Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

kỹ thuật sản xuất giống cá thát lát cườm (notopterus notopterus pallas)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.18 KB, 18 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT- CẦN THƠ
KHOA CÔNG NGHỆ THỦY SẢN
BỘ MÔN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ THÁT LÁT CƯỜM

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

VÕ MINH KHÔI

SINH VIÊN THỰC HIỆN:

(Notopterus notopterus Pallas)


Chương 1: Đặt vấn đề
1.1 Giới thiệu chung
1.1.1 Đặc điểm:

- Cá thát lát có thân dài, dẹt, có đuôi rất nhỏ, vảy nhỏ phủ toàn thân.

- Miệng tương đối to có mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt.  
- Vây hậu môn liền với vây đuôi.
- Loại cá thát lát thường thấy có màu xám ở lưng và màu trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng, dài đến 400 mm, nặng đến
500 g, trung bình khoảng 200 g.

- Cá thát lát thuộc loài cá ăn tạp.
- Thành thục sau khoảng một năm tuổi, khi thân dài đến 165 mm, nặng 200 g cá
bắt đầu sinh sản vào tháng 5 đến tháng 7.

- Trứng đẻ ra bám chặt vào đá và được cá đực bảo vệ rất kỹ, cá bố thường xuyên


dùng đuôi vẫy nước để tạo điều kiện cho trứng hô hấp.


1.1.2. Phân bố:
- Cá thát lát sống ở các vùng cửa sông, kinh, rạch, ao hồ, đồng ruộng…, cá chịu được môi trường nước có hàm lượng oxy và pH thấp, có thể sống ở
các vùng nước lợ ven biển…
- Trong Nước: cá thát lát xuất hiện từ Quảng Bình trở vào Nam. Tất cả các thủy vực ở ĐBSCL đều có cá thát lát, nhất là các vùng trũng. Do sức sinh
sản tự nhiên tốt nên sản lượng khai thác cá thát lát ở tự nhiên khá cao.
-Thế Giới: cá thát lát phân bố ở các nước như Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện…Cá thát lát phân bố rộng rãi trong các vùng nước tự
nhiên  ở Ấn Độ và có ở hầu hết các nước Đông Dương.


1.1.3. Giá trị:
Cá thát lát cho thịt ngon, ít xương đặc biệt thịt có độ dẻo đặc biệt nên rất được ưa chuộng để dùng chế biến món chả cá, coi như một món đặc sản. Ở một số địa phương
đã nhân được giống và nuôi cá thát lát trong môi trường nhân tạo trong ao, ruộng, mương vườn cho năng suất cao.

Một số thức ăn được chế biến từ cá thác lác


1.2. Mục tiêu và đối tượng:
- Mục tiêu : tìm hiểu về các điều kiện , các yếu tố trong kỹ thuật sản xuất giống và kỹ thuật ương cá.
- Đối tượng nghiên cứu:
Ngành: Có dây sống
Lớp: Cá có xương Osteichthyes
Bộ: Osteoglossiformes
Họ: Notopteridea
Giống: Notoptererus
Loài: Notopterus notopterus (Pallas)
Tên địa phương: Cá thát lát



Chương 2: Lược khảo tài liệu
2.1. Đặc điểm sinh học của đối tượng:
- Cá thát lát có thân gồ cao ở phần giữa nhỏ ở phần đuôi và phần đầu. hai bên đuôi có 4 đế 10 chấm tròn màu đen với đường viền màu trắng. Đây
chính là điểm dễ nhất để phân biệt cườm với thát lát khác
- Cá thát lát thuộc loại cá nước ngọt nhưng có thể sống trong môi trường nước lợ không quá 6 0/00, môi trường nước tĩnh, có pH từ 6.5-8, nhiệt độ từ
26-320C thích hợp cho cá. Nhiệt độ dưới 150C cá sẽ ngừng ăn, nhiệt độ trên 36 0C cá sẽ chết rất nhanh.
- Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể sống trong môi trường trật hẹp. nghèo oxy 3-8 mg/l cá thác lát còm là đối tượng ăn tạp, thức ăn thiêng về
động vật. trong điều kiện nuôi nhốt để cá ăn được thức ăn chế biến, thức ăn công nghiệp cần tập cho cá ăn những loại thức ăn này khi cá còn nhỏ.


 Đặc điểm sinh trưởng, sinh sản.

- Cá thát lát cườm nhiều ưu điểm so với các loài cá thát lát khác như có thể nuôi làm cảnh, nuôi lấy thịt, kích thước lớn, tăng trưởng nhanh có thể đạt 1kg sau 1 năm nuôi
trong khi đó các loài cá thát lát khác chỉ đạt khoảng 300g là gần tăng trưởng.
- Cá trưởng thành khi đạt 1 năm tuổi và tham gia sinh sản khi đạt từ 2 tuổi trở lên. Mùa sinh sản cátừ tháng 5- tháng 10. Sức sinh sản của cá trung bình 2000-7000 trứng
0
trên cá cái. Sau 5-7 ngày ở nhiệt độ 28-32 c trứng sẽ nở.


