Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

ôn tập khai thác máy xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.73 KB, 18 trang )

ÔN TẬP KHAI THÁC MÁY XÂY DỰNG
1- Độ tin cậy của máy là gì?.Hãy trình bày các thông số của độ tin cậy.
Trả lời :
- Độ tin cậy của máy : là tính chất của chi tiết, máy, cụm máy hoặc máy, cơ cấu thực hiện chức năng,
nhiệm vụ đã quy định mà vẫn duy trì được trong 1 khoảng thời gian các chỉ tiêu sử dụng, các thông số
làm việc trong giới hạn quy định tương ứng với chế độ điều kiện sử dụng, chăm sóc, sửa chữa cụ thể.
- Các thông số của độ tin cậy là : ý này không trả lời được
2- Hãy phân tích các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy.
Trả lời:
Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy là
- Hệ số sẵn sàng làm việc : là đại lượng đặc trưng cho mức độ sẵn sàng làm việc của máy ở thời điểm
chọn tùy ý trong khoảng thời gian giữa 2 lần bảo dưỡng theo kế hoạch trong điều kiện tĩnh tại.

K ss =

T
T + TB

T - khoảng thời gian làm việc giữa 2 lần hỏng liên tiếp
TB
- khoảng thời gian trung bình để phục hồi khả năng làm việc của máy
- Hệ số sử dụng kĩ thuật : là 1 trong các chỉ tiêu xác định độ tin cậy của các thiết bị được sửa chữa trong
điều kiện sử dụng liên tục

K kt =

t
t + tbd + tsc

t - tổng thời gian làm việc của tất cả các thiết bị khảo sát


tbd
- tổng thời gian ngừng để bảo dưỡng kĩ thuật của các thiết bị khảo sát

tsc
- tổng thời gian ngừng để sửa chữa kĩ thuật của các thiết bị khảo sát
- Thời gian vận hành giữa hai lần hỏng
- Xác suất làm việc không hỏng : được biểu diễn dưới dạng hàm
R(t) = P(T > t) : hàm của độ tin cậy

0 ≤ R(t ) ≤ 1
 R(t = o) = 1


 R(t = ∞) = 0
 R(t2 ) ≤ R (t1 )voi (t2 > t1 )

3- Tuổi thọ của máy là gì?.Nêu các dạng tuổi thọ và các biện pháp nâng cao tuổi thọ của máy.
Trả lời:
Page 1


- Tuổi thọ của máy : là khoảng thời gian tính từ khi máy bắt đầu sử dụng cho đến sửa chữa lớn lần 1 hoặc
giữa 2 lần sửa chữa lớn liên tiếp.
- Các dạng tuổi thọ :
+ Tuổi thọ kĩ thuật

γ

+ Tuổi thọ gama phần trăm ( %)
+ Tuổi thọ danh định (tuổi thọ quy định)

+ Tuổi thọ tinh thần
- Các biện pháp nâng cao tuổi thọ của máy : Ý này không trả lời được
4- Hãy phân tích các chỉ tiêu của độ tin cậy trong khai thác máy xây dựng.
Trả lời : Câu này không trả lời được
5- Nêu các tính chất sử dụng của dầu bôi trơn.
Trả lời:
Các tính chất sử dụng của dầu bôi trơn là :
a) Độ nhớt
- Độ nhớt của dầu có quan hệ chặt chẽ đến việc tổn hao công suất, cường độ mài mòn, độ kín khít của
nhóm xilanh, vòng găng, piston ảnh hưởng đến mức tiêu thụ dầu, nhiên liệu tính dễ khởi động và công
suất của động cơ đốt trong.
- Khi độ nhớt tăng làm cho màng dầu bôi trơn hình thành bền vững hơn nhưng lực cản chuyển động lớn
gây khó khăn và tổn hao trong vận chuyển đường ống, khó khăn trong làm mát, tẩy rửa bề mặt ma sát, lọc
dầu
- Khi độ nhớt giảm màng dầu kém bền vững thuận lợi trong việc vận chuyển dầu trong đường ống, tổn
hao công suất nhỏ, tạo thuận lợi cho quá trình tẩy rửa, làm mát, lọc dầu.
- Chi số nhớt của dầu đặc trưng cho khả năng bôi trơn ổn định của dầu trong điều kiện làm việc có sự thay
đổi nhiệt độ lớn. Khi độ nhớt càng cao khả năng tạo màng dầu càng tốt.
b) Điểm đông đặc (độ linh động)
- là điểm tương ứng với trạng thái kém linh động của dầu, quyết định khả năng làm việc của dầu.
- Trong quá trình sử dụng chọn loại dầu có điểm đông đặc thấp hơn nhiệt độ thấp nhất của môi trường làm

°

việc khoảng 10 C
c) Tính bôi trơn
- là khả năng tạo thành màng dầu trên bề mặt ma sát để cách ly hai bề mặt
- Trong điều kiện bôi trơn ma sát ướt lực cản ngoài biến thành lực cản trong của dầu bôi trơn
- Khi dầu bôi trơn lẫn nước thì làm giảm khả năng bôi trơn tăng độ oxy hóa, tạo keo, tạo tro, chất lượng
dầu giảm, tính bôi trơn giảm. Dầu lẫn nước tạo thành nhũ dầu có màu trắng sữa.

d) Tính ổn định chống OXH
- Trong thành dầu có cacbua hydro chúng dễ bị OXH tạo thành các sản phẩm có hại như oxit v.v… Để
tăng cường ổn định chống OXH cho dầu ta cho vào dầu chất phụ gia chống OXH, tăng khả năng tẩy rửa
và tuổi thọ của dầu.
e) Độ cốc hóa
- Dùng để đánh giá độ sạch của dầu và lượng tạo thành cáu than
- Trị số cốc hóa phụ thuộc vào thành phần hóa học, độ sạch, độ nhớt của dầu bôi trơn
f) Trị số kiềm
- Đặc trưng cho lượng kiềm chứa trong dầu được biểu thị = mg KOH trong 1g dầu. Lượng kiềm này biểu
thị tính trung hòa của dầu
6- Nêu công dụng và các tính chất hóa lý của mỡ bôi trơn.
Trả lời:
* Công dụng của mỡ bôi trơn:
Page 2


- Được sử dụng ở những nơi không sử dụng được dầu bôi trơn như BTBR để hở, các vị trí bôi trơn lẻ ở xa
trung tâm bôi trơn.
- Bôi trơn: có tác dụng như dầu bôi trơn giảm ma sát, chống mài mòn, nâng cao tuổi thọ cho chi tiết
- Dùng để bảo vệ : phủ lớp mỡ lên bề mặt chi tiết ngăn cách sự OXH, tác động của môi trường
- Làm kín: mối nối, các tấm tiếp xúc ở trong ray.
* Các tính chất hóa lý của mỡ bôi trơn
a) Nhiệt độ nhỏ giọt
- là nhiệt độ cần thiết làm cho mỡ nóng chảy nhỏ xuống 1 giọt dầu đầu tiên hay sợi mỡ đầu tiên chạm đáy
ống nghiệm trong dụng cụ đo nhiệt đọ nhỏ giọt
- Khi biết nhiệt độ nhỏ giọt có thể xác định nhiệt độ lớn nhất của mỡ, trên thực tế nhiệt độ nhỏ giọt cho
giá trị gần đúng về nhiệt độ làm việc lớn nhất của mỡ.
- Thực tế nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ nhỏ giọt không thống nhất với nhau. Thông thường nhiệt độ sử

°


dụng thường thấp hơn nhiệt độ nhỏ giọt 10 - 20 C
- Nhiệt độ nhỏ giọt phụ thuộc vào chất làm đặc
b) Tính ổn định nhiệt (nhiệt độ chỉ giới)
- là khả năng giữ được kết cấu ban dầu và tính chất của mỡ khi bị làm nóng trong điều kiện sử dụng
- Đây là chỉ tiêu xác định nhiệt độ làm việc lớn nhất của mỡ.
c) Tính ổn định hóa học
- Biểu thị tính chất chống OXH của mỡ trong điều kiện bảo quản và sử dụng
- Mỡ gốc sáp có tính ổn định tốt hơn mỡ gốc xà phòng cho nên được sử dụng để bảo quản.
d) Độ xuyên kim
- Độ xuyên kim của mỡ được xác định bằng dụng cụ đo bằng cách cho chìm 1 nón tiêu chuẩn có hình

