Tải bản đầy đủ (.pdf) (183 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd) TRỒNG TẠI HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 183 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******************

NGUYỄN XUÂN PHƯỚC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd)
TRỒNG TẠI HUYỆN NÚI THÀNH,
TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

NGUYỄN XUÂN PHƯỚC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd)
TRỒNG TẠI HUYỆN NÚI THÀNH,
TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học:
TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 10/2009


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA RỪNG
KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd)
TRỒNG TẠI HUYỆN NÚI THÀNH
TỈNH QUẢNG NAM

NGUYỄN XUÂN PHƯỚC

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

PGS. TS PHẠM VĂN HIỀN
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. PHẠM TRỌNG THỊNH
Phân viện Điều tra Qui hoạch rừng Nam bộ

3. Phản biện 1: TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh
4. Phản biện 2: TS. NGÔ AN
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

5. Ủy viên:

TS. VIÊN NGỌC NAM
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG
i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Họ và tên: Nguyễn Xuân Phước, sinh ngày 19 tháng 10 năm 1966, tại xã
Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Con ông Nguyễn Xuân Dương
và bà Đinh Thị Tám.
Tốt nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Trần Cao Vân, Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam năm 1986.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, tại Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai,
thành phố Hà Nội năm 1992.
Tháng 9 năm 2007, theo học lớp Cao học ngành Lâm nghiệp, tại Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện công tác tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam.
Trình trạng gia đình: Vợ Nguyễn Thị Kim Thanh, sinh năm 1970, con
Nguyễn Trường Phú, sinh năm 1997, con Nguyễn Xuân Phúc, sinh năm 2006.
Địa chỉ liên lạc 151 Trưng Nữ Vương, thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Số điện thoại: 01238990990.
Email:

ii



LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả

Nguyễn Xuân Phước

iii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chính quy,
tại trường Đại học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Phòng Đào tạo Sau đại học trường Đại học Nông Lâm.
Quí Thầy, Cô trong Khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm thành phố
Hồ Chí Minh.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới thầy giáo Tiến sỹ Viên Ngọc Nam,
người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Ban lãnh đạo Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi và
động viên tôi hoàn thành khóa học này.
Thành thật cám ơn quý thầy, cô tham gia giảng dạy khóa học Lâm nghiệp
2007 đã tận tình truyền đạt những kiến thức quí giá trong quá trình học tập.
Cảm ơn cha, mẹ, các anh, chị em, gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các bạn
học lớp Cao học LN 2007 đã khuyến khích, động viên, giúp đỡ trong suốt quá trình
học tập.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009

Nguyễn Xuân Phước

iv


TÓM TẮT
Đề tài "Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo tai tượng (Acacia
mangium Willd) trồng tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam" được thực
hiện tại huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, thời gian từ tháng 04 năm 2009 đến
tháng 9 năm 2009. Số liệu được thu thập trên 46 ô tiêu chuẩn ở 3 cấp tuổi cấp I,
cấp II và cấp III của rừng keo tai tượng.
Kết quả nghiên cứu về sinh khối tươi cây cá thể trung bình là 127,06 ±
37,89 kg/cây trong đó thân chiếm 60,79 %, cành chiếm 13,89 %, lá chiếm 14,76
%, vỏ chiếm 10,56 %. Sinh khối khô cá thể trung bình là 57,17 ± 17,30
kg, trong đó thân là 61,18 %, cành là 16,85 %, lá là 11,95 % và vỏ 10,02 %.
Sinh khối tươi quần thể trung bình đạt 91,26 ± 17,80 tấn/ha, trong đó thân
chiếm 59,97 %, cành chiếm 14,91%, lá chiếm 14,62 %, vỏ chiếm 10,50 %. Sinh
khối khô của quần thể trung bình đạt 40,81 ± 7,98 tấn/ha, trong đó thân chiếm
60,36 %, cành chiếm 17,85 %, lá chiếm 11,83%, vỏ chiếm 9,96 %.
Khả năng hấp thụ CO2 của cá thể keo tai tượng trung bình có đường
kính khoảng 12,33 cm thì hấp thụ được 96,25 ± 21,2 kg CO2.
Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể keo tai tượng ở cấp tuổi I là 28,37 ±
3,08 tấn/ha, cấp tuổi II là 61,16 ± 8,59 tấn/ha, cấp tuổi III là 121,07 ± 13,06
tấn/ha. Toàn bộ khu vực nghiên cứu diện tích 4.011,30 ha là 206.148,68 tấn.
Trữ lượng hấp thụ bình quân hàng năm ở cấp tuổi I đạt 17,70 tấn/năm/ha,
cấp tuổi II là 17,74 tấn/năm/ha, cấp tuổi III là 20,77 tấn/năm/ha.
Ước tính giá trị bằng tiền thu nhập từ khả năng hấp thụ CO2/năm của toàn
bộ rừng keo tai tượng tại khu vực nghiên cứu đạt khoảng 1.109.920 Euro, tương
đương với 28,731 tỷ đồng/năm.


