Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

cơ hội và thách thức của ngành lúa gạo việt nam trong cộng đồng kinh tế asean (aec)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.97 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
______*****______

BÁO CÁO MÔN HỌC:

KINH TẾ PHÁT TRIỂN

CHUYÊN ĐỀ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH LÚA
GẠO VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ
ASEAN (AEC)

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 - 2016


CHƯƠNG 1:

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đặc điểm nổi bật nhất nước ta là nước nông nghiệp, đi lên từ nông nghiệp, cuộc
sống của người dân gắn bó với nông nghiệp. Nông nghiệp là nền tảng cũng như là
động lực để phát triển công nghiệp và dịch vụ…
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn. Sau gần 30 năm đổi
mới một trong những thành tựu lớn nhất của nước ta đó là sự phát triển của lúa gạo.
Sản xuất lúa gạo đã góp phần vào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh lương thực,
thúc đẩy xuất khẩu, nguồn thu ngoại tệ lớn và góp phần đẩy mạnh quan hệ quốc tế, trở
thành cường quốc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới.
Tuy nhiên chúng ta chỉ xuất khẩu chú trọng số lượng và còn chưa quan tâm đến chất
lượng chủ yếu là gạo trung bình, chưa có thương hiệu riêng, và thị trường xuất khẩu ổn


định, không đáp ứng được các thị trường khó tính. Và vấn đề quan trọng đó là bị ép
giá khó khăn trong thi trường xuất khẩu.
Để mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như mối quan hệ nước ta đã gia nhập 1 số tổ
chức, liên minh toàn cầu – khu vực như WTO, EU, đặc biệt là Cộng Đồng Kinh Tế
ASEAN (AEC).
Vậy Cộng đồng kinh tế ASEAN là gì? Việt Nam sẽ có những cơ hội gì, cũng như
phải đối mặt với thách thức nào khi ASEAN trở thành một cộng đồng kinh tế thống
nhất?
Ngành lúa gạo Việt Nam sẽ được lợi gì/ tác hại như thế nào? ”Việt Nam đã sẵn sàng
gia nhập AEC?”


CHƯƠNG 2:

TỔNG QUAN
2.1 Tổng quan cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC):
2.1.1 Giới thiệu:

Cộng đồng kinh tế ASEAN là một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành viên
sau: Brunei, Cam-pu-chia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines,
Singapore, Thái Lan, Việt Nam. AEC là một trụ cột nằm trong Cộng đồng chung
Asean.
Ngày 22/11/2015, tại Bali - Indonesia, lãnh đạo các quốc gia thành viên đã kí kết
Bản kế hoạch chiến lược nhằm hình thành và phát triển AEC.
Mục tiêu của chiến lược là hình thành 1 thị trường chung của các nước thành viên
trong đó có 5 cấu phần quan trọng: tự do di chuyển hàng hóa, tự do cung cấp dịch vụ,
tự do đầu tư, tự do di chuyển vốn, tự do di chuyển lao động có kĩ năng.
Rõ ràng, đây là một tầm nhìn hoàn toàn khác so với các hiệp định thương mại thuần
túy của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới. AEC tương tự như một quốc gia
chung của các công dân ASEAN.

2.1.2 Lợi ích khi tham gia AEC:
Hàng hóa được tự do trao đổi trong AEC
Thuế nhập khẩu sẽ bị xóa bỏ nhằm thúc đầy tự do thương mại. Các rào cản phi

thuế quan như hạn ngạch, điều tiết giá, kiểm soát chặt về chất lượng hàng hóa,
kiểm dịch... cũng sẽ bị xóa bỏ theo lộ trình phù hợp với từng quốc gia.Với 4 quốc
gia (CLMV) Cambodia, Lao, Myanmar, Việt Nam thì yêu cầu xóa bỏ hàng rào phi
-

thuế quan là năm 2018.
Nhóm CLMV bao gồm 4 quốc gia Cambodia, Lao, Myanmar, Việt Nam trong
AEC. Lý do AEC quyết định đưa ra ý tưởng hình thành nhóm vì các quốc gia trên
có trình độ kinh tế kém phát triển hơn so với các quốc gia còn lại trong Asean.
Chính vì thế, AEC sẽ có những ưu tiên nhất định về lộ trình hội nhập cũng như có
các hỗ trợ khác để giúp CLMV dễ dàng hòa nhập với cộng đồng chung AEC


-

Các ngành dịch vụ sẽ có một thị trường rộng lớn và không hạn chế.
AEC sau năm 2015 sẽ cho phép tự do đầu tư giữa các thành viên. Các hành động
phân biệt đối xử sẽ giảm, thủ tục quy trình xin phép và cấp phép sẽ nhanh chóng
và dễ dàng hơn. Vốn sẽ được tự do di chuyển trong khối AEC.

