Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tìm hiểu và đánh giá chế độ tỷ giá của nước đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.24 KB, 21 trang )

Học Viện Ngân Hàng
Tài chính quốc tế


Bài tập lớn
Tìm hiểu và đánh giá chế độ tỷ giá của nước Đức
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Dương Minh
Thực hiện:
Thành viên:


MỤC LỤC
I. Tổng quan về tỷ giá
1. Khái niệm
2. Vai trò của tý giá hối đoái
3. Các loại tỷ giá hối đoái
4.Các chế độ tỷ giá hối đoái
5. Những nhân tố tác động đến tỷ giá
6. Sự can thiệp điều hành tỷ giá
II. Vai trò của NHTW trong từng chế độ tỷ giá
1. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá cố định
2. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
3. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
III. Chế độ tỷ giá của nước Đức
1. Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô của Đức
2. Vấn đề của NHTW can thiệp Đức trong chế độ tỷ giá thả nổi
2.1 Diễn biến tỷ giá của nước Đức
2.2 Đánh giá chế độ tỷ giá của nước Đức
2.3 Can thiệp của NHTW trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Đức
2.4 So sánh vai trò can thiệp của NHTW của nước Đức với nước áp
dụng cùng CĐTG( Việt Nam)




I. TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ:
1. Khái niệm:
Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản lý đồng tiền của mình liên
quan đến các đồng tiền nước ngoài và quản lý thị trường ngoại hối.
2. Vai trò của tỷ giá hối đoái:
- Vai trò so sánh sức mua của các đồng tiền: Thông qua vai trò này, tỷ giá trở
thành công cụ hữu hiệu để tính toán và so sánh giá trị nội tệ với giá trị ngoại tệ,
giá cả hàng hóa trong nước với giá quốc tế, năng suất lao động trong nước với
năng suất lao động quốc tế...; trên cơ sở đó, tính toán hiệu quả ngoại thương,
hiệu quả của việc liên doanh với nước ngoài, vay vốn nước ngoài, và hiệu quả
của các chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.
- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu: Thông qua tỷ giá,
nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại
quốc tế.
Khi đồng tiền nội tệ mất giá (tỷ giá tăng) thì giá cả hàng xuất khẩu của quốc gia
đó trở nên rẻ hơn, sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế sẽ được
nâng cao.
Ngược lại, nếu giá của đồng nội tệ tăng lên so với đồng ngoại tệ (tỷ giá hối đoái
giảm) sẽ làm cho xuất khẩu giảm đi, nhập khẩu tăng lên và cán cân thanh toán
trở nên xấu hơn.
- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế:
Khi sức mua của đồng tiền trong nước giảm đi (có thể do nhà nước chủ trương
phá giá tiền tệ để đẩy mạnh xuất khẩu chẳng hạn), tỷ giá hối đoái tăng lên làm
giá hàng nhập khẩu đắt hơn. Nếu hàng nhập khẩu để trực tiếp tiêu dùng thì làm
tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trực tiếp. Nếu hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất
thì làm tăng chi phí sản xuất và dẫn tới tăng giá thành sản phẩm. Kết quả cũng là
sự tăng lên của chỉ số giá tiêu dùng. Vì vậy, lạm phát có thể xảy ra. Nhưng khi tỷ
giá tăng, các ngành sản xuất hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự



