Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Làm gì để du lịch VN phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.09 KB, 10 trang )

Làm gì để du lịch VN phát triển?
14/09/2011 0:36
Lần đầu tiên 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Campuchia, Lào, Myanmar và VN (CLMV) cùng bàn về việc hợp
tác trở thành một điểm đến chung. Đây cũng là lúc để mổ xẻ những hạn chế của ngành du lịch nhằm tìm ra
giải pháp khai thác hiệu quả các cơ hội phát triển mới.

Kết nối điểm đến giữa các quốc gia tăng khả năng cạnh tranh hơn cho du lịch VN, nhưng chưa
được thực hiện một cách hiệu quả - Ảnh: Đ.N.Thạch

Theo ông Nguyễn Thượng Hoàng Hải, Trưởng ban Tiếp thị và bán sản phẩm, Vietnam Airlines (VNA), gần
đây du khách quốc tế có sự dịch chuyển sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khiến mức tăng trưởng
khách của khu vực này đã vượt qua châu Mỹ (sau châu Âu), chiếm 22% thị phần toàn cầu và dự kiến năm
2020 sẽ đạt 27%. Riêng khu vực Đông Nam Á, đến năm 2020 có thể đạt 125 triệu khách quốc tế.
Nhu cầu kết nối điểm đến của du khách là rất lớn. Ông Hải nói: “Khảo sát của VNA cho thấy, trong số 10
khách đến VN có 4 khách kết hợp với điểm đến khác và 3 khách kết nối với điểm đến trong 4 quốc gia
CLMV. Việc kết nối điểm đến làm gia tăng khả năng cạnh tranh và tiết kiệm chi phí quảng bá. Cách đây 5
năm, từ 4 đường bay đến 3 điểm trong CLMV, thì tới 2011, VNA đã có 12 đường bay đến 6 điểm là Luang
Prabang, Vientiane, Pakse (Lào), Phnom Penh, Siem Riep (Campuchia) và Rangon (Myanmar) với tần suất
65 chuyến bay/tuần. Thực tế, việc kết nối điểm đến Hạ Long và Siem Riep khiến lượng khách tăng trưởng
đến 69%. Đây là kết quả trong quá trình phát triển điểm đến chung của khu vực mà VNA thực hiện”.
4 quốc gia, 1 visa?


Mục tiêu 10 triệu lượt khách
quốc tế

Từ phân tích trên, ông Hải đề xuất, các nước cần có chính
sách nới lỏng visa đối với những quốc gia có nguồn khách
lớn ở Đông Bắc Á, Bắc Mỹ và Úc. “Đặc biệt cần đưa cam
kết 1 visa đi được 4 nước vào thực hiện, nếu làm được điều
này thì lượng khách sẽ tăng mạnh, cung cấp doanh thu


quan trọng để tái đầu tư cơ sở hạ tầng”, ông Hải nói thêm.
Cùng quan điểm, ông Trần Hùng Việt, Tổng giám đốc (TGĐ)
Tổng công ty du lịch Sài Gòn (Saigontourist), cho rằng
phương án xem xét cấp 1 visa cho du khách đến từ nước
thứ 3 (ngoài CLMV) được đi lại tự do trong CLMV, như cộng
đồng chung châu Âu, là khả thi. “Nếu chính phủ của 4 quốc
gia thống nhất thì việc này có thể giải quyết được và đây là
yếu tố quan trọng để phát triển du lịch”, ông Việt khẳng định.
Phương án sử dụng chung 1 visa cho cả VN, Lào,
Campuchia đã được đưa ra từ năm 2007 trong khuôn khổ
các hợp tác du lịch của 3 quốc gia, nhưng chưa được xem
xét nghiêm túc, trong khi đây là mấu chốt của việc kết nối
thành công hay không. Lần này, với sự tham gia của
Myanmar, vấn đề trên lại được tiếp tục đưa lên bàn thảo
luận.

Theo Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng
Tuấn Anh, khách quốc tế du lịch vào
4 quốc gia CLMV đạt 11 triệu lượt
vào năm ngoái. Du lịch trở thành
động lực phát triển kinh tế xã hội
của mỗi nước. Tuy nhiên, nhiều khó
khăn nội tại như cơ sở hạ tầng chưa
đồng bộ, trình độ nhân lực hạn chế,
thách thức về thiên tai, dịch bệnh,
suy giảm kinh tế… đã tác động tới
phát triển du lịch của các nước; ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh. Vì
thế, đòi hỏi xây dựng sản phẩm du
lịch chất lượng cao, ưu tiên phát

triển cơ sở hạ tầng… là cấp thiết.
Trong đó, cần đẩy mạnh hợp tác để
tìm kiếm giải pháp nhằm tạo môi
trường thuận lợi hơn cho đầu tư du
lịch của 4 nước.