2.2 Tình hình phát triển của lúa gạo nước ta.

Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số
lượng gạo xuất khẩu khá lớn 1.4 tr tấn, thu về khoảng 290 triệu USD. Tuy nhiên sản
lượng gạo xuát khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng chưa phù hợp với thị trường
khó tính trên thế giới, nhưng đối với nước ta nó đánh dấu sự sang trang của xuất xuất

khẩu lúa gạo từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, gắn với xuất khẩu và cho đến
hiện nay Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo.
Bảng 1: Diện tích, sản lượng và năng suất gạo thô Việt Nam (tính đến 3 - 2015)
Niên vụ
Diện tích thu hoạch
(nghìn ha)
Mùa đông
Mùa xuân
Mùa thu
TỔNG
Năng suất (tấn/ha)
Mùa đông
Mùa xuân
Mùa thu
TRUNG BÌNH
Sản lượng (nghìn tấn)
Mùa đông
Mùa xuân
Mùa thu
TỔNG

Số liệu cũ

Số liệu ước tính

Số liệu dự đoán

2013/2014

Mới


2014/2015

Mới

2015/2016

Mới

1.770
3.111
2.907
7.788

1.770
3.111
2.907
7.788

1.750
3.140
2.880
7.770

1.700
3.100
2.900
7.700

1.680

3.100
2.880
7.660

4,75
6,67
5,47
5,79

4,75
6,67
5,47
5,79

4,75
6,70
5,50
5,82

4,80
6,70
5,50
5,83

4,85
6,75
5,55
5,88

8.407

20.750
15.901
45.058

8.407 8.313
8.160
8.148
20.750 21.038 20.770
20.925
15.901 15.840 15.950
15.983
45.058 45.191 44.880
45.056
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Những điểm còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu từ 1989 đến 2015


- Chưa có chiến lược cụ thể: thiếu tiêu chuẩn hóa, cước phí vận chuyển cao, khó bảo

quản, hoạt động xuất nhập khẩu chỉ tập trung ở 1 số quốc gia, mức giá xuất khẩu
của các loại gạo khác nhau. Chính sách bảo hộ gạo nội địa cũng khác nhau. Áp lực
canh tranh các nước xuất kjhẩu ngày càng tăng chủ yếu là do xu hướng gia tăng
xuất khẩu gạo. Đặc biệt là Ấn Độ đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn có thể
cạnh tranh được với Thái Lan trên các thị tường khó tính.
- Giá trị Xuất khẩu gạo còn thấp, chủ yếu bằng hình thức quảng canh.
• So với các đối thủ cạnh tranh thì tốc độ tăng sản lượng gạo xuất khẩu của nước
ta cao hơn, nhưng tốc độ tăng kim ngạch lại thấp hơn. Sản lượng gạo xuất khẩu



lớn thứ 2 thế giới nhưng chỉ xế thứ 3, thứ 4 nếu xét về giá trị xuất khẩu gạo.
Tuy khoảng cách về giá gạo xuất khẩu giữa Việt Nam và các nước khác trên thế
giới thu hẹp dần do chất lượng gao tăng lên, nhưng giá gạo của việt Nam luôn
thấp hơn giá gạo xuất khẩu trên thế giới.

- Cấu trúc Thị Trường chưa bền vững: chỉ tập trung vào 1 số thị trường xuất khẩu

chính.:
vùng Châu Á Châu Phi Châu Mỹ Châu Âu Trung Đông Châu Úc
Tỷ lệ 75,75 % 12,68 %

7,58 %

1.50%

1.27%

1.21%

Chủ yếu là các nước Trung Quốc, Philippin, Châu Phi, Indonexia, Cuba, Hồng
kông.
- Chính sách chưa phát huy hiệu quả, quản lý chính quyền còn lỏng lẻo.
- Thiếu khoa học kỹ thuật trông lai tạo giống mới.

