Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

kinh tế chính trị của thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.7 KB, 15 trang )

CHƯƠNG 7: KINH TẾ CHÍNH TRỊ CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


I.

GIỚI THIỆU
Trong chương 6 đã học “Thương mại tự do” là tình trạng không tồn tại các rào
cản hạn chế dòng chảy tự do của hàng hóa và dịch vụ của các nước. Hay nói khác
đi thì các nước sẽ tập trung vào các sản phẩm mà họ có thể sản xuất hiệu quả
nhất, và nhập khẩu sản phẩm mà họ sản xuất kém hiệu quả hơn.
Thực tế cho thấy thì nhiều quốc gia đã cam kết tự do hóa thương mại nhưng họ
vẫn có xu hướng can thiệp vào thương mại quốc tế nhằm bảo hộ nhóm chính trị
quan trọng, tăng cường lợi ích nhà sản xuất nội địa.


II.


SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
Xét tình huống: “Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm”

Năm 2010, Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với kim loại quý hiếm, lý
do mà TQ đưa ra quyết định này là do nhiều công ty khai thác trong nước không đáp
ứng được các tiêu chuẩn về môi trường và vì vậy phải đóng cửa. Và hậu quả là giá đất
hiếm ngoài TQ tăng vọt, nhà sản xuất nước ngoài gặp bất lợi về chi phí.
Tuy chính sách này tạo điều kiện và lợi thế cạnh tranh thuận lợi cho TQ nhưng
những quốc gia phát triển rất giận dữ và phản đối vì quyết định này đã vi phạm các cam
kết của TQ theo quy tắc của WTO. Đối phó với tình hình tăng giá của đất hiếm, nhiều
công ty đang thiết kế lại sản phẩm của họ nhằm sử dụng các nguyên liệu thay thế khác.
Và chính phủ cũng đồng tình, khuyến khích các công ty khai khoáng tư nhân mở rộng
sản xuất..



Đây là một ví dụ rõ ràng về sự can thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế
nhằm bảo hộ sản xuất trong nước.
Vậy lí do, động cơ nào khiến chính phủ phải áp dụng các chính sách can thiệp???
Có 2 lí do chính:
1. LÝ DO CHÍNH TRỊ
 Bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp:
-Lập luận cho sự can thiệp của chính phủ là cần phải bảo vệ việc làm và các
ngành công nghiệp khỏi sự cạnh tranh không công bằng với nước ngoài.
Ví dụ là việc áp thuế lên mặt hàng thép vào năm 2002 đã làm tăng giá thép đối với các nhà tiêu
thụ thép nhập khẩu ở Mỹ khiến cho họ kém cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu..


An ninh quốc gia
-Lập luận cho rằng cần bảo hộ các ngành công nghiệp như hàng không vũ
trụ,công nghệ điện tử tiên tiến, vật liệu bán dẫn,…bởi chúng có vai trò quan
trọng đối với an ninh quôc gia.

Ví dụ, những người ủng hộ việc bảo hộ ngành sản xuất vật liệu bán dẫn ở Mỹ khỏi cạnh tranh từ
nước ngoài vì vật liệu bán dẫn rất quan trọng trong các sản phẩm quốc phòng nên sẽ là rất nguy
hiểm nếu phụ thuộc phần lớn vào các nhà sản xuất nước ngoài.


Biện pháp trả đũa
- Đã có một lập luận rằng: chính phủ nên sử dụng các biện pháp đe dọa can
thiệp trong chính sách thương mại nhằm mở cửa các thị trường nước
ngoài, buộc đối tác phải tuân thủ theo.

Ví dụ: Điển hình là chính phủ Hoa Kỳ đã đe dọa cấm thương mại trong nỗ lực buộc TQ phải
thực thi nghiêm túc các đạo luật về quyền sở hữu trí tuệ. Nếu biện pháp này hiệu quả có thể sẽ

thúc đẩy tự do hóa thương mại và lợi ích kinh tế. Tuy nhiên chiến lược này đầy những rủi ro bởi


một nước bị áp lực có thể sẽ không chịu lùi bước, thay vào đó có thể sẽ trả đũa bằng cách nâng
cao các rào cản thương mại tự do.


