Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề kiểm tra Đề thi H12HKII 17(40) h12 132

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.79 KB, 3 trang )

SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG
TỔ HÓA HỌC

ĐỀ THI KIỂM TRA HỌC KÌ II (NH 2016-2017)
MÔN Hóa 12 CB

Thời gian làm bài: 50 phút;
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 132

Họ, tên thí sinh:..........................................................................lớp……
Cho M: Na = 23; K = 39; Ba = 137; Cr = 52; Fe = 56; Al = 27; O = 16; Cl = 35,5; Cu = 64; H = 1
Thí sinh không sử dụng bảng tuần hoàn
Câu 1: Trong phương pháp thuỷ luyện, để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại nào làm chất khử ?
A. K
B. Zn
C. Ca
D. Ag
Câu 2: Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
to
A. 4Al + 3O2 
→ 2Al2O3
B. Al + 4HNO3 
→ Al(NO3)3 + NO + 2H2O
C. 2Al + 2NaOH + 2H2O 
→ 2NaAlO2 + 3H2
o

t
D. 2Al + Fe2O3 


→ 2Fe + Al2O3
Câu 3: Chất gây nghiện có trong thuốc lá là
A. nicotin.
B. protein.
C. heroin.
D. cocain.
Câu 4: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư
(b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2
(c) Dẫn khí H2 dư qua bột CuO nung nóng (d) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư
(e) Nhiệt phân AgNO3
(f) Điện phân nóng chảy Al2O3
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiện thu được kim loại là:
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Hơi thủy ngân rất độc, do đó phải thu hồi thủy ngân rơi vãi bằng cách:
A. rắc bột lưu huỳnh lên giọt thủy ngân.
B. rắc bột photpho lên giọt thủy ngân.
C. nhỏ nước ozon lên giọt thủy ngân.
D. nhỏ nước brom lên giọt thủy ngân.
Câu 6: Cho một lượng hỗn hợp Na, K và Ba vào nước dư thu được dung dịch A và 6,72 lít khí (đkc). Thể
tích dung dịch hỗn hơp H 2SO4 0,5M và HCl 1M cần dùng để trung hòa dung dịch A là
A. 0,3 lít
B. 0,2 lít
C. 0,4 lít
D. 0,5 lít
Câu 7: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch HNO 3


loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,0.
B. 22,4.
C. 15,6.
D. 24,2.

Câu 8: Trong bảng tuần hoàn, Mg là kim loại thuộc nhóm
A. IVA.
B. IA.
C. IIIA.
D. IIA.
Câu 9: Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với nước. Sau khi phản ứng kết thúc, thể tích khí H 2 (ở đktc)
thoát ra là
A. 2,24 lít.
B. 6,72 lít.
C. 4,48 lít.
D. 3,36 lít.
Câu 10: Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy, chất cầm màu trong ngành
nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua là
A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Câu 11: Trộn bột Cr2O3 với m gam bột Al rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng thu được 78
gam Cr (giả sử hiệu suất phản ứng là 100%). Giá trị m là
A. 27,0 gam.
B. 13,5 gam
C. 54,0 gam.
D. 40,5 gam.

Câu 12: Cặp kim loại nào sau đây bền trong không khí và nước do có màng oxit bảo vệ
A. Al và Cr.
B. Fe và Cr.
C. Mn và Cr.
D. Fe và Al.

Trang 1/3 - Mã đề thi 132


Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng: Al2 (SO 4 )3 → X → Y → Al .
Trong sơ đồ trên, mỗi mũi tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
A. Al2O3 và Al(OH)3
B. Al(OH)3 và Al2O3
C. Al(OH)3 và NaAlO2
D. NaAlO2 và Al(OH)3
Câu 14: Phân hủy Fe(OH)3 ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn là
A. Fe3O4.
B. FeO.
C. Fe(OH)2.
D. Fe2O3.
Câu 15: Cho các cấu hình electron nguyên tử sau :
(a) 1s22s22p63s1
(b) 1s22s22p3
(c) 1s22s22p63s23p6
(d) 1s22s22p63s23p63d64s2
Có bao nhiêu cấu hình electron là của nguyên tử kim loại ?
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.

Câu 16: Phản ứng hóa học nào sau đây giải thích câu tục ngữ ‘ nước chảy đá mòn’?
t0
t0
A. CaSO4.2H2O →
CaSO4.H2O + H2O.
B. CaCO3 →
CaO + CO2.
C. CaCO3 + CO2 + H2O

ƒ

Ca(HCO3)2

D. Ca(HCO3)2

ƒ

CaCO3 + CO2 + H2O

Câu 17: Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3.
Giá trị của m là
A. 6,50.
B. 8,75.
C. 7,80.
D. 9,75.
3+
2+
Câu 18: Để khử ion Fe trong dung dịch thành ion Fe có thể dùng một lượng dư
A. kim loại Mg.