CHƯƠNG 3:

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH LÚA GẠO
VIỆT NAM KHI GIA NHẬP AEC.

3.1 Cơ hội của ngành lúa gạo Việt Nam khi gia nhập AEC:

Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 dự kiến khoảng 6,5 triệu tấn, chênh

lệch không đáng kể so với năm 2015. Bên cạnh những cơ hội trước các FTA, thị
trường AEC hay TPP, ngành lúa gạo Việt Nam năm nay được dự báo còn nhiều
thách thức lớn về hiệu quả và khả năng cạnh tranh.


-

Theo nhận định mới đây của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), năm 2016, thị
trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ bớt khó khăn hơn năm 2015. Thế nhưng giá
bán và số lượng xuất khẩu như thế nào sẽ còn tùy thuộc ít nhiều vào diễn biến thời

-

tiết.
Năm vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu chính ngạch 6,568 triệu tấn gạo, đạt 2,68 tỷ

-

USD, tăng 4% về lượng nhưng giảm 4% về giá trị so với năm 2014.
Là một nước thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia đầy đủ vào quá trình
hội nhập và liên kết kinh tế khu vực.
Bên cạnh những thách thức và vấn đề đặt ra nêu trên, khi gia nhập vào AEC năm

2015, với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể nói
ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường hội nhập kinh tế hoàn toàn. Do đó,
không chỉ dừng lại ở ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế giới để
hình thành chính sách cho chính mình, như chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm
sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất. Đây sẽ là động lực chính cho phép ASEAN có

thể cạnh tranh thành công với thị trường toàn cầu, đạt được mục đích sản xuất, trở
thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trường
ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia thành viên
ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lưới cung ứng toàn cầu bằng
việc nâng cao năng suất và hiệu quả trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam.
AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác
FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực. Về
thuế quan, AEC là khu vực kinh tế chung, khi đó thuế suất trong ASEAN sẽ là 0%.
Các doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ việc không
phải chịu thuế nhập khẩu tại thị trường ASEAN. Hơn nữa, hiện nay phần lớn các
doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam đang nhập các sản phẩm, máy móc thiết bị từ
nước ngoài về phục vụ sản xuất chế biến các sản phẩm từ lúa gạo và kinh doanh các
mặt hàng được chế biến từ nông sản từ lúa gạo Việt Nam. Khi AEC hình thành, việc
nhập máy móc từ các nước thành viên ASEAN sẽ mang lại lợi ích lớn cho các doanh
nghiệp của tỉnh khi không phải chịu mức thuế nhập khẩu cao như trước đây, tăng năng
suất và chất lượng và khả năng xuất khẩu sản phẩm từ lúa gạo.
Khi gia nhập thị trường AEC Việt Nam sẽ có cơ hội mở rộng thị trường, sẽ phát
triển từ 80 triệu dân lên thành 600 triệu dân. Đây là một thị trường rộng lớn đối với


lĩnh vực xuất khẩu của các tỉnh thành trên cả nước. Với những mặt hàng xuất khẩu chủ
lực sẵn có như may mặc, điện tử, nông sản trong đó có lúa gạo, Việt Nam sẽ có thêm
nhiều cơ hội thâm nhập thị trường rộng lớn hơn hiện nay; doanh nghiệp vừa và nhỏ
Việt Nam cũng sẽ có thị trường rộng lớn hơn, bởi không chỉ hướng vào sản xuất nội
địa mà sẽ hướng ra thị trường chung và thị trường mà ASEAN đã có FTA như Hàn
Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong tổng số 9 thị trường của khối ASEAN thì có 5
thị trường Việt Nam xuất siêu gồm Campuchia, Philippin, Inđônêxia, Myanmar và
Brunây. Các đối tác thương mại tiếp theo (xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp) là
Malayxia, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Inđônêxia, Lào, Philippin và cuối cùng là
Brunây.

