i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, Luâ ̣n văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa ho ̣c của giáo viên hướng dẫn – GS.TS. Phạm Vân Đình.
Tấ t cả các số liê ̣u, kết quả đươ ̣c sử du ̣ng trong pha ̣m vi nô ̣i dung nghiên cứu
của Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các thông tin trích dẫn trong Luâ ̣n văn đề u đã đươ ̣c chỉ rõ nguồ n gố c rõ ràng
và mo ̣i sự giúp đỡ cho viê ̣c thực hiê ̣n Luâ ̣n văn này đề u đã đươ ̣c cảm ơn./.
Hà Nội, tháng 03 năm 2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Duy Phúc
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn tốt nghiệp, tác
giả đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của cơ quan, đơn vị và cá nhân.
Trước hế t, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy giáo, cô
giáo đã tham gia giảng dạy Lớp Cao học KT20A2.2 - KTNN; các khoa, phòng và
Ban Giám hiê ̣u Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ, truyề n đa ̣t những
kiế n thức cơ bản cho tác giả trong quá trình ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu chương trình cao
ho ̣c chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp ta ̣i Trường.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn cán bộ Ban lãnh đạo lañ h đa ̣o,cán bộ,
công chức Chi cục Thống kê, Phòng Nông nghiệp huyện, phòng Tài chính và Kế
hoạch, Văn phòng UBND huyện, các xã thuộc huyện Bố Trạch và các đồ ng nghiê ̣p,
ba ̣n bè đã nhiê ̣t tình cô ̣ng tác, cung cấ p những tài liê ̣u thực tế và thông tin cầ n thiế t
để tôi hoàn thành tố t Luâ ̣n văn này.
Đă ̣c biê ̣t, tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến GS.TS. Phạm Vân Đình,
người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành Luâ ̣n văn tốt
nghiệp này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, song chắc chắn rằng
Luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiế u sót, khiếm khuyết nhấ t đinh.
̣ Tác giả
rất mong nhận được sự góp ý của quý thầ y giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 3 năm 2014
TÁC GIẢ
Nguyễn Duy Phúc
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài. .........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................3
2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................3
3.1. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................4
CHƯƠNG I .................................................................................................................5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ NUÔI TÔM THÂM CANH TRÊN CÁT .............................................................5
1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát. .......................5
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế .....................................................5
1.1.1.1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế ..............................7
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế.........................................................8
1.1.2. Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản nói chung và hiệu quả nuôi tôm thâm
canh trên cát nói riêng. .............................................................................................10
1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của nuôi tôm thâm canh trên cát. .............................................11
1.1.3.1. Vị trí, vai trò của nuôi trồng thủy sản ..........................................................11
1.1.3.2. Vị trí, ý nghĩa của nuôi tôm thâm cát trên cát .............................................12
1.1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nuôi tôm thâm canh trên cát ..........................14
1.1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm ....................................................................14
1.1.4.2. Các hình thức nuôi tôm chuyên canh ...........................................................16
iv
1.1.4.3. Nuôi tôm bán thâm canh ..............................................................................16
1.1.4.4. Nuôi tôm thâm canh .....................................................................................17
1.1.5. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản trong nuôi tôm thâm canh trên cát ..........................19
1.1.6. Đặc điểm kinh tế hệ thống chỉ tiêu đánh gia sản xuất tôm trên cát ................22
1.1.7. Nội dung nghiên cứu HQKT nuôi tôm trên cát ...............................................24
1.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng đến HQKT……………………………………………...27
1.1.8.1 ảnh hưởng về yếu tố kỷ thuật môi trường………………………………………27
1.1.8.2 ảnh hưởng về quy mô diện tích môi trường………………………………….…27
1.1.8.3 Ảnh hưởng của chi phí trung gian ................................................................27
1.1.8.4 Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ sản phẩm ...............................................28
1.2.1. Tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát trên thế giới và ở châu Á ..................29
1.2.2. Tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát trong nước ........................................30
1.2.2.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về nuôi tôm thâm canh trên cát ..........30
1.2.2.2. Kết quả nuôi tôm thâm canh trên cát ...........................................................31
1.2.2.3. Những vấn đề được đề cập trong quá trình nuôi tôm thâm canh trên cát ...31
1.2.2.4 Một số mô hình nuôi tôm thâm canh trên cát ở các địa phương bài học kinh
nghiệm từ thất bại .....................................................................................................32
CHƯƠNG II ..............................................................................................................34
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....34
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................34
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................34
2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................34
2.1.1.2. Khí hậu thủy văn ..........................................................................................35
2.1.1.3. Địa hình và hệ thống canh tác .....................................................................36
2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên...................................................................................37
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ...................................................................................40
2.1.2.1. Dân số, lao động, thu nhập và mức sống .....................................................40
2.1.2.2. Cơ sở hạ tầng vật chất xã hội ......................................................................41
2.1.2.3. Các dịch vụ đầu vào .....................................................................................43
2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu ...........................................44
v
2.1.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................44
2.1.3.2. Khó khăn ......................................................................................................45
2.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài. .........................................................................46
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu...............................................................46
2.2.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ............................................................46
2.2.2.1. Chọn địa điểm điều tra .................................................................................46