phát triển của các ngành sản xuất trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp
giảm và nền kinh tế tăng trưởng.
Ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm (giá đồng nội tệ tăng lên), hàng nhập khẩu từ
nước ngoài trở nên rẻ hơn. Từ đó lạm phát được kiềm chế, nhưng lại dẫn tới sản
xuất thu hẹp và tăng trưởng thấp.
→ Tóm lại, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc đến quan hệ kinh
tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và thất
nghiệp. Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, Nhà
nước phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác động khác nhau, trái chiều
nhau của tỷ giá. Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với nạn đầu cơ tiền tệ trên
thế giới có thể làm cho nội tệ bất ngờ lên giá hoặc hạ giá do tác động của sự di
chuyển các luồng vốn ngoại tệ gây ra làm cho nền kinh tế trong nước không ổn
định.
3. Các loại tỷ giá hối đoái:
Có rất nhiều loại tỷ giá khác nhau tùy thuộc vào từng tiêu thức phân loại khác
nhau.
- Căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối, tỷ giá hối đoái bao gồm:
Tỷ giá chính thức: Là một loại tỷ giá do ngân hàng trung ương của mỗi
nước công bố. Tỷ giá hối đoái này được công bố hàng ngày vào đầu giờ làm việc
của ngân hàng trung ương. Dựa vào tỷ giá này các ngân hàng thương mại và
các tổ chức tín dụng sẽ ấn định tỷ giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn,
hoán đổi. Ở một số nước như Pháp tỷ giá hối đoái chính thức được ấn định
thông qua nhiều giao dịch vào thời điểm xác định trong ngày.
Tỷ giá kinh doanh: Là tỷ giá dùng để kinh doanh mua bán ngoại tệ. Tỷ giá
này do các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tín dụng đưa ra. Cơ sở xác
định tỷ giá này là tỷ giá chính thức do ngân hàng trung ương công bố xem xét
đến các yếu tố liên quan trực tiếp đến kinh doanh như: quan hệ cung cầu ngoại
tệ, tỷ suất lợi nhuận, tâm lý của người giao dịch đối với ngoại tệ cần mua hoặc

bán. Tỷ giá kinh doanh bao gồm tỷ giá mua, tỷ giá bán.


Tỷ giá chợ đen: Tỷ giá được hình thành bên ngoài thị trường ngoại tệ chính
thức.
- Căn cứ vào tiêu thức thời điểm thanh toán:
Tỷ giá giao nhận ngay: Là tỷ giá mua bán ngoại tệ mà việc giao nhận ngoại
tệ được thực hiện ngay trong ngày hôm đó hoặc một vài ngày sau. Loại tỷ giá
này do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do hai bên thỏa
thuận nhưng phải đảm bảo trong biểu độ do Ngân hàng nhà nước quy định. Việc
thanh toán giữa các bên phải được thực hiện trong vòng hai ngày làm việc tiếp
theo sau ngày cam kết mua bán.
Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn: Là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng yết giá
hoặc do hai bên tham gia giao dịch tự tính toán và thỏa thuận với nhau nhưng
phải đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của ngân hàng
nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng. Thường là giá mua bán ngoại tệ mà việc
giao nhận ngoại tệ được thực hiện theo hợp đồng (1,3,6 tháng…)
Tỷ giá mở cửa: Tỷ giá mua bán ngoại tệ của chuyến giao dịch đầu tiên
trong ngày.
Tỷ giá đóng cửa: Tỷ giá mua bán ngoại tệ của hợp đồng ký kết cuối cùng
trong ngày.
- Căn cứ vào tiêu thức giá trị của tỷ giá
Tỷ giá danh nghĩa: Là tỷ giá được yết và có thể trao đổi giữa hai đồng tiền
mà không đề cập đến tương quan sức mua giữa chúng.
Tỷ giá thực: Là tỷ giá đã được điều chỉnh theo sự thay đổi trong tương
quan giá cả của nước có đồng tiền yết giá và giá cả hàng hóa của nước có đồng
tiền định giá. Pf Pb = EnEr với En: Tỷ giá hối đoái danh nghĩa. Er:Tỷ giá hối đoái
thực. Pb: Giá cả ở nước có đồng tiền yết giá Pf: Giá cả ở nước có đồng tiền định
giá.
- Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối, tỷ giá được phân thành hai loại:

Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Đây là tỷ giá cơ sở
để xác định các loại tỷ giá khác.


Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
- Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế, tỷ giá được chia ra làm 5 loại:
Tỷ giá séc: Là tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ
Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay: Là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu trả tiền
ngay bằng ngoại tệ.
Tỷ giá hối phiếu có kỳ hạn: Là tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn
bằng ngoại tệ.
Tỷ giá chuyển khoản: Là tỷ giá mua bán ngoại hối bằng cách chuyển
khoản qua ngân hàng.
Tỷ giá tiền mặt: Là tỷ giá mua bán ngoại hối được thanh toán bằng tiền
mặt.
4.Các chế độ tỷ giá hối đoái
- Tỷ giá thả nổi
Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ
trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối.
Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là một đồng tiền thả nổi.
Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế
độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị
trường ngoại hối. Điều này cho phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ
kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.
- Tỷ giá cố định
Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một
kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị
của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo
giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị
của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối

đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế
độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi.


Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng
của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì
ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ
tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh
thế giới thứ 2 đã từng tồn tại hệ thống Bretton Wods cho phép Tây âu và Nhật
bản có được tỷ giá cố định so với dollar mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây,
Trung Quốc, Hong Kong và Maylaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá
hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng euro hiện nay cũng có
thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu âu
tham gia.
Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che
mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì
đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông
tin này tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng
tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ hoài đối khi cố gắng bảo vệ
đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng
hoảng tài chính châu á là một trường hợp như vậy.
- Thả nổi có điều tiết
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai
chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù lý thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt
hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì
nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song
việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định
tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền
tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng
chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ

tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng
theo thị trường.
5. Những nhân tố tác động đến tỷ giá


- Chênh lệch lạm phát của hai nước làm ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái
Nếu mức lạm phát trong nước cao hơn mức lạm phát của nước ngoài, sức
mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng
lên. Ngược lại, nếu mức lạm phát trong nước thấp hơn mức lạm phát ở nước
ngoài, sức mua của đồng nội tệ tăng tương đối so với đồng ngoại tệ và tỷ giá
giảm xuống.
- Chênh lệch lãi suất giữa các nước
Nước nào có lãi suất ngắn hạn cao hơn thì luồng vốn ngắn hạn có xu
hướng chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cung
ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi và tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm.
Lưu ý: chênh lệch lãi suất có tác động tới sự biến động của tỷ giá nhưng đó chỉ là
sự tác động gián tiếp chứ không phải trực tiếp bởi lãi suất trong nhiều trường
hợp không phải là nhân tố quyết định tới sự di chuyển của các dòng vốn. Chênh
lệch lãi suất phải trong điều kiện ổn định kinh tế chính trị thì mới thu hút được
nhiều vốn ngắn hạn từ bên ngoài đổ vào.
- Tình hình thiếu thừa trong cán cân thanh toán quốc tế
Nhân tố này tác động trực tiếp đến quan hệ cung cầu ngoại tệ, thông qua
đó tác động tới tỷ giá. Khi cán cân thanh toán bội thu, theo tác động của quy luật
cung cầu ngoại tệ sẽ làm cho đồng ngoại tệ mất giá, đồng nội tệ lên giá, tỷ giá
hối đoái giảm. Ngược lại, khi cán cân thanh toán quốc tế bội chi sẽ làm cho đồng
ngoại tệ lên giá, đồng nội tệ mất giá, tỷ giá hối đoái tăng.
- Tình hình tăng trưởng hay suy thoái kinh tế
Nếu các yếu tố khác không đổi mà thu nhập quốc dân của một nước tăng lên so
với nước khác thì nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ nước khác cũng tăng dẫn tới
cầu ngoại hối tăng. Kết quả là tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng tăng lên.

- Yếu tố tâm lý và các hoạt động đầu cơ
Yếu tố tâm lý được thể hiện bằng sự phán đoán của thị trường về các sự kiện
kinh tế, chính trị... từ những sự kiện này, người ta dự đoán chiều hướng phát


