Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng nhân giống bằng hom loài trà hoa thơm ba vì hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 104 trang )

i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo học viên cao học tại trường Đại
học Lâm nghiệp, hoàn thiện kiến thức giữa lý thuyết, thực tiễn, đánh giá quá
trình học tập, nghiên cứu của học viên, đồng thời giúp học viên nâng cao năng
lực, củng cố chuyên môn và kỹ năng chuyên ngành. Được sự đồng ý của nhà
trường, Khoa Sau đại học – Trường đại học lâm nghiệp, cùng giáo viên hướng
dẫn, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với tên đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng nhân giống bằng
hom loài Trà hoa thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu ).”
Sau một thời gian làm việc, nghiên cứu nghiêm túc và khẩn trương đến
nay đề tài của tôi đã đạt được những kết quả bước đầu. Trong thời gian triển
khai thực hiện đề tài, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự
giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của GS.TS Ngô Quang Đê, của các thầy cô giáo
Trường Đại học Lâm nghiệp, các nhà chuyên môn, nhân dân địa phương và
cán bộ kiểm lâm, cán bộ phòng ban Vườn quốc gia Ba Vì cùng các bạn đồng
nghiệp.
Nhân dịp này tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cá nhân và gia
đình GS.TS Ngô Quang Đê. Cùng lời cảm ơn sâu sắc tới các tập thể và cá
nhân đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã nghiên cứu tìm hiểu thu thập số
liệu thực tế, tiến hành thí nghiệm, tham khảo các tài liệu có liên quan, cũng
như xin ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các nhà chuyên môn trong lĩnh
vực và các bạn đồng nghiệp, nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân
còn hạn chế, hơn nữa còn nhiều khó khăn trong công tác điều tra, nghiên cứu,
nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi kính mong được sự giúp


ii


đỡ, đóng góp ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà chuyên môn và các
bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan rằng số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào và các thông tin
trích dẫn trong lụận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Văn Hùng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn ……………………………………………………………….

i

Mục lục …………………………………………………………………..

iii

Danh mục các từ viết tắt …………………………………………………. vii
Danh mục các bảng …………………………………………………….... viii
Danh mục các hình ……………………………………………………….

x


ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................... 3
1.1. Nghiên cứu chi Camellia trên thế giới............................................... 4
1.2. Nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam ................................................ 6
1.3. Nghiên cứu chi Camellia ở VQG Ba Vì .......................................... 10
Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................... 11
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................... 11
2.3. Giới hạn đề tài .................................................................................... 11
2.4. Nội dung nghiên cứu .......................................................................... 11
2.4.1.Tìm hiểu đặc điểm khu vực có loài Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis Huang ex Hu) sinh trưởng. ........................... 11
2.4.2. Tìm hiểu về đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Trà hoa
thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu) ............................. 12
2.4.3. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh cảnh nơi có cây Trà hoa thơm Ba
Vì phân bố............................................................................................... 12
2.4.4. Tìm hiểu các đặc điểm tái sinh tự nhiên và nơi sống của Trà hoa
thơm Ba Vì .............................................................................................. 12


iv

2.4.5. Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis Huang ex Hu) ................................................. 12
2.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................... 12
2.5.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu ......................................... 12
2.5.2. Phương pháp thu thập số liệu. .................................................... 15
2.5.3. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh cảnh nơi có cây Trà hoa thơm Ba

Vì phân bố............................................................................................... 20
2.5.4. Thử nghiệm nhân giống bằng hom Trà hoa thơm Ba Vì .......... 20
2.5.5. Xử lý số liệu. ................................................................................. 24
Chương 3. TÌNH HÌNH CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................ 25
3.1. Đặc điểm tự nhiên .............................................................................. 25
3.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 25
3.1.2. Địa hình, địa mạo khu vực nghiên cứu ...................................... 26
3.1.3. Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................... 26
3.1.4. Khí hậu, thủy văn ......................................................................... 28
3.1.5. Hệ sinh thái khu vực ................................................................... 29
3.2 Điều kiện kinh tế xã hội ...................................................................... 30
3.2.1. Dân số và dân tộc ......................................................................... 30
3.2.2. Về điều kiện sản xuất ................................................................... 31
3.2.3. Về đời sống của người dân trong vùng ....................................... 32
3.2.4. Những ảnh hưởng tác động đến khu vực có loài nghiên cứu... 32
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 34
4.1. Khu vực, phạm vi phân bố của loài Trà hoa thơm Ba Vì .............. 34
4.2. Các đặc điểm hình thái loài Trà hoa thơm Ba Vì (Camellia
vietnamensis Huang ex Hu) ........................................................................ 35
4.2.1. Đặc điểm hình thái cơ bản của chi Camellia ............................. 35


v

4.2.2. Đặc điểm hình thái cơ bản của loài Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis Huang ex Hu) ................................................. 39
4.3. Đặc điểm sinh cảnh nơi có loài Trà hoa thơm (Camellia
vietnamensis Huang ex Hu) ...................................................................... 51
4.3.1. Địa hình, địa mạo......................................................................... 56
4.3.2. Địa chất và thổ nhưỡng ............................................................... 57

