Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Ôn thi đại học chuyên đề Sóng của Xuân Quỳnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.03 KB, 10 trang )

CHUYÊN ĐỀ III : BÀI SÓNG
-Xuân Quỳnh –

1.Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988). Một nhà thơ trẻ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Nhà thơ nữ hiện đại, viết rất hay, rất nồng nàn về thơ tình.
2. Bài thơ
- Sóng được Xuân Quỳnh viết vào ngày 29/12/1967, lúc nhà thơ 25 tuổi. Bài thơ rút trong tập “Hoa dọc chiến hào”
tập thơ thứ 2 của chị.
-Văn bản gồm 38 câu:
1.Dữ dội và dịu êm
2.Ồn ào và lặng lẽ
3.Sông không hiểu nổi mình
4,Sóng tìm ra tận bể
5.Ôi con sóng ngày xưa
6.Và ngày sau vẫn thế
7.Nỗi khát vọng tình yêu
8.Bồi hồi trong ngực trẻ
9.Trước muôn trùng sóng bể
10.Em nghĩ về anh, em

19.Ôi con sóng nhở bờ
20.Ngày đêm không ngủ được
21.Lòng em nhớ đến anh
22.Cả trong mơ còn thức
23.Dẫu xuôi về phương Bắc
24.Dẫu xuôi về phương Nam
25.Nơi nào em cũng nghĩ
26.Hướng về anh một phương
27.Ở ngoài kia đại dương
28.Trăm nghìn con sóng đó
29.Con nào chẳng tới bờ


30.Dù muôn vời cách trở

11.Em nghĩ về biển lớn
12.Từ nơi nào sóng lên?

31.Cuộc đời tuy dài thế
32.Năm tháng vẫn đi qua

13.Sóng bắt đầu từ gió

33.Như biển kia dẫu rộng

14.Gió bắt đầu từ đâu?

34.Mây vẫn bay về xa”

15.Em cũng không biết nữa
16.Khi nào ta yêu nhau

35.Làm sao được tan ra
36.Thành trăm con sóng nhỏ

17.Con sóng dưới lòng sâu
18.Con sóng trên mặt nước

37.Giữa biển lớn tình yêu
38.Để ngàn năm còn vỗ

3. Nội dung:
- Hình tượng sóng nước và sóng lòng. Con sóng là con sóng một thuở mà nó đã thành con sóng ngàn đời: con sóng tình

yêu, con sóng yêu thương, con sóng của một tâm hồn đẹp, con sóng thương yêu…
-Khát vọng tình yêu: yêu và được yêu, yêu và thủy chung chọn đời.
-Khát vọng mãnh liệt muốn hóa thân thành con sóng để tồn tại bất tử trong tình yêu.
-Vẻ đẹp tâm hồn của người con gái đang yêu(XQ): chủ động trong tình yêu, yêu chân thành say đắm và yêu thủy chung
chọn đời.
-Tình yêu của người con gái: luôn thường trực trong trái tim trẻ tuổi, tình yêu chân thành, tình yêu mãnh liệt, tình yêu
thủy chung và tình yêu bất tử ….
4. Nghệ thuật:
-Thể thơ năm chữ tạo âm điệu của những con sóng biển.
-Nghệ thuật đối lập, nhân hóa, ẩn dụ… Tất cả đã tạo nên những vần thơ tình yêu hay nhất mọi thời đại.
--Hình tượng song hành sóng và em: sóng là em và em cũng là sóng.
……..
5. Tìm hiểu chi tiết


5.1.Đoạn thơ: Hai khổ đầu: Trạng thái tồn tại và khát vọng của sóng.
1.Dữ dội và dịu êm
2.Ồn ào và lặng lẽ
3.Sông không hiểu nổi mình
4,Sóng tìm ra tận bể
5.Ôi con sóng ngày xưa
6.Và ngày sau vẫn thế
7.Nỗi khát vọng tình yêu
8.Bồi hồi trong ngực trẻ
Mở đầu đoạn trích XQ miêu tả trạng thái tồn tại đối lập của sóng:
1.Dữ dội và dịu êm
2.Ồn ào và lặng lẽ
Để miêu tả trạng thái tồn tại đối lập của sóng, XQ đã sử dụng hai cặp tính từ trái nghĩa dữ dội – dịu êm, ồn ào –
lặng lẽ. Theo quy luật tự nhiên của sóng, có hôm sóng dữ dội và ồn ào đó là hôm biển động. Còn hôm nào biển lặng thì
sóng lại dịu êm và lặng lẽ. XQ không phải là người đầu tiên cảm nhận được trạng thái tồn tại đối lập tự nhiên ấy của