triển của thị trường và thực hiện những hành động đầu tư về ngoại hối, làm cho
tỷ giá có thể đột biến tăng, giảm trên thị trường.
Ngoài ra, tỷ giá hối đoái còn phụ thuộc vào chính sách có liên quan tới quản lý
ngoại hối, các sự kiện kinh tế - xã hội, các rủi ro bất khả kháng như chiến tranh,
thiên tai...
6. Sự can thiệp điều hành tỷ giá
- Trực tiếp:
+ Phá giá tiền tệ: Chính phủ đánh tụt giá đồng nội tệ so với ngoại tệ .Tỷ giá
được điều chỉnh tăng so với mức mà chính phủ đã cam kết duy trì. Tỷ giá tăng
làm nội tệ giảm giá.
+ Nâng giá tiền tệ: Chính phủ tăng giá nội tệ so với các ngoại tệ. Tỷ giá
được điều chỉnh giảm so với mức mà chính phủ cam kết duy trì.Tỷ giá giảm →
nội tệ tăng giá.
+ Hoạt động mua bán của NHTW trên thị trường ngoại hối: NHTW mua
bán nội tệ vói ngoại tệ nhằm duy trì 1 tỷ giá cố định hay tác động làm cho tỷ giá
biến động tới một mức nhất định theo mục tiêu đã đề ra.
+ Biện pháp kết hối: Chính phủ quy định đối với các thể nhân và pháp nhân
có nguồn thu ngoại tệ phải ban s1 tỷ lệ nhất định trong 1 thời hạn nhất định cho
các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối.
+ Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, quy định hạn chế mục
đích sử dụng ngoại tệ, quy định hạn chế số lượng mua ngoại tệ, quy định hạn
chế thời điểm được mua ngoại tệ → mục đích: giảm cầu ngoại tệ, hạn cế đầu cơ
và tác động giữ cho tỷ giá ổn định.
- Gián tiếp:
Lãi suất tái chiết khấu, thuế quan, hạn ngạch, giá cả... Trong đó công cụ lãi

suất tái chiết khấu thường được sử dụng nhiều nhất và tỏ ra hiệu quả nhất.
Ngoài ra chính phủ còn có thể áp dụng 1 số biện pháp cá biệt khác: điều chỉnh tỷ
lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ; quy định lãi suất trần thấp đối với tiền gửi bằng
ngoại tệ, quy định trạng thái ngoại tệ đối với các NHTM.


II. Vai trò của NHTW trong từng chế độ tỷ giá
1. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá cố định
NHTW buộc phải mua bán ngoại tệ từ nguồn dự trữ ngoại hối nhằm cố
định tỷ giá trong biên độ hẹp.
Vai trò của NHTW khi các lực lượng cung cầu trên thị trường ngoại hối
thay đổi (giả định NHTW không qui định biên độ dao động xung quanh tỷ giá
trung tâm) trong 2 trường hợp sau:
1.1 Cung USD tăng

Cung USD tăng tạo áp lực phá giá USD từ ECR xuống E* (áp lực nâng giá
VND). Tránh nâng giá VND, NHTW mua vào 1 lượng USD bằng khoảng cách
Q0Q’ để bán VND ra. Tức NHTW đã hấp thụ toàn bộ lượng cung USD phụ trội
nên tỷ giá được duy trì ở mức ECR.
Qua phân tích cho thấy, trong chế độ tỷ cố định, NHTW phải duy trì một
lượng dự trữ ngoại hối nhất định để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối
nhằm duy trì tỷ giá cố định. Để tránh áp lực phá giá hay nâng giá nội tệ, NHTW


buộc phải hấp thụ toàn bộ độ lệch giữa cung và cầu ngoại tệ bằng cách bán ra
hoặc mua vào ngoại tệ trên thị trường.
NHTW ấn định tỷ giá trung tâm, can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá và cố
định tỷ giá tại mức tỷ giá trung tâm. Khi độ lệch giữa cung và cầu ngoại tệ trở nên
gay gắt, buộc NHTW phải thay đổi tỷ giá trung tâm
Khi xảy ra khủng hoảng ngoại hối, NHTW sẽ điều tiến hành phá giá, tức

điều chỉnh tỷ giá trung tâm lên sát tỷ giá thị trường để dự trữ ngoại của NHTW
dừng không giảm nữa hoặc có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát ngoại hối để
tăng cung, giảm cầu về ngoại tệ trước khi sử dụng biện pháp tăng giá
Khi thặng dư cán cân vãng lai, cung ngoại tệ lớn hơn cầu ngoại tệ, NHTW
sẽ tiến hành nâng giá nội tệ, tức điều chỉnh tỷ giá trung tâm giảm xuống làm nội
tệ lên giá, giảm áp lực nâng giá nội tệ.
1.2 Cầu USD tăng

