Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

báo cáo thực hành giáp xác 1 thực hành ương tôm thẻ chân trắng ở các mật độ khác nhau từ giai đoạn pl12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.21 KB, 13 trang )

TRƯƠNG CAO ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THỦY SẢN
BỘ MÔN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
**********

BÀI THU HOẠCH
CHUYÊN NGHÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chuyên đề

THỰC HÀNH ƯƠNG TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở
CÁC MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TỪ GIAI ĐOẠN PL12

GV hướng dẫn

Nhóm SV thực hiện

TS. Nguyễn Quang Trung

Năm 2015


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TẠI LIỆU
2.1. Một số đặc điểm sinh học cơ bản
2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước


CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thực hiện
Thời gian: Thí nghiệm được tiến hành trong 3 tuần từ ngày 29/11/2015-19/12/2015


Địa điểm: Phòng thực hành khoa CÔNG NGHỆ THỦY SẢN TRƯỜNG CAO
ĐẲNG KINH TẾ-KỸ THUẬT CẦN THƠ
3.2. Nội dung nghiên cứu
Mật độ ương nuôi ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm thẻ chân
trắng từ giai đoạn PL12.
3.3. Vật liệu nghiên cứu
3.3.1. Dụng cụ, hóa chất
- 2 thùng mướp 4×6
- Thao, vợt, ca nhựa,ống dẫn nước
- Hệ thống thổi khí
- Thức ăn tổng hợp
- Trứng Artemia
- EDTA, Bicacbonat (HCO3)
- Các test đo môi trường: pH, KH, nhiệt độ, máy đo độ mặn..
- Cân điện tử: 02 và 04 số lẻ


3.3.2. Đối tượng nghiên cứu
Tôm thẻ chân trắng giai đoạn PL 12, dài 0,9-1mm đạt 0,0047g trọng lượng cân
bằng cân điện tử 04 số lẻ.
Nguồn tôm được lấy từ trại ANH TUẤN 2, Mỹ Khánh - Phong Điền - Cần Thơ


3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Bố trí thí nghiệm
3.4.1.1. Sử dụng nước
Nước sử dụng để ương tôm thẻ có độ mặn 10%o, độ kiềm khoảng 100-120 ( 6-7
giọt thuốc thử), từ nguồn nước máy 0%o và nước ót 120%o
 Phương pháp pha và xử lý nước


Ta có công thức: C1V1=C2V2, trong đó, C1 là độ mặn nước cần pha, V1 lượng nước
cần lấy, C2 là độ mặn nước ót, V2 là lượng nước ót cần lấy.
=> V2=C1V1/C2= (10%o×50)/120%o=4,2 (lít nước ót)
Vậy trong 50 lít nước sử dụng lấy 4,2 lít nước ót và 50 - 4,2= 45.8 lít nước máy.
5o lít nước đã pha có độ kiểm khoảng 60 mg/l để nâng lên khoảng 100 mg/l cần sử
dụng 5g Bicacbonat.
 Xử lý thùng mướp: cho nước vào đầy thùng, ngâm trong 24 giờ kèm sụt khí, xả ra

và cho nước đã pha đạt các thông số chất lượng vào bể và tiến hành quá trình ương
nuôi.
3.4.2. Mật độ, cách bố trí
 Mật độ: Gồm 2 mật độ khác nhau trong 2 thùng mướp:
- Thùng 1 (kí hiệu B1): 100 PL
- Thùng 2 (kía hiệu B2): 200 PL
 Cách bố trí
Định lượng tôm theo phương pháp đếm, và cho vào thùng, thao tác nhẹ nhàng,
tránh tôm bị tổn thương.
3.4.2. Thức ăn, cách cho ăn
 Thức ăn

- Thức ăn công nghiệp chủ yếu, bổ sung Artemia
+ 2 tuần đầu: Thức ăn dạng bột mịn
+ Tuần cuối: Thức ăn dạng hạt khoảng 1mm
- Atermia: cho ăn vào cử tối trong suốt tuần đầu. nước ấp trứng có độ mặn 10%o
pha nước tương tự như nước trong bể ương nuôi..Mật độ 1g/lít, kèm sụt khí liên tục.
Sau 12 giờ artemia bung dù, 16-18 giờ thì nở hoàn toàn.
 Cách cho ăn

- Cho tôm ăn ngày 4 lần: vào lúc 6h30'-7h, 11h-11h30, 15h-15h30 và cua cuối vào
lúc 17h-17h30'

- Rãi đều từ từ thức ăn với một lượng ít, quan sát quá trình lấy thức ăn của tôm, nếu
thấy thiếu tiếp tục rãi thêm. Trung bình 2-3 hat thức ăn/con, nếu thấy thức ăn dư thì
siphone bỏ tránh làm dơ nước.