°

dạng, kích thước và trọng lượng tiêu chuẩn 150g ở điều kiện 25 C với thời gian lún sâu vào trong mỡ là
5’’. Dựa vào độ lún sâu của chóp nón vào trong mỡ người ta đánh giá được độ sệt của mỡ. Độ sâu chóp
nón tính bằng 1/10 mm gọi là độ xuyên kim của mỡ.
- Độ xuyên kim đặc trưng bằng cho độ quánh của mỡ, nói lên khả năng chịu tải và lưu thông mỡ trong
đường ống nó phụ thuộc vào chất làm đặc, độ nhớt của dầu tạo nên mỡ.
e) Tính ổn định nước
- Đặc trưng cho khả năng của mỡ không bị biến chất, thay đổi chất lượng khi tiếp xúc với nước.
g) Khả năng ăn mòn kim loại
h) Lượng axit và bazơ có trong mỡ
- Quy ước lượng axit tự do được biểu thị bằng trị số axit có ở trong mỡ(0 %), lượng bazơ được biểu thị
bằng trị số bôi trơn (không > 0,2 %)
i) Tỉ lệ nước
- Trong 1 số loại mỡ nước chiếm một tỉ lệ nhất định, khi lượng nước chứa trong mỡ càng nhiều thì làm
giảm tính ổn định cơ học, giảm khả năng bảo vệ của mỡ.
k) Lượng tro ở trong mỡ
- Xác định độ sạch của mỡ, lượng tro càng lớn độ bẩn của mỡ càng cao

l) Giới hạn bền
- Là ứng suất trượt tối thiểu của mỡ khi chịu lực ly tâm
- Giới hạn bền nói lên khả năng bám của mỡ trên bề mặt
7- Nêu công dụng và phân loại dầu bôi trơn.
Trả lời:
* Công dụng của dầu bôi trơn
- Bôi trơn các bề mặt có chuyển động trượt giữa các chi tiết nhằm giảm ma sát do đó giảm mài mòn, tăng
tuổi thọ của chi tiết.
Page 3


- Rửa sạch bề mặt ma sát của các chi tiết: Trên bề mặt ma sát, trong quá trình làm việc thường có các vẩy
rắn tróc ra khỏi bề mặt. Dầu bôi trơn sẽ cuốn trôi các vảy tróc sau đó được giữ lại ở các phần tử lọc của hệ
thống bôi trơn, tránh cho bề mặt làm việc bị cào xước
- Làm mát một số chi tiết: Do ma sát tại các bề mặt làm việc như Piston - xi lanh, trục khuỷu - bạc
lót... sinh nhiệt. Mặt khác, một số chi tiết như Piston, vòi phun... còn nhận nhiệt của khí cháy truyền
đến. Do đó nhiệt độ một số chi tiết rất cao, có thể phá hỏng điều kiện làm việc bình thường của
động cơ như bị gãy, bị kẹt, giảm độ bền của các chi tiết. Nhằm làm nhiệt độ của các chi tiết này, dầu
từ hệ thống bôi trơn có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ chi tiết được dẫn đến các chi tiết có nhiệt độ cao
để tải (mang) nhiệt đi.
- Bao kín khe hở giữa các chi tiết như cặp Piston - xi lanh - xecment, vì vậy khi lắp ráp cụm chi tiết này
phải bôi dầu vào rãnh xecment và bề mặt xi lanh.
- Chống ôxy hóa (kết gỉ) bề mặt chi tiết nhờ những chất phụ gia trong dầu
- Rút ngắn quá trình chạy rà động cơ: Khi chạy rà động cơ phải dùng dầu bôi trơn có độ nhớt thấp.
Ngoài ra, dầu còn được pha một số chất phụ gia đặc biệt có tác động làm mềm tổ chức tế vi kim loại
một lớp rất mỏng trên bề mặt chi tiết. Do đó các chi tiết nhanh chóng rà khớp với nhau rút ngắn thời
gian và chi phí chạy rà.
* Phân loại dầu bôi trơn
a) Theo công dụng
- Dầu bôi trơn động cơ đốt trong: dùng để bôi trơn ĐCĐT như: động cơ xăng, động cơ điezel

- Dầu truyền động: được dùng để bôi trơn các cơ cấu truyền động như BTBR để kín, hộp số, hộp giảm tốc
+ Dùng cho cơ cấu làm việc trong điều kiện tải nhẹ
+ Dùng cho cơ cấu làm việc trong điều kiện tải nặng
- Dầu đặc chủng: dùng để bơi trơn cho các cơ cấu đặc chủng hay 1 phạm vi làm việc nào đó như: dầu
phanh, dầu thủy lực, dầu tuốc pin
- Dầu dùng cho các mục đích khác
b) Theo khả năng bôi trơn
- Hiệp hội kĩ sư ôtô Mỹ phân dầu bôi trơn thành 2 loại:
+ Nhóm 1: có chữ W, có khả năng bôi trơn ở điều kiện nhiệt độ thấp và trong điều kiện khó khăn như giai

°

đoạn đầu. Độ nhớt được đo ở 100 C
+ Nhóm 2: không có chữ W, sử dụng ở nhiệt độ cao hơn và trong điều kiện thuận lợi hơn. Độ nhớt được

°

đo ở 100 C
c) Theo nhóm động cơ
- Đây là cách phân loại để hở.
8- Nêu công dụng và phân loại mỡ bôi trơn.
Trả lời:
* Công dụng của mỡ bôi trơn:
- Được sử dụng ở những nơi không sử dụng được dầu bôi trơn như BTBR để hở, các vị trí bôi trơn lẻ ở xa
trung tâm bôi trơn.
- Bôi trơn: có tác dụng như dầu bôi trơn giảm ma sát, chống mài mòn, nâng cao tuổi thọ cho chi tiết
- Dùng để bảo vệ : phủ lớp mỡ lên bề mặt chi tiết ngăn cách sự OXH, tác động của môi trường
- Làm kín: mối nối, các tấm tiếp xúc ở trong ray
* Phân loại mỡ bôi trơn
a)Theo công dụng: mỡ phân thành các nhóm sau

- Mỡ chống ma sát: có tác dụng làm giảm mài mòn và ma sát trong cơ cấu máy, làm kín và bảo vệ các bộ
phận ma sát khỏi bị ăn mòn. Chiếm 75% lượng mỡ sử dụng. Điều kiện để chọn mỡ ma sát trong quá trình
sử dụng phụ thuộc vào kết cấu của bộ phận ma sát, nhiệt độ, tải trọng, vận tốc truyền động.
Page 4


- Mỡ cáp: dùng để bôi trơn, bảo quản, chống ma sát cho cáp sử dụng trong máy xây dựng, máy mỏ. Nó có
tính chất chịu nước tốt, tính chống ăn mòn, mịn, chắc.
- Mỡ bảo quản: có tác dụng cách ly bề mặt chi tiết với môi trường, bảo vệ lớp bề mặt kim loại không bị
tác động của môi trường. Thường là mỡ gốc sáp, có 2 loại:
+ Mỡ bảo quản dẻo: không sử dụng trực tiếp, khi sử dụng phải làm nóng cho chảy loãng dùng chổi quét,
súng phun lên bề mặt.
+ Mỡ bảo quản lỏng: có thể sử dụng quét trực tiếp lên bề mặt chi tiết hoặc nhúng trực tiếp chi tiết vào

°

bình mỡ ở nhiệt độ 130 C
- Mỡ làm kín: dùng để làm kín mặt bích, nắp đệm, cụm lót, chỗ nối. Có đặc điêm là không tan trong xăng
dầu.
b) Theo độ xuyên kim: tra bảng

9- Phân loại và nêu thành phần chính của mỡ bôi trơn.
Trả lời:
* Phân loại mỡ bôi trơn
a)Theo công dụng: mỡ phân thành các nhóm sau
- Mỡ chống ma sát: có tác dụng làm giảm mài mòn và ma sát trong cơ cấu máy, làm kín và bảo vệ các bộ
phận ma sát khỏi bị ăn mòn. Chiếm 75% lượng mỡ sử dụng. Điều kiện để chọn mỡ ma sát trong quá trình
sử dụng phụ thuộc vào kết cấu của bộ phận ma sát, nhiệt độ, tải trọng, vận tốc truyền động.
- Mỡ cáp: dùng để bôi trơn, bảo quản, chống ma sát cho cáp sử dụng trong máy xây dựng, máy mỏ. Nó có
tính chất chịu nước tốt, tính chống ăn mòn, mịn, chắc.

