Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu đặc điểm biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và chất lượng của keo tai tượng (acacia mangium willd) trong vườn giống thế hệ hai và khảo nghiệm giống tại miền bắc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.26 KB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

NGUYỄN QUỐC TOẢN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ, KHẢ NĂNG DI TRUYỀN VỀ
SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA KEO TAI TƯỢNG (Acacia
mangium Willd.) TRONG VƯỜN GIỐNG THẾ HỆ HAI VÀ KHẢO
NGHIỆM GIỐNG TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------------------

NGUYỄN QUỐC TOẢN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN DỊ, KHẢ NĂNG DI TRUYỀN VỀ
SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA KEO TAI TƯỢNG (Acacia
mangium Willd.) TRONG VƯỜN GIỐNG THẾ HỆ HAI VÀ KHẢO


NGHIỆM GIỐNG TẠI MIỀN BẮC VIỆT NAM

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. HÀ HUY THỊNH
2. TS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN

HÀ NỘI, 2012


i

LỜI NÓI ĐẦU

Luận văn được hoàn thành theo chương trình đào tạo Cao học hệ chính quy
tập chung khóa 17B (2009 – 2011) tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Hà Huy Thịnh
và TS. Nguyễn Đức Kiên đã dành nhiều thời gian, công sức truyền đạt những kiến
thức, kinh nghiệm quý báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa đào tạo Sau đại học, các
thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và gia đình đã quan tâm giúp đỡ tác giả trong
quá trình nghiên cứu luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên
cứu giống cây rừng, các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ về tinh thần, vật
chất và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho việc hoàn thiện luận văn.

Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do trình độ còn hạn chế, nên đề tài sẽ
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được những
ý kiến đóng góp của Quí thầy cô giáo, các nhà khoa học, các đồng nghiệp quan
tâm đến vấn đề nghiên cứu và xin chân thành tiếp thu mọi ý kiến đóng góp để luận
văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin cam đoan mọi số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực không
sao chép của bất kỳ tác giả nào.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2012
Học viên
Nguyễn Quốc Toản


ii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời nói đầu.................................................................................................................i
Mục lục......................................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt............................................................................................v
Danh mục các bảng....................................................................................................vi
Danh mục các hình..................................................................................................viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 4
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới ................................................4
1.1.1. Tình hình gây trồng và sử dụng gỗ Keo tai tượng ...................................4
1.1.1.1. Tình hình gây trồng ..............................................................................4
1.1.1.2. Tình hình sử dụng gỗ ...........................................................................6
1.1.2. Các nghiên cứu cải thiện giống ................................................................6

1.1.2.1. Nghiên cứu biến dị di truyền về sinh trưởng, độ thẳng thân và các
tính trạng cành ..................................................................................................6
1.1.2.2. Nghiên cứu biến dị di truyền về các tính chất gỗ ................................9
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam.................................................9
1.2.1. Tình hình gây trồng và sử dụng gỗ Keo tai tượng ...................................9
1.2.1.1. Tình hình gây trồng ..............................................................................9
1.2.1.2.Tình hình sử dụng gỗ ..........................................................................10
1.2.2. Các nghiên cứu về cải thiện giống .........................................................10
Chương 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 15
2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................15


iii

2.2. Nội dung nghiên cứu.......................................................................................15
2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................15
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................15
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................17
Chương 3: ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................ 22
3.1. Địa điểm và vật liệu nghiên cứu .....................................................................22
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu ..............................................................................22
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu.................................................................................22
3.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu ..........................................................23
3.2.1. Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu ...................................................23
3.2.2. Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu ....................................................24
3.2.2.1. Đặc điểm đất đai tại Ba Vì – Hà Nội ................................................24
3.2.2.2. Đặc điểm đất đai tại Cầu Hai – Đoan Hùng – Phú Thọ ...................25
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 27
4.1. Tăng thu di truyền thực tế tại Khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo tai tượng

Cầu Hai – Phú Thọ ................................................................................................27
4.1.1. Sinh trưởng của các công thức thí nghiệm trong khảo nghiệm tăng thu
di truyền Keo tai tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ ...............................................27
4.1.2. Chỉ số chất lượng thân cây của các công thức thí nghiệm trong khảo
nghiệm tăng thu di truyền Keo tai tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ ....................28
4.1.3. Tỷ trọng của các công thức thí nghiệm trong khảo nghiệm tăng thu di
truyền Keo tai tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ ...................................................30
4.1.4. Tăng thu di truyền thực tế của khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo tai
tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ ...........................................................................31
4.2. Biến dị và khả năng di truyền của các tính trạng trong vườn giống Keo tai
tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội .........................................................................34


iv

4.2.1. Biến dị giữa các nguồn hạt.....................................................................34
4.2.1.1. Biến dị về sinh trưởng giữa các nguồn hạt ........................................34
4.2.1.2. Biến dị các chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các nguồn hạt............35
4.2.1.3. Biến dị chỉ số pilodyn giữa các nguồn hạt.........................................35
4.2.2. Biến dị giữa các gia đình .......................................................................36
4.2.2.1. Biến dị về sinh trưởng giữa các gia đình ...........................................36
4.2.2.2. Biến dị các chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các gia đình ..............38
4.2.2.3. Biến dị chỉ số pilodyn giữa các gia đình...........................................40
4.2.3. Hệ số di truyền và hệ số biến động di truyền lũy tích ............................42
4.2.4. Đánh giá tương quan giữa các chỉ tiêu chọn lọc ...................................43
4.2.5. Ước lượng tăng thu di truyền lý thuyết ..................................................44
4.2.6. Chọn lọc gia đình và cá thể ...................................................................46
4.2.6.1. Chọn lọc gia đình ..............................................................................47
4.2.6.2. Chọn lọc cá thể ..................................................................................49
4.2.7. Đề xuất biện pháp tỉa thưa .....................................................................51

