Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.2 KB, 98 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và chưa hề được sử dụng trong bất cứ một nghiên cứu nào hoặc
để bảo vệ của một học vị nào khác.
Tôi xin cam đoan tất cả các trích dẫn đều được chỉ rõ nguồn gốc, mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đều đã được cảm ơn.
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2011.
TÁC GIẢ KHÓA LUẬN
Lò Thị Tiên
i
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, em xin chân thành cảm ơn
sâu sắc tới thầy giáo Lê Ngọc Hướng - Giảng viên khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn tới toàn thể các thầy cô giáo trường Đại học
Nông nghiệp Hà Nội đã động viên, góp ý và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể các cụ chú, anh
chị trong UBND Huyện Lang Chánh – tỉnh Thanh Hóa nói chung và
Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn nói riêng đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại địa phương.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn các hộ gia đình sản xuất theo
mô hình vườn đồi trong địa bàn huyện đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quá trình điều tra, đánh giá tình hình sản xuất tại địa
phương cho tới khi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình cùng bạn bè đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 5 năm 2011
Sinh viên


Lò Thị Tiên
ii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Từ những thực tế của nền kinh tế thị trường hiện nay của đất nước nói
chung cũng như thực tế phát triển kinh tế của huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh
Hóa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế một số
mô hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”.
Nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở điều tra hộ gia đình thực hiện
sản xuất theo mô hình kinh tế vườn đồi của huyện Lang Chánh. Số liệu được
thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với 50 hộ gia đình.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu bao gồm:
Phương pháp mô tả nhằm đánh giá và nhận thức đúng đắn về thực
trạng kinh tế vườn đồi trên địa bàn huyện.
Phương pháp so sánh để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế.
Từ đó xác định xu, hướng tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp
cụ thể.
Ngoài ra, đề tài còn vận dụng các công cụ đặc thù trong nghiên cứu này như
đánh giá nhanh nông thôn có sự tham dự, điều tra chọn mẫu theo phân tầng,
phương pháp phỏng vấn các ngành có liên quan, phương pháp chuyên gia.
Đề tài sử dụng các hệ thống chỉ tiêu kinh tế về hiệu quả kinh tế để đánh
giá xem xét mức độ hiệu quả của các mô hình.
Kết quả nghiên cứu đã đạt được:
Kết quả nghiên cứu thực tế ở huyện Lang Chánh đã cho thấy kinh tế
vườn đồi đã được phát triển ở huyện nhưng chưa được quan tâm đầu tư thích
đáng. Hiện nay, huyện có 3 mô hình vườn đồi chủ yếu là mô hình 1 (trồng sắn
– cây lâm nghiệp – chăn nuôi); Mô hình 2 (trồng mía nguyên liệu kết hợp
chăn nuôi); Mô hình 3 (trồng ngô – rau đậu các loại – chăn nuôi).
Theo kết quả điều tra, phỏng vấn và phân tích từ 50 hộ chỉ ra rằng huyện
Lang Chánh có nhiều lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội để
iii

phát triển kinh tế theo mô hình vườn đồi và kết quả cho thấy sản xuất nông
nghiệp theo mô hình vườn đồi đã mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân và
doanh nghiệp chế biến xuất khẩu. Từ đó góp phần không nhỏ vào chương
trình xóa đói giảm nghèo 135 của chính phủ. Do đó, phát triển kinh tế vườn
đồi ở huyện Lang Chánh - Thanh Hóa là yêu cầu tất yếu khách quan.
Kết quả phân tích lợi nhuận - chi phí ba mô hình cho thấy các loại mô
hình có những yêu cầu rất khác nhau về điều kiện tự nhiên.
+ Mô hình 1 rất phù hợp với những hộ nhiều đất sản xuất, phù hợp điều kiện tự
nhiên, địa hình của huyện. Ngoài ra mô hình 1 là mô hình đem lại hiệu quả về mặt
xã hội và môi trường cao nhất trong tất cả các mô hình.
+
Mô hình 2 đem lại hiểu quả về mặt kinh tế là cao nhất, tổng giá trị sản
xuất đạt
64334.28 nghìn đồng/ ha
, thu nhập hỗn hợp
45209.82 nghìn đồng/
ha. Nói chung là mô hình này có hiệu quả kinh tế nhất, còn hiệu quả xã hội
thì mô hình này đã góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nông
dân. Về hiệu quả môi trường thì mô hình này không đạt hiểu quả môi trường
bằng hai mô hình 1 và 3, bởi vì mô hình 2 trồng mía không kết hợp với cây
trồng khỏc nờn khi cây mía con nhỏ sẽ tạo nên đồi núi trọc nếu có mưa sẽ
không tránh khỏi bị xói mòn.
Do đó, để phát triển bền vững trên đất đồi ta
cần có biện pháp kỹ thuật hợp lý.
+ Mô hình 3 là mô hình cú cỏc chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế thấp nhất trong ba
mô hình, nhưng về chăn nuôi thì mô hình này lại có hiệu quả cao nhất vì chăn
nuôi kết hợp với mô hình này có thể tận dụng được cả sản phẩm phụ và chính
để chăn nuôi. Với lại mô hình này phù hợp với điều kiện địa hình đất đai các
vùng núi thấp, ven sông của huyện.
Mặt khác, kết quả nghiên cứu đã phản ánh trung thực về các nhân tố

ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế vườn đồi huyện như: điều kiện đất
đai, vốn sản xuất, lao động, thức ăn, con giống, tiêu thụ sản phẩm, tiến bộ
khoa học kỹ thuật, trình độ và kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ.
iv
Trên cơ sở đó, đề tài đã đưa ra các định hướng chung và định hướng cụ
thể tập trung ưu tiên giải quyết thị trường tiêu thụ, tăng cường tổ chức sản
xuất, cung ứng đầu vào và tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế
vườn đồi cho huyện. Đồng thời đưa ra các giải pháp góp phần phát triển kinh
tế vườn đồi. Các giải pháp có tính thiết thực và quan trọng này được xem như
là một hệ thống đồng bộ bao gồm các giải pháp cho đầu ra, giải pháp đầu vào,
giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng, và giải pháp về tổ chức hợp tác.
Để kinh tế vườn đồi ngày càng phát triển và khẳng định được vai trò to
lớn trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, phát triển
kinh tế huyện nói chung và nâng cao đời sống cho nông dân nói riêng, báo
cáo đã đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước, địa phương và với chủ hộ
nông dân.
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế.Error: Reference source not found
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Lang Chánh qua 3 năm
2008 – 2010 Error: Reference source not found
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm. .Error: Reference
source not found
Bảng 3.3: Tình hình dân số và lao động của huyện Lang Chánh qua 3 năm
2008-2010 Error: Reference source not found
Bảng 3.4: Cơ sở hạ tầng của huyện trong năm 2010 Error: Reference source
not found

Bảng 3.5 Bảng chọn mẫu điều tra Error: Reference source not found
Bảng 4.1 Giá trị sản xuất nông nghiệp của huyện trong ba năm 2008-2010
Error: Reference source not found
Bảng 4.2 Thông tin chung về các hộ điều tra Error: Reference source not
found
Bảng 4.3 Đầu tư chi phí cho cây trồng của các mô hình. Error: Reference source
not found
Bảng 4.4 Đầu tư chi phí cho chăn nuôi của hộ trong các mô hình (1000đ/hộ) Error:
Reference source not found
Bảng 4.5 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh tế vườn đồi của huyện Lang
Chánh Error: Reference source not found
Bảng 4.6 Kết quả và hiệu quả ngành chăn nuôi của các mô hình vườn đồi
huyện Lang Chánh Error: Reference source not found
Bảng 4.7 Các loại dịch vụ mà hộ nhận đượcError: Reference source not found
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Định nghĩa
BQ Bình quân
CC Cơ cấu
CN Công nghiệp
CNH Công nghiệp hoá
CPPB Chi phí phân bổ
CSHT Cơ sở hạ tầng
DT Diện tích
ĐVT Đơn vị tính
GTSX Giá trị sản xuất
HĐH Hiện đại hoá
HĐND Hội đồng nhân dân
HQ Hiệu quả
HQKT Hiệu quả kinh tế

HTX Hợp tác xã
KHCN Khoa học công nghệ
KHKT Khoa học kĩ thuật
KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định
KT Kinh tế
MH Mô hình
NN Nông nghiệp
SL Sản lượng
TLSX Tư liệu sản xuất
TSCĐ Tài sản cố định
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TTGDTX-DN Trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghê
UBND Uỷ ban nhân dân
VAC Vườn – ao - chuồng
XDCB Xây dựng cơ bản
viii
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo nền kinh tế thị
trường dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Các đơn vị kinh tế ở nông thôn
hiện nay của nước ta chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, dưới sự điều tiết của cơ
chế thị trường kinh tế hộ gia đình đã chuyển dần từ tự cung tự cấp sang sản
xuất hàng hóa. Đặc biệt, để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới
thì Đảng và Nhà nước ta càng chú trọng hơn việc “thỳc đẩy kinh tế hộ phát
triển”. Bộ trưởng Cao Đức Phỏt đó khẳng định “nụng thụn mới là mỗi người
dân phải hoà mình trong chủ trương phát triển của đất nước. Cái gốc cần
tuyên truyền là phải giúp người dân trong mỗi hộ làm cho gia đình mình mới,
nhà nhà xóm ấp mới. Tất cả cho cuộc sống nông hộ giàu hơn thì khi đó sẽ trở
thành nông thôn mới” (Thanh Phong, 2011).

