Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

chương 8 kế toán quản trị với việc lập dự toán sản xuất kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.13 KB, 13 trang )

CHƯƠNG 8: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ VỚI VIỆC LẬP DỰ TOÁN SẢN
XUẤT KINH DOANH




Câu 1. Khái niệm, tác dụng của dự toán
Khái niệm:
- Theo nghĩa hẹp: Dự toán là việc ước tính toàn bộ thu nhập, chi phí của
doanh nghiệp trong một thời kỳ để đạt được mục tiêu nhất định.
- Theo nghĩa rộng: Dự toán được hiểu là dự kiến công việc, nguồn lực cần
thiết để thực hiện các mục tiêu trong một tổ chức.
+ Quá trình dự toán phải đặt ra: ai làm dự toán và ai sẽ thực hiện theo phân
cấp quản lý của doanh nghiệp.
+ Công việc này thực hiện nhằm gắn liền trách nhiệm với mỗi bộ phận, mỗi
cá nhân với mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Vậy dự toán không chỉ gắn với việc thực hiện mà còn gắn với việc kiểm
tra kiểm soát sau này.
 Dự toán: là những dự kiến chi tiết chỉ rõ cách huy động và sử dụng
vốn và các nguồn lực khác theo định kỳ và được biểu diễn một cách
có hệ thống dưới dạng số lượng và giá trị.
Tác dụng:
+ Tác dụng lớn nhất của dự toán đối với nhà quản trị là cung cấp các phương
tiện thông tin một cách có hệ thống toàn bộ kế hoạch cả doanh nghiệp. Một
khi dự toán đã được công bố thì không có sự nghi ngờ về mục tiêu mà DN
muốn đạt được và đạt được bằng cách nào.
+ Xác định rõ mục tiêu cụ thể làm căn cứ đánh giá thực hiện sau này.
+ Lường trước được những khó khăn khi chúng chưa xảy ra để có phương
án đối phó kịp thời và đúng đắn.
+ Kết hợp toàn bộ hoạt độn của DN bằng các kế hoạch của từng bộ phận
khác nhau. Nhờ vậy dự toán đảm bào cho các kế hoạch của từng bộ phận


phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.


Câu 2:Trình tự dự toán được tiến hành ra sao ? Ưu điểm
Dự toán được chuẩn bị từ cấp cơ sở trở lên. Trình tự chuẩn bị số liệu dự toán
được mô tả trên sơ đồ sau :

Hội đồng quản trị

Quản trị cấp trung gian

Quản trị cấp trung gian

Quản trị cấp cơ sởQuản trị cấp cơ sở

Quản trị cấp cơ sở Quản trị cấp cơ sở

-

Số liệu dự toán các cấp cơ sở được trình lên quản trị cấp trên xem xét và
quyết định để ngăn chặn việc dự toán quá thấp dẫn đến mức hoạt động
không hiệu quả và lãng phí. Hội đồng quản trị căn cứ trên số liệu dự toán chi
tiết của cấp dưới, kết hợp với cách nhìn là một doanh nghiệp là một khối
thống nhất của nhiều bộ phận riêng rẽ, sẽ xây dựng nên những bản dự toán
có cơ sở và có tính thống nhất cao.
Những ưu điểm của trình tự dự toán :
Mọi cấp quản lý doanh nghiệp từ thấp đến cao đều tham gia vào quá trình
xây dựng dự toán.
Dự toán được lập từ cấp cơ sở nên có độ tin cậy và chính xác cao.



-

Do đước tham gia vào quá trình dự toán và các chỉ tiêu được tự đạt nên nhà
quản trị cấp cơ sở được thực hiện kế hoách một cách chủ động hơn, thoải mái
hơn và khả năng hoàn thành kế hoạch thì trách nhiệm trước hết sẽ là cấp cơ
sở đó.


