Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

chương 2 khái niệm và phân loại chi phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.01 KB, 17 trang )

LÝ THUYẾT
Câu 1. So sánh định phí tùy ý và định phí bắt buộc.
Chỉ tiêu

Giống nhau

Định phí bắt buộc

Định phí tùy ý

Đều là định phí: là những chi phí mà tổng số của nó
không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi trong
một phạm vi hoạt động nhất định.

Khái niệm

Là những khoản mục
chi phí không dễ dàng
thay đổi bởi các quyết
định của nhà quản trị vì
nó thường liên quan đế
tài sản cố định và tiền
lương của các thành
viên trong cơ cấu tổ
chức của doanh nghiệp

Là những khoản mục chi
phí dễ dàng thay đổi bởi các
quyết định của nhà quản trị.
Nhà quản trị quyết định số
lượng mức độ loại định phí


này trong các quyết định
hàng năm

Đặc điểm

Mang bản chất dài hạn, Mang bản chất ngắn hạn,
không thể cắt giảm đến liên quan đến những kế
0. Dù hoạt động sản hoạch ngắn hạn
xuất kinh doanh của
doanh nghiệp giảm hay
bị gián đoạn

Ví dụ

Chi phí khấu hao tài Chi phí quảng cáo, chi phí
sản cố định
đào tạo nhân viên

Câu 2. So sánh chi phí sản phẩm và chi phí thời kì
Chi phí sản phẩm
1

Chi phí thời kỳ


Giống nhau

Đều là chi phí sản xuất kinh doanh: chi phí sản
xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền toàn bộ
về hao phí lao động sống, lao động vật hóa và

các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
trong một thời kì nhất định.

Khái niệm

Là các chi phí liên
quan đến việc chế tạo
và sản xuất sản phẩm

Là các chi phí phát
sinh ngoài quá trình
sản xuất

Ví dụ

Chi phí sản phẩm bao
gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công, chi phí
sản xuất chung

Chi phí thời kỳ bao
gồm chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh
nghiệp

Đặc điểm

Chi phí sản phẩm luôn

gắn liền với sản phẩm
và chỉ được tham gia
vào việc xác định lợi
nhuận khi mà sản
phẩm được đem đi tiêu
thụ

Chi phí thời kỳ phát
sinh ở kỳ nào thì được
tính ngay vào chi phí
của kỳ đó (tham gia
luôn vào việc xác định
lợi nhuận trong kỳ đó)

Câu 3: Tại sao doanh nghiệp có xu hướng tăng dần định phí so với biến phí?
Doanh nghiệp có xu hướng tăng dần định phí so với biến phí vì hai lí do sau:
• Thứ nhất: Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng tự động hóa trong quá
trình sản xuất kinh doanh của mình. Tự động hóa tăng lên đồng nghĩa với đầu
tư vào máy móc tăng lên do đó định phí tăng lên.
• Thứ hai: Hoạt động của các tổ chức công đoàn ngày càng phát triển nên họ đã
đấu tranh đòi hỏi đảm bảo công ăn việc làm và tiền lương ổn định. Thông qua
hơp đồng lao động, mức lương được quy định rõ, thời gian lao động của công
nhân được đảm bảo, do đó giảm biến động của chi phí lao động so với biến
động của sản xuất.
• Xu hướng tăng dần tỷ trọng định phí so với biến phí có ý nghĩa quan trọng đối
với việc phát triển lâu dài và cơ bản của doanh nghiệp. Nhưng đồng thời khi
định phí có tỷ lệ cao hơn biến phí thì nhà quản trị khi lập kế hoạch dễ bị động
và có ít sự lựa chọn có thể có trong các quyết định hàng ngày.
2



Câu 4: So sánh định phí và biến phí
Chỉ tiêu

Biến phí ( CP khả biến)

Định phí ( CP bất biến)

Giống nhau: cả biến phí và định phí đều là một dạng của chi phí ,phân loại theo cách ứng xử
của chi phí
Khái
niệm

Là khoản mục chi phí có mối quan hệ tỷ Là khoản mục chi phí không biến đổi
lệ thuận vối sự biến động mức độ hoạt
khi mức độ hoạt động thay đổi trong
động.
một phạm vi phù hợp.

