Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Thiết kế mạch điện tự khống chế cầu trục bằng lập trình PLC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 55 trang )


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Giáo viên hướng dẫn

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM MÁY.
1 . Đặc điểm công nghệ
2 . Đặc điểm, yêu cầu về truyền động điện và trang bị điện của nhóm máy


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH PHẠM VI ĐỀ TÀI.
1. Giới thiệu đề tài
2. Giới thiệu các phương án truyền động
3. Lựa chọn nguyên tắc điều khiển
4. Tổng hợp các nguyên tắc điều khiển

CHƯƠNG III: THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA MÁY.
1. Mạch động lực
2. Mạch điều khiển
3. Trình bày nguyên lý làm việc

CHƯƠNG IV: TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ ĐÓNG CẮT, ĐIỀU KHIỂN, BẢO
VỆ.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Áptômát
Công tắc tơ
Rơ le nhiệt
Rơ le thời gian
Nút bấm
Máy biến áp
Dây cáp

LỜI KẾT LUẬN



LỜI NÓI ĐẦU
Trong điều kiện công cuộc kiến thiết nứơc nhà đang bước vào thời kì công nghệp
hoá , hiện đại hoá với những cơ hội thuận lợi và những và những thách thức khó khăn
lớn . Điều này đặt ra thế hệ trẻ tương lai của đất nước những nhiệm vụ nặng nề . đất
nược đang cần sức lực và trí tuệ cũng như lòng nhiệt huyết của những trí thức trẻ , trong
đó có những kĩ sư tương lai
Sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật nói chung và
trong lĩnh vực điện công nghiệp nói riêng làm cho bộ mặt của xã hội thay đổi từng ngày
, trong hoàn cảnh đó để đáp ứng được những điều kiện thực tiễn của sản suất đòi hỏi
những kĩ sư điện tương lai phảI được trang bị kiến thức chuyên nghành một cách sâu
rộng . Trong khuôn khổ chương trình đào tạo kĩ sư nghành điện công nghiệp nhằm giúp
cho sinh viên trứơc khi ra trường có điều kiện hệ thống hoá lại những kiến thức đã học .
Đồng thời giúp cho sinh viên tư duy độc lập nghiên cứu và thiết kế .
Trong điều kiện như hiện nay rất cần những kĩ sư điện để góp phần đẩy nhanh
quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước , đưa nước ta trở thành một nước có
nền công nghiệp phát triển .
Đây là bản đồ án đầu tiên em làm , do kiến thức còn nhiều hạn chế Em mong
nhận được sự đóng góp xây dựng của các thầy cô , cũng như các bè bạn để bản đồ án
được hoàn thịên hơn .
Trong quá trình làm đồ án Em đã nhận được sự giúp đỡ , hướng dẫn, chi bảo
nhiệt tình của cô giáo: NGÔ THỊ QUỐC VĂN công tác trong khoa điện đã giúp. Em
hoàn thành bản đồ án này .
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện


CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÓM MÁY CẦU TRỤC



ưI.Đặc điểm công nghệ:
Một số hình ảnh về máy cầu trục



Hình mô tả các chuyển động trên máy cầu trục

H8 -1 CẤU TẠO VÀ CHUYỂN ĐỘNG TRÊN MÁY
Cầu trục gồm có gầm cầu di chuyển trên đường ray lắp dặt dọc theo chiều dài của nhà
xưởng cơ cấu bốc hang của cầu trục có thể dung móc (đối với cầu trục có công suất lớn
có thể dung hai móc hàng ,cơ cấu móc hàng chính có công suất lớn hơn cơ cấu móc
hàng phụ) hoặc dùng gầu ngoạn
Trong mỗi cầu trục có ba hệ thống chính (di chuyển xe cầu, di chuyển xe con và nâng
hạ vật .
Trên cầu trục được trang bị 4 động cơ truyền động. hai động cơ di chuyển xe cầu 7 va
16. Động cơ nâng hạ hàng 12 và động cơ di chuyển xe con 10 phanh hãm điện từ
6,11,14,18 lắp hợp bộ với động cơ chuyền động .điều khiển các động cơ truyền động
bằng các bộ khống chế 3 trong cabin điều khiển. hộp điện trở 8 dùng để khởi động và
điều chỉnh tốc độ các động cơ được lắp đặt trên dầm cầu bảng bảo vệ 2 đều bảo vệ quá
tải, bảo vệ điện áp thấp, bảo vệ điện áp không được lắp đặt trong cabin điều khiển. để
hạn chế cơ cấu di chuyển xe cầu 9 và 17 cho cơ cấu di chuyển xe con và 13 cho cơ cấ
nâng hạ
Cung cấp điện cho hệ thống tiếp điện chính gồm 2 bộ phận: bộ phận cấp điện là hai
phanh thép góc lắp trên các giá đỡ bằng sứ cách điện nằm dọc theo nhà xưởng các bộ