v


SUMMARY
The thesis “Study on the ability of CO2 absorbing of Acacia mangium Willd
plantation in Nui Thanh district, Quang Nam province” the forest plantation is in
Nui Thanh district, Quang Nam province. The data was collected from Aprill to
September, 2009. Collected data is based on 46 plots at the age class of I, II and III.
The result of study are as followings.
The average of fresh biomass of individual tree is 127,06 ± 37,89 kg/tree in
which the trunk occupies 60,79 %, branch is 13,89 %, leave is 14,76 % and the
bark 10,56 %. The average of dry biomass of individual tree is 57,17 ± 17,30
kg/tree, in which the trunk is 61,18 %, branch is 16,85 %, leave is 11,95 % and the
bark 10,02 %.
The average of fresh biomass of stand is 91,26 ± 17,80 tons/ha in which the
trunk occupies 59,97 %, branch is 14,91 %, leave is 14,62 % and the bark 10,50 %.
The average of dry biomass of is 40,81 ± 7,98 tons/ha, in which the average of dry
biomass of the trunk occupies 60,36 %, branch is 17,85 %, leaves are 11,83 and the
bark 9,96 %.
The ability of CO2 absorbing of individual trees is 96,25 ± 21,2 kg CO2 with
average diameter is 12,33 cm.
Total of annual absorbing of the plantation at the age class of I obtains
28,37 ± 3,08 ton CO2, at the age class of II is 61,16 ± 8,59 ton CO2, at the age
class of III is 121,07 ± 13,06 CO2. The total area of forest is 4,011.30 ha absorbs
206,148.68 tons of CO2.
The annual average volume of CO2 absorbing at the age class of I is 17,70
tons CO2/ha/year, at the age level of II is 17,74 tons CO2/ha/year, at the age class
III is 20,77 tons CO2/ha/year.

vi



The value of CO2 absorbing of the forest Acacia mangium is 28,731,000,000
VND per year (1,109,920 Euro).

vii


MỤC LỤC
TRANG CHUẨN Y ....................................................................................................... i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN .................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iv
TÓM TẮT ..................................................................................................................... v
SUMMARY ................................................................................................................. vi
MỤC LỤC .................................................................................................................. viii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................... xi
DANH SÁCH CÁC BẢNG ....................................................................................... xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ......................................................................................... xv
Chương 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 3
Chương 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................... 4
2.1 Tổng quan các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu............................................ 4
2.1.1 Ảnh hưởng của khí CO2 đến biến đổi khí hậu toàn cầu .............................. 4
2.1.2 Thị trường carbon thế giới ........................................................................... 6
2.2 Nghiên cứu về sinh khối .................................................................................... 10
2.2.1. Nghiên cứu về sinh khối trên thế giới ...................................................... 11
2.2.2. Nghiên cứu sinh khối ở Việt Nam ............................................................ 12

2.3 Các nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 ......................................................... 17
2.3.1 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 trên thế giới ................................... 17
2.3.2 Nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 trong nước ..................................... 20
2.4. Thảo luận về tổng quan nghiên cứu ................................................................. 25
Chương 3 NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG VÀ KHU
VỰC NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 28
viii


3.1 Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 28
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 29
3.2.1 Phương pháp tiếp cận nghiên cứu ............................................................. 29
3.2.2 Phương pháp cụ thể ................................................................................... 30
3.2.2.1 Công tác chuẩn bị ................................................................................... 30
3.2.2.2 Ngoại nghiệp .......................................................................................... 30
3.2.2.3 Nội nghiệp .............................................................................................. 32
3.3 Đối tượng và đặc điểm khu vực nghiên cứu ..................................................... 36
3.3.1 Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu.................................................... 36
3.3.2 Đặc điểm cây keo tai tượng (Acacia mangium Willd) .............................. 38
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................... 40
4.1 Đặc điểm các nhân tố điều tra của rừng ........................................................... 40
4.1.1 Tương quan giữa các nhân tố điều tra của cây cá thể................................ 40
4.1.1.1 Tương quan giữa Hvn và D1,3 ................................................................. 40
4.1.1.2 Tương quan giữa thể tích với D1,3 và Hvn ............................................. 41
4.1.2 Các đặc trưng của quần thể rừng ............................................................... 42
4.2 Sinh khối ............................................................................................................ 43
4.2.1 Sinh khối cây cá thể ................................................................................... 43
4.2.1.1 Kết cấu sinh khối tươi cá thể .................................................................. 43
4.2.1.2 Tương quan giữa sinh khối tươi với D1,3 và Hvn ................................... 46
4.2.1.3 Kết cấu sinh khối khô cây cá thể ............................................................ 47

