Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

bài báo cáo về vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại thác cam ly đà lạt những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.92 KB, 17 trang )

I.

MỞ ĐẦU
Nước là nhu cầu tất yếu của con người và sinh vật. Không có nước thì sẽ không thể
tồn tại sự sống trên Trái Đất. Tuy nhiên song song với qua trình phát triển không
ngừng của con người về kinh tế xã hội, con người có nhũng tác động không nhỏ và
ngày càng làm nguồn nước ô nhiễm, suy thoái và cạn kiệt nghiêm trọng.
Tỉnh Lâm Đồng chính là khởi nguồn của hai sông lớn: Sông Krông Nô thuộc chi lưu
Sêrêpok – Mê Công và sông Đồng Nai – La Ngà. Vị trí này đã làm cho lâm Đồng có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước hai hệ thống sông trên. Với bất cứ
tác động nào của phần thượng nguồn đều có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
xã hội của các tỉnh nằm ở hạ lưu.
Minh chứng cho thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt chính là sự ô nhiễm nguồn nước
tại thác Cam Ly – Đà Lạt – Lâm Đồng. Thác Camly nằm trên dòng suối Cẩm Lê,
cách trung tâm thành phố Đà Lạt 2km về phía Tây. Vốn đây cũng là một trong những
địa điểm du lịch tại Đà Lạt, nhưng trong những năm gần đây Cam Ly không còn
được biết đến là một địa điểm du lịch hữu tình về cảnh và người mà thay vào đó
Camly được biết đến với sự ô nhiễm, suy thoái nguồn nước nhiều hơn.
Nhận thức được phần nào tác động thực trạng về sự ô nhiễm nguồn nước mặt nói
chung và tại Cam Ly nói riêng chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu tình hình thực tế tại
đây, đồng thời cũng đưa ra những quan điểm cá nhân về vấn đề. Vì vậy chúng tôi viết
báo cáo này nhằm mục đích tổng kết, đánh giá sơ bộ về thực trạng ô nhiễm nguồn
nước mặt tại Thác Cam Ly – Đà Lạt.


II.

KHÁI QUÁT CHUNG
1. Vị trí địa lý
- Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn
2 km về phía tây. Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao


quanh đã tạo nên một thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới Đà Lạt.

- Du khách đi dạo ven Hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách, một
dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn
dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hòa
mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tiếng Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về
phía tây, cách hồ 2km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng
đá hoa cương lớn. Tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao
khoảng 30m.
- Suối Cam Ly bắt nguồn từ khu rừng Đa-Ra-Hoa và nhận nước từ các núi Láp-bê
Nam. Sau khi qua địa phận thành phố Đà Lạt, suối Cam Ly tiếp tục chảy qua
huyện Lâm Hà và nhập vào sông Đạ Đơng (thượng nguồn sông Đồng Nai)
- Để tạo thêm nét đẹp cho thác Cam Ly, đồng thời bảo vệ tôn tạo một thắng cảnh
đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia. Ngày
2/12/1998 chính quyền thành phố Đà Lạt đã khởi công xây dựng, mở rộng dòng
chảy của suối Cam Ly vào đầu năm 2000 nhằm chống ô nhiễm môi trường và xây
hồ lắng sinh học trước khi cho dòng nước đổ về thác Cam Ly. Thác Cam Ly được
đưa vào khai thác từ năm 2000.
- Thác Cam Ly được đánh giá là điểm tài nguyên có giá trị phục vụ khách du lịch
tham quan, vãn cảnh.


2.

Vai trò
- Thác Cam Ly nằm vị trí hạ nguồn hồ Xuân Hương đóng vai trò là nơi dẫn nước
thoát từ Hồ Xuân Hương xuống các vùng hạ lưu.
- Là một trong những điểm du lịch tại Đà Lạt.



III.