Cơ hội thu hút đầu tư, với vị trí thuận lợi hiện nay kết hợp với hạ tầng, tiềm năng,
thế mạnh riêng của Việt Nam thì việc hình thành AEC sẽ đem đến cho Việt Nam nhiều
cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài đối với các nhà đầu
tư đến từ các nước Đông Nam Á hoặc Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,...
Năng lực sản xuất và tính cạnh tranh của các doanh nghiệp được tăng cường và củng
cố, khi AEC được hình thành, cơ hội giao thương hợp tác của các doanh nghiệp trong
nước với các doanh nghiệp trong khối AEC sẽ được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
Qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác, chuyển giao công nghệ nâng
cao khả năng sản xuất, vị thế và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
nhờ đó cũng được cải thiện đáng kể của Việt Nam trong những năm vừa qua cũng như
giai đoạn sắp tới. việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan dành cho các nước là thành viên của
tổ chức AEC.
Biểu hiện cụ thể:
-

ASEAN hiện là một trong những đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam
Quá trình hội nhập thông qua AEC cũng là những bước đi phù hợp của Việt Nam
trong quá trình cải cách và mở cửa nền kinh tế nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường, thực hiện cải cách liên quan đến chế độ thương mại, hải quan, bảo hiểm,
hệ thống tài chính và các chương trình hợp tác kinh tế khác, thuận lợi cho việc lưu

-

thông hàng hóa xuất nhập khẩu từ lúa gạo đến Việt Nam với
AEC là tiền đền quan trọng và cần thiết để Việt Nam có điều kiện đẩy nhanh quá
trình hội nhập kinh tế thông qua thực thi tự do hóa kinh tế, tiếp tục thúc đẩy quá


trình cải cách nhằm thu được những lợi ích từ sự tăng trưởng thương mại, dịch vụ,
đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng

-

cao đời sống của người dân ở nông thôn và thành thị.
Việc tham gia vào AEC sẽ làm cho thể chế hội nhập của Việt Nam được hoàn thiện

-

hơn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh.
Gia nhập AEC, các mặt hàng lúa gạo có cơ hội được xuất khẩu ra các nước khác
nhiều hơn với thuế suất thấp. Đặc biệt có thể xuất sang thị trường Singapore - đây
là cổng chu chuyển hàng hóa với thế giới. Việc thuế suất giảm xuống rất có lợi cho
nhà sản xuất và chế biến. Hiện nay, đối với lúa gạo xuất khẩu, các doanh nghiệp
chế biến và xuất khẩu lúa gạo, quan trọng nhất là đầu ra, nếu đầu ra không phải
chịu thêm loại thuế nào vào sản phẩm, nông dân sẽ không chịu cảnh bị ép giá, hạ
giá. Đây sẽ là cơ hội lớn cho việc xuất khẩu các mặt hàng lúa gạo của Việt Nam.
Tăng cường các nguồn lực cho đầu tư: Sau khi gia nhập AEC, các nhà đầu tư nước

ngoài sẽ mang đến Việt Nam những nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành nông
nghiệp như: vốn, khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị, trình độ quản lý... để tăng
cường năng lực đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hàng hóa nông sản, đặc
biệt là lúa gạo ở tất cả các khâu: sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. Tăng năng
suất, hạ giá thành, đảm bảo các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá trị cho
nông sản là những điều kiện rất cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị
trường nông sản Việt Nam, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu thế giới.
Cơ hội liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế: Việc liên doanh, liên kết, hợp tác quốc
tế trong các lĩnh vực đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành nói
chung và cho sản xuất nông sản hàng hóa nói nói riêng trở nên thuận lợi, dễ dàng. Hơn
nữa, các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn với
các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand thông qua

các hiệp định thương mại tự do riêng giữa ASEAN và các nước - Cơ hội tăng cường
nghiên cứu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại, tiên tiến vào sản xuất,
chế biến và tiêu thụ các nông sản như lúa gạo nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng và
hiệu quả kinh tế, đẩy mạnh công nghệ sau thu hoạch, tập trung phát triển sản xuất
nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái bền vững. Bên cạnh đó tăng


cường hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực cho ngành nông nghiệp, đáp ứng
yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ nông sản
hàng hóa.
Trong năm 2015, chúng ta đã thấy một số tiền đề cải tiến kỹ thuật nông nghiệp đáng
phấn khởi, cần được nêu ra đây:
-