Bảo vệ người tiêu dùng
Cho đến nay, nhiều chính phủ đã đưa ra các quyết định nhằm bảo vệ người
tiêu dùng tránh khỏi những sản phẩm không an toàn (thực phẩm bẩn). Kết
quả gián tiếp là hạn chế và cấm nhập khẩu những mặt hàng có hại đó.

Ví dụ: Năm 2003, Nhật Bản-Hàn Quốc cấm nhập khẩu thịt bò từ Mỹ do xảy ra một trường hợp
bệnh bò điên xuất hiện Washington làm ảnh hưởng đến các nhà sản xuất thịt bò ở Mỹ. Sau 2
năm tuy đã dỡ bỏ lệnh cấm nhưng vẫn phải có yêu cầu nghiêm ngặt để giảm thiểu rủi ro là thịt
bò có thể bị nhiễm bệnh.

Mục đích là bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.
 Thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại
Một chính phủ có thể trao điều kiện thương mại ưu đãi cho một quốc gia
mà họ muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ. Chính sách thương mại đã được
sử dụng nhiều lần để gây áp lực hoặc trừng phạt “các quốc gia hiếu chiến”
không tuân thủ luật pháp hoặc thông lệ quốc tế.
 Bảo vệ nhân quyền
Trong chính sách của nhiều nền dân chủ ,việc bảo vệ và thúc đẩy nhân
quyền ở các quốc gia là nhân tố quan trọng.
Các chính phủ đôi khi sử dụng chính sách thương mại để gắng cải thiện cuộc
sống về nhân quyền là đối tác thương mại
Ví dụ: Mỹ áp đặt lệnh cấm vận thương mại chống lại Myanmar hay chính quyền phương tây đã
chống lại Nam Phi nhằm gây áp lực buộc nước này từ bỏ chính sách phân biệt chủng tộc

“apartheid” được xem là vi phạm các quyền cơ bản của con người.


LÝ DO KINH TẾ

2.


Bảo vệ các ngành công nghiệp non trẻ

Đây gần như là một lập luận kinh tế lâu đời nhất biện hộ cho sự can thiệp của
chính phủ. Một điều thực tế là ngành công nghiệp sản xuất mới ra đời chưa thể
cạnh tranh được với ngành công nghiệp đã có nền tảng lâu đời ở nước phát triển
mặc dù nó có lợi thế so sánh tiềm tàng trong sản xuất.

Để tạo cho nó có một chỗ đứng thì chính phủ nên tạm thời hỗ trợ bằng trợ cấp,
thuế hoặc hạn ngạch nhập khẩu để nó có thể cạnh tranh quốc tế đủ mạnh.
• Tích cực: lập luận này đã được sự chú ý cuả chính phủ, được GATT thừa
nhận là một lí do chính đáng cho chính sách bảo hộ mậu dịch
• Tiêu cực: Thứ nhất: sự bảo hộ sản xuất khỏi cạnh tranh với nước ngoài
không có lợi (trừ khi bảo hộ đó giúp công nghiệp hoạt động hiệu quả)
Thứ hai: Dựa trên giả thuyết là doanh nghiệp không thể đầu tư dài
hạn hiệu quả bằng cách vay tiền từ các thị trường vốn.
Biện pháp:
Vay tiền từ các thị trường vốn để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết tạo
động lực cho doanh nghiệp vượt qua những thua lỗ tất yếu ban đầu để có được
lợi nhuận dài hạn mà không cần sự bảo hộ của chính phủ.
Ví dụ: Hàn Quốc và Đài Loan đã làm được điều này trong ngành dệt may, máy
công cụ thép,tàu biển,…