2.2.2.2. Chọn mẫu điều tra ........................................................................................47
2.2.2.3. Thu thập số liệu ............................................................................................46
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu: .............................................................................47
2.2.4. Phương pháp phân tích ...................................................................................47
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê ....................................................................47
2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh ....................................................................47
2.2.4. Phương pháp chuyên gia.................................................................................47
2.3. . Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm .....................................48
2.3.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố kỹ thuật .......................48
2.3.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi tôm ....................................48
CHƯƠNG III ............................................................................................................50
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................50
3.1. Thực trạng kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình. ............................................................................................50
3.1.1. Tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát nói riêng của huyện Bố Trạch ..........50
3.1.1.2. Khái quát tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát ở huyện Bố Trạch ..........51
3.1.2.. Đặc trưng chủ yếu của các hộ điều tra ..........................................................53
3.1.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát của các hộ điều tra
...................................................................................................................................56
3.1.3.1. Chi phí nuôi tôm thâm canh trên cát............................................................56
3.1.3.3. Hiệu quả nuôi tôm thâm canh trên cát .........................................................62
3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi tôm thâm canh trên cát ở
huyện Bố Trạch .........................................................................................................64
vi
3.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất ...........................................................64
3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ............................................................67
3.2.3. Các nhân tố chung ..........................................................................................69
3.2.4 . Tình hình thị trường và các vấn đề liên quan………………….……………….71
3.2.4.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm………………………………….………………….71
3.2.4.1. Vấn đề môi trường………………………………………………………..………73
3.3. Các giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nuôi tôm thâm canh trên cát ...........73
3.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển ............................................................733
3.3.1.1. Quan điểm phát triển ...................................................................................73
3.3.1.2. Phương hướng phát triển .............................................................................74
3.3.2 Một số giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả nuôi tôm thâm canh trên cát ở
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.............................................................................76
3.3.2.1. Những giải pháp chung ................................................................................76
3.3.2.2. Những giải pháp cụ thể đối với hộ nuôi tôm ................................................85
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................89
1. KẾT LUẬN ...........................................................................................................89
2. KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................................90
2.1. Đối với Nhà nước ...............................................................................................90
2.2. Đối với chính quyền địa phương ........................................................................90
2.3. Đối với các hộ nuôi tôm .....................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................92
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tên bảng
1.1
Tóm tắt các hình thức nuôi tôm
19
1.2
Ảnh hưởng của quy mô diện tích nuôi trồng
27
1.3
Ảnh hưởng của chi phí trung gian
28
2.1
Dân số và lao động huyện Bố Trạch qua các năm
40
2.2
Lao động và đất nông nghiệp huyện Bố Trạch năm 2012
41
3.1
Năng lực sản xuất của các hộ nuôi tôm trên cát
54
3.2
Năng lực sản xuất của các hộ nuôi tôm trên cát
55
3.2
Chi phí nuôi tôm thâm canh 1ha năm 2012 của các hộ điều tra
59
3.4
Kết quả nuôi tôm thâm canh 1ha năm 2012 của các hộ điều tra
61
3.5
Hiệu quả nuôi tôm thâm canh 1ha năm 2012 của các hộ điều tra
64
3.6
Ảnh hưởng của diện tích nuôi trồng
65
3.7
Ảnh hưởng của các yếu tố
67
3.8
Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận
69
Trang
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ. Điều đó
đòi hỏi mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương, mỗi quốc gia phải không ngừng
nâng cao hiệu quả hoạt động của mình, phát huy lợi thế so sánh để tăng sức cạnh
tranh.
Việt Nam là một nước đi lên từ ngành nông nghiệp. Với hơn 70% dân số
sống bằng nghề nông, nông nghiệp là một thế mạnh của Việt Nam cần phải khai
thác trong thời kỳ hiện nay. Từ đó duy trì và phát triển ngành nông nghiệp là một
việc không thể thiếu.
Trong nông nghiệp Việt Nam, tôm là một ngành sản xuất đang được Đảng và
Nhà nước quan tâm, vì tôm là đối tượng xuất khẩu số một của ngành thủy sản, hàng
năm đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước. Phát triển ngành nuôi tôm có
ý nghĩa quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa thế độc canh
trong nông nghiệp, khai thác tốt các tiềm năng, tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa
phục vụ cho tiêu dùng và thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Nhờ vào lợi thế về điều
kiện tự nhiên và thị trường, hiện nay nuôi tôm đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều địa phương và nhiều vùng.
Nuôi tôm có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như nuôi tôm quảng canh,
nuôi tôm bán thâm canh và nuôi tôm thâm canh. Địa điểm nuôi tôm có thể ở các ao
hồ, nuôi trong lồng ven sông ngòi, đầm phá, ven biển, nuôi tôm trên cát. Mỗi một
hình thức nuôi tôm khác nhau thường mang lại hiệu quả khác nhau.
Trong các hình thức nuôi tôm đó, nuôi tôm thâm canh trên cát đang được các
địa phương ven biển tìm cách phát triển vì nó có những lợi thế mà các hình thức nuôi
tôm khác không thể có được. Phát triển nuôi tôm trên cát góp phần đa dạng hóa các
loại hình nuôi tôm, đã mở ra một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản đối với các
tỉnh nghèo tiềm năng đất đai, đặc biệt là các tỉnh miền Trung.
2
Là một tỉnh ven biển, Quảng Bình có vùng mặt nước có khả năng nuôi trồng
thuỷ sản khá lớn. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản toàn tỉnh (tính đến 2012) là
khoảng 4.600 ha. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nuôi thuỷ sản, đặc biệt là
nuôi tôm như độ mặn ở vùng mặt nước ở cửa sông và độ pH rất phù hợp, chế độ
bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thoát nước cho các nuôi tôm
cua.
