Tải bản đầy đủ (.docx) (210 trang)

bài giảng nguyên lý thống kê kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 210 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
———————————

TS. Nguyễn Duy Thục

Bài giảng
NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5/2014

1


MỤC LỤC
PHẦN I
PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN VÀ MÔ TẢ THÔNG TIN THỐNG KÊ

Chương I: Những vấn đề cơ bản của nguyên lý thống kê kinh tế.
Chương II: Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu thống kê.
Chương III: Thống kê mô tả.
Chương IV: Điều tra chon mẫu.
PHẦN I
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỐNG KÊ

Chương V: Phân tích tương quan và hồi quy.
Chương VI: Phân tích phương sai.
Chương VII: Phân tích tăng trưởng và xu thế.
Chương VIII: Phương pháp chỉ số.
PHẦN III
SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ ĐỂ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH
CỤ THỂ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH


NGHIỆP
Chương IX: Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương X: Thống kê giá thành của doanh nghiệp.
Chương XI: Thống kê hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương XII: Thống kê tài sản của doanh nghiệp.

2


PHẦN I:

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
VÀ MÔ TẢ THÔNG TIN THỐNG KÊ
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
CỦA NGUYÊN LÝ THỐNG KÊ KINH TẾ

I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THƯỜNG DÙNG TRONG THỐNG KÊ
1.1. Thống kê là gì?
Thống kê là hệ thống các phương pháp dùng để thu thập, xử lý và phân tích các con
số (mặt lượng) của những hiện tượng số lớn để tìm hiểu bản chất và tính quy luật vốn có
của chúng (mặt chất) trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể.
1.2. Tổng thể thống kê
Khái niệm: Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn gồm những đơn vị (phần tử) cấu
thành hiện tượng cần được quan sát, phân tích mặt lượng. Các đơn vị của tổng thể thống
kê gọi là đơn vị tổng thể.
Dựa vào sự biểu hiện của đơn vị tổng thể, người ta chia các tổng thể thành hai loại:
- Tổng thể bộc lộ: Là tổng thể mà các đơn vị của nó có biểu hiện rõ ràng, dễ xác định.
- Tổng thể tiềm ẩn: Là tổng thể mà các đơn vị của nó không thể nhận biết một cách trực
tiếp, ranh giới của tổng thể không rõ ràng.

Dựa vào mục đích nghiên cứu, ta có thể chia các tổng thể thành:
- Tổng thể đồng chất: Là tổng thể có các đơn vị giống nhau về các đặc điểm chủ yếu liên
quan tới mục đích nghiên cứu.
- Tổng thể không đồng chất: Là tổng thể gồm các đơn vị có các đặc điểm chủ yếu liên
quan tới mục đích nghiên cứu khác nhau.
Dựa vào số đơn vị có trong tổng thể, có thể phân loại tổng thể:
- Tổng thể chung: Là tổng thể có các đơn vị là tất cả các đơn vị của tổng thể nghiên cứu.
- Tổng thể bộ phận: Chỉ gồm một phần của tổng thể chung.
Trong thực tế, người ta còn phân biệt ra hai loại tổng thể thống kê:
- Tổng thể hữu hạn: tổng thể chỉ có một số lượng hữu hạn các đơn vị thống kê.
- Tổng thể vô hạn: tổng thể có một số lượng không thể đếm được các đơn vị thống kê.

3


1.3. Tiêu thức thống kê
Khái niệm: Tiêu thức thống kê là khái niệm dùng để chỉ các đặc điểm (tính chất) của đơn
vị tổng thể.
Căn cứ vào cách biểu hiện, tiêu thức thống kê được chia thành hai loại:
- Tiêu thức thuộc tính: Là loại tiêu thức không biểu hiện trực tiếp bằng con số (tiêu thức
phi lượng hoá), các biểu hiện của nó được dùng để phản ánh loại hoặc tính chất của các
đơn vị tổng thể. Ví dụ: giới tính, dân tộc, thành phần kinh tế,…
- Tiêu thức số lượng: Là tiêu thức biểu hiện trực tiếp bằng con số (tiêu thức lượng hoá).
Đây là những con số phản ánh đặc trưng có thể cân, đong, đo, đếm được của từng đơn vị
tổng thể. Ví dụ: Chiều dài của cây cầu, số nhân khẩu trong gia đình, tiền lương tháng của
mỗi người lao động,…Mỗi con số này được gọi là một lượng biến. Các lượng biến chính
là cơ sở để thực hiện các phép tính thống kê.
Các trị số cụ thể khác nhau của một tiêu thức số lượng được gọi lượng biến. Ví dụ
tiêu thức tuổi lượng biến là: 18,19, 22, 25….
Một tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trên một đơn vị tổng thể được

gọi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ: Tiêu thức giới tính chỉ có hai biểu hiện không trùng
nhau là nam và nữ.
1.4. Chỉ tiêu thống kê
Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê là những con số chỉ mặt lượng gắn với mặt chất của hiện
tượng số lớn trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể. Mỗi chỉ tiêu thống kê gồm các
thành phần:
- Mặt chất.
- Thời gian, không gian.
- Mức độ chỉ tiêu.
- Đơn vị tính của chỉ tiêu
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2011 là 5,89%. Khi đó
+ Mặt chất: Tốc độ tăng trưởng
+ Thời gian, không gian: 2011, Việt Nam
+ Mức độ chỉ tiêu: 5,89
+ Đơn vị tính của chỉ tiêu: %

4


Chỉ tiêu thống kê (quy định tại khoản 3, Điều 3 Luật thống kê) là lượng biến phản
ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ của hiện tượng kinh tế - xã hội trong
điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu thống kê, người ta chia chỉ tiêu thống kê thành
hai loại:
- Chỉ tiêu chất lượng là các chỉ tiêu biểu hiện tính chất của các đơn vị trong tổng thể. Ví
dụ như giá, giá thành sản phẩm; năng suất lao động; tiền lương…
- Chỉ tiêu khối lượng là loại chỉ tiêu phản ánh qui mô khối lượng của tổng thể. Ví dụ như
số lao động, số lượng sản phẩm…
II. CÁC THANG ĐO THỐNG KÊ
2.1.


