Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại tổng công ty bảo hiểm BIDV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (744.09 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

PHẠM VĂN HƯNG

GIảI PHÁP NÂNG CAO HIệU QUả KINH DOANH
TạI TổNG CÔNG TY BảO HIểM BIDV

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
------------------------

PHẠM VĂN HƯNG

GIảI PHÁP NÂNG CAO HIệU QUả KINH DOANH
TạI TổNG CÔNG TY BảO HIểM BIDV

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã Số: 60620115



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN VĂN TUẤN

Hà Nội, 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận văn
chưa được công bố trong công trình nghiên cứu nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Văn Hưng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Lâm nghiệp,
được sự giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, đặc biệt là
Thầy hướng dẫn khoa học PGS.TS: Nguyễn Văn Tuấn, cũng như sự giúp đỡ,
tạo điều kiện thuận lợi của Tổng công ty bảo hiểm BIDV cùng các Phòng,
Ban và các Công ty thành viên, Công ty bảo hiểm BIDV Bắc Bộ, Công ty bảo
hiểm BIDV Thăng Long, Công ty bảo hiểm BIDV Hà Nội, trong thời gian
nghiên cứu tại Tổng công ty bảo hiểm BIDV cùng đồng nghiệp, gia đình và

người thân đã giúp đỡ, động viên Tôi trong học tập cũng như trong quá trình
thực hiện luận văn. Với tấm lòng chân thành và kính trọng, tôi xin trân trọng
cảm ơn và Chúc các Thầy, Cô, trường Đại học Lâm Nghiệp luôn mạnh khỏe,
thành công trong cuộc sống, xin chúc Quý Tổng công ty bảo hiểm BIDV ngày
càng phát triển và nâng cao thị phần của mình trên thị trường bảo hiểm phi
nhân thọ.
Bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, xong không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót trong khi thực hiện đề tài. Kính mong quý thầy, cô, các nhà
khoa học và đồng nghiệp đóng góp ý để tôi có thêm kinh nghiệm, nâng cao
kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ tốt trong công tác của mình sau
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
TÁC GIẢ

Phạm Văn Hưng


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
BẢO HIỂM TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ .............. 5
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ....... 5
1.1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm.......................................................... 5
1.1.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ ..................................... 13
1.1.3. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ....17
1.1.4. Những thách thức đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
hiện nay........................................................................................................ 33
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn về hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ .......... 35
1.2.1. Kinh nghiệm ở Việt Nam. ................................................................... 35
1.2.2. Kinh nghiệm ở nước ngoài. ................................................................ 36
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU............................................................................................. 38
2.1. Đặc điểm cơ bản của Tổng công ty bảo hiểm BIDV .............................. 38
2.1.1. Thông tin chung.................................................................................. 38
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển.......................................................... 40
2.1.3. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu cho KD của Tổng công ty ............... 41


iv

2.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý của Tổng Công ty ..................................... 44
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 49
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ................................................... 49
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: ................................................ 49
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu: .............................................. 49
2.2.4. Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu của luận văn ........................... 50
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 51
3.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công
ty BIDV. ...................................................................................................... 51

3.1.1. Quy mô KDBH phi nhân thọ và Vốn của Tổng công ty BIDV .......... 52
3.1.2. Tình hình doanh thu bảo hiểm của Tổng công ty ................................ 54
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty ................. 58
3.1.4. Tình hình chi phí của Tổng công ty .................................................... 59
3.1.5. Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm................................ 65
3.2. Thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại tổng công ty
BIC .............................................................................................................. 66
3.2.1. Hệ số bồi thường ................................................................................ 66
3.2.2. Hệ số dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ................................................... 67
3.2.3. Hiệu quả kinh doanh trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chi
phí khai thác bảo hiểm.................................................................................. 68
3.2.4. Hiệu quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp.................................. 69
3.2.5. Hiệu quả kinh doanh bảo hiểm tính theo lợi nhuận thuần hoạt động kinh
doanh ........................................................................................................... 70
3.3. Những thành công, tồn tại trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại
Tổng công ty BIDV ...................................................................................... 70
3.3.1. Những thành công .............................................................................. 70
3.3.2. Những tồn tại ...................................................................................... 71


v

3.3.3. Những nguyên nhân của tồn tại .......................................................... 72
3.4. Phân tích SWOT cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại
Tổng công ty ................................................................................................ 73
3.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ tại Tổng
công ty BIDV ............................................................................................... 75
3.5.1. Sử dụng các chỉ tiêu phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm
tại BIC.......................................................................................................... 75
3.5.2. Nâng cao hiệu quả bồi thường ............................................................ 76