- Mỡ bảo quản: có tác dụng cách ly bề mặt chi tiết với môi trường, bảo vệ lớp bề mặt kim loại không bị
tác động của môi trường. Thường là mỡ gốc sáp, có 2 loại:
+ Mỡ bảo quản dẻo: không sử dụng trực tiếp, khi sử dụng phải làm nóng cho chảy loãng dùng chổi quét,
súng phun lên bề mặt.
+ Mỡ bảo quản lỏng: có thể sử dụng quét trực tiếp lên bề mặt chi tiết hoặc nhúng trực tiếp chi tiết vào

°

bình mỡ ở nhiệt độ 130 C
- Mỡ làm kín: dùng để làm kín mặt bích, nắp đệm, cụm lót, chỗ nối. Có đặc điêm là không tan trong xăng
dầu.
b) Theo độ xuyên kim: tra bảng
* Thành phần chính của mỡ bôi trơn: gồm dầu khoáng và chất làm đặc
a) Dầu khoáng
- là thành phần chủ yếu của mỡ nó quyết dịnh đến đặc tính bôi trơn và tính chất làm việc của mỡ, về số
lượng nó phụ thuộc vào chất làm đặc:
+ Đối với chất làm đặc gốc sáp dầu khoáng chiếm 70%
+ Đối với chất làm đặc gốc xà phòng dầu khoáng chiếm 80-90%
b) Chất làm đặc
+) Chất làm đặc gốc xà phòng:
- Trong quá trình sản xuất mỡ người ta sử dụng 1 số hycroxit kim loại như: Ca(OH)2, NaOH, Al(OH)3
cho tác dụng với axit béo để tạo thành chất làm đặc
C17H35COOH + NaOH -> C17H35COONa + H2O
- Tên của mỡ là tên của hydroxit tạo nên chất làm đặc
- Chất làm đặc phải đảm bảo yêu cầu chính: khi nâng dần nhiệt độ, độ cứng của chất làm đặc giảm dần,
mềm dần chuyển sang dịch thể sánh thì mới sử dụng
+) Chất làm đặc gốc sáp
Page 5



- là sản phẩm cacbuahydro lớn ở thể rắn gồm có 2 nhóm: paraphin và ozokerit
• paraphin: có nhiệt độ nóng chảy thấp
• ozokerit: có nhiệt độ nóng chảy cao
- Cả paraphin và ozokerit đều có tính ổn định, chống OXH cao nên được sử dụng làm mỡ bảo quản
10- Yêu cầu của xăng ôtô. Phân tích ảnh hưởng của nhiệt độ bốc hơi đến tính chất làm việc của
xăng.
Trả lời:
* Yêu cầu của xăng ôtô là:
- Hòa hợp tốt với không khí tạo thành hỗn hợp cháy( hỗn hợp theo thành phần cho trước ở mọi chế độ và
điều kiện của động cơ gọi là chế độ hòa khí tốt)
- Có tính chống kích nổ tốt, đảm bỏa quá trình chý của nhiên liệu trong động cơ bình thường
- Có tính ổn định không thay đổi tính chất khi bảo quản lâu dài
- Không ăn mòn kim loại để bảo quản, không ăn mòn chi tiết trong hệ thống nhiên liệu
- Không lẫn nước và tạp chất cơ học
* Ảnh hưởng của nhiệt độ bốc hơi đến tính chất làm việc của xăng là:
- Nhiệt độ bốc hơi là tính chất quan trọng xác định tính dễ khởi động và khả năng làm việc của động cơ
trong điều kiện sử dụng
- Độ bay hơi hay bốc hơi của xăng là biểu thị khả năng của xăng chuyển từ trạng thái lỏng sang khí.Trong
quá trình chưng cất xăng, trong xăng có nhiều loại pha khi nâng dần nhiệt độ lên pha nhẹ bốc hơi trước,
pha nặng bốc hơi sau. Đồ thị biểu thi mối quan hệ giữa tính bay hơi và nhiệt độ gọi là đường chưng cất.
Thµnh phÇn hãa h¬i
100

90
80
70
60
50
40
30

20
10
NhiÖt ®
é
40
80
120
160
200
Đồ thị biểu thị mối quan hệ giữa tính bay hơi và nhiệt độ
+ Điểm 10% (nhiệt độ bốc hơi 10%): đặc trưng cho tính dễ khởi động của động cơ, khi điểm 10% càng
thấp động cơ càng dễ khởi động nhưng nếu điểm 10% quá thấp nhiên liệu bị bốc hơi nhiều và có thể bốc
hơi ngay trong đường ống dẫn ở điều kiện bình thường gây khó khăn cho việc vận chuyển bơm nạp cấp

°

liệu. Điểm 10% của xăng ôtô khoảng 70 C
+ Điểm 50%: đặc trưng cho khả năng bốc hơi của pha có khối lượng trung bình ảnh hưởng tới khả năng
cháy, tính ổn định, gia tốc của động cơ. Khi điểm 50% càng thấp động cơ càng dễ dàng chuyển vận tốc từ
thấp đến cao. Khi điểm 50% cao động cơ làm việc ở tốc độ thấp, không ổn định và khi thay đổi tốc độ

°

động cơ dễ bị chết máy. Điểm 50% của xăng có nhiệt độ 150 C
Page 6


+ Điểm 90%: đặc trưng cho tính bốc hơi hoàn toàn của nhiên liệu. Khi điểm bốc hơi 90% càng cao nhiên
liệu sẽ càng khó cháy, cháy không hết, dễ tạo muội than làm tăng suất tiêu hao nhiên liệu. Đối với xăng


°

điểm 90% có nhiệt độ từ 175-190 C
11- phân tích ảnh hưởng của chất lượng chạy rà đến tuổi thọ của chi tiết máy và các biện pháp nâng
cao chất lượng chạy rà.
Trả lời: Câu này không làm được
Câu 12 : Nêu cơ sỏ của việc chạy rà xe máy thi công .hãy phân tích đường cong quy luật mòn bình
thường của cặp ma sát .
- Cơ sở của việc chạy rà xe máy thi công :
+Để tăng tuổi thọ cặp ma sát tránh việc phá hủy chi tiết ngay khi bắt đầu sử dụng cần tiến hành chạy
rà.Chạy rà thường bắt đầu khi chạy không tải sau tăng từ tải nhỏ tới lớn
+Chạy rà là quá trình làm thay đổi cấu trúc hình học , tính chất cơ lý lớp bề mặt tiếp xúc của vật liệu ở giai
đoạn ma sát ban đầu .Khi điều kiện tác động ban đầu không thay đổi mà lực ma sát , nhiệt độ và cường
độ mài mòn lại giảm thì kết thúc chạy rà.
+Qúa trình chạy rà tạo ra đường trượt tức là bề mặt mềm hơn của cặp ma sát sẽ sao chép và tạo rãnh cho
các nhấp nhô của bề mặt có độ cứng lớn hơn .Sau chạy rà độ nhám của các bề mặt ma sát trở nên hợp lý
cho điều kiện ma sát cụ thể có nghĩa là tốc độ mòn sẽ là nhỏ nhất.
+Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chạy rà chia ra làm hai loại là chính và phụ .Các yếu tố chính bao
gồm tải trọng , vận tốc trượt , các tính chất lý hóa của vật liệu chế tạo vật liệu bôi trơn .Các yếu tố phụ
bao gồm nhiệt độ và sự thay đổi tính chất hóa lý của các lớp bề mặt tiếp xúc .Tải trọng có ảnh hưởng
nhiều tới chất lượng chạy rà và thời gian chạy rà, nếu lớn hơn giá trị giới hạn sẽ làm xuất hiện hư hỏng
bề mặt ma sát .Tốc độ chạy rà phụ thuộc vào vật liệu chế tạo và vật liệu bôi trơn số lượng và dạng hạt
mài.
+Độ nhám công nghệ chế tạo ảnh hưởng đến tính chống mòn chỉ trong giai đoạn chạy rà Bởi vậy tùy độ
nhám mà lựa chọn chế độ chạy rà
- Đường cong quy luật mài mòn bình thường của cặp ma sát.
Là giai đoạn → thời kỳ mài mòn bình thường của chi tiết thời kỳ này đặc trưng bởi tốc độ mòn : tg =
Câu 13: Nêu phương pháp kiểm tra động cơ đốt trong không cần tháo máy
Câu 14 : Phân tích sự mài mòn và hư hỏng do mài mòn.
Câu 15: Thế nào là mài mòn cơ phân tử .Phân biệt tróc loại I và loại II