Du lịch VN đạt doanh thu gần 5 tỉ
USD vào năm ngoái với 28 triệu lượt
khách nội địa, 5 triệu lượt khách
Theo các hãng lữ hành, kể từ khi có sự bắt tay nhau hợp tác quốc tế và hướng tới mục tiêu 10
3 quốc gia - 1 điểm đến (Lào, Campuchia, VN) cho đến nay, triệu lượt khách quốc tế, 40 triệu
việc quảng bá xúc tiến vẫn do mỗi quốc gia thực hiện mà
lượt khách trong nước vào năm
không có sự phối hợp. Một khi mỗi quốc gia tự giới thiệu
2020.
theo cách của mình, thì ý tưởng điểm đến chung thất bại, do
khả năng sản phẩm bị trùng lặp rất lớn. Nếu phối hợp không
bài bản thì vấn đề này sẽ xảy ra và 4 quốc gia sẽ cạnh tranh nhau trên cùng một sản phẩm thế mạnh giống
nhau. Chẳng hạn, ẩm thực từng vùng có sắc thái riêng, nếu quảng bá không có tính toán thì sẽ trùng lặp.
Theo Saigontourist, công ty này đã xuất bản một ấn phẩm chung giới thiệu điểm đến 4 quốc gia và cung
cấp cho hàng trăm hãng lữ hành trên thế giới. Tuy nhiên, đây mới là nỗ lực riêng lẻ của một doanh nghiệp.
Những “ổ voi” trên con đường du lịch VN

Khoảng cách rất ngắn từ khách sạn
Rex ở trung tâm ra khu vực Đa Kao
Ông Robert Tan, chuyên gia du lịch người Singapore cho
ăn tối, chiếc taxi phải chạy mất 1
rằng VN cần mở rộng hơn nữa các đường bay quốc tế.
giờ. Bản thân tôi phải nhắc nhở vị
Trong du lịch, vận chuyển và lưu trú đóng vai trò then chốt.

Vận chuyển vẫn chiếm tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu tour ở VN, khách này cẩn thận kẻo bị cướp
giật mất đồ, dù không hề muốn nói
bao gồm vận chuyển hàng không và đường bộ. Riêng
đường bộ, ách tắc giao thông nội đô trở thành nỗi ám ảnh
của các công ty lữ hành. Các quãng đường ngắn từ
TP.HCM đi Vũng Tàu hay Phan Thiết, Mỹ Tho… mất quá
nhiều thời gian. Đối với lưu trú, trên một mặt bằng nào đó,
các khách sạn cao cấp vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu của
khách mùa cao điểm.

Ông Phan Đình Huê, Giám đốc
Công ty du lịch Vòng Tròn Việt

Theo ông Robert Tan, điều đáng lo ngại nữa là môi trường du lịch của VN không được cải thiện, nếu không
muốn nói là càng ngày càng tệ. Tình trạng cướp giật của cải của du khách ngay trên đường phố liên tục tái
diễn. Các khu vực trung tâm TP.HCM trở nên bất ổn, vì du khách luôn phải cảnh giác cao độ để giữ đồ đạc
mang theo bên người. “Mới đây, khách người Singapore qua TP.HCM chơi đã đi tham quan khu Chợ Lớn.
Chúng tôi căn dặn kỹ càng nếu bắt taxi nên chọn những hãng uy tín và ghi rõ tên hãng. Nhưng khi bước ra
khỏi chợ Bến Thành, họ bắt nhầm taxi nhái và bị buộc phải trả một khoản tiền lớn. Bực tức, họ đòi chụp
hình tài xế, biển số xe và báo công an nên tài xế này mới chịu lấy 80.000 đồng, thay vì đòi 500.000 đồng
như ban đầu”, ông Tan kể.


“Vấn nạn” giao thông

Ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn
Việt kể, trong chuyến đến TP.HCM để tham dự hội chợ du
lịch đang diễn ra, chủ một hãng lữ hành lớn của Mỹ đã phàn
nàn với ông về tình trạng giao thông. “Khoảng cách rất ngắn
từ khách sạn Rex ở trung tâm ra khu vực Đa Kao ăn tối,

chiếc taxi phải chạy mất 1 giờ. Bản thân tôi phải nhắc nhở vị
khách này cẩn thận kẻo bị cướp giật mất đồ, dù không hề
muốn nói”, ông Huê bức xúc.

Bà Bùi Thị Hồng Hà, Phó giám đốc
Sở VH-TT-DL An Giang, cho rằng khó
khăn lớn nhất là giao thông từ
TP.HCM về ĐBSCL gần như quá tải,
phà kẹt, đường nhỏ, nên khách
quốc tế đến TP.HCM, sau đó ngại
tham quan ĐBSCL. Ngoài ra, giữa
hai chính phủ VN và Campuchia có
thống nhất chủ trương cho thông xe
hai bên, nhưng ngành giao thông lại
chưa có hướng dẫn, thành ra phải
đổi xe ở biên giới. Nếu gút mắc này
được tháo gỡ, thì các công ty lữ
hành sẽ đỡ khổ hơn.