3.5.3. Nâng cao hiệu quả trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ ......................... 79
3.5.4. Nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhàn rỗi từ quỹ dự phòng nghiệp vụ.... 79
3.5.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng các chi phí hoạt động............................... 80
KẾT LUẬN.................................................................................................. 84
KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO


vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BIC

Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV

BIDV

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BH

Bảo hiểm

BHPNT

Bảo hiểm phi nhân thọ

DNBHPNT Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ
DP


Dự phòng

DPNV

Dự phòng nghiệp vụ

DT

Doanh thu

ĐTTC

Đầu tư tài chính

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products)

HĐKDBH

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm

HULL&PNI Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu viễn dương
KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

KDTBH

Kinh doanh tái bảo hiểm


NV

Nghiệp vụ

ROA

Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total Assets)

ROE

Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

SK&TNCN Sức khỏe và tai nạn cá nhân
TNGL

Trách nhiệm giữ lại

TNDS

Trách nhiệm dân sự

Trđ

Triệu đồng


TS & TH

Tài sản và thiệt hại

TTBQ

Tăng trưởng bình quân

UTĐT

Ủy thác đầu tư

VCHH

Vận chuyển hàng hóa

VCSH

Vốn chủ sở hữu


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang


2.1

Lực lượng lao động Tổng công ty BIDV

43

3.1

Quy mô kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ

52

3.2

Vốn kinh doanh của Tổng công ty BIDV

53

3.3

Tình hình doanh thu

54

3.4

Doanh thu phí BH gốc của BIC theo nhóm nghiệp vụ (2011-2013)

55


3.5

Kết quả nhận và nhượng tái của BIC (2011 – 2013)

57

3.6

Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm của BIC

58

3.7

Chi bồi thường bảo hiểm của BIC (2011 - 2013)

60

3.8

Số vụ phát sinh và giải quyết của BIC (2011 - 2013)

61

3.9

Quỹ dự phòng của BIC (2011 – 2013)

63


3.10
3.11

Chi phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm và chí quản lý
doanh nghiệp của BIC (2011 - 2013)
Lợi nhuận thuần HĐKDBH của BIC (2011-2013)

64
65

3.12 Hệ số bồi thường của BIC (2011-2013)

67

3.13 Hệ số trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ (2011-2013)

68

3.14
3.15
3.16

Hiệu quả sử dụng phí trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm
bảo hiểm gốc của BIC (2011-2013)
Hiệu quả sử dụng chi phí QLDN của BIC so với lợi nhuận thuần
(2011-2013)
Hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm theo lợi nhuận thuần hoạt động
kinh doanh bảo hiểm (2011-2013)

69

69
70

DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
2.1

Tên sơ đồ
Sơ đồ bộ máy quản lý của Tổng công ty

Trang
44


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thị trường bảo hiểm Việt Nam, những năm gần đây có tốc độ tăng
trưởng mạnh mẽ, các sản phẩm bảo hiểm ngày càng đa dạng, chất lượng dịch
vụ được nâng cao rõ rệt. Sự phát triển mạnh mẽ tạo ra môi trường cạnh tranh,
đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải có những chiến lược cụ thể để tồn tại và
phát triển.
Hoạt động kinh doanh Bảo hiểm nói chung và kinh doanh Bảo hiểm phi
nhân thọ nói riêng đều dựa trên nguyên tắc chuyển giao rủi ro và phân tán rủi
ro giữa các cá nhân, tổ chức có cùng nguy cơ gặp phải những rủi ro tương tự
nhau, đồng thời tuân theo quy luật số đông bù số ít. Điều này cũng có nghĩa
là, các công ty bảo hiểm thu phí của số đông những người tham gia bảo hiểm
và sau đó bồi thường lại cho số ít những người tham gia gặp rủi ro tổn thất
theo quy trình: doanh thu được thu trước, các cam kết bồi thường hoặc trả tiền

bảo hiểm được thực hiện sau. Vì vậy, việc tính toán và sử dụng số phí thu
được sao cho hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích là vô cùng quan trọng. Điều
này quyết định sự thành công và nâng cao uy tín của các doanh nghiệp bảo
hiểm đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao đời sống xã
hội.
Ở nước ta hiện nay, nền kinh tế có những biến chuyển mạnh mẽ. Thị
trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ nói
riêng cũng ngày càng được mở rộng với sự tham gia rộng rãi của các thành
phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Tính đến nay, Việt Nam
đã có 29 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, mức độ cạnh tranh ngày càng
rất gay gắt và quyết liệt cả về chiều rộng và chiều sâu. Hiện tại ở Việt Nam
cũng bắt đầu nghiên cứu triển khai thí điểm bảo hiểm cho một số lĩnh vực