Sản xuất lúa: Kỹ thuật sản xuất đã được cơ giới hóa hoàn toàn, từ khâu chuẩn bị

-

đất, sạ cấy, bón phân, tưới nước, phun thuốc bảo ;/vệ thực vật, gặt đập.
Tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, hạ giá thành sản xuất để tăng sức cạnh tranh:
Nông dân kết hợp sức mạnh trong hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới, triệt để áp
dụng qui trình GAP (nông nghiệp kỹ thuật cao), giảm phân bón urê, giảm mật độ
sạ cấy, bón phân chú trọng nguyên tắc bón lót trước khi sạ cấy, bón cân đối phân
hữu cơ với phân hóa học đúng thời điểm, từ đó đồng ruộng ít sâu bệnh nên nông
dân không phải áp dụng quá nhiều thuốc BVTV như hiện nay đa số đang làm.

Bảng 2. Sản lượng xuất khẩu lúa gạo của việt nam tính từ năm 2005-2014

Nguồn: />


Từ biểu đồ cho thấy sản lượng lúa gạo của Việt Nam là rất lớn vì thế khi gia nhập
AEC mở rộng thị trường lên khoảng từ 4-6 lần thì giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu
của ngành lúa gạo Việt Nam là rất cao.
Theo báo cáo của FAO (Food and Agriculture Organization of the United Nations –
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc) về sản lượng lúa gạo của Việt
Nam trong năm 2015 là 44,68 triệu tấn với lượng gạo xuất khẩu là 6,8 triệu tấn so với
năm 2014 là 6,4 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu gạo tăng mạnh: 95,4 tỷ USD- 133 tỷ
USD trong vòng từ năm 2011-2014.
Bảng3:

sản

lượng

xuất

khẩu

Việt

Nam

từ

2010-2014

Nguồn:http://ww
w.daikynguyenvn.com/kinh-doanh/xuat-khau-gao-viet-nam-2014-thap-nhat-5-namqua.html
Trong những tháng đầu của năm 2015, thị trường gạo của Việt Nam có xu hướng
tăng tích cực, khi các doanh ngiệp ở tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đẩy mạnh thu

mua cho các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thành hợp đồng đã ký với Philipin và
Indonesia. Cụ thể, khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11 năm 2015 ước đạt 859,13 nghìn


tấn, với giá trị đạt 372 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo tháng 11 năm 2015
đạt 6,24 triệu tấn và 2,65 tỷ USD, tăng 3,6% về khối lượng nhưng giảm 4,9% về giá trị
so sánh cùng kỳ năm 2014.
Giá gạo xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2015 đạt 426,04 USD/tấn, giảm
7,4% so với cùng kỳ năm 2014. Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất
của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2015, với 34,49% thị phần. Mười tháng đầu
năm 2015 xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc tăng 7,21% về khối lượng nhưng
giảm 1,36% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014. Nguyên nhân chính là do mặt hàng
gạo Việt Nam hiện bị cạnh tranh với các nước như Thái Lan, Campuchia, Pakistan tại
thị trường Trung Quốc. Đứng thứ hai là thị trường Philippin, với 918,91 nghìn tấn, thu
về 375,33 triệu USD, giảm cả về khối lượng và giá trị (-26,81% và -33,40%). Malaysia
là thị trường có kim ngạch nhập khẩu gạo lớn thứ 3, tăng 11,49% về khối lượng và
2,24% về giá trị.

nguồn:Vietnam
Export


3.2 Thách thức đối với lúa gạo Việt Nam.

Bên cạnh cơ hội, sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng phải đối mặt với
không ít thách thức bởi theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng phát biểu:
“Cộng đồng kinh tế AEC thành lập, lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất vẫn là nông
nghiệp”.
Chất lượng gạo: Bên cạnh những thuận lợi từ việc bán hàng không thuế, một trong
những thách thức lớn nhất đối với thị trường gạo của ta đó là do tập quán sản xuất của