NỘI DUNG
1. Thực trạng thác Cam Ly trước năm 2010
- Thác Cam Ly tuy không hùng vĩ như những thác nước khác ở Đà Lạt, nhưng
nó vẫn có vẻ đẹp riêng, không lẫn vào đâu được. Ngọn thác hùng vĩ gắn với
quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một thắng cảnh khó quên
trong lòng du khách khi tới Đà Lạt. Phía trên thác có một chiếc cầu bắc ngang
qua suối, du khách có thể lên cầu để ngắm nhìn rõ hơn dòng thác đổ. Dưới
chân thác là một vườn hoa nhỏ, rực rỡ quanh năm. Chung quanh thác là những
công trình kiến trúc tráng lệ, được bố trí rất hài hoà với thiên nhiên. Du khách
cũng có thể ngồi lặng lẽ hàng giờ trên các mỏm đá nhẵn bóng giữa dòng thác
để lắng tai nghe tiếng nước chảy rì rào, thả cặp mắt mơ màng, tìm kiếm những
nhánh hoa tím mảnh mai mọc cheo leo trên vách thác .
-

Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một
vùng trông rất thơ mộng. Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời đã từng đi
vào những trang thơ ca, nhạc hoạ của biết bao thi sĩ… Dòng chảy thác Cam Ly
cao khoảng 10m, tuy không cao nhưng dòng nước vẫn mang nét mạnh mẽ và
cũng không kém dịu dàng. Đây là ngọn thác đi vào rất nhiều thơ văn và bài hát.
Thác là một trong những biểu tượng không thể thiếu của thành phố sương mù
giống như Hồ Xuân Hương hay Hồ Than Thở. Song đáng buồn là hiện nay
thác Cam Ly bị ô nhiễm nặng do rác thải từ thượng nguồn dồn về. Nhiều du
khách tận mắt chứng kiến vô cùng tiếc nuối, mong rằng một ngày nào đó lại
được nhìn ngắm thác Cam Ly hùng vĩ, tinh khiết như xưa.


2.


Thực trạng thác Cam Ly từ năm 2010 đến nay.
2.1.
Thực trạng
Thắng cảnh quốc gia thác Cam Ly Đà Lạt (Lâm Đồng) vốn nổi tiếng
thơ mộng với dòng nước róc rách chảy qua những ghềnh đá hoa cương, nay
do nguồn nước ô nhiễm từ phía thượng nguồn đổ về gây bốc mùi, nổi bọt.
Hiện nay, thác Cam Ly do Công ty cổ phần Dịch vụ Du lịch Đà Lạt quản lý,
khai thác. Cùng với quá trình đô thị hóa nhanh chóng của Đà Lạt, dòng thác
vốn nổi tiếng thơ mộng này đang phải gánh chịu một lượng nước thải lớn
của cư dân thành phố khiến dòng nước “lâm bệnh” nặng. Nước chảy về thác
đem ngòm, nổi bọt trắng xóa và bốc mùi hôi tanh rất khó chịu. Đến đầu
năm 2011, thác Cam Ly bị ô nhiễm nghiêm trọng, bốc mùi hôi thối, nước
cạn, là nơi chứa nước thải của thành phố Đà Lạt mà không được xử lí. Dù
vậy đến nay vẫn chưa có biện pháp khắc phục.
Từ năm 2010 trở lại đây, Thác Cam Ly không còn là dòng thác trong
lành và thơ mộng của tự nhiên, nhũng năm trở lại đây tình trạng ô nhiễm
nguồn nước và suy thoái môi trường diễn ra ngày càng mạnh mẽ và nghiêm
trong hơn. Điều này được minh chứng như sau:
Suối Cam Ly dài hơn 60km hằng ngày đổ nước về các danh thắng và
mang theo lượng lớn chất thải, rác thải từ vùng trồng trọt rau hoa ngắn ngày
rộng hơn 2.800ha. Nước trước khi đổ về Cam Ly đã đi vòng vèo hơn 10km
qua khu dân cư, mang theo một lượng lớn rác và nước thải sinh hoạt. Chỉ
tính đoạn suối bắt đầu từ đập hồ Xuân Hương chảy về Cam Ly thì đã có
hàng trăm miệng cống to nhỏ đổ nước thải ra đây.
Chuyện người dân xả rác nông nghiệp xuống suối Cam Ly đã thành
chuyện thường ngày ở đây. Dọc bờ suối có cả ngàn ống nước thải dẫn ra từ
trong nhà, trong vườn. Mỗi khi mưa lớn người dân tống hết tất cả cây cỏ
xuống suối để nước cuốn đi. Lượng rác nhiều quá đã đem đi làm phân bón,
tái chế đủ kiểu vẫn còn dư, không biết mang bỏ ở đâu nên người dân đành
phải đổ xuống suối. Chính quyền có vận động nhưng người dân nghe xong