sóng. Nhưng sự phát hiện sáng tạo của chị là ở việc chị sử dụng hai cặp tính từ miêu tả trạng thái đối lập kết hợp với
quan hệ từ và. Xuân Quỳnh sử dụng quan hệ từ và để biểu đạt quan hệ cộng hưởng, nối tiếp những trạng thái của con
sóng.. Những đặc điểm tưởng như đối lập lại thống nhất với nhau và luôn tồn tại trong một chỉnh thể là sóng. Trong cái
dữ dội có cái dịu êm, trong sự ồn ào lại chứa đựng sự lặng lẽ. Như chúng ta biết dụng ý nghệ thuật của XQ khi xây duwgj
hình tượng con sóng chị muốn mượn con sóng nước để diễn tả con sóng lòng của người con gái đang yêu. Thế nên những
trạng thái đối lập của sóng cũng chính là những trạng thái đối lập trong tâm hồn người con gái khi yêu. Khi yêu tâm hồn
của người con gái cũng có những cung bậc tình cảm trái ngược nhau: có khi tâm hồn ấy sôi nổi cuồng nhiệt, cũng có khi
e lệ, kín đáo, có lúc đằm thắm, lúc hờn ghen…
Qua hai câu thơ đầu nữ sĩ đã cho chúng ta cảm nhận được đặc điểm của những con sóng biển và những con
sóng tình yêu. Những con sóng luôn chứa đựng những trạng thái đối lập và luôn có những khát khao mãnh liệt:
3.Sông không hiểu nổi mình
4,Sóng tìm ra tận bể
5.Ôi con sóng ngày xưa
6.Và ngày sau vẫn thế
7.Nỗi khát vọng tình yêu
8.Bồi hồi trong ngực trẻ
Ba hình ảnh sông, sóng, bể trong hai câu thơ Sông không hiểu nổi mình-Sóng tìm ra tận bể như là những chi tiết bổ
sung cho nhau : sông và bể làm nên đời sóng, sóng chỉ thực sự có đời sống riêng khi ra với biển khơi mênh mông vô tận.
Sóng không cam chịu một cuộc sống đời sông chật hẹp, tù túng . Con sóng mạnh mẽ như bứt phá không gian chật hẹp để
khát khao một không gian lớn lao. Hành trình con sóng tìm ra tận bể chứa đụng một sức sống tiềm tàng, bền bỉ . Bằng
biện pháp nghệ thuật nhân hóa , XQ đã diễn tả những khao khát cháy bỏng của con sóng. Con sống mang trong mình nỗi
khao khát được từ bỏ không gian chật hẹp là sông để tìm ra bể-một không gian rộng lớn bao la để thỏa sức vẫy vùng. Tác
giả đã khéo léo sử dụng động từ tìm trong việc nhân hóa con sóng để cho ta thấy được sự chủ động của con sóng, con
sóng chủ động chối bỏ những phạm vi chật hẹp sông để vươn tới những phạm vi rộng lớn bao la đó là bể rộng. Tuy nhiên
cũng theo quy luật tự nhiên hành trình tất yếu của mọi con sóng đều bất đầu từ sông ra biển. Nhưng trong cách lý giải của
XQ, một nhà thơ, một trái tâm hồn tinh tế nhạy cảm thì đó không chỉ là hành trình của sóng mà chính là khát vọng của
sóng. Phải chăng đó chính là cái hay của ngôn ngữ thơ? Và một lần nữa XQ lại cho ta cảm nhận được sự đồng điệu trong
tâm hồn giữa sóng và người con gái đang yêu. Trong tình yêu, người con gái cũng luôn mang trong mình một khát vọng
từ bỏ những cái nhỏ nhen để tìm một cái gì đó ….Người con gái không bao giờ muốn chấp nhận một sự đơn điệu.Hành
trình của sóng chính là hành trình của tình yêu. Nếu con sóng luôn luôn chủ động chối bỏ những chật chội hẹp hòi để

vươn tới những điều rộng lớn thì người con gái đang yêu cũng luôn luôn có khát khao như thế .Họ dũng cảm từ bỏ những
ích kỉ, nhỏ nhen để vươn tới tình yêu bao dung . Việt Nam là một nước có chế độ phong kiến và chế độ phong kiến đã đè
nặng đời sống tâm hồn người phụ nữ Việt bởi luật tam tòng, bởi định kiến hôn nhân…Thời kì những năm 1967 ảnh
hưởng của tư tưởng hệ phong kiến chắc chắn còn, thế nhưng trong hồn thơ của Xuân Quỳnh ta bắt gặp một tâm hồn của
một con người hiện đại luôn khát khao hướng tới một tình yêu tự do.


Như vậy, khát vọng vươn tới một không gian rộng lớn là khát vọng cháy bỏng của sóng. Không chỉ có khát
vọng vươn tới một không gian rộng lớn, sóng còn mang trong tim mình một khát vọng cháy bỏng và mãnh liệt
nhân văn hơn đó là khát vọng tình yêu chân thành:
5.Ôi con sóng ngày xưa
6.Và ngày sau vẫn thế
7.Nỗi khát vọng tình yêu
8.Bồi hồi trong ngực trẻ
Thán từ ôi đứng ở đầu dòng thơ đã bộc lộ rõ sự ngỡ ngàng của tác giả trước khát vọng này của sóng. XQ khẳng định,
dù con sóng của ngày xưa hay con sóng của ngày sau, con sóng trong quá khứ hay con sóng của tương lai, con sóng nào
cũng luôn ấp ủ một niềm khao khát yêu và được yêu. Bằng nghệ thuật đối lập ngày xưa và ngày sau kết hợp với nghệ
thuật nhân hóa, nữ sĩ đã khẳng định sự xuất hiện của một con sóng nữa đó là con sóng của tâm hồn, là con sóng của tình
yêu, mà lại là tình yêu của tuổi trẻ đang bồi hồi trong trái tim, trong lồng ngực . Khát vọng tình yêu cháy bỏng mãnh liệt
đang trào dâng trong tâm hồn con sóng và trong cả tâm hồn người con gái đang đứng trước biển. Đứng trước biển, trước
những con sóng ào ạt ạt vỗ bờ dòng cảm xúc trong lòng nữ sĩ cũng trào dâng niềm khao khát tình yêu cũng trào dâng
trong tâm hồn người thi sĩ vốn luôn khao khát và trăn trở trước hạnh phúc đời thường. Những . Thế mới biết được hết giá
trị của tình yêu đích thực. Tình yêu lđích thực à một tình cảm thiêng liêng cao đẹp của hai tâm hồn. Tình yêu không chỉ
tồn tại trong thế giới tâm hồn của con người mà nó còn tồn tại trong thế giới muôn loài. Đây là một hát vọng tình yêu tiến
bộ và mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại. Và đó cũng là quan niệm mới mẻ của XQ về tình yêu, tình yêu luôn song
hành với tuổi trẻ. Bởi tuổi trẻ sinh ra là để yêu. Không chỉ có XQ mới có quan niệm về tình yêu tiến bộ mà Xuân Diệu
cũng đã có câu thơ tình làm say đắm lòng người: Làm sao sống được mà không yêu/ Không nhớ không thương một kẻ
nào . Một tâm hồn luôn khao khát yêu và được yêu ấy quan niệm rằng tình yêu luôn rạo rực trong tâm hồn và tâm hồn
yêu đó luôn sẵn sàng chờ đón một tình yêu. Quan niệm tình yêu của người con gái sống ở thế kỷ XX khác xa với quan
niệm tình yêu của người xưa. Người phụ nữ của thế kỷ XX luôn chủ động tìm đến với tình yêu để được sống với chính

