Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đề kiểm tra học kì 1 môn ngữ văn lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.2 KB, 7 trang )

Phòng GD&ĐT Bố Trạch
Trường TH-THCS Nhân Trạch

Mức độ
Chủ đề

Nhận biết

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KÌ I
Môn: Ngữ văn 7
NĂM HỌC: 2011 – 2012
Thời gian: 90 phút

Thông hiểu

Vận dụng

Cộng

- Hãy chép lại
Văn bản

Số câu
Số điểm

Tiếng Việt

Số câu
Số điểm

chính xác bài thơ ”


Cảnh khuya”? Nêu
nội dung, nghệ thuật
của bài thơ?
- Hãy chép lại chính
xác phần dịch thơ
bài ” Rằm tháng
giêng ”? Nêu nội
dung, nghệ thuật
của bài thơ?
01
2,0đ

1 câu
2,0
điểm
- Thành ngữ là gì?
Tìm hai thành ngữ mà
em biết?
- Thế nào là quan hệ
từ? Tìm 2 cặp quan hệ
từ mà em biết.
- Phát hiện và sửa lỗi
quan hệ từ.
01
2,0 đ

1 câu
2,0
điểm


Tập làm văn

Cảm nghĩ của
em về mùa xuân

Số câu
Số điểm

01
6,0đ

1 câu
6,0
điểm


Tổng số câu
Tổng số điểm

1 câu
2,0 điểm

1 câu
2,0 điểm

1 câu
6,0 điểm

3 câu
10 điểm


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn thi: Ngữ văn 7
NĂM HỌC 2011 – 2012

Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)
−−−−−−−−−−−−−

MÃ ĐỀ 01
Câu 1: ( 2,0 điểm): Hãy chép lại chính xác bài thơ “Cảnh khuya” và nêu nội dung,
nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2: ( 2,0 điểm)
a. (1.0 điểm). Thành ngữ là gì? Tìm 2 thành ngữ mà em biết?
b. (1.0 điểm). Phát hiện và chữa những chỗ chưa hợp lí trong các câu dưới đây:
- Cô ấy là người lịch sử trong giao tiếp.
- Tuy đường trơn nên tôi bị ngã.
Câu 3: (6.0 điểm).
Cảm nghĩ của em về mùa xuân.

MÃ ĐỀ 02
Câu 1: (2,0 điểm):
Hãy chép lại chính xác bài thơ “Rằm tháng giêng” phần dịch thơ và nêu nội
dung, nghệ thuật của bài thơ?
Câu 2: (2,0 điểm)
a. (1.0 điểm): Thế nào là quan hệ từ? Tìm 2 cặp quan hệ từ mà em biết?
b. (1.0 điểm): Phát hiện và chữa những chỗ chưa hợp lí trong các câu dưới đây:
- Bé Na luôn luôn bảo vệ quần áo sạch sẽ.
- Nếu trời mưa nên con đường này sẽ rất trơn.
Câu 3: (6.0 điểm).
Cảm nghĩ của em về mùa xuân.




H ƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7
NĂM HỌC 2011 - 2012

−−−−−−−−−−−−−
MÃ ĐỀ 01

Câu 1: (2 điểm)
- Chép lại đầy đủ, đúng chính tả, đúng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh
( 1,0đ).
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà..
- Nêu đầy đủ, đúng nội dung và nghệ thuật bài thơ ( 1,0đ):
* Nghệ thuật: ( 0, 5đ)
- Phương thức biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả, biện pháp so sánh,
giọng thơ linh hoạt ( 0, 25đ).
- Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn mà hàm súc( 0, 25đ) .
* Nội dung: ( 0, 5đ):
Bài thơ miêu tả cảnh chiến khu Việt Bắc qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên,
tâm hồn nhạy cảm, tình yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan của Bác
Hồ.
Câu 2: (2.0 điểm).
a. (1.0 điểm)
- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn

chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn từ nghĩa đen nhưng thường thông qua
một số phép chuyển nghĩa: so sánh, ẩn dụ…( 0,5 đ)
- Các thành ngữ: Sinh cơ lập nghiệp, lên thác xuống ghềnh.( Mỗi thành ngữ
đúng được 0,25 đ)
b.(1.0 điểm). Mỗi câu đúng đạt (0,5đ).
- lịch sử  lịch sự.
- Tuy  Vì
Câu 3( 6,0 điểm): Cảm nghĩ của em về mùa xuân
* Nội dung (5,0 điểm)
1.Mở bài ( 0,5 điểm):
- Giới thiệu chung về mùa xuân (0,25đ).
- Ấn tượng, cảm xúc chung của em về mùa xuân (0,25đ).
2.Thân bài (4,0 đ):
- Mùa xuân với con người (1,0 đ).
+ Mọi người chuẩn bị sắm sửa, dọn dẹp đón xuân (0,25đ).
+ Thêm tuổi mới, nhận thức mới(0,25đ).
+ Gương mặt rạng rỡ, tươi mới, tâm trạng , quần áo mới… đón xuân (0,25đ).
+ Vui chơi, thăm hỏi nhau…(0,25đ).
- Mùa xuân với thiên nhiên (1,0đ).