Câu 3: Hệ thống dự toán dự toán bao gồm những dự toán nào ? Hệ
thống dự toán hoạt động SXKD hàng năm bao gồm các loại dự toán sau:
-Dự toán tiêu thụ
-Dự toán tồn kho cuối kỳ
-Dự toán sản xuất
-Dự toán phí tổn lưu thông và quản lý
-Dự toán Chi phí lao động trực tiếp
-Dự toán Chi phí NVL trực tiếp
-Dự toán Chi phí sản xuất
-Dự toán tiền mặt
-Dự toán Báo cáo KQHDKD
-Dự toán bảng cân đối kế toán
-Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ


Câu 4:Nêu khái niệm, ý nghĩa của chi phí định mức ,phân biệt định mức
với dự toán.
Khái niệm:
Chi phí định mức là chi phí dự tính cho việc sản xuất một sản phẩm hoặc
cung cấp dịch vụ. Khi chi phí định mức tính cho toàn bộ số lượng sản phẩm
sản xuất hay dịch vụ cung cấp thì chi phí định mức được gọi là chi phí dự

toán.
Ý nghĩa:
+ Chi phí định mức được sử dụng như là thước đo trong hệ thống dự toán
của doanh nghiệp. Khi một doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, kế
toán quản trị sẽ sử dụng chi phí định mức để xác định tổng chi phí dự toán
đề sản xuất sản phẩm. Sau khi quá trình sản xuất được tiến hành, kế toán
quản trị sẽ so sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán để xác định sự biến
động về chi phí,, đây chính là cơ sở để kiểm soát chi phí.
+ Chi phí định mức còn là cơ sở cho việc lập dự toán vốn bằng tiền và hàng
tồn kh, bởi vì dựa vào định mức, kế toán quản trị tính được lượng tiền cần
cho việc mua nguyên vật liệu, trả lương cho người lao động, cũng như vật
liệu cần dự chữ cho quá trình sản xuất, từ đó có chính sách đặt hàng hợp lý,
+ Chi phí định mức cũng giúp cho quá trình thực hiện kế toán trách nhiệm,
vì chi phí định mức là một trong các thước đo để đánh giá thành quả của các
trung tâm trách nhiệm, nhất là trung tâm chi phí.
Phân biệt định mức và dự toán:
Dự toán được lập dựa trên các cơ sở định mức tiêu chuẩn. Có thể nói định
mức được lập cho từng đơn vị còn dự toán được lập cho toàn bộ sản lượng.
VD: định mức nguyen vật liệu trục tiếp của một đơn vị sản phẩm là 35.000
đồng/ đươn vị sản phẩm. Nếu định sản xuất 10.000 sản phẩm trong kỳ thì
chi phí dự toán sẽ là 350.000 đồng.


Câu 5: Nêu các hình thức định mức , các định mức chi phí sản xuất gồm
những loại nào ?
a.Các hình thức định mức:
Định mức tiêu chuẩn được chia làm hai loại: định mức lý tưởng và định mức
thực tế.
- Định mức lý tưởng: (còn gọi là định mức lý thuyết).
Định mức lý tưởng là định mức chỉ có thể đạt được trong những điều kiện

hoàn hảo nhất.
Chúng không cho phép bất kỳ một sự hư hỏng nào của máy móc hoặc một
sự gián đoạn sản xuất. chúng cũng đòi hỏi một trình độ năng lực rất cao mà
chỉ có thể có ở những công nhân lành nghề, làm việc với sự cố gắng tột độ
trong suốt thời gian lao động. Vì vậy các Định mức lý tưởng không có tính
thực tế nên không được dùng trên thực tế.
- Định mức thực tế
Định mức thực tế là những định mức được xây dựng chặt chẽ nhưng có khả
năng đạt được nếu cố gắng. Chúng cho phép có thời gian ngừng máy hợp lý,
thời gian nghỉ ngơi của nhân viên. Đồng thời, chúng cũng cho phép người
lao động có trình độ lành nghề trung bình với ý thức trách nhiệm đầy đủ
cộng thêm nỗ lực của bản thân sẽ đạt và vượt các định mức này. Do vậy,
định mức thực tế, nếu được xây dựng đúng đắn và hợp lý sẽ có tác dụng
động viên khuyến khích người lao động.
b, Các định mức chi phí sản xuất gồm :
.Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Định mức giá cho một nguyên liệu trực tiếp phản ánh cuối cùng của một
đơn vị nguyên liệu trực tiếp sau khi đã trừ đi mọi khoản chiết khấu.
- Định mức lượng của một đơn vị sản phẩm về nguyên liệu trực tiếp phản
ánh số lượng nguyên liệu tiêu hao trong một đơn vị thành phẩm, trong điều
kiện lý tưởng cộng với lượng vật liệu tính cho sản phẩm hỏng.
Định mức CP NVL cho
Định
Định mức
x
một đơn vị sản phẩm
= trực tiếp
mức giá
lượng NVL
Định mức chi phí lao động

- Định mức chi phí lao động trựcNVL
tiếp cũng bao gồm định mức về giá của
một đơn vị thời gian lao động trực tiếp với định mức lượng thời gian cần để
hoàn thành một đơn vị sản phẩm.