Nước ta với ắ diện tích là vùng trung du miền núi, do đó dể phát triển
kinh tế hộ gia đình thì chủ yếu là phát triển theo mô hinh kinh tế vườn đồi.
Hội làm vườn các cấp đã khẳng định vai trò kinh tế vườn đồi ngày càng rõ nét
và hiệu quả hơn, các hộ nông dân sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, lao động
và vươn lên làm giàu chính đáng.
Để sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững
thì chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn là rất cần thiết. Cũng qua đó,
tìm ra hướng đi mới phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của mỗi nơi
nhằm khai thác triệt để lợi thế của vùng cũng như của địa phương. Từ đó từng
bước đưa nền nông nghiệp nước nhà ngày càng ổn định và phát triển hơn nữa,
góp phần quan trọng vào tiến trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa mà Đảng ta đã đề ra.
Lang Chánh là một huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, nền kinh tế
chủ yếu là nông nghiệp. Lang Chỏnh cú 11 đơn vị hành chính gồm 10 xã và
01 thị trấn trong đó có 05 xã thuộc vùng 135 gồm Yên Khương, Yên Thắng,
1
Trí Nang, Tam Văn, Lõm Phỳ và có 8 thôn thuộc chương trình 135 giai đoạn
II (xó Tõn Phỳc cú 4 thụn: Tõn Biờn, Tõn Cương, Tõn Bỡnh, Tõn Lập; xã
Đồng Lương có 2 thôn Thung, Chỏng; xã Giao Thiện: Húng, Tượt) và 01 xã
biên giới (Yên Khương), 5 xã còn lại thuộc chương trình 30a. Địa hình phức
tạp có nhiều đồi núi cao, độ dốc lớn và chia cắt mạnh bởi cỏc sụng, suối; độ
cao trung bình toàn huyện từ 500m – 700m (so với mặt nước biển). Tổng diện
tích tự nhiên của huyện 58659,18 ha (Đất lâm nghiệp: 50632,58ha chiếm
86,32% diện tích tự nhiên: Đất SX nông nghiệp là 3.945,57ha chiếm 6,72%
diện tích tự nhiên). Lang Chánh là huyện miền núi đặc biệt khó khăn, có nền
kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp; Công nghiệp - TTCN -
Xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.
Trong các năm qua có nhiều hộ nông dân vươn lên làm giàu bằng mô
hình kinh tế vườn đồi, tuy nhiên số lượng còn rất ít,
người dân chưa quen với

sản xuất hàng hoá nên kết quả và hiệu quả (HQ) chưa cao, chưa phát huy được
hết các tiềm năng và thế mạnh của mình
. Các loại mô hình kinh tế của huyện
tập trung chủ yếu vào mô hình VAC. Trong đó: Mô hình trồng sắn - cây lâm
nghiệp - chăn nuôi là chiếm tỷ lệ cao nhất huyện chiếm 55,6% trong tổng các
mô hình; mô hình trồng ngô - rau đậu các loại - chăn nuôi được hình thành
lâu đời ở cỏc vựng thấp hơn của huyện, vùng ven sông Âm chiếm 20%; Mô
hình trồng mía nguyên liệu kết hợp chăn nuôi mới xuất hiện nhưng cũng đó
phỏt tiển nhanh chóng chiếm 20,3%; Hiện nay công ty cao su Thanh Hóa
đang thực hiện dự án trồng cao su khoảng 200 ha trên địa bàn huyện, nhưng
vẫn chưa có hộ nào tham gia vào mô hình này; Ngoài ra cũn cú cỏc loại mô
hình kinh tế khác như mô hình trồng cây ăn quả, nuôi gà Tam Hoàng…. Ở
huyện Lang Chánh hiện nay tuy xuất hiện nhiều mô hình kinh tế sản xuất
hàng hóa trên vườn đồi nhà mình, nhưng những mô hình đú cú phù hợp với
điều kiện tự nhiên và xã hội của huyện hay không, hiểu quả đạt được như thế
nào thì vẫn chưa có nghiên cứu nào của huyện tìm hiểu, đánh giá các mô hình
kinh tế này. Do đó, việc tìm hiểu và đánh giá hiệu quả kinh tế các vườn đồi
2
đó ra sao, lựa chọn những sản phẩm gì để sản xuất ra tối đa sản phẩm và tối
thiểu được chi phí sản xuất là điều cần thiết.
Bên cạnh đó việc lựa chọn mô hình vườn đồi nào để phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội của huyện Lang Chánh vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi như
sau: Hiện tại huyện đang có những mô hình vườn đồi chủ yếu nào? Hiệu quả
kinh tế các mô hình đó như thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu
quả kinh tế các mô hình đó?
Xu hướng phát triển trong những năm tới như thế
nào? Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp hợp lý nhằm phát triển
và nâng cao hiệu
quả kinh tế các mô hình vườn đồi
tại địa phương

để trả lời các câu hỏi đó
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô
hình vườn đồi ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Húa”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi hiện có của huyện,
từ đó đề xuất giải pháp chủ yếu phát triển mô hình vườn đồi thích hợp ở
huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn mô hình vườn đồi và hiệu
quả kinh tế.
• Đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường của
các mô hình vườn đồi chủ yếu tại địa bàn huyện Lang Chánh.
• Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình vườn đồi. Từ đó đề xuất
giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi huyện Lang Chánh
tỉnh Thanh Hóa.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các hộ nông dân huyện Lang Chánh thực hiện sản xuất theo mô hình
kinh tế vườn đồi.
- Các hoạt động liên quan đến kinh tế vườn đồi.
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
• Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các mô hình kinh tế
vườn đồi, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình vườn đồi chủ yếu
nhất của huyện. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả các mô hình vườn đồi.
• Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Lang
Chánh, tỉnh Thanh Hóa.
• Phạm vi thời gian: Thời gian thực hiện 4 tháng từ 26/1/2011 đến