4.3.3. Xác định tính chịu bóng hay ưa sáng của loài Trà hoa thơm Ba
Vì ............................................................................................................. 60
4.4. Đặc điểm sinh trưởng và tái sinh loài Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis Huang ex Hu) ..................................................... 61
4.4.1. Đặc điểm sinh trưởng .................................................................. 61
4.4.2. Đặc điểm tái sinh của loài Trà hoa thơm Ba Vì ......................... 64
4.4.3. Đặc điểm cấu trúc khu vực có loài Trà hoa thơm Ba Vì phân bố.
................................................................................................................. 66
4.5. Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis Huang ex Hu) ..................................................... 78
4.5.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................... 78
4.5.2 Phương pháp nghiên cứu trong nhân giống bằng hom. ........... 79
4.5.3 Điều kiện khí hậu khu vực giâm hom.......................................... 80
4.5.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất kích thích sinh trưởng ở
các nồ ng độ khác nhau đến khả năng ra rễ của hom loài Trà hoa
thơm Ba Vì .............................................................................................. 82
4.5.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng
đến chất lượng rễ của hom .................................................................... 85
4.5.6. So sánh sự khác nhau giữa các nồ ng độ chất NAA và đối chứng
................................................................................................................. 86


vi

4.5.7. So sánh sự khác nhau giữa các nồ ng độ chất kích thích sinh
trưởng IBA và đối chứng ...................................................................... 87
KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ..................................................... 90
1. Kết luận .................................................................................................. 90
2. Tồn tại .................................................................................................... 91
3. Kiến nghị ................................................................................................ 92

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vii

DANH MỤC CÁC TỪ VIÊT TẮT
Viết tắt

TT

Giải nghĩa nội dung

1

C. :

Camellia

2

VQG:

vườn quốc gia

3

BQ:

bình quân


4

CL:

chất lượng

5

TN:

thí nghiệm

6

C00:

chu vi gốc

7

D00:

đường kính gốc

8

D1.3:

đường kính ngang ngực thân cây


9

Dt:

đường kính tán

10

Hdc:

chiều cao dưới cành

11

Hvn:

chiều cao vút ngọn

12

KC:

khoảng cách

13

KT:

kích thích


14

CT:

công thức

15

Ôtc:

ô tiêu chuẩn

16

N:

số cây

17

M:

trữ lượng

18

G:

tiết diện ngang


19

Đ –T:

hướng Đông – Tây

20

Đk:

đường kính

21

Ttb:

Nhiệt độ không khí trung bình năm (oC)

26

R:

Tổng lượng mưa năm (mm)

30

e:

Tổng lượng bốc hơi năm (mm)



viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

1.1

Sự phân bố của chi Camellia

5

2.1

Đo kích thước lá loài Trà hoa thơm (Camellia vietnamensis )

15

2.2

Kích thước nụ (hoa, quả)

16

2.3


Biểu giải phẫu hoa.

16

3.1

Số liệu khí tượng của các trạm trong vùng

28

4.1

Kết quả tính Hvn bình quân ở 3 ô tiêu chuẩn

42

4.2

Kết quả tính D00 bình quân

43

4.3

Các chỉ tiêu về lá ở ô tiêu chuẩn

45

4.4


Các chỉ tiêu khí hậu tại khu vực

53

4.5

Mô tả các phẫu diện đất

58

4.6

Kết quả phân tích lý – hóa của đất

59

4.7

Độ tàn che, che phủ của thảm tươi cây bụi và thảm khô

60

4.8

Kết quả đo đếm D00, Hvn, Dt, Hdc bình quân

62

4.9


Kết quả đánh giá sinh trưởng loài Trà hoa thơm Ba Vì

63

(Camellia vietnamensis Huang ex Hu)
4.10 Kết quả điều tra tái sinh loài Trà hoa thơm Ba Vì.

64

4.11 Kết quả tính trữ lượng trên ô tiêu chuẩn và trữ lượng lâm phần

68

4.12 Kết quả điều tra ô tiêu chuẩn 6 cây

70

Kết quả điều tra cây bụi thảm tươi

73

4.13

4.14 Kết quả điều tra cây tái sinh sinh cảnh rừng có loài Trà hoa

75

thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu)
4.15 Tổng hợp kết quả điều tra cây tái sinh


77

4.16 Diễn biến nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian giâm hom

80

4.17 Diễn biến nhiệt độ trong luống giâm

81


ix

4.18 Ảnh hưởng của các loại chất kích thích sinh trưởng ở các nồ ng

84

đô ̣ khác nhau đến khả năng ra rễ của hom Trà hoa thơm Ba Vì
4.19 Ảnh hưởng của nồng độ đến chất lượng rễ của hom Trà hoa

85

thơm Ba Vì
4.20 Ảnh hưởng của chất NAA ở các nồ ng đô ̣ và đối chứng

86

4.21 Ảnh hưởng của IBA ở các nồ ng đô ̣ khác nhau và đối chứng


88


x

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT

Tên bảng, hình vẽ

Trang

3.1

Bản đồ khu vực nghiên cứu

25

4.1

Hình dạng chóp lá

36

4.2

Hình dạng gốc lá

36


4.3

37

4.4

Quả hình cầu (A. C.hakodae), hình cầu dẹt (B. C.petelotii) và
khi mở để lộ trụ quả (C. C.tamdaoensis)
Quả của một số loài Camellia