4.2.1.4. Tương quan giữa sinh khối khô với D1,3 ............................................... 50
4.2.1.5 Tương quan sinh khối khô và sinh khối tươi cá thể ............................... 51
4.2.2 Đánh giá khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối................... 53
4.2.2.1 Kiểm tra phương trình sinh khối tươi cá thể .......................................... 54
4.2.2.2 Kiểm tra phương trình sinh khối khô cá thể ........................................... 54
4.2.3. Sinh khối quần thể .................................................................................... 55
4.2.3.1. Kết cấu sinh khối tươi quần thể ............................................................. 56
4.2.3.2. Kết cấu sinh khối khô quần thể ............................................................. 57
ix


4.3 Hấp thụ CO2 ...................................................................................................... 58
4.3.1 Tỷ lệ carbon tích lũy trong cây .................................................................. 58
4.3.1.1 Tỷ lệ carbon tích lũy trong cá thể keo tai tượng..................................... 59
4.3.1.2 Tương quan giữa lượng carbon tích lũy cá thể với D1,3 ......................... 61
4.3.2 Hấp thụ CO2 của cây cá thể ....................................................................... 63
4.3.2.1 Kết cấu hấp thụ CO2 của cá thể keo tai tượng ........................................ 63
4.3.2.2 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với D1,3 ................................... 65
4.3.2.3 Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 với thể tích cây ...................... 68
4.3.2.4 Bảng tra lượng CO2 hấp thụ của loài keo tai tượng ................................ 70
4.3.3 Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể.......................................................... 73
4.3.3.1 Kết cấu hấp thụ CO2 của quần thể keo tai tượng ................................... 73
4.3.3.2 Hấp thụ CO2 của quần thể theo tuổi ....................................................... 74
4.3.3.3 Tương quan CO2 quần thể với nhân tố điều tra ...................................... 77
4.3.3.4 Tổng trữ lượng hấp thụ CO2 của quần thể.............................................. 79
4.4 Lượng giá khả năng hấp thụ CO2 ...................................................................... 80
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................... 82
5.1. Kết luận ............................................................................................................ 82
5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 84

PHỤ LỤC ....................................................................................................................... I

x


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
a0, a1, a2, a, b Các tham số của phương trình
A

Tuổi

C

Carbon

Cth

Lượng carbon tích lũy của bộ phận thân cây

Cc

Lượng carbon tích lũy của bộ phận cành cây

Cla

Lượng carbon tích lũy của bộ phận lá cây

Cvo

Lượng carbon tích lũy của bộ phận vỏ cây


Ct

Lượng carbon tích lũy của toàn cây

CO2

Carbon Dioxide

CO2t

Lượng CO2 hấp thụ của cây cá thể

CO2th

Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận thân cây cá thể

CO2ca

Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận cành cây cá thể

CO2la

Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận lá cây cá thể

CO2vo

Lượng CO2 hấp thụ của bộ phận vỏ cây cá thể

CO2tqt


Lượng CO2 hấp thụ của quần thể

CO2thqt

Lượng CO2 hấp thụ bộ phận thân của quần thể

CO2caqt

Lượng CO2 hấp thụ bộ phận cành của quần thể

CO2laqt

Lượng CO2 hấp thụ bộ phận lá của quần thể

CO2voqt

Lượng CO2 hấp thụ bộ phận vỏ của quần thể

CDM

Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

D1,3

Đường kính tại vị trí 1,3 m

EU

European Union - Liên minh Châu Âu


Euro

Đồng tiền chung Châu Âu

EC

European Commission - Ủy ban Châu Âu

GIS

Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu
xi


Hvn

Chiều cao vút ngọn

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change - Ban liên chính phủ
về biến đổi khí hậu.

LULUCF


Land use, land use change and forestry - Sử dụng đất, thay đổi sử
dụng đất và lâm nghiệp

NIRI

Nissho Iwai Research Institute - Viện nghiên cứu Nissho Iwai Nhật Bản

REDD

Reduction Emissions from Deforestaion and Forest Degradion - Giảm
thiểu phát thải từ suy thoái và mất rừng.

UNEP

United Nations Environment Programme - Chương trình Môi trường
Liên hợp quốc.

UNFCCC

United Nations Frame Convention on Climate Change - Công ước
khung của Liên hợp quốc vế biến đổi khí hậu.