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nghĩa đầy đủ

Ký hiệu viết tắt
CSO

Vườn giống vô tính

CVA

Hệ số biến động di truyền lũy tích

D1,3

Đường kính tại 1,3 m

Dnc

Độ nhỏ cành

Dtt

Độ thẳng thân


F.pr

Xác suất của F (Fisher) tính toán

Ftính

Giá trị F tính



Gia đình

h2

Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Icl

Hệ số tổng hợp các chỉ tiêu chất lượng thân cây

L.sd

Khoảng sai dị đảm bảo

PNG


Papua New Guinea

Qld

Queensland

Sd

Sai dị

STT

Số thứ tự

SSO

Vườn giống hữu tính

Tb
TBVG

Trung bình
Trung bình vườn giống

V%

Hệ số biến động

VG


Vườn giống

V

Thể tích thân cây

σ2a

Phương sai di truyền lũy tích


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

3.1

Đặc điểm khí hậu khu vực nghiên cứu

23

3.2


Đặc điểm đất đai khu vực nghiên cứu

26

4.1

4.2

4.3

4.4

4.5

4.6

4.7

4.8

4.9

Sinh trưởng của các công thức thí nghiệm trong khảo nghiệm tăng
thu di truyền Keo tai tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ
Chỉ số chất lượng thân cây của các công thức thí nghiệm trong khảo
nghiệm tăng thu di truyền Keo tai tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ
Tỷ trọng gỗ của các công thức thí nghiệm trong khảo nghiệm tăng
thu di truyền Keo tai tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ
Sinh trưởng của các nguồn hạt trong vườn giống Keo tai tượng thế
hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội

Chỉ số chất lượng thân cây của các nguồn hạt trong vườn giống Keo
tai tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội
Chỉ số pilodyn của các nguồn hạt trong vườn giống Keo tai tượng
thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội
Xếp hạng theo chỉ tiêu sinh trưởng của các gia đình trong vườn
giống Keo tai tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội
Xếp hạng theo chỉ tiêu chất lượng thân cây của các gia đình trong
vườn giống Keo tai tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội
Xếp hạng theo chỉ số pilodyn của các gia đình trong vườn giống
Keo tai tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội

28

29

30

34

35

36

38

39

41



vii

Hệ số di truyền các chỉ tiêu chọn lọc trong vườn giống Keo tai
4.10

4.11

4.12

4.13

4.14

tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội
Tương quan kiểu hình giữa các tính trạng chọn lọc trong vườn giống
Keo tai tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội
Tăng thu di truyền lí thuyết theo thể tích thân cây tại vườn giống
Keo tai tượng thế hệ 2 Ba Vì – Hà Nội
Kết quả chọn lọc các gia đình ưu trội nhất trong vườn giống Keo tai
tượng thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội theo các chỉ tiêu chọn lọc
Kết quả chọn lọc các cá thể ưu trội trong vườn giống Keo tai tượng
thế hệ 2 tại Ba Vì – Hà Nội

42

44

45

48


50


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

TT
2.1

4.1

Tên hình
Pilodyn và phương pháp thu thập số liệu pilodyn
Biểu đồ tăng thu di truyền thực tế của khảo nghiệm tăng thu di
truyền Keo tai tượng tại Cầu Hai – Phú Thọ

Trang
17

31


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Một chương trình cải thiện giống muốn đạt được kết quả tốt không chỉ dừng
lại ở chỗ có những giống được cải thiện mà điều quan trọng cần làm tiếp theo là

phải sản xuất được những giống đó trên quy mô lớn để phục vụ lâu dài cho các
chương trình trồng rừng. Có thể sản xuất vật liệu giống tốt từ những giống được cải
thiện thông qua sinh sản hữu tính hoặc sinh sản sinh dưỡng. Các vườn giống được
xây dựng từ nguồn vật liệu giống được cải thiện có thể đem lại tăng thu di truyền
thỏa đáng cho trồng rừng với giá thành rẻ (Shelbourne, 1992). Vì thế xây dựng rừng
giống và vườn giống vẫn là một biện pháp quan trọng trong các chương trình cải
thiện giống cây rừng (Lê Đình Khả, Dương Mộng Hùng, 2003) [7].
Trong chương trình cải thiện giống cây rừng nhất là đối với những loài cây
ngoại lai sau quá trình khảo nghiệm loài và xuất xứ, thì việc thu hái hạt giống cây
trội để thiết lập các khảo nghiệm hậu thế kết hợp với làm vườn giống từ hạt được
coi là hướng đi chủ yếu trong các giai đoạn của quá trình cải thiện giống. Các vườn
giống sau khi được tỉa thưa theo kiểu hình và tỉa thưa di truyền sẽ là nơi cung cấp
hạt giống được cải thiện cho sản xuất và tạo lập được quần thể chọn giống có mức
độ di truyền cao phục vụ cho công tác cải thiện giống ở các mức độ cao hơn. Song
song với các hoạt động trên cần tiến hành xây dựng các khảo nghiệm tăng thu di
truyền sử dụng nguồn hạt giống trong vườn giống và rừng giống, nguồn hạt dùng
trong sản xuất đại trà và các lô hạt nguyên sản để xác định được tăng thu di truyền
thực tế thông qua nguồn giống được cải thiện thu hái từ vườn giống và để so sánh
sinh trưởng của hạt giống có nguồn gốc khác nhau cũng là một việc làm hết sức cần
thiết nhằm khẳng định những giống có giá trị cao phục vụ cho công tác trồng rừng
trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Tăng thu di truyền (còn có tên khác là đáp số chọn lọc) là phần tăng thêm đạt
được nhờ áp dụng các phương pháp chọn giống. Tăng thu di truyền chỉ có thể đạt
được trên cơ sở biến dị giữa các xuất xứ, các gia đình và các cá thể trong vườn