2

trong ngành nông nghiệp, qua quá trình này cũng nảy sinh rất nhiều vấn đề
cần tiếp tục làm rõ.
Trên thực tế, doanh nghiệp quản lý và sử dụng phí thu được có hiệu quả
đồng nghĩa với việc họ sẽ đảm bảo được các cam kết đối với khách hàng
trong việc nhanh chóng bồi thường khi có tổn thất cũng như giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí để tăng thêm lợi nhuận và là cơ sở để
doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng các khoản phúc lợi, cải thiện và nâng cao đời
sống cho người lao động của mình.
Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC), tiền thân là Công ty Liên doanh
Bảo hiểm Việt Úc được thành lập từ năm 2001 sau đó được BIDV mua lại
năm 2005 và kể từ ngày 01/01/2006 đổi tên thành Công ty Bảo hiểm BIDV,
Từ ngày 01/10/2010, được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, BIC chính thức
chuyển đổi sang mô hình Tổng Công ty cổ phần với tên gọi Tổng Công ty bảo
hiểm BIDV (BIC), hoạt động trên 3 lĩnh vực: Kinh doanh bảo hiểm gốc, nhận

nhượng tái bảo hiểm và đầu tư tài chính.
Trước những thách thức và cơ hội mới, làm thế nào để nâng cao hiệu quả
kinh doanh bảo hiểm đang là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp kinh doanh
bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra cho BIC là sử
dụng doanh thu, chi phí sao cho có hiệu quả là vấn đề hết sức cần thiết.
Xuất phát từ thực tế trên tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp nâng
cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công ty bảo hiểm BIDV”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu tổng quát
Trên cơ sở nghiên cứu tình hình, kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo
hiểm của Tông công ty bảo hiểm BIDV, Luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp
góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty trong thời
gian tới.


3

- Mục tiêu cụ thể
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả
kinh doanh trong các tổ chức kinh doanh bảo hiểm;
+ Đánh giá được thực trạng hiệu quả kinh doanh bảo hiểm tại Tổng
Công ty Bảo hiểm BIDV;
+ Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
bảo hiểm tại Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện trạng hoạt động và hiệu quả
kinh doanh bảo hiểm của Tổng công ty bảo hiểm BIDV.
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các

khía cạnh của vấn đề kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ của Tổng công ty bảo
hiểm BIDV, bao gồm: quản lý các khoản thu, quản lý chi phí hoạt động, quản
chi phí chi trả bảo hiểm... và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
bảo hiểm của Tổng công ty bảo hiểm BIDV, không đi sâu vào phân tích về
hoạt động đầu tư tài chính.
+ Phạm vi về không gian: Luận văn sẽ tiến hành khảo sát, nghiên cứu
tại các Phòng, Ban chức năng của Tổng công ty bảo hiểm BIDV và 3 công ty
thành viên là:
 Công ty bảo hiểm BIDV Thăng Long;
 Công ty bảo hiểm BIDV Hà Nội;
 Công ty bảo hiểm BIDV Bắc Bộ;
+ Thời gian nghiên cứu:
 Số liệu sơ cấp được thu thập và nghiên cứu trong khoảng thời gian 3
năm gần đây (2011- 2013);


4

 Các số liệu thứ cấp được khảo sát trong thời gian từ tháng 6 đến
tháng 12/2013.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh doanh bảo hiểm trong
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ;
- Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty
bảo hiểm BIDV (BIC);
- Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm tại Tổng công ty bảo
hiểm BIDV (BIC).


5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH
BẢO HIỂM TRONG DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
1.1. Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh bảo hiểm và bảo hiểm phi nhân thọ
1.1.1. Khái niệm và phân loại bảo hiểm
1.1.1.1. Khái niệm bảo hiểm
Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày, dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có
nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro mà con người gặp
phải do nhiều nguyên nhân như rủi ro thiên nhiên (Bão lụt, sóng thần, sét
đánh…), rủi ro tai nạn (tai nạn đường bộ, đường không, đường thủy, tai nạn
lao động…), rủi ro do môi trường xã hội như dịch bệnh, hỏa hoạn, trộm
cắp…. Khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn nhất
định trong cuộc sống như: mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại tài sản, làm
ngưng trệ sản xuất kinh doanh, bị thương tật...làm ảnh hưởng đến đời sống
kinh tế - xã hội.
Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau
nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả rủi ro xảy ra. Theo quan điểm
của các nhà quản lý rủi ro, có hai nhóm biện pháp đối phó với rủi ro và hậu
quả của rủi ro gây ra đó là nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro và nhóm biện
pháp tài trợ rủi ro.
Nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro bao bồm các biện pháp tránh né rủi
ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu tổn thất, giảm thiểu rủi ro. Các biện pháp này
thường được sử dụng để ngăn chặn hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro.
Mặc dù nhóm các biện pháp kiểm soát rủi ro rất có hiệu quả trong việc ngăn
chặn hoặc giảm thiểu rủi ro nhưng thực tế rủi ro vẫn xảy ra và gây ra những
hậu quả không lường trước được.