- Cho tôm ăn theo nhu cầu do khối lượng tổng đàn quá nhỏ khó xác định khẩu phần
ăn.
- Trong quá trình ương nuôi có sử dụng Bio-acimin phối trộn vào thức ăn, nhằm cải
thiện đường ruột tôm. Pha Bio-acimin với nước sau đó rưởi đều lên thức ăn tổng
hợp, trộn đều và để khô sau đó mới cho tôm ăn


3.4.3. Theo dõi các chỉ tiêu
3.4.3.1. Theo dỏi các chỉ tiêu môi trường
-Nhiệt độ, pH đo mỗi ngày, sáng 6h30'-7h, chiều 15h-15h30
-Độ mặn, độ kiềm: định kỳ 7 ngày/lần.
3.4.3.2. Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng, tỉ lệ sống
Định kỳ 7 ngày tiến hành thu ngẩu nhiên 20 con trong mổi bể tiến hành cân, đo,
đếm để xác định tôc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống
+ Tốc độ tăng trưởng khối lượng (g/ngày) = (Ws – Wđ)/ số ngày nuôi.
Trong đó:
Ws là trọng lượng tôm sau 7 ngày ương
Wđ là trọng lượng tôm ban đầu
+Tốc độ tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) = (Ls – Lđ)/ số ngày nuôi
Trong đó:
Ls: Chiều dài tôm sau 7 ngày ương
Lđ: Chiều dài cá ban đầu
+ Theo dõi tỷ lệ sống:
Tỷ lệ sống (%) = (số cá sau 20 ngày ương/ số cá ban đầu) * 100


- Cách cân: ta thu ngẫu nhiên 20 con ở mỗi bể, rồi để 20 con lên chén đã chuẩn bị
trên cân đã điều chỉnh về 0, sau đó xem giá trị hiển thị, ghi nhận kết quả rồi chia lại
cho 20 là kết quả khối lượng trung bình của từng con.
- Cách đo: ta đặt tôm lên đĩa petri sau đó lấy thước kẻ để song song với chiều dài
thân tôm (đo từ đầu chũy tới hết đuôi), ghi nhận kết quả và lấy giá trị trung bình
chiều dài của 10 con.


3.4. Chăm sóc, quản lý
- Hàng ngày quan sát khả năng bơi lội và bắt mồi của tôm, xem tôm có hoạt động
bình thường không, có nhạy cảm với tiếng động và ánh sáng không. - Siphone thức
ăn dư thừa (nếu có) đặc biệt là sản phẩm thải của tôm.
- Thay nước 10-15% thường xuyên, bù đắp lượng nước thất thoát trong quá trình
ương
- Quan sát các dấu hiệu trên cơ thể tôm như phụ bộ đầy đủ không, gan tụy có bình
thường không, đường ruột phải đầy và liên tục.
- Những ngày nhiệt độ thấp phải thêm nước, tạt vit.C


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ, THẢO LUẬN
4.1. Kết quả biến động môi trường trong quá trình ương
- Nhiệt độ: dao động từ 26-29oC, những ngày thời tiết thay đổi trở lạnh nhiệt độ
xuống thấp chỉ đạt 24oC vào buổi sáng và <27oC vào buổi chiều theo đó tôm có dấu
hiệu giảm ăn.
- pH: dao động từ 7.5-8,5, còn nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng, lột
xác của tôm.
- Kiềm: luôn được kiểm soát ở trên 100 mg/l trong quá trình ương
- Độ mặn: luôn được duy trì ở 10%o suốt trong quá rình ương. Do nước cấp vào và
thây mới là liên tục trong quá trình ương được pha sẳn với độ mặn ổn định 10%o
và thay nước đáy nên độ mặn không thay đổi do nhiệt độ, nước bốc hơi..

Ở cả 2 bể ương, được quản lý chăm sóc giống nhau nên các thông số môi trường
cũng không khác nhau và được thể hiện chung ở bảng 1.