Ngoài ra, công tác xúc tiến quảng bá du lịch nên thuê các
công ty tư vấn chuyên nghiệp nước ngoài đảm trách, bởi
hơn ai hết họ am hiểu thị trường. Ngành du lịch kêu gọi phát
triển du lịch đường sông nhưng cả nước không có một cảng
chuyên biệt nào dành cho du khách. Những vấn đề nhỏ như Trong khi đó, theo ông Đặng Dũng,
chương trình giải trí dành cho khách, sản phẩm quà lưu
Giám đốc Công ty du lịch Mêkông,
niệm… bao nhiêu năm rồi vẫn vậy thì khó lôi kéo khách
tại cửa khẩu Vĩnh Xương, phía
quay trở lại lần hai, lần ba. “Theo tôi, thời gian qua tăng
trưởng khách quốc tế của VN tương đối tốt chủ yếu do VN Campuchia đã cấp thị thực tại chỗ

cho khách ngay cửa khẩu, còn phía
là điểm đến mới, khách đến vì tò mò. Tuy nhiên, tỷ lệ quay
VN thì chưa.
trở lại thấp chứng tỏ sức hút không đủ hấp dẫn. Vì thế, để
lượng khách đạt 15 triệu lượt như Thái Lan là không hề dễ
dàng và có thể sẽ không tiếp cận được. Trong kinh tế, người ta thường nói đến bẫy thu nhập trung bình, có
nghĩa là đến một mức thu nhập nào đó sẽ dừng lại và không tiến tới mức thu nhập cao. Du lịch VN cũng có
thể rơi vào tình trạng như vậy, đến một lượng khách nào đó thì tăng trưởng rất chậm, nếu các vấn đề nội tại
không được xử lý dứt điểm, tạo được sức bật mới”, ông Huê phân tích.
(còn tiếp)
N.Trần Tâm

Tới Việt Nam và... ngủ
15/09/2011 1:11
Thiếu trầm trọng các chương trình giải trí vào buổi tối, khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam thường chọn
phương án về khách sạn ngủ sau bữa tối.
>> Làm gì để du lịch VN phát triển?
Đi massage, karaoke
Ông Hyungtaek Hugh Lim, Trưởng đại diện Phòng Du lịch và Văn hóa, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội,
nhận xét: VN thiếu các điểm vui chơi giải trí vào ban đêm và rất ít các chương trình biểu diễn văn hóa nghệ
thuật cố định giờ vào ban ngày. Các buổi diễn ít ỏi thì tẻ nhạt, vì không kết hợp được một cách hài hòa,
sáng tạo giữa truyền thống và hiện đại nên thiếu sức thu hút đối với du khách. Vì thế, thật khó khăn khi mỗi
lần đón tiếp người quen từ Hàn Quốc qua VN do không biết đưa họ đi chơi nơi nào vào ban đêm. “Bên
cạnh tham quan các di tích, đánh golf, thường thì chúng tôi dẫn họ đi massage, hát karaoke”, ông Lim tiết
lộ. Ở Hàn Quốc, có 10 chương trình văn hóa nghệ thuật đặc trưng dành cho du khách nước ngoài, được tổ
chức cố định giờ. Nổi bật có Nanta là một loại hài kịch biểu diễn trên các nhạc cụ làm từ dụng cụ nhà bếp,
giá vé 20 - 30 USD/khách; chương trình Jump, hài kịch cách điệu từ môn võ truyền thống taekwondo; múa
truyền thống kết hợp hiện đại Miso… Các chương trình diễn ra cả ngày lẫn đêm. “Cùng với việc ban ngày
tham quan cố cung, di tích, thắng cảnh và ban đêm xem các chương trình biểu diễn, khách sẽ hiểu một
cách toàn diện về Hàn Quốc mà không có một tài liệu nào thay thế được. Ngoài ra, các sàn nhảy, quán

rượu, cà phê mở tới khuya; các trung tâm mua sắm mở cửa 24/24 giúp khách vui chơi thâu đêm suốt sáng.
Nhờ đó, 9 triệu khách quốc tế mỗi năm đã mang về doanh thu cho du lịch Hàn Quốc 10 tỉ USD. Mức tiêu xài
trung bình của khách ở Hàn Quốc khoảng 1.200 USD/khách/ ngày”, ông Lim chia sẻ.


Không có nhiều chương trình nghệ thuật dành cho khách nước ngoài - Ảnh:
Ngọc Hải

Trưởng đại diện Tổng cục Du lịch Malaysia tại VN, ông
Mohd Akbal Setia, cũng cho rằng ở VN không có điểm vui
chơi giải trí phù hợp với các đối tượng khách khác nhau.
TP.HCM có nhiều sàn nhảy, nhưng muốn tìm những điểm
giải trí biểu diễn nghệ thuật thì không có. Nên cân bằng giữa
hai loại hình này. Du lịch Malaysia có nhiều chương trình
nghệ thuật cho khách thưởng thức cả ngày lẫn đêm, ngoài
ra hằng năm còn có các lễ hội văn hóa dành cho du khách,
làm gia tăng giá trị cho ngành du lịch. Đối với VN, vì không
tìm được chỗ giải trí nên ông thường giới thiệu người quen
từ Malaysia qua là đi massage; còn phụ nữ thì đi mua sắm
ở chợ Bến Thành.
Nhàm chán

Không biết đưa khách đi đâu
“Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật
của địa phương đối với du khách là
rất lớn. Nếu không đáp ứng, thiệt
thòi cho du khách và cả ngành du
lịch vì không tăng được doanh thu.
Ở TP.HCM, gần đây có múa rối Rồng
vàng vào ban đêm, ngoài ra không

biết đưa khách đi đâu để giải trí, vui
chơi” - Hướng dẫn viên du lịch
Nguyễn Hữu Đoàn