Theo đuổi chính sách thương mại chiến lược
Có 2 lý luận chính:
 Với các hoạt động thích hợp , một chính phủ có thể giúp nâng cao thu nhập quốc

gia ,bằng cách nào đó có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp hay doanh nghiệp nội địa
chứ không phải doanh nghiệp nước ngoài giành lợi thế dẫn đầu. Như vậy chính
phủ nên sử dụng trợ cấp để hỗ trợ các doanh nghiệp tiềm năng đang hoạt động
năng động trong ngành công nghiệp mới nổi.
 Chính phủ có thể thu lợi từ việc can thiệp vào một ngành công nghiệp trong việc
giúp các doanh nghiệp nội địa vượt qua hàng rào(được tạo bởi doanh nghiệp nước
ngoài) đã giành lợi thế dẫn đầu nhằm cản trở doanh nghiệp mới gia nhập ngành.

->Một chính sách kết hợp giữa bảo hộ thị trường nội địa và trợ cấp khuyến khích
xuất khẩu có thể là cần thiết.


BIỆN PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH
THUẾ QUAN
- Là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu hay xuất khẩu.
Có 2 loại thuế chính:
 Thuế tuyệt đối: áp dụng dưới một mức phí cố định trên mỗi đơn vị
hàng hóa nhập khẩu
 Thuế theo giá trị: áp dụng dưới dạng tỉ lệ phần trăm trên giá trị của
hàng hóa nhập khẩu.
Mục đích đánh thuế:
• Bảo hộ các nhà sản xuất nội địa
• Tạo nguồn thu cho chính phủ
Điều quan trọng ở đây là Ai hưởng lợi? Ai chịu thiệt?
 Chính phủ hưởng lợi vì thuế tăng nguồn thu cho chính phủ
 Các nhà sản xuất nội địa hưởng lợi vì thuế tạo cho họ một sự bảo hộ nhất

định trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
 Người tiêu dùng chịu thiệt vì họ phải trả giá nhiều hơn cho một số mặt
hàng nhập khẩu
Tác động của thuế:
o Hỗ trợ cho nhà sản xuất và chống lại người tiêu dùng.
o Hạn chế hiệu quả chung của nền kinh tế thế giới vì thuế bảo hộ khuyến
khích các doanh nghiệp nội địa sản xuất các sản phẩm trong nước. Hệ
quả là xảy ra tình trạng sử dụng không hiệu quả tài nguyên .
2. TÀI TRỢ
-Là một khoản chi của chính phủ dành cho nhà sản xuất nội địa bằng 2
cách:
• Cạnh tranh với hàng ngoại nhập
• Giành lợi thế trên các thị trường xuất khẩu
Lợi ích chính từ trợ cấp thường dành cho các nhà sản xuất nội địa , từ đó làm
tăng năng lực cạnh tranh quốc tế.
Tuy nhiên, trợ cấp của chính phủ có được là từ nguồn thu thuế đánh vào cá
nhân và doanh nghiệp.
Tác động của trợ cấp:
 Tuy có tạo ra những lơi ích lớn hơn những tổn thất quốc gia hay không
vẫn còn là điều tranh cãi. Và thực tế, nhiều khoản trợ cấp đã không thành
công trong việc gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của các nhà sản xuất
nội địa.

III.
1.




Có xu hướng bảo hộ cho hoạt động sản xuất kém hiệu quả và thúc dẩy

sản xuất thừa.