6

Nhóm các biện pháp tài trợ rủi ro bao gồm các biện pháp như chấp nhận
rủi ro và bảo hiểm. Đây là nhóm biện pháp được sử dụng trước khi rủi ro xảy ra
với mục đích khắc phục các hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra (nếu có).
Biện pháp chấp nhận rủi ro là hình thức mà người gặp phải rủi ro tổn
thất tự chấp nhận khoản tổn thất đó. Việc tài trợ rủi ro theo biện pháp này có
thể là chủ động hoặc bị động. Chấp nhận thụ động là khi xảy ra rủi ro người
gặp tổn thất không có sự chuẩn bị trước, còn chấp nhận chủ động là việc
người ta tự lập ra quỹ dự trữ, dự phòng cho bản thân và chỉ được sử dụng để
bù đắp các tổn thất khi có tổn thất xảy ra. Các biện pháp chấp nhận rủi ro này
dù chủ động hay bị động để không hiệu quả vì nguồn vốn không được sử
dụng một cách tối ưu và/hoặc phải tìm kiểm các nguồn khác để tài trợ như
vay mượn…
Thay vì tự chấp nhận rủi ro, người ta thường chọn biện pháp tài trợ rủi
ro qua bảo hiểm. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong các chương trình
quản lý rủi ro của các tổ chức cũng như cá nhân. Theo quan điểm của các nhà
quản lý rủi ro, bảo hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng bảo
hiểm. Người tham gia bảo hiểm được bồi thường, trợ cấp những thiệt hại thực
tế do rủi ro bất ngờ gây ra thuộc phạm vi bảo hiểm. Nhờ đó họ nhanh chóng
khắc phục tổn thất, ổn định đời sống và hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các hoạt động tương tự như bảo hiểm xuất hiện khá sớm. Trước Công
nguyên ở Ai Cập, những người thợ đẽo đá đã biết thành lập “Quỹ tương trợ”
để giúp đỡ nạn nhân trong các vụ tai nạn. Hay ở Babylone, Athenes để đối
phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất
hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong quá trình
vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn
lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn.



7

Như vậy, có thể hiểu hình thức “Quỹ tương hỗ” hay “cho vay mạo hiểm” này
là hình thức sơ khai bảo hiểm.
Vào thế kỷ 14, những thỏa thuận bảo hiểm đầu tiên gắn liền với hoạt
động buôn bán hàng hải đã xuất hiện. Một trong những thỏa thuận bảo hiểm
cổ xưa nhất mà người ta đã tìm thấy được ký kết tại cảng Gênes nước Ý vào
năm 1347. Hội bảo hiểm đầu tiên ra đời vào năm 1424 cũng tại Gênes nước Ý
cho vận chuyển đường biển và đường bộ. Sau bảo hiểm hàng hải, các loại
hình bảo hiểm khác cũng ra đời và phát triển như ngày nay.
Mặc dù ra đời khá sớm, song cho đến nay vẫn chưa có một định
nghĩa thống nhất về bảo hiểm. Người ta đưa ra khái niệm về bảo hiểm theo
nhiều góc độ khác nhau.
- Theo Luật kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam (ban hành ngày
09/12/2000) thì “kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo
hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận
rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo
hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm."
- Dưới góc độ xã hội, theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp
của số đông vào sự bất hạnh của số ít.(Nguồn mục 21 phần tài liệu tham khảo)
- Dưới góc độ tài chính, người ta cho rằng Bảo hiểm là một hoạt động
dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi.
(Nguồn mục 8 phần tài liệu tham khảo)
- Dưới góc độ về kinh tế, luật pháp, theo Monique Gaullier: Bảo hiểm
là một nghiệp vụ qua đó, một bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một
khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để
cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền
bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo



8

hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các
phương pháp của thống kê. (Nguồn mục 21 phần tài liệu tham khảo)
- Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ
định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế, theo đó một người, doanh nghiệp hay tổ
chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường
cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia
giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm. (Nguồn: Luận án Tiến
sĩ Kinh tế: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phí bảo hiểm của doanh
nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam của tác giả Trần Hùng Dũng)
Mỗi khái niệm trên đều phần nào lột tả được bản chất của bảo hiểm về
rủi ro và sự chuyển giao rủi ro giữa người được bảo hiểm và người bảo hiểm
thông qua phí bảo hiểm và bồi thường hoặc chi trả khi người được bảo hiểm
gặp rủi ro tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm.
Vì vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về bảo hiểm như sau:
Bảo hiểm là hoạt động dịch vụ tài chính, thông qua đó người bảo hiểm cam
kết bồi thường (theo quy luật thống kê) cho người tham gia bảo hiểm trong
từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm với điều kiện người
tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta hoặc cho người thứ ba.
1.1.1.2. Phân loại bảo hiểm
 Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm
a) Bảo hiểm tài sản
Bảo hiểm tài sản bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm như: Bảo hiểm vật
chất xe cơ giới, bảo hiểm cháy nổ, bảo hiểm mỏi rủi ro tài sản, bảo hiểm công
trình xây dựng, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, bảo hiểm thân tàu…
b) Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo
hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân



9

sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3
những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản
thuộc sở hữu của chính mình.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm như bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ gới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
thuyền, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm công
cộng…
c) Bảo hiểm con người
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là loại hình bảo hiểm mà đối tượng bảo
hiểm là trách nhiệm phát sinh do ràng buộc của các quy định trong luật dân
sự, theo đó, người được bảo hiểm phải bồi thường bằng tiền cho người thứ 3
những thiệt hại gây ra do hành vi của mình hoặc do sự vận hành của tài sản
thuộc sở hữu của chính mình.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bao gồm các nghiệp vụ bảo hiểm như bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
thuyền, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm công
cộng…
 Căn cứ vào rủi ro được bảo hiểm và lĩnh vực hoạt động kinh doanh
a) Bảo hiểm phi nhân thọ
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm tất cả các loại nghiệp vụ bảo hiểm tài
sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm con người phi nhân thọ.
Trong bảo hiểm tài sản gồm các loại hình bảo hiểm chủ yếu như bảo hiểm
hỏa hoạn, bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cây trồng…
Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự có các nhóm nghiệp vụ chủ yếu như bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba; bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động, bảo hiểm trách nhiệm công

cộng; bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp… Còn bảo hiểm con người phi nhân


10

thọ bao gồm bảo hiểm tai nạn cá nhân, bảo hiểm tai nạn lái phụ xe và người
ngồi trên xe, bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật, bảo hiểm du lịch…
Bảo hiểm phi nhân thọ có một số đặc điểm chung:
- Áp dụng nguyên tắc bồi thường: Khi thanh toán bồi thường/chi trả
bảo hiểm, số tiền bồi thường/chi trả mà bên được bảo hiểm nhận được trong
mọi trường hợp không vượt quá thiệt hại thực tế trong sự cố bảo hiểm.
- Áp dụng nguyên tắc thế quyền hợp pháp: Khi bên thứ ba có lỗi trong
việc gây ra thiệt hại cho người được bảo hiểm và do đó phải có trách nhiệm
đối với thiệt hại của người được bảo hiểm. Theo nguyên tắc này, sau khi trả
tiền bồi thường, người bảo hiểm sẽ được hưởng các quyền và hành động của
người được bảo hiểm để thực hiện việc truy đòi trách nhiệm của người thứ ba
có lỗi gây ra. Nguyên tắc thế quyền hợp pháp nhằm bảo đảm quyền lợi của
người được bảo hiểm, chống lại hành vi rũ bỏ trách nhiệm của người thứ ba
có lỗi, đồng thời bảo đảm cả nguyên tắc bồi thường.
- Áp dụng nguyên tắc Bảo hiểm trùng: Nếu một đối tượng bảo hiểm
đồng thời được bảo đảm bằng nhiều hợp đồng bảo hiểm cho cùng một rủi ro
với những người bảo hiểm khác nhau mà những hợp đồng bảo hiểm này có
điều kiện bảo hiểm giống nhau, thời hạn bảo hiểm trùng nhau, và tổng số tiền
từ tất cả các hợp đồng bảo hiểm này lớn hơn giá trị bảo hiểm của đối tượng
bảo hiểm thì gọi là bảo hiểm trùng. Trong trường hợp phát hiện bảo hiểm
trùng, tùy thuộc vào khai báo ban đầu của người tham gia bảo hiểm mà người
bảo hiểm có thể hủy bỏ hợp đồng hoặc chấp nhận bồi thường. Trong trường
hợp chấp nhận bồi thường, trách nhiệm của mỗi nhà bảo hiểm đối với tổn thất
sẽ được phân chia theo tỷ lệ trách nhiệm mà họ đảm nhận trên tổng thể.
- Bảo hiểm phi nhân thọ thường có thời hạn bảo hiểm ngắn, thông

thường là từ 1 năm trở xuống. Người tham gia bảo hiểm có thể tiếp tục tham
gia bảo hiểm bằng việc ký gia hạn hợp đồng hoặc ký hợp đồng mới. Chính vì