Đặc
điểm

• Tính trên tổng số thay đổi
• Tính cho 1 đơn vị không thay đổi
• Mức độ hoạt động = 0 thì biến
phí = 0.

• Tính trên tổng số không thay đổi
• Tính cho 1 đơn vị thay đổi
• Nếu hoạt động = 0 thì định phí

vẫn tồn tại

Ví dụ

• Chi phí NVL TT, NCTT, SXC,..

• Chi phí KH TSCĐ, chi phí quản
lý doanh nghiệp,…

Phân
loại

• Biến phí tỷ lệ: là khoản chi phí
mà có mối quan hệ tỷ lệ thuận
trực tiếp với biến động của mức
độ hoạt động ,,
• Biến phí cấp bậc: là khoản chi
phí thay đổi khi mức độ hoạt
động thay đổi rõ ràng ,sẽ không
thay đổi khi mức độ hoạt động
thay đổi ít,

• Định phí tùy ý: là khoản mục chi
phí tùy thuộc vào quyết định của
nhà quản trị doanh nghiệp
• Định phí bắt buộc: là khoản định
phí bắt buộc phải có không phụ
thuộc vào quyết định nhà quản trị
thường liên quan đến tài sản và
cấu trúc của doanh nghiệp,


Câu 5: Phân biệt chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất
Có 2 dạng của cách phân loại chi phí theo chức năng hoạt động:
3


• Chi phí sản xuất:
Chi phí sản xuất là các khoản chi phí phát sinh trong phạm vi sản xuất của các
doanh nghiệp, thông thường chi phí sản xuất thường phát sinh ở các tổ, đội sản xuất
để tạo ra giá thành của sản phẩm, dịch vụ trong kỳ.
Chi phí sản suất gồm 3 dạng cơ bản:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm cả
nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ, được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản
phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp có thể được định mức cho từng loại sản phẩm nhất định, nếu có thể xây dựng
được định mức cho một đơn vị sản phẩm thì các nhà quản trị dễ dàng hơn trong công
việc xây dựng dự toán chi phí và kiểm soát chi phí.
- Chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí nhân công
trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền
lương, tiền công, các khoản trích theo lương…
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí này phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh
phát sinh chung ở phân xưởng, bộ phận, đội…phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện
dịch vụ, gồm: lương nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao tài sản cố định, chi phí
mua ngoài…
Ngoài ra còn có thể chia thành chi phí ban đầu, chi phí chuyển đổi.
• Chi phí ngoài sản xuất:
Chi phí ngoài sản xuất là các khoản chi phí phát sinh ngoài sản xuất của doanh
nghiệp.
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:

- Chi phí bán hàng: Là loại chi phí phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình bán sản phẩm, hàng hóa… Bao gồm: chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, bao bì,
chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ phận bảo quản, bán hàng…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp: Đây là loại chi phí liên quan đến việc tổ chức hành
chính và các hoạt động văn phòng làm việc của doanh nghiệp. Bao gồm: Chi phí
nhân viên quản lý, chi phí vật liệu văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định ở bộ
phận quản lý, chi phí bằng tiền khác.
4


Câu 6: Nêu đặc điểm của định phí bắt buộc và ý nghĩa
• Khái niệm: Định phí bắt buộc là những định phí không thể thay đổi một cách
nhanh chóng, chúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc tổ chức
của một doanh nghiệp như chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí bảo hiểm tài sản,
chi phí lương của ban giám đốc… Những khoản chi phí này có bản chất sử
dụng lâu dài và không thể cắt giảm hết trong một thời giạn ngắn.
• Đặc điểm:
+ Định phí bắt buộc mang bản chất sử dụng lâu dài
+ Không thể cắt giảm về số khâu lược
• Ý nghĩa: Khi quyết định đầu tư vào TSCĐ các nhà quản trị doanh nghiệp cần
phải cân nhắc kỹ lưỡng, một khi đã quyết định thì doanh nghiệp sẽ buộc phải
gắn chặt với quyết định đó trong một thời gian dài. Mặt khác định phí bắt buộc
không thể tùy tiện cắt giảm trong một thời gian ngắn, vì nó sẽ ảnh hưởng tới
quá trình sinh lợi hoặc các mục đích lâu dài của doanh nghiệp. Do đó, dù mức
độ hoạt động có bị giảm hay đình đốn ở một kỳ nào đó thì định phí bắt buộc
vẫn giữ nguyên không đổi, vì nếu cắt giảm, tuy giải quyết được tình trạng khó
khăn tức thời nhưng sẽ phải trả giá đắt sau này.