phận tiếp điện lắp trên cầu trục để cấp điện cho thiết bị điện lắp trên cơ cấu xe con dung
tiếp điện phụ 15 lắp dọc theo chiều dọc của dầm cầu.

1.Công dụng.
Cầu trục đươc dùng chủ yếu trong các phân xưởng, nhà kho để nâng ha và
Vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu tại bất kỳ điểm nào trong không gian nhà xưởng .
2.Phân loại .
Theo công dụng :
+ Cầu trục có công dụng chung và xầu trục chuyên dùng .
Theo kết cấu dầm chính :
+ Cầu trục dầm đơn và cầu trục dầm đôi:
Theo cách đặt của dầm chính lên đường ray di chuyển cầu trục.
+Cầu trục và càu trục treo:
Theo cách bố chí cơ cấu di chuyển cầu trục .
+Cầu trục dẫn động tay và cầu trục dẫn động máy .
3.Các chuyển động trên máy.
- Chuyển động chính :Là chuyển động có liên quan đến việc chuyển dời
tải trọng có thể là chuyển động tịnh tiến theo phương thẳng đứng , theo phương nằm
ngang, nghiêng, có thể là chuyển động quay .
VD: Như chuyển động nâng,hạ, di chuyển ngang ,dọc có tải của Cầu trục
- VD: Như chuyển động nâng,hạ, di chuyển ngang ,dọc có tải của Cầu trục
Chuyển động phụ : Là các chuyển động không liên quan trực tiếp đến vị chí của tải
trọng
VD: Như chuyển động nâng,hạ, di chuyển ngang ,dọc không tải của Cầu trục
Chúng quyết định thời gian phụ trong quá trình làm việc do đó có ảnh hưởng quan
trọng đến năng xuất của máy.

II. Đặc điểm và yêu cầu về truyền động điện và trang bị điện của nhóm máy.


Các khí cụ điện, thiết bị điện trong hệ thống truyền động và trang bị điện của máy
nâng vận chuyển phải làm việc tin cậy trong mọi điều kiện nghiệt ngã của môi trường ,
nhằm nâng cao năng xuất và an toàn trong vận hành .

Đối với hệ truyền động cầu trục nhất là đối với cơ cấu nâng hạ, moomen thay đổi
theo tải trọng rất rõ rệt. Khi không có tải trọng (không tải) moomen của động cơ không
vượt quá 15 – 20% Mđm
Năng xuất của máy nâng vận chuyển quyết định bởi hai yếu tố là tải trọng của thiết bị
và số chu kì bốc xúc trong mỗi giờ. Do điều kiện làm việc của máy nâng vận chuyển
nặng nên thường làm việc trong chế độ quá tải nên các máy nâng vận chuyển được chế
tạo có độ bền cơ khí cao , khả năng chịu quá tải lớn .
Hiện nay hệ truyền động điện dùng trong các máy nâng vận chuyển sử dụng phổ biến
là hệ truyền động với động cơ xoay chiều và một chiều thường chọn hệ truyền động với
động xoay chiều vì có hiệu quả kinh tế cao .
Để đáp ứng các yêu cầu về an toàn, độ tin cậy khi làm việc dài hạn của hệ truyền
động điện các máy nâng vận chuyển, nâng cao tuổi thọ của các khí cụ điện nên dùng
các khí cụ điện phi tiếp điểm .


CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH PHẠM VI ĐỀ TÀI


1.Giới thiệu đề tài
Thiết kế mạch điện tự khống chế cầu trục bằng lập trình PLC :
* Động cơ truyền động cơ cấu nâng hạ là động cơ KĐB 3 pha rô to dây quấn có :
Pđm = 12Kw; Y/∆- 660/380V; η = 78,5%; cosϕ = 0,78 ; n = 1450vg/ph
*Động cơ truyền động cơ cấu di chuyển ngang là động cơ KĐB 3 pha roto lồng
sóc có :
Pđm =5,5 Kw ; Y/∆ 660/220; η =80%; cosϕ = 0,75; n = 720vg/ph
* Động cơ truyền động cơ cấu di chuyển dọc gồm 2 động cơ KĐB 3 pha rô tô
lồng sóc có:
Pđm = 6,5Kw; Y/∆-660V/380V; η = 85%; cosϕ = 0,75; n = 720vg/ph .