+ Mài mòn cơ phân tử : Là dạng mòn bắt đầu bằng sự phá hủy các liên kết kim loại trên bề mặt làm việc
tiến tới phá vỡ từng phần vật liệu .Nguyên nhân tạo ra bề mặt kim loại là do trường lực tự do.Nếu có ngoại
lực đủ lớn bề mặt không có vật liệu bôi trơn kim loại chi tiết tiếp xúc nhau nằm trong bán kính tác dụng
của phân tử 3-5 với khoảng cách này mối liên kết kim loại vừa hình thành bị phá vỡ tạo nên những chỗ lồi
lõm trên bề mặt chi tiết và quá trình lặp lại .
+ Tróc loại I : Xảy ra khi có tải trọng ngoài , bề mặt bôi trơn kém , vận tốc trượt tương đối giữa hai bề mặt
ma sát nhỏ cho nên mài mòn xảy ra chủ yếu do phá vỡ mối liên kết kim loại theo bong tách các hạt kim
loại.
+Tróc loại II : Ngoài tải trọng lớn còn do vận tốc trượt tương đối giữa hai bề mặt lớn sinh ra nhiệt lớn gây
chảy dẻo lớp kim loại bề mặt ma sát và lớp kim loại vừa chảy dẻo trượt theo hướng chuyển động và bong
tách khỏi bề mặt.
Câu 16 : Mài mòn là gì.Nêu các nguyên nhân gây mài mòn và đặc điểm nhóm mòn của nhóm pittong –xy
lanh –vòng găng
Mài mòn là quá trình thay đổi dần dần kích thước của chi tiết khi ma sát kèm theo việc bong tách
hạt vật liệu ra khỏi bề mặt ma sát .
- Nguyên nhân gây mài mòn :
Page 7


+ Mài mòn cơ học :
Sự chà sát của vật cứng hơn lên một vật mềm hơn
Do hạt rắn rơi vào giữa hai bề mặt ma sát
Do chi tiết làm việc trong môi trường mài mòn
Do xâm thực : Mòn dưới tác dụng của dòng chất lỏng hoặc dòng chất khí mang các hạt mài chuyển động
với vận tốc cao va đập vào thành ống hoặc vòi phun.
Do biến dạng dẻo của kim loại : xẩy ra ở vùng tiếp xúc khi có tải trọng lớn bôi trơn kém làm nhiết độ
vùng tiếp xúc tăng cao gây biến dạng dẻo lớp KL bề mặt ma sát và bị bong tách dần.
Do tải lặp :Dưới tác dụng của tải trọng lặp
+ Mòn cơ phân tử.
Do sự phá hủy các liên kết kim loại trên bề mặt làm việc tiến tới phá vỡ từng phần vật liệu

b)Đặc điểm mòn của nhóm pittong –xy lanh –vòng găng
- Điều kiện làm việc :
+ Lầm việc trong môi trường có nhiệt độ cao ,ăn mòn áp lực lớn và thay đổi theo hành trình của pittong
+ Màng dầu bôi trơn luôn bị phá hủy do bị hỗn hợp hơi đốt làm loãng , gia tốc lớn.
+ Dầu bôi trơn bị cháy tạo thành cặn (các hạt mài )thúc đẩy quá trình mài mòn.
+Làm mát không đều.
→Mòn không đều theo đường kính có dạng hình elip
-Dạng I: Đặc trưng cho quá trình phân bố mòn khá đều dọc theo đường sinh của xy lanh dạng phân bố này
khi chế độ nhiệt tốt , lọc bụi , dầu xả tốt.
-Dạng II : Chế độ nhiệt độ tốt, dầu bôi trơn bị bẩn.
-Dạng III : Do gia tốc lớn áp lực lớn màng dầu bôi trơn bị phá hủy →xuất hiện khi chế độ nhiệt bị phá hủy
, bôi trơn không tốt →xẩy ra trên thực tế.
Câu 17: Phân tích ảnh hưởng của chế độ vận tốc , tải trọng đến tuổi thọ của chi tiết máy
Khi vận tốc tăng các chi tiết của động cơ tỏa nhiệt nhiều , ứng suất nhiệt tăng lên sự thay đổi quá trình làm
việc của động cơ phụ thuộc vào đặc tính nhiệt của động cơ .Cường độ mài mòn người ta đánh giá gián tiếp
qua lượng mạt sắt và crom trong hỗn hợp bằng phương pháp phân tích phổ sâu vòng quay

Z

k Fe

k

4

cr

%

4


1

2

2
2
800

1600

2400

Đường 1 là biểu diễn quan hệ lượng mặt sắt trong dầu với tốc độ quay trục khủy
Đường 1 là biểu diễn quan hệ lượng crom trong dầu với tốc độ quay trục khủy
Khi tải trọng tăng →áp lực lớn →mòn nhanh hơn
Tốc độ của động cơ quá nhỏ khả năng khả năng bôi trơn kém đẩy nhanh tốc độ mòn →tốc độ hợp lý 16002400v/ph
Câu 18:Nêu ảnh hưởng của của chế độ làm việc tới tính không hỏng và tuổi thọ của ly hợp và hộp giảm
tốc máy xây dựng.
a)ly hợp
Page 8


Ly hợp là một trong những cụm cơ cấu chính trong máy xây dựng thông thường chủ yếu gặp là ly hợp ma
sát.
- Điều kiện làm việc : Nhiệt độ cao lên tới C nhiệt độ bề mặt tấm ma sát lên tới 350-C
- Qúa trình sinh nhiệt trong ly hợp xác định bằng công thức
= (- )
M: Là mô men truyền qua ly hợp
t: Là thời gian trượt tương đối giữa hai bề mặt đĩa ma sát

: Là vận tốc góc của đĩa chủ động
: Là vận tốc góc của đĩa bị động
+Qúa trình đóng mở ly hợp tạo sự trượt tương đối giữa hai bề mặt ma sát chia làm 3 giai đoạn :
Giai đoạn 1: Đĩa ma sát chủ động tiến gần vào đĩa bị động lúc này hai đĩa chưa tiếp xúc nhau vận tốc góc
đĩa chủ động ,vận tốc góc đĩa bị động = 0
Giai đoạn 2: Tại thời điểm t= đĩa chủ động tiếp xúc đĩa bị động và khoảng thời gian → hai đĩa chủ động
và bị động có sự trượt tương đối với nhau đây là quá trình sinh nhiệt khi đóng ly hợp , giảm tăng.Tại thời
điểm t= vận tốc góc hai đĩa bằng nhau kết thúc quá trình sinh nhiệt
Giai đoạn 3 : t > , =
Nhận xét : Khi vận tốc góc đĩa chủ động càng lớn thời gian trượt tương đối giữa hai đĩa càng lớn nên nhiệt
độ sinh ra càng lớn.

ω

B

ωg

A

0

C C'

t t
1

t

2


b)Hộp giảm tốc.
Cường độ mài mòn của hộp giảm tốc phụ thuộc vận tốc tải trọng nhiệt độ vật liệu bôi trơn và lượng hạt
mài có trong dầu bôi trơn .Nhìn chung khi tải trọng càng lớn vận tốc cao thì tuổi thọ thấp .
Trong quá trình sử dụng các chi tiết trong động cần được bôi trơn
Chất lượng và chế độ bôi trơn sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ các chi tiết trong hệ thống đối với dầu bôi trơn
lượng hạt mài chứa trong dầu tăng tỷ lệ thuận với thời gian thay dầu để đảm bảo tính kinh tế chu kỳ thay
dầu được xác định bằng chi phí nhỏ nhất khi thay dầu bảo dưỡng sửa chữa.
C = + + → min
,, : Là chi phí bổ sung thay dầu và sửa chữa đột xuất
,,: Là tương ứng với chu kỳ dùng để bổ sung thay dầu và sữa chữa.