tháng 26/5/2011. Các số liệu thu thập từ năm 2008 – 2010.
4
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Những vấn đề lý luận về phát triển mô hình kinh tế vườn đồi
2.1.1.1 Khái niệm về mô hình
Kinh nghiệm của nhân dân ta và nhiều nơi cho thấy ở những vùng trung
du miền núi trong canh tác trên đất dốc cần sử dụng đủ các thành phần cây
lâm nghiệp, cõy cụng nghiờp, nông nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả và cỏc cõy
băng xanh thì hiệu quả sẽ cao hơn cả về mặt kinh tế lẫn mặt bảo vệ đất.
Nước ta là một nước nhiệt đới có lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa
nên mỗi trận mưa thường rất to, hạt mưa rơi từ trên cao xuống sẽ gõ mạnh
vào mặt đất không có gì che phủ làm tan rã các hạt đất. Sau đó hạt mưa chảy
sẽ cuốn trôi các hạt đất này xuống suối, như thế hàng năm lớp đất trên bề mặt
sẽ bị bào mòn dần cho đến khi trơ sỏi đá không thể canh tác được. Vì vậy,
nên canh tác không đúng kỹ thuật trên đất dốc thì chỉ một vài năm cây trồng
sẽ không cho thu hoạch nữa, do đó sẽ làm thiệt hại đến nền kinh tế của người
nông dân ở miền núi.
Chính vì vậy, bà con nông dân sống ở trung du miền núi cần canh tác
trên đất dốc sao cho hợp lý, lâu dài, ổn định thì sẽ tránh được thiệt hại kể trên.
Do đó, để canh tác hợp lý trên đát dốc bà con nông dân đã trồng theo mô hình
vườn đồi.
Mô hình vườn đồi là sự kết hợp bố trí các loại cây trồng vật nuôi hợp lý
để không những sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng cho tiêu dùng mà còn sản
xuất hàng trao đổi trên thị trường.
Để nghiên cứu một vấn đề nào đó thì chúng ta có thể dùng nhiều công
cụ và phương pháp khác nhau. Trong đó mô hình là một trong những phương
pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến vì:
5

Mô hình hay hình mẫu theo nghĩa thông thường là một cái mẫu, hay là
mô hình của một vấn đề tham khảo hay làm theo. Mô hình là sự trừu tượng
hóa hay đơn giản hóa hệ thống.
Mô hình là hình ảnh được mô phỏng hoá, thu nhỏ lại và trình bày một
cách đơn giản đối tượng nghiên cứu mà trong thực tế chúng rất phức tạp và
đa dạng. Do đó, chúng ta có thể nghiên cứu đối tượng phức tạp trong thực tế
một cách dễ dàng hơn.
Mô hình là hình mẫu để mô phỏng cấu tạo, hoạt động và phản ánh đối
tượng chúng ta đang nghiên cứu.
Với mục đích nghiên cứu khác nhau, tuỳ thuộc vào cách tiềp cận của
từng người nghiên cứu mà sử dụng mô hình để trình bày, mô phỏng những
đối tượng khác nhau. Tuy nhiên sử dụng mô hình để trình bày đối tượng
nghiên cứu đều nhằm mục đích đó là làm đơn giản hoá đối tượng nghiên cứu
phức tạp để diễn đạt ngắn gọn và dễ hiểu nhất đối tượng nghiên cứu đó mô
hình là hình mẫu chúng ta có thể làm theo.
2.1.1.2 Một số mô hình sử dụng hiệu quả trên đất dốc
Hiện nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn và trở ngại, vùng cao Việt
Nam, chủ yếu là đất dốc, có nhiều tiềm năng phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế xã hội của công đồng các dân tộc. Vùng đất dốc ngày càng có vai trò
quan trọng, hiện tại vùng núi đang cung cấp hầu như tất cả những vật dụng
cần thiết phục vụ nhu cầu cuộc sống con người như: nguồn nước, đất sản xuất
nông lâm nghiệp, nguyên liệu cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ
điện…Ngoài ra miền núi, với những cánh rừng rộng lớn, còn là máy điều hoà
khổng lồ chi phối sự an toàn sinh thái và môi trường cho cuộc sống.
Do đó, để canh tác trên đất dốc bền vững để sử dụng mảnh đất của gia
đình mình được lâu dài, ổn định thì cần phải biết canh tác hợp lý có hiệu quả.
Theo tài liệu của Dự án GCP/VIE/020/ITA có một số mô hình sử dụng
có hiệu quả đất dốc ở vùng núi và vùng đồi sau đây:
6
• Mô hình: Rừng + Nương + Vườn + Ruộng.