BÀI TẬP
Bài tập 1:

Có tài liệu về các loại chi phí của công ty TNHH Quang Minh trong 6 tháng đầu
năm 2014 như sau:
Tên loại chi phí

Số tiền

1. Giá vốn hàng bán

60.000đ/sp

2. Chi phí hoa hồng bán hàng

5% Doanh thu

3. Chi phí quảng cáo

510.000.000đ/tháng

4. Chi phí lương nhân viên quản lý

250.000.000đ/tháng

5. Chi phí khấu hao TSCĐ

300.000.000đ/tháng

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài

Y= A +bX


5


Trong đó chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các khoản như: chi phí điện nước, chi phí
vận chuyển, sửa chữa TSCĐ,… là chi phí hỗn hợp. Giả sử chi phí này biến đổi theo số
lượng hàng hóa tiêu thụ. Công ty TNHH Quang Minh có số liệu bán hàng và chi phí dịch vụ
mua ngoài của 6 tháng đầu năm 2014 như sau:
Tháng
1

Sản lượng tiêu thụ
(ĐVT: sp)
110.000

Chi phí dịch vụ mua ngoài
(ĐVT: Đồng)
164.000.000

2

120.000

175.000.000

3

100.000

150.000.000


4

136.000

197.000.000

5

142.000

204.600.000

6

128.000

184.000.000

Yêu cầu:
1. Giả sử chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty TNHH Quang Minh là tuyến tính. Hãy
sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu và bình phương nhỏ nhất để lập phương trình
biểu diễn chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty.
2. Giả sử trong tháng 7 năm 2014, Công ty dự kiến tiêu thụ được 150.000 sản phẩm với
mức giá bán là 85.000đ/sp. Sử dụng kết quả phân tích CFDV mua ngoài ( phương
trình chi phí dịch vụ mua ngoài) bằng phương pháp cực đại- cực tiểu, để lập báo cáo
kết quả kinh doanh của công ty theo cách ứng xử của chi phí.

LỜI GIẢI
1. Lập phương trình biểu diễn chi phí dịch vụ mua ngoài.
- Vì chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí hỗn hợp, ta cần phân tích để xem trong đó định

phí là bao nhiêu, biến phí là bao nhiêu bằng cách sử dụng hai phương pháp:
+ Phương pháp cực đại- cực tiểu
+ Phương pháp bình phương nhỏ nhất.
a. Cách 1. Sử dụng phương pháp: Cực đại- cực tiểu
Giả sử PT chi phí dịch vụ mua ngoài là: Y = A +bX Trong đó Y: CF dịch vụ mua ngoài
A: Định phí
b: Biến phí đơn vị
X: Sản lượng tiêu thụ
Bước 1. Xác định chi phí ở hai mức độ hoạt động Max và min

6


Chỉ tiêu

CF dịch vụ mua ngoài (Y)

Sản lượng tiêu thụ (X)

Max

204.600.000

142.000

min

150.000.000

100.000


54.600.000

42.000

Số chênh lệch
Bước 2: Xác định biến phí đơn vị
=

b

204.600.000 - 150.000.000

Ymax - Ymin
Xmax - Xmin

=

54.600.000
=

142.000- 100.000

42.000

=

1.300 (đ/sp)

Bước 3: Xác định tổng định phí


A = Ymax – (b* Xmax) = 204.600.000 – ( 1.300*142.000) = 20.000.000 (đ)
Bước 4: Lập phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài
Y = 20.000.000 + 1.300X
b. Cách 2: Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất.
Giả sử PT chi phí dịch vụ mua ngoài là: Y = A +bX Trong đó Y: CF DV mua ngoài
A: Định phí
b: Biến phí đơn vị
X: Sản lượng tiêu thụ
Ta có: Để xác định được A và b ta đi giải hệ phương trình sau:

