc nhờ tác phẩm mà được mở


rộng vốn hiểu biết, kinh nghiệm sống, tư tưởng và tình cảm cũng như năng
lực thụ cảm, tư duy”
Nói tóm lại, với tư cách là phương pháp luận, tiếp nhận văn học đã đem lại
ánh sáng mới, đã mở rộng phạm vi nghiên cứu văn chương, mở thêm một lối
đi cho khảo sát văn chương khiến nó không bị đóng khung trong việc xem

xét mối quan hệ nhà văn và tác phẩm.
2.Tiếp nhận văn học diễn ra trên 2 bình diện.
2.1. Bình diện cá nhân:
Tiếp nhận trên bình diện cá nhân mang dấu ấn của đặc điểm tâm lý riêng,
trong một thời điểm và hoàn cành nhất đinh, vì vậy có thiên hướng chủ quan
và tính chất cá biệt.
Ngay ở một con người, sự tiếp nhận một tác phẩm cũng thay đổi từ tuổi thơ,
tuổi trẻ đến tuổi già, tùy vào tâm thế, kinh nghiệm sống, sự lịch lãm.
VD: Nguyễn Hiến Lê đã nói lên sự thay đổi trong cảm nhận của mình sau 3
lần đọc chiến tranh và hòa bình ở ba độ tuổi khác nhau. Đến khi ông trực
tiếp dịch tiểu thuyết này từ tiếng Pháng sang tiếng Việt thì ông càng thấy
tính tình ông thay đổi nhờ đọc kĩ tác phẩm: “ Ôn lại thời gian sống với chiến
tranh và hòa bình, tôi thấy trên 2 năm đó tôi đã hiểu Tolstoi hơn mà cũng
hiểu tôi hơn nữa.
2.2. Bình diện lịch sử.
Sự tiếp nhận trên bình diện lịch sử bị quy định bởi những điều kiện khách
quan; tùy vào những điều kiện kinh tế, chính tri,xã hội. Đó là sự gặp gỡ của
một truyền thống văn hóa này với tác phẩm của một truyền thống văn hóa
khác.
 Tác động đến sự giao lưu, tiếp biến và hội nhập văn hóa, làm hình thành
và chuyển hóa “ chân trời chờ đợi” của người đọc.
VD:Tác phẩm “ Chiến tranh và hòa bình” của L. Tolstoi được dịch thuật,
giới thiệu, nghiên cứu, giảng dạy một cách hệ thống. Con đường đã đưa
L.Tolstoi đến với công chúng Việt Nam trong bối cảnh giao lưu trực tiếp
giữa hai nền văn hóa Nga-Việt ở miền Bắc và trong bối cảnh tiếp xúc qua
trung gian văn hóa Tây Âu ở miền Nam.
3.Tính chất của “Tiếp nhận văn học"


Tiếp nhận văn học thực chất là một quá trình giao tiếp.

Sự giao tiếp giữa tác giả với người tiếp nhận, là mối quan hệ giữa người nói
và người nghe, người viết và người đọc, người bày tỏ và người chia sẽ, cảm
thông. Trong sự giao tiếp giữa tác phẩm với độc giả, cần chú ý tính chất
khách quan, tính chủ quan, lịch sử, sáng tạo, xã hội của người tiếp nhận bởi
chính những điều này đã làm tăng thêm sức sống của tác phẩm. Đồng thời
cũng phải thấy tính đa dạng, không thống nhất trong sự giao tiếp của người
đọc với tác phẩm đã đem đến những cảm nhận và đánh giá không giống
nhau giữa các chủ thể tiếp nhận về cùng một tác phẩm văn học.
3.1 Tính khách quan
Tiếp cận văn học là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc nhằm
biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí của mình. Ðể tiếp nhận
văn học, đòi hỏi người đọc vận dụng toàn bộ nhân cách của mình: tình cảm
và lí trí, cá tính, thị hiếu, thái độ, lập trường chính trị xã hội. Nhưng như vậy
không có nghĩa là tiếp nhận văn chương hoàn toàn mang tính cá nhân chủ
quan. Bởi vì, nhà văn sáng tác tác phẩm bao giờ cũng dựa trên hiện thực đời
sống và dùng ngôn ngữ để biểu đạt tư duy. Do vậy, bất kì ai tồn tại trong xã
hội, đều có thể bằng cách nhìn khách quan của xã hội ấy để tiếp cận với tác
phẩm.
Tác phẩm văn học là văn bản nói về đời sống, có một hệ thống ý nghĩa, tiếp
nhận phụ thuộc vào các tương quan đời sống xã hội, phụ thuộc vào lòng
người đọc. Văn bản này có nhiều phương diện để tạo ra tính khách quan cho
tiếp nhận văn chương. Thứ nhất là hiện thực đời sống được phản ảnh. Thứ
hai là chất liệu nghệ thuật xây dựng hình tượng phản ánh đời sống là trên cơ
sở ngôn ngữ toàn dân.
Vì vậy, văn bản mang tính gợi mở, nó không phải là khuôn khổ chỉ cho vài
người nhận ra ý nghĩa của nó. Suy cho cùng, văn bản chính là nơi giúp
người đọc đào sâu thêm những tầng nghĩa mới mà đôi khi chính bản thân
người sáng tác ra nó trước đó cũng không nhận thấy được.
3.2. Tính xã hội



Tiếp nhận văn chương tuy mang dấu ấn cá nhân sâu sắc nhưng chưa bao giờ
là hoạt động thoát ly khỏi điều kiện lịch sử xã hội.
Những vấn đề văn học đề cập phần lớn đều mang tính khuynh hướng xã hội
mạnh mẽ, gắn với thực tế, phản ánh tinh thần chung của xã hội. Do vậy, có
những tác phẩm ra đời từ lâu nhưng vẫn được tiếp nhận từ mọi người, chính
vì nó vẫn mang một ý nghĩa xã hội nhất định.
Tuy nhiên, trong trường hợp nếu tính xã hội này trở nên quá ràng buộc, gay
gắt thì chính nó cũng gây nên một lực cản nhất định đối với việc phổ biến
tác phẩm. Do vậy, chỉ có những tác phẩm có tinh thần, có nội dung đẹp và
hình thức mới mẻ thì mới tồn tại. Ngược lại, sáng tác không phù hợp, đi
ngược lại với tinh thần xã hội, trái với thuần phong mỹ tục thì tự nó sẽ bị đào
thải.
Nói tóm lại khuynh hướng xã hội từ đời sống thực tế sẽ chi phối mạnh mẽ
đến quá trình tiếp nhận văn chương của mỗi cá nhân .Vì lẽ đó, mỗi cá nhân
đến với tác phẩm không chỉ đem đến cho nó cái tôi mà còn cái ta nữa. Họ
cắt nghĩa tác phẩm trên cơ sở lập trường giai cấp, lợi ích xã hội.
Tiếp nhận Truyện Kiều, Nguyễn Khuyến đã suy ngẫm về xã hội đồng tiền
trở thành cán cân công lí mà Nguyễn Du lên án, qua hai câu cuối trong vịnh
“Kiều bán mình” :
“Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế à?”
Hay trong việc tiếp nhận Thơ mới chẳng hạn. Khi phong trào Thơ mới ra
đời, người đọc rầm rộ đón nhận, nhất là thanh niên. Nhưng sau đó, khi đất
nước tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ thì Thơ mới đã trở nên cũ.
Vì nó làm ủy mị con người đang kiên cường xông pha lửa đạn. Ngày nay,
đất nước hoà bình xây dựng, người ta lại tiếp nhận Thơ mới như là nó vẫn
mới.
3.3 Tính sáng tạo
Sáng tạo trước hết có thể hiểu đó là quá trình tìm ra cái mới nhưng cái mới

đó phải là cái mang lại giá trị hữu ích. Trong quá trình sáng tạo- tiếp nhận
văn học, người đọc với danh nghĩa là người “đồng sáng tạo” đã cùng tham
gia vào quá trình làm ra tác phẩm.