• Mô hình: Rừng + Rẫy luân canh + Bãi chăn thả + vườn + Ruộng.
• Mô hình: Rừng + Trang trại + Vườn + Ruộng.
• Mô hình: Rừng + Nương + vườn nhà.
• Mô hình: Rừng phục hồi hoặc rừng trồng + Nương chè hoặc cây ăn
quả + vườn cà phê.
• Mô hình: RVAC.
2.1.1.3 Đặc trưng của mô hình vườn đồi
- Mô hình vườn đồi phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai
Với đặc điểm địa hình và đất đai đặc trưng của vùng đồi núi trung du, đất đồi
có rất nhiều hình dạng và loại đất khác nhau. Do đó, các loại cây trồng của
vườn đồi rất đa dạng và phong phú phù hợp từng loại đất “đất nào thỡ cõy
đú”, và có chế độ canh tác, nuôi dưỡng riêng biệt.
- Sản phẩm kinh tế vườn đồi rất đa dạng và phong phú
Vườn đồi có hệ thống cây trồng đa dạng, chủ yếu là cây lâu năm, trong giai
đoạn thiết kiến cơ bản và chưa kộp tỏn thường được trồng xen canh các loại
cây ngắn ngày “lấy ngắn nuôi dài”; kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, “làm
ruộng chớ bỏ nương, nuôi gà chớ bỏ lợn”… Chính vì thế sản phẩm của vườn
đồi thường rất phong phú và đa dạng để tận dụng hết mọi khả năng của đất
đai và lao động vốn có.
- Mục đích sản xuất của mô hình vườn đồi là sản xuất nụng, lõm, thuỷ
sản, hàng hoá với quy mô lớn. Chủ hộ sản xuất theo mô hình vườn đồi là
người có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản xuất, biết áp
dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, tiếp nhận chuyển giao công nghệ mới vào sản
xuất; sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài sản xuất hiệu
quả cao, có thu nhập cao, có ý trí vươn lên làm giàu bằng sức lực của mình.
- Mô hình vườn đồi có mối quan hệ mật thiết với điều kiện về tự
nhiên, kinh tế kỹ thuật, xã hội và môi trường.
7
Đối tượng sản xuất của vườn đồi là sinh vật, do đó mỗi loại cây trồng,
vật nuôi chỉ thích nghi trong điều kiện tự nhiên và yêu cầu về kỹ thuật nhất

định. Cây trồng, vật nuôi sẽ cho năng suất tối đa khi các điều kiện đó phù
hợp với quy luật sinh trưởng của chúng.
Sự phát triển của các mô hình còn phụ thuộc nhiều vào các chính sách
phát triển kinh tế của các cấp chính quyền từ Trung ương đền địa phương.
Ngoài ra các hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, tập quán canh tỏc,
… cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các mô hình kinh tế vườn
đồi của địa phương.
2.1.1.4 Vai trò của kinh tế vườn đồi trong phát triển kinh tế
Như chúng ta đã biết đất nước ta với ắ diện tích là đồi núi, ở các tỉnh
trung du miền núi, đất đồi có diện tích lớn, đất dốc cũng là thế mạnh của
vùng. Ở nước ta kinh tế vườn đồi mới phát triển mạnh mẽ trong những năm
gần đây nhưng có vai trò rất lớn trong tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội,
môi trường.
* Kinh tế
KT vườn đồi góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp, nông thôn, phát triển những loại cây trồng vật nuôi có giá trị
kinh tế cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún tạo nên
những vùng chuyên môn hoá, tập trung hàng hoá và thâm canh cao, là nơi
sản xuất nguyên liệu công nghiệp, là nơi chăn thả gia súc gia cầm, là nơi xây
dựng các mô hình sản xuất, mô hình vườn đồi. Mặt khác qua việc chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, nó góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt
công nghiệp chế biến và dịch vụ cho sản xuất ở nông thôn; làm tấm gương
tốt trong quá trình sản xuất, tổ chức, quản lý của các hộ nông dân; góp phần
tích cực thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển nông nghiệp, nông thôn
và kinh tế hộ.
8
* Về xã hội
Mô hình vườn đồi phát triển đã góp phần giải quyết việc làm nâng cao
thu nhập cho người dân, làm tăng dần số hộ giàu trong nông thôn. Điều đó
có ý nghĩa rất quan trọng về mặt xã hội trong nông thôn. Trước đây, các

ngành sản xuất truyền thống thường cho ra đời những sản phẩm năng xuất
thấp, chất lượng kộm nờn HQKT chưa cao. Hiện nay, ở một số địa phương đã
sản xuất có hiệu quả hơn bằng sản xuất có kế hoạch theo các mô hình VAC,
mô hình trang trại, mô hình vườn đồi… đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá
trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, nó góp phần lớn vào
việc nâng cao thu nhập cho người dân.
* Kinh tế vườn đồi góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường
Kinh tế vườn đồi gắn liền với môi trường và phương hướng rất quan trọng
đang được sự quan tõm của các quốc gia cũng như các tổ chức bảo vệ môi
trường. Đặc biệt các mô hình vườn đồi ở trung du miền núi, góp phần tích cực
trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái. Nhiều
vườn đồi đã trở thành khu du lịch sinh thái thu hút nhiều khách thăm quan.
Ngoài ra, phát triển vườn đồi cũn cú vai trò quan trọng trong công cuộc
xoỏ đúi giảm nghèo, tăng cường phát triển cộng đồng. Vì vậy, nghề làm vườn
được coi là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nông
thôn nước ta, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH đất nước. Cần mở
rộng các hình thức kinh tế: vườn gia đình, vườn sau nhà, vườn đồi, vườn
rừng, vườn trang trại, vườn sinh thỏi….
2.1.1.5 Phân loại các mô hình vườn đồi
Theo quy mô diện tích đất đai: Cách phân loại này trên thực tế chỉ
nên áp dụng ở các mô hình trồng trọt hoặc trồng rừng. Mô hình trồng cây
hàng năm thường có quy mô nhỏ hơn, mô hình trồng rừng các cây lâu năm
thường quy mô lớn hơn. còn mô hình chăn nuôi và các ngành nghề khác
không nên sử dụng nó làm tiêu thức bởi lẽ đối với chăn nuôi và các ngành
9
nghề khác có thể rất nhỏ về quy mô đất đai nhưng có thể tạo ra thu nhập
cao hơn hẳn so với các mô hình khác.
Căn cứ vào quy mô ta có thể chia mô hình vườn đồi thành hai loại:
+ Mô hình kinh tế hộ vườn đồi: nông hộ thường sủ dụng tư liệu sản
xuất và sức lao động gia đình để sản xuất ra sản phẩm nông sản phục vụ tiêu