2

giống. Nhờ biến dị di truyền mà chúng ta có thể tiến hành chọn lọc những biến dị có
lợi nhất làm cơ sở cho các bước chọn giống tiếp theo. Mặt khác biến dị được thể

hiện mới là kiểu hình phải thông qua khảo nghiệm mới đánh giá được thực tế tăng
thu của chúng.
Keo tai tượng (Acacia mangium Willd.), là loài cây đa thân hoặc đơn thân
thẳng, thường xanh và sinh trưởng khá nhanh. Keo tai tượng có nguồn gốc từ
Australia, Papua New Guinea (PNG) và Indonesia và được nhập vào nước ta từ
những năm 1960. Hiện nay, ở nước ta Keo tai tượng là một trong những loài cây
trồng rừng chủ yếu, mang lại lại hiệu quả kinh tế cao. Keo tai tượng là một trong
những loài cây đáp ứng được mục tiêu của trồng rừng sản xuất cung cấp cho cả gỗ
xẻ và gỗ giấy. Loài keo này con có khả năng thích ứng rộng, và có thể trồng trên đất
trống đồi núi trọc. Vì vậy, đây là một trong những loài cây trồng rừng chủ yếu được
dùng trong trồng rừng sản xuất ở nhiều vùng trong cả nước.
Các nghiên cứu về cải thiện giống Keo tai tượng đã được Trung tâm nghiên
cứu giống cây rừng thực hiện từ năm 1990 đến nay qua nhiều đề tài nghiên cứu
khoa học. Trong giai đoạn từ 1990-2000, Trung tâm đã chọn lọc được một số xuất
xứ tốt như Oriomo, Pongaki... và xây dựng được một số vườn giống cây hạt Keo tai
tượng tại Ba Vì (Hà Nội) và Chơn Thành (Đồng Nai) để cung cấp hạt giống cho sản
xuất và nghiên cứu cải thiện giống. Trong quá trình nghiên cứu giai đoạn tiếp theo
2000-2010, trung tâm đã xây dựng mới hệ thống vườn giống vô tính và vườn giống
thế hệ hai Keo tai tượng từ các gia đình và xuất xứ tốt nhất của Keo tai tượng theo
hướng sinh trưởng, chất lượng thân cây, tỷ trọng gỗ, hàm lượng cellulose và một số
tính chất cơ lý gỗ.
Để đánh giá được mức độ cải thiện di truyền của nguồn hạt giống từ vườn
giống thế hệ 1 và định hướng cho công tác xây dựng và quản lý vườn giống thế hệ
2, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành xây dựng một số khảo nghiệm
tăng thu di truyền nhằm so sánh mức độ cải thiện của các lô hạt vườn giống với
xuất xứ nguyên sản. Việc đánh giá các khảo nghiệm tăng thu di truyền nhằm xác
định mức độ cải thiện giống từ vườn giống là một yêu cầu cần thiết để đánh giá hiệu


3


quả của các vườn giống và định hướng cho công tác xây dựng vườn giống trong
tương lai.
Các vườn giống hữu tính thế hệ 2 được xây dựng từ những gia đình, cá thể
tốt nhất của vườn giống thế hệ 1 tại Việt Nam và các nước khác, và một số gia đình
được tuyển chọn từ quần thể tự nhiên nhập về do đó sẽ có chất lượng di truyền cao
hơn so với vườn giống thế hệ 1 đồng thời duy trì nguồn biến dị di truyền cần thiết
cho công tác cải thiện giống giai đoạn tiếp theo. Các vườn giống này cũng được xây
dựng trên nhiều vùng lập địa khác nhau Ba Vì (Hà Nội), Nam Đàn (Nghệ An),…do
đó chúng cũng là cơ sở đánh giá tương tác di truyền – hoàn cảnh từ đó đề xuất biện
pháp sử dụng giống Keo tai tượng hợp lý nhất cho các dạng lập địa trồng rừng.
Hiện nay các vườn giống Keo tai tượng thế hệ 2 đã có sự phân hóa giữa các
gia đình và các cá thể. Những đánh giá bước đầu về biến dị và khả năng di truyền
của các tính trạng quan trọng trong các vườn giống thế hệ 2 là rất cần thiết. Từ đó
có biện pháp tác động kịp thời tới vườn giống và đề xuất cơ sở sử dụng nguồn giống
Keo tai tượng có phẩm chất mức di truyền tốt.
Là một cán bộ nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đồng
thời là cộng tác viên của các đề tài nghiên cứu cải thiện giống từ năm 2005, được sự
đồng ý của Trung tâm tôi đã lựa chọn và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
biến dị, khả năng di truyền về sinh trưởng và chất lượng của Keo tai tượng
(Acacia mangium Willd.) trong vườn giống thế hệ hai và khảo nghiệm giống tại
miền Bắc Việt Nam”.


4

Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu trên thế giới

1.1.1. Tình hình gây trồng và sử dụng gỗ Keo tai tượng
1.1.1.1. Tình hình gây trồng
Chi Keo (Acacia) là một chi thực vật quan trọng đối với đời sống kinh tế và
xã hội của nhiều nước, cũng như tiến trình bảo vệ tài nguyên di truyền thực vật và
bảo vệ đa dạng sinh học. Trong vài ba thập kỷ gần đây ở vùng nhiệt đới Châu á, đặc
biệt là Đông Nam á, các loài keo được nhập từ Australia đã đóng một vai trò quan
trọng trong các chương trình trồng rừng, trong đó nổi bật là Keo lá tràm (Acacia
auriculiformis) , Keo tai tượng (Acacia mangium), Keo lá liềm ( A. crassicarpa) và
Keo lai (A.auriculiformis x A. mangiun).
Keo tai tượng đã được nhập trồng đầu tiên vào Sabah, Malaixia năm 1967
(Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [12] với hạt giống thu được từ một cây mẹ duy nhất ở
vùng Mission Beach, bang Queensland, Australia. Từ nguồn hạt giống này, các
rừng trồng đã được mở rộng và năng suất rừng các thế hệ sau đó đã bị ảnh hưởng
đáng kể và từ năm 1981, người ta đã phải nhập thêm nhiều nguồn hạt vào khảo
nghiệm và gây trồng để mở rộng nền tảng di truyền của loài.
Trước những năm 1990, ở Trung Quốc các loài keo chỉ được trồng làm cây
xanh đường phố, hoặc trồng với diện tích nhỏ. Tuy nhiên do nhiều ưu điểm của keo
mà diện tích trồng keo của Trung Quốc tăng mạnh trong những năm qua. Hiện tại
diện tích trồng keo của Trung Quốc tăng 0,02 triệu ha/năm. Các tỉnh chủ yếu trồng
keo là Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam (Gao Ruiqiung và Lujianxiong,
2006). Riêng Keo tai tượng đến năm 1999, Trung Quốc đã trồng được 3.300ha, sinh
trưởng bình quân đạt 1,7-1,9m/năm, thể tích 0,014- 0,016 m3/cây ở tuổi 5- 7. Sau