Huyện Bố Trạch có đường bờ biển kéo dài 24 km với hệ sinh thái sông biển
rất thuận lợi cho việc phát triển và nuôi trồng các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Đây chính là điều kiện tự nhiên mang lại lợi thế cho nghề nuôi trồng thủy sản phát
triển, nhất là các loài đặc sản như tôm, cua... Mặt khác, với một lực lượng lao động
dồi dào cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên làm cho nghề nuôi tôm trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của huyện và có tiềm năng phát triển lớn. Nuôi tôm thâm canh
trên cát cũng là một hình thức nuôi tôm được huyện chú ý đầu tư phát triển. Gần
đây, do giống tôm sú cho hình thức này không mang lại hiệu quả cao nên bà con đã
chuyển qua dùng giống tôm thẻ chân trắng. Đây là giống tôm ít dịch bệnh và hiệu
quả kinh tế cao hơn so với tôm sú. Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thâm canh trên cát ở
huyện Bố Trạch nói riêng cũng như toàn tỉnh Quảng Bình nói chung mới chỉ phát
triển trong một vài năm gần đây nên người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm, hơn
nữa do vốn đầu tư xây dựng hồ nuôi còn cao, quy mô diện tích nhỏ, mỗi năm chỉ
mới nuôi được một vụ trong khi điều kiện cho phép nuôi từ 2-3 vụ/năm làm giảm
hiệu quả sử dụng đất đai, mặt nước, giảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư... nên hiệu
quả kinh tế chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng nuôi tôm thâm canh trên cát
của huyện. Do đó vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải giải quyết nhằm khai thác
tiềm năng nuôi tôm thâm canh trên cát một cách có hiệu quả, góp phần nâng cao đời
sống của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng cát bãi ngang ven biển nói
riêng và nền kinh tế của huyện Bố Trạch nói chung.
Xuất phát từ đó, em đã chọn đề tài: "Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh
trên cát ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình" làm luận văn thạc sỹ kinh tế nông
nghiệp của mình.
3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Từ đánh giá thực trạng kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên
cát, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển hình
thức nuôi tôm thâm canh trên cát ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong thời
gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn
về hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát.
- Đánh giá thực trạng kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên
cát, xác định những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hình thức này ở
huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Đề xuất định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh
tế và phát triển hình thức nuôi tôm thâm canh trên cát ở huyện Bố Trạch, tỉnh
Quảng Bình trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả và phát triển hình thức nuôi
tôm thâm canh trên cát với đối tượng khảo sát là các cơ sở nuôi tôm thâm canh trên
cát ở hai xã Đại Trạch và Nhân Trạch, phòng nông nghiệp huyện Bố Trạch, phòng
thống kê huyện, Chi cục thống tỉnh Quảng Bình.
3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát.
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các cơ sở nuôi tôm thâm
canh trên cát ở hai xã Đại Trạch và Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
và có xem xét trong mối quan hệ với các hiệu quả xã hội và môi trường.xác định
các yếu tố ảnh hưởng đến hiểu quả sản xuất kinh doanh, từ đó đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
4
Phạm vi về không gian:
Huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình
Phạm vi về thời gian:
Số liệu thứ cấp về tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát ở huyện Bố Trạch
trong 3 năm gần nhất 2010-2012; Số liệu khảo sát năm 2012, dự kiến đến năm 2020
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát.
- Thực trạng kết quả và hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát, xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả của hình thức này ở huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Các giải pháp đề xuất chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển
hình thức nuôi tôm thâm canh trên cát ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình trong
thời gian tới.
5
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ
KINH TẾ NUÔI TÔM THÂM CANH TRÊN CÁT
1.1. Lý luận cơ bản về hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát.
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Khuynh hướng phát triển kinh tế của thế giới ngày nay là phát triển theo
chiều sâu, nhằm tạo ra được một lượng hàng hóa có giá trị sử dụng cao nhất, với
mức hao phí lao động xã hội thấp nhất từ nguồn lực hữu hạn của một nền kinh tế.
Trên góc độ các nhà sản xuất và quản lý cũng vậy, mục tiêu của họ là làm
sao với một khối lượng dự trữ tài nguyên nhất định tạo ra được khối lượng sản xuất
lớn nhất, hay nói cách khác là ở mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có
chi phí tài nguyên và lao động thấp nhất. Điều này cho thấy quá trình sản xuất là sự
liên hệ mật thiết giữa yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối
quan hệ thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
Hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về hiệu quả kinh tế. Theo tiến sĩ
Nguyễn Tiến Mạnh thì: "Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan phản
ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt mục tiêu đã xác định". Còn theo tác giả
Hồ Vinh Đào thì "Hiệu quả kinh tế còn gọi là "Hiệu ích kinh tế", so sánh giữa
chiếm dụng và tiêu hao trong hoạt động kinh tế (bao gồm lao động vật hóa và lao
động sống) với thành quả có ích đạt được".
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp
với nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
Để đánh giá đúng hiệu quả kinh tế cần phân biệt rõ 3 phạm trù: hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội.
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra. Một phương án hay hoặc một giải pháp kỹ thuật quản
lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt được tương quan tối ưu giữa kết
quả đem lại và chi phí sẽ đầu tư.
6
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan
hệ so sánh tương đối mà chỉ quan tâm đến so sánh tuyệt đối và chưa xem xét đầy đủ
mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Phần lớn những kỹ thuật tiến bộ áp dụng vào sản xuất đều tạo ra được khả
năng đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra như: năng suất cây trồng, vật nuôi,
năng suất lao động, sản phẩm thu được nhiều hơn, chất lượng cao hơn, giá thành
thấp hơn, thu nhập của người sản xuất cao hơn. Bên cạnh đó cũng tạo ra những hiệu
quả xã hội khác như: thay đổi điều kiện làm việc, cải thiện đời sống, tăng thêm việc
làm, cải tạo môi trường....
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi
phí mà xã hội bỏ ra.
Hiệu quả kinh tế xã hội là tương quan so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả
thu được cả về mặt kinh tế và xã hội.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau,
chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.
Do vậy, khi nói đến hiệu quả kinh tế, chúng ta cần phải dựa trên quan điểm
hiệu quả kinh tế xã hội.