dùng và sản xuất hàng hóa.
+ Mô hình kinh tế trang trại vườn đồi: nông hộ thường sủ dụng tư liệu
sản xuất và sức lao động gia đình và lao động đi làm thuê để sản xuất ra sản
phẩm nông sản phục vụ tiêu dùng, sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu xã hội
và xuất khẩu.
Theo hình thức tổ chức sản xuất:
+ Mô hình có cơ cấu sản xuất theo hướng chuyên môn hoá một loại
sản phẩm: mô hình trồng trọt, mô hình chăn nuôi, mô hình lâm – ngư
nghiệp.
+ Mô hình có cơ cấu sản xuất theo hướng phát triển kinh doanh tổng
hợp nhiều sản phẩm trong đú có sản phẩm chủ yếu hỗ trợ nhau trong quá
trình sản xuất như: mô hình sản xuất nụng - lõm kết hợp, mô hình kết hợp
nông – lâm – ngư nghiệp, mô hình VAC, mô hình VAC-R.
2.1.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển
kinh tế vườn đồi
Trong quá trình sản xuất cần kết hợp nhiều yếu tố, các yếu tố này ảnh
hưởng rất lớn đến quy mô và phát triển của kinh tế vườn đồi, nó bao gồm các
yếu tố:
Đất đai: Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt
không thể thay thế, là yếu tố đầu tiên trong việc xác định tiêu chí của quá trình
sản xuất, các hộ muốn hoạt động sản xuất được cần một diện tích nhất định phù
hợp với ý đồ sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra tùy thuộc điều kiện đất đai
10
của hộ phù hợp với loại cây trồng, vật nuôi nào mà hộ ra quyết định sản xuất
như thế nào.
Lao động: là yếu tố quan trọng để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh
của bất kì một đơn vị nào. Lao động hiện nay không những chỉ được quan tâm
về mặt số lượng mà còn quan tâm đặc biệt về mặt chất lượng như tay nghề, kĩ
thuật, trình độ quản lý, sức khoẻ, sự am hiểu của người lao động Có như vậy
mới đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.

Vốn: Là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kì hoạt động nào. Vốn
đảm bảo cho hộ quyết định đầu tư đúng mức, phù hợp với quy luật sinh học của
cây trồng, vật nuôi để đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh
doanh, đồng thời phù hợp điều kiện của hộ.
Chính sách: Là tập hợp các chủ trương, đường lối, hành động do chính
phủ thực hiện. Các chính sách tác động đến kinh tế vườn đồi bao gồm: đất đai,
tín dụng, lao động, Chính sách đúng thúc đẩy các mô hình vườn đồi hoạt động
có hiệu quả, chính sách không hợp lý sẽ kìm hãm sự phát triển của hộ. Vì vậy,
nhà nước phải quan tâm hơn để đưa ra những chính sách phù hợp để phát triển
kinh tế vườn đồi.
Thị trường: Thị trường bao gồm cả thị trường đầu vào, thị trường đầu ra.
Thị trường ổn định thỡ giỳp cỏc chủ hộ yên tâm hơn đầu tư, thúc đẩy sản xuất.
Khoa học công nghệ: Là yếu tố thúc đẩy nhanh hơn công cuộc CNH –
HĐH nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo nông nghiệp phát triển một cách nhanh
chóng, bền vững, tạo nhiều sản phẩm, đa dạng về chủng loại với chất lượng cao.
Ngoài các yếu tố kể trên cũn cỏc yếu tố như khí hậu, địa hình, phong tục
tập quán có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành phát triển các mô
hình kinh tế.
Vì vậy, trong quá trình sản xuất kinh doanh cần phải coi trọng mức
độ ảnh hưởng của các yếu tố này để kinh tế vườn đồi phát triển một cách đúng
hướng, đạt hiệu quả kinh tế cao.
11
2.1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.2.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến
nền kinh tế sản xuất hàng hoá. Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và
quan điểm khác nhau. Về HQKT, có hai quan điểm: Truyền thống và quan
điểm mới cùng tồn tại. Ngày nay, khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án
phát triển, nhất là những dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, đòi
hỏi phải xem xét HQKT trên nhiều phương diện.