11

đặc điểm này, các Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ quản lý theo kỹ thuật
phân chia.
- Bảo hiểm phi nhân thọ áp dụng cả hai hình thức bảo hiểm là Bảo hiểm
bắt buộc và tự nguyện. Hình thức bắt buộc chủ yếu đối với các nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự như bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đối
với người thứ 3, bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ sử dụng lao động… các
nghiệp vụ này có tính xã hội cao và có ý nghĩa lớn về mặt xã hội.
- Một số nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ thường được triển khai kết
hợp với nhau trong cùng một hợp đồng bảo hiểm. Ví dụ như bảo hiểm vật
chất xe cơ giới và bảo hiểm tai nạn lái phụ và người ngồi trên xe; bảo hiểm tai
nạn 24/24 với bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật…. Việc triển khai kết
hợp này sẽ giúp nhà bảo hiểm tiết kiệm được chi phí khai thác, quản lý để từ
đó nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như có điều kiện để giảm phí cho người
tham gia bảo hiểm.
b) Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là sự cam kết giữa người bảo hiểm và người tham
gia bảo hiểm, mà trong đó người bảo hiểm sẽ trả cho người tham gia bảo hiểm
(hoặc người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm) một số tiền nhất định khi có
những sự kiện đã định trước xảy ra (người được bảo hiểm bị chết hoặc sống
đến một thời điểm nhất định), còn người tham gia bảo hiểm phải nộp phí đầy
đủ và đúng thời hạn. Các sản phẩn của bảo hiểm nhân thọ chủ yếu gồm: Bảo
hiểm sinh kỳ , bảo hiểm tử kỳ và bảo hiểm hỗn hợp. Khác với bảo hiểm phi
nhân thọ, bảo hiểm nhân thọ có các đặc điểm như sau:
- Áp dụng nguyên tắc khoán: Khác với bảo hiểm thiệt hại, trong bảo

hiểm con người không áp dụng nguyên tắc bồi thường vì tính mạng và
tình trạng sức khoẻ của con người là vô giá. Điều đó có nghĩa là trong các
hợp đồng bảo hiểm con người không tồn tại điều khoản giá trị bảo hiểm.


12

Số tiền bảo hiểm trong các hợp đồng bảo hiểm con người không phải là sự
biểu hiện giá trị của bản thân người được bảo hiểm. Số tiền này do các
bên tham gia hợp đồng thoả thuận. Khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra,
người bảo hiểm sẽ thanh toán trên cơ sở số tiền này chứ không nhằm mục
đích bồi thường thiệt hại vì không có bản chất thiệt hại. Thực chất ở đây
là áp dụng nguyên tắc khoán, số tiền bảo hiểm về cơ bản mang ý nghĩa
của một số tiền được “khoán” trước thể hiện trong hợp đồng. Để nhà bảo
hiểm thực hiện cam kết về số tiền khoán trước này, người tham gia bảo
hiểm phải trả một khoản tiền nhất định cho nhà bảo hiểm, số tiền này gọi
là phí bảo hiểm.
- Bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm vừa mang tính rủi ro.
Đây là đặc điểm khác nhau cơ bản giữa Bảo hiểm nhân thọ và Bảo hiểm
phi nhân thọ. Tính chất tiết kiệm ở đây thể hiện ngay trong từng cá nhân,
từng gia định một cách thường xuyên, có kế hoạch và có ý thức thông qua
việc nộp phí. Nội dung tiết kiệm khi mua bảo hiểm nhân thọ khác với hình
thức tiết kiệm khác ở chỗ, người bảo hiểm đảm bảo trả cho người tham gia
bảo hiểm hay người thân của họ một số tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết
kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa là khi người được bảo hiểm
không may gặp rủi ro trong thời hạn bảo hiểm đã được ấn định, những
người thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp hay số tiền bảo hiểm
từ Công ty bảo hiểm. Điều này thể hiện tính chất rủi ro trong bảo hiểm
nhân thọ.
- Bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác nhau của

người tham gia bảo hiểm. Mỗi mục đích được thể hiện khá rõ trong từng loại
hợp đồng. Chẳng hạn, hợp đồng bảo hiểm hưu trí sẽ đáp ứng yêu cầu của
người tham gia những khoản trợ cấp đều đặn hàng tháng, từ đó góp phần ổn
định cuộc sống của họ khi già yếu. Hợp đồng bảo hiểm tử vong sẽ giúp người