- Định mức về giá giờ công lao động không chỉ bao gồm về lương các khoản
phụ cấp mà còn các khoản trích theo lương của người lao động như
BHXH,BHYT, kinh phí công đoàn và các khoản phụ cấp lương, thuế lao
động của lao động trực tiếp
- Định mức về lượng bao gồm thời gian cần thiết để sản xuất một sản
phẩm..Định mức về thời gian đếản xuất một sản phẩm có thể được xác định:
Thời gian cơ bản để sản xuất sản phẩm
Thời gian nghỉ ngơi và thời gian dành cho nhu cầu cá nhân
Thời gian lau chùi máy và thời gian ngừng việc
Định mức chi phí lao động trực tiếp = Định mức giá lao động trực tiếp *
Định mức lượng lao động trực tiếp
.Định mức chi phí sản xuất chung
- Định mức biến phí sản xuất chung cũng được xây dựng theo định mức giá
và định mức lượng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh biến phí của
đơn giá chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức thời gian phản ánh số giờ
của hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung cho
một đơn vị sản phẩm.


Câu 6:Những dự toán nào là cơ sở tiền mặt

Trả lời:
Dự toán tiêu thụ


Dự toán tồn kho
cuối kỳ

Dự toán chi phí
LĐ trực tiếp

Dự toán sản xuất

Dự toán chi phí
NVL trực tiêp

Dự toán phí tổn
lưu thông và
hàng hóa

Dự toán chi phí
sản xuất

Dự toán tiền mặt

Dựa vào sơ đồ trên ta có thể thấy dự toán tiền mặt được xây dựng dựa
Dtrên
ự toán
báotoán
cáosau:
Dự toán bảng
Dự toán báo
các dự
cân đlập
ối kđầu

ế toán
cáo lmức
ưu chuy
1. DựKQHĐKD
toán tiêu thụ là dự toán được
tiên, xây dựng dựa trên
tiêuển
2.

thụ ước tính với đơn giá bán
Dự toán sản xuất được xây dựng dựa trên dự toán tiêu thụ mà nhu cầu sản
phẩm của năm kế hoạch được xác định. Sản lượng được sản xuất trong năm
được xác định theo công thức:
Sản
= Nhu cầu tiêu thụ + Nhu cầu tồn kho - Tồn kho sản
lượng
kế hoạch
cuối kỳ
phẩm đầu
cần sản
kỳ


3.

xuất
Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp : căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ mà
doanh nghiệp xây dựng dự toán về NVLTT và phải thỏa mãn nhu cầu
NVLTT cho sản xuất và nhu cầu NVLTT dự trữ
Nhu cầu

nguyên
NVLTT cần sản
NVLTT cần để
NVLTT tồn
vật liêu = xuất trong kỳ
+
tồn kho cuối kỳ
kho đầu kỳ
TT trong
kỳ

4.

Dự toán chi phí lao động trực tiếp được tính dựa trên nhu cầu thành phẩm
mỗi tháng với định mức thời gian lao động trực tiếp cho mỗi đơn vị thành
phẩm

5.

Dự toán chi phí sản xuất chung: được xây dựng theo định phí và biến phí
sản xuất chung căn cứ trên đơn giá phân bổ chi phí SXC và tổng mức độ
hoạt động căn cứ kế hoạch.

6.

Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ: căn cứ theo định mức chi phí lao
động trực tiếp và chi phí SXC phân bổ.

7.


Dự toán chi phí lưu thông và quản lý: bao gồm các khoản chi phí ước tính
sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất

8.

Dự toán tiền mặt gồm 4 phần chính: phần thu, phần chi, phần cân đối thu
chi, phần tài chính.