Y

Biến phụ thuộc

X

Biến độc lập


Wtt

Sinh khối tươi cây cá thể

Wtht

Sinh khối thân tươi cây cá thể

Wcat

Sinh khối cành tươi cây cá thể

Wlat

Sinh khối lá tươi cây cá thể

Wvot

Sinh khối vỏ tươi cây cá thể

Wtk

Sinh khối khô cây cá thể

Wthk

Sinh khối thân khô cây cá thể

Wcak


Sinh khối cành khô cây cá thể

Wlak

Sinh khối lá khô cây cá thể

Wvok

Sinh khối vỏ khô cây cá thể

Wttqt

Sinh khối tươi quần thể

Wthtqt

Sinh khối thân tươi quần thể

Wcatqt

Sinh khối cành tươi quần thể

Wlatqt

Sinh khối lá tươi quần thể
xii


Wvotqt


Sinh khối vỏ tươi quần thể

Wtkqt

Sinh khối khô quần thể

Wthkqt

Sinh khối thân khô quần thể

Wcakqt

Sinh khối cành khô quần thể

Wlakqt

Sinh khối lá khô quần thể

Wvokqt

Sinh khối vỏ khô quần thể

WMO

World Meteorology Organization - Tổ chức Khí tượng thế giới

WWF

World Wild Fund - Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới


xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Số lượng ô điều tra theo chương trình Winrock .................................... 34
Bảng 4.1: Các phương trình tương quan giữa V với D1,3 và Hvn .......................... 42
Bảng 4.2: Phương trình tương quan giữa các bộ phận sinh khối tươi với D1,3 ...... 47
Bảng 4.3: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô với D1,3 ........................... 50
Bảng 4.4: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô và sinh khối tươi cá thể .. 52
Bảng 4.5: Kiểm tra sai số tương đối phương trình sinh khối tươi cá thể ............... 54
Bảng 4.6: Kiểm tra sai số tương đối của phương trình sinh khối khô câycá thể.... 55
Bảng 4.7: Phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy với D1,3 .............. 62
Bảng 4.8: Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 các bộ phận cá thể với D1,3 .... 66
Bảng 4.9: Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 các bộ phận cá thể với D1,3 .... 70
Bảng 4.10: Bảng tra lượng CO2 hấp thụ của loài keo tai tượng ............................. 71
Bảng 4.11: Tương quan giữa CO2 quần thể với các nhân tố điều tra ..................... 78
Bảng 4.12: Tương quan giữa khả năng hấp thụ CO2 của quần thể với M ............. 79
Bảng 4.13: Tổng lượng CO2 hấp thụ và M của khu vực nghiên cứu .................... 79
Bảng 4.14: Giá trị khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo tai tượng ......................... 80

xiv


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 3.1: Phương pháp tiếp cận nghiên cứu .......................................................... 29
Hình 3.2: Bảng tính dung lượng ô điều tra theo chương trình Winrock ................ 33
Hình 3.3: Vị trí khu vực nghiên cứu huyện Núi Thành, Quảng Nam .................... 36
Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn tương quan giữa Hvn và D1,3 ....................................... 41
Hình 4.2: Tỷ lệ sinh khối tươi bộ phận của cây cá thể ........................................... 44
Hình 4.3: Đồ thị tương quan giữa sinh khối tươi cá thể với D1,3 ........................... 47

Hình 4.4: Tỷ lệ sinh khối khô bộ phận của cây cá thể ........................................... 48
Hình 4.5: So sánh tỷ lệ sinh khối khô bộ phận cá thể ............................................ 49
Hình 4.6: Đồ thị tương quan giữa tổng sinh khối khô cá thể với D1,3.................... 51
Hình 4.7: Đồ thị tương quan giữa W khô với W tươi cá thể keo tai tượng ........... 52
Hình 4.8: Biểu đồ so sánh tỷ lệ các bộ phận giữa Wtk và Wtt cá thể .................... 53
Hình 4.9: Kết cấu sinh khối quần thể tươi theo bộ phận cây ................................. 57
Hình 4.10: Kết cấu sinh khối quần thể khô theo bộ phận cây................................ 57
Hình 4.11 Tỷ lệ sinh khối khô quần thể theo cấp tuổi rừng. .................................. 58
Hình 4.12: Kết cấu carbon cá thể keo tai tượng ..................................................... 60
Hình 4.13: Tỷ lệ hàm lượng carbon với sinh khối khô bộ phận cá thể cây ........... 61
Hình 4.14: Tương quan hàm lượng carbon tích lũy với D1,3 cá thể ...................... 63
Hình 4.15: Kết cấu khả năng hấp thụ CO2 của các bộ phận cây cá thể ................. 64
Hình 4.16: Tương quan khả năng hấp thụ CO2 với D1,3 của cây cá thể .............. 66
Hình 4.17: Tương quan khả năng hấp thụ CO2 các bộ phận với D1,3 .................... 67
Hình 4.18: So sánh các phương trình tương quan CO2 với D1,3 cây cá thể ........... 68
Hình 4.19: Tương quan khả năng hấp thụ CO2 với V cây cá thể ........................... 69
Hình 4.20: Kết cấu khả năng hấp thụ CO2 quần thể keo tai tượng ........................ 73
Hình 4.21: Khả năng hấp thụ CO2 theo cấp tuổi quần thể keo tai tượng ............... 75
Hình 4.22: Khả năng hấp thụ CO2 theo tuổi quần thể ............................................ 75
Hình 4.23: Khả năng hấp thụ CO2 bộ phận theo tuổi quần thể .............................. 76
Hình 4.24: Tỷ lệ hấp thụ CO2 bộ phận theo tuổi quần thể ..................................... 77
xv