mình. Ở hai câu thơ cuối của đoạn thơ , nhà thơ khẳng tình yêu là khát vọng là ước mơ của bao người đặc biệt là người
con gái.
Nghệ thuật: Thành công của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đó là nhờ vào một số thủ pháp nghệ thuật: Thể
thơ năm chữ tạo âm điệu của những con sóng biển. Nghệ thuật đối lập, nhân hóa, ẩn dụ… Tất cả đã tạo nên những vần
thơ tình yêu hay nhất mọi thời đại.
5.2.Đoạn thơ từ câu 9-16(khổ 3-4):Những suy nghĩ của em về nguồn gốc của sóng, nguồn gốc của tình yêu:
9.Trước muôn trùng sóng bể
10.Em nghĩ về anh, em
11.Em nghĩ về biển lớn
12.Từ nơi nào sóng lên?
13.Sóng bắt đầu từ gió
14.Gió bắt đầu từ đâu?
15.Em cũng không biết nữa
16.Khi nào ta yêu nhau
Mở đầu đoạn trích tác giả giới thiệu vị trí của nhân vật e: Trước muôn trùng sóng bể . Đặt bài thơ vào hoàn
cảnh sáng tác người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật trữ tình là tác gỉa nhập vai nhân vật em. Một mình đứng trước biển,
trước một không gian bao la rộng lớn em thấy mình bé nhỏ vô cùng! Đối diện với không gian muôn trùng sóng bể đó em
như có thời gian để đối diện với lòng mình để suy nghĩ về cuộc đời về tình yêu của anh với e…
10.Em nghĩ về anh, em
11.Em nghĩ về biển lớn
12.Từ nơi nào sóng lên?
13.Sóng bắt đầu từ gió
14.Gió bắt đầu từ đâu?
15.Em cũng không biết nữa
16.Khi nào ta yêu nhau


Với nghệ thuật lặp cấu trúc Em nghĩ về anh, em -Em nghĩ về biển lớn XQ đã nhấn mạnh những nghĩ suy, những
trăn trở của em khi đứng trước biển, đứng trước một không gian bao la rộng lớn, không gian vũ trụ rợn ngợp. Nhân vật
em nghĩ về anh, về em . Những suy nghĩ của em trước biển gợi lên bao nhiêu điều suy tư về cuộc đời, về con người.

Không chỉ vậy em còn nghĩ về biển lớn. NHững suy nghĩ của em về con người, về cuộc đời và về biển lớn được tác giả
sắp xếp heeo thứ tự phạm vi tăng dần, từ phạm vi hẹp đến pphamj vi rộng. Đó là nhu cầu tự nhận thức, nhận thức đến tận
của nhân vật trữ tình. Điiều đó khiến bài thơ có chất sâu lắng. Khi nghĩ về biển lớn, em có suy nghĩ và thắc mắc về nguồn
gốc của sóng:Từ nơi nào sóng lên? Bằng câu hỏi nghi vấn, TG đã giúp người đọc hiểu được nguồn gốc của con sóng đó
là Sóng bắt đầu từ gió. Đúng vậy câu thơ của XQ là một câu trả lời rất tự nhiên, câu trả lời giúp ta hiểu được ngồn gốc
của sóng theo quy luật tự nhiên là từ gió. Chính những con gió đã tạo ra sóng. Phát hiện của XQ kh phải là mới nhưng cái
hay của phát hiện đó chính là sự sáng tạo của ngôn ngữ thơ, lí giải một hiện tượng tự nhiên bằng thơ nên hiện tượng tự
nhiên đó không hề khô khan, trái lại rất cụ thể và sinh động. Đứng trước biển em có nhu cầu nhận thức về biển, về sóng
và em đã thỏa mãn được nhu cầu nhận thức ấy khi lí giải được nguồn gốc của sóng. Nhưng em vẫn chưa dừng ở đó, em
muốn tìm hiểu tận cùng nguồn gốc của sóng là nguồn gốc của gió. Sóng bắt đầu từ gió, vậy gió bắt đầu từ đâu . Lại một
câu hỏi nữa nhưng câu hỏi này thật khác so với câu hỏi trước. Hỏi để cuối cùng một câu nói buột ra: Em cũng không biết
nữa. Nếu câu hỏi trước em tìm được câu trả lời rõ ràng, cụ thể thì câu hỏi này về hình thức cũng là câu trả lời nhưng câu
trả lời ấy lại không có nội dung cần thắc mắc. Cái hay của đoạn thơ chính là hỏi nhưng không trả lời được. Thực ra, em
cũng không biết nữa là một sự khẳng định, một khẳng định theo kiểu của phụ nữ: không biết mà vẫn biết đấy. Đó là cách
nói của một nhà thơ nữ vốn rất hồn nhiên và chân thành đằm thắm. Và cái hay của đoạn thơ hay chính sự sáng tạo của XQ
là ở chỗ hai câu hỏi nhưng chỉ có một câu trả lời. Em không biết gió bắt đầu từ đâu và e cũng không biết tình yêu của anh
và em bắt đầu từ khi nào:
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau.
Nếu ở đoạn thơ trên ta mới chỉ thấy sóng không hiểu nổi mình thì đến đây ta thấy chính em cũng không hiểu nổi
mình nên em không thể lý giải được khi nào ta yêu nhau. Câu thơ Em cũng không biết nữa- Khi nào ta yêu nhau gợi cho
người đọc hình dung được cái lắc đầu nhè nhẹ vừa chân thành vừa ngây thơ của em. Câu hỏi em hỏi em khi nào ta yêu
nhau em cũng không biết em và anh yêu nhau tự bao giờ. Câu hỏi này không chỉ em, người con gái đang yêu không biết
mà có lẽ tất cả những trái tim đang yêu và đắm say trong tình yêu cũng vậy. Bởi tình yêu là thứ tình cảm phức tạp nhất
nhưng lại diệu kì nhất của con người. Tình yêu còn là một hiện tượng tâm lý đầy bí ẩn nên những trái tim yêu không thể
giải quyết được bằng một câu hỏi thông thường. Làm sao ta có thể giải đáp được câu hỏi về khởi nguồn của tình yêu, về
thời điểm bắt đầu của một tình yêu. Đã có lần Xuân Diệu – ông hoàng của thi ca tình yêu cũng từng băn khoăn khi định
nghĩa về tình yêu :
Đố ai định nghĩa được tình yêu