nông dân Việt Nam. Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng
sinh để bảo vệ cây trồng, vật nuôi trước những đợt bệnh, dịch hại.
Phần lớn gạo của Việt Nam khi được xuất khẩu ra thị trường thế giới đều qua khâu
chế biến, song hiện tại vẫn chưa có một thương hiệu gạo Việt Nam nào đủ mạnh để
xứng với tầm xuất khẩu lớn thứ hai thế giới. Hiện tại, Việt Nam có hơn chục thương
hiệu gạo nhưng những thương hiệu này thường xuyên bị đánh cắp bởi các công ty
nước ngoài do phần lớn các doanh nghiệp trong nước tự đặt tên thương hiệu cho sản
phẩm của mình căn cứ vào giống đặc sản chất lượng cao và xuất xứ nơi trồng lúa. Các
thương hiệu phổ biến nhất là Nàng Hương, Nàng Thơm, Jasmine, KDM đang được
bày bán công khai tại các siêu thị, cửa hàng nước ngoài với xuất xứ “Made in
Thailand”, “Made in Hongkong”, “Made in Taiwan”, v.v.. Trên thế giới có nhiều
thương hiệu gạo nổi tiếng mà người tiêu dùng đã biết được lâu nay như Hoa Lài,
Jasmines, Cao Đắc Ma Li, … Hạt gạo Việt Nam muốn tìm đến thị trường cao cấp,
không có cách nào khác hơn là phải nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương
hiệu gạo Việt Nam đây là một thách thức lớn của ngành gạo khi gia nhập AEC.
Sức ép hạ giá: Khi tham gia AEC cũng có nghĩa các thương lái nước ngoài có
quyền thu mua trực tiếp lúa của Việt Nam ngay trên đồng ruộng. Khi đó, doanh nghiệp
các nước hầu như sẽ nắm được giá thành sản xuất, họ có thể điều phối sản lượng lúa,
thậm chí diện tích gieo trồng của nông dân. Khi đó nông dân dễ trở nên bị động trong
bán hàng, bị thương lái nước ngoài ép giá, hạ giá dẫn đến không có lợi nhuận.


Bảng 4: Giá gạo thế giới cập nhật 26/2/2015

Giá
FOB(USD/tấn)
Gạo trắng hạt dài cao cấp
Thái lan 100% B

415-425


Việt Nam 5% tấm

355-365

Campuchia % tấm

430-440

Gạo trắng hạt dài cấp thấp
Thái lan 25% tấm

365-375

Việt Nam 25% tấm

325-335

Campuchia 25% tấm

410-420

Gạo thơm hạt dài
Thái lan Hommali 92%

920-930

Việt Nam Jasmine

460-470


Campuchia Phka Malis

785-795

Gạo tấm
Thái lan A1 Super

320-330

Việt Nam

305-315

Campuchia A1 Super

365-375
Nguồn: Tổng công ty lương thực miền Nam


Cạnh tranh gay gắt: Trong những năm gần đây xét trên cả quá trình tham gia thị
trường, Việt Nam đã có 20 năm tham gia thị trường xuất khẩu gạo, Campuchia mới chỉ
có 5 năm. Thế nhưng, gạo Campuchia đến nay đã có mặt ở 53 quốc gia khác nhau, và
đã len lỏi được vào thị trường của các quốc gia khó tính như Mỹ, các nước EU. Trong
khi đó Việt Nam vẫn chỉ quanh quẩn với 10 thị trường chủ yếu là các nước có thu nhập
trung bình và thấp thuộc châu Á, châu Phi. Trong khi Việt Nam hiện vẫn chủ yếu chỉ
xuất khẩu gạo trắng thì Campuchia còn xuất khẩu gạo thơm (gạo chất lượng cao) với tỉ
lệ xấp xỉ gạo trắng, trên 44%. Cùng loại gạo trắng và bán cùng thời điểm, gạo
Campuchia vẫn luôn có giá cao hơn gạo Việt Nam từ 30-50 USD/tấn. Campuchia đã
gần như đuổi kịp Thái Lan khi có tới 8 thương hiệu để trình làng tại Hội chợ Thương

mại Lương thực tổ chức ở Bangkok vào năm ngoái. Đặc biệt, 2014 là năm thứ 3 liên
tiếp gạo lài Campuchia hay còn gọi là Phka Romdoul được bình chọn là loại gạo ngon
nhất thế giới. Còn Việt Nam vẫn chưa có thương hiệu gạo riêng cho mình. Đặc biệt sau
khi thành lập, AEC sẽ tạo ra thị trường chung, không còn rào cản hàng hóa, dịch vụ,
vốn... vấn đề cạnh tranh trong việc xuất khẩu gạo cũng là vấn đề đáng lo ngại.
Bảng 5 : Năng lực cạnh tranh tranh toàn cầu của các nước Đông Nam Á
Quốc Gia