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Nghiên cứu của các nhà khoa học về môi trường trên thế giới cho thấy:
Hiện tượng nóng lên toàn cầu là vấn đề mới được ghi nhận trong những năm gần
đây, hiện tượng này đã và đang tác động tiêu cực tới sinh vật và các hệ sinh

thái. Biến đổi khí hậu, một hệ quả của sự nóng lên toàn cầu, làm tổn hại lên tất
cả các thành phần của môi trường sống như thay đổi các kiểu khí hậu, nước biển
dâng cao do băng tan chảy dẫn đến nguy cơ một số vùng đất biến mất, hạn hán, lũ
lụt bất thường, nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm, suy giảm đa dạng sinh học
và gia tăng các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên
toàn cầu đó là sự tăng lên của nồng độ khí nhà kính đã gây ra hiệu ứng nhà kính. Các
nhà nghiên cứu trên thế giới đang lo ngại rằng sự gia tăng các khí gây hiệu ứng nhà
kính, đặc biệt là khí CO2, sẽ gây nên những biến đổi bất thường của khí hậu.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng nồng độ khí CO2 trong khí quyển
ngày càng gia tăng do các hoạt động sống của con người và tác động của hiện
tượng nóng lên toàn cầu tiềm ẩn các nguy cơ làm biến đổi khí hậu, tác động tiêu
cực đến môi trường sống của chính bản thân con người. Bảo vệ phát triển rừng
được cho là giải pháp tối ưu nhằm ngăn cản, hạn chế những tác động do biến đổi
khí hậu gây ra mà con người có thể làm được.
Trong bối cảnh hiện nay, xu hướng xây dựng và phát triển các dự án giảm
phát khí thải hoặc hấp thụ khí nhà kính đang triển khai nhằm chống lại quá trình
biến đổi của khí hậu, điều đó cho thấy những giá trị của việc phát triển rừng bền
vững là không thể thay thế được. Những nghiên cứu về khả năng hấp thụ khí nhà
1


kính CO2 cũng như các nghiên cứu nhằm xác định những giá trị thật sự của hệ
sinh thái rừng được cộng đồng khoa học thế giới đặc biệt quan tâm.
Việt Nam là một nước đang phát triển, với những định hướng đúng đắn
trong việc đóng góp nhằm chống lại sự biến đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính đã
sớm ký Nghị định thư Kyoto và triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm phát triển
rừng bền vững. Trong thời gian qua giới khoa học Việt Nam đã có những nghiên
cứu ban đầu nhưng hết sức quang trọng về khả năng hấp thụ khí nhà kính CO2,
lượng hóa giá trị khả năng hấp thụ khí CO2, đặt cơ sở cho triển vọng tham gia thị

trường carbon cũng như thực hiện chương trình REDD (Giảm thiểu khí thải thông
qua hạn chế suy thoái và mất rừng), tuy nhiên những nghiên cứu này vẫn còn ít so
với yêu cầu thực tế hiện nay.
Cây keo tai tượng (Acacia mangium Willd) tuy mới được đưa vào cơ cấu
cây trồng trong sản xuất lâm nghiệp ở nước ta, nhưng nó đã nhanh chóng khẳng
định ưu thế do đạt năng suất cao và khả năng cải tạo đất vượt trội so với các cây
trồng lâm nghiệp khác. Tuy nhiên, những giá trị của giống cây trồng này mang lại
không chỉ là các lợi ích truyền thống như đã nêu, một giá trị khác bắt đầu được ghi
nhận đó là việc góp phần cải thiện khí hậu trái đất thông qua khả năng hấp thụ khí
CO2, một loại khí chiếm tỉ trọng lớn trong các khí gây nên hiệu ứng nhà kính. Tại
huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam trong thời gian gần đây diện tích rừng trồng
keo tai tượng ngày càng tăng đó là kết quả của các Chương trình Mục tiêu quốc
gia về xóa đói giảm nghèo. Lợi ích của cây keo tai tượng đem lại được ghi nhận
chủ yếu là từ việc cung cấp gỗ cho ngành công nghiệp sản xuất giấy, còn giá trị về
khả năng hấp thụ CO2 của nó hầu như chưa được đề cập đến bởi các nghiên cứu
về đề tài này còn ít.
Xuất phát từ nhu cầu trên chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng
hấp thụ CO2 của rừng keo tai tượng (Acacia mangium Willd) trồng tại huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam”. Đề tài thực hiện nhằm có những đóng góp về phương
pháp tính và lượng giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng keo tai tượng trồng, làm cơ
sở định hướng xây dựng cơ chế buôn bán khí thải trong tương lai tại địa phương.
2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu:
- Tính toán được khả năng hấp thụ CO2 của cá thể cây keo tai tượng và
khả năng hấp thụ CO2 các quần thể keo tai tượng.
- Ước lượng giá trị CO2 hấp thụ của diện tích rừng keo tai tượng trồng tại
khu vực nghiên cứu (4.011,30 ha).