BIỆN PHÁP HẠN NGẠCH NHẬP KHẨU VÀ HẠN CHẾ XUẤT KHẨU
TỰ NGUYỆN
 Hạn ngạch nhập khẩu: là biện pháp hạn chế trực tiếp về số lượng một loại
hàng hóa có thể nhập khẩu vào một nước. Được thực thi bằng cách cấp
phép nhập khẩu cho một nhóm các cá nhân hay doanh nghiệp.
 Hạn ngạch thuế quan: kết hợp giữa thuế quan và hạn ngạch
• Nước nhập khẩu đề ra một mức hạn ngạch nhất định và áp dụng
mức thuế quan thấp đối với lượng hàng hóa nhập khẩu thấp hơn
mức hạn ngạch đó (Nếu lượng nhập khẩu cao hơn thì mức thuế
quan sẽ cao hơn)
• Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là hạn ngạch về thương mại được đặt
ra bởi nước xuất khẩu, theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu.
Tác động
-Đem lại lợi ích cho các nhà sản xuất nội địa thông qua khả năng cạnh tranh
hàng hóa nhập khẩu.
-Làm tăng giá nội địa của mặt hàng nhập khẩu và không có lợi cho người
tiêu dùng.
4. YÊU CẦU VỀ HÀM LƯỢNG NỘI ĐỊA HÓA
-Là yêu cầu về một tỷ lệ nhất định hàng hóa phải được sản xuất trong
nước.
Mục đích:
 Cung cấp sự bảo hộ cho nhà sản xuất linh kiện trong nước.
 Có xu hướng làm lợi cho nhà sản xuất chứ không phải nhà tiêu dùng.
5. CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH
-Là các quy định hành chính được dựng lên nhằm gây khó khăn cho hoạt
động nhập khẩu vào một quốc gia
Mục đích:

• Làm lợi cho nhà sản xuất và gây hại cho người tiêu dùng
• Hạn chế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu
6. CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
-Là hoạt động bán hàng tại thị trường nước ngoài ở mức giá thấp hơn chi
phí sản xuất hay dưới mức giá trị thị trường “hợp lí”
Mục đích:
 Loại đối thủ cạnh tranh bản địa ra khỏi thị trường
 Thôn tính ở thị trường nước ngoài để nâng giá bán và tăng lợi nhuận.
3.


Các biện pháp chống bán phá giá: nhằm trừng phạt các doanh nghiệp nước
ngoài tham gia vào việc bán phá giá.
Mục tiêu:
-Bảo vệ các nhà sản xuất nội địa từ sự cạnh tranh thiếu công bằng của phía
nước ngoài.


QUAN ĐIỂM XÉT LẠI VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO
Biện pháp trả đũa và chiến tranh thương mại
-Một nước nếu nổ lực sử dụng chính sách thương mại chiến lược thì
nhiều khả năng sẽ vấp phải biện pháp trả đũa. Và kết quả xảy ra là chiến
tranh thương mại giữa hai hay nhiều chính phủ can thiệp sẽ đẩy tất cả
nước liên quan vào tình trạng tồi tệ hơn.
2. Các chính sách nội địa
-Chính phủ không phải lúc nào cũng hành động dựa trên lợi ích của
quốc gia, khi họ can thiệp vào nền kinh tế.
Lí do sâu hơn trong việc không áp dụng chính sách thương mại chiến lược là
bởi chính sách này sẽ khống chế các nhóm lợi ích đặc biệt trong nền kinh tế.


IV.
1.


SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
a. TỪ THỜI ĐẠI CỦA SMITH ĐẾN CUỘC ĐẠI SUY THOÁI
- Năm 1846: tự do thương mại dưới dạng một chính sách của chính phủ tại
Anh Quốc khi bãi bỏ Đạo luật về ngũ cốc.
- 80 năm tiếp theo: Anh Quốc là một trong những cường quốc thương mại
có ảnh hưởng lớn của thế giới, thúc đẩy quan điểm tự do hóa thương mại
- Năm1929: thị trường chứng khoán Mỹ sụp đổ, kế tiếp à sự tháo chạy của
hệ thống ngân hàng Mỹ
- Năm 1930: nổ lực của Anh nhằm thúc đẩy thương mại tự do đã bị chôn
vùi dưới đống đổ nát của cuộc đại suy thoái.
b. 1947-1979: GATT,TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ TĂNG TRƯỞNG
KINH TẾ
 1947: GATT được thành lập
GATT là một hiệp định đa phương mà mục tiêu là tự do hóa thương mại bằng
cách xóa bỏ thuế và trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu…
 1953-1963: thương mại thế giới tăng trưởng ở mức 6,1% và 5,1% thu
nhập thế giới mỗi năm.
 1963-1973: thương mại thế giới tăng bình quân 8,9% và 5,1% thu nhập
toàn cầu mỗi năm.
c. 1980-1993: CÁC XU HƯỚNG BẢO HỘ MẬU DỊCH
Đầu năm 1980: hệ thống thương mại thế giới được dựng lên bởi GATT
rơi vào tình trạng căng thẳng dưới áp lực của chủ nghĩa bảo hộ đang nổi
lên ở khắp nơi trên thế giới.
Nguyên nhân:
o Sự thành công kinh tế Nhật Bản trong thời kỳ đó đã gây căng thẳng cho
hệ thống thương mại thế giới.