2. Bản vẽ:
*Bản vẽ mô tả đặc điểm công nghệ nhóm máy ( khổ A4).
*Sơ đồ nguyên lý mạch điện tự động khống chế (khổ A0).
2. Lựa chọn các phương án truyền động, điều khiển cho các quá trình.
a) Mở máy: có 2 phương pháp mở máy:
 Trực tiếp: đây là phương pháp mở máy đơn giản nhất, chỉ việc đóng trực tiếp động cơ
vào lưới điện là được. Nhưng lúc mở máy trực tiếp, dòng điện tương đối lớn, nếu quán
tính của tải tương lớn, thời gian mở máy quá dài thì có thể làm cho máy nóng và ảnh
hưởng đến điện áp của lưới điện. Nhưng nếu công suất nguồn tương đối lớn thì nên
dùng phương pháp này vì mở máy nhanh và tương đối đơn giản.
+ Ưu điểm: phương pháp này rất đơn giản, thiết bị đóng cắt, bảo vệ đơn giản, thao tác
nhanh gọn, các mômen mở máy lớn nên khởi động nhanh.
+ Nhược điểm: phương pháp này có dòng điện mở máy lớn nên cần công suất nguồn
cung cấp cho động có là lớn. Nếu công suất nguồn cung cấp nhỏ dẫn đến sụt áp lớn có
thể không khởi động được động cơ.
Phương pháp này được áp dụng với các động cơ có công suất nhỏ và trung bình.


Mở máy trực tiếp
- Gián tiếp: mục đích của phương pháp này là giảm dòng điện mở máy nhưng đồng thời
mômen mở máy cũng giảm xuống, do đó đối với những tải yêu cầu có mômen mở máy
lớn thì phương pháp này không dùng được. Tuy vậy những thiết
bị yêu cầu mômen mở máy nhỏ thì phương pháp này rất thích hợp.
Các phương pháp mở máy gián tiếp:
-Phương pháp mở máy với điện trở hoặc điện kháng nối tiếp trong mạch stato
+Phương pháp này dùng điện trở hoặc điện kháng mắc nối tiếp với stato lúc mở
máy và có thể áp dụng cho cả động cơ roto dây quấn và roto lồng sóc. Do có điện trở
hoặc điện kháng nối tiếp nên dòng mở máy của động cơ giảm đi nằm trong giá trị cho
phép. Momen mở máy của động cơ cũng giảm đi


+ Nguyên lý hoạt động: khi có điện thì các tiếp điểm K 2 đóng lại ( các tiếp điểm
K1 mở ) để điện trở hoặc điện kháng tham gia vào mạch stato nhằm hạn chế dòng mở
máy. Khi tốc độ động cơ đã tăng đến một mức nào đó các tiếp điểm K 1 đóng lại đông


thời các tiếp điểm K2 mở ra loại bỏ điện trở hoặc điện kháng ra khỏi mạch stato. Động
cơ tăng đến tốc độ định mức, quá trình mở máy kết thúc.
+ Ưu điểm : thiết bị dùng mở máy đơn giản rẻ tiền
+ Nhược điểm: momen giảm đi bình phương lần , thời gian mở máy dài

-Phương pháp dùng máy biến áp tự ngẫu
+Phương pháp này được dùng để sử dụng để đạt một điện áp thấp cho động cơ
khi mở máy. Do vậy dòng điện của động cơ khi mở máy giảm đi

+ Nguyên lý hoạt động : lúc mở máy các tiếp điểm K’ đóng lại đồng thời K mở.
Khi K’ mở ra K đóng lại thì quá trình mở máy kết thúc. Phương pháp mở máy dùng
cuộn kháng X và máy biến áp tự động thích hợp cho mở máy động cơ cao áp
+ Ưu điểm: sử dụng động cơ công suất nhỏ và trung bình, thiết bị đơn giản và dễ
sử dụng
+ Nhược điểm : do qua máy biến áp tự ngẫu nên momen mở máy giảm
+ Mở máy bằng phương pháp đổi nối Y/ Δ

Phương pháp này chỉ thích hợp với những động cơ khi làm việc bình thường ở chế độ
Δ. Khi mở máy ta nối Y để điện áp đặt vào mỗi pha giảm 3 lần.


