Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

bài văn mẫu Câu cá mùa thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.47 KB, 3 trang )

BÀI VIẾT THAM KHẢO
1.Hai câu đầu: Mở đầu bài thơ tác giả vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh một cái ao nhỏ và một con
thuyền nhỏ trong một buổi sáng mùa thu:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Bằng việc sử dụng từ láy lạnh lẽo kết hợp với nghệ thuật miêu tả tg đã giúp ng đọc cảm nhận được cảm
giác se lạnh của
mùa thu qua làn nước ao. Mùa thu tiết trời se lạnh và cái lạnh đó bao trùm cảnh vật, bao
trùm cả cái ao nhỏ nơi tg đang buông cần. Và khi tiết trời vào thu bầu trời như trong hơn, cái trong trẻo của bầu
trời đã tạo nên vẻ trong veo của làn nước . Như vậy, chỉ với một câu thơ mà tg đã vẽ ra trước mắt ta một cảnh
thu rất đỗi quen thuộc bình dị của vùng đồng bằng chiêm trũng nơi làng quê của tg. Đó là cái ao. Cái ao là hình
ảnh trung tâm của bài thơ và được tg quan sát ở một điểm nhìn rất gần nên ông mới cảm nhận được cái lạnh và
cái trong của nước ao. Cái ao chính là không gian sinh hoạt hằng ngày của người Bình Lục. Xuất hiện trên mặt
nước lạnh và trong veo ấy là một chiếc thuyền câu. Chiếc thuyền câu được tác giả miêu tả là một chiếc thuyền
bé tẻo teo. Từ láy tẻo teo đã được sử dụng rất đắt để miêu tả cái bé nhỏ của con thuyền. Bé tẻo teo có lẽ là rất
bé. Như chúng ta biết ngày trước ở vùng đất đồng chiêm trũng huyện Bình Lục, Hà Nam có rất nhiều ao. Vì
nơi đây có nhiều ao cho nên ao có diện tích nhỏ. Phải chăng vì ao nhỏ nên chiếc thuyền câu mới bé tẻo teo như
vậy? Tg đã cảm nhận được vẻ đẹp hài hòa của cảnh vật nơi làng quê trong một khoảnh khắc diệu kỳ. Một cái ao
lạnh lẽo, một con thuyền bé nhỏ đến cô đơn hay chính con người cảm thấy lạnh lẽo và cô đơn? Như vậy cùng
viết về màu thu nơi làng quê nhưng mỗi một bài thơ tg lại viêt về một không gian mùa thu khác nhau nơi quê
nhà. Ở bài thơ này tác giả đã gợi tả khung cảnh mùa thu qua hình ảnh một chiếc ao. Còn ở bài thơ Thu vịnh,
mùa thu được Nguyễn Khuyến đón nhận từ cái không gian thoáng đãng, mênh mông, bát ngát của bầu trời:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
2. Hai câu 3,4:
Nếu ở 2 câu đầu tác giả vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh một cái ao nhỏ và một con thuyền nhỏ
trong một buổi sáng mùa thu thì ở hai câu 3,4 tác giả lại tập trung miêu tả chi tiết những hình ảnh đẹp
của bức tranh mùa thu đó qua hình ảnh con sóng và chiếc lá vàng:
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Mùa thu nơi làng quê đã tiếp tục hiện lên với hình ảnh sóng biếc, lá vàng.Vẫn là khung cảnh bức
tranh về cái ao nhưng tác giả đã vẽ thêm cho bức tranh ấy một hình ảnh sống động đó là hình ảnh những con