Ý nghĩa:
Về lý thuyết: Đề tài nghiên cứu góp phần ứng dụng và phát triển các
phương pháp ước lượng và dự báo khả năng hấp thụ của rừng trồng, xây dựng cơ
sở khoa học cho việc xác định chi phí dịch vụ môi trường.
Về thực tiễn mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2
của rừng keo tai tượng (Acacia mangium Willd) trồng tại huyện Núi Thành, tỉnh
Quảng Nam.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Rừng keo tai tượng trồng tại huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu khả năng hấp thụ khí CO2 của
rừng keo tai tượng trồng tại huyện Núi Thành, Quảng Nam. Do hạn chế về thời
gian và điều kiện kinh phí nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khả năng hấp thụ
CO2 ở các bộ phận thân, cành, lá và vỏ cây còn các bộ phận khác như hoa, quả, rễ
cây đề tài không đề cập đến.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu
2.1.1 Ảnh hưởng của khí CO2 đến biến đổi khí hậu toàn cầu
Chưa bao giờ vấn đề khí hậu của trái đất lại được quan tâm nhiều như hiện
nay. Các nhà khoa học về môi trường đã chứng minh rằng: Hàm lượng khí CO2
trong bầu khí quyển đang cao hơn bất cứ thời kỳ nào trong suốt hơn 600 năm qua.
Khí CO2 phát sinh trong quá trình đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu mỏ, khí
đốt... đã làm gia tăng nhiệt độ trái đất. Đây chính là nguyên nhân làm cho một số
lượng lớn băng ở Bắc cực tan nhanh, làm cho mực nước biển của các đại dương
nâng cao hơn, một số vùng đất ven biển có nguy cơ chìm xuống. Tuy nhiên, ảnh

hưởng của biến đổi khí hậu không chỉ như vậy mà tác động của nó còn lớn hơn,
rộng hơn và một điều nguy hại hơn là có những tác động tiêu cực đến môi trường
sống mà con người chưa thể biết đến.
Theo báo Thiên nhiên (2009), Ủy ban liên chính phủ thuộc liên hiệp quốc
cảnh báo trình trạng trái đất nóng lên là rất rõ ràng và các nước nghèo sẽ chịu ảnh
hưởng trước tiên, báo cáo nhấn mạnh:
- Các hoạt động của con người là nguyên nhân chính gây nên tình trạng
thay đổi khí hậu;
- Đến năm 2100, nhiệt độ trung bình trên trái đất có thể tăng từ 1,10C 6,40C so với mức của giai đoạn 1980 - 1990;
- Mực nước biển sẽ tăng 18 cm - 59 cm;
- Trong khoảng 11 đến 12 năm qua là những năm nóng nhất kể từ năm
1850;
- Khí thải gây hiệu ứng nhà kính tăng 70 % từ năm 1970 - 2004;
4


- Thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tới những nước nghèo trước, nhưng có thể
cảm nhận ở khắp mọi nơi;
- Ngay cả khi lượng khí CO2 trong khí quyển được duy trì ở mức hiện nay,
mực nước biển sẽ tiếp tục tăng khoảng 0,4 m - 1,4 m, vì nước biển đang ấm lên và
lan rộng ....Báo cáo cũng đưa ra nhiều giải pháp để thế giới tránh rơi vào trình
trạng tồi tệ nhất do khí hậu thay đổi, như chuyển sang dùng năng lượng hạt nhân
hay điện sản xuất từ khí, dùng các thiết bị tiêu tốn điện ít hơn. Báo cáo cũng dự
báo nếu thực hiện các giải pháp này, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ giảm bình
quân 0,12 % mỗi năm cho đến năm 2050.
Thực ra việc nghiên cứu tác động của các khí gây hiệu ứng nhà kính mà
trong đó chủ yếu là khí CO2 đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu từ rất sớm.
Kết quả nghiên cứu của đài thiên văn Mauna Loa, Hoa kỳ cho thấy hàm
lượng CO2 khí quyển năm 1958 là 315 ppm. Đến năm 1989 việc phân tích đã cho