o Thương mại thế giới thâm hụt kéo dài ở Mỹ,một nền kinh tế lớn nhất thế
giới.
o Nhiều nước đã tìm ra cách thức né tránh quy định của GATT. Cả nước
nhập khẩu lẫn nước xuất khẩu không khiếu kiện lên văn phòng của GATT
làm phá vỡ các thỏa thuận.
d. VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ
GIỚI
Năm 1986, các thành viên GATT đã bắt tay vào vòng đàm phán
Uruguay nhằm mục đích giảm thuế và chống lại tình trạng của chủ
nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

V.


Vòng đàm phán gồm các điều khoản sau:
 Hàng hóa sẽ được cắt giảm thuế hơn 1/3, và dỡ bỏ >40% đối với hàng
hóa chế tạo và thông thường khác.
 Đối với hàng hóa chế tạo: mức thuế trung bình được giảm xuống <4%
giá trị.
 Cắt giảm mạnh các khoản trợ cấp nông nghiệp.
 Các quy tắc về thâm nhập thị trường và thương mại bình đẳng của GATT
được mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ.
 Mở rộng quy tắc của GATT để cung cấp sự bảo hộ đối với bằng sáng chế,
bản quyền, thương hiệu (sở hữu trí tuệ).
 Dỡ bỏ rào cản thương mại trong dệt may trong vòng 10 năm.
 Thành lập Tổ chức thương mại thế giới để thực thi thỏa thuận của GATT.
Tổ chức thương mại thế giới(WTO)
-Đóng vai trò như một tổ chức hỗ trợ khi bao bọc GATT cùng với cơ quan về
dịch vụ và về sở hữu trí tuệ.
-Thu hẹp khoảng cách theo cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ đang được bảo hộ

ở nhiều nơi trên thế giới và đặt nó dưới quy tắc quốc tế chung.
-Xử lí tranh chấp và giám sát các chính sách thương mại của các nước thành
viên.
e. WTO: TRẢI NGHIỆM CHO ĐẾN NGÀY NAY
Đến năm 2012 WTO có 153 thành viên. Duy trì các nổ lực đi đầu
trọng việc thúc đẩy tự do hóa thương mại toàn cầu. WTO như một cơ
quan bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả cho các giao dịch thương mại trong tương
lai:
• WTO trong vai trò cảnh sát toàn cầu
Trong 15 năm đầu hoạt động, WTO đã cho thấy cơ chế giám sát
và thực thi của mình đang thu được kết quả tích cực. Các nước
đang đang dử dụng WTO thể hiện sự ủng hộ to lớn và tin tưởng
vào thủ tục giải quyết tranh chấp của tổ chức này.
• Mở rộng các thỏa thuận thương mại
WTO là trung gian thúc đẩy các thỏa thuận tương lai nhằm mở
cửa thương mại toàn cầu về dịch vụ
WTO khuyến khích quan tâm đến các quy định chi phối đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Hai ngành đầu tiên được lấy làm mục tiêu
để tái đầu tư cấu trúc là viễn thông toàn cầu và dịch vụ tài
chính.



f.

