Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

De thi HSG sinh hoc 7 nam hoc 20132014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.3 KB, 3 trang )

PHÒNG GD – ĐT LONG MỸ
TRƯỜNG THCS LƯƠNG TÂM

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 7
Môn: Sinh học
Năm học: 2010 – 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1: Nêu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn từ Lớp Cá đến Lớp Chim? (4,0
điểm)
Câu 2: Mực có tập tính bơi nhanh có được xếp chung ngành với ốc Sên bò
chậm chạm hay không? Vì sao? (4,0 điểm)
Câu 3: Trong các ngành động vật đã học, theo em ngành nào chiếm số
lượng loài lớn nhất? Hãy nêu đặc điểm chung của ngành đó? (2,5 điểm)
Câu 4: So sánh hệ thần kinh của Tôm sông và hệ thần kinh của Cá chép để
thấy được sự tiến hóa cua động vật? (5,0 điểm)
Câu 5: Có một đại diên có lối sống cả động vật là thực vật. Đó là đại diện
nào? Vì sao lại xếp chúng vào cả nhóm thực vật và động vật? Trình bày đặc
điểm cấu tạ o ngoài của đại diện đó? (4,5 điểm)
Lương tâm, ngày 21 tháng 01 năm 2010
Giáo viên ra đề
Trần Văn Gần


PHÒNG GD – ĐT LONG MỸ
TRƯỜNG THCS LƯƠNG TÂM

ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI KHỐI 7
Môn: Sinh học
Năm học: 2009 – 2010
Câu 1:
- Hệ tuần hoàn gồm tim và hệ mạch, tim có vai trò co bóp đẩy máu đi


nuôi cơ thể:
• Lớp Cá: Tim có hai ngăn( một tâm thất và một tâm nhĩ) cấu tạo còn đơn
giản, máu bị pha trộn nhiều(0,5 điểm)
• Lớp Lưỡng cư: Tim có ba ngăn, do tâm nhĩ chia thành hai ngăn (tâm
nhĩ trái, tâm nhĩ phải) và tâm thất, máu đi nuôi cơ thể vẫn còn pha trộn(0,5
điểm)
• Lớp Bò sát: Tim vẫn là ba ngăn (tâm nhĩ trái, tâm nhĩ phải và tâm thất)
nhưng ở tâm thất xuất hiện thêm một vách hụt nên máu ít bị pha trộn hơn (trừ cá
sấu tim có bốn ngăn hoàn toàn) (0,75 điểm)
• Lớp Chim: Tim có cấu tạo hoàn chỉnh hơn, đầy đủ bốn ngăn ( tâm nhĩ
trái, tâm nhĩ phải, tâm thất trái và tâm thất phải). Ngoài ra giữa tâm nhĩ và tâm
thất còn có van nhĩ-thất giúp máu chảy theo một chiều(0,75 điểm)
Câu 2:
Mực và ốc sên tuy có tập tính khác nhau nhưng chúng đều được xếp chung
vào ngành thân mềm, vì chúng có đầy đủ các đặc điểm chung của ngành thân
mềm: (1,0 điểm)
+ Thân mềm(0,5 điểm)
+ Không phân đốt(0,5 điểm)
+ Có vỏ đá vôi (mực có vỏ đá vôi tiêu giảm còn lại vết tích là mai mực)
(0,5 điểm)
+ Có khoang áo phát triển(0,5 điểm)
+ Hệ tiêu hóa phân hóa thành nhiều thành phần(0,5 điểm)
+ Cơ quan di chuyển thường đơn giản ( trừ mực và bạch tuộc thích nghi
với lối săn mồi tích cực nên cơ quan di chuyển phát triển) (0,5 điểm)
Câu 3:
Ngành động vật chiếm số lượng loài lớn nhất là ngành Chân khớp(1,0
điểm)
Đặc điểm chung của ngành Chân khớp:
+ Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ,che chở(0,5 điểm)
+ Các phần phụ phân đốt, khớp động với nhau(0,5 điểm)

+ Thông qua lột xác để lớn lên(0,5 điểm)
Câu 4:


• Tôm sông: Hệ thần kinh gồm hai hạch não với hai dây nối với hạch dưới
vòng hầu làm thành một vòng thần kinh hầu lớn. Khối hạch ngực tập trung thành
chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi hạch thần kinh bụng – Hệ thần kinh nẳm ở mặt
bụng(1,5 điểm)
• Cá chép: Hệ thần kinh hình ống, gồm bộ não, tủy sống và các dây thần
kinh. Bộ não phát triển gồm: Hành khứu giác, não trước, não trung gian, não
giữa, tiểu não và hành tủy – Hệ thần kinh nằm ở mặt lưng ( Não được bảo vệ
trong hộp sọ, tủy sống được bảo vệ trong cột sống) (3,0 điểm)
Hệ thần kinh cá chép phát triển hơn hệ thần kinh của tôm sông (0,5 điểm)
Câu 5:
Đại diện có lối sống vừa là động vật vừa là thực vật là trùng roi xanh (1,0
điểm)
Xếp chúng vào giới thực vật hoặc giới động vật đều đúng vì:
Chúng có diệp lục có thể quang hợp được – tự dưỡng (0,75 điểm)
Chúng có hình thức sống dị dưỡng như mọi động vật khác (0,75 điểm)
Đặc điểm cấu tạo của trùng roi:
+ Là động vật đơn bào (0,25 điểm)
+ Đầu tù có 01 roi, đuôi nhọn (0,25 điểm)
+ Cơ thể gồm nhân và chất nguyên sinh (0,5 điểm)
+ Diệp lục (0,25 điểm)
+ Có rãnh miệng (0,25 điểm)
+ Có lông bơi (0,25 điểm)
+ Có điểm mắt (0,25 điểm)
Lương tâm, ngày 21 tháng 02 năm 2010
Người viết đáp án
Trần Văn Gần




×