Từ đồ thị, ta thấy: Cầu USD tăng làm đường cầu D dịch phải thành D’ tạo
áp lực nâng giá USD từ ECR lên E* (tức tạo áp lực phá giá VND). Để tránh phá
giá VND, NHTW can thiệp lên thị trường ngoại hối bằng cách bán 1 lượng USD


bằng khoảng cách Q0Q’ để mua VND vào, từ đó làm cung USD dịch phải từ S
thành S’
Như vậy, NHTW đã thỏa mãn toàn bộ lượng cầu USD phụ trội so với cung, do
đó, tỷ giá được duy trì ổn định ở mức ECR.
2. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá và cố định tỷ giá tại
mức tỷ giá trung tâm
2.1 Cầu USD tăng

NHTW không can thiệp nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá và cố định tỷ giá tại
mức tỷ giá trung tâm
Thị trường CB tại {E0 ;Q0}. Cầu nhập khẩu tại Việt Nam tăng làm đường cầu D
dịch phải thành D’
Tại mức E0, cầu>cung làm tỷ giá chịu áp lực tăng. Vì đây là chế độ tỷ giá thả nổi
hoàn toàn nên tỷ giá tự động tăng từ E0 đến E1
Tại mức E1, cung USD tăng từ Q0 tới Q1 và cầu USD giảm từ Q* xuống Q1
khiến Cung Cầu bằng nhau và thị trường CB mới tại {E1 ;Q1}



Như vậy, khi cầu ngoại tệ tăng làm cho
- Tỷ giá tăng, tức ngoai tệ lên giá, nội tệ giảm giá
- Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng
2.2 Cung USD tăng

Tỷ giá giảm, tức ngoai tệ giảm giá, nội tệ lên giá
Khối lượng ngoại tệ giao dịch trên thị trường tăng
Qua phân tích cho thấy : bản chất của chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn là
việc tỷ giá tự diều chỉnh để phản ánh những thay đổi trong quan hệ cung cầu trên
thị trường ngoại hối, do đó vai trò của NHTW trên thị trường ngoại hối là hoàn
toàn trung lập.
3. Vai trò của NHTW trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Trong chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết, một mặt tỷ giá được hình thành và biến
động theo các lực lượng thị trường, mặt khác, NHTW tích cực can thiệp để giảm
sự biến động quá mức của tỷ giá, hoặc để tỷ giá biến động trong một biên độ
nhất định


3.1 Cầu tăng quá mức

Khi cầu tăng từ D đến D’, tỷ giá thị trường (không có can thiệp) tăng mạnh từ E0
tới EM. NHTW can thiệp để giảm biến động của tỷ giá bằng cách bán một phần
ngoại tệ làm cung ngoại tệ tăng từ S tới S’ làm tỷ giá giảm từ EM xuống EIN, dự
trữ ngoại hối giảm.
3.2 Cung tăng quá mức


Tỷ giá giảm nhưng do có can thiệp nên tỷ giá chỉ giảm ở mức vừa phải từ E0

xuống EIN , trong khi đó nếu là chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì tỷ giá giảm
xuống đến mức EM để điều tiết cung cầu
Do can thiệp chỉ một phần, nên tỷ giá không tăng từ EM đến E0 mà chỉ tăng đến
EIN, dự trữ ngoại hối tăng.
Vai trò của thị trường thể hiện bởi tỷ giá giảm từ E0 xuống EIN còn vai trò của
NHTW được thể hiện bởi tỷ giá tăng từ EM đến EIN
III. CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ CỦA ĐỨC
1.Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô của Đức:
Nền kinh tế Đức là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới và là nền kinh tế lớn hàng
đầu châu Âu theo GDP1 . Đức có nền kinh tế thị trường được đặc trưng bởi lực
lượng lao động chất lượng cao, cơ sở hạ tầng phát triển, khối lượng vốn lớn,
mức độ tham nhũng thấp và quá trình đổi mới diễn ra mạnh mẽ. Vào những năm
đầu thế kỷ 21, nền kinh tế Đức tăng trưởng tương đối ổn định, với động lực chủ
yếu là hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu và nợ
công khu vực châu Âu bắt đầu từ năm 2008, nền kinh tế Đức cũng không tránh
khỏi bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể:
Về tăng trưởng nền kinh tế: Theo số liệu của Văn phòng Thống kê Liên
bang Đức được công bố vào ngày 13 tháng 1 năm 2010, GDP của Đức trong
năm 2009 đã giảm 5% so với năm 20082 , tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đã
rơi xuống mức âm. Tốc độ tăng GDP giảm xuống mức thấp kỷ lục 6,8% vào
tháng 6 năm 2009 so với tốc độ tăng trưởng GDP của Đức từ năm 2003 đến
trước khủng hoảng tài chính toàn cầu luôn duy trì trong khoảng 2%-4%3 . Cuộc
khủng hoảng tài chính đã có tác động sâu rộng đối với nền kinh tế và nhiều
doanh nghiệp trong hầu hết các lĩnh vực: công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp.
Các yếu tố tác động chủ yếu đối với tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đức là sự suy
giảm mạnh mẽ của các hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào máy móc, thiết bị.
Thương mại quốc tế, lĩnh vực vốn được coi là động lực tăng trưởng chủ yếu của