Chương 3 : Kỹ thuật sản xuất giống
 3.2. Chọn cá bố mẹ nuôi vỗ

- Ngoại hình cá không bị dị tật, dị hình, mạnh khỏe không bị xây sát.
- Trọng lượng: 100g trở lên.
- Tuổi cá: Cá hơn một năm tuổi kích thước từ 18-22cm.
- Cá bố mẹ trước khi thả vào ao phải được xử lý ngâm trong dung dịch nước muối 2%-3% trong 15-30 phút, cá được thả vào lúc sang hoặc chiều mát.
- Cá đực: Phần chót đầu gai sinh dục nhọn, khi thành thục mình cá thon, dài.
- Cá cái: Phần chót đầu gai sinh dục tù, khi thành thục mình cá to nhô ra hai bên hông.



3.3. Hóa chất và dụng cụ.
- Các chất kích dục tố: HCG, LHRHa + Dom …

0
- Dụng cụ: thau hoặc tô, lông gà, dao mổ, khung lưới, bình weis, tannin( 0.5-1.5 /00 ) …


3.4. Bố trí sinh sản.
 
- Điều kiện ao: Phải chủ động cấp thoát nước, nền đáy ít bùn và có giá thể (lá cây, rơm, cỏ khô...).

- Thời điểm cho cá sinh sản: Cá có tập tính sinh sản vào đầu mùa mưa và kết thúc sinh sản vào cuối mùa mưa. Khi kiểm tra xác định cá thành thục chọn hai con
nước cường trong tháng cho cá sinh sản. Khi cho cá sinh sản, mỡ cống cho nước ra vô tự do, nước mới sẽ kích thích cá sinh sản. Khi cho cá ngưng sinh sản thì
đóng cống lại, sau đó tiếp tục nuôi vỗ bình thường.

2
- Tập tính sinh sản: Cá đẻ trứng dính vào giá thể được đặt trong các hố nhỏ ở đáy ao có đường kính khoảng 0,3-0,4 m , sâu 0,1m; vị trí tổ các sinh sản nằm gần
bờ ao. Sau khi sinh sản xong cá đực giữ tổ. Mỗi ngày vào sáng sớm hay chiều mát, kiểm tra đáy ao, chú ý những nơi gần cống hoặc những nơi có ít bùn.


3.5. Kĩ thuật thụ tinh
 
 Chọn cá bố mẹ:
- Cá đực: chủ yếu chọn ngoại hình có mình thon, dài, gai sinh dục màu hồng.

-Cá cái: chọn cá có ngoại hình bụng to nhô ra hai bên hông, khi dùng tay sờ thấy mềm đều, gai sinh dục màu hồng.
 Kích dục tố và liều sử dụng:

- Có thể sử dụng các loại kích dục tố sau:

+ HCG: 4000-6000 IU/kg cá cái
+ LH- RHa: 150-200 µg+ 1 viên dom/kg cá cái.
+ Cá đực tiêm 1/2 liều cá cái.


- Vị trí tiêm: Tiêm ở góc vi lưng hoặc góc vi ngực.
- Liều tiêm: Tiêm 2 liều, liều sơ bộ cách liều quyết định 12-24 giờ. Cá đực chỉ tiêm 1 liều. Trong điều kiện nhiệt độ 28-30 0 C, thời gian hiệu ứng 24 giờ.
 Cách thụ tinh:
- Thụ tinh: Sau khi kiểm tra  trứng rụng, tiến hành cho thụ tinh bằng hình thức sau bằng cách:
- Vuốt trứng từ 5-10 con vào thau nhỏ, mổ bụng cá đực lấy tinh sào (5 con cái/ 1 con đực) cho vào thau chứa trứng. Đảo trộn 2-5 phút, cho nước cất vào vừa ngập trứng,
trộn đều với trứng bằng lông gà, sau đó mang đi ấp.
2
- Bể ấp có diện tích 2-4 m , vệ sinh sạch trước khi sử dụng. 


3.6 Thu và ấp trứng
 Thu trứng: nhặt hết giá thể có trứng bám, cho vào xô hoặc thau có nước sạch, vận chuyển về khu ấp trứng có dòng chảy nhẹ đi qua, kết hợp thay nước với sục khí.
 Ấp trứng:
- Khử dính: cho trứng vào dung dịch tannin với nồng độ 1-1,5‰; đảo đều 2-3 giây, đổ bỏ dung dịch tannin, cho nước sạch vào rửa 2-3 lần, sau đó mang trứng đi ấp.
- Không khử dính: trứng sau khi thụ tinh cho bám vào khung lưới và cho vào bể ấp.
- Mật độ ấp nếu dùng phễu, bình weis: 4.000-5.000 trứng/ lít; còn dùng khung lưới: 1.000-1,500/dm 2.
- Trong thời gian ấp trứng ngăn ngừa sự phát triển của nấm. Trong điều kiện nhiệt độ 27-30 0C, trứng nở 4-5 ngày sau khi đẻ. Sau khi cá nở 3-4 ngày chuyển cá đi ương.


