Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Báo cáo đề án dụ thượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.12 KB, 9 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ PHONG DỤ THƯỢNG

Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

/BC-UBND

Dụ Thượng, ngày 10 tháng 4 năm 2017

BÁO CÁO
Tiến độ triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô,
mạng lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông
giai đoạn 2016-2020
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Điều kiện tự nhiên.
Xã Phong Dụ Thượng là xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của
huyện Văn Yên. Phía Đông giáp với xã Xuân Tầm; Sùng Đô, Nậm Mười của huyện
Văn Chấn. Tây giáp Nậm Có huyện Mù Cang Chải. Tây giáp Gia Hội huyện Văn
Chấn. Phía Bắc giáp với xã Nậm Tha huyện Văn Bàn tỉnh Lao Cai.
Là xã vùng núi nên địa hình chủ yếu là đồi núi, khe suối sâu, giao thông khó
khăn. Đặc biệt là các thôn xã thường bị chia cắt vào mùa mưa do sạt lở đường và lũ
suối.
2. Điều kiện kinh tế xã hội.
Tổng số toàn xã có: 1.175 hộ. Số nhân khẩu: 5846
Trong đó 702 hộ = 3.465 khẩu thuộc diện nghèo.
Diện cận nghèo: 188 hộ: 913 khẩu
- Có 1.138 hộ = 5713 khẩu là người dân tộc. Chiếm 98%


- Bao gồm: Dân tộc Tày: 607 hộ= 2. 844 khẩu; chiếm 48,6%
Dân tộc Dao: 412 hộ=2.114 khẩu; chiếm 36,2%
Dân tộc H’Mông: 117 hộ= 713 khẩu.chiếm 12,2%
Dân tộc kinh: 37 hộ, 133 khẩu; chiếm 0,2%
Dân tộc Thái: 2 hộ = 32 khẩu; chiếm 0,05%
Do dân cư sống thưa thớt thành nhiều cụm dân cư xa trung tâm xã, đa số làm
nông nghiệp, thiếu điện, thiếu thông tin nên đời sống tinh thần và vật chất điều thiếu.
Còn những hủ tục lạc hậu: Lấy vợ, lấy chồng sớm, đẻ nhiều con, chưa quan tâm đến
việc học của các em. Nên tỷ lệ chuyên cần của HS cha cao do đó chất lượng giáo dục
chưa ổn định. Dẫn đến công tác phát triển Kinh tế, Văn hoá- Xã hội tại địa phương
gặp nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn nghèo: Khẩu nghèo chiếm tới 60,85%.
Trong đó có nhiều hộ trong tình trạng đói kém.
2. Thuận lợi, khó khăn
* Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự chỉ đạo sát
sao của phòng giáo dục cũng như sự ủng hộ, tạo điều kiện của chính quyền địa
1


phương. Đây là những yếu tố cơ bản để nhà trường ngày càng phát triển bền vững về
tư tưởng chính trị, về chuyên môn và cơ sở vật chất ngày một nâng cao.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên của nhà trường trẻ, khỏe; giữ đúng phẩm chất,
đạo đức của nhà giáo. Là những người tâm huyết với nghề nghiệp; luôn yêu nghề
mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân yêu; Có nhiều đổi mới, sáng tạo trong phương pháp
giảng dậy.
Các bậc phụ huynh luôn tin tưởng sự lãnh đạo của nhà trường và sự chăm sóc,
giáo dục tận tình của đội ngũ giáo viên nên đặc biệt quan tâm, giúp đỡ, ủng hộ nhiệt
tình đối với mọi hoạt động của đơn vị nhà trường.
* Khó khăn:
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhà trường đã có được thì vẫn còn tồn tại