Theo đó, sự đồng sáng tạo rất cần một thái độ nghiêm túc và khách quan, mà
theo cách nói của Roman Ingarden thì: “Người đọc là người đồng sáng tạo
nên họ cũng phải nỗ lực ngang bằng với nhà văn”.
Tuy nhiên, nói cho đúng thì “sáng tạo” là ở việc hiểu tác phẩm chứ không
phải sáng tạo ra một tác phẩm mới. Người đọc có thể là công chúng bình dân
với những cách cảm mới mẻ từ tác phẩm, cũng có thể là các nhà lý luận phê
bình với nhiều sự lí giải trên nền tảng khoa học để tìm ra điểm hạn chế và
nổi trội của tác phẩm hay chính bản thân những người sáng tác, họ vẫn tiếp
nhận tác phẩm lẫn nhau để mở mang tầm nhìn, để đồng cảm, để học hỏi,
phóng tác…
Do vậy: “Văn bản văn học như là lá thư bỏ vào cái chai nút kín, sau khi tác
giả thả cái chai xuống nước thì anh ta hiểu rằng từ phút đó sự cắt nghĩa
thông điệp của anh ta không còn tuỳ thuộc vào ý đồ của anh ta nữa, cũng
như không phụ thuộc vào ý đồ của cá nhân người nhận nào đó. Văn bản từ
đây như là khả năng mời gọi đối với một cộng đồng người đọc” (Umberto
Eco) .

4.Các cấp độ tiếp nhận văn học.
4.1. Ba cấp độ tiếp nhận văn học
Cấp độ thứ nhất: cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực
tiếp của tác phẩm. Đây là cách tiếp nhận đơn giản nhưng khá phổ biến.
Cấp độ thứ hai: cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư
tưởng của tác phẩm, thâm nhập sâu vào hệ thống hình tượng để hiểu được ý
đồ sáng tác, tư tưởng, tình cảm của tác giả đã kết tinh trong hình tượng như
thế nào.

Cấp độ thứ ba: thể nghiệm và đồng cảm với hình tượng nghệ thuật trong tác
phẩm.
4.2. Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần
-Nâng cao trình độ.


-Tích luỹ kinh nghiệm.
-Trân trọng tác phẩm, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khác quan, toàn vẹn.
-Tiệp nhận một cách chủ động, tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp,
cái đúng.
-Không nên suy diễn tuỳ tiện.
IV. Số phận lịch sử của tác phẩm phụ thuộc vào người đọc.
Số phận lịch sử của tác phẩm là sự sống, sự tồn tại của tác phẩm trải qua
một khoảng thời gian mà có những tác động đủ để chứng minh giá trị tác
phẩm.
Công trình Lí luận văn học do Phương Lựu chủ biên có nhận xét: “Tác phẩm
văn học có một đời sống lịch sử và số phận lịch sử của nó. Có những tác
phẩm hiển hách một thời, rồi sau bị lãng quên, trong số đó có tác phẩm sẽ
được nhớ lại vào lúc khác, còn phần khác sẽ bị chìm đi mãi mãi. Có tác
phẩm được tiếp nhận lúc đầu khó khăn, nhưng sau lại có vị trí vững vàng” .
Có thể nói, khi tác phẩm ra đời, bản thân nó chỉ là một nửa được công nhận,
phần còn lại chính là đời sống lịch sử mà nó phải trải qua. Đó là khoảng thời
gian rất dài, thông qua sự tiếp nhận từ nhiều phía, vượt lên những biến cố
lịch sử, nó mới được vinh danh như là một kiệt tác thực sự.
Do vậy, “Có thể nói số phận lịch sử của tác phẩm văn học phụ thuộc rất lớn
vào sự tiếp nhận của người đọc.
1. Người đọc là người đồng sáng tạo với nhà văn.
1.1 Người đọc ảnh hưởng đến tác phẩm trong quá trình sáng tác
Như đã nói ở trên, ta có khái niệm Người đọc tiềm ẩn: đây là hình ảnh người
đọc xuất hiện trong đầu nhà văn (là người đọc vô hình do nhà văn tưởng

tượng ra). Người đọc này là người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như một
nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn để nhà văn tự hình dung ra
mình sẽ viết cho ai và thái độ người này sẽ như thế nào. Đây có thể coi là
người đồng sáng tạo với nhà văn.
Người đọc đối với sáng tạo nghệ thuật cũng giống như một người tiêu dùng
trong lao động sản xuất. Với tư cách là một đòi hỏi, một nhu cầu, bản thân
sự tiêu dùng là một yếu tố nội tại của hoạt động lao động sản xuất (C. Mác).
Nếu người tiêu dùng là mục tiêu của sản xuất thì người đọc là mục tiêu của
sáng tác.


Nhu cầu của người tiếp nhận, người tiêu dùng văn chương là yếu tố có ý
nghĩa quyết định đối với quá trình văn chương. Người đọc hiện lên trước
nhà văn dưới một hệ thống câu hỏi: Viết cho ai?, Viết để làm gì?, Viết như
thế nào? Từ đó, nhà văn sáng tác để đáp ứng đòi hỏi bạn đọc. Vì thế người
đọc là một yếu tố bên trong của sáng tác. (ẩn trong quá trình sáng tác của
nhà văn, không lộ ra ngoài, nhưng không thể thiếu).
Vì khi đã xác định được đối tượng hướng tới, mục đích viết, cách thức viết,
tác giả sẽ tạo được cho tác những giá trị nhất định- số phận tác phẩm cũng
phụ thuộc vào chính bản thân nó thông qua những giá trị nó có- những giá trị
mà người đọc cùng với nhà văn đã sáng tạo nên.
Như Phạm Thế Ngũ đã chỉ ra nghệ thuật tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, tiểu
thuyết gia ăn khách số một ở Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX và cả về sau này:
“cốt truyện tương đối giống nhau, trước sau một thế giới nhân vật, một
đường hướng sáng tác, những tính cách chung về kỹ thuật và tư tưởng (…)
cốt truyện tác giả có nhiều xảo nghệ dựng nên li kỳ, khít khao hấp dẫn” . Võ
Phiến nhận xét: “Chúng ta chê Hồ Biểu Chánh cạn cợt, kể chuyện chỉ phác
qua lớt phớt tâm lý các nhân vật, không chịu ngừng lại phân tích cho tử tế
nhưng sở dĩ nhà văn có lối viết như thế là bởi vì ông nắm bắt được yếu tính
tâm lý tiếp nhận của độc giả Nam Bộ: giới bình dân trong Nam lấy làm thú