Thang đo định danh

Khái niệm: Là thang đo sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính. Trong thang đo này người
ta dùng các con số để mã hóa các các biểu hiện của tiêu thức thuộc tính. Các con số
trong thang đo này không có ý nghĩa hơn kém, mà dùng để đếm tần số xuất hiện của các
biểu hiện của tiêu thức.
Ví dụ:+ Về giới tính: Nam - 0, Nữ - 1.
+ Về tình trạng hôn nhân: Độc thân -1; Có gia đình-2; ly dị-3; khác -4.
2.2. Thang đo thứ bậc
Khái niệm: Thang đo thứ bậc là thang đo cho tiêu thức mà sự chênh lệch giữa các biểu
hiện của tiêu thức có quan hệ thứ bậc hơn kém. Sự chênh lệch này không nhất thiết phải
bằng nhau. Nó được dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng.
Ví dụ:
+ Tiền lương của công nhân trong doanh nghiệp hàng tháng là: < 1.800 ngàn đồng; từ
1.800-2.500 ngàn đồng; từ 2.500-3.500 ngàn đồng và > 3.500 ngàn đồng.
+ Mức độ khó khăn của nông dân Việt Nam:
Thứ nhất : Thiếu vốn
Thứ hai: Thiếu kiến thức
Thứ ba: Thiếu lao động
+ Ví dụ về chất lượng sản phẩm
- Chất lượng sản phẩm: loại I, loại II,…
+ Trong khen thưởng: Huân chương hạng nhất, hạng nhì…
2.3. Thang đo khoảng
Khái niệm: Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc có khoảng cách đều nhau. Nó được
dùng cho cả tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng. Thang đo khoảng cho phép chúng
ta đo lường một cách chính xác sự khác nhau giữa hai giá trị.
5



Ví dụ:
+ Nhiệt độ khơng khí đo theo độ C.
+ Đề nghị học viên hãy cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của các vấn đề sau
đây trong dạy học ở đại học bằng cách khoanh tròn các con số tương ứng trên thang
đánh giá chỉ mức độ từ 1 đến 5 như sau:
Giảng dạy tốt (Good Teaching Scale)
Đội ngũ giảng viên (GV) của khóa học động viên, thúc đẩy
tôi thực hiện tốt nhất công việc học tập nghiên cứu của mình
Đội ngũ GV dành nhiều thời gian bình luận, góp ý về việc học
tập nghiên cứu của tôi
Đội ngũ giảng viên đã nỗ lực để hiểu được những khó khăn
mà tôi có thể gặp phải trong quá trình học tập, nghiên cứu
Đội ngũ GV thường cho tôi những thông tin hữu ích về việc tôi
nên làm gì tiếp tục
Các giảng viên giải thích điều gì đó đều rất rõ ràng, dễ hiểu
Đội ngũ GV đã làm việc tận tụy, nghiêm túc để làm cho các
chủ đề của họ trở nên hứng thú

Mức độ
đồng ý
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7
1 2 3 4 5 6 7

2.4. Thang đo tỷ lệ
Khái niệm: Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng với giá trị 0 tuyệt đối được coi là điểm
xuất phát của độ dài đo lường thang. Thang đo này sử dụng các con số để lượng hóa dữ

liệu. Đây là thang đo định lượng chặt chẽ nhất.
Ví dụ: Các đơn vị đo lường vật lý: kg, mét,...
Chú ý: Khơng phải lúc nào sử dụng thang đo có chất lượng cao hơn là tốt hơn, mà phải
tùy thuộc vào đặc điểm của hiện tượng và tiêu thức nghiên cứu để sử dụng thang đo
thích hợp.
III. VAI TRỊ CỦA THƠNG TIN THỐNG KÊ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP
3.1. Khái niệm về thơng tin thống kê:
Thơng tin thống kê là những tin tức, các tư liệu được biểu hiện bằng con số hoặc
bằng lời văn mơ tả chân thực các hiện tượng kinh tế- xã hội mà người ta cần biết để ra
quyết định hành động nhằm đạt kết quả tối ưu mà họ mong muốn.
Thơng tin thống kê ln gắn với q trình quản lý và ra quyết định đối với mọi cấp quản
lý. Bởi vì, trong quản lý và ra quyết định đòi hỏi phải nắm được hiện tượng kinh tế-xã
hội có liên quan một cách chuẩn xác. Thơng tin thống kê rất đa dạng: có thể là thơng tin
bằng con số mà người ta ghi chép mọi hoạt động sản xuất, chi phí các yếu tố đầu vào và
6


kết quả đầu ra theo nguyên tắc “ai làm việc gì ghi chép việc ấy” được gọi là ghi chép ban
đầu. Đến theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm, lỗ hoặc lãi trong sản xuất kinh doanh,…
đều là thông tin thống kê.
Từ những điều trình bày trên có thể rút ra: Thông tin thống kê kinh doanh gồm có
thông tin bằng con số (định lượng) hoặc không phải bằng con số (định tính). Thông tin
định lượng như: số lượng lao động, số tài sản dài hạn hoặc tài sản ngắn hạn, số sản phẩm
sản xuất được trong kỳ,…Thông tin định tính như: chất lượng sản phẩm tăng lên hay
giảm đi, tinh thần làm việc của người lao động trong đơn vị,…
3.2. Vai trò của thông tin đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp
Thông tin thống kê phục vụ cho các nhà quản lý để ra quyết định về:
3.2.1. Xác định phương hướng sản xuất, kinh doanh
Trước khi xây dựng mới doanh nghiệp hoặc mở rộng quy mô sản xuất của doanh

nghiệp hoặc thay đổi phương hướng sản xuất, kinh doanh người có quyền ra quyết định
phải nắm được các thông tin về:
- Quan hệ cung-cầu mặt hàng này ở trong và ngoài nước.
- Tình hình phát triển của các mặt hàng thay thế mặt hàng này.
- Giá cả các yếu tố đầu vào và giá tiêu thụ mặt hàng này ở thị trường trong và ngoài
nước.
- Trình độ phát triển của khoa học, công nghệ đối với quá trình phát triển của mặt hàng
này trong hiện tại và tương lai,...
Hệ thống thông tin trên lại phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kinh tế-xã hội khác có liên
quan. Chẳng hạn xét về quan hệ cung-cầu lại phụ thuộc vào hàng loạt các thông tin khác
nhau. Nếu sản phẩm đó phục vụ cho nhu cầu sản xuất thì phải xuất phát từ các thông tin
về suất đầu tư của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nếu nó là sản phẩm tiêu dùng của dân
cư thì phải có được các thông tin liên quan đến thu nhập của dân cư, tỷ lệ quỹ tiêu dùng
của dân cư dành cho tiêu dùng sản phẩm này, khả năng sản xuất ra và sự biến động có
thể về giá cả các sản phẩm thay thế. Ngoài ra, còn phải xem xét khả năng xuất khẩu trên
cơ sở các thông tin về ngoại thương. Đây là những vấn đề hết sức phức tạp liên quan đến
việc thiết lập hệ thống thông tin để lập bảng cân đối liên ngành.
3.2.2. Thông tin đảm bảo lợi thế cạnh tranh
7


Sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có sự cạnh tranh gay gắt trên thương trường. Mọi
doanh nghiệp đều phải xuất hiện trên thương trường. Đây là điểm rất khác biệt với cơ
chế quản lý kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung. Để chiến thắng
trong cạnh tranh, một mặt đòi hỏi các cơ sở sản xuất phải bí mật thông tin về tình hình
sản xuất và chi phí sản xuất của đơn vị mình, mặt khác lại phải nắm bắt được các thông
tin trên ở các đối thủ cạnh tranh.
Để giải quyết mâu thuẫn này đòi hỏi các doanh nghiệp vừa phải tổ chức thu thập
thông tin nội bộ doanh nghiệp vừa phải tổ chức các cuộc điều tra chuyên môn trên thị
trường để có các thông tin về đối thủ cạnh tranh như điều tra thị hiếu, điều tra nhu cầu,

giá cả thích hợp, nhu cầu và nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư,...
3.2.3. Thông tin phục vụ tối ưu hóa sản xuất
Đây là các thông tin có liên quan đến việc cung và sử dụng các yếu tố đầu vào như
lao động, nguyên nhiên liệu, thiết bị máy móc,... Trong nền kinh tế thị trường thì "đầu
ra" do thị trường quyết định một cách khắt khe nhưng "đầu vào" còn tùy thuộc một phần
vào việc tìm kiếm nó trên thị trường của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, việc
tìm kiếm các yếu tố này đã vượt ra ngoài phạm vi của một vùng thậm chí của một quốc
gia. Người ta có thể tìm thấy nó trên phạm vi toàn cầu do xu hướng toàn cầu hóa.
Do đó các doanh nghiệp cần nắm bắt được các thông tin có liên quan đến sản xuất,
giá cả các yếu tố đầu vào, tình hình tiêu thụ sản phẩm đầu ra trên thị trường trong và
ngoài nước để ra quyết định tối ưu.
3.2.4. Thông tin về kinh tế vĩ mô
Những thông tin về kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng để các doanh nghiệp dự đoán
xu thế phát triển trong tương lai gần và tương lai xa để doanh nghiệp tìm ra phương
hướng, bước đi phù hợp với tình hình chung, tranh thủ thời cơ và khắc phục rủi ro trong
hoạt động của mình.
Xét trên giác độ tổ chức, việc cung cấp thông tin từ bên ngoài vào gồm có:
- Thông tin quản lý: Gồm những thông tin mới nhất về các quan điểm với các loại ý
kiến mới nhất rút ra từ các hội thảo khoa học phục vụ cho việc ra quyết định: kinh
nghiệm quản lý tiên tiến, những văn bản mới về pháp luật, các chính sách kinh tế - xã
hội của Đảng và Nhà nước.
- Thông tin kinh tế: Bao gồm những thông tin về giá cả, thị trường tài chính, thương
8


mại,...
- Thông tin khoa học-công nghệ trong và ngoài nước, chọn và đánh giá công nghệ
mà doanh nghiệp có thể nhập, giới thiệu và chuyển giao.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I

1. Trình bày các khái niệm thường dùng trong thống kê?
2. Trình bày các thang đo trong thống kê? Cho ví dụ.
3. Trình bày vai trò của thông tin thống kê đối với quản lý doanh nghiệp?

CHƯƠNG II
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
Quá trình nghiên cứu thống kê cũng chia làm ba giai đoạn:
Giai đoạn I: Điều tra thống kê bao gồm thu thập các thông tin ban đầu về các tiêu
thức ở từng đơn vị tổng thể;
Giai đoạn II: Tổng hợp thống kê bao gồm tổng hợp và hệ thống hoá các tài liệu đã
thống kê để phát hiện các vấn đề làm cơ sở đề xuất các giải pháp.
Các bước và các giai thu thập được từ giai đoạn I;
Giai đoạn III: Phân tích thống kê nhằm sử dụng những phương pháp chuyên môn
của đoạn này đều có mối liên hệ rất chặt chẽ. Kết quả và chất
lượng kết quả của bước trước làm cơ sở và có ảnh hưởng đến chất lượng bước sau.
I. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1.1. Khái niệm
Điều tra thống kê là tiến hành thu thập các thông tin ban đầu một cách khoa học
theo một kế hoạch thống nhất về hiện tượng nghiên cứu trong điều kiện thời gian và
không gian cụ thể. Việc thu thập thông tin thống kê (thường gọi là điều tra thống kê)
cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp
thời.
1.2.Các loại điều tra thống kê
9


a/ Xét về quá trình thu thập thông tin chia làm hai loại: Điều tra thường xuyên và điều
tra không thường xuyên.
Điều tra thường xuyên là tiến hành thu thập thông tin một cách thường xuyên về
hiện tượng nghiên cứu. Nó áp dụng với hiện tượng nghiên cứu có sự biến động liên tục.

Điều tra không thường xuyên là chỉ tiến hành thu thập thông tin của hiện tượng
nghiên cứu khi thấy cần thiết. Nó áp dụng cho những hiện tượng nghiên cứu ít biến
động, biến động chậm hoặc không cần theo dõi thường xuyên.
b/ Xét trên giác độ phạm vi thu thập thông tin chia làm 2 loại: Điều tra toàn bộ và điều
tra không toàn bộ.
Điều tra toàn bộ là tiến hành thu thập thông tin ở tất cả các đơn vị của tổng thể.
Điều tra không toàn bộ là tiến hành thu thập thông tin từ một số đơn vị được chọn ra
từ tổng thể chung. Điều tra không toàn bộ là loại thu thập thông tin chủ yếu của thống kê
hiện nay. Nó tiết kiệm được chi phí, thời gian điều tra được rút ngắn, chất lượng các tài
liệu thu được tốt hơn,…Số đơn vị mẫu chọn ra ít nên có thể đi sâu nghiên cứu được
nhiều mặt (nhiều chỉ tiêu) về hiện tượng nghiên cứu.
c/ Căn cứ vào phương pháp lựa chọn các đơn vị điều tra, điều tra không toàn bộ được
chia ra:
Điều tra chọn mẫu:
Điều tra chọn mẫu là loại điều tra thống kê không toàn bộ. người ta chọn ra một số
đơn vị đủ lớn (gọi là đơn vị mẫu) theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo tính đại
diện cho tổng thể chung để điều tra thực tế. Dựa vào kết quả điều tra được có thể tính
toán suy rộng cho toàn bộ tổng thể chung.
Trong thực tế có nhiều hiện tượng kinh tế - xã hội không thể điều tra toàn bộ được.
Ví dụ: để xác định năng suất sản lượng cây trồng người ta không thể gặt hoặc cân đong
toàn bộ sản lượng cây trồng trong các hộ dân cư. Để xác định chất lượng đồ hộp người
ta không thể mở tất cả các hộp ra để kiểm tra vì làm như vậy quá tốn kém và mất thời
gian. Bằng hai ví dụ nêu trên cho thấy muốn có thông tin trong một số trường hợp có thể
tiến hành điều tra không toàn bộ.
Điều tra trọng điểm:
Điều tra trọng điểm là loại điều tra không toàn bộ, chỉ tiến hành điều tra ở bộ
phận chủ yếu nhất, có đặc điểm nổi bật nhất của tổng thể xét theo tiêu thức điều tra,