là xong, không có chỗ để bỏ rác nên cứ đợi mưa to là họ dọn hết đổ xuống
suối. Nước chảy mạnh tống rác đi xa, xóa sạch dấu vết nên không thể quy
trách nhiệm cho ai.
Nước từ Cam Ly chảy thẳng về hạ nguồn mà không qua xử lý, rác
thải về đây cũng không thể khống chế và xử lý được. Hằng ngày, lòng hồ


dưới chân thác phải chịu trận với bao bì, xác động vật chết, vỏ chai thuốc
bảo vệ thực vật... Ông Nhuận tính lượng rác vớt từ lòng hồ và đập cao su
khoảng 6m3/ngày.

Thác Cam Ly biến thành rãnh nước thải


2.2.

Điểm độc đáo giữa Thác Cam Ly và du lịch thác khác
Giống nhau: Đây đều là những điểm du lịch về thiên nhiên thác
nước. Nơi đây đều lưu giữ nhũng truyền thuyết từ ngàn đời xưa đề lại, đó
vừa là di sản vật thể và phi vật thể. Là niềm tự hào dân tộc. những điểm độc
đáo đó tạo cho Đà Lạt có nhũng tụ điểm du lịch phong phú hơn.
Các khu du lịch nằm ở nhũng vị trí hết sức thuận lợi cách trung tâm
thành phố và thuận lợi về giao thông vận tải tạo điều kiện cho phát triển du
lịch.
Các điểm du lịch tại thành phố Đà Lạt, nơi được thiên nhiên ban tặng
kiểu khí hậu mát mẻ quanh năm, sương mù bao phủ vào nhũng buổi sáng
làm cho du lịch tại Thác lại càng trở nên hấp dẫn và thu hút du khách hơn.
Khác nhau: Ở các vị trí địa lý khác nhau, chịu sự tác động của các
yếu tố kinh tế xã hội là khác nhau, nên mỗi điểm du lịch Thác đều có nhũng
điểm hấp dẫn du khách của riêng mình. Sự khác nhau này thể hiện ở những

khía cạnh như: vị trí địa lý; dân cư; kinh tế xã hội; tác động du lịch thác;
vấn đề môi trường.

Thác Hang Cọp


2.3.

Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại thác Cam Ly.
Là một trong những yếu tố tạo nên môi trường tự nhiên, nước cũng
như các thành tố môi trường khác là một chỉnh thể thống nhất không thể
tách rời. Do đó khi nguồn nước đầu nguồn ô nhiễm thì tất nhiên những
vùng hạ nguồn cũng không tránh khỏi tình trạng này, thậm chí còn nặng
hơn do hứng chịu từ đầu nguồn đẩy về.
Không khí, rừng, tài nguyên thiên nhiên, nước…tất cả những yếu tố
tự nhiên đó được con người khai thác, sử dụng và cải tạo. Mọi hoạt động
của con người đều gây ra tác động cả về mặt tích cực và tiêu cực cho các
thành tố tự nhiên, trong đó có nguồn nước. Tuy nhiên từ thực tế có thể thấy,
do nhiều nguyên nhân nên sự tác động tiêu cực chiếm phần lớn, dẫn đến
thực trạng là nguồn nước ở nhiều nơi ô đang ngày càng ô nhiễm nặng.
Với phạm vi bài viết này, chúng em xin đề cập đến nguyên nhân gây
ô nhiễm nguồn nước tại khu du lịch thác Cam Ly thuộc thành phố Đà Lạt –
Lâm Đồng.
Hiện Cam Ly được xếp vào loại thắng cảnh thiên nhiên bị ô nhiễm
trầm trọng nhất Đà Lạt. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là từ ngày hồ
Xuân Hương chặn dòng tích nước, nước đổ về thác Cam Ly chỉ còn lại
nước thải của thành phố, kết hợp với nước ứ đọng trong các kênh, mương
đã biến thắng cảnh quốc gia này trở thành một trong những nơi ô nhiễm
nhất thành phố Đà Lạt.