4.5

Hình dạng hạt của Camellia

39

4.6

Rễ loài Trà hoa thơm Ba Vì

40

4.7

Thân loài Trà hoa thơm Ba Vì

40

4.8


Các dạng tán trà có trong tự nhiên và làm cảnh

41

4.9

Cành non, chồi Trà hoa thơm Ba vì

42

4.10

Biểu đồ so sánh Hvn bình quân Trà hoa thơm Ba Vì

42

4.11

Biểu đồ so sánh D00 bình quân Trà hoa thơm Ba Vì

43

4.12

Lá cây Trà hoa thơm Ba Vì di thực

44

4.13


Lá cây Trà hoa thơm Ba Vì dã sinh

45

4.14

So sánh lá Trà hoa thơm Ba Vì

46

4.15

Hoa của Trà hoa thơm Ba Vì

47

4.16

Giải phẫu hoa Trà Camellia vietnamensis Huang ex Hu

48

4.17

Hoa, nụ Trà Camellia vietnamensis Huang ex Hu

49

4.18


Cành mang hoa, quả, hạt Trà hoa thơm (Camellia vietnamensis

49

38

Huang ex Hu)
4.19

Quả, hạt Trà hoa thơm Ba Vì

50

4.20

Biểu đồ Gausen – Walter tại khu vực nghiên cứu

54


xi

4.21

Biểu đồ sánh sinh trưởng của loài Trà hoa thơm Ba Vì

63

4.22


Biểu đồ so sánh các cấp sinh trưởng chiều cao Trà hoa thơm Ba Vì

65

4.23

Biểu đồ so sánh trữ lượng của các ô tiêu chuẩn

69

4.24

Khu vực có phân bố của Trà hoa thơm

74

4.25

Biểu đồ so sánh cấp chiều cao cây tái sinh

77

4.26

Biểu đồ so sánh nguồn gốc cây tái sinh

78

4.27


Biểu đồ diễn biến nhiệt độ, độ ẩm trong thời gian giâm hom

81

4.28

Biểu đồ so sánh nhiệt độ trong, ngoài luống giâm

82

4.29

Bố trí thí nghiệm giâm hom Trà hoa thơm Ba Vì

83

4.30

Rễ hom Trà hoa thơm Ba Vì xử lý bằng NAA

86

4.31

Biểu đồ ảnh hưởng của chất NAA các nồng độ

87

4.32


Rễ hom Trà hoa thơm Ba Vì xử lý bằng IBA

88

4.33

Biểu đồ ảnh hưởng của IBA các nồng độ

89


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng núi Ba Vì là một địa danh đã được biết đến từ lâu của Việt Nam bởi
cảnh quan đẹp, hùng vĩ và nên thơ cùng với nhiều lâm sản quý.Trên dãy Ba Vì còn
có nhiều cánh rừng nguyên sinh, hệ sinh thái động, thực vật của Ba Vì rất đa dạng.
Vườn quốc gia Ba Vì là nơi bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Ba Vì còn là một khu du lịch sinh thái nổi tiếng ở miền Bắc với các điểm du
lịch như Khoang Xanh-Suối Tiên, Ao Vua, Đầm Long, Thác Đa, hồ Tiên Sa, suối
nước khoáng Tản Đà, các đền thờ. Ở các độ cao 400m và 600m còn có hai khu nghỉ
mát được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Theo ý kiến đánh giá của nhiều nhà khoa
học cùng danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm
2008, cho tới nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch
thuộc 649 chi và 160 họ. Như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định
sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. Trong đó có nhiều loài cây cho gỗ,
cây thuốc, cây làm cảnh… một số chưa được nghiên cứu về đặc điểm hình thái,
sinh thái, khả năng sinh trưởng, tái sinh của chúng. Vì thế việc khai thác, kinh
doanh lợi dụng rừng còn rất hạn chế. Đặc biệt là việc nghiên cứu sử dụng và bảo

tồn bền vững các loài cây đặc hữu, quý hiếm, điển hình trong đó là loài Trà thơm tại
Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu).
Camellia là một chi lớn thuộc họ Chè (Theaceae). Các loài trong chi Camellia
không những có vai trò quan trọng tham gia vào cấu trúc hệ thực vật nhiệt đới vùng
núi mà còn có ý nghĩa về mặt kinh tế. Nhiều loài Trà được dùng làm đồ uống, dầu
ăn, làm thuốc... và đặc biệt phải kể đến đó là giá trị về mặt cây cảnh. Các loài trong
chi Camellia đều có hoa to và đẹp, nhiều màu sắc khác nhau, mùa nở hoa của chúng
lại đúng vào dịp Tết. Tiềm năng kinh tế về mặt làm cây cảnh của các loài trong chi
Camellia là rất lớn.
Loài Camellia vietnamensis, chi Camellia sống chung trong các quần thể rừng
trên núi cao. Đây là cây thân gỗ nhỏ, thẳng có lá màu xanh quanh năm, hoa có màu
trắng tinh khiết, điểm đặc biệt của loài này so với các loài trà khác là hoa có hương
thơm, đẹp một cách tự nhiên. Trà là một loài cây đặc biệt, lịch sử biết về Trà với


2

nhiều nét đẹp đoan trang, sắc sảo nhưng lại thanh khiết, tao nhã. Chẳng bởi thế mà
người Trung Quốc xem hoa Trà là Thập đại danh hoa.
Các loài chi trà – Camellia được biết trước kia ở nước ta không hề có hương
thơm, tuy được xếp vào hạng Kỳ hoa nhưng lại được biết đến là loài ”Hữu sắc vô
hương”. Ở loài Camellia vietnamensis có một mùi hương đặc biệt, không hề đậm
đặc mà chỉ thấy thoang thoảng một thứ hương lạ, tinh khiết.
Nhưng gần đây loài hoa này còn rất ít do mở rộng du lịch, mưu sinh của người
dân trong vùng. Vì là giống trà hoa quý, xanh tốt đến cả bốn mùa, mùa hoa nở kéo
dài từ trước tết dương lịch đến sau tết âm lịch, mà trong vài năm trở lại đây nhân
dân các xã ven núi đến mùa hoa nở thường vào rừng bẻ hoa về chơi, bán. Một số
người do thích sự độc đáo của loài này còn đào cả cây trong rừng đem về nhà trồng
làm cảnh, do là loài đặc hữu núi cao, không được chăm sóc nên đa phần cây đánh
về đều không sống được.