10



nhằm nghiên cứu tính chất điển hình của hiện tượng. Kết quả điều tra không được dùng
để suy rộng các đặc trưng đó cho tổng thể chung.
Điều tra chuyên đề:
Điều tra chuyên đề là loại điều tra chỉ được tiến hành trên một số rất ít đơn vị
tổng thể. Do đó có thể đi sâu thu thập thông tin nhiều tiêu thức. Kết quả điều tra không
được dùng để suy rộng hoặc làm căn cứ để đánh giá tổng thể chung mà chủ yếu để
nghiên cứu kinh nghiệm hoặc phân tích nguyên nhân đạt đơn vị điển hình tiên tiến hoặc
yếu kém.
Trong thực tế người ta còn có thể kết hợp các loại điều tra trên với nhau. Ví dụ
khi điều tra về tình hình tiêu thụ hàng hóa (một số mặt hàng) ở Việt Nam, người ta tiến
hành điều tra chọn mẫu ở năm thành phố lớn: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ.
1.3. Hình thức tổ chức thu thập thông tin
Có hai hình thức thu thập thông tin thống kê: Báo cáo thống kê định kỳ và điều tra
chuyên môn.
a. Báo cáo thống kê định kỳ
Báo cáo thống kê định kỳ là hình thức thu thập thông tin thống kê theo chế độ báo
cáo thống kê do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Báo cáo thống kê bao gồm:
- Các quy định về thẩm quyền lập và ban hành biểu mẫu báo cáo.
- Các quy định về biểu mẫu và giải thích biểu mẫu báo cáo, bao gồm: mục đích, ý nghĩa,
khái niệm, nội dung, phạm vi, phương pháp tính các chỉ tiêu báo cáo, danh mục các loại
chỉ tiêu ghi trong báo cáo.
- Các quy định về việc thực hiện chế độ báo cáo như đối tượng lập báo cáo, thời hạn nộp
báo cáo, đơn vị (tổ chức) nhận báo cáo,…
Cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành biểu mẫu để các đơn vị thu thập, tổng
hợp thông tin theo nội dung, phương pháp thống nhất được sử dụng cho các đối tượng
điều tra trong nhiều năm. Các đơn vị tiến hành tổng hợp thông tin ban đầu để ghi vào
biểu mẫu ban hành thống nhất mà người ta gọi nó là “Báo cáo thống kê cơ sở”.
Báo cáo thống kê cơ sở là loại báo cáo do các đơn vị cơ sở (doanh nghiệp nhà nước

có hạch toán độc lập, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội,
nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài,…) lập từ số liệu ghi chép ban đầu theo hệ thống biểu mẫu thống nhất và báo cáo
11


cho cơ quan quản lý nhà nước cấp trên, cơ quan thống kê nhà nước được quy định trong
chế độ báo cáo. Dưới đây là biểu báo cáo hàng tháng của các doanh nghiệp nhà nước có
hoạt động sản xuất công nghiệp ban hành theo Quyết định số 156/2003/QĐ-TCTK ngày
13/3/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê hiện đang sử dụng:
Biểu số 01a/CS

Báo cáo tháng

Đơn vị nhận báo cáo:

Ban hành theo QĐ

Hoạt động sản xuất công nghiệp

số 156/2003/QĐ-TCTK

(Áp dụng đối với doanh nghiệp - Cơ quan chủ quản cấp

Ngày 13/3/2003 của Tổng có hoạt động công nghiệp).
cục

trưởng

Tổng


cục

- Cục Thống kê tỉnh, TP.

trên.

(Tháng)

Thống kê.
-.Ngày nhận báo cáo:
Ngày 12 tháng sau tháng
báo cáo .
Mã số thuế của doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp …………………………..
Ngành sản xuất kinh doanh………………….
Loại hình doanh nghiệp……………………...

Tên chỉ tiêu



Đơn

Thực

Cộng dồn từ Dự

số


vị

hiện

đầu năm đến tháng tiếp

tính

tháng

cuối tháng BC theo

BC
1.Giá trị sản xuất (Giá cố định)

01

Tr.đ.

2.Doanh thu thuần SXKD-Tổng số

02

Tr.đ.

Trong đó: DTT bán nguyên, vật liệu 03

Tr.đ.

và hàng hoá mua vào, bán ra không

qua chế biến tại DN (nếu có)
Trong đó: Giá vốn hàng bán

04

Tr.đ.

3.Thu nhập về cho thuê tài sản cố 05

Tr.đ.

định kèm theo người điều khiển
4.Thu về các khoản trợ cấp của Nhà 06
nước
12

Tr.đ.

tính


5.Thuế phát sinh phải nộp (*)

07

Tr.đ.