1000
750
500
250

1000

1500

2000

2500

3000

Câu 19:Thế nào là “khai thác kỹ thuật MXD”.Phân tích các chỉ tiêu khai thác của nhóm máy thi công.
Trả lời
Page 9



Khai thác Kỹ thuât MXD là khai thác khả năng làm việc của máy nhóm máy và thiết bị với dộ tin cậy
cao nhất,thời gian dừng máy chi phí bão dưỡng kỹ thuật và sữa chữa thấp nhất. Khai thác Kỹ thuât MXD
được quan niệm như một hệ thống tổng hợp các giải pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả sử
dung máy,đảm bảo độ tin cậy cao.
Các chỉ tiêu khai thác của nhóm máy thi công là thời gian theo năng suất và theo giá thành đơn vị sản
phẩm.
∗ Theo thời gian được đánh giá thông qua các hệ số Kn,Kl,Ktg:
− Kn là hệ số sử dụng thời gian theo năm:được tính bằng tỷ số giữa thời gian làm việc thực tế và thời
gian làm việc dự kiến.
Tpt
Tp

Kn=

Trong đó Tpt:thời gian làm việc thực tế
Tp:thời gian làm viêc dự kiến.
− Kl là hệ số làm việc theo lịch
Tp

Tl
Kl=

Trong đó Tl:thời gian tính theo lịch
Tp:thời gian làm viêc dự kiến.
− Ktg hệ số sử dụng thời gian theo ca.
t hq

tca

Ktg=
∗ Đánh giá hiệu quả sử dụng máy theo năng suất
− Năng suất định mức được xác định bằng định mức nhà nước,nó là quy định về khối lượng công
việc cần thực hiện trong 1 đơn vị thời gian trong 1 điều kiện cụ thể.
− Năng suất theo kế hoạch:Là kế hoạch sản xuất của 1 năm là cơ sở để tính toán hiệu quả kinh tế khi
lựa chọn phương án cơ giới.
m

∑ N .q
i =1

i

i

Qn =
trong đó: Qn-kế hoạch sx được tính toán trong 1 năm.
Ni-Số máy cùng loại
qi-định mức năng suất của loại máy thứ i
m-số nhóm máy.
− Năng suất thực tế nhóm Qtt=N.Ksd.Tpt.qsd
máy:
Trong đó:N-số máy còn lại
Mm
M0
Ksd-Hệ số sử dụng nhóm máy,Ksd=
Với: Mm là số máy trung bình đưa ra hiện trường sử dụng trong
năm.
Mo là tổng số máy hiện có.
qsd- năng suất giờ máy của một máy(năng suất thực tế)

Tpt-tổng số giờ máy làm việc thực tế trong năm.Tpt=Np .tca. Kca.Kn
Với:Np-số ngày làm việc trong 1 năm
Page
10




Kca:hệ số ca làm việc
tca:thời gian 1 ca máy.
Kn:Hệ số sử dụng máy theo thời gian 1 năm.
Giá thành đơn vị sản phẩm:là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dunhjk của nhóm máy.
Cca
qsd

C=

với Cca-giá thành 1 ca máy
qsd-Năng suất của nhóm máy theo năm.

Câu 20:hãy phân biệt “đội máy” và “nhóm máy thi công”.Thành phần và cơ cấu trong đội máy là gì?Tại
sao đội máy cần có thành phần và cơ cấu hợp lý?
Trả lời
Nhóm máy:là tập hợp các máy chủ đạo và máy phụ trợ để cùng thực hiện các thao tác và quá trình công
nghệ sản xuất, chúng ràng buộc với nhau theo năng suất và các chỉ tiêu khác.
Thông thường trong nhóm máy có máy chủ đạo là máy công suất lớn thực hiện công việc chính trong dây
chuyền công nghệ và quyết định năng suất của cả nhóm máy.
Đội máy :là tập hợp các máy,đây là hình thức tổ chức sử dụng MXD có thành phần và số lượng các máy
trong đội máy có thể thay đổi theo thời gian do thanh lý,mua mới,bổ sung hay bán máy.Đặc trưng cơ bản
của đội máy là:Đặc trưng cơ bản của đội máy là: thành phần và cơ cấu.

Thành phần của đội máy là số lượng các máy theo từng loại,từng cỡ công suất máy trong đội máy.
Cơ cấu máy được đặc trưng về số lượng thể hiện mối tương quan tính theo % giữa các loại máy khác
nhau,tương quan về tuổi thọ năng suất,và chất lượng của các máy.
Trong Đội máy cần có thành phần và cơ cấu hợp lý tại vì:chúng ta cần tìm ra thành phần và cơ cấu
của đội máy phù hợp nhất(tối ưu nhất) với các điiều kiện kinh tế kỹ thuật như:khối lượng và cơ cấu công
tác xây lắp,định mức đơn giá,thi công,bảo dưỡng,sữa chữa,giá máy mới…
Câu 21:Nêu các dạng bài toán và nguyên tắc xây dựng nhóm máy thi công.
Trả lời
Hiện nay có hai cách xây dựng nhóm máy như sau:
− Xây dựng nhóm máy mẫu tối ưu cho 1 loại công tác xây lắp.Việc xây dựng này dựa trên cơ sở 1
loại công tác xây lắp xác định theo đkiện thi công đại diện trên một vùng lãnh thổ trong khoảng
thời gian dài từ những máy hiện có và cả những máy dự kiến mua,bổ sung ,ta XD nhóm máy có cơ
cấu phù hợp cho công việc dự kiến⇒dạng toán này hay dùng để xác định kích thước mới của một
loại MXD.
− Dạng toán thứ 2:dựa trên các máy đã tồn tại và k/năng mua máy mới,người ta xây dựng nhóm máy
để thi công công trình cụ thể.Trên cơ sở công trình cụ thể căn cứ vào điều kiện thi công và biện
pháp thi công ví dụ như kích thước đặc điểm công trình mà chọn ra nhóm máy phụ hợp,hợp lý(tối
ưu).
Dựa vào số máy hiện có ,số máy dự kiến mua mới hoặc đi thuê người ta XD nhóm máy để hoàn
thành khối lượng công viêc đó.
Về nguyên tắc:
− Nguyên tắc thứ nhất để xây dựng nhóm máy tối ưu phải so sánh đánh giá nhiều phương án theo
một hay nhiều tiêu chuẩn.
− Nguyên tắc thứ hai để XD nhóm máy là chỉ tiêu năng suất chung của nhóm máy phải đáp ứng
được cường độ thi công.
Page
11


Câu 22: Phân biêt đội máy và nhóm máy thi công.Nêu và phân tích sơ đồ một số nhóm máy thi công cơ

bản.
Trả lời
Nhóm máy:là tập hợp các máy chủ đạo và máy phụ trợ để cùng thực hiện các thao tác và quá trình công
nghệ sản xuất, chúng ràng buộc với nhau theo năng suất và các chỉ tiêu khác.
Thông thường trong nhóm máy có máy chủ đạo là máy công suất lớn thực hiện công việc chính trong dây
chuyền công nghệ và quyết định năng suất của cả nhóm máy.
Đội máy :là tập hợp các máy,đây là hình thức tổ chức sử dụng MXD có thành phần và số lượng các máy
trong đội máy có thể thay đổi theo thời gian do thanh lý,mua mới,bổ sung hay bán máy.Đặc trưng cơ bản
của đội máy là:Đặc trưng cơ bản của đội máy là: thành phần và cơ cấu.
Thành phần của đội máy là số lượng các máy theo từng loại,từng cỡ công suất máy trong đội máy.
Cơ cấu máy được đặc trưng về số lượng thể hiện mối tương quan tính theo % giữa các loại máy khác
nhau,tương quan về tuổi thọ năng suất,và chất lượng của các máy.