5

năm 1990 diện tích gây trồng loài Keo tai tượng này đã tăng lên rất nhiều (Nguyễn
Hoàng Nghĩa, 1992).
Ở Papua New Guinea từ năm 1950 đã có khoảng 59.450 ha rừng trồng keo
được thiết lập, trong đó Keo tai tượng chiếm khoảng 15 - 16%. Trồng rừng Keo tai

tượng bắt đầu từ năm 1989, tuy nhiên các khảo nghiệm bước đầu cho Keo tai tượng
lại được xây dựng từ năm 1992, kết quả là Keo tai tượng đạt chiều cao là 4,8 m và
đường kính 7,4 cm trong năm đầu. Sinh trưởng của Keo tai tượng trên các lập địa
tốt (tăng trưởng đạt 5m/năm về chiều cao trong 2,5 năm đầu) là rất khả quan.
Ở Philipin, vào những năm 1980, Keo tai tượng đã được đưa vào khảo
nghiệm và gây trồng trên diện rộng. Đã có khoảng 4.000 ha rừng trồng Keo được
trồng ở đây, trong đó Keo tai tượng được coi là rất có triển vọng vì nó đem lại
lượng tăng trưởng tới 32 m3/ha/năm ở Ogon khi rừng trồng đạt 10 tuổi (Wilcox,
1996; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003) [12].
Ngoài ra Keo tai tượng còn được trồng tại các nước Bangladesh, Ấn Độ,
Lào, Malaysia, Sri Lanka, Congo, Bờ biển ngà, Kenya, Zimbabwe, Brazin, Costa
Rica, Cuba, Mỹ vv... (, 2006).
Diện tích rừng trồng Keo tai tượng ngày càng tăng lên trong các năm gần đây
ở Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Indonesia là nước trồng Keo tai
tượng nhiều nhất thế giới, với diện tích khoảng 1,2 triệu ha (Nirsatmanto et al.,
2004) . Loài keo này đã thể hiện khả năng thích ứng cao với các lập địa thoái hóa,
sinh trưởng nhanh và các tính chất gỗ đạt chất lượng nhanh cho công nghiệp chế
biến gỗ (Nirsatmanto et al., 2004).
Ở các nước tiên tiến trên thế giới việc gây trồng các loài keo làm nguyên liệu cho
công nghiệp với quy mô lớn đã được thực hiện từ rất lâu. Không chỉ mở rộng về
quy mô trồng, công tác cải thiện giống cũng được chú trọng ngay từ đầu. Các
nghiên cứu được tập trung vào việc tìm ra những loài, xuất xứ và những dòng vô
tính có năng suất và chất lượng cao. Ở Công Gô từ năm 1978 đến năm 1986 đã


6

trồng được 23.407 ha Keo bằng cây hom, tăng trưởng bình quân năm ở tuổi 6 của
các dòng vô tính được chọn là 35 m3/ha/năm so với 12 m3/ha/năm ở các lô hạt chưa
được tuyển chọn và 25 m3/ha/năm của các xuất xứ đã được chọn. Tăng thu từ 40%

lên tới 192% gấp 3 lần so với rừng trồng chưa được cải thiện (Nguyễn Hoàng
Nghĩa, 2001). [11]
1.1.1.2. Tình hình sử dụng gỗ
Keo tai tượng là loài cây gỗ lớn, hơn nữa với công nghệ chế biến và bảo
quản lâm sản (gỗ) ngày càng phát triển nên gỗ Keo tai tượng là nguyên vật liệu xây
dựng, đồ gia dụng, trang trí nội thất, và đồ thủ công mỹ nghệ quan trọng.
Keo tai tượng có gỗ giác màu sáng, lõi màu vàng nâu với các tính chất như
đã nói ở phần trên nên thích hợp để làm gỗ xẻ, gỗ dán, ván dăm và ván MDF, ván
ghép thanh. Hàm lượng bột trong gỗ Keo tai tượng cũng khá cao khoảng 255kg.m-1
và đặc biệt gỗ Keo tai tượng dễ tẩy trắng vì vậy Keo tai tượng được coi là cây làm
nguồn nguyên liệu để cung cấp cho công nghiệp sản xuất giấy rất quan trọng.
Ở Inđônêxia, việc trồng Keo tai tượng với mục đích thương mại đã được triển
khai từ đầu những năm 1980, đến năm 1990 đã có xấp xỉ 38.000ha rừng trồng Keo tai
tượng cung cấp gỗ nguyên liệu giấy và gỗ xẻ (Werren, M., 1991). Riêng ở Indonesia,
năm 2006, sản lượng bột giấy của Keo tai tượng đã đạt tới 9 triệu m3/năm, trong khi
sản lượng gỗ xẻ của loài này cũng đạt được 165.000 m3/năm (Nirsatmanto et al.,
2004).
1.1.2. Các nghiên cứu cải thiện giống
1.1.2.1. Nghiên cứu biến dị di truyền về sinh trưởng, độ thẳng thân và các tính
trạng cành
Tăng trưởng của các giống Keo tai tượng biến động rất khác nhau ở các nước
trên thế giới, từ 20-44m3/ha/năm phụ thuộc vào giống, lập địa và biện pháp kỹ thuật
lâm sinh (Turnbull et al., 1998; Nirsatmanto& Kurinobu, 2002; Nguyễn Hoàng