một số khó khăn nhất định, làm ảnh hưởng tới công tác chăm sóc, giáo dục của nhà
trường.
Về cơ sở vật chất: Diện tích đất của trường còn hẹp, không đủ diện tích cho HS
vui chơi ở ngoài trời, lớp học còn trật hẹp. Một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động
dạy và học của trẻ còn chưa phong phú
Tỷ lệ hộ nghèo của xã tuy đã giảm nhiều. Nhưng vẫn còn, nên đã ảnh hưởng
tới đời sống người dân nơi đây. Do đó, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến
việc học, cũng như chế độ dinh dưỡng của con mình. Vì vậy, tỷ lệ suy dinh dưỡng
của trẻ còn cao.
II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
A. Công tác tuyên truyền
1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền
Tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và các tầng
lớp nhân dân về quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục
và đào tạo trong giai đoạn hiện nay; chủ trương về sắp xếp quy mô, mạng lưới
trường, lớp, học sinh nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội.
2. Kết quả tuyên truyền (Sự đồng thuận của nhân dân, phụ huynh học
sinh).
- Được sự đồng thuận của nhân dân, phụ huynh học sinh.
B. Kết quả thực hiện Đề án sau sáp nhập (Năm học 2016-2017)
1. Quy mô, mạng lưới trường, lớp, học sinh
Toàn xã có 3 trường, 1 trường PTDTBT –THCS, 1 trường mầm non, 1 trường
tiểu học.
Toàn xã có 340 học sinh được hưởng chế độ theo nghị định 116/2016 của
Chính phủ; toàn xã có điểm trường lẻ (MN: , TH: ).
a) Mầm non
- Nhà trẻ: Mở 3 nhóm trẻ, với 60/260. trẻ, đạt 100% so với KH; so với dân số
độ tuổi đạt 14,3%.
- Mẫu giáo: Mở 12 lớp mẫu giáo, huy động 387/387 trẻ mẫu giáo, so với kế
hoạch đạt 100%, so với dân số độ tuổi đạt 89,3%; trong đó huy động được 135 /135

trẻ mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100% so với kế hoạch, đạt 100% so với dân số độ tuổi.
- Lớp học 2 buổi/ngày 14/15lớp (Nhà trẻ 3/3 với 60 trẻ, Mẫu giáo 11/12 lớp với
352tre)
2


b) Tiểu học
- Tổng số điểm trường: 7 điểm trường.
- Số lớp KH 32 lớp/ TH 32 lớp,
Số lượng học sinh: KH Giao: 611 HS/ TH 611 HS. Nữ 295. Dân tộc: 596. Nữ
DT: 288
- Khối 1 KH 7 lớp/128 HS. TH 7 lớp/126 HS. Nữ: 63. Dân tộc: 124. Nữ dân
tộc: 61.
- Khối 2 KH 7 lớp/119 HS. TH 7 lớp/118 HS. Nữ: 58. Dân tộc: 114. Nữ dân
tộc: 57.
- Khối 3 KH 6 lớp/137HS. TH 6 lớp/136 HS. Nữ: 63. Dân tộc: 131. Nữ dân
tộc: 60.
- Khối 4 KH 6 lớp/104 HS. TH 6 lớp/104 HS. Nữ : 57. Dân tộc: 104. Nữ dân
tộc: 57.
- Khối 5 KH 6 lớp/123 HS. TH 6 lớp/127 HS. Nữ: 54. Dân tộc: 123. Nữ dân
tộc 53
* Trong đó:
Lớp đơn KH 27 lớp/ TH 27 lớp. 506 HS. Nữ: 239 HS. Dân tộc: 479 HS. Nữ
dân tộc: 234 HS.
Lớp hoc 2 buổi / ngày: KH 5 lớp/TH 5lớp – KH: 106 HS/TH: 105 HS. Nữ: 56
HS. Dân tộc: 104 HS. Nữ dân tộc: 54.
* Tỷ lệ huy động: huy động trẻ 6 - 10 tuổi ra lớp: 589/589 đạt 100%.
- Trong đó trẻ 6 tuổi vào lớp 1: 121 / 121 đạt 100% : tỷ lệ học sinh đi học
chuyên cần 99 %
* Duy trì số lượng HS đến cuối năm phấn đấu đạt 100 %. Phấn đấu không có

học sinh bỏ học trong năm học.
* Số HS cụ thể ở từng điểm trường.
1. Điểm trung tâm.
- Lớp 1A: 31 HS
- Lớp 2 A: 30 HS
- Lớp 3 A: 31 HS
- Lớp 4 A: 23 HS
- Lớp 5 A: 28 HS
Tổng số HS khu TT: 143 em
2. Điểm Làng Ngoã.
- Lớp 1B: 16 HS
- Lớp 2 B: 15 HS
- Lớp 3B: 23 HS
- Lớp 4 B: 16 HS
- Lớp 5 B: 12 HS
Tổng số HS khu LN: 82 em
3. Điểm Khe Mạ.
- Lớp 1C: 25 HS
- Lớp 2 C: 15 HS
- Lớp 3C: 18 HS
- Lớp 4 C: 17 HS
- Lớp 5 C: 21 HS
3