Câu 7:cơ sở lập dự toán tiêu thụ
Dự toán tiêu thụ là dự kiến chi tiết về mức tiêu thụ kỳ tới về khối lượng
hàng tiêu thụ và doanh thu có thể đạt được .
Căn cứ lập dự toán tiêu thụ là các dự báo tiêu thụ. Các yếu tố cần xem xét
khi lập dự báo tiêu thụ :
-Mức tiêu thụ của các kỳ trước
-Ước tính của bộ phận bán hàng
-Điều kiện nền kinh tế
-Hành động của đối thủ cạnh tranh
-Các thay đổi về chính sách giá
-Thay đổi về cơ cấu sản phẩm
-Các nghiên cứu thị trường
-Các kế hoạch quảng cáo và khuếch trương


Câu 8: cơ sở lập dự toán sản xuất
Dự toán sản xuất là việc xác định số lượng sản phẩm sản xuất cần sản xuất
để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dự kiến và mức dự trữ hàng tồn kho.
Để xây dựng dự toán sản xuất cần dựa vào
-Số lượng sản phẩm tồn kho đầu kỳ được ước tính theo thực tế của kỳ trước
-Số lượng sản phẩm tiêu thụ dự toán được xác định theo dự toán tiêu thụ

-Nhu cầu sản phẩm tồn kho cuối kỳ theo mong muốn của nhà quản trị
-Khả năng sản xuất của đơn vị
Câu 9: cơ sở lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp
Để lập dự toán nguyên vật liệu trực tiếp cần xác định:


Khối lượng sản xuất



Định mức tiêu hao nguyên vật liệu để sản xuất một sản phẩm



Đơn giá xuất nguyên vật liệu. Thông thường đơn giá xuất ít thay đổi. Tuy nhiên để có thể
phù hợp với thực tế và làm cơ sở cho việc kiểm tra, kiểm soát khi dự toán đơn giá này
cần phải biết doanh nghiệp sử dụng phương pháp tính giá hàng tồn kho nào: phương pháp
LIFO, FIFO, giá đích danh hay giá bình quân.




Mức độ dự trữ nguyên vật liệu trực tiếp vào cuối kỳ dự toán.
Đơn giá mua vào của NVL.
Như vậy, nhu cầu nguyên liệu trực tiếp được xác định theo công thức sau:
Nhu cầu NVL
mua vào

=


NVL trực tiếp
cần cho SX

+

NVL trực tiếp
tồn kho CK

-

NVL trực tiếp
tồn kho ĐK

Trong đó:
NVL trực tiếp cần
cho SX

=

Khối
cần SX

lượng

x

Định mức NVL
cho 1 sản phẩm




Câu 10 : cơ sỏ lập dự toán tiền
CƠ SỞ LẬP DỰ TOÁN TIỀN
Dự toán tiền mặt gồm 4 phần chính:
Phần thu
Phần chi
Phần cân đối thu chi
Phần tài chính
Phần thu : bao gồm số dư tiền mặt tồn quỹ đầu kì cộng với tất cả cac khoản thu tiền
mặt trong kỳ
Phần chi: bao gồm toàn bộ các khoản chi tiền mặt được dự toán, gồm chi mua
NVL, chi trả lương lao động trực tiếp, các khoản chi phí sản xuất chung..ngoaì ra
các khoản chi thuế, chi mua tài sản cố định(nếu có) hoặc chi trả tiền vay ngân hàng
hoặc trả tiền lãi cổ phần.
Phần cân đối thu chi: Nếu bội chi doanh nghiệp có kế hoạch vay tiền mặt ngân
hàng, doanh nghiệp có thể trả bớt các món nợ vay hoặc đem đầu ngắn hạn
Phần tài chính: phản ánh một cách chi tiết về việc vay và trả nợ vay, trả lãi tiền vay
trong kỳ để hỗ trợ cho nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp
Dự toán tiền mặt theo kỳ thời gian càng ngắn càng tốt. Nhiều doanh nghiệp lập dự
toán tiền mặt 1 tuần 1 lần, những doanh nghiệp lớn pharilaajp dự toán hàng
ngày.Tuy nhiên thông thường dự toán tiền mặt được lập theo quí và theo tháng.



×