một phần ở chỗ động tác trong truyện biến chuyển thoăn thoắt.” Đó là kiểu
văn chương phục vụ cho đại chúng của các nhà văn Nam Bộ vào thời bấy
giờ. Như Hồ Biểu Chánh từng thú nhận trong hồi ký Đời của tôi về văn
nghệ: “năm nọ, một nhà xuất bản tác phẩm của tôi bố cáo với công chúng
rằng bộ tiểu thuyết của tôi sắp ra đời viết theo kim văn thời và bố cuộc theo
thể thức mới. Tôi liền được thơ của bạn đọc tha thiết yêu cầu tôi cứ theo thể
thức thuở nay mà viết, đừng đổi văn đổi sáo chi hết”. Vì thế mà văn phong
đậm chất Nam Bộ, đơn giản, nôm na, bình dị đã trở thành một lối viết mà
ông trung thành theo đuổi.
Vì vậy, ta thấy, người đọc chi phối quá trình sáng tạo ra tác phẩm. Người
đọc tác động đến tư duy nghệ thuật, đề tài, phương thức xây dựng nhân vật,
nghệ thuật viết của nhà văn. Họ là người lúc âm thầm lặng lẽ, lúc công khai
quyết liệt ảnh hưởng đến tác phẩm.
1.2 Người đọc sản sinh ra ý nghĩa tác phẩm theo tầm đón nhận của họ.


Qua sự suy tưởng của người đọc, tác phẩm văn học không đồng nhất với
văn bản ban đầu của tác giả, mà là sự hợp lại của văn bản và hệ số mới do
thời gian và công chúng quy định. Hệ số này bao gồm: những biến đổi về
kinh nghiệm sống, vốn văn hóa, tâm lý và hoàn cảnh lịch sử của người đọc.
Khi tác phẩm qua người đọc sẽ có hai khả năng xảy ra: người đọc soi chiếu
những chuẩn mực riêng lên văn bản, hoặc điều chỉnh lại quan điểm và chuẩn
mực riêng của mình. Mọi người, mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi nghề
nghiệp, giai cấp đều có thể tiếp nhận văn chương và tiếp nhận theo cách của
mình. Do đó, ở trong mỗi một độc giả sẽ có một hình tượng mà hình tượng
đó sẽ không trùng khít với hình tượng tác phẩm và cũng không trùng khít
với hình tượng mà người khác cùng tiếp nhận. Quyết định tới tính đa dạng
và đa diện của nghệ thuật từ phía chủ thể tiếp nhận là do tuổi tác đã đành,
còn do cá tính cảm xúc, quan điểm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ khác nhau; lại
còn do trình độ văn hóa, địa vị xã hội, thành phần giai cấp, năng lực của

từng người…Bởi thế, đôi khi, người đọc nhận ra được những ý nghĩa mà
chính tác giả cũng chưa nghĩ tới khi viết, hay những ý nghĩa được tác giả cố
tình úp mở như “một tảng băng trôi”, hoặc một ý nghĩa mà tác giả cố gắng
che đậy vì nó chưa phù hợp với thời điểm sáng tác, hoặc đó là những ẩn ý,
nội tình đằng sau tác phẩm,… Vì vậy, ý nghĩa và số phận của tác phẩm vượt
ra ngoài ý chí và tầm chi phối của tác giả, bởi trước một tác phẩm sẽ có
nhiều cách tiếp nhận, đánh giá khác nhau. Người đọc tiếp nhận, khơi mở ra
những ý nghĩa dễ nhận thấy cũng như những ý nghĩa tiềm tàng của tác phẩm
bằng cách tiếp nhận của riêng mình, trên cơ sở chung của lịch sử- xã hội để
từ đây sàng lọc ra những tác phẩm chất lượng và bảo tồn chúng.
“Đôn Kihôtê” là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục
Hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu. Mới đọc, người
ta thấy tác phẩm được sáng tác với ý nghĩa hài hước, qua đây, Cervantes chế
giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích
một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng. Tuy nhiên, khám
phá và cảm nhận ở một tầng biểu hiện sâu hơn, người ta lại phát hiện ra nhân
vật của tác phẩm, qua hình tượng Đôn Kihôtê, phản ánh được tính đa diện
của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại,
yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết
trọng đạo lý, trọng tinh thần dũng cảm, chính nghĩa, hướng thượng và khát
khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng, nhân đạo hơn.
Người đọc thế hệ sau thổi vào tác phẩm một nguồn năng lượng mới, tạo nên
sự thay đổi về giá trị và ý nghĩa tác phẩm. Các dịch giả tạo cho tác phẩm


sống cuộc đời khác qua các bản dịch và các nhà làm nghệ thuật chuyển tác
phẩm văn học sang một loại hình nghệ thuật khác: kịch, phim, nhạc,…
Một thầy giáo nước Mỹ đã thông qua câu chuyện cổ tích “Cô bé Lọ Lem”
quen thuộc giảng giải cho học sinh nhiều ý nghĩa trong các chi tiết nhỏ mà
mang đầy tính giáo dục và triết lý: “Nếu không có đàn chuột, chỉ có cô tiên

giúp thôi thì chưa đủ. Cho nên cần chú ý: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, chúng
ta đều cần có sự giúp đỡ của bạn bè. Bạn của ta không nhất định là tiên là
bụt, nhưng ta vẫn cần đến họ. Thầy mong các em có càng nhiều bạn càng
tốt.”, “Sau 12 giờ đêm, mọi thứ đều trở lại nguyên dạng như cũ, thế nhưng
đôi giày thủy tinh của Cinderella lại không trở về chỗ cũ. Ngay cả nhà văn vĩ
đại (nhà văn Pháp Charles Perrault, tác giả truyện Cô Bé Lọ Lem - chú thích
của người dịch) mà cũng có lúc sai sót đấy chứ. Cho nên sai chẳng có gì
đáng sợ cả. Thầy có thể cam đoan là nếu sau này có ai trong số các em muốn
trở thành nhà văn thì nhất định em đó sẽ có tác phẩm hay hơn tác giả của câu
chuyện Cô bé Lọ lem! Các em có tin như thế không?”,…. Người thầy ở đây,
là một người đọc có năng lực tìm ra những ý nghĩa trong tác phẩm mà trước
đó ta chưa nghe đề cập đến. Để từ những ý nghĩa thường biết đến qua câu
chuyện như: ca ngợi cái thiện, lên án cái ác, quan niệm “ở hiền gặp lành, ở
ác gặp ác”, nay ta còn khám phá được thêm những bài học đáng ghi nhớ
trong cuộc sống, và nhờ vào khả năng phát hiện thêm ý nghĩa cho câu
chuyện của một người đọc, tác phẩm ngày càng được khẳng định và củng cố
trong lòng độc giả.
“Con mèo trong mưa” của Ernest Hemingway
“Con mèo trong mưa” là một truyện ngắn có kết thúc mở. Chính tính chất
mở này mà khi tiếp nhận độc người đọc đã tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau
cho tác phẩm.
Có người cho rằng ý nghĩa chính của tác phẩm chính là nói lên sự cô đơn
của người phụ nữ muốn nuôi một con mèo để bầu bạn, nhưng lại có ý kiến
nhấn mạnh rằng truyện đã làm bật lên được sự khao khát muốn thay đổi bản
thân và đi tìm điều mới mẻ. Hay có người cho rằng hình ảnh con mèo trong
mưa chính là hình ảnh phản chiếu của người phụ nữ muốn được che chở và
bảo bọc, muốn nhận được sự yêu thương và quan tâm từ người chồng của
mình. Hay sự đồng cảm giữa hai tâm hồn là ngươi vợ đang mong mỏi sự