Tổng số HS khu Khe Mạ: 96 em
4. Điểm Khe Mạng.
- Lớp 1D: 12 HS
- Lớp 2 D: 16 HS
- Lớp 3D: 16 HS

- Lớp 4 D: 12 HS
- Lớp 5 D: 14 HS
Tổng số HS khu Khe Mạng: 72 em
5. Điểm Than Dẹt.
- Lớp 1 Đ: 19 HS
- Lớp 2 Đ: 21 HS
- Lớp 3 Đ: 17 HS
- Lớp 4 Đ: 18 HS
- Lớp 5 Đ: 19 HS
Tổng số HS khu Than Dẹt: 94 em
6. Điểm Bản Lùng.
- Lớp 1 E: 11 HS
- Lớp 2 E: 11 HS
- Lớp 3 E: 31 HS
- Lớp 4 E: 18 HS
- Lớp 5 E: 33 HS
Tổng số HS khu Khe Mạng: 104 em
7. Điểm Làng Mông.
- Lớp 1 H: 10 HS
- Lớp 2 H: 10 HS
c) THCS: Gồm 12 lớp, tổng số HS trong trường là 438, tổng số học sinh bán
trú 340, trong đó ở trong trường 276, trọ nhà dân: 64.
2. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học
- Toàn xã có 34 phòng học, trong đó 15 phòng kiên cố; 16 phòng bán kiên cố;
03 phòng học tạm:
Mầm non: Có 16 phòng học, trong đó: kiên cố: 2 phòng, bán kiên cố: 12
phòng; 02 phòng học tạm. Phòng công vụ giáo viên: 10 phòng, trong đó: bán kiên
cố:6 phòng, tạm 04 phòng.
Tiểu học: - Tổng diện tích đất: 12.051 m2.
- Tổng số phòng học: 19 phòng học :

* Trong đó :
- Phòng cấp kiên cố: 6 phòng. Tổng diện tích phòng học: 231m2.
- Phòng học tạm: 13. Tổng diện tích phòng học: 420 m2
- Phòng thư viện: 01 phòng: 12 m2 (Tạm)
- Văn phòng: 1 phòng: 48 m2 (nhà tạm )
- Phòng khác: không phòng.
4


- Phòng công vụ: 17 phòng. (nhà tạm)
- Công trình vệ sinh học sinh : KC: 7; tạm: 1.
THCS: Có 06 phòng học kiên cố; thiếu phòng học văn hóa, phải bố trí học tạm
ở văn phòng và nhà đa năng, phòng bán trú cho học sinh: 14 phòng tạm; phòng ở
công vụ giáo viên: 16 phòng kiên cố.
3. Đội ngũ
Tổng số CBQL, GV, NV: 125 người (biên chế: 121; hợp đồng lao động theo
Nghị định 68/2000/NĐ-CP: 04 người). Trong đó: Quản lý: 10 người, giáo viên: 111
người, Nhân viên: 04 người, Chia ra:
a) Mầm non:
Tổng số: 31 người (biên chế: 30). Trong đó: Quản lý: 3 người, giáo viên: 25
người, Nhân viên: 3 người. Tỷ lệ GV được đào tạo đạt chuẩn trở lên 100%, tỷ lệ giáo
viên có trình độ trên chuẩn đạt 60,6 %. So với định mức thiếu 5 GV.
b) Tiểu học: - Tổng số cán bộ giáo viên: 33
Trong đó: Quản lý: 4. Dân tộc: 02
Giáo viên: 28: Nhóm 1: 25 : ( 14 nữ. Dân tộc: 8. Nữ dân tộc: 02)
Nhóm 2: 03 GV.
Trong đó. + Mỹ thuật: 01
+ Thể dục: 01
+ Âm nhạc: 01
Nhân viên 1: Kế toán: 01. Nữ: 01. Nữ dân tộc: 0