7

Nghĩa, 2003). Keo tai tượng sinh trưởng nhanh hơn ở những nước gần xích đạo và
chậm hơn ở các nước xa xích đạo (Awang&Taylor, 1993). Để có được các giống tốt
như vậy, công tác cải thiện giống Keo tai tượng đã được chú trọng ngay từ đầu ở

nhiều nước. Nhiều khảo nghiệm xuất xứ và quần thể chọn giống đã được xây dựng
ở nhiều nước (Turnbull et al., 1998).
Giai đoạn 1990-2000, các nghiên cứu cải thiện giống thường tập trung vào
việc tìm ra những xuất xứ hay những dòng vô tính có năng suất cao. Các khảo
nghiệm xuất xứ ở một số nước đã cho thấy biến dị di truyền về sinh trưởng, độ
thẳng thân và một số tính chất về cành là rất lớn. Đặc biệt có sự khác biệt giữa 3
vùng phân bố tự nhiên khác nhau của Keo tai tượng (Papua New Guinea - PNG,
Queensland - Qld và North Teritory - NT), cũng như sự khác nhau rõ rệt giữa các
xuất xứ của cùng một vùng địa lý. Các xuất xứ có nguồn gốc từ PNG có sinh trưởng
nhanh hơn so với các xuất xứ có nguồn gốc từ Qld và NT (Awang&Taylor, 1993).
Các xuất xứ có nguồn gốc từ Far North Queensland (FNQ) thể hiện khả năng chống
chịu gió mạnh tốt nhất (Susumu & Rimbawanto, 2004). Ở Malaixia, 5 xuất xứ có
triển vọng được xác định là Western Province (PNG), Claudie River (Qld), Broken
Pole Creke (Qld), Abergowrie (Qld),và Olive River (Qld) (Khamis bin Selamat,
1991). Ở Trung Quốc, dựa vào sinh trưởng và dạng thân đã chọn được các xuất xứ
có triển vọng của Keo tai tượng là Abergowie (Qld), Claudie River (Qld), và
Oriomo (PNG) (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2003). Ở Philipin cũng xác định được 4 xuất
xứ tốt nhất là Kini, Bensbach, Wipim (PNG), và Claudie River (Qld) (Baggayan &
Baggayan, 1998).
Kết quả nghiên cứu từ các khảo nghiệm xuất xứ được xây dựng ở nhiều nước
đã chỉ ra ra rằng sinh trưởng, độ thẳng thân và các tính trạng cành khác biệt giữa các
xuất xứ tự nhiên của Keo tai tượng (Harwood & Williams, 1992; Turvey, 1996;
Nirsatmanto et al., 2003). Các xuất xứ từ Tây Nam tỉnh Western (PNG), và các
vùng lân cận tỉnh Western Papua sinh trưởng nhanh nhất, tiếp theo là Claudie River
từ Far North Queensland (13°S) và các xuất xứ từ các vùng phía Nam Queensland


8

(16–18°S). Các xuất xứ khác từ đảo Ceram của Indonesia, và Pirucủa Western

Papua là những xuất xứ sinh trưởng chậm.
Giai đoạn 2000-2010, các nghiên cứu biến dị di truyền ở mức độ gia đình
mới được bắt đầu chú trọng, nhằm cải thiện các tính trạng sinh trưởng, chất lượng
thân cây và tỷ trọng gỗ. Các kết quả đã chỉ ra rằng biến dị di truyền về sinh trưởng
và chất lượng thân cây của loài keo này biến động từ thấp tới trung bình
(Nirsatmanto & Kurinobu, 2002; Arnold & Cuevas, 2003; Susumu & Rimbawanto,
2004), trong khi biến dị di truyền là trung bình cho tỷ trọng gỗ (Susumu &
Rimbawanto, 2004). Nhìn chung, tương quan di truyền giữa sinh trưởng và chất
lượng thân cây là tương quan dương (Arnold & Cuevas, 2003), tức là cải thiện sinh
trưởng cũng đồng thời cải thiện chất lượng thân cây. Tăng thu di truyền thực tế của
các lô hạt thu từ vườn giống thế hệ hai tại Indonesia đạt 3.1% - 5.2% cho sinh
trưởng và độ thẳng thân. Chọn lọc tổng hợp 3 tính trạng này được khuyến nghị sử
dụng để chọn lọc gia đình (Nirsatmanto et al., 2004). Tương tác di truyền-hoàn
cảnh cũng đã xác định là có ý nghĩa giữa Sumatra và Kalimantan, Indonesia, nhưng
tương tác này phụ thuộc vào tuổi và tính trạng nghiên cứu (Susumu & Rimbawanto,
2004).
Rất ít các nghiên cứu về độ thẳng thân và tính trạng cành trong các loài Keo. Hệ
số di truyền của độ thẳng thân của Keo tai tượng là 0,1 (Arnold and Cuevas 2003) [14].
Về tính trạng cành, Arnold và Cuevas 2003 ghi nhận hệ số di truyền của độ dày cành
cũng chỉ là 0.1.
Xu hướng tương quan di truyền giữa sinh trưởng với độ thẳng thân, và góc
phân cành đã được nghiên cứu trong khảo nghiệm xuất xứ Keo lá tràm tại Zaire.
Kết quả cho thấy hệ số tương quan di truyền yếu và không sai khác rõ ràng (Khasa
et al. 1995), chứng tỏ không có mối quan hệ di truyền giữa sinh trưởng với độ thẳng
thân. Tuy nhiên, hệ số tương quan di truyền dương đã được tìm thấy là có tồn tại
giữa sinh trưởng, độ thẳng thân và số cành ở Keo tai tượng (Arnold and Cuevas
2003) [14].