Ngoài ra, ô nhiễm nguồn nước ở đây còn do nhiều nguyên nhân
khác
như
sau:
Thứ nhất, đó là ý thức của dân cư sống xung quanh khu vực thác trong
việc giữ gìn, bảo vệ môi trường chưa cao.
+ Rác thải từ sinh hoạt hàng ngày (bao ni lông, chai, lọ, thức ăn thừa,…) từ
hoạt động sản xuất (bao bì đựng phân bón, chai lọ thuốc trừ sâu, những sản
phẩm hoa màu thải loại,…) đều được đổ ra sông, hồ là nguồn của thác này.


+ Nước thải từ những hoạt động trên cũng đua nhau tuồn ra sông, ra hồ
một cách tràn lan, liên tục.
+ Một nguyên nhân trực tiếp “góp phần” gây ô nhiễm nguồn nước là ý thức
của chính những khách du lịch. Mặc dù tại khu du lịch đã có thùng rác
nhưng túi ni lông, chai lọ nhựa,…được các du khách thả một cách vô tư,
bừa bãi. Hàng năm, lượng khách du lịch đổ về thác này khá lớn nên tình
trạng ô nhiễm ngày càng tăng lên.
Thứ hai, công tác quản lý còn nhiều hạn chế của cơ quan, tổ chức có thẩm
quyền. pháp luật về bảo vệ môi trường nước ta khá đầy đủ, tuy nhiên việc
triển khai thực hiện chưa có hiệu quả, chưa giải quyết được nhiều vấn đề
nóng về môi trường, trong đó có môi trường nước tại các khu du lịch.
Thứ ba, sự suy thoái môi trường chung của khu vực cũng là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước tại đây.


2.4.

Hậu quả
Nguồn nước ô nhiếm chủ yếu là chất thải công nghiệp, sản xuất nông

nghiệp, sinh hoạt,…và đây cũng chính là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng
tới môi sinh của con người.
Thứ nhất, là nguyên nhân gây ra các bệnh cơ bản của con
người:Bệnh tiêu hóa, bệnh siêu vi trùng, vi khuẩn, bệnh sốt rét, bệnh truyền
nhiễm,….
Thứ hai, trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của con người. Bởi vì, ô
nhiễm nguồn nước mặt về cơ bản lâu dần thấm vào nguồn nước sâu dưới
lòng đất.
Thứ ba, ô nhiễm nguồn nước sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước sản xuất
nông nghiệp của người dân. Đây sẽ là nguồn nước tưới tiêu chủ yếu của
người sản xuất nông nghiệp, vừa có thể là mầm bệnh tiềm ẩn trong thực
phẩm.
Thứ tư, với vùng đất được coi là mảnh đát du lịch thì việc bị ô nhiễm
nguồn nước như là một sự phản kháng “đuổi khách du lịch”.
Vô hình chung sẽ ảnh hưởng trên cục diện lớn về các mặt khinh tế,
văn hóa tại nơi đây, chính sự ô nhiễm này sẽ cướp mất tiềm năng phát triển
của thành phố du lịch và thực phẩm rau xanh – Đà Lạt.