( Thiếu so với quy mô 17 giáo viên, nhân viên. Trong đó thiếu 4 nhân viên, 1
Đoàn đội, 12 giáo viên)
3.2 Trình độ chuyên môn:
Đại học: 09
Cao đẳng: 11
Trung cấp: 13
Nhân viên bảo vệ : không
• Đầu học kỳ II.
- Tổng số cán bộ giáo viên: 37
Trong đó: Quản lý: 4. Dân tộc: 02
Giáo viên: 32: Nhóm 1: 28: ( 18 nữ. Dân tộc: 8. Nữ dân tộc: 02)
Nhóm 2: 04 GV.
Trong đó. + Mỹ thuật: 01
+ Thể dục: 02
+ Âm nhạc: 01
Nhân viên 1: Kế toán: 01. Nữ: 01. Nữ dân tộc: 0
Trình độ chuyên môn:
Đại học: 9
Cao đẳng: 15
Trung cấp: 13
c) THCS:
Tổng số: 30người (biên chế: 29; hợp đồng lao động theo Nghị định
68/2000/NĐ-CP: 01 người). Trong đó: Quản lý: 03 người, giáo viên: 26 người, Nhân
5


viên: 1 người. Tỷ lệ GV được đào tạo đạt chuẩn trở lên 100%, tỷ lệ giáo viên có trình độ
trên chuẩn đạt 53,8%. So với định mức thiếu 2 giáo viên.
C. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NĂM 2017-2018
1. Quy mô mạng lưới trường lớp

a) Mầm non: Năm học 2017-2018 sáp nhập điểm trường thôn 10- Làng Than
về Trung Tâm( các điểm trường khác sáp nhập 2018- 2019)
b) Tiểu học: Năm học 2017-2018
+ Tổng số lớp: 25 lớp= 618 HS
*Trung Tâm: 13 lớp= 412 HS
+ Trong đó:
Lớp 1: 3 lớp = 94 HS
- Lớp 2: 3 lớp = 86 HS
- Lớp 3: 2 lớp = 76 HS
- Lớp 4: 3 lớp = 88 HS
- Lớp 5: 2 lớp = 68 HS
+ Khu lẻ 12 lớp = 206 HS
-Lớp 1: 3 lớp
1. Than Dẹt: 1 lớp = 21 HS
2. Bản Lùng: 1 lớp = 10 HS
3. Làng Mông: 1 lớp = 9 HS
- Lớp 2: 3 lớp
1. Than Dẹt: 1 lớp = 19 HS
2. Bản Lùng: 1 lớp = 11 HS
3. Làng Mông: 1 lớp = 10 HS
- Lớp 3: 2 Lớp
1. Than dẹt : 1 lớp = 21 HS
2. Bản Lùng: 1 lớp = 21 HS
- Lớp 4: 2 Lớp
1. Than dẹt : 1 lớp = 17 HS
2. Bản Lùng: 1 lớp = 31 HS
- Lớp 5: 2 Lớp
1. Than dẹt : 1 lớp = 18 HS
2. Bản Lùng: 1 lớp = 18 HS
* Số học sinh ở Bán trú: 272 em

- Cơ sở vật chất cần để đáp ứng phục vụ cho dạy và học
6


+ Phòng học: 8 phòng
+ Phòng ở BT: 17 phòng
+ Phòng công vụ: 7 phòng
c) Bậc học THCS: Gồm 12 lớp với 438 học sinh, trong đó 340 học sinh bán
trú.
2. Cơ sở vật chất:
Tiến độ xây dựng các công trình phục vụ cho việc thực hiện Đề án năm
2017-2018:
+) MN: Điểm trường Trung Tâm thiếu 2 phòng học, mặt bằng đã giải phóng
được 50%, còn 50% chưa giải phóng .
+) TH: Cần thúc đẩy đầu tư xây dựng CSVC cho nhà trường, xây dựng phòng
học nhà Bán trú, nhà Công vụ theo đề án sắp xếp quy mô trường lớp.
+) THCS: Trường thiếu 02 phòng học, hiện nay chưa xin được nguồn kinh phí
xây dựng.
3. Đội ngũ:
Dự kiến năm 2017-2018:
- Bậc học mầm non: Tổng số 31, trong đó: Quản lý: 03( thiếu 1 quản lý), GV:
25(thiếu 5 giáo viên),nhân viên: 03
- Bậc học TH: Tổng số: 37, trong đó: Quản lý: 04, GV: 32 , NV: 01.
- Bậc THCS: Tổng số: , trong đó: Quản lý: 03, GV: 26, NV: 01.
III. Công tác bán trú theo QĐ 656 của Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với các
trường có học sinh bán trú).
- Trường PTDTBT – THCS Phong Dụ Thượng nghiên cứu các nội dung của
công văn 656 và đã, đang thực hiện theo công văn 656 của Sở giáo dục và
đào tạo.
IV. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