13

được bảo hiểm để lại cho gia đình họ một số tiền khi họ bị tử vong... Hợp
đồng bảo hiểm nhân thọ đôi khi còn có vai trò như vật thế chấp để vay vốn,
mua xe hơi, đồ gia định hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác. Chính vì
đáp ứng được nhiều mục đích khác nhau mà loại hình bảo hiểm này ngày
càng được rất nhiều người quan tâm tham gia.
- Thời hạn bảo hiểm nhân thọ thường rất dài, rủi ro bảo hiểm luôn thay
đổi theo độ tuổi của người được bảo hiểm. Căn cứ vào đặc điểm này các
Doanh nghiệp bảo hiểm áp dụng quảy lý theo kỹ thuật tồn tích. Theo kỹ thuật
tồn tích, không nhằm cân bằng thu chi ngay trong từng năm mà là cân bằng
trong nhiều năm. Phí bảo hiểm nhân thọ thường được thu định kỳ hàng năm
và mức phí phải nộp mỗi lần là bằng nhau trong suốt thời hạn hợp đồng. Vì
vậy, số phí bảo hiểm thu được trong năm không được sử dụng hết trong năm
mà phải tồn tích phần thặng dư chưa dùng đến lại để đảm bảo khả năng thanh
toán cho khách hàng trong tương lai. Đây cũng chính là kỹ thuật quản lý theo
phương pháp tồn tích.
- Bảo hiểm nhân thọ được thực hiện theo hình thức tự nguyện và chỉ ra
đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.
1.1.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ
Hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm
những hoạt động chính sau:
1.1.2.1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc
Có thể nói hoạt đông kinh doanh bảo hiểm gốc là hoạt động quan trọng

nhất của Công ty Bảo hiểm. Thông qua hoạt động này công ty bảo hiểm thu
được phí bảo hiểm – đây là nguồn thu chính trong hoạt động kinh doanh bảo
hiểm và là tiền đề để thực hiện các hoạt động tiếp theo của công ty bảo hiểm
cũng như thực hiện các chức năng tập trung tài chính và các chức năng xã hội
hoá.


14

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc bao gồm các quá trình từ khâu
thiết kế sản phẩm, tính phí bảo hiểm, tổ chức mạng lưới khai thác và giám
định bồi thường.
Các Công ty bảo hiểm thường thiết kế các sản phẩm bảo hiểm theo các
nhóm nghiệp vụ sau:
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu;
- Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển;
- Bảo hiểm xe cơ giới;
- Bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người;
- Bảo hiểm cháy nổ và tài sản;
- Bảo hiểm kỹ thuật;
- Bảo hiểm trách nhiệm;
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;
- Bảo hiểm nông nghiệp…
Mỗi nhóm nghiệp vụ bảo hiểm lại được thiết kế thành nhiều nghiệp vụ
bảo hiểm tuỳ theo nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Chẳng hạn như
nhóm Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển được thiết kế thành bảo hiểm hàng hoá
xuất khẩu bằng đường biển, bảo hiểm hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển,
bảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa, bảo hiểm xuất nhập khẩu bằng đường
hàng không… Phí bảo hiểm được tính toán căn cứ vào xác suất rủi ro và lịch
sử tổn thất của từng đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo

hiểm…
Trong bảo hiểm nói chung và bảo hiểm phi nhân thọ nói riêng, việc
chào bán sản phẩm bảo hiểm ra thị trường thành công đóng vai trò quyết định.
Vì thông hoạt động này công ty bảo hiểm thu được phí bảo biểm – đây là
nguồn thu chính của công ty bảo hiểm. Việc mua bán bảo hiểm được thực
hiện qua hợp đồng bảo hiểm. Trong mỗi hợp đồng bảo hiểm đều quy định rõ