Có khó gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Có lẽ có rất nhiều người có chung khátv ọng muốn tìm hiểu và khám phá tình yêu như XQ và XD nhưng đành
không biết nữa . Và có lẽ chính vì không thể lí giải rõ ngọn ngành nên tình yêu vì thế mà trở nên đẹp và là cái đích để cho
muôn người đi tìm và khám phá. Càng khám phá càng thú vị, càng khám phá càng đẹp. Như vậy em đã rất hồn nhiên và
chân thành bộc bạch những khó xử của mình khi muốn tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc tình yêu của anh với em. Nhưng thiết
nghĩ điều đó cũng không quan trọng bởi em biết rằng em yêu anh bằng mắt, bằng lời và em đã phải bồi hồi vì anh.
Nghệ thuật: Thành công của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đó là nhờ vào một số thủ pháp nghệ thuật: Thể thơ
năm chữ tạo âm điệu của những con sóng biển. Nghệ thuật lặp cấu trúc nhấn mạnh những nghĩ suy trăn trở của em. Câu
hỏi nghi vấn, hình ảnh ẩn dụ… Tất cả đã tạo nên những vần thơ tình yêu hay nhất mọi thời đại.
5.3.Đoạn thơ: 17-26(khỏ 5-6)Nỗi nhớ của sóng, nỗi nhớ của em và sự thủy chung của em:
17.Con sóng dưới lòng sâu
18.Con sóng trên mặt nước


19.Ôi con sóng nhở bờ
20.Ngày đêm không ngủ được
21.Lòng em nhớ đến anh
22.Cả trong mơ còn thức
23.Dẫu xuôi về phương Bắc
24.Dẫu xuôi về phương Nam
25.Nơi nào em cũng nghĩ
26.Hướng về anh một phương
Hình tượng xuyên suốt bài thơ vẫn là hình tượng sóng. Sóng xuất hiện từ đầu bài thơ với những cung bậc tình cảm
với những khát vọng cháy bỏng và mãnh liệt. Đặc biệt con sóng đã được Xuân Quỳnh gửi vào đó cả tâm hồn người con
gái khi đang yêu. Mượn sóng để nói đến người phụ nữ và tình yêu của phụ nữ. Nên khi yêu sóng cũng có nỗi nhớ nhung
da diết như người con gái . Mở đầu đoạn thơ tác giả thể hiện nỗi nhớ nhung của con sóng với tình yêu của sóng là bờ:
17.Con sóng dưới lòng sâu
18.Con sóng trên mặt nước

19.Ôi con sóng nhở bờ
20.Ngày đêm không ngủ được

Bằng nghệ thuật điệp cấu trúc, điệp từ con sóng và cách sử dụng tương quan đối lập dưới lòng sâu, đối lập với trên
mặt nước trong 2 câu thơ đầu, Xuân Quỳnh đã miêu tả vị trí của con sóng. Hai con sóng ở hai vị trí khác nhau và trạng
thái khác nhau. Một con sóng dưới lòng sâu lạng lẽ và một con sóng trên mặt nước dữ dội tung bọt trắng xóa . Một con
sóng ỏ tận dưới lòng sâu, nơi tận cùng của biển cả, nơi cách xa ngàn trùng với bờ nhưng con sóng ấy vẫn nhớ bờ. Một con
sóng ở trên mặt nước, nơi không gian rộng lớn choáng ngợp và nơi đó không cách xa bờ. Như vậy, dù con sóng có ở tận
cùng đáy biển hay con sóng ở ngay gần bờ, con sóng luôn mang trong mình một nỗi nhớ bờ. Tương quan đối lập được nói
ở trên khiến người đọc cảm nhận một không gian tồn tại của sóng. Trong không gian ấy nỗi nhớ ấy như mạnh mẽ, da diết
hơn, nỗi nhớ ấy không chì hiện hữu trên bề mặt rộng của nước mà còn ở chiều sâu. Dường như con sóng mang nỗi nhớ
thường trực trong bản thân mình. Nỗi nhớ như thấm đẫm trên từng ngọn sóng tới chân sóng. Nỗi nhớ chi phối cả không
gian của sóng.
Đây là lần thứ hai tác gải sử dụng từ thán từ ôi để bộc lộ cảm xúc ngỡ ngàng của mình trước con sóng. Từ ôi được
nhà thơ đưa lên đầu câu thơ càng khiến tứ thơ thêm mềm mại như tâm hồn người con gái. Câu thơ Ôi con sóng nhớ bờ
vang lên như một tiếng thốt của tâm trạng. Trong câu thơ, XQ đã rất sáng tạo khi sử dụng nghệ thuật nhân hóa để diến tả
nỗi nhớ của con sóng con sóng nhớ bờ . Sóng nhớ bờ nhớ đến mức Ngày đêm không ngủ được. Con sóng có tâm trạng
vơi đầy thương nhớ, nhớ bờ. Bởi bờ là nơi đến của sóng. Phải nhớ thương nhiều lắm, nỗi nhớ phải da diết, nồng nàn lắm
thì mới có thể tcó nỗi nhớ gọi thành tên như vậy. Với trạng từ chỉ thời gian ngày đêm cùng với đại từ phủ định không XQ
đã giúp người đọc cảm nhận được một nỗi nhớ dai dẳng, khôn nguôi luôn luôn thường trực cả trong ngày và đêm của con
sóng khi yêu. Có lẽ khi tình yêu đến, khi nỗi nhớ trong tình yêu ngập tràn trong lòng, thì đó lại là điều tất yêu. Và trong
con mát của XQ sóng như một sinh thể sống bởi nó mang trong mình một tình yêu với bờ. Bởi yêu bờ nên ngày đêm nhớ
bờ, nhớ đến mức không ngủ. Phải có một tình yêu đích thực, một tình yêu chân thành với bờ sóng mới có được nỗi nhớ
như thế. Nỗi nhớ trong tình yêu đã chi phối không gian tồn tại và trạng thái của sóng. Cũng đã có lần XQ nhân cách hóa
câu chuyện tình yêu của cặp tình nhân thuyền và biển khi chị diễn tả nỗi nhớ da diết của biển:
Có những khi vô cớ
Sóng ào ạt xô thuyền
Bởi tình yêu muôn thuở
Có bao giờ đứng yên
(Xuân Quỳnh)