Camellia là những loài cây rất được ưa chuộng ở nhiều nước như Trung Quốc,
Nhật Bản, Anh, Mỹ, Việt Nam và cho đến bây giờ là cả thế giới. Tuy nhiên số cá
thể trà thơm tại Ba Vì trong tự nhiên còn rất ít và phạm vi phân bố hẹp nên các nhà
khoa học thế giới rất quan tâm đến loài này. Đã có hàng trăm hội thảo trong nước
và nước ngoài nghiên cứu về Trà hoa và ta cũng đã có nhiều chương trình hợp tác
nghiên cứu bảo tồn loài này. Ở nước ta, hiện nay do nạn chặt phá rừng bừa bãi, đốt
nương làm rẫy và đặc biệt là do người dân đã biết phần nhiều đến giá trị của Trà
hoa nói chung và loài Camellia vietnamensis nói riêng nên phạm vi phân bố của nó
ngày càng bị thu hẹp, nguồn gen quý càng ngày mất dần đi. Vì vậy chúng ta cần
phải có biện pháp để bảo tồn phát triển nó. Gây trồng và phát triển rộng rãi các loài
Trà quý nói chung và loài Camellia vietnamensis nói riêng là một hướng đi đúng
đắn, góp phần phát triển bền vững nguồn tài nguyên luôn được coi là đa dạng và
phong phú của nước ta.
Được sự đồng ý của Khoa Sau đại học – Trường đại học lâm nghiệp, phê
duyệt, dưới sự hướng dẫn của GS.TS Ngô Quang Đê cho tôi được thực hiện đề
tài“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và khả năng nhân giống bằng hom
loài Trà hoa thơm Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu).”


3

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
* Tình hình nghiên cứu các loài trong chi Trà - Camellia
Chi Camellia thuộc họ Chè (Theaceae) có phạm vi phân bố khá rộng ở
vùng núi có khí hậu từ nhiệt đới đến á nhiệt đới. Vùng rừng núi Việt Nam
cũng là nơi phân bố của nhiều loài cây trong họ Chè và đặc biệt là các loài
cây trong chi Camellia. Hiện nay trên thế giới người ta đã phát hiện và thống
kê được khoảng trên 300 loài thuộc chi Camellia (Theo tài liệu của Trương
Hồng Đạt, năm 1998 ở Trung Quốc đã phát hiện thấy 238 loài và theo tài liệu

của các nước lân cận như Việt Nam, Ấn Độ, Thái Lan, Inđônêxia, Philippin…
đều có các loài thuộc chi Camellia). Ở Việt Nam, tuy chưa được điều tra
thống kê đầy đủ nhưng theo kết quả bước đầu đã phát hiện ra có khoảng 48
loài, gồm các loài hoa trắng, hoa vàng và hoa đỏ, chúng phân bố ở nhiều vùng
khí hậu và lập địa khác nhau.
Từ lâu người dân địa phương thường khai thác các loài cây này để sử
dụng cho các mục đích khác nhau vì chúng thường có giá trị kinh tế cao và giá
trị thẩm mỹ lớn. Một số loài còn là nguyên liệu cho công nghiệp( chiết xuất tinh
dầu, làm dược phẩm…) cho các sản phẩm phục vụ đời sống con người và đơn
giản hơn là có thể nấu nước uống hàng ngày của dân ta từ bao đời…
Trong cuốn “Danh ưu trà hoa Trung Quốc” (Bắc Kinh năm 2000) của
Lương Thịnh Nghiệp cho biết “Trà hoa có lịch sử gây trồng lâu đời ở Trung
Quốc” và có tác dụng như:
+ Có giá trị thưởng thức độc đáo
+ Có giá trị làm thuốc (nhiều loại thuốc) từ lá, hoa, thân đều có thể làm
thuốc, như làm mát máu người (người nóng máu), cầm máu, tiêu độc, tan
nhọt. Cùng với sự phát triển của khoa học càng ngày người ta càng nghiên
cứu sâu rộng các bài thuốc từ hoa Trà.


4

1.1. Nghiên cứu chi Camellia trên thế giới
Chi Camellia đã bắt đầu được nghiên cứu từ đầu thế kỷ 17, Tên
Camellia do nhà thực vật học nổi tiếng của Thụy Điển tên là Line đặt. Trong
cuốn “Genera plantarum” để tưởng nhớ người cha cố kính yêu là “Camellus
Job” và gần 20 năm sau mới có một số loài được nghiên cứu và mô tả. Loài
đầu tiên được nghiên cứu và mô tả là Camellia japonica, tiếp sau đó là loài
Camellia sinensis. Mặc dù ít, song cũng có thể nói nó đã đánh dấu một bước
khởi đầu cho sự nghiên cứu chi Camellia này. Tuy nhiên lịch sử nghiên cứu

về các loài trong chi Camellia có rất nhiều thay đổi và chi Camellia mới thực
sự được các nhà thực vật học chú ý nghiên cứu kỹ từ khoảng cuối thế kỷ 17.
+ Ở Châu Á: Có thể nói Trung Quốc là nước đi đầu trong việc nghiên
cứu ứng dụng và khai thác nguồn lợi từ các loài cây Trà, đặc biệt trong lĩnh
vực cây làm cảnh. Theo Trương Hồng Đạt (Trung Quốc) thì việc nghiên cứu
các loại Trà đã có ở Trung Quốc từ rất lâu và đến thế kỷ thứ 17 đã tạo ra được
những loài cây Trà làm cảnh có hoa đẹp, hấp dẫn du khách. Từ năm 1673 –
1681 đã có một số người Nhật Bản dẫn giống hoa Trà từ Vân Nam (Trung
Quốc) về trồng.
Việc nghiên cứu về chi Camellia ở Trung Quốc đã được thực hiện rất
bài bản và có hệ thống từ thế kỷ 20, như nghiên cứu của Cheng Jin Shui và
các cộng sự đã tiến hành phân loại các loại hoa Trà, tiến hành lai chéo để tạo
ra các giống mới và sau 20 năm đã tạo ra được hơn 100 loài Trà cho hoa khác
nhau. Trình Kim Thuỷ và Trương Hồng Đạt đã tiến hành phân loại chi
Camellia thành 4 chi phụ đó là: Protocamellia, Camellia, Thea và
Metacamellia. Sau này nghiên cứu tiếp của Chung Hung Ta đã được giới
thiệu trong cuốn “Camellius” xuất bản năm 1981 ở Trung Quốc vẫn thống
nhất trên cơ sở chia chi Camellia thành 4 chi phụ và chia tiếp thành 20 chi
nhánh, trong đó ông đã xếp các loại trồng vào chi phụ Thea. Ngoài ra, trong