sóng. Những con sóng mang màu xanh biếc của làn nước và bầu trời muà thu. Mùa thu với những cơn gió nhẹ
nhàng đã làm xao động mặt ao. Cái nhẹ nhàng của những cơn gió mùa thu cũng chỉ đủ để làm những con sóng
biếc hơi gợn tí. Những con sóng hơi gợn tí làm cho mặt nước lạnh lẽo và trong veo giờ. Và cái nhẹ nhàng của
những cơn gió mùa thu ấy cũng đã tạo nên sự chuyển động khẽ khàng của những chiếc lá vàng. Chiếc lá vàng
khẽ đưa vèo khiến ta hình dung được tốc độ di chuyển uyển chuyển nhẹ nhàng nhưng rất nhanh của nó. Lúc đầu
mới lìa cành chiếc lá đó khẽ rơi bởi nâng đỡ nó là cơn gió thu nhẹ. Nhưng rồi sau đó nó rơi với tốc độ nhanh
đến cái vèo và rồi nó rơi xuống mặt nước lạnh lẽo, trong veo của ao thu. Ta cảm nhận được điều đó là bởi cái tài
sử dụng từ ngữ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Cụ đã rất tài khi sử dụng hai từ khẽ và từ vèo. Một lần nữa tg lại
tái hiện được vẻ đẹp hài hòa của cảnh sắc mùa thu nơi làng quê bởi các sự vật có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau , gió thổi làm sóng gợn , làm lá rơi. . Tác giả hẳn là một người có tâm hồn rất nhạy cảm và tinh tế nên
mới chạm được những chuyển động tinh nhẹ tạo vật . Đó là sự chuyển động hơi gợn tí của sóng , là sự đưa
khẽ khàng của chiếc lá vàng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp say đắm lòng người. Bằng một loạt các tính từ và
trạng từ như từ biếc , tí , vàng, khẽ,vèo tg đã tạo ra một bức tranh mùa thu mà hình ảnh trung tâm là cái ao
với những gam màu thanh nhã. Bức tranh có màu xanh của sóng, có màu vàng của lá. Bức tranh vừa gợi được
sự chuyển động uyển chuyển, sinh động của tạo vật vừa lột tả được cái tĩnh lặng của mùa thu trong không gian
của một cái ao quê nhà . Như vậy so với hai câu thơ đầu, hai câu thơ 3,4 đã có sự thay đổi. Hai câu đầu tg diễn
tả cái tĩnh lặng của mùa thu thì hai câu sau tg tập trung vào sự chuyển động của cảnh thu. Thế nhưng ý thơ
không dừng ở đó. Bằng nghệ thuật lấy động tả tĩnh tác giả đã làm cho cảnh thu trở nên tĩnh lặng hơn, nhà thơ
đã dùng cái gợn tí của sóng biếc và cái khẽ đưa của lá vàng trước gió để miêu tả cái tĩnh của cảnh thu làng quê
mình. Như vậy nếu cái ao thu là khung cảnh tạo nên bức tranh mùa thu thì hình ảnh chiếc lá vàng chính là tâm
điểm của cảnh thu ây. Cùng với cái lạnh lẽo của hơi nước, chiếc lá vàng đã mang hơi thở của mùa thu đến với
tâm hồn bao thế hệ độc giả.
3. Hai câu 5,6: Không chỉ tập trung miêu tả chi tiết những hình ảnh đẹp của bức tranh mùa thu qua
hình ảnh con sóng và chiếc lá vàng tg còn dùng ngòi bút của mình vẽ những nét vẽ tinh tế để hoàn thiện


cảnh thu bằng hai hình ảnh cũng rất quen thuộc nơi làng quê đó là hình ảnh bầu trời thu và con ngõ nhỏ
vắng khách:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Trước mắt ta là một không gian thoáng đãng và cao rộng. Từ một điểm nhìn thấp và gần, có thể thấy điểm
nhìn của tg đã có sự thay đổi rõ rệt khi ông miêu tả hình ảnh tầng mây và hình ảnh bầu trời. Từ láy lơ lửng
được tg sử dụng khá hiệu quả khi miêu tả tốc độ di chuyển chậm của tầng mây theo những cơn gió nhẹ trên nền
trời xanh ngắt. Và từ láy lơ lửng đã cụ thể hóa chiều cao của tầng mây. Như trên đã nói màu vàng của chiếc lá
đã tạo nên hơi thở của mùa thu và hơi thở của mùa thu còn lan tỏa và thấm đượm vào tâm hồn nhạy cảm của thi
nhân bởi màu xanh ngắt của bầu trời. Có lẽ màu xanh ngắt của da trời mùa thu là màu sắc ấn tượng trong tâm
hồn Nguyễn Khuyến nên trong các bài thơ thu , ông thường miêu tả bầu trời thu với gam màu xanh ngắt ấy:
Trời thu xanh ngắt mấy từng cao (Thu vịnh ) hay Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt ( Thu ẩm ) . Bởi vậy , màu
xanh ngắt của da trời không chỉ đơn giản là một sắc màu khách quan đặc trưng cảu trời thu mà có lẽ còn chính
là tâm trạng nhiều ẩn ức , là chiều sâu tâm hồn đầy trăn trở của thi nhân . Và màu xanh ngắt của bầu trời mùa
thu chính là màu sắc truyền thống của thơ xưa khi viết về mùa thu-mùa thu của vẻ đẹp thẩm mỹ truyền thống.
Màu xanh ngắt đã tạo nên một bầu trời thu đặc trưng trong thơ NK , điều đó tạo nên cái riêng của thơ ông so
với những bài thơ hiện đại khi viết về mùa thu như bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và bài thơ Đất Nước của
Nguyễn Đình Thi:
-Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng
-Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Màu mơ phai là màu của mùa thu trong cái nhìn tươi vui của ông hoàng thơ tình XD còn màu trong biếc là
màu của mùa thu của đất nước trong nhũng ngày tháng độc lập. Những màu sắc tươi mới đó cùng với màu
xanh ngắt truyền thống kia đã tạo nên một vr đẹp đa dạng của bầu trời mùa thu.
Từ điểm nhìn cao, tg đã nhanh chóng thay đổi điểm nhìn để quan sát toàn cảnh không gian nơi làng quê đó
là không gian con ngõ nhỏ để rồi ông phát hiện được sự vắng vẻ của con ngõ đó: Ngõ trúc quanh co khách
váng teo. Hình ảnh ngõ trúc là một hình ảnh rất cụ thể và thân quen đối với mỗi người dân quê. Ngõ trúc không
phải là tên gọi của con ngõ mà là đặc điểm của con ngõ. Trên con ngõ dẫn vào nhà của tg có rất nhiều cây trúc
nên gọi đó là ngõ trúc. Hình ảnh này cũng tạo nên một vẻ đẹp đặc trưng của làng quê tg cùng với hình ảnh cái
ao. Như vậy bức tranh thu dường như đã đầy đủ sắc màu và đường nét hình khối. bức tranh cũng tạo được sự
hài hòa về không gian giữa không gian cao rộng của bầu trời và không gian sâu hun hút của con ngõ quanh co.
Cảnh vật thoáng đãng và yên tĩnh bởi không một bóng người. Miêu tả cái vắng vẻ dợn ngợp ấy tg dùng từ vắng
teo thật hiệu quả. Có lẽ tg cũng chỉ cần dùng từ vắng và là người đọc cũng đã cảm nhận rõ sự tĩnh lặng và vắng