6.Sản phẩm sản xuất




ĐVT

(Ghi theo danh mục SPCN)

SP

SP

Ghi chú: (*)Thuế tiêu thụ gồm: Thuế VAT hàng nội địa, Thuế TTĐB, Thuế XK
7.Tình hình sản xuất kinh doanh trong tháng
……………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
Người lập biểu

Người kiểm tra biểu

…, ngày…tháng…năm…

(Ký)

(Ký)

Giám đốc doanh nghiệp

(Họ, tên)

(Họ, tên)

(Ký, đóng dấu)

(Họ, tên)

b. Điều tra chuyên môn
Là hình thức thu thập thông tin thống kê bằng các phương pháp chuyên môn như
điều tra chọn mẫu phi ngẫu nhiên, điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, điều tra chọn mẫu nhỏ,

1.4. Phương pháp thu thập thông tin thống kê
Có 2 phương pháp thu thập thông tin thống kê: phương pháp đăng ký trực tiếp và
phương pháp gián tiếp.
a. Điều tra trực tiếp
Là phương pháp thu thập thông tin mà người điều tra phải trực tiếp gặp gỡ, tiếp
xúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin. Phái viên điều tra có thể trực tiếp cân,
đong, đo, đếm về quy mô, khối lượng hoặc kích thước của đối tượng điều tra hoặc trực
tiếp phỏng vấn đối tượng điều tra,…Chẳng hạn để điều tra mức sống của dân cư, phái
viên điều tra phải đến từng hộ thuộc mẫu điều tra để phỏng vấn trực tiếp chủ hộ để thu
thập thông tin. Với điều tra chăn nuôi, phái viên điều tra phải đến từng nhà, ra tận
chuồng của hộ điều tra dể thu thập thông tin.
Phương pháp này thường có độ chính xác cao bởi phái viên điều tra trực tiếp thu
thập thông tin. Đồng thời họ phải cân đối các thông tin mà người cung cấp thông tin
13


không nhớ chính xác tại chỗ để đối tượng cung cấp thông tin tự kiểm tra lại thông tin mà
họ đã cung cấp.
b. Điều tra gián tiếp
Là phương pháp thu thập thông tin mà người điều tra không phải trực tiếp gặp gỡ,
tiếp xúc với đối tượng điều tra để thu thập thông tin. Người điều tra thu thập tài liệu qua
bản viết (phiếu điều tra gửi cho các đối tượng cần thu thập thông tin rồi họ gửi lại thông
tin cần thu thập) hoặc qua chứng từ, sổ sách hoặc văn bản, tư liệu có sẵn.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là gọn nhẹ, tiết kiệm được chi phí.

Hạn chế của phương pháp này thể hiện:
- Mức độ chính xác phương pháp này thường bị hạn chế vì người gửi thông tin ghi có
thể bị sai hoặc nhầm lẫn hoặc không hiểu đầy đủ nội dung chỉ tiêu mà mình cung cấp,…
Người thu thập thông tin không thể biết rõ địa chỉ của người cung cấp thông tin nên khi
phát hiện ra sai sót trong thông tin được cung cấp cũng không thể gặp gỡ để chỉnh lý lại
thông tin.
- Nhiều phiếu phỏng vấn không thu lại được do nhiều nguyên nhân.
- Các phiếu thường ghi thiếu thông tin làm cho việc tổng hợp gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ
phiếu sử dụng bị hạn chế. Điều này đôi khi làm cho người ta lầm tưởng rằng khi tổng
hợp tài liệu người ta cố loại bỏ những phiếu trả lời không theo ý đồ của lãnh đạo,…
Phân loại điều tra thống kê được tóm tắt theo mô hình sau:

14


Đ
Căn cứ vào t/ch liên t ục
của việc thu thập thông tin
Điều tra
thường xuyên

Điều tra không
thường xuyên

II. TỔNG HỢP THỐNG KÊ
2.1. Khái niệm, ý nghĩa, phương pháp tổng hợp thống kê
Những thông tin thu thập được trong điều tra nếu cứ để nguyên như vậy thì không
rút ra được những đặc trưng chung nhất về hiện tượng nghiên cứu. Vì vậy cần phải tổng
hợp chúng lại.
Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hoá một cách khoa học

các tài liệu ban đầu thu thập được trong điều tra thống kê.
Nhiệm vụ cơ bản của tổng hợp thống kê là chuyển từ các đặc trưng cá biệt của từng
đơn vị thành đặc trưng chung của tổng thể. Là tài liệu để phục vụ cho phân tích và dự
đoán thống kê. Phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê là phương pháp phân tổ thống
kê.

15


Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu thức nào đó để phân chia các
đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ mà các đơn vị trong cùng một tổ có tính
chất giống nhau.
Bảng 2.1. Kết quả điều tra về tuổi nghề và năng suất lao động trong tháng 10 năm 2008
của 10 công nhân của phân xưởng A Công ty VLC
Tên

Tuổi

Năng suất lao động

Tên

Tuổi

Năng suất lao động

công

nghề


(Tr. đ/ người / tháng)

công

nghề

(Tr. đ/ người / tháng)

3
8
20
22
25
12

nhân
4
F
G
H
I
K

5
6
7
14
10
8


6
18
15
23
18
17

nhân
1
A
B
C
D
E

2
3
11
12
9
5

Kết quả thu thập thông tin ban đầu ở 10 công nhân, nếu để nguyên thông tin này ta
không thể rút ra được kết luận gì?. Chẳng hạn, tuổi nghề có ảnh hưởng đến NSLĐ
không? Điều này khó lý giải vì các công nhân B, C, H và I có tuổi nghề cao hơn hẳn D
nhưng NSLĐ lại thấp hơn D. Vì vậy cần tổng hợp để nghiên cứu ảnh hưởng của tay
nghề đến năng suất lao động (tức là chuyển từ đặc trưng cá biệt của từng đơn vị trở
thành đặc trưng chung mang tính phổ biến, tính quy luật) ta cần tổng hợp thống kê bằng
phân tổ, tính các số tổng cộng và bình quân tổ, bình quân chung. So sánh giữa các số
tổng hợp đó để rút ra kết luận cần thiết.

2.2. Một số vấn đề về phân tổ thống kê
a. Tiêu thức phân tổ
Để tiến hành phân tổ, trước hết cần phải xác định được tiêu thức phân tổ.
Tiêu thức phân tổ là tiêu thức mà căn cứ vào đó để tiến hành phân chia hiện tượng
nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau theo tiêu thức nghiên cứu đó.
Nguyên tắc để lựa chọn tiêu thức phân tổ là:
- Trước hết cần phải phân tích về mặt lý luận để tìm ra tiêu thức bản chất nhất và mối
liên hệ giữa tiêu thức đó với các tiêu thức khác để quyết định tiêu thức phân tổ.
- Phải căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của hiện tượng nghiên cứu để lựa chọn tiêu
thức phân tổ.
- Phải căn cứ vào mục đích nghiên cứu để chọn tiêu thức phân tổ.
16