5

công trình nghiên cứu của ông cho thấy sự phân bố của chi Camellia rất tập
trung ở một số tỉnh ở miền Nam Trung Quốc như Quảng Tây, Quảng Đông,
Vân Nam và kéo xuống miền Bắc Việt Nam. Quan điểm và kết luận đó rất
giống với quan điểm của một số nhà thực vật học Trung Quốc như Xia Ljang,
Quan Kaijun. Khi giới thiệu về những loài thuộc chi Camellia hoa vàng trong
cuốn “An introduction to the yellow Camellia”. Đồng thời trong cuốn
“Camellia” ông đã đưa ra một số đặc điểm quan trọng để có thể phân biệt với

3 chi lớn khác nhau trong họ như:
+ Các thành phần của hoa thường nhiều và ít có sự phân hoá
+ Sự phân bố của nhị thường tập trung. Do vậy số loài trên một đơn vị
diện tích có thể là lớn hơn hẳn so với các chi trong họ (xem bảng 1- sự phân
bố của chi Camellia – theo thống kê của TS. Trần Ninh).
+ Chi Camellia gồm nhiều nhóm rất phức tạp, với mối quan hệ trong hệ
thống nhất phát sinh chúng, loại, giống, loài rõ ràng hơn so với các chi khác
trong họ.
Bảng 1.1: Sự phân bố của chi Camellia.
Số loài

Số loài đặc hữu

Trung Quốc lục địa

238

78

Việt Nam

48

7

Đài Loan

8

2


Lào

5

0

Ấn Độ

4

1

Thái Lan

2

1

Cam Pu Chia

1

0

Inđonêxia

1

0


307

109

Vùng phân bố

Cộng

Ghi chú


6

Cũng theo hệ thống phân loại này thì ở Việt Nam đã phát hiện được 48
loài thuộc chi Camellia, trong đó có 4 loài thuộc chi phụ Protocamellia, 13
loài thuộc chi phụ Thea, còn 31 loài thuộc chi phụ Camellia và Metacamellia.
Theo Trương Hồng Đạt cho thấy ở Trung Quốc cây Trà có sự phân bố
tự nhiên ở 16 tỉnh và có giá trị thẩm mỹ cao. Việc nghiên cứu vể các loài Trà
hoa được bắt đầu ở Trung Quốc từ năm 40 của thế kỷ 20. Bằng kết quả của
việc chọn giống, nhân giống, gây tạo đã đưa số chủng loại hoa Trà từ 20 lên
120 loài. Đầu những năm 1950 ở Côn Minh (Trung Quốc) đã thực hiện
nghiên cứu Trà hoa thành trọng điểm và đã đi sâu vào nghiên cứu nguồn
giống, phân loại, lai tạo ra các giống mới để phát triển hoa Trà và thiết lập các
nguồn giống, xây dựng thành ngân hàng gen phục vụ cho các mục tiêu sản
xuất nguyên liệu công nghiệp, đồ uống và cây cảnh.
Các nhà khoa học của Trung Quốc nghiên cứu về các loài hoa Trà đã đi
sâu điều tra nghiên cứu, xây dựng các nguồn gen, đẩy mạnh công tác chọn
giống, lai tạo và xây dựng hệ thống những biện pháp nghiên cứu các loài
Camellia.

+ Ở Châu Âu: Từ những năm đầu của thế kỷ 20 (1904-1931) nhà sưu tầm
thực vật học G. Forest (Người Anh) đã đến Vân Nam – Trung Quốc và thu
thập các loài Camellia reliculata saluenensis… về trồng tại vườn thực vật
Hoàng Gia Anh và nhà thực vật học Robert Sealy cũng đã đi sâu và nghiên
cứu kỹ chi Camellia trong cuốn “A Revision of the genus Camellia” năm
1958, ông đã giới thiệu mô tả 82 loài trong đó có 62 loài ông đã căn cứ vào
những đặc điểm cần thiết để phân loại chúng thành 12 nhánh, còn lại 20 loài
không được xếp vào nhánh nào có lẽ vì thiếu những đặc điểm cần thiết.
1.2. Nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam
Trong những năm trước đã có những công trình nghiên cứu về các loài trong
họ Theceae và trong chi Camellia, nhưng việc nghiên cứu mới chỉ tập trung