quan tâm và ông chủ khách sạn cũng là một ý nghĩa mà người đọc cung cấp
cho tác phẩm.
Hoạt động tiếp nhận là hoạt động của công chúng, nhà văn sau khi đã công
bố tác phẩm thì họ hoàn toàn không còn khả năng chi phối hoạt động này.
“Văn bản văn học như là lá thư bỏ vào cái chai nút kín, sau khi tác giả thả
cái chai xuống nước thì anh ta hiểu rằng từ phút đó sự cắt nghĩa thông điệp
của anh ta không còn tuỳ thuộc vào ý đồ của anh ta nữa, cũng như không
phụ thuộc vào ý đồ của cá nhân người nhận nào đó. Văn bản từ đây như là
khả năng mời gọi đối với một cộng đồng người đọc” (Umberto Eco).
Việc đồng sáng tạo của người đọc là một quy luật tất yếu trong tiếp nhận văn
học. Bởi vì “không nên quan niệm tác phẩm như một cái gì đó cố định, bất
biến, trái lại về hình thức cũng như về nội dung, nó mang ý nghĩa của một
cuộc đối thoại” (Huỳnh Như Phương)
Người đọc đồng sáng tạo từ nhiều góc nhìn, nhiều phương pháp tiếp cận
khác nhau và từ ý nghĩa vốn có của tác phẩm, họ có thể cung cấp nhiều ý
nghĩa và giá trị mới khác cho tác phẩm. Những ý nghĩa và giá trị mới ấy có
thể trong khi sáng tác tác giả chưa nghĩ đến hoặc không ngờ rằng chúng lại
được người đọc phát hiện ra được. Vì vậy ý nghĩa của tác phẩm luôn luôn
vận động cùng với sự tiếp nhận của người đọc.
Nói như vậy, không phải lúc nào người đọc cũng có thể làm đầy những giá
trị mới cho tác phẩm. Nó chỉ đúng và có giá trị trong giới hạn cho phép mà
tác phẩm gợi mở. Điều đó có nghĩa là những phát hiện chủ quan, tùy tiện
ngoài văn bản hay rất xa với nghĩa gốc của văn bản mà người tiếp nhận gán
cho sẽ không được thừa nhận.
2. Người đọc tiếp nhận trong tầm đón nhận của họ và bày tỏ thái độ đối
với tác phẩm.
2.1 Tương ứng ( đồng cảm, đồng tình) : Nếu tầm đón nhận của người
đọc phù hợp với tầm đón đợi của tác giả ( người sáng tạo) thì tác phẩm
đó được công chúng đón nhận, tôn vinh.



Những năm 60, 70 của thế kỷ XX, khoa học nghiên cứu văn học tập trung
khai thác về vấn đề tiếp nhận và phát hiện ra nhiều nhân tố quan trọng, quyết
định trực tiếp đến đời sống của tác phẩm, trong đó có vai trò tiếp nhận của
người đọc trong suốt quá trình cụ thể hóa văn học. Sự tiếp nhận phụ thuộc
vào trình độ, năng lực, tư duy và khả năng thẩm mỹ của người đọc nhưng
quan trọng nhất và quyết định trực tiếp đến kết quả cuối cùng vẫn là mức độ
đồng cảm của người tiếp nhận với tác giả dựa vào tầm đón nhận của mình.
Tầm đón nhận là trình độ và kinh nghiệm văn chương có trước của mỗi
người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm, bao gồm 3 bộ phận hợp thành: một là
quan niệm về thể loại; hai là quan niệm về hình thức và đề tài; và ba là quan
niệm về đặc trưng văn chương ở sự phân biệt giữa hư cấu và thực tế, giữa
ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ toàn dân.
Một tác phẩm văn chương cần “đối diện” với tầm đón đợi như thế nào là
một vấn đề khá phức tạp và có thể có nhiều câu trả lời. Có phải một tác
phẩm xuất sắc là cố gắng đáp ứng được nhiều nhất tầm đón đợi của độc giả;
hay là, đáp ứng được ít nhất tầm đón đợi ấy? Tác giả nên cố gắng định
hướng tác phẩm văn chương theo cách thức thỏa mãn tầm đón đợi; vì tầm
đón đợi đương nhiên sẽ tác động một cách tích cực nhất đến số phận tác
phẩm.
“Đôn Ki-hô-tê” (Don Quixote) là tiểu thuyết của nhà văn Tây Ban Nha
Miguel de Cervantes, phản ánh được tính đa diện của con người, biết trọng
đạo lý, chính nghĩa, chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu
thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công
chúng, hiển thị khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng
và nhân đạo hơn. Tác phẩm được đông đảo bạn đọc đón nhận và yêu mến.
Vì thế đây là tác phẩm bán chạy nhất của thời đại với số lượng sản xuất hơn
500 triệu bản và tới thời đại ngày nay, nó đã trở thành một kiệt tác văn học
trên thế giới.
“Thằng gù nhà thờ Đức Bà” (1831) là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor

Hugo. Tác phẩm đã thể hiện được sự vươn đến một tầm cao triết lý, qua
cách mô tả một định mệnh đã dẫn các nhân vật gắn liền với ngôi nhà thờ này
cho đến chỗ chết, chỗ hủy diệt. Chính cảm hứng bi quan này đã đem đến cho
tác phẩm vẻ lớn lao và hoang dại. Tác phẩm xuất bản được chia làm 11
quyển. Và, sau này còn được chuyển thể nhiều lần từ phim điện ảnh, phim
truyền hình, kịch sân khấu cho đến nhạc kịch ở khắp nơi trên thế giới. Tác
phẩm này đã chinh phục độc giả một cách ấn tượng và xuất sắc như thế.


Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, những tác phẩm kinh điển, hiện rất
gần gũi với mỗi chúng ta đã phải trải qua một quá trình đấu tranh để tự tìm
kiếm chỗ đứng, tự khẳng định những giá trị của mình hết sức khó khăn và
quyết liệt vì chưa nhận được sự đồng cảm của người tiếp nhận đương thời.
Suốt một thời gian dài “Truyện Kiều” của Nguyễn Du bị coi là “cuốn dâm
thư” đầu độc tâm hồn và hủy hoại nhân cách của người đọc.
Thơ mới
Ban đầu khi phong trào “thơ mới” ra đời đã vấp phải nhiều ý kiến không tán
thành vì bản chất của thơ mới là “ Tây” hóa, không tôn trọng đường luật,
quy tắc như cách làm thơ truyền thống. Tuy nhiên, khoảng thời gian trở lại
đây người ta dần dần chấp nhận nó, và xem đó là một dấu mốc phát triển của
văn thơ Việt Nam.
Thực tế chứng minh rằng, tất cả sẽ thay đổi, thay đổi đến bất ngờ khi thiết
lập được mối quan hệ đồng cảm…
Năm 1909, khi tiểu thuyết “Con hủi” - tác phẩm đầu tay của Helena
Mniszek, một nữ văn sĩ Ba Lan chưa được ai biết đến - ra mắt bạn đọc, các
nhà phê bình văn học đương thời lạnh nhạt và hờ hững đón tiếp tác phẩm.
Họ đều nghĩ rằng, sau một kiếp sống ngắn ngủi và thầm lặng, tác phẩm sẽ
âm thầm và hổ thẹn chịu sự lãng quên của đời, như vô vàn tiểu thuyết khác
của "nữ phái " mà thôi. Không ai có thể ngờ được rằng "Con hủi" của
Helena Mniszek lập tức trở thành một hiện tượng văn học làm náo động thị

trường xuất bản, được tái bản liên tục hàng chục lần với số lượng kỷ lục hồi
ấy, là tác phẩm văn học bán chạy nhất trong khoảng thời gian giữa hai cuộc
chiến tranh thế giới, rồi sau đó được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài và
đã hai lần được đưa lên màn ảnh. Không những thế, "Con hủi" còn trở thành
đề tài gây tranh cãi gay gắt giữa người đọc và một số nhà phê bình, tốn
không ít giấy mực. Người đọc - đặc biệt là các thiếu nữ nói riêng và phụ nữ
nói chung - hâm mộ tác phẩm đến mức cuồng nhiệt, nhiều thế hệ "phái đẹp"
coi nó là một tác phẩm hay nhất, là sách gối đầu giường, là đỉnh cao của
những niềm hy vọng và mơ ước. Họ đóng bìa da, khảm bạc, truyền từ thế hệ
này sang thế hệ khác như một thứ của gia bảo. Còn giới phê bình thì trái lại.
Từ chỗ phảy tay coi thường, một số nhà phê bình cay cú trước nhiệt tình sôi
sục "đến không thể hiểu nổi" của người đọc, đã chuyển sang công kích tác
phẩm, mở cả "một cuộc chiến tranh thực sự" chống lại tác giả và tác phẩm
nói trên.


“Chúa tể những chiếc Nhẫn” đặt trong thế giới tưởng tượng nhưng lại nói
những đề tài nghiêm túc, khi ra đời đã gây không ít lúng túng trong phản
ứng của giới phê bình: bên cạnh những người nhiệt tình ca tụng, có một số
coi đó là “truyện thần tiên” không đáng coi trọng, số khác lại hăm hở phê
phán theo các tiêu chuẩn của tiểu thuyết hiện đại, chỉ trích cách xây dựng
nhân vật, cốt truyện mà họ coi là “khiên cưỡng” hay kết cục mà họ thấy
“khó tin”. Nhưng sau đó, “Chúa tể những chiếc nhẫn” (khởi viết năm 1937)
được đánh giá là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất của Tolkien. Tác
phẩm bán chạy với con số 150 triệu bản. Tiểu thuyết cũng đã được chuyển
thể thành các tác phẩm điện ảnh đạt thành công vang dội.
“Chùm nho uất hận” (The Grapes of Wrath, 1939) phản ánh hiện thực nông
thôn Mỹ trong thời kỳ công nhiệp hóa thế kỷ XX. Tuy có văn phong chân
thực, giàu xúc cảm, tiểu thuyết đã bị cấm và đốt khi ra mắt. Thế nhưng nhiều
độc giả vẫn tìm đọc nó. Một số người cho rằng tác phẩm đã miêu tả sai sự

thật về nước Mỹ thời kỳ đó nhằm tuyên truyền cho chủ nghĩa Cộng sản.
Nhưng cuối cùng Chùm nho uất hận đã nghiễm nhiên lọt vào danh sách 100
cuốn tiểu thuyết Anh ngữ hay nhất từ năm 1923 đến nay do tạp chí Time
bình chọn.
“Hạ chí tuyến” (Henry Valentine Miller)
Chuyện diễn ra ở Pháp vào những năm 1930. Tác giả là nhân vật chính – coi
chuyện kiếm miếng ăn là vấn đề sống còn. Ông miêu tả không chút ngại
ngùng về mối quan hệ tình dục với bạn bè và các đồng nghiệp văn chương
của mình. Tiểu thuyết kể về cuộc sống của nhà văn nghèo - Henry Miller ở
Paris.
Ngay khi sách ra đời, Michael Musmanno (Chánh án Tòa án tối cao bang
Pennsylvania) tuyên bố: “Đó không phải sách. Nó là hố rác, cống thoát
nước, ổ thối nát, đống bầy nhầy của tất thảy những gì còn sót lại từ sự sa đọa
của con người”.
Bạn đọc thời đó hoàn toàn chưa sẵn sàng đón nhận cuốn tiểu thuyết này, dù
sau này nó được coi là “Cuốn sách giá trị nhất giữa những năm 30” (George
Orwell); “Tác phẩm sâu sắc trong lịch sử văn học nhân loại” (nhà văn Ai-len
Samuel Beckett); “Một trong mười hay hai mươi tiểu thuyết vĩ đại nhất của
thế kỷ” (nhà văn Mỹ Norman Kingsley Mailer); “Một trong 100 tiểu thuyết
tiếng Anh hay nhất trong những năm 1923-2005” (tạp chí Time)…
Ta thấy, rõ ràng nếu đáp ứng được tầm đón đợi hay sự đồng cảm của người
đọc, tác phẩm sẽ được tôn vinh, bảo tồn, sẽ có một số phận may mắn, tốt đẹp


với nhiều cơ hội hơn, thuận lợi hơn khi thâm nhập vào công chúng để ngày
càng được phổ biến, thấu hiểu và nâng tầm giá trị.

2.2 Không tương ứng ( va chạm, xung đột) Nếu tầm đón nhận của người
đọc không phù hợp với tầm đón nhận của tác giả ( người sáng tạo) thì
tác phẩm bị phê phán, không được công nhận, bị khai trừ