+ Bầu trời xanh trong, thời tiết se lạnh, có mưa xuân…(0, 5đ).
+ Cây cối: đâm chồi, nảy lộc, thay áo mới…(0,25đ).
+ Chim muông: đua nhau hót, én báo hiệu xuân về…(0,25đ).
- Vạn vật bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài (1,0 đ).
- Cảm xúc của em từ vẻ đẹp của mùa xuân (1,0đ).
3.Kết bài (0, 5đ):
- Ấn tượng của em về mùa xuân (0,25đ).
- Mơ ước của bản thân (0,25đ).
* Hình thức, diễn đạt, chính tả… (1,0 ®).

Ngày kiểm tra
CM duyệt

Nhân Trạch, ngày 23 tháng 11 năm 2011
GV ra đề

Đoàn Thị Vân Dung


H ƯỚNG DẪN CH ẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I

Môn: Ngữ văn 7
NĂM HỌC 2011 - 2012

−−−−−−−−−−−−−
MÃ ĐỀ 02

Câu 1: (2 điểm)
- Chép lại đầy đủ, đúng chính tả, đúng phần dịch thơ bài“ Rằm tháng giêng ”
của Hồ Chí Minh
( 1,0đ).
Rằm xuân lồng lộng trăng soi,
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
Giữa dòng bàn bạc việc quân,
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.
- Nêu đầy đủ, đúng nội dung và nghệ thuật bài thơ ( 1,0đ):
* Nghệ thuật: ( 0, 5đ)
- Biện pháp điệp từ ngữ, giọng thơ linh hoạt, hình ảnh đẹp, màu sắc
cổ điển mà bình dị, tự nhiên ( 0,2 5đ)
- Bài thơ tứ tuyệt ngắn gọn mà hàm súc ( 0, 25đ)

* Nội dung: ( 0, 5đ)
Bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc qua đó thể hiện tình yêu thiên
nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tình yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung lạc quan
của Bác Hồ.
Câu 2: (2.0 điểm).
a. - Nêu đúng khái niệm quan hệ từ.(1,0 điểm): Quan hệ từ dùng để biểu thị các
ý nghĩa quan hệ như sở hữu so sánh, nhân quả,…giữa các bộ phận của câu hay giữa
câu với câu trong đoạn văn.
- Cặp quan hệ từ: Vì…nên…, tuy… nhưng…
b.(1.0 điểm). Mỗi câu đúng đạt (0,5đ).
- bảo vệ  giữ gìn.
- Nếu  Vì
Câu 3( 6,0 điểm): Cảm nghĩ của em về mùa xuân
* Nội dung (5,0 điểm)
1.Mở bài ( 0,5 điểm):
- Giới thiệu chung về mùa xuân (0,25đ).
- Ấn tượng, cảm xúc chung của em về mùa xuân (0,25đ).
2.Thân bài (4,0 đ):
- Mùa xuân với con người (1,0 đ).
+ Mọi người chuẩn bị sắm sửa, dọn dẹp đón xuân (0,25đ).
+ Thêm tuổi mới, nhận thức mới(0,25đ).
+ Gương mặt rạng rỡ, tươi mới, tâm trạng , quần áo mới… đón xuân (0,25đ).
+ Vui chơi, thăm hỏi nhau…(0,25đ).
- Mùa xuân với thiên nhiên (1,0đ).
+ Bầu trời xanh trong, thời tiết se lạnh, có mưa xuân…(0, 5đ).


+ Cây cối: đâm chồi, nảy lộc, thay áo mới…(0,25đ).
+ Chim muông: đua nhau hót, én báo hiệu xuân về…(0,25đ).
- Vạn vật bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài (1,0 đ).

- Cảm xúc của em từ vẻ đẹp của mùa xuân (1,0đ).
3.Kết bài (0, 5đ):
- Ấn tượng của em về mùa xuân (0,25đ).
- Mơ ước của bản thân (0,25đ).
* Hình thức, diễn đạt, chính tả… (1,0 đ).
Nhân Trạch, ngày 23 tháng 11 năm 2011
GV ra đề

Đoàn Thị Vân Dung



×