Một lần nữa XQ cho ta thấy được nỗi nhớ trong tình yêu của chính là một nét đẹp rất đáng trân trọng. Có yêu
nhau mới thấy được cồn cào của vị nhớ, mới thấy được thế nào là bồi hồi trong ngực trẻ.
Đoạn thơ Con sóng dưới lòng sâu…..Cả trong mơ còn thức là một đoạn có 6 câu thơ. Nếu so sánh với các đoạn thơ
trước thì đoạn thơ có số lượng câu thơ nhiều nhất trong bài và nhà thơ đặt ở giưa bài thơ. Có lẽ đây cũng là dụng
ý nghệ thuật của XQ? Ở 4 câu thơ đầu XQ miêu tả nỗi nhớ mãnh liệt của sóng và khẳng định tình yêu chân thành
của sóng. Trong ý thơ này nhân vật trữ tình em đã mượn hình ảnh con sóng để gián tiếp bộc lộ nõi nhớ của mình.
Và đó chỉ là cái cớ để đến hai câu sau nhân vật em đã mạnh dạn trực tiêp bày tỏ nỗi nhớ của mình:
21.Lòng em nhớ đến anh
22.Cả trong mơ còn thức


Từ lòng em mà tác giả sử dụng để chỉ tấm lòng, tình cảm của em trong tình yêu. Lòng là chốn sâu kín nhất của tâm
hồn, lòng là kết tinh của tình cảm được chưng cất trong một thời gian dài qua biết bao thử thách. Cách sử dụng từ ngữ đó
cũng rất tự nhiên và chân thành như tâm hồn của người con gái. Cũng như sóng khi yêu sóng luôn mang nỗi nhớ bờ, khi
em yêu anh, em luôn nhớ đến anh. Nhớ anh là một trạng thái tâm lý rất đỗi bình thường của em và đó là dấu hiệu đẻ nhận
biết em rất yêu anh. Thế nhưng cái bất thường trong nỗi nhớ của em là em nhớ anh đến nỗi Cả trong mơ còn thức. Nếu
sóng nhớ bờ đến mức sóng không ngủ được cả ngày lẫn đêm và điều đó chúng ta đã khẳng định đó là một nõi nhớ mãnh
liệt và đó là một tình yêu chân thành đến sâu sắc thì người con gái cũng nhớ người yêu đến cả trong giấc mơ. Nỗi nhớ ở
đây một lần nữa được tràn ngập trong lòng người con gái nó hiển hiện trong cả lúc có nhận thức và cả trong vô thức lúc
mơ. Trong giấc mơ vẫn còn niềm thao thức. Người con gái ấy luôn nhớ người yêu và hình ảnh của người yêu luôn ngự trị
trong suy nghĩ, trong tâm hồn của chị. Hình ảnh đó trở đi trở lại đến trăn trở, đến khắc khoải và day dứt không nguôi triền
miên theo thời gian. Hình ảnh của anh trở thành nỗi nhớ trong lòng em, một nỗi nhớ da diết thường trực. Có lẽ nỗi nhớ
của em, tình yêu của em dành cho anh còn mãnh liệt và sâu sắc hơn cả con sóng? Ở 4 câu thơ trên, XQ không dùng một
một từ yêu đẻ nói tình yêu của sóng mãnh liệt chân thành nhưng ta vẫn cảm nhận được điều đó và ở hai câu thơ này cũng
vậy, cũng không có một từ yêu để nói tình yêu của em mãnh liệt và chân thành mà hai câu thơ vẫn toát lên một tình yêu
cháy bỏng của em dành cho anh. Cái hay của thơ XQ là vậy!
Không chỉ vậy, cái tạo nên cái hay trong thơ XQ còn chính là vẻ đẹp tâm hồn của em, nhân vật xuất hiện song hành
cùng con sóng. Em, một cô gái trẻ đang ngây ngất sống trong tình yêu anh đã mạnh dạn và chủ động bày tỏ tâm trạng của
mình. Em, người con gái hiện đại khác xa với người con gái trong xã hội cũ, người con gái bị tư tưởng phong kiến trói
buộc tâm hồn. Nếu người con gái trong xã hội cũ không dám trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ của mình với người yêu mà chỉ dám