Qua nội dung đã trình bày ở trên, có thể kết luận rằng:
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển
kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác nguồn lực và trình độ chi phí các
nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra.
Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết
kiệm lao động xã hội.
Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát
triển kinh tế xã hội, là đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về mặt vật chất và nhu cầu về
mặt tinh thần của mọi thành viên trong xã hội.
Nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội là hai mặt
của một vấn đề về hiệu quả kinh tế. Hai mặt này có quan hệ mật thiết với nhau, gắn
liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật tăng năng suất
7
lao động và quy luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với
chi phí tối thiểu (chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí để tạo
năng lực và chi phí để sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ
hội).
Để nhận thức rõ bản chất của hiệu quả, cần phân định sự khác nhau và mối
liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả".
Kết quả là một đại lượng vật hóa tạo ra do mục đích của con người, được
biểu hiện bằng nhiều chỉ tiêu, nhiều nội dung tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể
xác định. Do tính mâu thuẫn giữa khả năng hữu hạn về tài nguyên với nhu cầu tăng
lên do con người mà người ta phải xem xét kết quả đó được tạo ra như thế nào và
chi phí bỏ ra là bao nhiêu, có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Theo quan điểm
kinh doanh hiện đại, trong cơ chế thị trường, cái mà người ta quan tâm nhất không
phải là tạo ra được bao nhiêu sản phẩm mà là phương cách để tạo ra sản phẩm đó.
Chính vì vậy, khi đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ dừng
lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải đánh giá chất lượng của hoạt động đó.
Việc đánh giá chất chượng hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh
giá của hiệu quả. Trên phạm vi xã hội, các chi phí bỏ ra để thu được kết quả phải là
chi phí lao động xã hội. Vì thế, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động
xã hội và được xác định bằng tương quan so sánh giữa lượng kết quả có ích thu
được với lượng hao phí lao động xã hội, còn tiêu chuẩn hiệu quả là sự tối đa hóa kết
quả và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn lực hữu hạn.
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu
tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung.
1.1.1.1. Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ và hiệu quả kinh tế
Farrell (1957) giới thiệu sự khác biệt giữa hiệu quả kỹ thuật (khi thu được
đầu ra tối đa với những đầu vào nhất định) và hiệu quả phân phối (khi nắm được giá
đầu vào, người ta sử dụng các yếu tố theo những tỷ lệ nhằm đạt lợi nhuận tối đa).
8
Rõ ràng, hiệu quả kỹ thuật chỉ liên quan đến những đặc tính vật chất của quá
trình sản xuất. Do đó, có thể coi nó là mục đích phổ biến thích hợp với mọi hệ
thống kinh tế. Mặt khác, hiệu quả phân phối và hiệu quả kinh tế toàn bộ cho thấy
mục đích của nhà doanh nghiệp là làm cho lợi nhuận đạt mức tối đa.
1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế
Sử dụng các chỉ tiêu kinh tế như giá trị sản xuất, giá trị gia tăng, diện tích,
năng suất, sản lượng... để phân tích tình hình, xu thế biến động, quy mô hoạt động
và xu hướng phát triển của nuôi tôm trên cát. Tuy nhiên, do tính phức tạp và đa
dạng trong hệ thống các chỉ tiêu, nên mỗi một chỉ tiêu dù là chỉ tiêu cơ bản cũng chỉ
đánh giá được một mặt hoặc một số khía cạnh của vấn đề cần nghiên cứu. Do vậy,
sử dụng hệ thống chỉ tiêu đảm bảo khắc phục được sự phiến diện trong nghiên cứu,
các chỉ tiêu sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau, giúp cho việc đánh giá các vấn đề nghiên
cứu được đầy đủ, toàn diện hơn.
Việc xác định hiệu quả phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về mối quan hệ giữa mục tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả: theo
nguyên tắc này, tiêu chuẩn hiệu quả được định ra trên cơ sở mục tiêu.
Phân tích hiệu quả của một phương án nào đó luôn luôn dựa trên phân tích
mục tiêu. Phương án có hiệu quả cao nhất khi nó đóng góp nhiều nhất cho việc thực
hiện các mục tiêu đặt ra với chi phí thấp nhất.
- Nguyên tắc về sự thống nhất lợi ích: theo nguyên tắc này, một phương án
được xem là có hiệu quả khi nó kết hợp trong đó các loại lợi ích.
- Nguyên tắc về tính chính xác, tính khoa học: để đánh giá hiệu quả các
phương án, cần phải dựa trên một hệ thống các chỉ tiêu có thể lượng hóa được và
không lượng hóa được, tức là phải kết hợp phân tích định lượng hiệu quả và phân
tích định tính. Không thể thay thế phân tích định lượng bằng phân tích định tính khi
phân tích định lượng chưa đủ đảm bảo tính chính xác, chưa cho phép phản ánh được
mọi lợi ích cũng như mọi chi phí mà chủ thể quan tâm.
Nguyên tắc này cũng đòi hỏi những căn cứ tính toán hiệu quả phải được xác
định chính xác, tránh chủ quan tùy tiện.
9
- Nguyên tắc về tính đơn giản và thực tế: theo nguyên tắc này, những phương
pháp tính toán hiệu quả và hiệu quả kinh tế phải được dựa trên cơ sở các số liệu
thông tin thực tế, đơn giản và dễ hiểu.
Tuân thủ các nguyên tắc trên, trên cơ sở kết quả thu được và chi phí bỏ ra, ta
có thể xác định được hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế có thể được biểu hiện qua
nhiều chỉ tiêu khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu phân tích và phương pháp tính
toán.
Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ là
quan hệ so sánh giữa đầu vào (chi phí kinh tế) và đầu ra (kết quả kinh tế). Hay hiệu
quả kinh tế được xác định bằng cách lấy kết quả thu được chia cho chi phí bỏ ra
(dạng thuận) hoặc ngược lại (dạng nghịch).
- Dạng thuận:
H
Q
C
Trong đó: H: hiệu quả; Q: kết quả; C: chi phí
Công thức này nói lên một đơn vi chi phí sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị kết
quả.
- Dạng nghịch
C
H Q
Trong đó: h: hiệu quả; Q: kết quả; C: chi phí
Công thức này nói lên để đạt được một đơn vị kết quả cần tiêu tốn bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Hai loại chỉ tiêu này có ý nghĩa khác nhau nhưng có liên hệ mật thiết với
nhau, cùng được dùng để phản ánh hiệu quả kinh tế. Các chỉ tiêu trên được gọi là
các chỉ tiêu toàn phần.
Ngoài các chỉ tiêu toàn phần trên ra còn có các chỉ tiêu cận biên như sau:
- Dạng thuận:
Q
H b C
10
Trong đó: Hb: Hiệu quả cận biên
Q: lượng kết quả tăng thêm (giảm đi)
C: lượng chi phí tăng thêm (giảm đi)
Ý nghĩa: cứ tăng thêm một đơn vị chi phí sẽ tăng thêm được bao nhiêu đơn
vị kết quả.
- Dạng nghịch:
C
hb Q
Trong đó: hb: Hiệu quả cận biên
Q: lượng kết quả tăng thêm (giảm đi)
C: lượng chi phí tăng thêm (giảm đi)
Ý nghĩa: để tăng thêm một đơn vị kết quả cần đầu tư tăng thêm bao nhiêu
đơn vị chi phí.
Các chỉ tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá, phân tích hiệu
quả kinh tế, vì nguyên lý cận biên là phần lý thuyết cốt lõi trong kinh tế học hiện
đại. Nó là cơ sở để đánh gía các yếu tố đầu vào, cho việc phân phối sản phẩm và thu
nhập.
1.1.2. Hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản nói chung và hiệu quả nuôi tôm thâm
canh trên cát nói riêng.
* Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát
Căn cứ vào các khái niệm về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế
nuôi trồng thủy sản, chúng ta có thể hiểu hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên
cát như sau:
- Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm cánh trên cát là một phạm trù kinh tế phản
ánh trình độ khai thác các nguồn lực về nuôi tôm thâm canh trên cát và trình độ chi
phí các nguồn lực đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế rất phức tạp và được thể hiện hết
sức đa dạng và phong phú. Hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm thâm canh trên cát là
một bộ phận của hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản
11
nói riêng nên ngoài những đặc điểm chung, việc đánh giá hiệu quả nuôi tôm thâm
canh trên cát còn có những nét riêng do đặc thù của việc nuôi tôm thâm canh trên
cát.
- Nuôi tôm thâm canh trên cát còn được gọi là nuôi tôm công nghiệp cao
triều, là một hình thức nuôi tôm mà theo đó tôm được thả nuôi ở những hồ trên các
bãi cát ven bờ biển, được chống thấm bằng lớp vải địa kỹ thuật (Polyethylene), có
nước biển lọc sạch và luôn được sục khí. Điểm khác biệt của hình thức nuôi tôm
thâm canh so với các hình thức nuôi tôm khác là nó ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt và
hạn hán. Đây là một ưu thế của hình thức nuôi tôm trên cát so với các hình thức
khác như: nuôi lồng trên sông, nuôi trong hồ ven đầm phá...
1.1.3 Vị trí, ý nghĩa của nuôi tôm thâm canh trên cát.
1.1.3.1. Vị trí, vai trò của nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thủy sản có vai trò rất quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng
sản lượng thủy sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống của người
dân mà còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen và môi trường sinh thái.
Trong những năm qua, nghề nuôi trồng thủy sản đã thúc đẩy việc gia tăng
sản lượng thủy sản, góp phần hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng
thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế, điển hình là cá Basa, cá Tra đã thâm
nhập và chiếm lĩnh thị trường cá da trơn Mỹ, tôm các loại xuất sang thị trường
Nhật, EU tăng lên mỗi năm, được khách hàng ưu chuộng. Qua hoạt động đó đã
mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia, góp phần bình ổn cán cân thương
mại.
Cùng với việc mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia từ hoạt động
xuất khẩu thủy sản, việc nuôi trồng thủy sản mang lại lợi ích rất lớn về mặt xã hội,
qua hoạt động nuôi trồng thủy sản đã góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập cho người dân nông thôn, bởi "nuôi trồng thủy sản có lợi gấp 10 lần so với sản
xuất nông nghiệp", đặc biệt nuôi trồng thủy sản là một giải pháp, một hướng đi
đúng đối với những vùng ngập mặn, đất nhiễm phèn, đất cát ven biển nhằm cải
12
thiện đời sống cho nông dân, góp phần ổn định về mặt xã hội của các địa phương
trong vùng.
Nuôi trồng thủy sản cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
được chủ động thường xuyên với chất lượng ổn định, ít bị chi phối bởi yếu tố thời
vụ hơn so với hoạt động đánh bắt.
Ngày nay với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại, các thiết bị hỗ
trợ cho việc đánh bắt ngày càng tối tân, do vậy, hoạt động đánh bắt khai thác mang
tính chất hủy diệt làm cạn kiệt nguồn thủy sản tự nhiên, gây hại đến môi trường sinh
thái. Nuôi trồng thủy sản đã góp phần hạn chế được tác hại, đồng thời còn giúp tái
tạo môi trường tự nhiên, đảm bảo cân bằng sinh thái, mang lại tính bền vững cao
trong phát triển kinh tế.