Ông Nguyễn Minh Quyền, Giám đốc Bến Thành Tourist,
thừa nhận du lịch VN thiếu trầm trọng sản phẩm giải trí vào
ban đêm. “Thật ra, không khó để làm các chương trình nghệ thuật như các nước đã làm. Ví dụ, chúng ta có
thể xây dựng chương trình tạp kỹ dân ca 3 miền, kết hợp nhạc cụ truyền thống là đã có thể hấp dẫn được
khách”, ông Quyền nói. Theo ông Quyền, Bến Thành Tourist từng phối hợp với Nhà hát Trần Hữu Trang
(TP.HCM) tổ chức chương trình tạp kỹ định kỳ, nhưng không duy trì được lâu vì thiếu hỗ trợ kinh phí. Thành
ra, để đáp ứng nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật bản địa của khách nước ngoài, nếu đoàn đông
khách, trong các bữa ăn tối, công ty kết hợp tổ chức các tiết mục văn nghệ. Còn sau bữa tối, khách thường
về ngủ, ngồi vỉa hè uống bia hoặc vào quầy bar trong khách sạn giải trí.
Theo ông Hyungtaek Hugh Lim, VN có nền văn hóa đặc sắc, đó là cơ sở và tiềm năng lớn để tổ chức các
chương trình biểu diễn nghệ thuật. Thế nhưng, các khách sạn lớn, resort đẹp tại Nha Trang, Mũi Né, Đà
Nẵng, TP.HCM, Hà Nội… đều thiếu trầm trọng các khu vui chơi, giải trí vào ban đêm. Cho nên, khách thấy
nhàm chán ở những nơi này. Ông Lim cho rằng để VN có nhiều điểm vui chơi giải trí hơn cần khuyến khích
và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào. Ở Hàn Quốc, hầu hết các chương trình biểu diễn cho du
khách đều do tư nhân tổ chức. Ở Malaysia, các chương trình cũng được diễn ra dưới sự phối hợp giữa nhà
nước và tư nhân.


Ông Nguyễn Minh Quyền nhận xét ngành du lịch mấy năm qua đã nhập chung với ngành văn hóa (Bộ VHTT-DL) nhưng chưa khai thác được thế mạnh của sự kết hợp này. “Dĩ nhiên, các doanh nghiệp lữ hành
cũng phải có trách nhiệm trong việc thiếu sản phẩm giải trí. Nhưng nỗ lực của các doanh nghiệp cũng có
giới hạn, do đó cần sự hỗ trợ từ Nhà nước, đặc biệt là kinh phí. Để nuôi sống một chương trình không đơn
giản, cần phải có kinh phí ban đầu nhằm duy trì biểu diễn định kỳ, quảng bá tới hãng lữ hành, đến lúc có lợi
nhuận sẽ tự lực. Các doanh nghiệp du lịch cũng sẵn sàng đưa chương trình biểu diễn vào tour. Sở dĩ Thái
Lan làm được nhiều chương trình là do họ có sự thống nhất chung giữa các ngành quản lý, có hỗ trợ, có
chủ trương, chiến lược và hành động" - ông Quyền nói.


Học hỏi Thái Lan
“Ở Thái Lan có hai chương trình biểu diễn chính mà bất cứ tour nào cũng
có và bất cứ du khách nào đến đây cũng xem, là chương trình Siam
Niramit ở Bangkok và Phuket Fantasea. Sân khấu mỗi nơi có sức 2.000
người. Trước khi triển khai chương trình biểu diễn nào mới, công ty tổ
chức luôn phải làm việc với Tổng cục Du lịch Thái Lan để cơ quan này
xem hợp lý hay không nhằm tránh trùng lặp nội dung và hỗ trợ quảng bá
đến hãng lữ hành quốc tế. Các buổi diễn này sẵn sàng miễn phí thời gian
đầu cho du khách để lôi kéo họ tới xem" - Đại diện Tổng cục Du lịch
Thái Lan tại TP.HCM
N.Trần Tâm

Làm gì để du lịch phát triển? - Kỳ 3: Cần ưu tiên cho xe du lịch
15/09/2011 23:11
“Cơ quan quản lý du lịch nên tìm phương án ưu tiên cho xe có biển hiệu chở du khách. Nếu không,
tâm lý của khách bị ảnh hưởng và có ấn tượng không tốt về du lịch VN”. Ông Trần Vĩnh Lộc, Giám
đốc Công ty Lạc Hồng Voyages đã chia sẻ với Thanh Niên như vậy.
>> Kỳ 2: Tới Việt Nam và... ngủ
Theo ông Đặng Dũng, Giám đốc Công ty du lịch Mêkông, nếu chọn du lịch đường bộ, du khách sẽ có cơ hội
tìm hiểu cuộc sống người dân sinh sống ở ven đường.
Tuy nhiên, thời gian qua, khách quốc tế về ĐBSCL không thích chọn đường bộ mà thay bằng đường thủy.
“Khách không hài lòng khi đi xe, vì thường xuyên kẹt đường và kẹt phà. Quãng đường từ TP.HCM đến
Châu Đốc (An Giang) nếu đi bằng ca-nô mất 6 giờ, không tính thời gian dừng lại tham quan, còn đi xe mất
chừng 8 giờ, nếu không kẹt phà, và mệt mỏi hơn nhiều. Do đó khách chọn đường thủy, dù chi phí cao hơn”,
ông Dũng kể.