bộc lộ nỗi nhớ ấy qua những hinh ảnh cái khăn, ngọn đèn thì em khác họ em trực tiếp và mạnh dạn bày tỏ nỗi nhớ của em.
Nếu người con gái trong bài ca dao xưa là chuẩn mực của cái đẹp ý tứ thì em của ngày hôm nay mang cái đẹp của một
quan điểm sống mới mẻ, đó là chủ động bày tỏ tình cảm của mình. Và phải chăng đó là vẻ đẹp của sự bạo dạn, mới mẻ,
đắm say? Hai câu thơ trên trong bài Sóng không phải là những câu thơ duy nhất thể hiện vẻ đẹp của người con gái hiện
đại trong tình yêu. Có thể nói với một tâm hồn chân thành và luôn khao khát hướng về tình yêu XQ đã luôn mạnh dạnh
bày tỏ tình yêu của mình để được đón nhận một tình yêu chân thành và mãnh liệt. Ta còn nhớ trong bài Mùa hoa doi ở
đoạn thơ cuối nhân vật trữ tình em cũng thẳng thắn bày tỏ tâm tư tình cảm của mình như nhân vật em trong bài Sóng:
Hoa ơi sao lặng lẽ
Anh ơi sao lặng im
Đốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh?
Xuân Quỳnh là vậy và hồn thơ của chị cũng say đám như tâm hoonf chị. Để diễn tả tình yêu của mình cho trọn vẹn
sự mãnh liệt và sự chân thành với chị thể hiện tình yêu bằng nỗi nhớ vẫn chưa đủ. Vì nỗi nhó mới chỉ là một dấu hiệu của
tình yêu và là một trong những điều kiện cần để có một tình yêu. Muốn tình yêu đó được duy trì trở thành một tình yêu
bất tử thì cần phải có một ddieuf kiện đủ và đó là sụ thủy chung. Vâng! Khi yêu em luôn nhớ đến anh và khi yêu em còn
rất thủy chung với anh cho dù em có ở xa anh ngàn trùng:
23.Dẫu xuôi về phương Bắc
24.Dẫu ngược về phương Nam
25.Nơi nào em cũng nghĩ
26.Hướng về anh một phương
Một lần nữa biện pháp điệp cấu trúc, cách sử dụng tương quan đối lập “ dẫu xuôi, dẫu ngược” được Xuân Quỳnh sử
dụng để diễn tả cảnh ngộ của người phụ nữ nói tới sự thủy chung của người phụ nữ trong tình yêu. Cách nói của XQ khác
với cách nói của dân gian . Dân gian hay nói: “ xuôi nam ngược bắc”Xuân Quỳnh đã diễn đạt ngược lại để khẳng định: dù
cuộc đời, trời đất có thay đổi, có quay cuồng, đảo lộn, thay phương đổi hướng thì tình yêu của em cũng chỉ dành cho một
người là anh mà thôi. Từ dẫu là một từ có tính chất phủ định nó đồng nghĩa với từ dù trong tiếng Việt. Nhưng XQ lại
không sử dụng từ dù mà sủ dụng từ dẫu vì từ dẫu mang sắc thái biểu cảm cao hơn, nó nhấn mạnh vị trí tồn tại của em. Nó
chỉ một sự khẳng định chắc nịch, vững vàng rằng khó khăn, thách thức là mấy em vẫn mãi yêu anh. Dẫu có xa xôi cách
trở, dẫu em có có ở những miền đất xa tắp là phương Bắc hay phương Nam thì trong lòng em cũng chỉ có một phương
hướng tới đó chính là tình yêu của mình, đó chính là người yêu của em là anh:
25.Nơi nào em cũng nghĩ- 26.Hướng về anh- một phương

Với cách nói khẳng định Nơi nào em cũng nghĩ Xuân Quỳnh đã như cất lên lời nguyện suốt đời chung thủy với
người yêu, với anh. Nếu như xuôi về phương Bắc, ngược về phương Nam là con đường thực tế nối những vùng đất thì
Hướng về anh một phương là con đường gắn kết nối hai trái tim con người đang tràn ngập yêu thương. Trong trời đất có 4
phương và 8 hướng, 4 phương 8 hướng đó chính là không gian tồn tại của em. Và trong trái tim em, tâm hồn em có một


phương đặc biệt đó là phương anh. Phương hướng thế nào không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là phương anh. Bằng
cách sử dụng số từ một và thành phần phụ chú – XQ đã khẳng định lòng thủy chung của em trong tình yêu với anh. Với
em anh là một người duy nhất, em lựa chọn, người duy nhất em yêu và em nguyện thủy chung đến chọn đời. Có lẽ đây
cũng là quan niệm về tình yêu của nữ sĩ Xuân Quỳnh? Với XQ tình yêu phải gắn với lòng chung thủy tuyệt đối. Bởi lẽ
hồn tho ấy, con người ấy luôn khao khát một tình yêu đích thực, luôn khao khát yêu và được yêu chân thành. Và cũng bởi
lẽ chính cuộc đời Xuân Quỳnh đầy đau thương, mất mát, hụt hẫng về tình cảm.
Đọc khổ thơ người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của từng câu chữ mà XQ gọt giũa và đẹp hơn nữa bởi khổ thơ còn toát lên
vẻ đẹp của tình yêu của người con gái nữ tính kín đáo, dịu dàng, táo bạo, mãnh liệt bởi nhiều khát khao và đam mê và đó
là vr đẹp tâm hồn của người con gái hiện đại trong tình yêu. Người con gái ấy mang quan niệm tình yêu mơi mẻ nhưng
vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trong tâm hồn của người phụ nữ phương Đông và người phụ nữ Việt Nam đó là khi
yêu phải yêu tha thiết, chân thành và luôn hướng tới hôn nhân.
Vẻ đẹp tâm hồn của người con gái hiện đại đó phải chăng được kế thừa từ vẻ đẹp tâm hồn của những cô gái trong
nhũng bài ca dao xưa. Khi yêu người con gái trong bài ca dao đã thủy chung đễn mức khăng khăng chờ đợi: Thuyền về có
nhớ bến chăng-Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền;
Với hai khổ thơ, Xuân Quỳnh một lần nữa khắc họa tình yêu người phụ nữ. Đó là một tình yêu thủy chung . Để thể
hiện điều đó XQ đã sử dụng các biện pháp tu từ, đối lập, tương phản, điệp, cách sử dụng từ cảm thán và cách mượn hình
tượng sóng đã góp phần tạo nên thành công cho ý tưởng nghệ thuật sáng tạo mơi mẻ của chị. Cả đoạn thơ, tác giả chỉ một
lần nhắc đến từ sóng. Nhưng sao ta vẫn nghe được âm hướng con sóng như giai điệu tâm tình xôn xao. Gọng thơ hồn
nhiên, liền mạch và trong sáng trong cách diễn đạt của tác giả gs phần khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn ngây thơ hồn nhiên
của người con gái…
5.4.Đoạn thơ 7(câu 27-30): Sự thủy chung của sóng với bờ
27.Ở ngoài kia đại dương
28.Trăm nghìn con sóng đó
29.Con nào chẳng tới bờ

30.Dù muôn vời cách trở
Nếu ở hai khổ thơ 6 tác giả tập trung thể hiện lòng thủy chung của em với anh thì khổ thơ thứ 7 nhà thơ lại quay
trở về với hình tượng sóng để Ca ngợi lòng thủy chung của sóng với bờ:
27.Ở ngoài kia đại dương
28.Trăm nghìn con sóng đó
29.Con nào chẳng tới bờ
30. Dù muôn vời cách trở