nền kinh tế Đức, lại trở thành nhân tố làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng

thời nền kinh tế chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng nợ công năm 2009 ở
châu Âu.
Về lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng Đức là một trong số những ngân hàng
đầu tiên bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính tới châu Âu vào giữa năm
2007. Đặc biệt, các ngân hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do các rủi ro từ các sản
phẩm tín dụng cơ cấu bắt nguồn từ Mỹ, thường thông qua các phương tiện ngoài
bảng cân đối kế toán. Rủi ro về chứng khoán trong hệ thống ngân hàng của Đức
ước tính là 23 tỷ Euro (tương đương với 2,75% tổng tài sản năm 2008). Theo
Bloomberg, tài sản của các ngân hàng Đức chiếm khoảng 7% bị giảm trên toàn
cầu trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 10 năm 2009. Mặc dù gần
như tất cả các nhóm của các ngân hàng đều bị ảnh hưởng, ngân hàng thuộc sở
hữu nhà nước (Landesbanken) trở nên nổi bật với 1/3 tổng số tổn thất mặc dù thị
phần của ngân hàng này chỉ khoảng 20% khối lượng kinh doanh. Thực tế là các
ngân hàng Đức ít phụ thuộc vào vay vốn tại các thị trường tài chính hơn ngân
hàng ở các nước khác, nhưng một số tổ chức đã gián tiếp phải chịu tác động
đáng kể của thị trường tiền tệ sau sự sụp đổ của Lehman Brothers khi họ không
thể gia hạn nguồn vốn ngắn hạn từ doanh nghiệp
Tình hình phát triển của nền kinh tế Đức đầu năm 2016:
Đức là đối tác lớn nhất của Việt Nam trong liên minh Châu Âu xét về quan
hệ thương mại song phương giữa hai nước với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
năm 2015 đạt ngưỡng 8,9 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2014, hơn cả Pháp và Ý
cộng lại. Sức mạnh tăng trưởng kinh tế của Đức cũng như các nhu cầu trong
nước sẽ ảnh hưởng tới kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Đức, trong đó có các
hàng hóa đến từ Việt Nam.
Nền kinh tế quốc dân của CHLB Đức đang phát triển rất ổn định. Doanh nghiệp
Đức đánh giá tình hình doanh nghiệp của họ phát triển tốt hơn bao giờ hết, đặc
biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và xây dựng. Giá