b. Các loại phân tổ thống kê
- Phân tổ đơn (phân tổ theo một tiêu thức) là trường hợp đơn giản nhất và được sử dụng
phổ biến nhất trong phân tổ thống kê. Phân tổ đơn là sự phân chia các đơn vị của hiện
tượng nghiên cứu theo một tiêu thức.
- Phân tổ phức tạp là phân tổ từ hai hoặc nhiều tiêu thức.
c. Phân tổ theo một tiêu thức
• Phân tổ theo tiêu thức thuộc tính
-Nếu tiêu thức thuộc tính có ít biểu hiện thì mỗi biểu hiện là cơ sở lập thành 1 tổ.
Ví dụ: Phân tổ các loại hình đoanh nghiệp theo nguồn vốn: DNNN, DN ngoài nhà
nước, DNFDI.
-Nếu tiêu thức thuộc tính có nhiều biểu hiện thì người ta ghép các một số biểu hiện
có các đặc điểm gần giống nhau vào một tổ: ví dụ phân ngành kinh tế Việt Nam ngành
công nghiệp được chia thành: công nghiệp chế biến, chế tạo; công nghiệp khai khoáng;
sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí;cung
cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải.
• Phân tổ theo tiêu thức số lượng

- Nếu tiêu thức số lượng có ít trị số, thì mỗi trị số là căn cứ lập thành một tổ. Ví dụ phân tổ
công nhân theo bậc thợ, phân tổ sinh viên học môn nguyên lý thống kê theo điểm thi.
- Nếu tiêu thức số lượng có nhiều trị số. Thì thường phân tổ có khoảng cách tổ
Phân tổ có khoảng cách tổ: Phân tổ có khoảng cách tổ bằng nhau hoặc không
bằng nhau. Việc phân tổ có khoảng cách bằng nhau thường được áp dụng cho những tiêu
thức có lượng biến biến động tương đối đều đặn. Gọi h là khoảng cách tổ thì:
h=

xmax − xmin
k

Trong đó:
k: số tổ cần thiết.
xmax
xmin

17

: lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.
: lượng biến lớn nhất của tiêu thức phân tổ.


Trong thực tế số tổ k được xác định chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tùy theo đặc điểm

của hiện tượng nghiên cứu. Ngoài ra ta có thế xác định k bằng công thức:

k ≈ 3 2n

, với


n là số đơn vị được quan sát.
- Phân tổ mở: trường hợp lượng biến rời rạc và quá trễ ở một phía hoặc cả hai phía thì
cần phân tổ mở. Có thể mở một phía hoặc cả hai phía.
Ví dụ: Có số liệu về thu nhập(làm thêm) của 50 sinh viên (đơn vị tính là trăm ngàn
đồng) như sau:
15
10
26
20
16

21
15
22
27
24

12
15
21
22
28

24
23
31
21
22

Xác định số tổ: k=(2.n)1/3=(2x50)1/3


13
28
16
17
26


21
26
22
27
32

18
28
24
29
23

24
29
14
18
21

23
19
26
21

32

22
29
14
19
23

4,64, chọn k = 5

Xác định khoảng cách tổ: h=(32-10)/5 =4,4, chọn h = 5
Thu nhập(làm thêm)(trăm ngàn)
10-15
15-20
20-25
25-30
30-35
Tổng

Số sinh viên
5
10
20
12
3
50

d. Phân theo nhiều tiêu thức: Là tiến hành phân tổ theo từ hai tiêu thức trở lên. Có hai
phương pháp phân tổ theo nhiều tiêu thức:
- Phân tổ kết hợp: Là tiến hành phân tổ lần lượt theo từng tiêu thức. Thông thường ưu

tiên theo thứ tự các tiêu thức liên quan trực tiếp đến mục đích nghiên cứu hoặc có ít biểu
hiện trước. Ví dụ tổng thể là dân số, người ta phân tổ theo giới tính trước sau đó đến độ
tuổi để xây dựng tháp dân số.
- Phân tổ nhiều chiều, là cùng một lúc phân tổ theo nhiều tiêu thức khác nhau. Người ta
đưa các tiêu thức về một tiêu thức tổng hợp rồi sau đó sử dụng tiêu thức tổng hợp để
phân tổ.
III. PHÂN TÍCH THỐNG KÊ
Phân tích thống kê là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu thống kê. Phân
tích thống kê là căn cứ vào tài liệu tổng hợp thống kê để:
18


- Xem xét mối liên hệ của các nguyên nhân đến kết quả của hiện tượng nghiên cứu.
- Để rút ra xu hướng vận động, quy luật vận động của hiện tượng nghiên cứu.
- Dự đoán quy mô, khối lượng hoặc chiều hướng vận động của hiện tượng nghiên cứu
trong tương lai.
Chẳng hạn, từ tài liệu tổng hợp ở bảng 04. rút ra tính quy luật đối với đơn vị này là:
Công ty này sản xuất loại sản phẩm mà tuổi nghề càng cao thì năng suất lao động càng
cao. Có thể:
+ Đây là loại sản phẩm đòi hỏi trình độ khéo léo hơn là sức cơ bắp.
+ Hoặc do công nhân của công ty còn trẻ (tuổi nghề cao nhất là công nhân H mới 14).
Suy ra tuổi đời mới khoảng 32 đến 34. Do đó chưa thể hiện được mức độ tác động của
tuổi đời đến NSLĐ. Để có kết luận đúng đắn cần khảo sát thêm.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CHƯƠNG II
1. Vì sao người ta lại cho rằng: để thu thập thông tin thống kê thường tiến hành điều tra
không toàn bộ?
2. Để xác định được số sản phẩm công nghiệp sản xuất được hàng tháng thống kê tiến
hành điều tra toàn bộ hay không toàn bộ? Vì sao?
3. Hàng năm (vào cuối tháng 3 năm sau) các DN phải nộp “Báo cáo tài chính DN” cho

các cơ quan liên quan.
a/ Đây có phải là cuộc điều tra thống kê không?
b/ Nếu là cuộc điều tra thống kê thì đó là điều tra toàn bộ hay không toàn bộ?
c/ Phương pháp thu thập thông tin là trực tiếp hay gián tiếp?
4. Số hộ trên địa bàn vào ngày 1 tháng 7 năm 2007 của tỉnh A là 250.000 hộ. Để xác
định mức sống của dân cư, Cục Thống kê của tỉnh tiến hành điều tra ở 150 hộ . Nhân
viên tham gia điều tra có 5 người. Họ đến các hộ để thu thập thông tin. Hãy xác định:
a/ Tổng thể chung; tổng thể mẫu?
b/ Loại điều tra? Phương pháp điều tra?
5.Có số lịệu về tiền lương của 32 công nhân doanh nghiệp A như sau(triệu đồng):
28
19
23
33
29
20
25
39
25
23
21
35
27
21
20
36
a. Hãy phân tổ công nhân theo tiền lương.
19

19

23
28
35

45
43
49
54

53
21
57
59

20
19
58
55


b. Tính tiền lương trung bình theo số liệu ban đầu.
c. Dùng sơ đồ biểu diễn tần số của các tổ. Từ đó đưa ra nhận xét.