* Quan điểm truyền thống về HQKT.
Quan điểm truyền thống cho rằng, nói đến HQKT tức là nói đến phần
còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí. Nó được đo
bằng các chi phí và lời lãi. Nhiều tác giả cho rằng, HQKT được xem như là tỷ
lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trên một
đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm. Những chỉ tiêu hiệu quả này thường là
giá thành sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn. Nó chỉ được tính toán khi
kết thúc một quá trình sản xuất kinh doanh và được thể hiện qua công thức
sau:
H= Q / C.
Trong đó: - H: hiệu quả kinh tế
- Q: kết quả thu được
- C: chi phí bỏ ra
Ưu điểm: Phản ánh rõ dàng, đơn giản dễ hiểu việc sử dụng nguồn lực
thể hiện thông qua chớ phớ sản xuất.
Nhược điểm: Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong
trạng thái tĩnh, chỉ xem xét hiệu quả sau khi đã đầu tư. Trong khi đó hiệu quả
là chỉ tiêu rất quan trọng không những cho phép chúng ta biết được kết quả
đầu tư mà cũn giỳp chúng ta xem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp và
nên đầu tư bao nhiêu, đến mức độ nào. Trên phương diện này, quan điểm
12
truyền thống chưa đáp ứng đầy đủ được. Thứ hai, nó không tính yếu tố thời
gian khi tính toán thu và chi cho một hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó,
thu và chi trong tính toán HQKT theo quan điểm này thường chưa tính đủ và
chính xác. Thứ ba, HQKT theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai
phạm trù cơ bản là thu và chi. Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố
tài chính đơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả.
Trong khi đó, các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không
chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa. Và có những
phần thu lợi hoặc những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá

được nhưng nó là những con số không phải là nhỏ thì lại không được phản
ánh ở cỏch tớnh này.
* Quan điểm mới về HQKT
Gần đây các nhà kinh tế đã đưa ra quan niệm mới về HQKT, nhằm
khắc phục những điểm thiếu của quan điểm truyền thống. Theo quan điểm
mới khi tính HQKT phải căn cứ vào tổ hợp các yếu tố:
Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra.Về mối quan
hệ này, cần phân biệt rõ ba phạm trù: Hiệu quả kỹ thuật (Technical
efficiency); hiệu quả phân bổ các nguồn lực (Allocative efficiency) và hiệu
quả kinh tế (Economic efficiency).
+ Hiệu quả kỹ thuật: Là đơn vị số lượng sản phẩm có thể đạt được trên
một đơn vị chi phí đầu vào hay nguồn lực sản xuất trong những điều kiện cụ
thể về kỹ thuật hay công nghệ áp dụng vào nông nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật
được áp dụng phổ biến trong Kinh tế Vĩ mô để xem xét việc sử dụng nguồn
lực cụ thể, nó chỉ ra rằng nếu một đơn vị nguồn lực được đưa vào sản xuất
đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc nhiều vào bản
chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng
của người nông dân, môi trường kinh tế xã hội mà trong đó kỹ thuật được áp
dụng.
13
+ Hiệu quả phân bổ: Chỉ tiêu trong các yếu tố giá sản phẩm, giá đầu
vào được tính để phản ánh giá trị thu thờm trờn một đồng chi phí thêm về đầu
vào hay nguồn lực. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có
tính đến các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.
+ Hiệu quả Kinh tế: Là phạm trù kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất
đạt được cả hai hiệu quả là hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Điều này
có nghĩa là cả hai yếu tố là giá trị và hiện vật đều được tính đến khi xem xét
nguồn lực trong sản xuất nụng nghiệp.Nú đạt tối đa khi doanh thu biên bằng
chi phí biên. HQKT là phần thu thờm trờn một đơn vị đầu tư thờm. Nú chỉ
đạt được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. Theo

quan điểm này HQKT được thể hiện qua công thức sau:
∆Q
Hiệu quả kinh tế =
∆C
Trong đó: ∆Q: Là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C: Là phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Ngoài ra để đơn giản có quan điểm cho rằng hiệu quả kinh tế được đo
bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất kinh doanh thu được và lượng chi phí bỏ ra
để đạt hiệu quả đó.
HQKT = kết quả thu được – chi phí bỏ ra => H = Q – C
Quan diểm này phản ánh quy mô HQKT song không rõ rệt và phân rõ
ràng các khoản mục chi phí hay lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư sản xuất
kinh doanh của hộ. Chưa xác định năng suất lao động và khả năng cung cấp
sản phẩm cho xã hội của các cơ sở sản xuất có lợi nhuận như nhau.
Chung quy lại thì có thể hiểu hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa:
- Các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh và tất cả đầu ra thu được
của hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
- Phần tăng thêm tuyệt đối (hoặc tương đối) của đầu ra thu được.
14
- Nó phản ánh trình độ khai thác các yếu tố đầu tư, các nguồn lực tự
nhiên và các phương thức quản lý.
- Nó được thể hiện bởi các chỉ tiêu thụng kờ.
Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh
nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất không chỉ nhằm tăng hiệu quả và các lợi ích kinh
tế của mình mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội, đảm bảo các lợi ích
chung với các định hướng, chuẩn mực được Nhà nước thực hiện điều chỉnh.
Xét trong phạm vi góc độ của ngành sản xuất nông nghiệp thì không
chỉ xột riờng về HQKT của sản xuất mà còn phải đánh giá quá trình sản xuất
đú cú đảm bảo tính ổn định bền vững của hệ sinh thái nông nghiệp hay không