thấy hàm lượng CO2 đã tăng lên 350 ppm và đến năm 1990 là 354 ppm. Như vậy,
trong thời gian từ năm 1958 đến nay, hàm lượng CO2 trong khí quyển đã tăng lên
25 %. Việc xác định loại khí này trong băng của các cực trái đất cho thấy từ 150
thiên niên kỷ nay chưa bao giờ hàm lượng khí CO2 trong khí quyển lại tăng nhanh
đến như vây. Hiện nay hàm lượng CO2 tăng mỗi năm khoảng 1,4 ppm. Người ta
tính đến năm 2030, lượng CO2 trong khí quyển trái đất lên đến 600 ppm gấp đôi
hàm lượng CO2 có trong khí quyển ở thế kỷ 19 (dẫn theo Phạm Tuấn Anh, 2007).
Những kết quả nghiên cứu của World Ressousces Institute (1991) cho thấy:
Từ năm 1860 đến năm 1949 các hoạt động sống của con người đã thải vào bầu khí
quyển trái đất khoảng 51 tỉ tấn carbon dưới dạng dioxit carbon thông qua việc sử
dụng các nhiên liệu hóa thạch. Sau đó lượng khí CO2 thải vào khí quyển trái đất
gia tăng và đạt khoảng 130 tỷ tấn từ năm 1950 đến 1987. Nếu cộng thêm vào đó
khối lượng CO2 phát ra do việc đốt phá rừng từ năm 1860 thì đến năm 1987 khối
lượng carbon thải vào khí quyển đạt đến con số là 241 tỷ tấn chỉ trong vòng hơn 1
thế kỷ (dẫn theo Phạm Tuấn Anh, , 2007).
5


Theo ước tính của IPCC (2000), CO2 chiếm tới 60% nguyên nhân của
sự nóng lên toàn cầu, nồng độ CO2 trong khí quyển đã tăng 28% từ 288 ppm lên
366 ppm trong giai đoạn 1850 - 1998.
Trên phạm vi toàn cầu, rừng tích lũy khoảng 1.146 tỉ tấn carbon. Trong đó
phân ra rừng ở vĩ độ thấp (nhiệt đới và á nhiệt đới) là 37 %, rừng ở các vĩ độ cao là
49 %, còn lại 14 % thuộc về rừng ở vĩ độ trung bình (Nguyễn Văn Thêm, 2001).
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, làn sóng công nghiệp hóa chỉ
đang ở giai đoạn mới bắt đầu, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do các hoạt
động sản xuất so với các nước phát triển ở mức thấp.
Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung (2006), được sự tài trợ của các
chính phủ và tổ chức quốc tế trên thế giới, Việt Nam đã thực hiện một số
nghiên cứu và hoạt động liên quan về các vấn đề biến đổi khí hậu và CDM.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia đã được công bố năm 1994. Theo kết
quả kiểm kê cho thấy, tổng phát thải nhà kính ở Việt Nam năm 1994 là
103,80 triệu tấn CO2 tương đương. Do đó, phát thải nhà kính tính theo đầu
người của Việt Nam là vào khoảng 1,4 tấn CO 2 tương đương. Các nguồn
phát thải khí nhà kính chính trong nước là năng lượng, nông nghiệp, thay
đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người ở một
số thành phố lớn đã làm cho môi trường ô nhiễm, nạn phá rừng bừa bãi để lấy gỗ,
lấy đất để ở, để sản xuất nông nghiệp làm cho diện tích rừng ngày càng suy giảm
làm ảnh hưởng lớn đến khả năng hấp thụ CO2 cho môi trường toàn cầu. Những
nghiên cứu trên thế giới về khí thải làm cho trái đất ấm dần lên, khí hậu có những
biến đổi tác động đến đời sống con người, cho ta những định hướng quang trọng
trong chiến lược phát triển rừng bền vững.
2.1.2 Thị trường carbon thế giới
Thị trường carbon được cho là thị trường của môi trường bởi đó là thị trường
mua bán các chất khí gây ra hiệu ứng nhà kính, vốn là các loại khí gây hại cho môi
trường sống của con người. Cùng với sự ra đời của Công ước khung của Liên hợp
6


quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu tại Rio de Janeiro năm 1992, thị trường carbon
cũng được hình thành và đi vào hoạt động theo cơ chế Mua bán phát thải, một trong
3 cơ chế đồng thực hiện được xác định trong điều 6 của Nghị định thư Kyoto.
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu toàn cầu đặt ra
trách nhiệm trong việc chống biến đổi khí hậu và những tác hại của biến đổi khí
hậu cho các nước phát triển bởi vì những nước này là nguồn phát thải khí nhà kính
chủ yếu chủ yếu. Những nước này có trách nhiệm phải cắt giảm phần lớn lượng
khí thải cần phải giảm và trả tiền cho những hoạt động làm giảm hoặc hấp thụ khí
nhà kính ở những nước khác. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất trong quá trình vận
hành thị trường carbon là chi phí giảm phát thải hoặc thu hồi khí nhà kính rất khác