TƯƠNG LAI CỦA WTO: CÁC VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
VÀ VÒNG ĐÀM PHÁN DOHA
Các hành động chống trả mang tính chính trị càng tăng ở nhiều
quốc gia.
Các tổ chức phi chính trị đã buộc tội WTO với hàng loạt khuyết

điểm :thất nghiệp cao, hủy hoại môi trường , điều kiện lao động nghèo
nàn trong các nước đang phát triển,…
Đối mặt với tình trạng chính trị khó khăn trên, 4 vấn đề được đặt lên
hàng đầu trong chương trình nghị sự hiện tại của WTO : chống bán
phá giá, chính sách bảo hộ mậu dịch mức cao trong lĩnh vực nông
nghiệp, các biện pháp bảo hộ hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ,
mức thuế vẫn duy trì ở mức cao ở một số quốc gia
a Các hành động chống phá giá
Các hiện tượng chống bán phá giá chỉ tập trug vào khu vực
kinh tế nhất định như ngành công nghiệp kim loại cơ bản, hóa chất,
máy móc, thiết bị điện tử…
• Các cơ quan chính phủ đưa ra chính sách chống bán phá giá
nhằm giành được phiếu bầu trog bầu cử tiếp theo
• WTO cho rằng việc phản ánh các xu thế của chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch cố chấp vì vậy thúc đẩy các thành viên củng cố các
quy định nhằm giám sát biện pháp áp thuế chống phá giá.
b Chủ nghĩa bảo hộ nông nghiệp
-Sự kết hợp giữa hàng rào thuế quan cộng thêm các khoản trợ
cấp lớn đã gây ra những biến dạng đáng kể trong nền sản xuất
nông nghiệp và thương mại quốc tế đối với những sản phẩm này.
-WTO cho rằng dỡ bỏ hàng rào thuế và trợ cấp có thể thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế thông qua việc giải phóng sức tiêu dùng và
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm cho các mục đích trở nên
hiệu quả hơn.
c Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
-TRIPS bắt WTO phải công nhận và duy trì thời gian bảo hộ bằng
sáng chế ít nhất 20 năm, đối với quyền bản quyền là 50 năm(Các
nước giàu phải tuân thủ quy tắc đó trong vòng 1 năm).
-Việc bảo hộ cho bằng phát minh sáng chế sẽ làm giảm động lực
cho các phát minh sáng chế.

 Lập luận cho rằng một thỏa thuận đa phương là cần thiết để bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ vì phát minh sáng chế là động lực của tăng
trưởng kinh tế và gia tăng mức sống.


Thâm nhập thị trường đối với hàng hóa dịch vụ phi công nghiệp
-Một lĩnh vực đặc biệt cần quan tâm: là mức thuế cao đánh vào
hàng nhập khẩu của một số hàng hóa nhất định từ các quốc gia
đang phát triển vào quốc gia phát ttriển
-Thuế đối với dịch vụ vẫn còn cao hơn các hàng công nghiệp
-WTO còn muốn giảm thuế và giảm phạm vi áp dụng của các suất
thuế cao
Mục tiêu cuối cùng là giảm xuống mức 0(đã có 40 quốc gia đưa
thuế về mức 0 đối với các hàng hóa thông tin).
e Vòng đàm phán mới : Doha
Năm 2001: WTO khởi động một vòng đàm phán mới giữa các quốc
gia thành viên nhằm tự do hóa hơn nữa phạm vi thương mại và đầu tư
toàn cầu
d



Mục đích:
Cắt giảm thuế đối với hàng hóa và dịch vụ công nghiệp
 Loại bỏ dần sự trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp
 Giảm bớt các hàng rào đối với đầu tư xuyên biên giới và hạn
chế chống bán phá giá.
Kết quả: nếu thành công thì các nhà sản xuất nông nghiệp ở các quốc gia
này tìm được thị trường để mở rộng thị phần hàng hóa của họ ra thế giới.
• Các quốc gia đang phát triển củng có lợi từ viêc bỏ qua yêu cầu

lao động
• Người bệnh tật có thể tiếp cận với thị trường có dược phẩm giá
rẻ hơn.






×