7

vào một số loài cây lấy lá làm dược liệu, chế biến nước giải khát, có hạt cho
tinh dầu. Còn việc nghiên cứu chi Camellia với mục đích phân loại thống kê,
bảo tồn loài, bảo vệ đa dạng sinh học… thì còn ít, chưa sâu, chưa toàn diện.
Trong mấy năm gần đây chi Camellia mới thực sự được các nhà thực vật học
Việt Nam chú ý.
Người đầu tiên nghiên cứu chi Camellia ở Việt Nam là L.Pierre, nhà
thực vật học nổi tiếng người Pháp, sau khi nghiên cứu hệ thực vật ở một số
nơi như Biên Hoà, Hà Tây và đầu nguồn sông Đồng Nai, năm 1987 ông đã
giới thiệu một số loài của chi Camellia trong cuốn “Flore forestiere de là
cochinchine” dưới tên chi Thea như: The dormoyana, Thea piquetiana, Thea
drupiera, Thea caudata…
Năm 1910 nhà thực vật học người Pháp là Pitard đã nghiên cứu thực
vật ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam như Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Hoà
Bình và cũng trong cuốn “Flora Generale de L’lndochine” ông đã giới thiệu 3
loài mới đều lấy tên chi Thea đó là Camellia tonkinensis dưới tên Thea

tonkinensis, Camellia flava dưới tên Thea flava, Camellia amplexicaulis dưới
tên Thea amplexicaulis, trong đó có 2 loài hoa vàng.
Hơn 30 năm sau, vào năm 1943 nhà thực vật học Gagnepain đã nghiên
cứu hệ thống mô tả chi tiết 30 loài thuộc chi Camellia nhưng khi so sánh, đối
chiếu với tài liệu của Sealy và Chang thì đã có một số loài là tên đồng nghĩa,
nên số loài thực chất Gagnepain công bố chỉ còn lại 28 loài. Bên cạnh đó qua
các cuộc khảo sát thực vật của các vùng khác nhau của các chuyên gia thực
vật hai nước Việt Nam và Trung Quốc, một số loài mới được công bố như:
Camellia aurea, Camellia vietnammensis, Camellia indochinensis…
Năm 1994 dựa trên các công trình nghiên cứu của tác giả người Pháp
cùng với việc nghiên cứu của Nguyễn Hữu Hiến đã thống kê tất cả các loài
của họ Chè, trong đó chi Camellia có 37 loài.


8

Mấy năm gần đây việc nghiên cứu chi Camellia mới thực sự được các
nhà thực vật học Việt Nam quan tâm. Năm 1995 trong cuốn luận văn “Phân
loại chi Camellia” của Trần Thị Phương Anh, tuy rằng chỉ mới nghiên cứu ở
một địa điểm là Vườn Quốc gia Cúc Phương với những loài đã nghiên cứu
trước đây, song cũng đã phần nào góp phần vào việc khẳng định chi tiết hơn
sự đa dạng của chi Camellia tại Việt Nam. Cũng vào năm 1995 trong tạp chí
“Di truyền và ứng dụng” tiến sĩ Trần Ninh công bố hai loài Trà hoa vàng thu
được ở Vườn Quốc gia Cúc Phương, trong đó có loài Trà hoa vàng Camellia
cucphuongensis là loài mới cho khoa học. Những năm tiếp theo tiến sĩ Trần
Ninh công bố loà Trà hoa vàng mới là Camellia rosmannii (1998), Camellia
kirinoi (1999). Cùng với chuyên gia Trà Trương Hồng Đạt (Trung Quốc) và
Hakoda (Nhật

Bản), Tiến sĩ Trần Ninh công bố 4 loài mới: Camellia


crasiphylla; Camellia megasepala; Camellia murauchii và Camellia rubriflora.
Tính đến nay 48 loài thuộc chi Camellia đã được phát hiện tại Việt Nam.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu điển hình về các loài
trong chi Camellia ở Việt Nam như:
Nghiên cứu của PGS.TS. Ngô Quang Đê về điều tra phát hiện khu vực
phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài hoa Trà tại Ba Vì – Hà
Tây đã cho thấy ở Ba Vì có 2 loài Camellia có triển vọng thuần hoá làm cây
cảnh, những loài này đang được nghiên cứu và thử nghiệm tiếp.
“Khảo sát điều kiện sống của Trà hoa vàng tại Ba Vì (Hà Tây) và Sơn
Động (Bắc Giang)” (PGS.TS Ngô Quang Đê, Ngô Quang Hưng, Lê Sỹ
Doanh .Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam)
“Kết quả giâm hom Trà hoa vàng Ba Vì (Camellia tonkinensis) và Trà
hoa vàng Sơn Động (C.euphlebia)” (PGS.TS Ngô Quang Đê , Lê Thanh Sơn,
Đinh Thị Lê)


9

Hai tác giả là Hoàng Minh Chúc và Bùi Văn Khánh đã nghiên cứu về
hình thái, sinh thái, sinh trưởng của hai loài Camellia hoa trắng và hoa vàng
tại VQG Ba Vì. Công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc điều tra tổ
thành loài cây, xác định quan hệ của loài với môi trường sống thông qua yếu
tố khí hậu tại nơi nghiên cứu.
Năm 1997 có nghiên cứu của Lê Xuân Trường về đặc điểm hình thái,
sinh thái và sinh trưởng của loài Camellia hoa vàng ở Sơn Động – Bắc Giang
nhưng chưa xác định chính xác được tên khoa học của đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu còn cho biết loài Camellia hoa vàng tại Sơn Động chỉ
thích nghi ở khu vực có lượng mưa bình quân năm từ 1738-2427mm và loài
này chỉ phân bố ở ven suối, nơi có độ ẩm đất lớn, phân bố ở độ cao tuyệt đối