Du khách vội vã lên xe để di chuyển sớm sau khi tham quan một điểm du lịch ở TP.HCM - Ảnh:
Đ.N.Thạch


Ông Nguyễn Văn Minh, tài xế của một hãng lữ hành lớn ở TP.HCM, than: Muốn tránh kẹt xe ở cửa ngõ phía
đông TP bắt buộc phải khởi hành ở trung tâm từ lúc 5 - 6 giờ sáng; còn đi lúc 7 - 8 giờ thì “thua”.
Cánh tài xế du lịch sợ nhất đoạn từ cầu Sài Gòn đến ngã ba Vũng Tàu, có thể mất 2 giờ xe chạy; tiếp tục
vất vả mất hơn 1 giờ nữa để tới Dầu Giây. Thoát khỏi cung đường này cũng chưa xong, đoạn đường sau
đó phải chạy rất chậm nên từ TP.HCM đến Mũi Né chỉ 250 km nhưng mất 7 - 8 giờ, trong khi trước đây chỉ
chừng 3 - 4 giờ là tới nơi. Còn đường từ TP.HCM đi Củ Chi,
Tây Ninh vì thường kẹt ở An Sương, đoạn KCN Tân Bình và
Khách mệt mỏi với di chuyển. Còn các
vòng xoay.
hãng lữ hành phải tìm cách xoay xở như né
các chuyến bay giờ cao điểm; tìm những

điểm đến ít bị kẹt xe để đưa khách tới; cho
Chị Nguyễn Ngọc Giàu, hướng dẫn viên của Công ty du lịch
khách đi vespa, xích lô thay cho xe lớn
Lửa Việt, chia sẻ: “Nếu khởi hành sớm quá để tránh kẹt xe
trong nội thành; đưa khách ra sân bay sớm
khách không đồng ý, vì 4 giờ sáng đã lên xe. Nhưng không
hơn dự kiến...
đi sớm, có khi vượt qua 70 km từ TP.HCM đến Dầu Giây ăn
sáng đã 9 - 10 giờ trưa; tới Nha Trang đã 8 giờ tối. Khách có
người thông cảm, nhưng nhiều người phàn nàn, nên không
Bà Đoàn Thị Thanh Trà, đại diện
khí trên xe rất nặng nề. Đó là chưa kể vì xe chạy chậm quá
Saigontourist
khiến một số điểm tham quan bị cắt, giờ giấc đảo lộn, ăn
uống vội vàng… Nói chung, hướng dẫn viên sợ nhất giao thông”.

Không có chỗ đậu xe
Nhiều tài xế du lịch cho biết, các điểm tham quan ở TP.HCM không có bãi đậu xe, cho nên sau khi đổ khách

xuống nhà thờ Đức Bà, Bưu điện TP, chùa Bà Thiên Hậu (Q.5),… tài xế phải chạy lòng vòng cả tiếng đồng
hồ, chờ khách tham quan xong, hướng dẫn viên “nhá” máy thì quay xe lại đón. “Những bữa đưa khách đi
ăn tối ở nhà hàng trong trung tâm TP, chúng tôi không biết chạy xe đi đâu để ăn tối đành đậu liều ở chỗ cấm
rồi ăn cơm ngay trên xe. Vì xe 45 chỗ rất khó tìm được bãi. Ăn xong thì chạy ngay lập tức. Thỉnh thoảng
cũng bị CSGT bắt”, tài xế Nguyễn Văn Minh kể.


Tình hình giao thông từ trung tâm TP.HCM đến sân bay Tân Sơn Nhất đã được cải thiện, nhưng vẫn có thể
khiến khách lỡ chuyến bay. Ông Trần Văn Long, Tổng giám đốc Công ty du lịch Việt, cho biết có lần công ty
đưa một đoàn khách VN đi tour nước ngoài. Do kẹt xe quá lâu ở đoạn Pasteur - Võ Thị Sáu, một số khách
phải đón xe ôm đến sân bay, còn nhiều khách khác không vượt qua được đoạn kẹt xe đành bỏ chuyến.
Theo ông Long, thời gian ngồi trên xe trong một chương trình tour đường bộ ở VN chiếm tỷ lệ rất cao,
khoảng 70%. Những tour ít ngồi xe chỉ có thể là tour nghỉ dưỡng hoặc sử dụng đường hàng không. Tuy
nhiên, vào những dịp cao điểm, vé máy bay khan hiếm nên đường bộ vẫn đóng vai trò chủ đạo. “Việc rút
ngắn thời gian đi lại hiện nay rất khó, vì còn phụ thuộc vào quy hoạch đường sá. Đường bộ ở khu vực phía
Nam ngày càng tệ, chỉ mới cải thiện được đường từ TP.HCM đi Mỹ Tho, nhưng từ Mỹ Tho đi các tỉnh còn lại
vẫn rất vất vả”, ông Long phân tích. “Để đối phó với nạn kẹt xe, xe chạy với tốc độ chậm, chúng tôi xử lý
bằng cách đào tạo hướng dẫn viên thật sự chuyên nghiệp, để họ có thể xử lý tình huống và thuyết minh một
cách hấp dẫn nhằm giúp khách vơi đi cảm giác bực dọc do phải ngồi quá lâu trên xe”, ông Long nói thêm.
“Đường vắng nhưng xe phải chạy như bò”
Bà Đoàn Thị Thanh Trà, đại diện Saigontourist, cho biết các hãng lữ hành thường tốn rất nhiều thời gian để
thuyết phục đối tác nước ngoài đưa khách vào VN; ngành du lịch cũng tốn kém nhiều ngân sách để quảng
bá hình ảnh VN ra nước ngoài, nhưng những tồn tại, đặc biệt là giao thông, đã khiến bao công sức tan biến.
Khách MICE (hội nghị kết hợp du lịch) là khách doanh nhân giàu có, nên thời gian đối với họ là tiền bạc.
Cho nên, nếu ở VN mất quá nhiều thời gian để di chuyển họ sẽ không quay lại. Các đối tác cũng phàn nàn
liên tục về giao thông ở VN. Trong các lần tiếp xúc với đối tác, vấn đề mà các hãng lữ hành phải thường
xuyên giải thích là tại sao với quãng đường 100 km lại đi mất 2 - 3 giờ hoặc tại sao đường thì vắng nhưng
xe lại phải chạy như bò 40 km/giờ?...
“Khách mệt mỏi với di chuyển. Còn các hãng lữ hành phải tìm cách xoay xở như né các chuyến bay giờ cao
điểm; tìm những điểm đến ít bị kẹt xe để đưa khách tới; cho khách đi vespa, xích lô thay cho xe lớn trong