Z1
a)

Ð1

Z2

b)

Ð1

Z1

Z2

Z3


Z3

Z1

Z2

Ð1

c)

d)

A1

Ð1

Z1

Z3

A2

A3

Ð1

A1
B1

Z1


e)

E
Hình a) là sơ đồ bố trí //:một máy chủ đạo phục vụ nhiều máy phụ trợ có thể không ràng buộc bởi đàu ra.
Hình b) là sơ đồ bố trí nối tiếp:máy chủ đạo và máy phụ trợ làm việc nối tiếp.
Hình c) Máy chủ đạo và một số dây chuyền các máy làm việc nối tiếp.
Hình d) máy chủ đạo có nhiều thiết bị thay thế.
Hình e) Máy phụ trợ phục vụ cho máy chủ đạo làm việc.



Câu 23 Phân loại các dạng ma sát ngoài và nội dung các thuyết giải thích hiện tượng ma sát.
1. Phân loại ma sát :
Ma sát luôn xuất hiện khi có sự chuyển động tương đối giữa các vật thể tiếp xúc nhau và có tương tác
cơ học vơi nhau.
Theo dấu hiệu động học được chia ra thành các loại :
Page
12


− Ma sát trượt là m/s động tại các điểm tiếp xúc, vận tốc của các vật thể tiếp xúc khác nhau.
− Ma sát lăn là m/s động của 2 vật cứng tiếp xúc, tại các điểm tiếp xúc vận tốc của chúng như nhau cả về
giá trị và hướng.
− Ma sát lăn trượt là m/s động của 2 vật thể tiếp xúc, đồng thời tồn tại cả m/s lăn và m/s trượt
• Theo sự tồn tại của vật liệu bôi trơn có :
− Ma sát khô là m/s của 2 vật cứng mà trên các bề mặt tiếp xúc không có bất kì loại vật liệu bôi trơn nào.
Hai bề mặt được tiếp với nhau nhờ sự t/x của các nhấp nhô tế vi, ở vùng t/x tồn tại liên kết phân tử/
− Ma sát giơi hạn là m/s của 2 vật cứng tồn tại khi bề mặt t/x của chúng có lớp vật liệu bôi trơn, nhưng
không ngăn cách được hoàn toàn 2 bề mặt tiếp xúc.

− Ma sát ướt là lực cản ngoài biến thành lực cản trong của lớp vật liệu bôi trơn.
2. Nội dung các thuyết giải thích hiện tượng ma sát :
− Thuyết cơ học ma sát - thuyết Cu lông : Lực m/s tỉ lệ thuận với lực pháp tuyến, không phụ thuộc vào kích
thước bề mặt tiếp xúc và vận tốc trượt tương đối giữa chúng, chỉ phụ thuộc vào tính chất vật liệu bề mặt
tiếp xúc và trạng thái tương tác giữa chúng.
− Thuyết phân tử ma sát: Thuyết này đã giải thích rằng hiện tượng ma sát là do lực tương tác phân tử xuất
hiện giữa các bề mặt tiếp xúc.
− Thuyết cơ – phân tử về ma sát : ma sát xuất hiện do đồng thời có sự tương tác cơ học và phân tử của các
bề mặt ma sát. Tương tác cơ học chỉ tồn tại ở trong vùng rất nhỏ chiếm 0,0001-0,0002.
− Thuyết năng lượng ma sát: theo thuyết này thì bản chất của ma sát là các quá trình chuyển biến năng
lượng. Lý thuyết năng lượng về ma sát và mòn dựa trên các hiện tượng hóa lí và các hiệu ứng kèm theo,
xuất hiện khi có chuyển động tương đối giữa các bề mặt ma sát.

Câu 24 Năng suất máy là gì?. Phân biệt năng suất máy và năng suất của nhóm máy
1. Năng suất máy là : khả năng làm việc của máy trong 1 đơn vị thời gian nhất định, thường được biểu thị
bằng số lượng sản phẩm làm ra trong 1 giờ hoặc 1 ca.
2. Phân biệt năng suất máy và năng suất của nhóm máy.
• Năng suất của máy gồm 3 loại :
− Năng suất lý thuyết : là n/s chỉ quyết định bởi bản thân kết cấu của máy, ngoài ra không phụ thuộc vào
yếu tố nào khác
− Năng suất kĩ thuật : là loại năng suất không những chịu ảnh hưởng của bản thân kết cấu mà còn phụ thuộc
vào đối tượng thi công trình độ ngề nghiệp của công nhân
− Năng suất thực tế : là năng suất trong 1 điều kiện thi công và quản lý tổ chức thi công nhất định. Nó thể
hiện rõ trình độ quản lý tổ chức thi công tổng hợp ở hiện trường.
• Năng suất của nhóm máy : gồm có 3 loại
− Năng suất định mức: được xác định bằng định mức nhà nước, tức là quy định khối lượng công việc cần
thực hiện trong 1 đơn vị thời gian trong 1 điều kiện cụ thể.
− Năng suất sử dụng tính theo kế hoạch: là kế hoạch sản xuất của 1 năm làm cơ sở để tính hiệu quả kinh tế
và lập phương pháp thi công cơ giới chọn máy móc thiết bị cho phù hợp
QKH =

m là số máy
Ni số máy cùng loại
qi định mức năng suất của nhóm máy i trong nhóm
− Năng suất thực tế của nhóm : phụ thuộc vào kết cấu máy công nghệ thi công và khả năng tổ chức của sản
xuất.
Page
13


QTT = N.Ksd.Tpt.qsd

1.
2.
a.





3.


a.
b.
5.
6.







N là số máy cùng loại
Ksd h/s sd nhóm máy khác được tính = tỉ số giữa số máy trung bình làm việc trong năm với tổng số
máy nhóm tính theo danh sách.
qsd năng suất thực tế của 1 máy tính theo 1 giờ.
Câu 25 Nêu các phương pháp đo độ mòn chi tiết máy.
Xác định độ mòn theo tính chất phục vụ : Với mỗi chi tiết cụm máy trong quá trình sử dụng khả năng làm
việc của chúng bị giảm dần, chi phí trong qtsd tăng đến 1 giai đoạn nào đó không đảm bảo tính kinh tế
nữa, cần thanh lý. Cho nên có thể đánh giá độ mòn 1 cách tương đối theo tính năng phục vụ của nó.
Phương pháp tổng số:
Cân chi tiết :
Cân chi tiết trước và sau khi sd có thể biết được tổn thất tổng cộng trọng lượng của chi tiết mòn, từ đó có
thể xác định được tốc độ mòn trung bình nếu xem chi tiết là bị mòn đều.
Không biết được sự phân bố mòn, không cân được những chi tiết quá lớn và quá nặng
Không thấy được sự thay đổi đối với chi tiết bị bd dẻo, đối với các chi tiết xốp, ngậm dầu thì còn không
xác định được
b. Xác định lượng mạt sắt trong dầu
Khi bị mòn các hạt kim loại tách ra khỏi bề mặt ma sát và lẫn trong dầu bôi trơn. Căn cứ vào lượng mạt
sắt có trong dầu bôi trơn từ đó ta xác định được tốc độ mòn của chi tiết
PP này đơn giản, không cần tháo chi tiết, nhưng chỉ đáng giá được độ mòn tổng cộng của chi tiết mà
không chỉ ra được độ mòn của từng chi tiết.
Phương pháp nguyên tử đánh dấu :
Cơ sở của pp này dựa vào tính chất phóng xạ của 1 số chất đồng vị phóng xạ để nghiên cứu sự mài mòn.
Dùng phương pháp quang phổ có thể xác định được lượng chất đơn vị có trong dầu bôi trơn từ đó xác
định được tốc độ mòn.
4. Phương pháp đo :
Đo trực tiếp : dùng các dụng cụ chuyên dùng để tiến hành đo: thước cặp, thước panel, đo nhiều lần theo 1
hướng và ss với kích thước ban đầu để xđ độ mòn. Phương pháp này rất phổ biến trên thực tế độ chính
xác phụ thuộc và người đo.