3. Giải pháp khắc phục

Du khách đến Đà Lạt (Lâm Đồng) giờ không còn thấy vẻ thơ mộng,
lãng mạn của Cam Ly, dòng suối chảy từ đỉnh cao nguyên Lang Bian. Bởi
từ dòng nước đen ngòm bốc lên mùi hôi tanh lợm giọng. Đôi khi, có cả
đống rác to tướng trôi lềnh bềnh trên mặt nước. Về đặc điểm tự nhiên, suối
Cam Ly và thác Cam Ly là dòng suối lớn chính, vùng hạ lưu xương sống
của đô thị Đà Lạt, mọi con suối hay cống rãnh... đều đổ về đây.
Hiện Cam Ly được xếp vào loại thắng cảnh thiên nhiên bị ô nhiễm
trầm trọng nhất Đà Lạt. Nguyên nhân là phần lớn khu vực dọc suối bị các
hộ dân khai thác cây rừng bừa bãi và xả đủ loại chất thải. Còn theo đánh giá

của chuyên gia môi trường, nguồn nước ở đây đã bị ô nhiễm bởi phân bón
và thuốc trừ sâu với các chế phẩm như: DDT, HCH, Mytox, Malathion,
Diazinon, Monitor, Nonolt, Sherpa, Decis, Polytrin, Zineb, Zincopper…
Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường nước ở thác camly nói riêng
mà mọi nơi nói chung đang đứng trước nhiều thách thức đáng quan tâm
như: thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước
mắt trong đầu tư phát triển; thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý môi
trường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công
tác quản lý môi trường vào nền nếp; thách thức giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
bảo vệ môi trường lạc hậu với khối lượng chất thải đang ngày càng tăng
lên; thách thức giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi
trường với khả năng có hạn của ngân sách Nhà nước và sự đầu tư của doanh
nghiệp và người dân cho công tác bảo vệ môi trường còn ở mức rất thấp…


3.1.

Giải pháp kỹ thuật
Một số phương án khắc phục ô nhiễm được đưa ra như thiết lập một
nhà máy xử lý nước thải ở hạ lưu thác. Nước thải sau khi được xử lý sơ bộ
bằng bể tự hoại sẽ được dẫn bằng ống nhựa đến hệ thống thoát nước bẩn,
sau đó qua các trạm bơm và chuyển đến nhà máy xử lý công suất 10.50017.500 m3/ngày đêm.
Cũng có nhiều phương án khác như xây bể lắng loại nhỏ, lót cát dưới
đáy suối... nhưng nguồn tài chính cho việc xử lý ô nhiễm thác Cam Ly vẫn
chưa rõ ràng và chưa biết bao lâu mới có. Mọi phương án chỉ nằm trên giấy
Theo ông Phạm Xuân Sinh - giám đốc khu du lịch thác Cam Ly
(thuộc Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt), toàn bộ nguồn nước đổ về thác
hiện đều là nước cống, nước thải đô thị từ khắp thành phố Đà Lạt. Trong
khi đó, hồ Xuân Hương đang tập trung tích nước (suốt năm qua hồ này
không có nước vì xây lại cầu Ông Đạo và nạo vét hồ) nên nước suối tự

nhiên không thể chảy về thác Cam Ly.
Ông Sinh cũng cho biết hiện Công ty Dịch vụ du lịch Đà Lạt đang
tiến hành cho xây một đập cao su ngay trên đầu thác để tích trữ nước cùng
lúc xử lý mùi hôi tanh, trong tương lai sẽ xây dựng một hồ tích nước rộng
5ha về phía hạ lưu thác, từ đó dùng máy hút nước ngược lên phía đầu thác
rồi đổ xuống để thác luôn có nước vào mùa khô.

Xây đập cao su để chắn rác thải


3.2.