• Trường hợp tác phẩm bị phê phán và tranh cãi vì có nhiều ý kiến
trái chiều
Có những tác phẩm khi vừa mới ra đời đã gây nên nhiều tranh cãi khác
nhau, bên một bộ phận đồng tình là một bộ phận không đồng tình hay nói
cách khác là mâu thuẫn với tình tiết xung đột trong tác phẩm. Từ đó gây ra
những nhận xét không tốt. Đó là lúc tầm đón nhận của người đọc không phù
hợp với tầm đón nhận của tác giả. Tuy nhiên trải qua một giai đoạn lịch sử
xã hội cũng như cùng với những biến chuyển của tâm lí văn hóa thì các tác
phẩm ấy bắt đầu được đón nhận nhiều hơn, có sức sống mãnh liệt hơn so với
thời đại.
Vd: Tác phẩm Mật mã Da Vinci –Dan Brown. Mật mã Da Vinci (The Da
Vinci Code, 2003) là một quyển tiểu thuyết trinh thám kể về những bí mật
của chúa Jesus được che giấu suốt hơn 1.000 năm. Truyện ám chỉ rằng Tòa
thánh Vatican biết rõ âm mưu này từ hai ngàn năm qua, nhưng vẫn giấu kín
để giữ vững quyền lực của mình. Sau khi vừa xuất bản, cuốn tiểu thuyết đã
khơi dậy mạnh mẽ sự tò mò khắp thế giới đi tìm hiểu sự thật về Sự tích Chén
Thánh, và vai trò của Mary Magdalene trong lịch sử Giáo hội Công giáo.
Ngay khi ra mắt, tác phẩm đã được nhiều độc giả đón nhận nồng nhiệt. Tuy
nhiên, nó cũng nhận không ít chỉ trích vì bị cho rằng đang xuyên tạc tôn
giáo. Bên cạnh đó, tác phẩm còn liên tục bị chê bai vì sự không chính xác
trong các chi tiết khoa học và lịch sử. Mặc dù vậy, Mật mã Da vinci của Dan
Brown vẫn gặt hái nhiều thành công, được dịch ra 44 thứ tiếng.
Vd: Một tác phẩm khác là “Bắt trẻ đồng xanh” của J.D Salinger. Tác phẩm
Là tiểu thuyết đầu tay của J.D.Salinger, “Bắt trẻ đồng xanh” (The Catcher in


the Rye, 1951) đã gây tranh cãi lớn trong nền văn học Mỹ vì sử dụng nhiều
từ ngữ tục tĩu, mô tả tâm lý chán chường của thanh niên thời đó. Tiểu thuyết
từng bị cấm trong các trường trung học vì là hình tượng cho sự nổi loạn. Thế
nhưng, cho đến năm 1981 nó đã trở thành một trong những tác phẩm được

giảng dạy nhiều nhất ở Mỹ.
Tuy vậy trong vô vàn những cách tiếp nhận và lý giải đó không ai có thể
xem mình là người độc quyền chân lí, đưa ra kết luận cho tác phẩm, cho dù
đó là nhà văn hay nhà phê bình lớn.
Trong dòng lịch sử Việt Nam cũng từng chứng kiến những tác phẩm vốn bị
lãng quên trong quá khứ, nằm im trong lớp bụi thời gian nhưng đến một
ngày nó bỗng được người đọc của một thế hệ sau lau đi lớp bụi đánh thức và
làm sáng rõ giá tri ý nghĩa của nó. Lúc này những tác phẩm ấy dường như là
cô công chúa xinh đẹp ngủ trong rừng được hoàng tử giải cứu để trở về với
cuộc sống. Tìm hiều và nguyên nhân và tâm lí xã hội sẽ giúp phục sinh
những tác phẩm một cách hết sức thú vị.
Văn học thế giới: các nhà văn nổi tiếng như Racine, Ronsard,Baudelaire,
Apollinaire, Bulgakov, Pasternak…. Cũng có những tác phẩm từng bị chê
bai thậm chí không được chấp nhận.
Cụ thể như tác phẩm “Rừng Nauy”- một tác phẩm của Haruki Murakami,
ngay từ khi ra đời tác phẩm đã bị lên án mạnh mẽ bởi yếu tố sex dày đặc và
có phần thô tục, nhưng một bộ phận khác lại cảm nhận nó rất nghệ thuật và
mang đậm tính nhân văn , những yếu tố gợi dục không hoàn toàn chỉ là
những yếu tố thô tục mà nó còn góp phần gợi trí tò và gây xúc cảm cho
người đọc cũng như góp phần làm rõ hơn tính cách hành động của các nhân
vật.Dẫu thế trãi qua những biến động của thời đại đến nay Rừng Nauy vẫn
được bạn đọc đón nhận và cảm thụ được hết cái giá trị vốn có của nó, mọi
người đã có cái nhìn thoáng hơn về “sex” trong truyện, cũng như tác phẩm
đã được dựng thành phim để đông đảo công chúng dễ dàng tiếp cận hơn.
Ở Việt Nam nhiều tác phẩm của phong trào Thơ mới như Thế Lữ, Lưu Trọng
Lư, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử… đã từng trãi qua
“những bước thăng trầm” trước khi trước khi khôi phục lại vị trí chính đáng
trong lịch sử .
Điển hình là tập thơ Điên của Hàn Mặc Tử ban đầu khi ra mắt công chúng
lúc đó Hàn Mặc Tử đang bị bệnh phong rất nặng và trước ranh giới cận kề

với cái chết, tuyệt vòng đau đớn khi gồng mình chống lại căn bệnh hiểm
nghèo. Chính lúc ấy Hàn Mặc Tử đã tự phân thân ra nói chuyện với chính


mình và tạo nên tập thơ “ Đau thương” hay còn gọi là “ Thơ Điên” . Tập thơ
ban đầu không được công chúng bạn đọc đón nhận vì cho đó là những vần
thơ quằn quại đau đớn không gây cảm góp phần tích cực lành mạnh trong
cuộc sông, nổi loạn và trong trẻo nhưng lại quá đau thương. Nhưng từ khi
Hàn Mặc Tử qua đời cho đến nay báo chí trong và ngoài nước liên tục nhắc
đến ông cũng như sách của ông bán chạy cùng những vần thơ được đưa vào
chương trình giảng dạy. Chính từ những điều đó càng chứng minh môt điều
rằng, con người của thời đại này đã biết trân quý và thấu hiểu hết những đau
thương cùng khát vọng sống mãnh liệt trong những câu thơ trong veo mà
một nhà văn tài hoa bạc mệnh để lại cho đời.
Trên lĩnh vực văn xuôi Vũ Trọng Phụng là đại diện tiêu biểu cho một đề tài
khảo sát theo hướng tiếp nhận văn học.Lúc sinh thời Vũ Trọng Phụng sáng
tạo riêng cho mình một thế giới nhân vật độc đáo. Chính ông cũng không
ngờ rằng bản thân ông cũng là một nhận vật độc nhất vô nhị trong lịch sử
văn học hiện đại với một bộ phận long đong không kém. Ví như từng nhân
vật trong tác phẩm của ông được xây dựng với nhiều số phận khác nhau thì
những sáng tác của ông cũng được bạn đọc đón nhận phán xét dưới nhiều
hướng khác nhau bất công và oan uổng đến không ngờ . Người ta có thể tìm
hiểu sự tiếp nhận của Vũ Trọng Phụng qua dư luận báo chí đương thời và
những trang hồi tưởng của ông về các nhà văn của thế hệ Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng . Người ta cũng có thể tìm hiểu
sự tiếp nhận đó qua ý kiến và thái độ đánh giá của các nhà văn nhà nghiên
cưu, phê bình và cách nhìn khác nhau : Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Đăng
Mạnh…Tình hình trở nên phức tạp khi ở đây không chỉ diễn ra sự đối chọi
giữa người này với người khác mà còn diễn ra ngay trong con người ở hai
thời điểm không cách nhau là mấy. Đọc những ý kiến đối chọi như vậy rồi