9


1.1.2.2. Nghiên cứu biến dị di truyền về các tính chất gỗ
Tỷ trọng gỗ là tính trạng được nghiên cứu nhiều rất từ trước tới nay. Biến độ
của tỷ trọng gỗ giữa các xuất xứ là biến dị tự nhiên. Sự khác biệt rõ ràng về tỷ trong
giữa 13 xuất xứ của Keo tai tượng, hầu hết là xuất xứ từ Indonesia, đã được ghi
nhận bởi Khasa et al. (1995). Mahat (1999) , nhưng không khác nhau giữa ba vùng
địa lý phân bố tự nhiên (PNG, Qld and NT).
Biến động tỷ trọng tăng lên theo cấp tuổi, từ lõi ra vỏ và biến động rất lớn
giữa các cá thể khác nhau (Ani and Lim 1993). Nhưng, Lim và Gan (2000) ghi nhận
rằng trong Keo tai tượng ở 14 tuổi thì tỷ trọng tăng từ lõi tới vùng trung gian và
giảm từ phần trung gian tới vỏ. Tỷ trọng có xu hướng giảm từ 10% tới 50% chiều
cao cây, sau đó tăng lên tới phần ngọn cây. Tỷ trọng cũng được xác nhận giảm theo
chiều cao cây Keo tai tượng ở 5 tuổi trong nghiên cứu của Ani và Lim (1993).
Tương quan di truyền giữa các tính chất gỗ với sinh trưởng biến động phụ
thuộc vào loài cây nghiên cứu. Nếu so sánh với tương quan giữa sinh trưởng chiều
cao và đường kính thì tương quan giữa tỷ trọng gỗ với sinh trưởng đường kính phổ
biến cho nhiều loài là hệ số tương quan thấp hơn hoặc nhiều tương quan âm hơn. Ở
Keo tai tượng, Kim và các cộng sự (2008), cũng như Khasa và các cộng sự (1995)
đã tìm thấy tương quan dương không sai khác giữa tỷ trọng và tính trạng sinh
trưởng.
1.2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình gây trồng và sử dụng gỗ Keo tai tượng
1.2.1.1. Tình hình gây trồng
Từ đầu những năm 1980, cùng với những loài keo khác như: Keo lá tràm (A.
auriculiformis), Keo lá liềm (A.crassicarpa) …, Keo tai tượng (Acacia mangium)
đã được nhập về trồng thử nghiệm tại Hà Nội và Vĩnh Phú. Năm 1989, Việt Nam
mới chỉ nhập 80 kg hạt giống Keo tai tượng, song đến năm 1990, lượng hạt giống


10


được nhập đã lên tới 800 kg. Riêng tỉnh Tuyên Quang năm 2004 nhập 70 kg, năm
2005 nhập 60 kg. Tỉnh Yên Bái năm 2007 nhập 50kg... Như vậy, Keo tai tượng đã
là loài cây được xác định là loài cây trồng rừng chủ yếu ở nước ta. Năm 2006, Keo
tai tượng đã được trồng đến 100.000 ha; giai đoạn 2006-2010 trồng gần 500.000 ha
và trên hầu hết các lập địa vùng thấp từ Bắc tới Nam. Qua số liệu trên chứng tỏ Keo
tai tượng đã chiếm được cảm tình của người trồng rừng rất nhanh sau khi được du
nhập. Hiện nay diện tích Keo tai tương trên toàn quốc đạt khoảng trên 600.000ha.
Keo tai tượng được trồng ở hầu hết các vùng trong cả nước. Các vùng có diện tích
Keo tai tượng lớn là vùng Đông bắc, vùng Trung tâm và vùng Bắc Trung bộ; các
vùng có diện tích nhỏ là Tây nguyên và Duyên hải miền Trung.
1.2.1.2.Tình hình sử dụng gỗ
Hiện nay, gỗ của Keo tai tượng đã được sử dụng làm gỗ giấy và gỗ xẻ ở
nhiều tỉnh trong cả nước. Gỗ Keo tai tượng sau khi biến tính có thể làm nguyên liệu
tốt cho công nghệ sản xuất đồ mộc cao cấp.
Gần đây, kết quả thử nghiệm sản xuất ván ghép thanh bằng gỗ Keo tai tượng có
độ tuổi từ 7-8 tuổi với đường kính từ 15-20cm cho thấy công nghệ này hoàn toàn có
thể áp dụng vào thực tế sản xuất ở nước ta và đảm bảo các yêu cầu về chất lượng cho
ván dùng làm khung cửa, cánh cửa và các chi tiết đồ mộc khác.Tuy nhiên, chất lượng
gỗ rừng trồng còn thấp do nguyên nhân rỗng ruột, tỷ trọng thấp, độ co rút lớn và
nhiều khuyết tật.
1.2.2. Các nghiên cứu về cải thiện giống
Công tác chọn giống Keo tai tượng đã được tiến hành từ những năm 1980 ở
Việt Nam khi nhiều loài keo đã được nhập vào phục vụ các khảo nghiệm loài, khảo
nghiệm xuất xứ và trồng thử. Trong công tác chọn giống, nhiều xuất xứ Keo tai
tượng đã được khảo nghiệm. Lê Đình Khả (1996)[4], Lê Đình Khả và Nguyễn
Hoàng Nghĩa (1997) [10], đã đánh giá sinh trưởng giai đoạn tuổi 4-5 của Keo tai
tượng trong các khảo nghiệm tại Đại Lải, Bầu Bàng, Sông Mây, La Ngà, Ba Vì và