Chương 4: Kĩ thuật ương cá
 4.1. Điều kiện ao nuôi vỗ
- Ao nuôi vỗ có kích thước từ 100 - 400m
- Đáy ao bằng phẳng, lớp bùn đáy 0,1- 0,2m.
- Ao phải có điều kiện cấp và thoát nước chủ động.
- Nước ao có pH từ 7- 8

- Oxy hòa tan lớn hơn 3mg/l.
- Nguồn nước: Ao ương phải có nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, điều kiện cấp nước thuận lợi.
- Nhiệt độ nước từ 26-30oC
- Độ đục từ 0,8m -1,2m.
- Ao hình chữ nhật, tỷ lệ chiều dài và rộng là 3:1 hoặc 4:1 có diện tích từ 100÷400m 2, độ sâu từ 0,8 -1,2m.
- Bờ ao phải chắc chắn, không có hang hóc để tránh thất thoát cá và dễ thu hoạch.


4.2. Loại và liều lượng thức ăn cá ương.
- Loại thức ăn: Thức ăn nhân tạo và tự nhiên.
- Liều lượng:
 Thức ăn nhân tạo:
- Lòng đỏ trứng gà đã luộc chín : Cho ăn 3 ngày đầu với liều lượng 1 trứng/vạn cá/ngày. Mỗi ngày cho ăn 3 lần, sáng 7h, trưa 12h và chiều 17h, lượng thức ăn buổi
chiều bằng 2/3 của buổi còn lại.
- Cám mịn + bột cá xay mịn (cá tạp): Cho ăn theo tỷ lệ 70% bột cá (cá tạp) và 30% cám mịn.
- Khẩu phần ăn 100g/vạn cá/ ngày sau đó tăng dần hoặc giảm theo sự bắt mồi của cá. Mỗi ngày cho ăn 3 lần, sáng 1/5 và trưa1/5 và chiều 3/5.
 Thức ăn tự nhiên:
- Đối với thức ăn tươi sống: có thể sử dụng tôm, cá nhỏ còn sống hay đã chết. Nếu thức ăn là cá tép hoặc các loài cá có kích thước nhỏ còn sống, thả cùng với cá bố mẹ,
cá thát lát sẽ bắt ăn dần.


4.3. Kĩ thuật ương

 - Cá thát lát có thể ương trong ao đất hoặc bể ximăng. Trước khi đưa vào ương, phương tiện ương phải được cải tạo hoặc vệ sinh. Do cá có tập tính ẩn nấp vào ban
ngày, nên thả bèo lục bình trên mặt nước áo hay gạch ngói trong bể ximăng cho cá trú ẩn. Mật độ ương 200con/ m vuông.

- Thức ăn: 7 ngày đầu cho ăn động vật phù du (Moina), ngày thứ 8 về sau cho ăn trùn chỉ hoặc thức ăn hỗn hợp gồm cá (30%) + bột cá (70%). Khẩu phần 100g/ vạn
con/ngày và tăng dần theo nhu cầu bắt mồi của cá, thức ăn được nấu chín và đặt trong sàn. Cho các ăn 2 lần/ngày (sáng 1/5, chiều 4/5), ban ngày thức ăn đặt gần nơi cá
ẩn nấp.



- Cá thát lát bột mới nở ra đến 4 ngày tuổi dinh dưỡng bằng noãn hoàng nên lúc này không cần cho cá bột ăn. Cá bột từ 5 - 15 ngày tuổi cho ăn trứng nước (Moina). Cá
ương từ 15 - 30 ngày tuổi thức ăn cho cá ương là trùn chỉ. Giai đoạn từ cá bột đến 1 - 1,5 tháng tuổi đem cá ương trên bạt (ao nổi lót bạt) với mật độ ương khoảng 500
2
con/m .

- Bạt chuẩn bị ương cá giống phải bố trí nơi yên tĩnh để tránh tình trạng cá sợ hãi, môi trường nước phải thật sạch và phải bố trí giá thể cho cá con ẩn nấp. Thức ăn giai
đoạn này chủ yếu là trứng nước, trùn chỉ. Sau giai đoạn đó đem cá xuống ương ở vèo và tập cho cá ăn cá xay. Khi nào cá con ăn mạnh cá xay lúc đó xuất bán cá giống
hoặc đem nuôi thương phẩm. Tỷ lệ sống bình quân của quá trình ương cá đạt khoảng 38,47%.


Cám ơn thầy và các ban lắng nghe bài thuyết trình



×