rồi. Nhưng vắng teo thì có nghĩa là cảnh vắng tanh vắng ngắt , không chút cử động , không chút âm thanh ,
không một bóng người . Sự vắng vẻ đó khiến cảnh thu vốn êm đềm nay thoáng một nỗi buồn hiu hắt. Và đó
cũng chính là cuộc sống thực tại của tg từ khi cáo quan về ở ẩn. Chúng ta cũng đã được đọc những tâm sự cô
đơn thầm kín đó trong bài Khóc Dương Khuê: Cách ba năm gặp bác một lần hay như câu Đã bấy lâu nay bác
tới nhà trong bài Bạn đến chơi nhà của tg. Thế mới thấy hết được cuộc sống nhàn tản đến cô đơn của tg trong
thời gian sống ẩn ở quê nhà. Tuy nhiên để vượt lên nỗi cô đơn ấy tg đã chọn lối sống hòa vào thiên nhiên để tìm
được niềm vui với thiên nhiên. Và chỉ có vậy ông mới tiếp tục giữ được tâm hồn thanh cao của mình, ông mới
tìm được nguồn cảm hứng cho thi ca.
Như vậy, cảnh thu trong bài được đón nhận từ nhiều góc độ khác nhau: từ gần đến xa, từ thấp lên caọ, từ hẹp
đến rộng. Vì được nhìn dưới nhiều góc độ như vậy nên cảnh sắc mùa thu thật đẹp và gần gũi từ đường nét của
ao nhỏ trong veo, thuyền câu bé tí, sóng biếc gợn, lá vàng khẽ đưa, tảng mây lơ lửng, ngõ trúc quanh co.
Những hình ảnh gần gũi đó tạo nên cái hồn thu, cảnh thu xiết bao thân thuộc của làng quê tg và vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Cái hồn ấy được tạo nên bởi màu sắc xanh của trời hoà lẫn cùng sắc xanh của nước và sắc vàng của
lá rụng. Những đường nét, màu sắc đó đã được cảm nhận bởi một tâm hồn yêu thiên nhiên đến say đắm. chính
ty thiên nhiên của tg đã gợi lên trong tướng tượng của người đọc một một buổi sớm thu yên bình ở một làng
quê vùng đồng bằng Bắc Bộ với bầu trời thu cao rộng, khoáng đạt, những ao chuông trong vắt phản chiếu màu
trời, màu lá, thôn xóm với những con đường nhỏ quanh co hun hút xanh màu tre trúc, gió thu dịu mát khẽ làm
xao động mặt nước, thỉnh thoảng một vài chiếc lá rụng cắt ngang không gian. Đúng là một mùa thu trong trẻo,
thuần khiết, mát lành đã bao lần đến trên quê hương của mỗi chúng ta.
Tuy nhiên cảnh mùa thu đó đẹp nhưng cũng tĩnh lặng và đượm buồn bởi sự vắng vẻ đến cô quạnh. Bao
trum toàn bộ không gian đó là một sự vắng lặng vì thiếu vắng người, vắng tiếng: Ngõ trúc quanh co khách