11

Đông Hà cho thấy Keo tai tượng là một trong 3 loài keo có triển vọng và tiềm năng
lớn cho trồng rừng kinh tế.Trong công trình nghiên cứu chọn giống và nhân giống
cho một số loài cây trồng rừng ở Việt Nam (Lê Đình Khả và các cộng tác viên,
2003)[6] đã kết luận rằng Keo tai tượng sinh trưởng nhanh hơn Keo lá tràm, Keo
nâu và keo xoắn. Cũng theo các tác giả trên, các xuất xứ triển vọng của Keo tai
tượng là Pongaki, Oriomo, và Bimadeer. Có rất nhiều công trình nghiên cứu chọn
giống Keo tai tượng, có thể tóm lược và khái quát về các mốc nghiên cứu như sau:
 Giai đoạn từ 1980-1995
Chủ yếu là khảo nghiệm loài và xuất xứ trên các vùng sinh thái trên cả nước,
các vùng khảo nghiệm là:
- Vùng trung tâm: Keo tai tượng được đưa vào trồng thử nghiệm ở các tỉnh
Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phú... qua thử nghiệm chúng đã chứng tỏ sức sống
cao và sinh trưởng khá nhanh. Khảo nghiệm năm 1990 tại Hàm Yên-Tuyên Quang,
Phong Châu-Phú Thọ và Tam Đảo-Vĩnh Phúc cho thấy Keo lá liềm sinh trưởng tốt
nhất ở Hàm Yên với năng suất đạt 17,7m3/ha/năm, tiếp đến là Keo tai tượng đạt
khoảng 12m3/ha/năm. Năm 2000 đã được công nhận 3 xuất xứ Pongaki, Iron Range
và Cardwell là giống tiến bộ kỹ thuật. Trong báo cáo xin công nhận giống tiến bộ
kỹ thuật cho một số xuất xứ Keo tai tượng của Trung tâm cây nguyên liệu giấy Phù
Ninh tháng 4 năm 2005 cho thấy ở địa điểm khảo nghiệm Hàm Yên-Tuyên Quang
xuất xứ sinh trưởng có triển vọng là Cardwell. SW Cairns, Herbert River Valley
thuộc vùng giữa Queenland; Iron Range thuộc vùng cực Bắc Queensland. Địa điểm
Phú Thọ các xuất xứ có triển vọng là Shelburne, Iron Range thuộc vùng cực Bắc
Queenland; xuất xứ Dimisisi, Gubam, Pongaki; Cardwell, Herbert River Valley
thuộc vùng giữa Queenland; Địa điểm Vĩnh Phúc xuất xứ có triển vọng là RexCassowary, Herbert River Valley.
- Vùng đồng bằng sông Hồng: Khảo nghiệm ở Đá Chông - Ba Vì - Hà Tây
năm 1982 với 4 xuất xứ của 4 loài Keo là Keo tai tượng (A. mangium, Daintree),
Keo lá tràm (A. auricuformis, Darwin), Keo lá liềm (A. crassicarpa, Daintree), Keo



12

đa thân (A. aulacocarpa, Atherton area). Số liệu sinh trưởng ở tuổi 8 cho thấy Keo
tai tượng đứng đầu bảng cả về chiều cao lẫn đường kính, cũng là loài có số thân trên
cây ít nhất (92% cây có 1 thân). Tiếp đến là khảo nghiệm năm 1990, bao gồm 39
xuất xứ của 5 loài keo, trong đó có 9 xuất xứ của Keo tai tượng. Kết quả về sinh
trưởng sau 4,5 năm cho thấy các xuất xứ Pongaki, Iron Range Ingham và Gubam
của Keo tai tượng có sinh trưởng tốt nhất.
- Vùng Bắc Trung Bộ: Khảo nghiệm ở Đông Hà Quảng Trị năm 1991, bao
gồm 34 xuất xứ của 5 loài keo trong đó có 7 xuất xứ của Keo tai tượng đã được
Trung tâm khoa học sản xuất Bắc Trung Bộ trồng năm 1991. Kết quả về sinh
trưởng bình quân của các loài keo khảo nghiệm sau 52 tháng tuổi cho thấy, nếu theo
thứ hạng của các loài khảo nghiệm thì Keo tai tượng đứng thứ nhất sau đó đến Keo
lá tràm và Keo lá liềm (Lê Đình Khả, 1996) [4].
- Vùng Đông Nam Bộ: Khảo nghiệm xuất xứ của Keo tai tượng tại La Ngà
năm 1989 và 1990. Trên cơ sở hợp tác giữa Trung tâm giống và Trung tâm Khoa học
kỹ thuật La Ngà, một bộ giống gồm 8 xuất xứ Keo tai tượng đã được đưa vào thử
nghiệm. Các xuất xứ được đánh giá là có triển vọng là Hawkins Creek, Bronte,
Kennedy và Cardwell. Tăng trưởng của các xuất xứ tốt đạt 3,85m/năm về chiều cao
và 4,5cm/năm về đường kính là kết quả rất có triển vọng cho rừng trồng. Tiếp đến là
khảo nghiệm xuất xứ Keo tai tượng ở Sông Mây-Đồng Nai năm 1989 và 1990, Bầu
Bàng-Bình Dương năm 1988-1989. Qua khảo nghiệm cho thấy hầu hết các xuất xứ
sinh trưởng tốt nhất là Tully Region sau đó là Cardwell ở Sông Mây, và các xuất xứ
Kennedy, Hawkins Creek, Cardwell, Bronte, Derideri, Phongaki và Pascoe River ở
Bầu Bàng.
- Vùng Tây Nam Bộ: Khảo nghiệm ở Tà Pạ-Tri Tôn và Núi Cấm-Tịnh BiênAn Giang, một số loài keo vùng thấp và keo chịu hạn đã được trồng thử nghiệm vào
năm 1993. Kết quả sau 8 năm trồng cho thấy hai xuất xứ Bamidebun của Keo lá
liềm và Derideri của Keo tai tượng có sinh trưởng khá ở An Giang (Nguyễn Thị