từ 300-350m thuộc địa hình đồi thấp và chân núi, đất chua và có hàm lượng
mùn tương đối ít.
Năm 2000 có nghiên cứu của Đỗ Đình Tiến, “Bước đầu nghiên cứu
một số đặc điểm hình thái, sinh thái và khả năng nhân giống bằng hom loài
trà hoa vàng Tam Đảo (Camellia petelotii(Merrill) Sealy)”. Đối với Camellia
ở Tam Đảo cũng có một số tác giả quan tâm và tổ chức nghiên cứu. Trong đó
nổi bật vẫn là TS. Trần Ninh (Bộ môn Thực vật học – Khoa Sinh – trường đại
học Khoa học Tự nhiên Hà Nội) đã điều tra, phân loại và xác định có 11 loài
thuộc chi Camellia Tam Đảo và bước đầu đã có một số mô tả về các đặc điểm
hình thái của các loài mới phát hiện ở đây. Còn các nghiên cứu kỹ về đặc
điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng, tái sinh… của các loài trên thì chưa có
một công trình nào thực hiện được.
“Nghiên cứu giâm hom Trà hoa vàng Tam Đảo - Vĩnh Phúc (Camellia
tamdaoensis) và Trà hoa vàng Ba Vì - Hà Nội (Camellia tonkinensis)” (Th.S
Ngô Quang Hưng, Nguyễn Thị Thu Phương)


10

“Nhân Gen mã hóa RARN 5,8S ở loài Trà hoa vàng Tam Đảo Camellia
petelotii vườn quốc gia Tam Đảo” (Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Văn Mùi,
Trương Quốc Phong. Khoa Sinh học, ĐHKHTN Hà Nội)
1.3. Nghiên cứu chi Camellia ở VQG Ba Vì
Qua các thông tin về tài liệu trên cho thấy việc nghiên cứu tìm hiểu về
loài trong chi Camellia ở VQG Ba Vì còn chưa được toàn diện và đồng bộ,
chưa có một hệ thống phân loại đầy đủ và chi tiết cho chi Camellia ở VQG Ba
Vì. Đặc biệt đối với việc tìm hiểu về đặc điểm, đặc tính sinh vật học của loài
thì mới chỉ tiến hành được ở một số loài (Camellia tonkinensis, Camellia
flava) và ở trên một địa điểm nhất định, nhưng khi so sánh và đối chiếu các
kết quả nghiên cứu thì thấy giữa các loài có những đặc điểm khác nhau và có

thể chúng là những loài khác nhau, phân bố trên những địa bàn khác nhau.
Một số công trình nghiên cứu trên còn chưa đề cập tới biện pháp chọn giống,
nhân giống để bảo vệ, bảo tồn nguồn gen của các loài có giá trị kinh tế và giá
trị thẩm mỹ cao. Vì vậy cần có những biện pháp bổ sung về các đặc tính hình
thái, sinh thái, phân loại, chọn và nhân giống để góp phần từng bước đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về hoa, quả, dược liệu, làm cảnh của chi Camellia và
qua đây xác định được biện pháp cụ thể trong việc khai thác, sử dụng một
cách hợp lý và ổn định bền vững các loài trong chi Camellia tại Vườn Quốc
Ba Vì, trong đó có loài Camellia vietnamensis.


11

Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái, sinh trưởng và khả năng nhân
giống bằng hom loài Trà hoa thơm tại Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang
ex Hu). Từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp bảo vệ, nhân rộng và sử
dụng loài này, làm tiền đề, cơ sở ban đầu nhằm tìm hiểu kỹ thuật nhân giống
chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo. Cung cấp những cơ sở khoa học góp
phần bảo tồn chúng ở khu vực.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài Trà hoa thơm (Camellia vietnamensis
Huang ex Hu) tại vườn quốc gia Ba vì cùng với các yếu tố sinh thái tại vị trí
có phân bố tự nhiên của loài Trà hoa này.
2.3. Giới hạn đề tài
Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học như: hình thái, sinh thái, sinh
trưởng cũng như tái sinh và khả năng nhân giống bằng hom của loài Trà hoa

thơm tại Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu).
2.4. Nội dung nghiên cứu
Nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra, đề tài tập trung tiến hành nghiên cứu
với các nội dung:
2.4.1.Tìm hiểu đặc điểm khu vực có loài Trà hoa thơm Ba Vì (Camellia
vietnamensis Huang ex Hu) sinh trưởng.
Xác định các đặc điểm sinh thái, quan hệ giữa nhân tố khí hậu, nhân tố
đất đai với loài Trà hoa thơm và quan hệ của loài này với một số loài khác
trong quần thể rừng tự nhiên tại Ba Vì nơi có cây Trà hoa thơm phân bố.


12

2.4.2. Tìm hiểu về đặc điểm hình thái và vật hậu của loài Trà hoa thơm Ba
Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu)
Bao gồm các nội dung:
- Đặc điểm hình thái thân cây, rễ, vỏ cây, cành cây, lá cây, tán cây, hoa
và quả (nếu có) của loài Camellia vietnamensis.
- Đặc điểm vật hậu: mùa ra lá, mùa rụng lá, mùa ra hoa, kết quả của
loài Camellia vietnamensis.
2.4.3. Tìm hiểu một số đặc điểm sinh cảnh nơi có cây Trà hoa thơm Ba Vì
phân bố.
Xác định các yếu tố có mặt trong sinh cảnh, nơi sống của Trà hoa thơm
Ba Vì (Camellia vietnamensis Huang ex Hu).
2.4.4. Tìm hiểu các đặc điểm tái sinh tự nhiên và nơi sống của Trà hoa
thơm Ba Vì
2.4.4.1. Đặc điểm tái sinh tự nhiên
2.4.4.2. Điều kiện sống của loài Trà hoa thơm Ba Vì với các loài cây khác
2.4.5. Thử nghiệm nhân giống bằng hom loài Trà hoa thơm Ba Vì
(Camellia vietnamensis Huang ex Hu)