1.1.3.2. Vị trí, ý nghĩa của nuôi tôm thâm cát trên cát
Tôm là một loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưu
chuộng nhờ có hàm lượng Protein lớn, có thể đạt tới 20%, cao hơn rất nhiều so với
thịt lợn, thịt bò, và các loại cá, thịt khác. Do vậy, hiện nay thế thế giới nhiều nước
rất chú trọng đến việc khai thác tôm, sản lượng khai thác tôm trên thế giới trong
những năm gần đây đã lên tới 1,5 triệu tấn, chiếm 1,4% tổng thu hoạch và 5% tổng
giá trị nghề cá, nhưng do việc khai thác quá mức và công tác bảo vệ nguồn lợi chưa
tốt nên sản lượng đánh bắt tôm tự nhiên không đủ để đáp ứng nhu cầu ngày càng
tăng của con người (trong vòng 20 năm trở lại đây, số lượng tôm tiêu thụ trên thế
giới đã tăng gấp 5 lần). Để tránh việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên
nhiên sẵn có, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tôm của cả xã hội, để giảm chi phí đầu tư
đánh bắt quá tốn kém mà sản lượng không ổn định, việc đầu tư nuôi tôm đóng vai
trò quan trọng và tỏ ra là một giải pháp tốt trong việc tìm lối ra về giải quyết nhu
cầu tôm và bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nhiều nước trên thế giới.
Bên cạnh đó, tôm còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, việc nuôi
tôm thương phẩm trên thế giới đã xuất hiện từ rất lâu. Đặc biệt sau khi tiến sĩ
Shaovenling (1969), người đầu tiên cho biết chu kỳ sống của tôm trong phòng thí
nghiệm và sau đó Fujimura và Kamoto thực hiện sản xuất giống tôm đại trà thì việc
13
nuôi tôm thương phẩm ngày càng phát triển mạnh hơn và trở thành hàng hóa xuất
khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới như Thái
Lan, Ấn Độ, Malaysia, Việt Nam...
Ở những vùng đất ngập mặn, nhiễm phèn, vùng đầm phá ven biển, diện tích
gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ trọng thấp trên tổng diện tích đất tự nhiên và
năng suất thu hoạch lại càng thấp hơn nhiều so với những vùng khác, do vậy đời
sống của đại bộ phận dân cư ở những vùng này còn rất thấp so với mặt bằng chung
của toàn xã hội. Nhờ có phong trào nuôi tôm xuất hiện đã biến những vùng đất khó
khăn này trở thành những vựa tôm của cả nước như: Cà Mau, Khánh Hòa, Thừa
Thiên Huế, Quảng Bình... Việc nuôi tôm đã mang lại lợi ích không nhỏ cho những
vùng này, là đã góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho đại bộ phận tầng lớp dân cư ở đây.
Tuy nhiên, việc nuôi tôm ở các vùng trên sông, đầm hay các ao hồ đào ven
đầm phá thường bị ảnh hưởng của các yếu tố thủy triều, hạn hán, lũ lụt đã tác động
đến môi trường sống của tôm nuôi, là loại phu thuộc khá nhiều vào độ mặn, ngọt
của nước. Thực tế các yếu tố trên đã gây ra không ít khó khăn cho người nuôi tôm
mà việc khắc phục những yếu tố mang tính tự nhiên và chu kỳ đó lại cực kỳ khó
khăn, phức tạp, tốn kém.
Khác với các hình thức trên, nuôi tôm trên cát không chỉ đóng vai trò quan
trọng trong việc tăng sản lượng tôm cung ứng cho thị trường, giải quyết việc làm,
góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người dân vùng cát ven biển, mà
còn giúp nghề nuôi tôm ổn định được sản lượng nhờ khắc phục được các nhược
điểm nói trên của các hình thức nuôi tôm khác. Đây thực sự là một ưu thế của hình
thức nuôi tôm thâm canh trên cát so với các hình thức khác, đồng thời nó đóng vai
trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng cát ven biển mà Đảng,
Chính phủ và các ngành, các địa phương ven biển đang chú trọng.
14
1.1.4. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nuôi tôm thâm canh trên cát
1.1.4.1. Đặc điểm sinh vật học của tôm
Như tất cả các ngành nghề khác, nuôi tôm phải thực sự mang lại hiệu quả
kinh tế cao mới có thể tồn tại lâu dài trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay - đa
phương tiện, đa ngành nghề, và đặc biệt ngày càng nảy sinh nhiều ngành nghề mới,
đồng thời việc thay đổi ngành nghề ngày càng được tiến hành một cách dễ dàng và
thời gian thay thế càng rút ngắn lại. Nghề nuôi tôm nói chung và nuôi tôm trên cát
nói riêng mới chỉ du nhập và phát triển ở nước ta trong vài năm gần đây nên vấn đề
lựa chọn và áp dụng giống tôm cũng như kỹ thuật nuôi tôm sao cho thích hợp và
mang lại hiệu quả kinh tế cao là hết sức quan trọng.
Tôm là một loại sinh vật rất nhạy cảm với môi trường, do vậy để tạo ra
những điều kiện sống phù hợp với đặc điểm sinh học của tôm nhằm thúc đẩy sự
phát triển của chúng đòi hỏi phải nắm vững các đặc tính sinh học của tôm để đề ra
các biện pháp kỹ thuật thích hợp, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng và
phát triển của tôm. Trên cơ sở đó mới tạo điều kiện để nâng cao năng suất, chất
lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao.
Tôm là loại động vật giáp xác, sống dưới nước, thở bằng mang, rất nhạy cảm
với môi trường và nhiệt độ.