CHƯƠNG III
THỐNG KÊ MÔ TẢ
Sau khi thu thập và tổng hợp thông tin cần phải biết cách trình bày những thông tin
đó một cách khoa học phục vụ tốt nhất cho yêu cầu của công tác quản lý kinh tế-xã hội.
Người lãnh đạo thường rất ít thời gian để nắm bắt thông tin nhưng lại cần nắm được
nhiều thông tin. Để đáp ứng một cách có hiệu quả cao nhất cho lãnh đạo người làm công
tác thống kê cần biết cách trình bày thông tin thống kê đó. Các phương pháp tình bày

những thông tin này được gọi là phương pháp mô tả thống kê. Nó bao gồm các phương
pháp sau:
I. MÔ TẢ BẰNG BẢNG (BIỂU) THỐNG KÊ
1.1. Khái niệm, tác dụng của bảng thống kê
Bảng (biểu) thống kê là một hình thức phản ánh các tài liệu thống kê một cách hệ
thống, hợp lý, rõ ràng nhằm nêu lên các đặc trưng về mặt lượng của hiện tượng nghiên
cứu.
Bảng thống kê có tác dụng cung cấp cho người đọc các thông tin, cho phép nhận biết
và phân tích sơ bộ về hiện tượng. làm cơ sở cho các phân tích sâu hơn
1.2 Hình thức và nội dung của bảng thống kê
+ Về hình thức
- Bảng thống kê bao gồm các hàng ngang, các cột dọc, các tiêu đề, các tài liệu và các
con số.
- Hàng ngang, cột dọc phản ánh quy mô của bảng thống kê, thường được đánh số
thứ tự.
- Ô của bảng dùng để điền số liệu thống kê.
- Tiêu đề của bảng: Phản ánh nội dung của bảng và của từng chỉ tiêu trong bảng.
20


Có 2 loại tiêu đề:
Tiêu đề chung: Tên bảng.
Tiêu đề nhỏ (mục): Tên hàng, cột.
- Các số liệu được ghi vào các ô của bảng, mỗi số liệu phản ánh đặc trưng về mặt
lượng của hiện tượng nghiên cứu.
Hình thức của bảng được mô tả qua sơ đồ sau:
Tên bảng
Tên hàng
(phần chủ đề)
A

B
..
Tổng hàng

1

Tên cột(Phần giải thích)
2

Tổng cột
….

Chú thích của bảng :...
+ Về nội dung: chia thành 2 phần: Phần chủ để và phần giải thích.
- Phần chủ để: Nội dung phần chủ đề nhằm nêu rõ tổng thể nghiên cứu được phân
thành những bộ phận nào, hoặc mô tả đối tượng nghiên cứu là những đơn vị nào, loại
hình gì, tên địa phương hoặc các thời gian nghiên cứu khác nhau. Hay nói cách khác,
phân chủ đề thể hiện tiêu thức phân tổ các đơn vị tổng thể thành các tổ. Vị trí của phần
này thường để ở bên phải phía dưới của bảng (tên của các hàng- tiêu đề hàng).
- Phần giải thích: Nội dung phần này gồm các chỉ tiêu giải thích về các đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu (giải thích phần chủ đề của bảng). Vị trí của phần này thường để ở
bên trái phía trên của bảng (tên của các cột- tiêu đề cột).
1.3. Nguyên tắc lập bảng thống kê:
Khi sử dụng bảng thống kê để trình bày các số liệu thống kê cần tôn trọng những
vấn đề mang tính nguyên tắc như sau:
- Quy mô của bảng thống kê không nên quá lớn. Nếu bảng thống kê quá lớn (có
nhiều hàng, cột) có thể tách thành 2 hoặc 3 bảng nhỏ hơn;
- Các tiêu đề, tiêu mục nên ngắn gọn, chính xác và dễ hiểu;
- Các hàng và các cột được ghi kí hiệu và đánh số;
- Các chỉ tiêu giải thích sắp xếp hợp lí;

Quy ước khi ghi thông tin vào các ô trong bảng thống kê:
- Ghi dấu (-) nghĩa là ô đó không có tài liệu.
21


- Ghi dấu (…) nghĩa là ô đó còn thiếu tài liệu.
- Ghi dấu ( ) nghĩa là ô đó không có liên quan gì giữa dòng cà cột.
×

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty VLC trong hai năm 2008- 2009
Mặt

2008

Kế hoạch 2009

Thực hiện 2009

So sánh về doanh thu (%)

hàng
SL

Đơn

Doanh

Số

Đơn


Doanh

Số

Đơn

Doanh thu

Thực hiện

Thực hiện kế

(SP)

giá

thu (tr.

lượn

giá

thu (tr.

lượn

giá

(tr. đ)


2009/2008

hoạch 2009

(tr. đ/

đ)

g

(tr.

đ)

g

(tr.

(SP)

đ/

(SP)

đ/

11=(10/4)100

12=(10/7)100


1375
1620
1980

137,50
135,00
132,00

120,19
105,19
110,00

4975

134,46

110,95

SP)

SP)

1

2

3

4=


5

6

2 3

Tổng

200
300
500

×

5
4
3

×

1000
1200
1500
3700

8

9


10=8

5 6

×

A (tấn)
B (m3)
C (chiếc)

SP)

7=

×

220
350
600

×

5,2
4,4
3

×

1144
1540

1800
4484

×

9
250
360
600

×

5,5
4,5
3,3

×

Người lập bảng

Hà Nội, ngày30 tháng 1 năm 2010

Trần Văn A (đã ký)

GĐ Công ty Trần Văn B

(Ghi rõ họ và tên)

(đã ký tên và đóng dấu)
(Ghi rõ họ và tên)