15

quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên. Thông thường một hợp đồng bảo hiểm đầy đủ
gồm có Giấy yêu cầu bảo hiểm, bản chào phí, quy tắc, hợp đồng, giấy chứng
nhận bảo hiểm. Ngoài các nghĩa vụ trong hợp đồng, công ty bảo hiểm còn có
nghĩa vụ giải thích từ ngữ, điều kiện điều khoản cho người tham gia bảo
hiểm. Quyền lợi mà công ty bảo hiểm thu được là phí bảo hiểm. Nghĩa vụ chủ
yếu là thực hiện bồi thường khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo cam kết. Còn
người tham gia bảo hiểm có nghĩa vụ khai báo trung thực và nộp phí bảo
hiểm, quyền lợi là sẽ được thực hiện bồi thường nếu xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Sau khi ký hợp đồng, các bên có thể yêu cầu sửa đổi, chấm dứt hợp đồng theo
quy định của pháp luật.
1.1.2.2. Hoạt động nhượng và nhận tái bảo hiểm
Bên cạnh các hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc, công ty bảo hiểm phi
nhân thọ còn thực hiện các hoạt động kinh doanh nhượng và nhận tái bảo hiểm.
Nhượng tái bảo hiểm là quá trình phân tán rủi ro đã được bảo hiểm của
công ty bảo hiểm gốc cho các công ty nhận tái bảo hiểm. Nhượng tái bảo
hiểm nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh cho công ty bảo hiểm gốc và đồng
thời gián tiếp bảo vệ lợi ích cho người tham gia bảo hiểm.
Bên cạnh hoạt động nhượng tái bảo hiểm hỗ trợ cho hoạt động bảo
hiểm gốc, các công ty bảo hiểm thông thường đều thực hiện hoạt động nhận
tái bảo hiểm. Nhận tái bảo hiểm là hoạt động của công ty bảo hiểm nhằm mục

đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thuờng cho chác trách nhiệm
mà doanh nghiệp bảo hiểm này đã nhận bảo hiểm thông qua hợp đồng tái bảo
hiểm. Hoạt động nhận tái bảo hiểm nhằm tăng doanh thu của công ty bảo
hiểm và tăng cường quan hệ giao lưu hợp tác giữa các công ty bảo hiểm.
Các công ty bảo hiểm cân nhắc việc nhượng tái bảo hiểm khi có các yếu tố sau:
- Đối tượng bảo hiểm có giá trị lớn, vượt mức giữ lại của công ty.


16

- Đối tượng bảo hiểm có rủi ro cao, doanh thu khai thác cao.
- Đối tượng bảo hiểm hoạt động ở địa bàn rộng và không thuận lợi
cho việc quản lý rủi ro.
1.1.2.3. Hoạt động đề phòng và hạn chế rủi ro tổn thất
Ngoài công tác khai thác bảo hiểm trực tiếp, các công ty bảo hiểm
còn thực hiện hoạt đồng đề phòng và hạn chế rủi ro tổn thất. Thực hiện tốt
công tác này các công ty bảo hiểm không những nâng cao hiệu quả kinh
doanh mà còn giúp quảng bá hình ảnh, nâng cao niềm tin đối với khách
hàng và góp phần nâng cao đảm bảo an sinh xã hội. Các công ty bảo hiểm
thường thực hiện công tác đề phòng và hạn chế rủi ro tổn thất thông qua
việc kiểm tra giám sát đối tượng bảo hiểm, khuyến cáo, tuyên truyền, tổ
chức hội nghị khách hàng, dựng biển cảnh báo, xây đường tránh nạn…
1.1.2.4. Hoạt động giám định bồi thường
Công tác giám định bồi thường thể hiện việc thực hiện cam kết của
công ty bảo hiểm đối với người tham gia bảo hiểm. Đây cũng là một tiêu trí
đánh giá chất lượng sản phẩm bảo hiểm.
Giám định tổn thất là việc kiểm tra tình trạng tổn thất, nghiên cứu hiện
trường, các tài liệu chứng cư có liên quan để xác định đầy đủ mức độ và
nguyên nhân tổn thất.

Việc tiến hành giám định cần phải được tiến hành nhanh chóng và đảm
bảo khách quan. Thông thường đối với các tổn thất nhỏ, nguyên nhân tổn thất
đơn giản, các công ty bảo hiểm thường tự tiến hành giám định, trường hợp tổn
thất lớn, phức tạp các công ty bảo hiểm sẽ tiến hành thuê một đơn vị giám
định độc lập tiến hành. Khi tiến hành giám định, ngoài việc giám định, giám
định viên còn có trách nhiệm tư vấn cho người được bảo hiểm các biện pháp
đề phòng, giảm thiếu tổn thất và hướng dẫn các thủ tục yêu cầu bồi thường
cũng như bảo lưu quyền thu đòi bên thứ ba gây ra tổn thất.


×