nội thành; đưa khách ra sân bay sớm hơn dự kiến…”, bà Trà bức xúc.
N.Trần Tâm

Làm gì để du lịch phát triển?: Chất lượng quảng bá kém
17/09/2011 0:12
Năm ngoái, tổng kinh phí mà ngành du lịch được phân bổ để quảng bá xúc tiến du lịch là 71 tỉ đồng, nhưng
theo các doanh nghiệp lữ hành, hiệu quả mang lại thấp.


Quảng bá là khâu quan trọng để đưa khách tới VN ngày càng nhiều hơn - Ảnh: Đ.N.Thạch

Sân khách, sân nhà đều thua
Gian hàng của Tổng cục Du lịch VN tại Hội chợ - Triển lãm du lịch quốc tế ITE 2011 đang diễn ra ở TP.HCM
lọt thỏm giữa các gian hoành tráng của du lịch Campuchia, Hồng Kông, Thổ Nhĩ Kỳ, Phillipines… Vài tấm
ảnh về vịnh Hạ Long, ruộng bậc thang vùng Tây Bắc, mô hình đơn giản mô phỏng Khuê Văn Các… không
thể giúp hình ảnh của du lịch VN trở nên ấn tượng hơn so với các đơn vị bạn. Tài liệu quảng bá du lịch VN
hầu như chẳng được tìm thấy ở bên trong. Gian hàng của du lịch VN vắng hoe ngay trên sân nhà.
Lâu nay, ngành du lịch đổ lỗi do kinh phí hạn hẹp, nên khó quảng bá chuyên nghiệp. Vì thế, trong các
chuyến quảng bá xúc tiến ở nước ngoài, du lịch VN không thể sánh được với các nước khác về vận chuyển
hiện vật (như Trung Quốc có riêng một chuyến bay chở các tượng đất nung nhà Tần để trưng bày) khiến
hình ảnh VN sơ sài, đơn điệu. Nhưng những gì đang diễn ra ở ITE 2011 khiến nhiều người bức xúc. Bởi
ngay tại sân nhà, với những điều kiện thuận lợi hơn hẳn thì sự yếu kém về quảng bá, thông tin vẫn tái phát.
Ông Akihiro Iizuka, Phó chủ tịch Americantours International (ATI), một trong 5 công ty du lịch lớn nhất ở
Mỹ, mỗi năm phục vụ gần 1 triệu khách, thừa nhận có rất ít thông tin về du lịch VN. Ông đã không thể tìm
được thông tin về du lịch VN để chuẩn bị cho bài phân tích thị trường trước khi đến VN tham dự ITE 2011.
Trong khi theo ông, VN là 1 trong 10 thị trường trọng điểm của công ty và VN cũng là điểm đến được khách
Mỹ yêu thích.
VN có đủ điều kiện để thu hút khách Mỹ, nhưng số lượng vẫn chưa xứng với tiềm năng (khoảng 273 ngàn
lượt trong 7 tháng đầu năm). Theo ông Iizuka, chủ yếu xuất phát từ những hạn chế trong việc quảng bá,
quảng cáo, tiếp thị điểm đến du lịch VN ở Mỹ. Ngoài ra, các yếu tố khách quan khác là giữa VN và Mỹ chưa

có đường bay thẳng và đặc biệt chưa có văn phòng đại diện (VPĐD) của du lịch VN ở đây.
Quảng bá đúng cách