Qua cột 11 bảng 01 cho thấy, doanh thu năm 2009 so với 2008 tăng 34,46% trong đó
mặt hàng A tăng nhanh nhất 37,5%, mặt hàng C tăng chậm nhất 32%. Nếu so với kế
hoạch đề ra cho năm 2009 (cột 12) thì mặt hàng A hoàn thành vượt kế hoạch nhiều nhất
là 20,19%, mặt hàng B vượt kế hoạch ít hơn cả, nó chỉ vượt 5,19%.
Tổng của cột 2, 3, 5, 6, 8 và cột 9 không có ý nghĩa và cũng không thể cộng lại được vì
đơn vị tính toán các cột 2, 5 và 8 khác nhau.
II. MÔ TẢ BẰNG ĐỒ THỊ THỐNG KÊ
Đồ thị thống kê là một phương pháp trình bày các thông tin thống kê một cách khái
quát bằng các hình vẽ, màu sắc. Nó là sản phẩm của sự kết hợp một cách khoa học các
hình vẽ, đường nét hình học, số liệu, màu sắc,…dùng để miêu tả có tính chất quy ước
22


các tài liệu thống kê. Đồ thị thống kê giúp người ta dễ nhận biết được quy mô, nhịp độ
biến động, xu hướng biến động của hiện tượng nghiên cứu.
Nhờ vậy người xem không mất nhiều thời gian công sức để đọc các con số mà vẫn
nắm được vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Đồ thị thống kê chỉ trình bày một cách khái quát các đặc điểm chủ yếu về bản chất
và xu hướng phát triển của hiện tượng.
Do các đặc điểm nêu trên, đồ thị thống kê có tính quần chúng có sức hấp dẫn và sinh
động làm cho người ít hiểu biết về thống kê vẫn có thể lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một
cách dễ dàng đồng thời giữ được ấn tượng sâu sắc đối với hiện tượng nghiên cứu. Vì
vậy, đồ thị thống kê thực sự đã trở thành một phương tiện tuyên truyền, biểu dương các
kết quả công tác, sản xuất một cách rất hữu hiệu.
Tuỳ theo nội dung phản ánh người ta đặt tên gọi các loại đồ thị:
Tên gọi

Nội dung phản ánh


1. Đồ thị phát triển hoặc Đồ thị Sự phát triển của hiện tượng theo thời gian hoặc
hoàn thành kế hoạch

tình hình thực hiện kế hoạch (hoặc định mức)

2. Đồ thị so sánh

So sánh mức độ của hiện tượng

3. Đồ thị kết cấu

Kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng

4. Đồ thị liên hệ

Mối liên hệ giữa các hiện tượng

5. Đồ thị phân phối

Trình độ phổ biến của hiện tượng

Tuỳ theo hình thức biểu hiện, người ta lại có các tên gọi tương ứng:
- Biểu đồ hình cột dọc, ngang.
- Biểu đồ diện tích hình tròn, vuông, chữ nhật.
- Đồ thị đường gấp khúc.
- Biểu đồ tượng hình.
- biểu đồ ra đa.
- Bản đồ thống kê.
Những yếu tố chính của đồ thị
23



1/ Tên và lời ghi chú : Mỗi đồ thị đều phải có tên một cách rõ ràng, chính xác, có lời ghi
chú giải thích các ký hiệu quy ước các con số và ghi chú dọc theo thang tỷ lệ. Các con số
và ghi chú bên cạnh từng bộ phận của đồ thị.
2/ Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ quyết định hình dáng của đồ thị. Các ký hiệu hình
học có nhiều loại như các đường chấm, đường thẳng, đường cong hoặc gấp khúc. Các
hình vẽ khác trên đồ thị cũng thay đổi nhiều loại, tuỳ tính chất của hiện tượng nghiên
cứu.Ví dụ: khách sạn, vườn thú,…
3/ Hệ toạ độ giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký hiệu hình học trên đồ thị. Đồ
thị thống kê thường trình bày trên toạ độ vuông góc, trong đó trục hoành biểu thị thời
gian, trục tung biểu hiện biến số theo thời gian của chỉ tiêu. Trường hợp phân tích mối
liên hệ giữa hai tiêu thức thì tiêu thức nguyên nhân để ở trục hoành, tiêu thức kết quả
được biểu hiện trên trục tung.
Thang và tỷ lệ xích giúp cho việc tính chuyển các đại lượng trên đồ thị khoảng cách
trên trục toạ độ có thể gây ảo giác làm sai lệch bản chất của hiện tượng cần thể hiện.
Phải căn cứ vào mục đích, yêu cầu của việc mô tả để lựa chọn dạng đồ thị, quy mô
đồ thị, thang đo tỷ lệ và độ rộng của đồ thị,…
Chẳng hạn, có tài liệu thống kê về quy mô và cơ cấu GDP của địa phương Y như
sau:
Bảng 3.2. Quy mô GDP của địa phương Y năm 2000 và 2009
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu\ Năm
GDP của địa phương Y (Tỷ đ.)
Trong đó:
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III

2005

5000

2009
8000

2500
1500
1000

2400
3200
2400

Để mô tả sự biến đổi về quy mô và cơ cấu về GDP của địa phương trên ta có thể sử dụng
đồ thị hình tròn hoặc đồ thị hình cột.
a/ Nếu sử dụng đồ thị hình tròn: Để thể hiện sự khác nhau về quy mô phải vẽ diện tích
hình tròn thể hiện GDP năm 2009 có diện tích lớn gấp 1,6 lần năm 2005. Để thể hiện sự
khác nhau về cơ cấu phải phân chia góc của các hình quạt tương ứng với tỷ trọng của
từng khu vực như sau:
24


Bảng 3.3. Cơ cấu GDP của địa phương Y năm 2005 và 2009
Đơn vị tính: độ
GDP của địa phương Y
Trong đó:
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III


2005
360

2009
360

180
108
72

108
144
108

b/ Nếu sử dụng đồ thị hình cột: Để thể hiện sự khác nhau về quy mô phải vẽ chiều cao
của hình cột thể hiện GDP năm 2009 gấp 1,6 lần năm 2005. Để thể hiện sự khác nhau
về cơ cấu phải phân chia chiều cao của hình thành 3 phần tương ứng với tỷ trọng của
từng khu vực. Mỗi khu vực kinh tế, trên đồ thị sử dụng một màu. Với kỹ thuật phối màu
giúp cho người ta dễ nhận biết được sự biến động của hiện tượng kinh tế - xã hội.
Hình 3.1. Biểu diễn bằng đồ thị hình tròn về cơ cấu GDP của địa phương Y năm 2005.

Ký hiệu
1- là tỷ trọng của khu vực I
2- là tỷ trọng của khu II
3- là tỷ trọng của khu III

Hình 3.2. Biểu diễn bằng đồ thị hình tròn về cơ cấu GDP của địa phương Y năm 2009
25



×