Thứ Hạng GCI(2011-2012)

Thứ Hạng GCI(2012-2013)

Singapore

2

2

Malaysia

21

25

Brunei

28

28


Thái Lan

39

38

Indonesia

46

50

Hàng loạt các tiêu chuẩn đặt ra đối với nông sản Việt Nam: Khi các hàng rào
thuế quan gỡ bỏ, cũng là lúc các hàng rào phi thuế quan đặt ra nghiêm ngặt hơn. Các
tiêu chuẩn yêu cầu đối với nông sản nói chung và lúa nói riêng về chất lượng, thương
hiệu, vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểu dáng mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu,
bản quyền, quyền sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá… hàng loạt các vấn đề rất mới mà


những nhà sản xuất nông sản của chúng ta (chủ yếu là nông dân) vẫn còn lúng túng.
Nếu nông sản Việt Nam không đáp ứng được các yêu cầu nghiêm ngặt của hàng rào
phi thuế quan (các rào cản kỹ thuật) thì sẽ bị trả lại ngay tại cửa khẩu biên giới nước
nhà.
Sự chênh lệch và trình độ phát triển: so với các nước ASEAN cả về quy mô vốn,
trình độ khoa học công nghệ, tay nghề lao động của các doanh nghiệp thu mua, chế
biến xuất khẩu gạo. Các chủ thể sản xuất kinh doanh ngành gạo của Việt Nam còn rất
nhỏ bé cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, trình độ, kinh nghiệm quản lý, điều
hành. Đặc biệt khi tham gia vào AEC, Việt Nam phải đối mặt với sự chênh lệch về
trình độ phát triển so với các nước ASEAN đây cũng được xem là thách thức không
nhỏ đối với lúa gạo việt nam khi tham gia cộng đồng kinh tế AEC.



3.3 Giải pháp thúc đẩy ngành lúa gạo Việt Nam trong AEC.
a) Giải pháp về kinh tế:
• Hoàn thiện chính sách về Nông nghiệp, nông thôn để đẩy nhanh quá trình sản

xuất hàng hóa ngành lúa gạo
• Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến: khuyến khích đầu tư các nhà máy
chế biến gạo, các sản phẩm từ gạo sử dụng công nghệ tiên tiến gắn với xây
dựng các vùng lúa nguyên liệu sản xuất gạo chất lượng cao tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu. Nhà nước cần tổ chức quy hoạch các vùng sản xuất lúa nguyên
liệu gắn với hạ tầng và nhà máy chế biến.
• Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng Khoa học công nghệ vào sản xuất lúa gạo:
Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ snh học, sản xuất và lai
tạo các giống lúa mới cho năng suất cao phù hợp với những biến đổi khắc
nghiệt của khí hậu
• Phát triển kinh tế trang trại, Hợp tác xã để tổ chức sản xuất lúa gạo tập trung
b) Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo:
AEC giúp luân chuyển hàng hóa giữa các nước trong khối, điều này sẽ giúp Lúa gạo
Việt Nam dễ dàng xuất khẩu sang các nước “láng giềng”, nhưng cũng làm cho thị
trường gạo Việt Nam trong nước đứng trước nhiều thách thức khi Lúa gạo từ các nước
khác cũng tự do giao thương ở thị trường nội địa
c)

Giải pháp về mặt xã hội:

+Đào tạo, nâng cao tay nghề của người sản xuất lúa gạo
+Chính sách trợ giá để đảm bảo cuộc sống người sản xuất lúa gạo
+Mở rộng việc làm phi nông nghiệp để tranh thủ thời gian nhàn rỗi của người nông
dân

d)

Giải pháp về môi trường:

+Xây dựng các định mức về tiêu chuẩn kĩ thuật đối với các loại phân bón, thuốc
BVTV để không có tác động xấu tới môi trường
+ Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái từ
việc sản xuất lúa gạo



Tài liệu tham khảo
Nguồn: />NGUỒN: VIEETRADE- Việt Nam niên vụ 2014/15 và một số dự báo- phần 1
Nguồn: /> />ID=533&Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20chuy%C3%AAn
%20%C4%91%E1%BB%81&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch
/>


×