Sau khi slogan và logo đoạt giải - dự

Những năm gần đây, Tổng cục Du lịch VN lựa chọn các
kiến được sử dụng làm slogan mới kênh truyền hình chi phí cao để phát quảng cáo như BBC
bị Bộ VH-TT-DL bác hồi đầu năm
World News, CNN… với hy vọng tiếp cận được khách thị
(Việt Nam - sự khác biệt Á Đông),
trường Bắc Mỹ. Tuy nhiên, theo ông Iizuka, nếu kinh phí
cho đến nay Tổng cục Du lịch vẫn
quảng bá của du lịch VN hạn hẹp thì không nhất thiết phải
chưa tìm được phương án thay thế.
quảng cáo ở các kênh này mà dành tiền để triển khai các
phương án tiếp thị ít tốn kém khác. Chẳng hạn, tăng cường Thành ra, các chương trình quảng
tổ chức nhiều hơn nữa các road show (tiếp thị ở ngoài
bá trong thời gian tới đều bị động;
đường) tại những thành phố lớn của Mỹ; tham gia các hội
doanh nghiệp cũng chần chừ cho
chợ du lịch; cung cấp thông tin đầy đủ hơn nữa qua mạng. các ấn phẩm quảng cáo mới...
Ngoài ra, nên tập trung quảng bá ở những thị trường trọng
điểm, tránh làm dàn trải, mỗi nơi một vài sự kiện. Đồng thời,
cần phải tiếp xúc đúng đối tác, phải là các hãng lữ hành lớn vì họ có nguồn khách lớn.

Hồng Kông là một điển hình, với kinh phí quảng bá xúc tiến rất lớn, vẫn không chọn hình thức quảng cáo
tốn kém trên truyền hình. Ông Patrick Kwok, Giám đốc phát triển kinh doanh, Cục Du lịch Hồng Kông chia
sẻ: Du lịch Hồng Kông chọn nhiều phương tiện quảng bá hiện đại khác nhau thông qua các mạng xã hội,
bản đồ trực tuyến, tận dụng mọi nguồn thông tin trên website… Đặc biệt, phải có chiến lược phát triển từng
thị trường cụ thể. Chẳng hạn, khách Nga sẽ chú trọng quảng bá qua radio và quảng cáo ngoài trời; khách

Trung Quốc sẽ tập trung vào cộng đồng mạng… Đối với VN (1 trong 10 thị trường du lịch trọng điểm của
Hồng Kông trong năm 2011 do lượng khách tới du lịch ngày càng tăng), bước đầu sẽ nghiên cứu thị trường
và thành lập VPĐD để cung cấp thông tin thường xuyên, đồng thời giữ vai trò cầu nối; sau đó đưa các đoàn
doanh nghiệp lữ hành qua để kết nối với đối tác VN; xuất bản các ấn phẩm giới thiệu Hồng Kông bằng tiếng
Việt và dần thiết lập trang thông tin điện tử bằng tiếng Việt…
Hiện tại, để tăng cường khai thác khách VN, các nước đã mở VPĐD tại TP.HCM như Singapore, Malaysia,
Thái Lan… Vì thế, lượng khách VN ra nước ngoài ngày càng đông. Trong khi đó, ngành du lịch VN lại chưa
có một VPĐD nào ở nước ngoài.


Theo ông Đặng Bảo Hiếu, Giám đốc tiếp thị của Công ty du lịch Trọng Điểm, ngành du lịch nước ta lâu nay
quảng bá theo kiểu bê nguyên chương trình dành cho thị trường Thái Lan áp dụng cho thị trường châu Âu;
sản phẩm dành cho khách Nhật Bản cũng giống như khách Hàn Quốc... nên không hiệu quả. Các chương
trình quảng bá cho từng thị trường phải khác nhau bởi nhu cầu, đặc tính ở mỗi nơi không giống nhau.
N.Trần Tâm

Làm gì để du lịch phát triển? - Kỳ 5: Mấu chốt là liên kết
18/09/2011 1:51
Du lịch được tạo thành từ những mắt xích, như giao thông vận chuyển, thương mại, dịch vụ… Bản thân
ngành du lịch không thể đứng một mình để phát triển mà cần liên kết với các ngành khác nhằm tạo ra sức
cạnh tranh. Đây chính là điểm mà du lịch VN chưa làm được.
Kỳ 4: Chất lượng quảng bá kém
Tour nước ngoài rẻ hơn trong nước
Dịp lễ 2.9 vừa qua, khách VN ùn ùn kéo ra nước ngoài vui chơi. Nhiều hãng lữ hành thừa nhận, khách Việt
chọn tour nước ngoài đông hơn tour trong nước. Đơn cử như tại Fiditour, khách mua tour lễ đi chơi nước
ngoài đạt con số 2.500 khách, trong khi khách đi trong nước dừng ở mức 2.000. Còn tại Công ty du lịch
Việt, 8 tháng đầu năm phục vụ 30.000 khách đi tour nước ngoài, trong khi khách mua tour trong nước chỉ
khoảng 15.000. Khách Việt chọn tour nước ngoài đồng nghĩa với một khoản ngoại tệ lớn đi theo.