B. kim loại Ag.
C. kim loại Cu.
D. kim loại Ba.
Câu 19: Cho khí CO khử hoàn toàn Fe 2O3 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham
gia phản ứng là
A. 2,24 lít.
B. 3,36 lít.
C. 4,48 lít.
D. 1,12 lít.
Câu 20: Tính chất vật lí của kim loại không do các electron tự do quyết định là
A. Tính dẫn điện.
B. Ánh kim.
C. Khối lượng riêng. D. Tính dẫn nhiệt.
Câu 21: Trong 3 oxít FeO, Fe2O3, Fe3O4 chất nào tác dụng với axít HNO3 cho ra chất khí.
A. Chỉ có FeO
B. Chỉ có Fe2O3
C. Chỉ có Fe3O4
D. FeO và Fe3O4
Câu 22: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. Fe3O4, SnO, CaO. B. FeO, CuO, Cr2O3. C. PbO, K2O, SnO.
D. FeO, MgO, CuO.
Câu 23: Chất khí gây hiện tượng ‘ Hiệu ứng nhà kính’ là
A. SO2.
B. H2S.
C. CO2.
D. NO.
Câu 24: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nóng chảy
hợp chất của chúng là
A. Na, Ca, Zn.
B. Na, Cu, Al.

C. Na, Ca, Al.
D. Fe, Ca, Al.
Câu 25: Cho dãy các kim loại sau: Na, Ca, Cu, Fe, K. Số kim loại trong dãy tác dụng với H 2O tạo dung
dịch bazơ là
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 26: Nguyên tắc điều chế kim loại là
A. Khử ion kim loại.
B. Oxi hóa kim loại.
C. Oxi hóa ion kim loại.
D. Khử kim loại.
Câu 27: Cho hỗn hợp gồm Fe, Cu vào dung dịch AgNO 3 lấy dư thì sau khi kết thúc phản ứng dung dịch thu được có
chất tan là
A. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 và AgNO3
C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và AgNO3

B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, AgNO3 và Ag
D. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
Câu 28: Cấu hình của nguyên tử hay ion nào dưới đây được biểu diễn không đúng ?
A. Fe3+ (Z = 26) [Ar] 3d5.
B. Fe2+ (Z = 26) [Ar] 3d54s1.
C. Cu (Z = 29) [Ar] 3d104s1.
D. Cr (Z = 24) [Ar] 3d54s1.
Câu 29: Có 3 dung dịch trong 3 lọ riêng biệt gồm AlCl 3, Na2SO4, NaCl. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử để phân
biệt 3 chất trên, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch HCl
C. H2O

D. Ba(OH)2.
Trang 2/3 - Mã đề thi 132


Câu 30: Cho m gam Cr tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư thu được 3,36 lít khí ở đktc. Giá trị của m là
A. 10,4.
B. 7,8.
C. 15,6.
D. 5,2.
Câu 31: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch:
A. KCl, NaNO3.
B. Na2SO4, KOH.
C. NaOH, HCl.
D. NaCl, H2SO4.
Câu 32: Các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch axit mạnh vừa tác dụng với dung dịch bazơ mạnh?
A. Al2O3, Al, Mg.
B. Al(OH)3, Al2O3, NaHCO3.
C. Al(OH)3, Fe(OH)3, CuO.
D. Al, ZnO, FeO.
Câu 33: Để nhận biết ion NH +4 người ta dùng dung dịch chứa ion nào sau đây:
A. Ag+.
B. OHC. SO 24− .
D. H+.
Câu 34: Cho luồng H2 đi qua 0,8g CuO nung nóng. Sau phản ứng thu được 0,672g chất rắn. Hiệu suất khử CuO
thành Cu là(%):
A. 60

B. 80
C. 90
D. 75

Câu 35: Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
A. Fe2O3.
B. FeO.
C. Fe(NO3)3.
D. Fe(OH)3.
Câu 36: Chất nào sau đây có thể làm mềm nước cứng toàn phần?
A. Na2CO3
B. NaOH.
C. Ca(OH)2
D. HCl.
Câu 37: Cho hỗn hợp X gồm Fe, Cu vào dung dịch HNO 3 loãng, nóng thu được khí NO, dung dịch Y và
còn lại chất rắn chưa tan Z. Cho Z tác dụng với dung dịch H 2SO4 loãng thấy có khí thoát ra. Thành phần
chất tan trong dung dịch Y là
A. Fe(NO3)2
B. Fe(NO3)2 và Cu(NO3)2
C. Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
D. Fe(NO3)3 và Fe(NO3)2
Câu 38: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên.
B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. không có kết tủa, có khí bay lên.
D. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan.
Câu 39: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
A. Al2O3.
B. Cr(OH)3.
C. Cr2O3.
D. Cr(OH)2.
Câu 40: Nhỏ từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch K2CrO4 thì màu của dung dịch chuyển từ
A. không màu sang màu vàng.
B. không màu sang màu da cam.

C. màu vàng sang màu da cam.
D. màu da cam sang màu vàng.
-----------------------------------------------

----------- HẾT ----------

Trang 3/3 - Mã đề thi 132



×