vắng teo. Sự vận động cũng có nhưng chỉ là những vận động rất nhẹ, rất khẽ: sóng chỉ hơi gợn, lá khẽ đưa và
mây lơ lửng. Những vận động này không làm cho không khí của bức tranh thu trở nên sôi động mà chỉ càng
làm tăng thêm sự tĩnh lặng của nó. Mọi cảnh, mọi vật trong bức tranh thu này đều gợi cái tĩnh lặng và đượm
buồn. Cái lạnh lẽo, trong veo của nước, cái biếc của sóng, cái xanh ngắt của trời… những trạng thái, màu sắc đó
cho thây một sự tĩnh lặng đang bao trùm từ bầu trời cho đến mặt đất. Cái tĩnh vắng, cái buồn rõ ràng là trạng
thái của cảnh vật ở đây tuy nhiên, đó không phải là cái tĩnh của sự chết lặng, thiếu vắng sức sống, cũng không
phải là cái buồn của sự chán chường. Mà gắn với cái buồn, cái tĩnh này vẫn là sự trong sáng, thơ mộng và sức

sống muôn đời của thiên nhiên xứ sở. Phải gắn bó tha thiết với quê hương, phải có một tâm hồn nhạy cảm lắm
thì Nguyễn Khuyến mới có thể tái hiện một cách tài tình tất cả vẻ đẹp bình dị mà nên thơ của mùà thu làng
quê ông .

4. Hai câu kết : Hiện lên trong khung cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn đó là hình ảnh tg-người câu cá ngồi
yên bất động nhưng tâm hồn như đang chờ đợi điều gì đó:
Tựa gối buông cần, lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Hình ảnh tg, người câu cá được miêu tả trong tư thế tựa gối buông cần . Đó là là tư thế đợi chờ nhưng
không có cảm giác mòn mỏi của người câu cá. Người ngồi câu trong trạng thái tựa gối buông cần, không câu
được cá nhưng dường như vẫn không hề sốt ruột. Từ buông được tg sử dụng rất chính xác. Buông cần chứ
không phải ôm cần. Người xưa có kẻ lấy câu cá làm việc đợi thời, đợi người xứng đáng để phò tá. Có người lại
lấy việc câu cá để từ chối việc làm quan và coi câu cá là việc câu người, câu quạnh, câu lưỡi. Đối với nhà thơ
trong những ngày từ quan lui về ở ẩn câu cá, đó là thú vui của nhà thơ nơi làng quê để tiêu khiển trong công
việc, để hoà mình vào thiên nhiên, mà quên đi những bận lòng với nước non, cho tâm hồn thanh thản. Do vậy ở
bài thơ này cũng thể hiện khát vọng câu cái thanh, câu cái vắng cho tâm hồn của một nhà thơ có phẩm chất
thanh cao.Và đó chính là khoảnh khắc tĩnh lặng trong tâm hồn con người. Như vậy giữa con người và cảnh vật
đã hoà nhịp cùng nhau tạo nên vẻ đẹp toàn bích của bức tranh mùa thu. Và trong giây phút tĩnh lặng ấy âm
thanh nhẹ cá đớp động gợi lên sự mơ hồ xa vắng, đánh thức tỉnh tâm hồn của tg khiến tg giật mình trước tiếng
cá đớp động dưới chân bèo. Không gian phải yên tĩnh lắm, tâm hồn nhà thơ phải trong trẻo lắm thì mới nghe rõ
âm thanh nhỏ nhẹ như vậy. Từ cá đâu là cách hỏi vừa tạo nên sự mơ hồ trong không gian vừa gợi ra sự ngỡ
ngàng của lòng người. Bởi lòng người dường như mất cảm giác về không gian thực tại mà chìm đắm trong
không gian suy tưởng nên không thể xác định rõ hướng gây ra tiếng động mặc dù đang ngồi trong một chiếc ao
rất nhỏ. Có lẽ nhà đắm say với không khí cảnh sắc mùa thu nên ngay câu đầu nhà thơ đã gọi cái ao của mình
là ao thu. Với cái lạnh lẽo nước trong veo thì đó thật không thích hợp cho việc câu cá. Câu thơ cuối bài gọi
nhiều ý hiểu cho lòng ngươi cảm nhận cảnh sắc mùa thu. Cá đâu đớp động dưới chân bèo phải chăng là câu hỏi
là sự khao khát một sự đổi thay cho thời cuộc? Nỗi niềm sâu kín của tg được gửi gắm một cách khéo léo vào
thiên nhiên cảnh vật nơi làng quê yêu dấu. Hai câu thơ kết thúc đã góp phần bộc lộ đôi nét về chân dung tác giả,
một con người nhạy cảm với thiên nhiên, một con người nặng nợ với dân với nước.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×