Mỗi loại tôm khác nhau thì thích hợp với từng nồng độ muối khác nhau.
Tôm sú thích hợp với môi trường nước có độ mặn từ 10 - 25%, tôm bạc thích sống
trong môi trường nước có độ mặn từ 20 - 30%, còn tôm đất lại thích hợp với những
nơi có độ mặn từ 5 - 25%.
Độ pH thích hợp nhất với các loại tôm là từ 6 - 9. Bên cạnh đó do cường độ
trao đổi chất của tôm lớn, lượng tiêu hao oxy nhiều nên tôm rất cần có oxy hòa tan
trong nước đầy đủ để đảm bảo cho việc sinh trưởng và phát triển, lượng oxy hòa tan
thích hợp cho các loại tôm là từ 3 - 5 mg/lít nước.
Nhiệt độ nước thích hợp cho các loại tôm là từ 20 - 300C, nếu nhiệt độ dưới
200C hoặc trên 300C, tôm sẽ hoạt động kém, ít bắt mồi và gần như ngừng sinh
15
trưởng và có thể dẫn đến ngừng ăn hoàn toàn, vùi thân xuống cát để trú ẩn khi nhiệt
độ nước xuống dưới 130C hoặc lên đến trên 350C.
Trong quá trình tăng trưởng và phát triển, tất cả các loài tôm (cũng như các
loài giáp xác khác) đều phải lột vỏ cứng bên ngoài theo một thời gian nhất định, quá
trình này gọi là lột xác, cùng với quá trình lột xác là sự lớn lên về kích thước và
trọng lượng. Khi tôm đã trưởng thành, còn có dạng lột xác sinh sản (ở con cái). Nếu
nồng độ muối cao vỏ tôm sẽ bị cứng, khó lột xác làm cho tôm phát triển kém, chậm
lớn. Còn nếu nồng độ muối thấp, vỏ tôm mềm, dễ bị nhiễm bệnh. Vì vậy, trong quá
trình nuôi phải chú ý đến nồng độ muối trong nước sao cho thích hợp đối với mỗi
loại tôm nuôi vì đây là một yếu tô môi trường ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi tôm.
Tôm có nhiều loài và đặc tính sinh học của mỗi loài khác nhau, nhưng nhìn
chung vòng đời của các loại tôm thường trải qua 5 giai đoạn chủ yếu sau:
Trứng - Ấu Trùng - Tôm bột - Tôm giống - Tôm trưởng thành
Mỗi một giai đoạn, tôm đòi hỏi một môi trường và điều kiện sống khác nhau,
vì vậy cần có chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng thích hợp với từng giai đoạn phát triển
để đảm bảo tôm phát triển nhanh.
Tôm có khả năng sinh sản cao, mỗi con tôm cái có thể đẻ hàng triệu trứng.
Trong thiên nhiên cũng như trong quá trình nuôi tôm nhân tạo, chỉ có giai đoạn ấu
trùng và tôm con là lượng tử vong tương đối cao. Nếu ta khắc phục được những khó
khăn và thức ăn trong giai đoạn đầu này, việc nuôi tôm sẽ dễ dàng hơn.
Thức ăn của tôm trong thiên nhiên chủ yếu là sinh vật phù du, sinh vật đáy,
mùn bã hữu cơ, những mảnh động vật, thực vật chìm dưới đáy, tính ăn của tôm thay
đổi rõ rệt theo từng giai đoạn sinh trưởng, tôm bắt mồi mạnh nhất vào ban đêm, đặc
biệt là lúc hoàng hôn và mờ sáng, tôm là loại sinh vật hấp thụ thức ăn nhanh nên
tôm ăn thường xuyên. Mọi hoạt động bắt mồi, sinh sản và giao vũ của tôm đều được
thực hiện vào ban đêm nên có thể nói tôm là loài thích hợp với ánh sáng yếu.
Hiểu được đặc tính sinh học của tôm là một việc hết sức quan trọng trong
quá trình nuôi tôm, trên cơ sở đó để áp dụng kỹ thuật và hình thức nuôi thích hợp
nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc nuôi tôm.
16
1.1.4.2. Các hình thức nuôi tôm chuyên canh
1.1.4.2.1. Nuôi tôm quảng canh
Nuôi tôm quảng canh là hình thức nuôi tôm giản đơn nhất và còn mang tính
chất sơ khai. Đây là hình thức nuôi tôm ít tốn kém nhất vì người nuôi tôm hoàn toàn
dựa vào tự nhiên, từ nguồn tôm giống đến việc cho ăn đều là của tự nhiên, người
nuôi tôm chỉ phải thả thêm giống nhân tạo từ 1 - 3 con/m2 và cũng không cho tôm
ăn thêm, đồng thời cũng ít chăm sóc. Họ chỉ cần đắp đê thành những ao, hồ với diện
tích khá lớn (thường trên 0,5 ha) rồi lợi dụng thủy triều để lấy thêm giống và thức
ăn vào khu vực nuôi, đến kỳ sẽ tiến hành thu hoạch. Hình thức này có ưu điểm là rất
ít tốn kém, ngoài chi phí để xây dựng, tu sửa hồ và thu hoạch, người nuôi tôm
không bỏ ra một chi phí nào khác. Với hình thức nuôi tôm này, người nuôi tôm chỉ
bỏ ra một ít chi phí để đắp đê bao quanh khu vực nuôi, sắm thêm một ít thiết bị giản
đơn, cùng với lao động giản đơn là có thể tiến hành nuôi tôm được. Tuy vậy, do hầu
như chỉ phó mặc hoàn toàn cho thiên nhiên nên năng suất thấp, chỉ khoảng 0,18
tấn/ha, dễ bị tác động của điều kiện tự nhiên như lũ lụt, hạn hán...