tìm hiểu toàn cảnh mà người phát biểu bị quy định ta hình dung ra được toàn
cảnh “ vấn đề Vũ Trọng Phụng” trong quá khứ. Lý thuyết tiếp nhận cung cấp
cho chúng ta chìa khóa phương pháp luận để lý giải cho sự thay đổi trong
các sắc thái tiếp nhận là truy tìm những động cơ thực ẩn giấu đằng sau
những lời bình luận chứa đầy mâu thuẩn như trên kia đã nói.
Ví dụ: Về Tiểu thuyết của Vũ trọng Phụng, Phùng Tất Đắc khen ngợi Vũ
Trọng Phụng đã có “những công trình có thể vạch phương hướng cho văn
nghệ... góp được tài liệu cho đời sau khảo sát về buổi này”. Bên cạnh đó
cũng có những ý kiến chê bai, phản bác Vũ Trọng Phụng về các tác phẩm
nói trên, nhất là Giông tố và Làm đĩ chung quanh vấn đề “Dâm hay không
Dâm” (Thái Phỉ, chủ bút báo Tin văn với bài “Văn chương dâm uế” đăng
trên Hà Nội báo số 38 ngày 23-9-1936). Một năm sau những ý kiến tranh
luận giữa Thái Phỉ và Vũ Trọng Phụng, cuộc bút chiến được đẩy lên đến


đỉnh cao khi Nhất Chi Mai viết bài: Ý kiến một người đọc: Dâm hay không
Dâm? (đăng trên báo Ngày nay, số 51 ra ngày 14-3-1937).
Vũ Trọng Phụng đã có gần chục bài báo bút chiến với Thái Phỉ, đáp lại bài
của Nhất Chi Mai; bác lại ý kiến của báo Phong hóa, báo Ngày nay; trả lời
phỏng vấn của Lê Thanh về 2 tiểu thuyết “Giông tố”, “Làm đĩ”; bài Thay lời
tựa cho tiểu thuyết Làm đĩ khi in thành sách. Bên cạnh những bài viết của
mình,Vũ Trọng Phụng đã cho đăng những bài lược dịch ý kiến về vấn đế
đang tranh luận của các nhà văn, nhà thơ nước ngoài như G. Maupassant , J.
Richepin , v.v…
Đã có rất nhiều ý kiện và bàn luận xoay quanh “ cái dâm” trong tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng nhưng chính tác gỉa đã lên tiếng phản bác cũng như
làm rõ cái chất hiện thực và nhằm nói lên hiện thực xã hội, giáo dục lối sống
cho một tầng lớp thanh niên Việt Nam. Thế nên cho đến nay theo thời gian
tác phẩm Làm đĩ đã và đang được bạn đọc đón nhận.
Khi cuộc sống đi về phía trước, có những tác phẩm gây xôn xao dư luận một

thời bị bỏ lại phía sau. Đồng thời cũng có những tác phẩm vượt lên dự báo
những biến đổi trong thế sự và trong lòng người. Có những tác phẩm không
được công chúng đón nhận bởi tầm đón nhận chưa phù hợp nhưng rồi dần
theo thời gian các tác phẩm ấy lại được biết đến, hiểu hơn và trường tồn
cùng năm tháng.
Ngay trong kiệt tác của các nhà văn lớn cũng có những yếu tố thuộc về quá
khứ và thuộc về tương lai. Ở một thời điểm thích hợp những yếu tố sau sẽ
được người đọc đón lấy, khai sáng và phát triển nó lên điều mà ngay ở lúc
sinh thời nhà văn cũng không ngờ tới.
Ví dụ: Tác phẩm “Người Mỹ trầm lặng”, khi tác phẩm vừa ra đời, đã bị phản
đối mạnh mẽ bởi những con người Việt Nam yêu nước. Đồng thời cũng vì
nội dung phim không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử Việt Nam lúc bấy giờ
và khái niệm “ Người Mỹ trầm lặng” cũng không đúng tại Việt Nam. Nhưng
đến nay, mấy mươi năm trôi qua tác phẩm ấy đã được công nhận và chuyển
thể thành phim.
Qua tác phẩm này ta thấy dù tầm đón nhận của người đọc mâu thuẫn với tác
phẩm nhưng đến nay thì nó cũng đã vượt qua được và không bị chôn vùi
theo thời gian.
• Trường hợp tác phẩm bị đào thải vì kém chất lượng, tiêu cực hoặc
phản động
Không riêng gì hoạt động và sản phẩm của ngành văn học, chắc chúng ta ai
cũng thấy trong mọi lãnh vực, hiện đang có tình trạng “vàng thau lẫn lộn.”
Hàng thật và hàng giả chen vai nhau trên thị trường. Tình trạng ra đời tràn


lan của những tác phẩm mới đã dẫn đến sự xuất hiện của những tác phẩm
kém chất lượng, tiêu cực. Thế nhưng, người đọc sẽ dành thời gian cũng như
tâm sức chịu khó đọc tác phẩm, từ đó có được những nhận xét và cảm tưởng
riêng. Và người đọc, trên con đường săn lùng kiến thức hay thưởng ngoạn
văn chương, tự nhiên sẽ nhận thức được sứ mệnh phải là đối tượng tiếp nhận

tỉnh táo của mình trong việc phân loại, đánh giá tác phẩm bằng những nhận
xét có căn cứ và sáng suốt.
Gần đây, một số truyện cổ tích bị thêm thắt không chọn lọc đã xuất hiện khá
nhiều, như truyện cổ tích “Sọ dừa” bị thêm vào tình tiết bạo lực. Chi tiết "sọ
dừa" được thay bằng "sọ người". Hay truyện Thạch Sanh có đoạn tả: "Thạch
Sanh giơ búa nhè giữa đầu trăn bổ xuống thật mạnh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra
chết tươi".
Trong khi câu chuyện về các dị bản văn học dân gian vẫn đang được bàn
luận với nhiều ý kiến cho rằng cần tôn trọng đặc điểm riêng của dòng văn
học này với những dị bản của nó, thì nhà giáo Phan Huy Dũng, với tư cách
là người đọc thực tế, đã lên tiếng cho một quan điểm đúng: "Đúng là chúng
ta cần phải tôn trọng các dị bản trong văn học dân gian nhưng không thể lợi
dụng, bóp méo tinh thần của các dị bản để muốn thay đổi, thêm thắt thế nào
thì thêm". Kết quả là, nhà sách xuất bản cuốn biến tấu chi tiết “Sọ Dừa”
thành Sọ Người bị phạt 45 triệu đồng.
Trong mấy ngày gần đây, trên một số trang mạng đang “xôn xao” về cuốn tự
truyện “Đèn cù” của Trần Đĩnh. Nội dung cuốn hồi ký của Trần Đĩnh về
những gì mà ông ta cho là đã được chứng kiến, đã được trải nghiệm về cái
gọi là “thâm cung bí sử” của các lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc
biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đó là những giai thoại, những câu chuyện
được Trần Đĩnh dựng lên trắng trợn nhằm bôi nhọ hình tượng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, bội nhọ một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, Chính vì
vậy, cuốn hồi ký của Trần Đĩnh đang được các nhà dận chủ coi như là “một
tác phẩm giải thiêng cho cuộc cách mạng Việt Nam”. Toàn bộ nội dung cuốn
tự truyện, Trần Đĩnh bằng khối óc bệnh hoạn kết hợp với lòng hận thù lãnh
tụ, hận thù chế độ sâu sắc đã dựng nên những câu chuyện hoang đường, giả
tưởng, thậm chí là chà đạp nên những sự kiện đã được khẳng định trong lịch
sử dân tộc cũng như trong lịch sử thế giới nhằm đạt được mục đích của Trần
Đĩnh là hạ bệ hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc Việt
Nam.