a. Thuận lợi
- Xã Phong Dụ Thượng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện
ủy, HĐND, UBND huyện và các phòng ban chuyên môn của huyện. Các ban ngành
đoàn thể trong xã đã phối hợp với nhà trường trong công tác tuyên truyền vận động
học sinh ra lớp, đầu tư cơ sở vật chất cho trường tiểu học.
b. Khó khăn
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đôn đốc, nhắc con em mình học tập, phó
mặc cho nhà trường; Con nghỉ học bất thường không nhắc nhở đi học.
- Chưa có mối quan hệ gắn kết với nhà trường, không nắm rõ con học lớp mấy,
ai chủ nhiệm, số điện thoại liên hệ với thầy cô…
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn: Đông con, thiếu người làm, nhà nghèo nên cho
con nghỉ học đi làm.
- Quy hoạch xây dựng chưa có sự tổng thể
+ Quỹ đất hẹp mặt bằng mới chỉ khoảng 8000m2 BQLDA đã thiết kế xây dựng
không hợp lý toàn bộ mặt bằng vừa giải phóng BQLDA thiết kế nguyên nhà Bán trú
đã hết đất. Sau khi nhà trường cùng địa phương có ý kiến BQLDA đã chuyển 5 phòng
7


BT và bếp ăn xuống khu mặt bằng cũ khoảng 2000m2. Còn lớp học phải đặt ở phía ta
li âm thì mới đủ số phòng học . Như vậy so với đề án vẫn thiếu 10 phòng BT và 15
phòng công vụ GV và một số các hạng mục công trình khác chưa có mặt bằng để xây
dựng. Những lý do trền có thể sẽ dẫn đén khó khăn trong quá trình quản lý HS và
hoạt động của nhà trường.
- Do đưa học sinh tiểu học từ điểm trường lẻ về điểm trường chính, một số học
sinh còn nhỏ chưa tự chăm sóc bản thân, nhà xa trường, đường xá đi lại khó khăn do
đa số là đường đất nên ảnh hưởng tới việc huy động học sinh ra lớp và tỷ lệ chuyên
cần của học sinh; nguy cơ học sinh tiểu học bỏ học có thể xảy ra, nhất là các thôn ở
xa trung tâm.
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đôn đốc, nhắc con em mình học tập, phó

mặc cho nhà trường; Con nghỉ học bất thường không nhắc nhở đi học.
- Chưa có mối quan hệ gắn kết với nhà trường, không nắm rõ con học lớp mấy,
ai chủ nhiệm, số điện thoại liên hệ với thầy cô…
- Hoàn cảnh gia đình khó khăn: Đông con, thiếu người làm, nhà nghèo nên cho
con nghỉ học đi làm.
c. Kiến nghị, đề xuất
+ Đối với trường mầm non
- Xây dựng thêm phòng học
+ Đối với trường Tiểu học
- Các ban ngành cấp trên xem xét sắp xếp quy hoạch khuôn viên nhà trường 1
cách tổng thể.
- Để thực hiện đề án đúng lộ trình đề nghị các ban ngành cấp trên thúc đẩy đầu
tư xây dựng CSVC cho nhà trường, xây dựng phòng học nhà Bán trú, nhà Công vụ
theo đề án sắp xếp quy mô trường lớp.
- Xây dựng CSVC (Văn phòng, phòng học bộ môn, nhà chức năng ) phục vụ
công tác dạy và học trong nhà trường, bổ sung thêm thiết bị dạy học.
- Đầu tư xây dựng nguồn nước cho nhà trường
+ Đối với trường THCS
- Các cấp các ngành xây dựng thêm 02 phòng học văn hóa, văn phòng, phòng
hiệu bộ, nhà ăn, phòng ở học sinh.
Trên đây là báo cáo tình hình triển khai thực hiện Đề án sắp xếp quy mô, mạng
lưới trường, lớp đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, công tác bán trú trên
địa bàn xã Phong Dụ Thượng/.
Nơi nhận:

CHỦ TỊCH

- Đoàn công tác của huyện;
- Phòng GD&ĐT;
- Lưu: VT.


Mai Quốc Ngữ
8


9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×