dầu giảm, sự yếu đi của đồng EURO cũng như các điều kiện tài chính ngân

hàng thuận lợi đã tạo ra các điều kiện kinh tế tốt khác thường cho doanh nghiệp.
Xuất khẩu của Đức vào các thị trường nước ngoài chiến lược và truyền thống
(Mỹ và Châu Âu) đang cho thấy sự sụt giảm. Tổng kim ngạch xuất khẩu của
Mỹ và Châu Âu với Đức chiếm khoảng 2/3 tổng kim ngach xuất khẩu của
Đức. Bức tranh xuất khẩu của Đức sẽ rạng rỡ hơn khi nhu cầu nhập khẩu của
các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Nga hay Brazil hồi phục và tăng trưởng trở lại.
2. Vấn đề can thiệp của NHTW Đức trong chế độ tỷ giá thả nổi
2.1 Diễn biến tỷ giá của nước Đức
- Giai đoạn 1944 – 1971 Đức theo đuổi chế độ tỷ giá cố định:
Đức tham gia vào hệ thống chế độ tỷ giá cố định( Nội dung cơ bản của hệ
thống Bretton woods) thỏa thuận hướng về việc giữ giá đồng tiền các nước theo
giá vàng và chống lạm phát giá cả. Đức xây dựng chính sách ngang giá tương
ứng với đồng Đô la Mỹ và một giá vàng, tính bằng đô la không biến đổi là 35
USD/ounce. Các tỷ giá hối đoái cố định được duy trì bởi sự can thiệp chính thức
trong các thị trường trao đổi quốc tế.
Đến năm 1971, Hiệp ước Bretton Woods bị sụp đổ vì: Hầu hết các nước
Châu Âu đều có ý đồ phá giá đồng tiền so với Mỹ để kích thích xuất khẩu, nhanh
chóng ổn định và cải thiện cán cân thương mại.
- Giai đoạn 1973 đến nay:
Đức lựa chọn cho mình chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước.
Chính phủ Đức đã can thiệp điều hành tỷ giá để chống lại khủng hoảng kinh tế
(sản xuất giảm tuyệt đối, lạm phát cao, thất nghiệp hàng loạt) đầu những năm 80.
Chính phủ Đức mưu toan tìm lối thoát thông qua giải pháp mở rông xuất khẩu
bằng lợi thế phá giá, thế nhưng năm 1980 khi DM (DM- Mác Đức hay Đức mã,
tức Deutsche Mar) mất giá 12% lại là năm Đức có mức xuất siêu thấp nhất (8,9
tỷ DM). Lúc đó Đức có 2 cách nhìn nhận vấn đề phá giá. Một là, sẽ cải thiện. Hai
là làm giá nhập khẩu tăng, khuyến khích lạm phát lên cao. Khi lạm phát tất yếu


tác động tiêu cực vào xuất khẩu sản xuất. Vậy là hiệu ứng phá giá tan mất, tình

hình thêm phức tạp. Còn các chủ xuất khẩu Đức thừa nhận phá giá DM hoàn
toàn xuất phát điểm trước khi phá giá. Chiến lược khôi phục kinh tế của Đức lúc
bấy giờ thất bại, ngoài nhân tố nội địa, còn chịu tác động không thể cưỡng nổi từ
chính sách đồng tiền nặng của chính quyền Rigan. Vấn đề kinh tế của Đức chỉ
được giải quyết khi chính phủ mới của ông Hellmut Kol áp dụng chính sách khác:
giảm can thiệp nhà nước sử dụng các cơ chế chính sách tài chính, giảm mạnh
thuế, khuyến khích sản xuất nội địa, thực thi chính sách thắt chặt; đồng nghĩa
với việc để nền kinh tế vận động theo quy luật cung cầu trên thị trường. Tuy
nhiên, chính phủ Đức không thả lỏng hoàn toàn nền kinh tế mà vẫn dùng các
công cụ của mình để điều tiết một phần nhỏ chế độ tỷ giá, từ đó ảnh hưởng đến
chính sách tiền tệ, nền kinh tế.
2.2 Đánh giá chế độ tỷ giá của nước Đức
Trên danh nghĩa của Đức tỷ giá hối đoái vẫn yếu đi bởi vì nó là liên quan
đến sự yếu đi của nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung. Tỷ giá hối đoái
của Đức cũng giảm giá trị đối với các quốc gia khu vực đồng tiền chung châu Âu
sau năm 2000 => Thay đổi tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến xuất khẩu Đức, vì Đức
là quốc gia xuất khẩu khá lớn sang EU, văn phòng Thống kê Quốc gia Đức
(Destatis) cho biết, giá trị xuất khẩu hàng tháng của nước này lên tới 107 tỷ Euro
(122 tỷ USD).
Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý đã mang lại cho Đức khá nhiều
mặt tích cực. Nền kinh tế phát triển đặc biệt là xuất khẩu Đức, nhờ có chính sách
điều tiết tỷ giá của NHTW Đức.
Đức nên sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước vì nó
mang lại những lợi ích:
- Phản ánh kịp thời quan hệ cung cầu trên thì trường, tránh được tình trạng tỷ giá
xác định có cố định.
- Sự can thiệp kịp thời của nhà nước sẽ làm giảm hậu quả nếu có cho xuất khẩu
Đức.