và yếu tố môi trường khi đó ra sao? Khi so sánh HQKT giữa các cơ sở sản
xuất không nên chỉ tập trung vào các chỉ tiêu chỉ số giữa kết quả sản xuất và
chi phí hoặc vật tư, lao động mà còn phải thống nhất về thời điểm hoặc thống
nhất về không gian.
2.1.2.2 Nội dung và bản chất của HQKT
* Nội dung của hiệu quả kinh tế
Như chúng ta đã biết quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các
yếu tố đầu vào và yếu tố đầu ra, là biểu hiện mối quan hệ của kết quả và hiệu
quả sản xuất. Kết quả là một đại lượng vật chất được biểu hiện bằng nhiều chỉ
tiêu, nhiều nội dung tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Khi xác định HQKT
không nên chỉ quan tâm đến hoặc là quan hệ so sánh (phép chia) hoặc là quan
hệ tuyệt đối (phép trừ) mà nên xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ
giữa các đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. HQKT ở đây được biểu
hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường
đang khuyến khích mọi ngành, mọi lĩnh vực sản xuất tham gia sản xuất kinh
doanh để tìm kiếm cơ hội với yêu cầu mục đích khác nhau nhưng mục đích
15
cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận. Nhưng làm thế nào để có hiệu quả kinh tế
cao nhất, là sự kết hợp các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra trong điều kiện
sản xuất, nguồn lực nhất định. Ngoài ra còn phụ thuộc vào mục đích yêu cầu
khoa học kỹ thuật và việc áp dụng vào trong sản xuất, vốn, chớnh sỏch… quy
luật khan hiếm nguồn lực trong khi đó nhu cầu của xã hội về hàng hoá, dịch
vụ ngày càng tăng và trở nên đa dạng hơn, có như vậy mới nâng cao được
HQKT. Muốn hiểu rõ hơn về hiệu quả kinh tế thì chúng ta cần phân biệt và
thấy được mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và hiệu quả
môi trường.
Hiệu quả xã hội phản ánh mối quan hệ giữa kết quả xét về mặt xã hội
và các lợi ích xã hội do sản xuất mang lại với chi phí bỏ ra.
Hiệu quả môi trường là các tác động mà môi trường phải chịu trong

quá trình sản xuất. Hoạt động sản xuất được coi là hiệu quả thỡ khụng gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường.
* Bản chất của HQKT
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển
kinh tế của xã hội là thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần
của mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội đó. Do đú,quỏ trỡnh sản xuất phải phát
triển không ngừng cả về chiều sâu và chiều rộng như: Vốn, kỹ thuật, tổ chức
sản xuất sao cho phù hợp nhất để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế.
Nội dung cơ bản phản ánh HQKT sản xuất đó là sự so sánh giữa kết quả thu
được và phi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất, nhưng để làm rõ được bản chất
của HQKT cần phải phân định sự khác nhau về mối liên hệ giữa kết quả và
hiệu quả.
- Kết quả kinh tế là một đại lượng vật chất phản ánh hoật động cuối
cùng của quá trình sản xuất.
16
- Hiệu quả kinh tế là đại lượng để xem xét kết quả đạt được tạo trong
quá trình sản xuất như thế nào, nguồn chi phí vật chất bỏ ra bao nhiêu để đạt
được kết quả đó, hay nú chớnh là sự so sánh giữa kết quả và chi phí bỏ ra.
Ngoài ra khi đánh giá hiệu quả kinh tế cần phải xem xét cả về không
gian và thời gian để hiểu qảu đạt được đảm bảo lợi ích kinh tế trước mắt,
mang tính bền vững lâu dài, nó không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung của
nền kinh tế quốc dân và môi trường sinh thái trong tương lai.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích, yêu cầu đặt ra
đều quan tâm đến HQKT nú cú vai trò trong việc đánh giá, so sánh, phân tích
kinh tế nhằm tìm ta giải pháp có lợi nhất cho sản xuất.
2.1.2.3 Phân loại HQKT
 Căn cứ vào nội dung của hiệu quả, có thể chia ra thành: HQKT, hiệu quả
xã hội và hiệu quả môi trường. Cụ thể:
- HQKT: HQKT được biểu thị bởi quan hệ so sánh giữa lượng kết quả
đạt được với lượng chi phí bỏ ra trong sản xuất. Một phương án, giải pháp có

HQKT cao là phải đạt được tương quan, tương đối giữa kết quả đem lại và
chi phí đầu tư. Khi xem xét đến HQKT cần phải lưu ý đến mối quan hệ giữa
đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Hoạt động sản xuất đạt HQKT khi nó
tối đa hoá về kết quả sản xuất và tối thiểu hoá về chi phí trong điều kiện nguồn lực
có hạn, nó có thể dược lượng hoá chính xác và thể hiện bởi các chỉ tiêu.
- Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra với các lợi
ích xã hội đạt được do sản xuất mang lại, thông qua các chỉ tiêu định tính như
giải quyết công ăn việc làm, bảo vệ môi trường, an ninh xã hội, xoỏ đúi giảm
nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho nhõn dõn…
- Hiệu quả môi trường: Đây là vấn đề đã và đang được nhiều ngành, nhà
quản lý, nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm đến. Một hoạt động sản xuất,
kinh doanh được coi là hiệu quả thì họt động đú khụng gây ảnh hưởng xấu đến
môi trường. Nếu không quan tâm đến hiệu quả môi trường chỉ quan tâm đến
17

×