- Ưu điểm: dòng điện và mômen mở máy đều bằng 1/3 dòng điện và mômen làm việc.
Phương pháp này khởi động đơn giản, dùng với thiết bị đóng cắt thông thường.
-Nhược điểm: mômen khởi động giảm đi 3 lần không thích hợp cho máy yêu cầu
mômen lớn. Sự thay đổi dòng điện đột ngột khi chuyển từ mạch chế độ Y sang mạch

chế độ Δ có thể làm hệ thống bảo vệ tác động.
Khi đổi nối có khoảng thời gian dòng điện bị gián đoạn.
- Mở máy bằng cách thêm điện trở phụ vào rôto

Đối với động cơ rôto dây quấn thì thường sử dụng phương pháp mở máy qua các cấp
điện trở phụ được nối vào dây quấn rôto.
- Nguyên lí làm việc:
Khi điều chỉnh mạch rôto thích ứng ta được trạng thái mômen mở máy lý tưởng. Sau
khi mở máy sẽ quay về mômen điện từ nhất định. Trong quá trình mở máy người ta tắt
dần điện trở phụ qua mạch rôto làm cho quá trình tăng tốc độ ở động cơ một cách từ từ.
Sau khi tắt toàn bộ điện trở phụ khỏi rôto, động cơ tăng dần tới định mức.
Động cơ rôto dây quấn có thể đạt tới mômen mở máy lớn nhưng dòng điện mở máy
nhỏ.
-Ưu điểm: mômen mở máy lớn, dòng mở máy nhỏ.
-Nhược điểm: chế tạo phức tạp, giá thành cao, bảo quản phức tạp.
b: Đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ 3 pha

+Để đảo chiều quay của động cơ không đồng bộ 3 pha cần đảo chiều quay của từ
trường quay do stato tạo ra. Muốn vậy chỉ cần đảo hai trong ba pha bất kỳ nguồn cấp
vào stato


c) Các phương pháp hãm:
- Hãm tự do: là phương pháp đơn giản bằng cách ngắt nguồn điện ra khỏi động cơ. Khi
đó trong động cơ không còn từ trường quay nữa nhưng do quán tính động cơ vẫn quay.
Sau một thời gian dưới ma sát động cơ sẽ dừng hẳn.
- Hãm động năng: muốn thực hiện hãm động năng ta phải cắt nguồn điện xoay chiều ra
khỏi động cơ và đưa điện một chiều vào cuộn dây stato. Dòng điện một chiều chạy
trong cuộn dây stato tạo nên từ trường trong lúc cấp điện vào stato thì rôto vẫn quay
nhanh, thanh lồng sóc trên rôto đang quay cắt đường sức từ của từ trường tĩnh ở stato sẽ

xuất hiện dòng cảm ứng ở trong vòng ngắn mạch tác động dòng của rôto với từ trường
của stato tạo nên moomen điện tự hãm rôto dừng lại.
Động cơ đang làm việc tại
điểm A trước khi hãm, thì
khi hãm động năng ĐC
chuyển sang làm việc tại
điểm B trên đường đặc tính
hãm. Tốc độ ĐC giảm dần
về 0 trên đoạn đặc tính BO
với tải phản kháng, tại 0
động cơ sẽ dừng lại.Nếu tải
có tính chất thế năng thì tải Sơ đồ mạch điện và Đặc tính cơ khi hãm động năng
sẽ kéo động cơ quay ngược kích từ độc lập của ĐC KĐB 3 pha.
và làm việc ổn định tại điểm
D.
Hãm động năng tự kích từ:


Đối với hãm động năng tự
kích từ, nguồn một chiều
được tạo ra từ năng lượng
mà động cơ đã tích lũy
được, sơ đồ nguyên lý của
loại này như hình vẽ
Sơ đồ mạch điện và đặc tính cơ khi hãm động năng
tự kích từ của ĐC KĐB.
Dòng điện một chiều lấy từ dòng điện xoay chiều qua chỉnh lưu hoặc lấy ngay ở rôto
nếu đấy là động cơ KĐB rôto dây quấn ( hãm từ kích ), phương pháp này tốn ít năng
lượng, động cơ đóng mở nhiều, đổi chiều quay thường áp dụng phương pháp này, tốc
độ càng lơn thì lực hãm càng mạnh, mômen hãm giảm theo tốc độ n=0 thì mômen hãm

bằng 0.
- Hãm tái sinh: đây là phương pháp mà khi máy điện đang làm việc ở chế độ cơ chuyển
sang chế độ máy phát.
Khi làm việc ở chế độ động cơ, muốn hãm tái sinh ta phải đổi nối bộ dây để tăng số
cực của cuộn dây stato, sau khi đổi nối động cơ thành máy phát trả năng lượng về lưới
điện đồng thời trong quá trình hãm động cơ sinh ra mômen hãm cho nên động cơ nhanh
chóng được hãm.