Bảng 1: Biến động nhiệt độ, pH, độ kiềm và độ mặn trong quá trình ương

NGÀY
ƯƠNG
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Nhiệt độ (oC)

sáng
chiều
27
29
27
29
27
29
27
29
27
29
26.5
28.5
26.5
285
26.5
28.5
26.5
28.5
26.5
28.5
26.5
28.5
26
28
26
28
26
28

26
28
25
27
25
27
24
26
24
26
25
27

CHỈ TIÊU KIỂM TRA
Độ kiềm
pH
(mg/l)
sáng
chiều
7.5
8
107.4
7.5
8
8
8.5
8
8.5
8
8.5

8
8.5
107.4
8
8.5
8
8.5
8
8.5
8
8.5
8
8.5
8
8.5
8
8.5
107.4
8
8.5
8
8.5
8
8.5
8
8.5
8
8.5
8
8.5

8
8.5
107.4

Độ mặn
(ppt)
10%o

10%o

10%o

10%o

Từ bảng trên có thể thấy, nhiệt độ giảm dần trong suốt quá trình ương trở về sau
theo thời gian do đây là khoảng thời gian chuyển mùa nên nhiệt độ không khí giảm,
dẫn đến nhiệt độ nước giảm cộng với lượng nước trong thùng mướp ít nên dễ biến
động theo môi trường. Nhờ thay nước thường và siphone đáy mỗi ngày mà pH
nước ít biến động giữa các ngày trong suốt quá trình ương


4.2. Kết quả tăng trưởng, tỉ lệ sống
4.2.1.Kết quả tăng trưởng
Bảng 2: Bảng tăng trưởng của 2 bể ương mật độ khác nhau
khối lượng (g/con)

chiều dài (mm/con)

Tuần ương
B1


B2

B1

B2

Ban đầu

0.0047

0.0047

9

9

Tuần 1

0.018

0.016

12.8

12

Tuần2

0.041


0.028

19.5

17.3

Tuần 3

0.17

0.12

35.9

25

Như bảng 2 trên ta thấy B1 ( 100 PL) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn hẳn ở B2
(200 PL)
Trong tuần đầu sự khác biệt không lớn, tuần thứ 2 khá rõ rệt, tuần cuối cùng có tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất. sự tăng trưởng thấy rõ ở đơn vị khối lượng và chiều dài.
Dựa trên công thức:
 Tốc độ tăng trưởng khối lượng (g/ngày)= (Ws – Wđ)/ số ngày nuôi
• B1: (0.17-0.0047)/20=0.0083 (g/ngày)
• B2: (0.12-0.0047)/20=0.0058 (g/ngày)
 Tốc độ tăng trưởng chiều dài (mm/ngày) = (Ls – Lđ)/ số ngày nuôi
• B1: (35.9-9)/20 = 1.295 (mm/ngày)
• B2: (25-9)/20 = 0.8 (mm/ngày

Để thấy rỏ hơn tốc độ tăng trưởng của tôm qua các tuần ươngở hai bể quá ta xem

bảng 3


Bảng 3: tốc độ tăng trưởng của tôm qua mỗi tuần ương

Ngày ương

Tốc độ tăng trưởng khối
lượng (g/ngày)

Tốc độ tăng trưởng chiều dài
(mm/ngày)

B1

B2

B1

B2

Tuần 1

0.0022

0.0017

0.54

0.43


Tuần 2

0.0032

0.0017

0.96

0.76

Tuần 3

0.0184

0.0131

2.34

1.1

Theo đó ta thấy tuần 3 có tốc độ tăng trưởng vượt bậc nhất ở cả 2 bể
4.2.2. Tỉ lệ sống
Tỷ lệ sống (%) = (số tôm sau 20 ngày ương/ số cá ban đầu) * 100
• B1: (97/100)* 100 = 97%
• B2: (194/200)*100 = 97%
ta thấy tỉ lệ sống rất cao ở cả 2 bể .
4.3. Kết quả sư dụng thức ăn
- Tôm sử dụng tốt, thức ăn phù hợp với cở miệng
- Đường ruột đầy, liên tục



4.4. Thảo luận, đề xuất
- Dựa trên kết quả của quá trình ương có thể nhận thấy, khi ương ở mật độ thấp hơn
thì tôm tăng trưởng nhanh hơn, tuy nhiên còn vài hạn chế mà sự so sánh không
mang ý nghĩa lớn
+ Thời gian ương ngắn: kết quả tăng trưởng và tỉ lệ sống chưa có sự khác biệt lớn,
thường sau 1 tháng nuôi mới xuất hiện các triệu trứng bệnh mà giai đoạn nhỏ bệnh
chưa bộc phát
+ Số lượng tôm ương ít nên tỉ lệ phần trăm không được đảm bảo độ chính xác
(1con/1% và 2con/1%). Một vài con tôm có thể chết do quá trình cân đo dẫn đến kết
quả thiếu chính xác
+ Diện tích ương quá nhỏ-ít nước: dễ biến động nhiệt độ
- Có thể ương tôm ở mật độ cao hơn và diện tích lớn hơn cũng như thời gian ương
kéo dài phù hợp với thời gian nuôi thương phẩm ngoài tự nhiên thì kết quả thí
nghiệm mới đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả của thí nghiệm được chứng minh.



×