 Kỹ thuật chọn hom, cắt hom
 Số lượng hom, công thức thí nghiệm,…
 Thu thập số liệu.
So sánh kết quả giữa các công thức thí nghiệm, đánh giá về khả năng
nhân giống bằng hom loài Trà hoa thơm.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
2.5.1. Phương pháp luận trong nghiên cứu
Hoàn thiện cơ bản một đề tài nghiên cứu khoa học đa ̣t kế t quả thì cầ n
phải có phương pháp nghiên cứu thích hơ ̣p. Vì vâ ̣y phải căn cứ vào từng đố i
tươ ̣ng nghiên cứu, nô ̣i dung cầ n nghiên cứu, mục tiêu đề ra, căn cứ vào các


13

điề u kiê ̣n, phương tiê ̣n, thiế t bi ̣ có thể có phu ̣c vu ̣ cho công tác nghiên cứu
cùng với viê ̣c tiế p thu, tham khảo dựa trên nguyên tắ c kế thừa những kế t quả
nghiên cứu của các nhà khoa ho ̣c đi trước ( Kế thừa các tài liệu cơ bản như:
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương cùng các tài liệu liên quan
về vấn đề nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước phục vụ cho nghiên
cứu).
Đề tài nghiên cứu này thuô ̣c liñ h vực sinh ho ̣c. Nghiên cứu đặc điểm
sinh vật học của một loài, nghiên cứu về sự sống, miêu tả những đặc điểm
hình thái và tập tính của loài đó, cách thức các cá thể và loài tồn tại, và những
tác động qua lại lẫn nhau và với môi trường. Khi nghiên cứu về mọi sinh vật
sống, chúng đều có mối quan hệ với các sinh vật khác và môi trường của
chúng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự phức tạp khi nghiên cứu các
hệ thống sinh học là do mối tương tác phức tạp này. Đó là lý do cần nghiên
cứu đặc điểm sinh vật học song song với việc nghiên cứu sự phân bố và sinh
sống của các sinh vật sống, và mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau
và với môi trường sống.

Trong phạm vi đề tài, đố i tươ ̣ng nghiên cứu là các thực thể cây rừng và
môi trường số ng của nó. Nế u với môi trường nghiên cứu là những cây có
vòng đời ngắ n, kić h thước nhỏ bé thì có thể bố trí thí nghiê ̣m trên diêṇ tích
nhỏ và có các thiế t bi ̣ hiê ̣n đa ̣i để khố ng chế , điề u chỉnh và ta ̣o ra điề u kiêṇ
hoàn cảnh đáp ứng với yêu cầ u của công tác nghiên cứu. Còn đố i với đố i
tươ ̣ng nghiên cứu là những loài cây có kích thước lớn, tuổ i đời dài thì những
công thức thí nghiê ̣m trong phòng chỉ phù hơ ̣p với giai đoa ̣n ha ̣t – mầ m, cây
con. Còn ở giai đoa ̣n cây có kích thước lớn thì chỉ nghiên cứu nó trên các cây
tiêu chuẩ n, trong ô tiêu chuẩ n đinh
̣ vi ̣ hoă ̣c ta ̣m thời, với những cây gỗ lớn,
số ng lâu năm, để nghiên cứu đă ̣c tính sinh thái và các yế u tố khác ở các giai
đoa ̣n tuổ i của cây thì thời gian cầ n cho nghiên cứu có thể phải hàng chu ̣c năm
mới có kế t quả. Để khắ c phu ̣c ha ̣n chế này, rút ngắ n thời gian nghiên cứu


14

người ta thường mở rô ̣ng không gian và cùng mô ̣t lúc tiế n hành nghiên cứu
trên nhiề u cá thể ở các giai đoa ̣n tuổ i khác nhau trong cùng mô ̣t hoàn cảnh
sinh thái. Trong lâm nghiệp, khi nghiên cứu rừng tự nhiên hoặc các loài cây
trong rừng (cấp độ quần thể) thì thường áp dụng biện pháp này. Tuy nhiên độ
chính xác của kết quả còn phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên và quá trình thực
hiện việc nghiên cứu.
Trong nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài, hiện nay trên thế giới
tồn tại một số quan điểm sau:
- “Loài là thực thể duy nhất trong tự nhiên”. Theo quan điểm này người
ta coi loài cây là thực thể duy nhất trong tự nhiên, nên mọi nghiên cứu cần tập
trung vào loài, vị trí nghiên cứu tới các cá thể trong loài. Còn các đặc điểm
chung của quần xã của hệ sinh thái được hình thành nên từ các đặc điểm của
cá thể, của loài, dù chúng có tác động, ảnh hưởng hỗ trợ hoặc kìm hãm lẫn

nhau cũng không được chú trọng. Điển hình của quan điểm này là các nhà
khoa học như: Gleason (Mỹ), Whitaker Brow (Anh), Ranenski (Nga),
Fournier và Lenoble (Pháp).
- Quan điểm về quần thể loài: Quan điểm này nhấn mạnh các đặc điểm
do quần thể loài tạo nên và nghiên cứu được tập trung vào các đặc điểm quần
thể và hệ sinh thái mà ít chú trọng đến nghiên cứu các đặc điểm của cá thể.
Điển hình của quan điểm này là: Sukasop (Nga), Water (Đức), Paglovxki( Ba
Lan), Clemelt (Anh), và Blalquet (Pháp)…
- Các nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của loài hiện nay thường dựa
trên quan điểm dưới đây vì nó mang tính duy vật biện chứng hơn cả. Đó là
quan điểm mà những nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu tổng quan của cả
hai quan điểm trên, quan điểm này cho rằng khi nghiên cứu đặc điểm sinh học
của loài cần kết hợp giữa nghiên cứu cá thể và nghiên cứu quần thể. Đại diện
cho quan điểm này là: Tensley (Anh), Poniatropxkaia( Nga) và Thái Văn
Trừng (Việt Nam)…


×