Đặc tính cơ hãm tái sinh của ĐC
KĐB với tải thế năng.

Đặc tính cơ hãm TS của ĐC KĐB khi
giảm tốc độ bằng thay đổi tần số.

- Hãm ngược: động cơ KĐB 3 pha đang chạy, nếu ta đảo 2 trong 3 pha thì động cơ sẽ có
hãm ngược vì lúc này rôto đang quay ngược chiều từ trường stato. Hãm ngược là
phương pháp hãm mạnh, mômen hãm lớn, nhưng động cơ bị nóng nhiều nên thường có


Hãm ngược ĐC KĐB 3
pha bằng đưa thêm điện
trở vào mạch rôto:
Đặc tính cơ khi hãm
chính là đặc tính biến
trở. Với tải thế năng
đoạn DE là đoạn đặc
tính hãm ngược.
Đặc tính cơ khi hãm ngược ĐC KĐB 3 pha bằng đưa
thêm điện trở vào mạch rôto.

Hãm ngược ĐC KĐB 3
pha bằng đảo thứ tự của
2 trong 3pha và đưa
thêm điện trở vào mạch
rôto.
Đoạn BD hoặc B’D’ là
đoạn đặc tính hãm
ngược.
Đoạn BD là đặc tính
hãm ngược khi đưa thêm
Đặc tính hãm ngược ĐC KĐB 3 pha bằng đảo thứ tự
điện trở phụ đủ lớn vào
mạch rô to với ĐC rôto của 2 trong 3pha và đưa thêm điện trở vào mạch rôto.
dây quấn để tăng mô
mem hãm và hạn chế
dòng điện rôto.
điện trở hoặc điện kháng nối tiếp với cuộn dây stato để hạn chế dòng bị hãm. Khi rôto
dừng phải cắt động cơ ra khỏi lưới điện để tránh động cơ quay ngược.


c) Các phương pháp điều chỉnh tốc độ:
- Việc điều chỉnh tốc độ rất quan trọng trong vận hành máy, quá trình gia công chi tiết
cần phải chính xác, tăng năng suất sản phẩm.
- Điều chỉnh tốc độ đảm bảo các yêu cầu:
+ Phạm vi điều chỉnh rộng.
+ Đảm bảo độ bằng phẳng.
+ Đảm bảo độ chính xác.
* Điều chỉnh bằng cách thay đổi số đôi cực:
Động cơ KĐB có cấu tạo dây quấn là động cơ KĐB nhiều cấp tốc độ. Phương pháp
này chỉ sử dụng cho các loại rôto lồng sóc.

Mặc dù điều chỉnh tốc độ nhảy cấp, nhưng có ưu điểm là giữ nguyên độ cứng của đặc
tính cơ, động cơ nhiều cấp tốc độ được sử dụng rộng rãi trong các máy luyện kim, máy
tàu thủy….
Đấu Y/YY thì công suất tăng gấp đôi và tốc độ tăng 2 lần.
Đấu Δ/YY thì tỉ lệ là P2/P1 = 1,15.

* Điều chỉnh tốc độ bằng cách thay đổi tần số:
Bằng cách dùng máy biến tần.
Do tỉ lệ với tần số nên khi tăng f thì n tăng. Đây là phương pháp điều chỉnh tốc độ bằng
phẳng của động cơ có thể quay ở bất ký tốc độ nào, vậy ta phải sử dụng nguồn có thể
thay đổi được tần số. Việc điều chỉnh tốc độ quay bằng tần số thích hợp khi điều chỉnh
tốc độ bằng thay đổi tần số cho phép điều chỉnh tốc độ một cách bằng phẳng trong
phạm vi rộng, song giá thành còn khá lớn.
* Điều chỉnh tốc độ bằng cách giảm điện áp: Khi thay đổi điện áp lưới như giảm điện áp
xuống x lần thì điện áp định mức (U 1 = x Uđm) nên mô men sẽ giảm xuống còn x 2 lần 
M = x2 Mđm .
Nếu mô men tải không đổi thì tốc độ giảm.Hệ số trượt tăng từ S1  S3