Mở đầu khổ thơ XQ miêu tả một không gian đại dương rộng lớn bao la và xa xôi ngàn trùng: Ở ngoài kia đại dương.
Cụm từ ở ngoài kia đã đủ để người đọc nhìn thấy sự xa xôi. Hình ảnh đại dương lại càng giúp người đọc cảm nhận rõ sự
xa xôi diệu nơi con sóng đang hiện hữu. Ở nơi đại dương rộng lớn và xa xôi đó có Trăm nghìn con sóng đó . Với việc sử
dụng số từ trăm nghìn tác giả như vẽ ra trước mắt ta hình ảnh những con sóng nối tiếp nhau trong hành trình tìm đến bờ.
Con sóng nay nối tiếp con sóng kia hối hả, vội vã và háo hức tìm đến bờ. Trong hành trình tìm đến bờ, tìm đến bến đỗ
tình yêu con sóng phải vượt một khoảng cách xa xôi và vượt qua bao cách trở . Dù gió xô bão dạt tới phương nào đi nữa
cuối cùng sóng vẫn về với bờ. Đó là hiện thực, là qui luật:Con nào chẳng tới bờ-Dù muôn vời cách trở. Theo quy luật
hành trình của sóng là phải tìm đến bờ nhưng một lần nữa bằng một tâm hồn nhạy cảm và bằng con mát nhìn đời bởi tình
yêu thương nên XQ đã nhân cách hóa hành trình tự nhiên của sóng thành hành trình của tình yêu của sogs với bờ. Nếu sâu
chuỗi các hình ảnh của sóng ở các khổ thơ trước ta sẽ thấy được hành trình tình yêu của sóng. Sóng mang khát vọng yêu
và luôn rạo rực bởi khát vọng đó. Rồi sóng yêu bờ nên sóng mới nhớ bờ đến không ngủ ngay đêm và khi đã yêu rồi sóng
sẽ nguyện thủy chung chọn vẹn vói bờ. Bằng cách nói khẳng định Con nào chẳng tới bờ và cách diễn đạt ngược đưa kết
qủa trước rồi mới đưa điều kiện dù muôn vời cách trở….một lần nữa XQ lại thay lời những tâm hồn yêu, những trái tim
yêu khẳng định sự thủy chung trong tình yêu và cái đích đẹp đẽ của tình yêu đó là hôn nhân cho dù, biển khơi kia có xa
xôi cách trở, cho dù cuộc đời có nhiều cạm bẫy nhưng với một niềm khao khát được yêu con sóng vẫn một lòng thủy
chung với tình yêu của nó là bờ.Vâng! Có thể nói XQ là một nhà thơ nữ có rất có sự sáng tạo và có cái nhìn mới mẻ về
tình yêu vê hạnh phúc. Trong ý tưởng của XQ hình ảnh con sóng là hình ảnh song hành với hình ảnh của em. Cũng giống
như sóng khi em yêu anh, dù xã xôi cách trỏ đến đâu em vẫn một lòng nghĩ đế n anh và em chỉ có mình anh va em luôn
thủy chung trọn vẹn. Ở hai khổ thơ 6 và 7người đọc đã phát hiện có những câu thơ gần nghĩa nhau, bổ sung, bồi đắp cho
nhau để khẳng định một tình yêu bền vững đó là những câu thơ giản dị Dẫu xuôi về phương bắc- Dẫu ngược về phương
nam và Dù muôn vàn cách trở thì em vẫn hướng về anh một phương, sóng thì con nào chẳng tới bờ.
Như vậy hành trình tình yêu của Xuân Quỳnh luôn có một người bạn đồng hành là sóng, sóng góp phần nói hộ những



cảm xúc thương yêu cháy bỏng của nữ sĩ.
Nghệ thuật: Thành công của đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung đó là nhờ vào một số thủ pháp nghệ thuật: Thể thơ
năm chữ tạo âm điệu của những con sóng biển. Nghệ thuật nhân hóa, con sóng thủy chung với bờ, hình ảnh ẩn dụ . cách
nói khẳng định….Tất cả đã tạo nên những vần thơ tình yêu hay nhất mọi thời đại.
5.5. Khổ thơ 8 + 9: Những lo âu day dứt và khát vọng hóa thân thành con sóng để được bất tử được hưởng tình
yêu mĩ mãi:
32.Cuộc đời tuy dài thế
33.Năm tháng vẫn đi qua
34.Như biển kia dẫu rộng
35.Mây vẫn bay về xa
36.Làm sao được tan ra
37.Thành trăm con sóng nhỏ
39.Giữa biển lớn tình yêu
38.Để ngàn năm còn vỗ
Đứng trước biển một lần nữa XQ đối diện với lòng mình. Nếu ỏ khổ 3 và khổ 4 XQ thể hiện những băn
khoăn trăn trở về con người và về tình yêu của mình thì lúc này đây chị đang cũng có nhưng băn khoăn trăn trở
nhưng đó là những trăn trở về thời gian và sự chảy trôi của nó:
32.Cuộc đời tuy dài thế
33.Năm tháng vẫn đi qua
34.Như biển kia dẫu rộng
35.Mây vẫn bay về xa



XQ đã khéo kết hợp các cặp từ thường có trong các vế của câu ghép tuy – vẫn, dẫu -vẫn những cặp từ này mang ý
nghĩa khẳng định. XQ khẳng định một điều khiến ta không khỏi giật mình âu lo cuộc đời tuy dài, nhưng vẫn là hữu hạn.
Biển kia dẫu rộng thật, nhưng biển vẫn có bờ. Còn thời gian, năm tháng thì luôn chảy trôi và mây vẫn bay về xa tắp vô
tận. Cả đoạn thơ chứa đựng ăm ắp những âu lo và trăn trở . Nếu ở các đoạn thơ trước giọng điệu chủ đạo của các đoạn