Tuy nhiên, càng đọc cuốn tự truyện này, người đọc đã nhận thấy rõ sự hoang
đường, xảo trá, lừa lọc thậm chí là bệnh hoạn mà Trần Đĩnh thể hiện. Trần
Đĩnh đã chà đạp lên tinh thần yêu nước, lòng kính trọng của toàn thể người
dân Việt Nam chân chính cũng như nhân dân có lương tri trên thế giới về
một vị cha già của dân tộc, một danh nhân văn hóa của thế giới. Kết quả là,
tác phẩm bị dư luận trong nước lên án và bài trừ quyết liệt.

Trong toàn bộ lịch sử nhân loại, văn học nghệ thuật luôn bị kiểm duyệt khắt
khe. Dù đề tài là chính trị, tôn giáo hay tình dục, nhiều tác phẩm vẫn bị
những độc giả bảo thủ phẫn nộ phê phán, vận động chính quyền ra lệnh cấm
xuất bản hoặc thu hồi. Có nhiều tác phẩm, thậm chí là kiệt tác đã từng bị
cấm, khi mới ra đời đã lập tức bị thu hồi.
“Lò sát sinh số 5 hay cuộc thập tự chinh thiếu nhi” (1969, Kurt Vonnegut)
Tác giả - nhân vật chính trong thời gian bị quân Đức bắt làm tù binh và bị
giam trong một lò sát sinh cũ ở Dresden đã chứng kiến trận bom kinh hoàng
của quân đồng minh nhằm hủy diệt thành phố này của Đức. Vào đầu năm
1970, ngay sau khi vừa in xong, tác phẩm đã bị cấm lưu trữ trong các thư
viện, hạn chế phổ biến. Dường như Vonnegut đã phạm trọng tội khi phê
phán quan điểm mang tính nguyên tắc của giới quân phiệt thời đó – bè lũ
đảng viên quốc xã (Nazist) là kẻ thù tuyệt đối và ném bom hủy diệt Dresden
là “đòn trừng phạt” Hít-le. Sách bị cấm ở Mỹ, với lí do “những cảnh đen tối
trong sách không có lợi cho tinh thần của trẻ em”. Theo Hiệp hội Thư viện
Mỹ tiểu thuyết này bị hạn chế phát hành, dù nó sánh ngang các tác phẩm của
Mark Twain, Theodore Herman Albert Dreiser, William Cuthbert Faulkner
và những tác giả kinh điển khác của văn học thế giới.
“Những vần thơ của quỷ Sa tăng” (1988, Ahmed Salman Rushdie)
Chuyện trong tiểu thuyết dường như không có gì là xúc phạm – miêu tả cuộc
đời một kiều dân ấn ở nước Anh hiện đại, không có khả năng hòa đồng trong

nền văn hóa mới, tất yếu trở về với cội nguồn. Tên của tiểu thuyết có nguồn
gốc từ tiểu sử của đấng Tiên tri trong Kinh Cô-ran, cho dù tính xác thực của
nó đang gây tranh cãi giữa các nhà sử học Hồi giáo. Các tín đồ Hồi giáo
phản ứng kịch liệt vì cho rằng tác giả phạm tội đại bất kính với đấng Tiên tri
Mohammed. Tác giả và những nhân vật có liên quan tới việc xuất bản,
truyền bá sách này có thể bị tử hình.


Các tác phẩm kém chất lượng, tiêu cực, phản động đối với tầm đón nhận hay
hoàn cảnh xã hội đương thời như thế sẽ nhanh chóng bị người đọc nhận ra
và đào thải.
Và còn nhiều tác phẩm khác, mới ra mắt đã bị người đọc thờ ơ, hờ hững và
mãi mãi chìm vào quên lãng vì chưa đạt tới độ chín muồi trong nội dung
cũng như nghệ thuật.
Như vậy, số phận lịch sử của một tác phẩm phụ thuộc rất nhiều vào sự tiếp
nhận của người đọc. Qua sự tiếp nhận đó, các thế hệ người đọc đã ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến số phận tác phẩm. Vì họ có khả năng bảo
tồn, làm phục sinh cũng như chôn vùi tác phẩm.
Mặt khác không thể vì đề cao người tiếp nhận mà lại xem nhẹ cái được
tiếp nhận- chính là văn bản.
Tự thân văn bản đã mang chứa những giá trị và giá trị của nó chứ không
phải là khoảng trống của người đọc, nhà nghiên cứu phê bình gán nghĩa
vào.Trong tương quan với người tiếp nhận những giá trị ở dạng tiền thể cuả
văn bản đã trở thành những giá trị ở dạng hiển thể. Và khi văn bản đi vào bối
cảnh tiếp nhận không những ý nghĩa của văn bản bị biến đổi mà chính người
tiếp nhận lẫn bối cảnh cũng bị biến đổi và tác động bởi chính vă bản. Như
vậy không thể phóng đại bối cảnh đến mức lấn át văn bản hay ngược lại. Cả
hai trường hợp đều phiện diện như nhau. Chính vì vậy mà Vasile Marian cho
ý kiến sau đây của F.Plett là thái quá : “ Bản thể văn học không phải do
thuộc tính của văn bản mà nó chỉ phụ thuộc vào người tiếp nhận”, để đi đến

một nhận định thoáng đảng hơn “ Văn học không chỉ phụ thuộc vào người
tiếp nhận mà nó phụ thuộc vào mối tương quan giữa tiếp nhận và văn bản”.
Bản thân cấu trúc nghệ thuật vốn có tính chất đa trị. Tính đa trị này có thể
được hiểu theo W. Bauer như là biểu hiện “ một phức hợp của những khác
biệt và đối lập ở một mức độ nào đó, những lớp nghĩa loại trừ lẫn nhau của
văn bản, vốn giữ thế cân bằng như những giá trị có liên quan.” .Toàn thể cấu
trúc ấy cũng như những yếu tố của nó tiềm ẩn những khả năng lý giải khác
nhau . Và sự lý giải này trong văn học rất khác vơi sự lý giải trong khoa học.
Ở đây các khả năng lý giải nhiều khi dung nạp nhau, bổ sung cho nhau tạo
nên sự đa dạng trong tiếp nhận văn học. Trong giai đoạn lịch sử này hay ở
trong không gian văn hóa này, tác phẩm được khai thác và lý giải chủ yếu ở
phương diện này. Đến một giai đoạn hay một không gian văn hóa khác, tác
phẩm lại được khai thác và lý giải chủ yếu ở phương diện kia. Có một thời
giá trị của đoạn trường tâm thanh được tô đậm chủ yếu ở cảm hứng phê


×