Hình vẽ hệ số hiệu chỉnh tối đa s = sđm


phạm vi điều chỉnh bằng 15%.
Khi Mtải = Mđm thì U1 = 0,707 Uđm  Mtải nhỏ hơn  U có thể giảm nhỏ hơn.
Có các phương pháp giảm điện áp đưa vào động cơ :
Phương pháp này chỉ được thực hiện việc giảm điện áp, phương pháp này giảm khả
năng quá tải của động cơ, dải điều chỉnh tốc độ hẹp, tăng tổn hao ở dây quấn rôto vì vậy
được dùng chủ yếu ở các động cơ có công suất nhỏ có hệ số trượt lớn.
* Điều chỉnh tốc độ bằng thay đổi điện trở ở rôto:
Phương pháp này được thực hiện với động cơ rôto dây quấn bằng cách đưa vào mạch

rôto điện trở phụ tới Mtải nhất định. Nếu điện trở phụ càng lớn thì S càng lớn  n giảm

thì M tỉ lệ với công suất.
Nếu mômen cản không đổi, dòng rôto không đổi, khi tăng điện trở để giảm tốc độ sẽ
tăng tổn hao công suất trong điện trở, do đó phương pháp này không kinh tế. Tuy nhiên
lại đơn giản, điều chỉnh trơn và khoảng điều chỉnh tương đối rông, được sử dụng điều
chỉnh tốc độ quay của động cơ có công suất cỡ trung bình.

Kết Luận:
 Đối với động cơ chính :
+ Mở máy bằng phương pháp thêm điện trở phụ vào mạch rôto
+Đảo chiều động cơ bằng phương pháp đảo 2 trong 3 pha nguồn cấp vào động cơ


+ Hãm bằng phương pháp hãm đưa điện trở phụ lớn vào mạch rôto
+ Bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt.
 Đối với đông cơ di chuyển ngang :
+Mở máy bằng phương pháp mở máy trực tiếp
+Đảo chiều động cơ bằng phương pháp đảo chiều 2 trong 3 pha nguồn cập tới
động cơ.
+Giới hạn hành trình làm việc bằng công tắc hành trình.
+Bảo vệ bằng rơle nhiệt
 Đối với động cơ di chuyển dọc:
+Mở máy bằng phương pháp đổi nối sao tam giác
+Đảo chiều động cơ bằng phương pháp đảo chiều 2 trong 3 pha nguồn cấp tới
đông cơ
+ Giới hạn hành trình lam việc bằng công tắc hành trình.
+ Bảo vệ quá tải bằng rơle nhiệt.
 Tât cả các động cơ được bảo vệ ngắn mạch và quá tải bằng aptômat .
Và cầu chì



CHƯƠNG III

THIẾT KẾ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN CỦA MÁY


1. Giới thiệu thiết bị

* Động cơ truyền động cơ cấu nâng hạ là động cơ KĐB 3 pha rô to dây quấn có
:
Pđm = 12Kw; Y/∆- 660/380V; η = 78,5%; cosϕ = 0,78 ; n = 1450vg/ph
*Động cơ truyền động cơ cấu di chuyển ngang là động cơ KĐB 3 pha roto lồng
sóc có :
Pđm =5,5 Kw ; Y/∆ 660/220; η =80%; cosϕ = 0,75; n = 720vg/ph
* Động cơ truyền động cơ cấu di chuyển dọc gồm 2 động cơ KĐB 3 pha rô tô
lồng sóc có:
Pđm = 6,5Kw; Y/∆-660V/380V; η = 85%; cosϕ = 0,75; n = 720vg/ph .
AT: Aptômat tổng bảo vệ qúa tải cho 4 động cơ và mạch điều khiển.
K1,K2,K3,K4,K5,K6,K7,K8, K9,K1Y, K2Y,K1A,K2A : Công Tắc Tơ
RN1.Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ 1M
RN2.Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ 2M
RN3.Rơle nhiệt bảo vệ quá tải cho động cơ 3M1 và 3M2
CC1,CC2 Là cầu chì
H1P,H2P,H1T,H2T : Công tắc hành trình
2.Mạch động lực



3.Mạch điều khiển.



×