nhau giữa các nước trên thế giới, cho nên việc nghiên cứu để cung cấp cho thị
trường carbon thế giới giá trị chi phí giảm phát thải là cần thiết.
Vũ Thị Thu Huyền (2009) tổ chức Hòa Bình Xanh cho rằng nếu muốn
tránh được những hậu quả tồi tệ nhất của sự nóng lên toàn cầu, thế giới buộc phải
giới hạn mức tăng nhiệt độ ở dưới 2oC. Mục tiêu này phụ thuộc vào việc thiết lập
một mức giá carbon ổn định mà nhờ đó có thể phát triển các công nghệ năng
lượng tái tạo trên toàn cầu. Theo báo cáo, việc tín dụng cacbon mất giá có thể là
kết quả của việc gộp tín dụng rừng vào thị trường, gây suy giảm các khoản đầu tư.
Sáng kiến Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng ở các nước đang phát triển
(REDD) là một phần quan trọng trong chương trình nghị sự cho Hiệp định Khung
về Biến đổi khí hậu của Liên hiệp quốc sẽ diễn ra tại Copenhagen vào tháng 12
năm 2009. REDD thu hút nhiều quan tâm bởi nó là một giải pháp giảm khí nhà
kính mang lại hiệu quả kinh tế cao mà vẫn bảo tồn được sự đa dạng sinh học và
quyền lợi của người dân bản địa vốn sống dựa vào rừng.Việc đưa các tín dụng
rừng vào thị trường cacbon có thể làm giảm giá chứng chỉ carbon xuống tới 75%
theo mục tiêu giảm nhiệt độ nóng lên của trái đất hiện nay và giảm xuống tới 70%
theo mục tiêu kìm hãm tăng nhiệt độ ở mức 2oC (tới năm 2020 cắt giảm 40% khí
thải so với mức phát thải năm 1990).

7


Theo Nguyễn Đức Hiệp (2009), sau năm 2012, khi nghị định thư Kyoto
chấm dứt và nếu hiệp ước mới ở Copenhagen chấp nhận tín dụng carbon từ sự giữ
rừng và suy thoái rừng, Úc chắc chắn sẽ chấp nhận tín dụng này vào thị trường
CDM, mà ở Úc gọi là “Chương trình giảm ô nhiểm Carbon”. Hiện nay các nước
đang thảo luận và thương lượng giới hạn lượng khí CO2 thải ra. Sau khi đã được
xác nhận là cơ chế giảm phá rừng và suy thoái rừng (REDD) là quan trọng và khả
thi để thực hiện giảm khí nhà nóng ở hội nghị BaLi năm 2007 thì hội nghị vừa qua
tháng 11, 2008 ở Poznan (Ba Lan) thảo luận về phương pháp và cơ chế xác minh

carbon từ tín dụng qua REDD. Ngân Hàng Thế giới hiện nay đang đi trước tiên
bằng sự thiết lập một thị trường mới mua bán tín dụng REDD. Ngân hàng đặt mua
các tín dụng trước với các tổ chức để các cơ sở này tham gia khởi động thị trường
tín dụng REDD. Một số các công ty đã bắt đầu khai triển các dự án để tham gia
vào thị trường này. Ngân hàng thương mại McQuarie Bank (Úc) hợp tác đầu tư
cùng với tổ chức phi chính phủ Flora and Fauna International (FFI) thiết lập 4 đề
án thử nghiệm ở Đông Nam Á, Nam Mỹ và Phi châu trong 4 năm tới.
Theo Vũ Thị Thu Huyền (2009), giữa các lựa chọn tài chính, việc gộp trực
tiếp chứng chỉ rừng vào thị truờng carbon tạo ra nhiều rủi ro cho cả khí hậu và
rừng. Tín dụng REDD có thể làm giá carbon sụt giảm và dao động mạnh dẫn đến
giảm đầu tư vào công nghệ tái tạo và công nghệ sạch vốn rất cần thiết để giới hạn
mức tăng nhiệt độ dưới 2oC. Vì vậy, thị trường carbon phải đưa ra một mức giá ổn
định để tạo cơ hội phát triển năng lượng tái tạo và công nghệ sạch, theo đó nên
tiếp tục chú ý nhiều tới việc giảm phát thải từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Một
cơ chế tách bạch giữa tín dụng rừng và tín dụng carbon là cần thiết để giải quyết
các khó khăn và nguy cơ liên quan tới REDD.
Theo báo Công nghiệp và Môi trường (2009), ở Việt Nam, cùng với Chính
sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định 380/2008/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ, việc thực hiện REDD hy vọng sẽ tạo nguồn tài chính
mới, bền vững là động lực mạnh mẽ khuyến khích người dân và mọi thành phần

8


×