Nạn hàng rong đeo bám du khách không được giải quyết dứt điểm do

ngành du lịch thiếu liên kết với các ngành khác - Ảnh: H.Việt

Theo phân tích của các hãng lữ hành VN, gần đây, tour nước ngoài áp dụng chính sách giảm giá trực tiếp
lên tour và miễn phí gián tiếp lên các lựa chọn cộng thêm nên càng thu hút thêm khách. Chẳng hạn, Thái
Lan không tính tiền một số show diễn hoặc vào vườn trái cây (trước đây tính phí); Singapore tặng luôn phí
du thuyền… Tour Thái 6 ngày 5 đêm mùa hè rồi giảm xuống còn 7,1 triệu đồng, nhưng vẫn đảm bảo dịch
vụ, khách sạn 4 - 5 sao, rẻ hơn tour từ TP.HCM - Hà Nội đến khoảng 3 triệu đồng. Với khoản tiền này,
khách Việt có rất nhiều lựa chọn cho tour nước ngoài. Thành ra, các công ty du lịch VN luôn bận rộn với các
tour đi Thái Lan, Singapore, Malaysia…
Nguyên nhân giá tour nội cao có nhiều nhưng trực tiếp có thể nhìn thấy các tuyến du lịch trọng điểm ở VN
đều dựa vào vận chuyển đường bộ, như từ TPHCM đi Đà Lạt, Mũi Né, Cần Thơ...; hay tuyến Hà Nội đến


Hạ Long, Ninh Bình… cũng vậy. Nên khi giá xăng tăng, chi phí cũng tăng theo. Bên cạnh đó, giá vé máy
bay đã nới trần hồi tháng 4 (tăng hơn 20%) và sắp tới đây có thể sẽ tiếp tục tăng giá trần các trục bay nội
địa cũng ảnh hưởng tới cơ cấu giá tour. Đó là chưa kể, lạm phát ở VN tăng cao, giá cả hầu hết các dịch vụ
ở điểm đến được điều chỉnh nhiều lần. Tuy nhiên, các vấn đề khách quan này sẽ được hạn chế tác động
tiêu cực nếu ngành du lịch chủ động hơn trong các liên kết, kết nối.
Kết nối yếu
Chuyên gia du lịch người Singapore Robert Tan cho rằng, các vấn đề mà Báo Thanh Niên đề cập trong loạt
bài Làm gì để du lịch phát triển? là cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay của nền
kinh tế du lịch trong khu vực. Du lịch VN không chỉ cạnh tranh với các nước để có nguồn khách quốc tế, mà
còn cạnh tranh để giữ chân khách nội địa. Có vẻ như ngành du lịch VN đang đối mặt với rất nhiều khó khăn
từ bên trong cuộc cạnh tranh này. Theo chuyên gia này, du lịch được tạo thành bởi các mắt xích khác nhau,
chứ bản thân du lịch không thể tự phát triển mà cần liên kết. Ở đây có hai vấn đề. Thứ nhất, tạo sự liên kết,
kết nối chặt chẽ các ngành (giao thông, thương mại, văn hóa, an ninh trật tự…) là mấu chốt đem lại sự đột
phá cho du lịch VN. Thứ hai, liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch. Đối với liên kết ngành, ông Tan lấy ví
dụ về điểm yếu này: Tết là lễ hội lớn của người VN với rất nhiều chương trình vui chơi giải trí hấp dẫn trên
khắp cả nước; mọi thứ đều đặc biệt trong những ngày tết. Thế nhưng, ngành du lịch đã không liên kết với
những ngành khác văn hóa để phát triển lễ hội này thành một sản phẩm du lịch độc đáo như Thái Lan đã

làm với tết truyền thống của họ. Một ví dụ khác, dịp lễ 2.9 các siêu thị điện máy ở TP.HCM đều có chương
trình khuyến mãi. Thế nhưng, chưa bao giờ các hãng lữ hành thấy một việc rất đơn giản là ngành du lịch
kết nối các siêu thị này lại để quảng bá cho du khách một chương trình mua sắm!
Theo ông Phan Đình Huê, Giám đốc Công ty du lịch Viet Circle, nhiều nước nhìn nhận du lịch là ngành đem
lại thu nhập và việc làm cho các ngành khác nên các khoản thuế đánh vào hoạt động du lịch thường là thấp
hơn. Nhưng ở VN, du lịch được xem là nguồn thu cho ngân sách nên các khoản thuế không có sự khác
biệt. “Chính quan điểm này đã dẫn tới sự phối hợp giữa các ngành và ngành du lịch khác không tốt. Đây là
lỗi của ngành du lịch, vì Tổng cục Du lịch phải là đầu mối, cầu nối để có sự kết nối chứ không thể chờ đợi.
Hơn nữa, các định hướng phát triển du lịch VN cũng cần được xây dựng dựa trên chiến lược dài hơi, để
các kết nối đó có sự bền chặt hơn”, ông Huê bình luận.
Các hãng lữ hành thừa nhận, ngoài sự liên kết kém giữa các ngành, bản thân doanh nghiệp cũng yếu trong
khâu quan trọng này. “Trước đây, Tổng cục Du lịch triển khai chương trình kích cầu đã lập ra nhóm khuyến
mãi kích cầu, có sự tham gia của hãng lữ hành lớn nhỏ khác nhau. Nhưng sau thời gian, nhóm khuyến mãi
còn vài người và cuối cùng chuyện ai nấy lo. Các doanh nghiệp lớn không có nhu cầu với hãng nhỏ; công ty
nhỏ thì sợ hãng lớn thâu tóm. Trong khi để khai thác một thị trường du khách lớn và tiềm năng, các hãng lữ
hành trong nước cần thiết phải kết hợp để cùng khai thác thế mạnh của mỗi đơn vị. Nhưng do cách nhìn
nhận này, khách quốc tế đáng lý sẽ vào VN đã chuyển qua thị trường khác có đối tác chuyên nghiệp hơn”,
đại diện một công ty du lịch phát biểu.
N.Trần Tâm



×