- Thúc đẩy xuất khẩu gia tăng,ổn định tương đối thị trường ngoại hối nhằm kiềm
chế lạm phát => cơ chế tỷ giá nhằm khống chế biên độ đang rất phù hợp với Đức
2.3 Can thiệp của NHTW trong điều chỉnh tỷ giá hối đoái của Đức:
- Cũng làm như các NHTW khác thì NHTW Đức cũng mua, bán ngoại tệ nhằm
tác động nhỏ lên tỷ giá hối đoái. Tác động tỷ giá nhằm ổn định tỷ giá, dao động ở
một biên độ nhất định trong tầm kiểm soát.
- Điều chỉnh tỷ giá hối đoái thông qua các danh mục đầu tư, sự can thiệp của
NHTW thay đổi nguồn cung tương ứng đối với trái phiếu trong nước và ngoài
nước.
- Chỉnh kỳ vọng đánh giá lại về tỷ giá hối đoái.
=> Trước khi NHTW châu Âu ECB được thành lập, Ngân hàng Trung ương Đức German Bundesbank là ngân hàng có tính độc lập cao nhất trên thế giới, nhưng
Chính phủ Đức vẫn đã bỏ qua lời khuyên của ngân hàng này trong việc thiết lập
một cơ chế tỷ giá thích hợp cho việc thống nhất tiền tệ, và sau đó nước Đức đã
phải gánh chịu những sức ép về lạm phát.
Sự thành công của Ngân hàng Trung ương Đức (Bundes Bank) là điểm
sáng về kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ không tập trung vào sự biến
động đầu ra trong ngắn hạn và họ đã thành công trong việc kiểm soát lạm phát
(Bernanke, Laubach, Posen, 1999). Bằng việc thu hẹp phạm vị tập trung trong
điều hành chính sách tiền tệ, trong những năm gần đây, Bundes Bank nhận được
nhiều ý kiến từ công luận ủng hộ tăng cường tính độc lập của nó.
Chính sách tỷ giá của NHTW Đức khá là ổn so với các nước trong khu
vực. Duy trì được đất nước ở mức làm phát thấp, nợ công của Đức vốn đã thuộc
nhóm thấp nhưng nhờ chính sách tỷ giá nên còn giảm được chi phí mà nước
Đức đã phải bỏ ra.
2.4 So sánh vai trò can thiệp của NHTW của nước Đức với nước áp
dụng cùng CĐTG( Việt Nam)
Từ năm 1989 Việt Nam chính thức sử dụng chế độ thả nổi có quản lý của nhà
nước cũng như chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý của Đức nhưng:



- Ở Việt Nam, khả năng cạnh tranh quốc tế còn thấp, vị thế cán cân thanh toán
thấp nhưng Đức đều có những điều đó
- Ở Việt Nam, hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu còn được ấn định theo kế
hoạch làm tác dụng điều tiết tỉ giá hối đoái bị hạn chế
- Chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý của Đức khá là thành công vi Đức là một
nước công nghiệp lớn, có đủ mọi điều kiện tốt nhất để đáp ứng mọi nhu cầu.
- Về phải NHTW của 2 nước thì phía Đức đang thực hiện một cách đúng nghĩa
hơn về chính sách tỷ giá thả nổi có quản lý còn của Việt Nam cũng có thể coi
như có sự quản lý của NHTW nhưng đôi khi vẫn chưa thật sự phát huy đúng
nghĩa chế độ đó do sự can thiệp của NHTW còn rất lớn, đôi khi là áp đặt.

Xác nhận/ cam đoan của sinh viên viên:
Nhóm Lửa xác nhận rằng đã tự làm và hoàn thành bài tập này. Bất cứ nguồn
tài liệu tham khảo được sử dụng trong bài tập này đã được tham chiếu một
cách rõ ràng.
Ngày 8 tháng 10 năm 2016.

------------END-----------


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Tài Chính Quốc Tế – Học Viện Ngân Hàng
2. Từ các link:
/> />8part3.pdf
/>/economic_quarterly/2002/winter/pdf/hetzel.pdf



×