Trong đó: n là số lần quan sát
Ta có bảng số liệu sau tính toán:
Tháng

1

Sản lượng tiêu
thụ (X)
(ĐVT: 1000 sp)
110

Chi phí dịch vụ
mua ngoài (Y)
(ĐVT: 1000đ )
164.000

18.040.000

12.100


2

120

175.000

21.000.000

14.400

3

100

150.000

15.000.000

10.000

4

136

197.000

26.792.000

18.496


7

X.Y


5

142

204.600

29.053.200

20.164

6

128

184.000

23.552.000

16.384

Cộng

736


1.074.600

133.437.200

91.544

Thay số vào hệ phương trình trên ta có:


Vậy phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài có dạng:
Y = 21.591.332 + 1284,038X
=> Mỗi phương pháp lại có ưu và nhược điểm khác nhau, kết quả độ chính xác của phương
pháp bình phương nhỏ nhất cao hơn phương pháp cực đại- cực tiểu.

2. Lập báo cáo kết quả kinh doanh
Ta có bảng tập hợp chi phí như sau:

Tên loại chi phí

Số tiền

1. Giá vốn hàng bán

60.000đ/sp

2. Chi phí hoa hồng bán hàng

5% Doanh thu

3. Chi phí quảng cáo


510.000.000đ/tháng

4. Chi phí lương nhân viên quản lý

250.000.000đ/tháng

5. Chi phí khấu hao TSCĐ

300.000.000đ/tháng

6. Chi phí dịch vụ mua ngoài

Y = 20.000.000 + 1.300X

Giả sử Tháng 7 sản lượng tiêu thụ dự kiến Q= 150.000 sp với giá bán là P=85.000/sp
Vậy ta có : DT = P*Q = 150.000 * 85.000 = 12.750.000.000đ

8


Tổng biến phí= Giá vốn + Hoa hồng bán hàng+ CFDVMN (phần biến phí)
= 150.00*60.000 + 5%*12.750.000.000 + 1.300*150.000= 9.832.500.000đ
Tổng định phí = CFQC + Lương quản lý + KH TSCĐ + CFDVMN ( phần định phí)
= 510.000.000 + 250.000.000+ 300.000.000+ 20.000.000 =1.080.000.000đ
Vậy ta có
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO CÁCH ỨNG XỬ CỦA CHI PHÍ
Chỉ tiêu

Tổng số tiền (đồng)


Đơn vị (đồng)

Tỷ trọng (%)

Doanh Thu

12.750.000.000

85.000

100

Biến phí

9.832.500.000

65.550

77,1

Số dư đảm phí

2.917.500.000

19.450

22,9

Định phí


1.080.000.000

Lợi nhuận thuần

1.837.500.000

Bài tập 2: Có tài liệu của công ty Bình An về các khoản chi phí bán hàng do kế toán
tập hợp qua 6 tháng của năm N như sau:
Tháng
1
2
3
4
5
6

Sản lượng SP tiêu thụ (sp)
24.000
30.000
32.000
36.000
44.500
48.000

Chi phí bán hàng (nghìn đồng)
120.800
135.000
142.000
160.000

167.000
168.800

Yêu cầu:
1/ Sử dụng cả 2 phương pháp cực đại- cực tiểu và bình phương nhỏ nhất để viết phương
trình chi phí bán hàng.
2/ Trong tháng 8 năm N, công ty Bình An ước tính tiêu thụ được 40.000 sản phẩm. Hãy dự
đoán chi phí bán hàng của công ty.
Bài giải:

9


1/ Viết phương trình chi phí bán hàng

• Theo phương pháp cực đại- cực tiểu:
Giả sử PT chi phí bán hàng là: Y = A +bX
Gọi :

Y : là chi phí bán hàng (nghìn đồng)
X: là số lượng sản phẩm tiêu thụ (sản phẩm)
A: là tổng định phí (nghìn đồng)
b : là biến phí đơn vị sản phẩm.(nghìn đồng/sp)

Bước 1: Xác định chi phí và mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất.
Ta có: Ymax = 168.800;

Xmax = 48.000

Ymin = 120.800;


Xmin = 24.000

Bước 2: Xác định biến phí đơn vị

b

=

168.800 –120.800

Ymax - Ymin
=

Xmax - Xmin

48.000-24.000

Bước 3: Xác định tổng định phí.
A = Ymax - b* Xmax = 168.800 – 2* 48.000 = 72.800 (nghìn đồng)
Bước 4: Thiết lập phương trình biểu diễn chi phí bán hàng.
Y = 72.800 + 2X