Giải pháp bằng pháp luật
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai; Quy hoạch sử dụng
đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 - 2015. Xác
lập cơ chế cung - cầu, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững tài nguyên nước
và bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật
Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài
nguyên nước theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước đồng bộ
với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh xã
hội hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi
người dân tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều
kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội
về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp
tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý
cho ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện
đại và hội nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng

Bộ Luật Môi trường, hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội
nhập, khắc phục tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và
thiếu khả thi. Hệ thống pháp luật về môi trường phải tương thích, đồng bộ
trong tổng thể hệ thống pháp luật chung của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa.
Tiến hành các hình thức trao đổi trực tiếp với các địa phương để phổ
biến Luật Tài nguyên nước và xem xét tình hình thực hiện. Lấy ý kiến của
các địa phương về các nội dung cần quy định trong các văn bản dưới luật.
Xây dựng tổ chức thanh tra chuyên ngành để nâng cao vai trò của công tác
thanh tra pháp chế, xử lý vi phạm trong việc thực thi pháp luật về tài
nguyên nước.


3.3.

Giải pháp tuyên truyền giáo dục
Thứ nhất: Trước hết phải xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với
môi trường trên cơ sở đổi mới tư duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức
trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường trong xã hội và của mỗi người dân.
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết, xây dựng
các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân
thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra,
xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm
pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận
thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động
bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.
Thứ hai: Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ
môi trường với phát triển kinh tế-xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất

lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có
hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên
nhiên; Khai thác có hiệu quả.
Thứ ba: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên
truyền về pháp luật quy định đối với tài nguyên nước. Những biến động
tự nhiên cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng phát triển đang
tạo ra những thay đổi lớn về tài nguyên nước ở thác camly cả về chất và
lượng. Nhận thức được những thay đổi hiện tại cũng như dự đoán thay đổi
trong tương lai là hết sức cần thiết để phối hợp giữa các ngành, các cấp
trong sử dụng tổng hợp và bảo vệ tài nguyên nước của thác camly một cách
hợp lý và bền vững.


IV.

KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của kinh tế, vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở nên báo
động, trong đó có ô nhiễm nguồn nước.
Không nằm ngoài qui luật này, nguồn nước của thành phố Đà Lạt – Lâm Đồng
đang bị suy giảm về chất lượng, trong đó thác Camly đang hằng ngày phải gánh chiu
một lượng rất lớn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình và từ nhiều nguồn rác thải
khác.
Như chúng ta đã biết, trước đây thác Camly là một trong những địa điểm thu hút
khách du lịch khi đến với Đà Lạt, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá du lịch và
mang lại kinh tế cho ngành du lịch – một ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Lạt.
Tuy nhiên hiện nay không chỉ riêng nguồn nước của thác Camly bị ô nhiễm mà
nguồn nước của các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn Đà Lạt – Lâm Đồng
đang có dấu hiệu suy giảm như: thác Voi, hồ Xuân Hương, Thác Hang Cọp…điều
này đã làm cho lượng khách tham quan, viếng thăm Đà Lạt giảm dần.
Như vậy nếu như tình trạng này còn kéo dài,liệu trong một tương lai không xa

nữa, bức tranh du lịch Đà Lạt sẽ ra sao?; cuộc sống, sinh hoạt của người dân và cả hệ
sinh thái của Đà Lạt sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ là những hệ quả không hề tốt đẹp,
chính vì vậy mà ngay từ bây giờ, Tôi và các bạn, chúng ta hãy bằng những hành động
thiết thực, hãy chung tay bảo vệ môi trường mà đặc biệt là nguồn tài nguyên nước, nó
sẽ là một hành đông không hề khó khăn nếu chúng ta bắt đầu từ thông điệp “ Bảo vệ
nguồn nước có thể bắt đầu đơn giản bằng việc không vứt rác, chất thải ra kênh rạch
sông ngòi”. Vận động người thân, bạn bè cùng chung sức với cộng động bảo vệ môi
trường bở vì “ Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”.



Nguồn Tài Liệu Tham Khảo
/> /> /> /> />


×