Đo trực tiếp từ mặt chuẩn : Khi đo cần kiểm tra nhiệt độ môi trường khi đo và độ sạch của bề mặt chi tiết.
Dùng máy đo trắc diện ( chụp ảnh ) : chụp ảnh bề mặt chi tiết trước và sau khi mòn, pp chụp ảnh được sd
đo các bề mựt nhám bề mặt chi tiết sd trong phòng thí nghiệm
Phương pháp nhân tạo : gồm có
Phương pháp lõm tròn cắt : tạo ra 1 lõm thường hình chõm cầu khi chi tiết bị mòn kích thước lõm tròn
thay đổi căn cứ vào sự thay đổi kích thước của lõm tròn có thể xđ được bề mặt mòn của chi tiết.
Phương pháp in hình : trên bề mặt chi tiết người ta tạo ra vết lõm hoặc tiếp xúc sau đó dùng chất dẻo in lại
vết xước, lõm trên các bề mặt trước khi làm việc, sau khi chi tiết làm việc in lại lân 2. Căn cứ vào sự thay
đổi kích thước của vết lõm có thể xđ đc độ mòn chi tiết.
Câu 26 Nêu cơ sở lập kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa máy xây dựng.
Lập kế hoạch sữa bảo dưỡng kĩ thuật và sữa chữa bao gồm : xây dựng kế hoạch năm và đồ thị kế hoạch
tháng phù hợp với qui phạm nhà nước
Kế hoạch năm đc xây dựng trên cơ sở xác định số lần bảo dưỡng kĩ thuật và sữa chữa từng cấp K (BD,SC)
trong năm tính toán cho từng chủng loại máy như sau :
K = - KLH
Tt thời gian đã làm việc thực tế của máy kể từ lần bảo dưỡng, SC cùng tên cuối cùng.
TKH thời gian kế hoạch sẽ làm việc trong năm
T chu kì bảo dưỡng sữa chữa
KLH số lượng tất cả các dạng bảo dưỡng sửa chữa có chu kì lớn hơn chu kì đang cần tính, nếu SC lớn
thì KLH = 0
Page
14


− Tháng trong năm cần tiến hành SC lớn lần thứ nhất tính như sau :
KSCL = + 1
TK là chu kì SC lớn
Nếu KSCL > 12 thì SCL được thực hiện vào năm kế hoạch sau , them 1 là để chỉ tên tháng tiếp theo.
− Biểu đồ kế hoạch tiến hành bảo dưỡng và SC tháng của máy là số ngày máy phải dừng làm việc để tiến
hành công tác BD, SC định kì. Số thứ tự ngày làm việc trong tháng bắt đầu đưa máy cụ thể vào BD và SC

tính từ cấp cao hơn trở xuống:
NBD,SC = +1
NBD,SC ngày làm việc cụ thể trong tháng kế hoạch bắt đầu đưa máy vào BD,SC
Np số ngày làm việc dự kiến trong tháng theo lịch và theo chế độ làm việc đã định của cơ sở
n :số thứ tự lần của BD, SC trong tháng kế hoạch.
T là chu kì làm BD, SC
Tt số giờ máy đã làm việc kể từ sau khi BD, SC lần trước
T’KH thời gian dự kiến làm việc trong tháng của 1 máy.
− Dù có lập kế hoạch nhưng việc thực hiện vẫn không thể theo kế hoạch chính xác do tác động của nhiều
yếu tố ngẫu nhiên tới hỏng hóc của máy. Thực tế cho phép thay đổi chu kì bảo dưỡng 10% , chu kì SC
lớn cho phép lớn 15% loại trừ các khả năng gây nguy hiểm cho người và máy.
Câu 27 Nêu mục đích, nội dung công tác bảo dưỡng kỹ thuật Máy xây dựng
1. Mục đích của công tác BDKT
− Nhằm giảm sự hao mòn ( rơ ) của các chi tiết và các mối ghép đảm bảo cho các tiêu chuẩn kĩ thuật.
− Đồng thời để ngăn ngừa hư hỏng và kéo dài tuổi thọ của máy xây dựng.
− Đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. Nội dung:
BDKT được phân ra BD ca, BD1, BD2…., BD mùa với các nội dung sau:
a. BD ca : gọi là BD ngày, tiến hành sau mỗi ca làm việc nhằm duy trì khả năng làm việc của máy cho
nhưng ca tiếp theo bao gồm :
− Chăm sóc bên ngoài máy, kiểm tra độ chắc chắn của các mối ghép, xiết chặt lại các mối ghép
− Kiểm tra hệ thống bôi trơn, tình trạng dầu bôi trơn mức dầu, bôi trơn cho các mối ghép theo định kì
− Kiểm tra tình trạng của máy thông qua đồng hồ đo, kiểm tra phanh, xích tải
b. BD cấp 1
− BD cấp cao hơn = BD cấp thấp hơn + 1 số công việc khác
− Kiểm tra kĩ thuật toàn bộ máy, tiến hành điều chỉnh đơn giản, không đc tháo máy,làm sạch hệ thống nhiên
liệu, làm sạch các bề mặt ma sát, đai, ly hợp, phanh..
− Bôi trơn thay dầu theo yêu cầu kĩ thuật, kiểm tra cơ cấu d/c
− BD cấp 1 do công nhân lái máy hoặc là kết hợp với đội SC thực hiện., BD cấp 1 cho máy nghỉ 1 ca làm
việc.

c. BD cấp 2:
− Làm sạch muội than cac chi tiết
− Kiểm tra sự ăn khớp của bánh răng, kiểm tra toàn bộ hệ thống truyền động.
− Kiểm tra các ổ đỡ, làm sạch hệ thống làm mát, bôi trơn
− Kiểm tra áp lực vòi phun
d. BD mùa :
− Được ứng dụng ở nơi có sự thay đổi nhiệt độ lớn giữa các mùa với nhau
− Chủ yếu là thay chủng loại nhiên liệu vật liệu bôi trơn chất lỏng làm mát chất điện phân phù hợp với nhiệt
độ môi trường.
Câu 28 Nêu nội dung các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật máy xây dựng
Bao gồm :
a. Chuẩn đoán theo độ kín khít: căn cứ vào các thông số : áp suất nén của cặp pittong xylanh, mức lọt khí
hay lọt dầu qua các khe hở, lượng lọt khí vào trong cacte, lượng dầu cháy trong động cơ.
Page
15


b. Chuẩn đoán theo thông số kết cấu
− Dựa vào các thông số kết cấu để đánh giá khả năng làm việc, đánh giá lưu lượng của bơm, khả năng dẫn
dầu qua bình lọc, độ phun sương, độ mở xupap.
− Chuẩn đoán theo thông số này thiên về cụm chi tiết trên máy.
c. Chuẩn đoán các thông số của quá trình làm việc:
− Đo và so sánh các thông số của quá trình làm việc với tài liệu kĩ thuật các thông số qui định.
d. Chuẩn đoán theo độ nhiễm bẩn của dầu bôi trơn :
− Căn cứ vào độ nhiễm bẩn của dầu bôi trơn được lấy từ cate dầu, kim loại có trong dầu sẽ đánh giá được
mức độ mài mòn chi tiết, các loại hóa chất, lưu huỳnh, phốt pho đánh giá được độ nhiễm bẩn của dầu bôi
trơn.
e. Chuẩn đoán theo độ rung âm học
− Đánh giá dựa vào sự thay đổi của thông số âm thanh so với của máy
− Cường độ âm thanh cho phép đánh giá trạng thái của cơ cấu.

f. Chuẩn đoán theo độ rung cơ học ( dao động )
− Cho phép đánh giá phần đúng của máy hoặc cơ cấu, phương pháp này không chính xác do dao động cơ
học bị nhiều yếu tố nhiễu ảnh hường.
Câu 29 Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới sự phá hủy máy và chi tiết máy trong bảo quản
Câu này không tìm thấy nó ở đâu, tự học nhé.