1.1.4.2.2. Nuôi tôm quảng canh cải tiến
Tương tự như hình thức nuôi tôm quảng canh, nhưng cao hơn, quy mô diện
tích dưới 2 ha, năng suất từ 0,3 - 0,9 tấn/ha/vụ. Nuôi tôm quảng canh cải tiến cũng
dựa vào nguồn tôm giống và thức ăn tự nhiên là chủ yếu nhưng có thả thêm tôm
giống với mật độ 4 - 9 con/m2, đồng thời bổ sung thêm thức ăn cho tôm. Do mật độ
tôm còn thấp nên chi phí thức ăn ít, lượng oxy hòa toan chưa thiếu hụt nhiều, mức ô
nhiễm nước chưa cao nên người nuôi tôm không phải bơm nước và sục khí mà chỉ
cần thay nước theo thủy triều, bên cạnh đó kỹ thuật chăm sóc và quản lý vẫn còn
đơn giản.
1.1.4.3. Nuôi tôm bán thâm canh
Hình thức nuôi tôm bán thâm canh là hình thức nuôi tôm vừa kết hợp giữa
nguồn giống tôm tự nhiên vừa thả thêm giống tôm nhân tạo với mật độ từ 10 - 15
con/m2. Khi nuôi tôm theo hình thức này, người nuôi tôm bắt buộc phải xử lý ao hồ
trước khi nuôi, phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng hồ nuôi, về kỹ thuật
17
chăm sóc, đồng thời phải duy trì chế độ ăn một cách thường xuyên và có kế hoạch
nhằm chủ động điều hòa, xử lý môi trường nước, cung cấp đủ thức ăn cho tôm. Với
hình thức nuôi tôm này đòi hỏi người nuôi phải đầu tư vốn lớn, phải am hiểu kỹ
thuật nuôi và phải có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, đây là hình thức nuôi tôm
mang lại năng suất khá cao cho người nuôi.
1.1.4.4. Nuôi tôm thâm canh
Nuôi tôm thâm canh còn gọi là nuôi tôm công nghiệp, hình thức nuôi này đòi
hỏi phải cung cấp hoàn toàn giống tôm nhân tạo và thức ăn công nghiệp, mật độ
tôm giống được thả rất cao, từ 16 - 40 con/m2, các yêu cầu kỹ thuật nuôi đòi hỏi
phải đảm bảo gần như tuyệt đối, tối ưu, đặc biệt là việc xử lý môi trường nước,
lượng oxy hòa tan,... Hình thức nuôi tôm này đòi hỏi người nuôi tôm phải có trình
độ chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại, vốn đầu tư lớn.
Hình thức nuôi tôm thâm canh ra đời nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa nhu
cầu về tôm của xã hội ngày càng tăng và tính hữu hạn của diện tích mặt nước nuôi
tôm thông qua việc nâng cao năng suất nuôi.
Nuôi tôm thâm canh được tiến hành trên rất nhiều khu vực nuôi trồng khác
nhau. Hiện nay có các hình thức như sau:
- Nuôi tôm thâm canh ở các hồ nhân tạo ven đầm phá:
Là hình thức nuôi tôm thâm canh mà theo đó người nuôi tôm tiến hành đào
hồ, đắp đê bao quanh hồ, hình thức nuôi tôm này được áp dụng nhiều ở các địa
phương ven đầm phá nước lợ, các hồ này thường được đào ở trên ven bờ đầm, trên
những cánh đồng ngập mặn trước đây. Người nuôi phải xử lý hồ trước khi thả
giống.
- Nuôi tôm thâm canh ở trong lồng
Là hình thức nuôi tôm thâm canh mà theo đó tôm giống được thả nuôi ở
trong những chiếc lồng, rồi thả dưới nước, dọc theo các con sông, hoặc ven bờ đầm
phá. Hình thức này đỡ tốn chi phí xử lý ao hồ, nhưng lại dễ bị nhiễm bệnh từ các
loại thủy sản tự nhiên, đồng thời dễ bị tác động của môi trường nước tự nhiên, khí
18
hậu, thời tiết như mưa lụt làm rơi lồng, giảm độ mặn, hạn hán làm tăng độ mặn vì
nước biển thâm nhập vào.
- Nuôi tôm thâm canh chắn sáo:
Là hình thức nuôi tôm thâm canh mà theo đó người nuôi sẽ tiến hành chắn
sáo (được bện bằng tre) ở dưới nước tạo thành các khu vực nuôi, ngăn ngừa các loại
thủy sinh là thiên địch của tom vào trong sáo, rồi thả tôm vào các khu vực được
chắn sáo bao quanh đó. Hình thức này tương tự như nuôi tôm ở trong lồng nhưng
khác ở chỗ nuôi tôm chắn sáo cố định tại một nơi còn lồng nuôi tôm có thể di động.
- Nuôi tôm thâm canh trên cát
Là hình thức nuôi tôm thâm canh được tiến hành ở những hồ nhân tạo xây
dựng trên những bãi cát ven biển, được chống thấm bằng lớp vải địa kỹ thuật ở đáy
và ven bờ rồi phủ một lớp cát lên trên. Hình thức này còn được gọi là hình thức
nuôi tôm công nghiệp cao triều. Ưu thế của hình thức nuôi tôm này là không bị ảnh
hưởng của thủy triều, không bị ảnh hưởng của yếu tố ngoại lai ở trong môi trường
nước tự nhiên thâm nhập, tránh được các mầm bệnh do các động vật thủy sinh
mang lại. Ngoài ra, hình thức nuôi tôm này cũng hạn chế được việc thay đổi môi
trường nước do hạn hán và lũ lụt gây nên, chủ động được việc xử lý nước hoàn
toàn.