• Theo phương pháp bình phương nhỏ nhất:
Giả sử PT chi phí bán hàng là: Y = A +bX
Gọi

Y : là chi phí bán hàng (Nghìn đồng)
X: là số lượng sản phẩm tiêu thụ (sản phẩm)


10

= 2 (nghìn
đồng/sp)


A: là tổng định phí (nghìn đồng)
b : là biến phí đơn vị sản phẩm.(nghìn đồng/sp)
Bước 1: kẻ bảng tính các chỉ tiêu:
Sản lượng SP

Chi phí bán hàng

Tháng

tiêu thụ (X)

(Y)

1

(ĐVT: 1000 sp)
24

2

(ĐVT: 1000đ )
120.800

X.Y


X2

2.899.200

576

30

135.000

4.050.000

900

3

32

142.000

4.544.000

1024

4

36

160.000


5.760.000

1296

5

44,5

167.000

7.431.500

1980,25

6

48

168.800

8.102.400

2304

Cộng

214,5

893.600


32.787.100

8080,25

Bước 2: Thay kết quả tìm được ở trên vào hệ phương trình sau:

( Trong đó: n là số lần quan sát)


 Vậy phương trình biểu diễn chi phí bán hàng là : Y= 75.944,7 + 2,04164X
2/
Nếu trong tháng 8 công ty dự kiến tiêu thụ được 40.000 sản phẩm thì chi phí
bán hàng là:

11


+ Theo phương pháp cực đại- cực tiểu:
72.800 + 2* 40.000 = 152.800 (nghìn đồng)
+ Theo phương pháp bình phương nhỏ nhất:
75.944,7 + 2,04164 * 40.000 = 157.610,3 (nghìn đồng)
=> Trong 2 phương pháp này, phương pháp cực đại- cực tiểu có ưu điểm là dễ tính toán, dễ
áp dụng nhưng kết quả lại kém chính xác hơn phương pháp bình phương nhỏ nhất, do chỉ
tính đến 2 mức độ hoạt động cao nhất và thấp nhất.

Bài tập 3: Công ty X sản xuất và tiêu thụ bánh kẹo có số liệu về tình hình chi phí
bán hàng trong 6 tháng đầu năm 2015 như sau:
Chi phí bán hàng


Sản lượng tiêu thụ

1

(nghìn đồng)
5.100

(sản phẩm)
750

2

5.300

780

3

5.550

800

4

6.300

920

5


6.400

980

6

7.035

1.180

Tháng

Yêu cầu:
• Sử dụng phương pháp Cực đại – Cực tiểu để xác định công thức dự toán chi
phí bán hàng của công ty X?
• Giả sử Công ty dự kiến được khối lượng tiêu thụ là 1500 sản phẩm. nếu vậy
chi phí bán hàng tháng 7 là bao nhiêu?
Bài giải:
• Xác định công thức dự toán bằng phương pháp cực đại cực tiểu:
12


Giả sử phương trình chi phí bán hàng có dạng: Y = A + bX
Trong đó:

A: định phí chi phí bán hàng
b: biến phí
X: sản lượng tiêu thụ
Y: chi phí hỗn hợp


Bước 1: xác định chi phí và mức độ hoạt động ở 2 mức Max, Min:

Chỉ tiêu
Max
Min

Chi phí bán hàng (Y)
(nghìn đồng)
7.035
5.100

Sản lượng tiêu thụ (X)
(Sp)
1.180
750

Bước 2: Xác định biến phí đơn vị:

b

=

7.035 – 5.100

Ymax - Ymin
Xmax - Xmin

=

1.935

=

1.180 - 750

430

=

4,5 (ngđ/sp)

Bước 3: Xác định tổng định phí:

A = Ymax – (b* Xmax) = 7.035 – ( 4,5*1.180) = 1.725 (ngđ)
Bước 4: Lập phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài :
Y = 1.725 + 4,5X


(ngđ)

Giả sử Công ty dự kiến được khối lượng tiêu thụ là 1500 sản phẩm. nếu

vậy chi phí bán hàng tháng 7 là:
13


Y = 1.725 + 4,5X = 1.725 + 4,5 * 1.500 = 8.475 (ngđ)