thơ là giọng sôi nổi tươi vui thì ở đoạn thơ này giọng điều đó được thay thế bởi một chất giọng buồn da diết khiến đoạn
thơ như một tiếng thở dài trầm buồn. Và nội dung đoạn mang màu sắc triết lý về khái niệm thời gian và năm tháng. Cảm
nhận về sự chảy trôi của thời gian Xuân Quỳnh đã không dấu nổi những lo âu vì cuộc đời còn ở phía trước, đời người là
hữu hạn. Hơn nữa qua nhiều năm tháng đầy biến động của cuộc đời, đã nếm trải ngọt ngào và cay đắng của hạnh phúc
khiến Xuân Quỳnh lo âu về tình yêu và nỗi lo ấy đã thành nỗi ám ảnh trong tâm hồn chị.
Tuy nhiên không phải XQ là người duy nhất có những lo âu ám ảnh về sự trôi chảy cảu thời gian và sự hữu hạn của cuộc
đời. Đọc đến khổ tho này ta chợt nhận thấy sự đồng điệu trong tâm hồn của nữ thi sĩ XQ và ông hoàng thơ tình XD qua
những câu thơ trong bài Vội vàng của ông:
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Còn trời đất nhưng cgawngr còn tôi mãi
Có âu lo, có trăn trở trước sụ chảy trôi của thời gian thì mới biết quý trọng thời gian, mới biết yêu cuộc sống
và có thái độ sống tốt. Phải chăng XQ và XD là những con người có lói nghĩ đẹp như vây? Để rồi đứng trước biển
Xuân Quỳnh lại có những khát khao mới mẻ, được hóa thân thành con sóng để được còn mãi một tình yêu lớn.
36.Làm sao được tan ra
37.Thành trăm con sóng nhỏ
39.Giữa biển lớn tình yêu
38.Để ngàn năm còn vỗ

Đứng trước biển, XQ có cảm giác về cái nhỏ nhoi, hữu hạn của kiếp người trước cái vĩnh hằng của vũ trụ. Do đó,
XQ luôn luôn có khát vọng được sống trọn vẹn trong tình yêu, khát khao được gắn bó mãi mãi với cuộc sống này, hoà
nhập với cuộc đời vĩnh hằng bằng tình yêu của mình. Niềm khát khao ấy, Xuân Quỳnh lại gửi vào hình tượng sóng. Vì
sao Xuân Quỳnh lại có khát vọng được tan ra thành con sóng, hóa thân thành thành trăm con sóng nhỏ ? Những con sóng
tan ra không phải để biến mất trên đại dương mà là để hóa thân, để tồn tại vĩnh viễn trong vô tận các con sóng khác. Với
từ ngữ tự hỏi làm sao, XQ đã tự vấn lòng mình để thể hiện một ước muốn, một khát vọng vô cùng táo bạo và mãnh liệt.
nhân vật trữ tình muốn được tan ra thành sóng. Động từ tan ra diễn tả một trạng thái mạnh một sự hóa thân quên mình
vào thiên nhiên vĩnh cửu để tồn tại mãi mãi. Động từ tan ra trong khổ thơ là đỉnh điểm của cảm xúc, của nỗi nhớ, của
lòng chung thủy và đức hi sinh một cách trọn vẹn. XQ muốn thành trăm con sóng nhỏ để được sống mãi, yêu mãi. Vậy
tại sao XQ lại không khao khát được hóa thân thành biển rộng, được háo thân vào những đám mây? Có lẽ biển rộng tới
đâu rồi cũng có bờ, có giới hạn và những đám mây không thể dừng lại mãi mãi trên biển, mà chúng tiếp tục cuộc hành
trình trên bầu trời để đi đến cõi vô tận xa xăm. Và bởi sóng là sự vật khách quan tồn tại ngoài ý muốn của con người chỉ

có con sóng là bất từ ngàn năm còn vỗ giữa biển lớn tình yêu. Muốn nó đi vào vĩnh hằng, chỉ còn một cách là hoà tan
tình yêu vào những con sóng tình yêu của biển đời để ngàn vạn năm sau, con sóng đó . Khát vọng của XQ cháy bỏng và
mãnh liệt là thế, với Xuân Quỳnh chuyện tình yêu phải là chuyện của ngàn năm vĩnh cửu còn biển không đơn thuần là
biển mà biển phải là biển lớn tình yêu vĩnh hằng và bất tử.Đó cũng là khát vọng được hiến dâng, được hi sinh vì tình yêu
mà chỉ có những người yêu thực sự mới làm được như vậy. Quan niệm của XQ về một tình yêu bất tử ngàn năm cũng
giống như quan niệm tình yêu và hạnh phúc ở đời thường là chuyện trăm năm của người xưa trăm năm bến nước tình
tình- trăm năm là nghĩa là tình mình ta . Thế mới thấy hết được vẻ đẹp của tình yêu của bản thân và cái hữu hạn của đời
người.
Khát vọng muốn được tan ra, được hóa thân thành con sóng là một khát vọng táo bạo của XQ, khát vọng đó thể hiện
rõ lòng yêu đời yêu người sâu sắc của chị. Khát vọng đó chính là khát vọng nhân bản của con người cũng giống như khát
vọng muốn buộc gó , buộc mây của XD: Tôi muốn tắt nắng đi-Cho màu đừng nhạt mất-Tôi muốn buộc gió lại- Cho
hương đừng bay đi. Có lẽ những khát vọng đẹp đó đã thắp thêm ánh sáng cho đời?
Sự thành công của Xuân Quỳnh trong đoạn thơ bài thơ Sóng không chỉ ở tình cảm chân thành nồng cháy mà còn ở
nghệ thuật xây dựng hình tượng sóng, hình tượng trung tâm của bài thơ. Sóng trong bài thơ là một hình tượng kép. Sóng
vừa là sóng biển vừa là sóng lòng của người phụ nữ đang yêu. Hình tượng sóng rất đa dạng: lúc dữ dội, ồn ào, lúc dịu êm
lặng lẽ cũng như tâm hồn em vậy dịu dàng lắm nhưng cũng đôi khi nồng cháy, mãnh liệt. Hình tượng sóng được Xuân
Quỳnh xây dựng như thế động. Sóng luôn vận động với bao đối cực, bao chiều kích và cũng chính nhờ vậy mà nỗi lòng
của người phụ nữ đang yêu được bộc lộ chân thành hơn, chính xác hơn.



×