13

Bích Thủy, 2002). Kết quả này cũng rất phù hợp với kết quả mà Viện khoa học Lâm
nghiệp Việt Nam thu được trong nhiều khảo nghiệm trên cả nước.
 Giai đoạn từ 1996 đến nay
Các nghiên cứu tập trung vào chọn lọc cây trội, xây dựng khảo nghiệm hậu
thế, khảo nghiệm dòng vô tính, khảo nghiệm tăng thu di truyền cũng như xây dựng
các rừng giống, vườn giống.
- Chọn lọc cây trội: Năm 2001 đã chọn và dẫn giống được 83 dòng Keo tai
tượng tại vườn giống Bình Dương, năm 2002 cũng đã chọn được 110 cây trội từ
vườn giống ở Đông Hà - Quảng Trị và Ba Vì - Hà Tây. Chọn lọc cây trội ở giai
đoạn này chú ý nhiều về sinh trưởng chứ chưa kết hợp với tính chất gỗ.
- Xây dựng các khảo nghiệm: Khảo nghiệm hậu thế Keo tai tượng ở Cẩm
Quỳ Hà-Tây năm 1993. Quần thể gốc để chọn lọc cây trội là 10ha rừng Keo tai
tượng 6 tuổi được trồng năm 1986, 10 cây trội đã được chọn lọc đều có sinh trưởng
nhanh hơn quần thể gốc, dáng thân đẹp, tròn đều, không sâu bệnh, đã được đưa vào
khảo nghiệm. Kết quả ban đầu về khảo nghiệm hậu thế 30 tháng tuổi cho thấy cây
mẹ có ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng chiều cao và đường kính của các cây con.
Hậu thế của các cây mẹ khác nhau có sinh trưởng khác biệt nhau. Kết quả khảo
nghiệm này đã chọn được 5 cây mẹ cho hậu thế sinh trưởng tốt. Trong các năm
1996-1998 dự án FORTIP về cải thiện giống cây rừng do Trung tâm nghiên cứu
giống cây rừng hợp tác với Khoa Lâm nghiệp và sản phẩm rừng của CSIRO đã xây
dựng được 2 vườn giống hữu tính thế hệ 1 tại Ba Vì (3ha với 84 gia đình thuộc 7
xuất xứ) và Chơn Thành (3ha với 140 gia đình thuộc 7 xuất xứ) (Hà Huy Thịnh và
các ctv, 2006) [13]. Cuối năm 1999 vườn giống Keo tai tượng và Keo lá tràm ở
Chơn Thành đã chọn được 50 cây trội từ 50 gia đình tốt nhất để nhân giống bằng
hom và xây dựng vườn giống gồm các dòng vô tính ưu trội tại Hàm Thuận NamBình Thuận. Đến năm 2001 xây dựng được 2 ha khảo nghiệm dòng vô tính Keo tai
tượng tại Bình Dương, năm 2002 xây dựng tiếp 2 ha gồm 100 dòng tại Quảng Bình
và 2 ha gồm 72 gia đình tại Quảng Trị và Hà Tây để phục vụ nghiên cứu về di



14

truyền phân tử. Một khảo nghiệm tăng thu di truyền cho Keo tai tượng cũng được
xây dựng tại Ba Vì vào năm 2002. Năm 2003, đã xây dựng các khảo nghiệm dòng
vô tính, các khảo nghiệm tăng thu di truyền, khảo nghiệm phục vụ cho nghiên cứu
về di truyền phân tử tại Cầu Hai - Phú Thọ và Đông Hà - Quảng Trị (Hà Huy Thinh
và các ctv, 2006) [13].
Vườn giống Chơn Thành do phải chuyển đổi địa điểm nên đã tiến hành chọn
lọc cây có sinh trưởng và hình dạng thân cây tốt nhất (3 cây/gia đình x 50 gia đình
tốt nhất), nhân giống hom và xây dựng vườn giống thế hệ 1,5 tại Bầu Bàng (năm
2001), Đồng Hới (năm 2002), Cầu Hai (năm 2003).
Trong giai đoạn 2006 - 2010 nhiều khảo nghiệm hậu thế thế hệ hai cũng đã
được xây dựng tại Sơn Dương (Tuyên Quang), Ba Vì (Hà Nội), Đồng Hợp (Nghệ
An) và Bình Dương.


15

Chương 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được tăng thu di truyền thực tế từ việc sử dụng hạt giống từ vườn
giống thế hệ 1 trong khảo nghiệm tăng thu di truyền.
- Xác định mức độ biến dị và khả năng di truyền về sinh trưởng và một số
chỉ tiêu chất lượng của Keo tai tượng tại vườn giống thế hệ 2.
- Tuyển chọn được một số cá thể và gia đình Keo tai tượng có năng suất và
chất lượng cao.

2.2. Nội dung nghiên cứu
1. Xác định tăng thu di truyền thực tế cho các tính trạng sinh trưởng, chất
lượng thân cây và tỷ trọng gỗ trong khảo nghiệm tăng thu di truyền Keo tai tượng
tại Cầu Hai – Phú Thọ.
2. Đánh giá mức độ biến dị về sinh trưởng, một số chỉ tiêu chất lượng gỗ của
các gia đình Keo tai tượng trong vườn giống thế hệ 2 tại Ba Vì, Hà Nội.
3. Xác định hệ số di truyền của các tính trạng, ước lượng tăng thu di truyền
lý thuyết và tương quan kiểu hình giữa các tính trạng trong vườn giống thế hệ hai.
4. Chọn lọc các cá thể và gia đình ưu trội trong vườn giống.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
 Điều tra các chỉ tiêu sinh trưởng: điều tra tất cả các cây trong các ô của vườn
giống Keo tai tượng thế hệ 2 theo phương pháp được trình bày trong giáo trình Điều
tra rừng - Trường Đại học lâm nghiệp và giáo trình giống cây rừng [7],[2].


×