Bài tập 4:
Tại một công ty có số liệu thống kê về chi phí dịch vụ mua ngoài và số lượng
hàng bán qua 6 tháng đầu năm N như sau:

Tháng

Số lượng

Chi phí dịch vụ mua ngoài

1
2
3
4
5
6

(sản phẩm)
115.000
126.000
150.000
135.000
142.000
132.000

(đồng)
306.000.000
332.400.000
390.000.000
354.000.000
370.800.000
346.800.000

• Lập phương trình biểu diễn chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bằng

phương pháp cực đại cực tiểu
• Lập phương trình biểu diễn chi phí dịch vụ mua ngoài của công ty bằng
phương pháp bình phương nhỏ nhất
• Giả sử công ty dự kiến số lượng tiêu thụ trong tháng 7 là 147.500 sản phẩm,
nếu vậy chi phí dịch vụ mua ngoài của tháng 7 là bao nhiêu.
Biết rằng: chi phí dịch vụ mua ngoài bao gồm các khoản như: chi phí điện nước,
chi phí vận chuyển, chi phí sữa chữa tài sản cố định… là chi phí hỗn hợp. Giả sử chi
phí này thay đổi theo số lượng hàng tiêu thụ
Lời giải
Vì chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí hỗn hợp. Do đó ta cần xác định định phí,
biến phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài.


Sử dụng phương pháp cực đại cực tiểu

Gọi phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài có dạng: Y= A + bX
14


Trong đó:
Y: chi phí dịch vụ mua ngoài
A: định phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài
b: biến phí đơn vị trong chi phí dịch vụ mua ngoài
X: số lượng hàng bán
Bước 1: Xác định chi phí hỗn hợp và mức độ hoạt động ở hai mức cao nhất:

Ymax = 390.000.000

Ymin = 306.000.000


Xmax =150.000

Xmin = 115.000

Bước 2: Xác định biến phí đơn vị của chi phí dịch vụ mua ngoài

b

=

390.000.000- 306.000.000

Ymax - Ymin
Xmax - Xmin

=

150.000- 115.000

84.000.000
=

35.000

=

Bước 3: Xác định định phí của chi phí dịch vụ mua ngoài

A = Ymax – (b* Xmax) = 390.000.000 – ( 2.400*150.000) = 30.000.000 (đ)
Bước4: Lập phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài

Y = 30.000.000 + 2.400X (đồng)


Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
Gọi phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài có dạng: Y= A + b.X
Trong đó:
Y: chi phí dịch vụ mua ngoài
A: định phí trong chi phí dịch vụ mua ngoài
b: biến phí đơn vị trong chi phí dịch vụ mua ngoài
X: số lượng hàng bán

Ta có: Để xác định được A và b ta đi giải hệ phương trình sau:

Trong đó: n là số lần quan sát
15

2.400 (đ/sp)


Ta có bảng số liệu sau tính toán:
Tháng

1

Sản lượng tiêu
thụ (X)
(ĐVT: 1000 sp)
115

Chi phí dịch vụ

mua ngoài (Y)
(ĐVT: 1000đ )
306.000

35.190.000

13.225

2
3

126
150

332.400
390.000

41.882.400
58.500.000

15.786
22.500

4
5

135
142

354.000

370.800

47.790.000
52.653.600

18.225
20.164

6

132

346.800

45.777.600

17.424

Cộng

800

2.100.000

281.793.600

107.414

X.Y


Thay số vào hệ phương trình trên ta có:
281.793.600 = 800A + 107.414b
2.100.000 = 6A + 800b
Tương đương :
A = 30.000 (ngđ)
b = 2.400 (đ/sp)
Vậy phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài có dạng:
Y = 30.000.000 + 2.400X (đồng).


Chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng 7

Ta có phương trình chi phí dịch vụ mua ngoài là
Y = 30.000.000 + 2.400X (đồng).

(1)

Công ty dự kiến số lượng tiêu thụ trong tháng 7 là 147.500 sản phẩm,
X = 147.500, thay vào phương trình (1) ta được:
Y = 30.000.000 + 2.400* 147.500 = 384.000.000 (đồng)
Vậy chi phí dịch vụ mua ngoài trong tháng 7 là 384.000.000 (đồng)

16


17




×