Câu 30 Nêu nội dung công tác cần làm trước và trong khi bảo quản máy xây dựng
− Để máy sau khi bảo quản có thể làm việc được ngay, trước khi bảo quản cần kiểm tra trạng thái kĩ thuật
của máy nếu bị hỏng hóc cần sữa chữa khôi phục để máy có tình trạng tốt.
− Trước khi bảo quản cần làm các công việc sau :
+ Rửa máy ( trong và ngoài ) bề mặt không sơn có thể rửa bằng áp lực nước cao hơn và xì khô
+ Đối với bề mặt có sơn : Bôi 1 lớp sáp chuyên dùng tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào, bề mặt bong tróc
sơn cần sơn lại các bề mặt mạ Cr, Ni… nên lau khô bằng các rẻ lau có thấm dầu mỡ rửa sạch và lau khô
lại lần nữa.
+ Các bề mặt không được sơn cần phải phủ 1 lớp dầu mỡ bảo quản.
+ Các nhóm chi tiết quan trọng tháo ra khỏi mối ghép căng
+ Các phần của máy : cần, gầu xúc,..phải được đặt trên giá chuyên dùng tránh hệ thống cáp hoặc xy lanh
neo giữ chịu tải trọng bộ phận công tác.
+ Các bánh xe, hệ treo phải để treo không chịu tải trọng bản thân máy
+ Đối với ô tô bánh lốp áp suất hơi trong lốp làm giảm đi 50%, xe được kê lên giá chuyên dùng, bánh xe
cách mặt đất 5-10 cm, đối với các hệ di chuyển bánh xích không trực tiếp tiếp xúc với nền đất ẩm, bánh
phải đặt trên các tà vẹt gỗ, nền bê tông khô ráo.
+ Các thiết bị điện nên tháo ra bảo quản ở chế độ riêng
+ Đối với các chi tiết bằng cao su : để rời xăm lốp, day đai nên bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh
nắng trực tiếp, không để chồng lên nhau, nên để trên giá chuyên dùng
+ Cáp thép :
• Khi bảo quản dài hạn nên tháo ra khỏi máy
Page
16





Trước khi đưa vào bảo quản cần phải rửa sạch các cáu bẩn, kiểm tra cẩn thận các chỗ bị rỉ, dập, trạng thái
và khả năng làm việc của cáp.
• Tình trạng của cáp cần phải ghi rõ trên các phiếu bảo quản
• Khi bảo quản nên cuộn thành từng cuộn, trước khi đưa vào bảo quản nên cần bôi trơn, cách tốt nhất nhúng
cả cuộn cáp vào trong thùng mỡ được làm nóng 80 độ, mỗi cuộn cáp có phiếu ghi, ghi rõ ngày tháng,
chiều dài, tình trạng của cáp…
+ Động cơ đốt trong:
• Trước khi bảo quản cần phải qua bảo dưỡng 2 : Rửa sạch, xì khô, bong sơn cần sơn lại, thay dầu bôi trơn
máy trong quá trình sử dụng.
• Xả nước làm mát ra khỏi hệ thống
• Chống rỉ cho động xy lanh trước hết cần xả hết khí ra khỏi bằng cách trước khi dừng máy cho động cơ
làm việc với 1 số vòng quay thấp sau đó dừng máy quay nguội động cơ.
• Trong quá trình bảo dưỡng cần phải định kì kiểm tra tình trạng của máy, kiểm tra lớp bảo vệ khi cần phải
khôi phục lại, định kì theo thời gian kiểm tra khả năng làm việc của máy hoặc cụm chi tiết máy.




+
+



a.
b.






Câu 31 Nêu khái niệm về chạy rà chi tiết máy, ảnh hưởng của chạy rà đến tuổi thọ của chi tiết máy
Chạy rà chi tiết máy : là quá trình chuyển hóa từ trạng thái bề mặt của chi tiết ( bề mặt công nghệ ) sang
bề mặt làm việc. Quá trình này còn gọi là quá trình hao mòn ban đầu.
Chạy rà ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình hoạt động cặp ma sát sau này
Quá trình chạy rà bao gồm các quá trình cơ, lý, hóa phức tạp. dấu hiệu bên ngoài của quá trình là sự thay
đổi hình học bề mặt ở mức độ vi mô và vĩ mô.
Quá trình mài rà gồm 2 quá trình : mài rà vi mô và mài rà vĩ mô.
Mài rà vi mô hình học : các nhấp nhô san bằng nhau, hình dáng thay đổi, có hướng trùng với hướng
chuyển động của chi tiết khi ma sát,sau khi mài rà vi mô hình học các đỉnh nhấp nhô trên bề mặt không
còn đan mắc vào nhau nữa, giai đoạn này bề mặt chi tiết được làm bằng.
Mài rà vĩ mô hình học: chỉnh lý các hình học ma sát như : độ côn, độ vuông góc, độ song song.
Trong quá trình chạy rà thử, nếu không phát hiện j đặc biệt có thể áp dụng thời gian chạy rà ít nhất. nếu
phát hiện trục trặc cần tăng thời gian rà thử tới mức lớn nhất.
Chạy rà có tải, bắt đầu ở chế độ nhẹ không quá 50% tải sau dần tăng tải tới định mức, sau khi tin chắc
máy làm việc tốt mới bắt đầu cho sử dụng bình thường. sử dụng xe, máy đúng kì hạn ban đầu là cơ sở bảo
đảm cho chúng làm việc lâu dài và tin cậy.
Xe máy được chạy rà tốt sẽ đảm bảo làm việc tin cậy, kéo dài tuổi thọ vì trong quá trình chạy rà tải trọng
được tăng dần từ nhỏ tới mức lớn nhất.
Câu 32 Ảnh hưởng của chạy rà đến tuổi thọ chi tiết máy và các biện pháp nâng cao chất lượng chạy rà.
Ảnh hưởng của chạy rà đến tuổi thọ chi tiết máy : Xe máy được chạy rà tốt sẽ đảm bảo làm việc tin cậy,
kéo dài tuổi thọ vì trong quá trình chạy rà tải trọng được tăng dần từ nhỏ tới mức lớn nhất.
Các biện pháp nâng cao chất lượng chạy rà :
Chế độ chạy rà tốt nhất là là khi nó đảm bảo thời gian chạy rà tương đối ngắn nhưng lại làm cho bề mặt
chi tiết trở lên nhẵn bóng, không có vết xước, khe hở lắp ghép không tăng lên nhiều. động cơ chạy rà
xong làm việc ổn định trong một thời gian dài.
Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới chất lượng chạy rà là chế độ tải trọng, tốc độ, thời gian và loại dầu bôi
trơn. Khi chạy rà chế độ tải trọng và tốc độ phải tăng dần từ thấp đến cao để đảm bảo độ bóng bề mặt

không bị cào xước và giảm hao mòn, dầu bôi trơn phải chọn có độ nhớt hợp lý.
Để chạy rà động cơ cần phải chọn một quy trình hợp lý, quy trình này bao gồm nhiều bước chạy rà hợp
thành, trong mỗi bước được quy định cụ thể các chế độ tải trọng, tốc độ, thời gian cũng như điều kiện bôi
trơn, nhiệt độ... sẽ được áp dụng.
Do từng đơn vị có chất lượng sửa chữa khác nhau nên các quy trình chạy rà có thể khác nhau đặc biệt là
thời gian chạy rà. Nơi nào có chất lượng gia công bề mặt tốt hơn thì thời gian chạy rà có thể rút ngắn hơn
và ngược lại.
Page
17


Câu 33 Thế nào là mài mòn cơ - phân tử. Phân biệt Tróc loại I và Tróc loại II.
a. Mài mòn cơ – phân tử :
− Là dạng mòn ban đầu bằng sự phá hủy các liên kết kim loại trên bề mặt làm việc tiến tới phá vỡ từng phần
vật liệu
− Do trên bề mặt chi tiết có trường lực tự do, nếu có lực đủ lớn bề mặt không có vật liệu bôi trơn kim loại
chi tiết tiếp xúc nhau nằm trong bán kính tác dụng phân tử  mối liên kết kim loại hình thành do 2 chi tiết
chuyển động tương đối với nhau mối liên kết kim loại vừa được hình thành bị phá vỡ tạo nên những chỗ
lồi lõm trên bề mặt chi tiết và quá trình lặp lại.
b. Phân biệt tróc I và tróc II
− Tróc I : xảy ra khi có tải trọng ngoài lớn bề mặt bôi trơn kém. Vận tốc trượt tương đối 2 bề mặt nhỏ cho
nên mài mòn xảy ra chủ yếu do phá vỡ liên kết mối kim loại kém bong tách các hạt kim loại không có sự
ảnh hưởng của nhiệt.
− Tróc II : ngoài tải trọng lớn còn do vận tốc trươt tương đối 2 bề mặt lớn sinh ra nhiệt lớn gây cháy dẻo bề
mặt lớp kim loại ma sát, lớp kim loại vừa bị chảy dẻo trượt theo hướng chuyển động và gây bong tác bề
mặt.

Page
18




×