Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Lý thuyết chi phí cơ hội của harberler lý thuyết của heckscher và ohlin về lợi thế tương đối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.77 KB, 14 trang )


I.
1)


LÝ THUYẾT CHI PHÍ CƠ HỘI CỦA HABERLER
Nội dung Lý thuyết chi phí cơ hội
A) Khái niệm Chi phí cơ hội – CPCH(Opportunity cost):
Khái niệm:

Chi phí cơ hội của một sản phẩm (Lúa mỳ) là số lượng của một sản phẩm khác (Vải) cần
phải cắt giảm, để sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm thứ nhất (Lúa mỳ).


Côngthức:

(CPCHW) = ∆QC
∆QW
B)

Ví dụ : Bảng các phương án sản xuất của Mỹ vàAnh
Mỹ
Lúa mỳ
180
150
120
90
60
30
0


Anh
Vải
0
20
40
60
80
100
120

Lúa mỳ
60
50
40
30
20
10
0

Xác định Lợi thế so sánh thông qua chi phí cơ hội
(CPCHw)us = 2/3 < (CPCHw)uk = 2
(CPCHc)us = 3/2 > (CPCHc)uk = 1/2
-Mỹ có lợi thế so sánh về lúa mỳ
-Anh có lợi thế so sánh về vải
-Mỹ CMH SX, xuất khẩu lúa mỳ, nhập khẩu vải
-Anh CMH SX, xuất khẩu vải, nhập khẩu lúa mỳ

Vải
0
20

40
60
80
100
120


Tómlược
:
* Lý thuyết CPCH vẫn sử dụng qui luật lợi thế so sánh để giải thích mậu dịch
quốc tế.
Dựa trên Giá so sánh khi không có thương mại (Giá so sánh cân bằng
nội địa) để xác định Lợi thế so sánh
* Điểm khác biệt là gía so sánh được xác định dựa trên chi phí cơ hội.
* Do đó lý thuyết chi phí cơ hội khắc phục được khiếm khuyết của Ricardo
liên quan tới giả thiết lao động là yếu tố duy nhất
Chi phí cơ hội không phụ thuộc giả thiết: “chỉ có 1 yếu tố sản xuất duy
nhất là lao động”
C)




Nội dung :

Các giả thiết:
Các giả thiết tương tự các giả thiết trong lý thuyết lợi thế so sánh, ngoại
trừ giả thiết “Chỉ có một yếu tố sản xuất duy nhất là lao động”
Phát biểu:
Nếu mỗi quốc gia chuyên môn hoá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà

mình có chi phí cơ hội thấp hơn và nhập khẩu sản phẩm mà mình có chi phí
cơ hội cao hơn thì tất cả các quốc gia đều có lợi.


2)

Chi phí cơ hội không đổi và đường giới hạn khả năng sản xuất



Khái niệm “Chi phí cơ hội không đổi”:
Chi phí cơ hội không đổi (CPCHKĐ) –
Không thay đổi theo qui mô sản lượng



Khái niệm Đường giới hạn khả năng sản xuất
(The production possibility frontier – PPF):
PPF – là đường biểu thị các mức sản lượng khác nhau của hai sản phẩm
mà 1 quốc gia có thể sản xuất đồng thời khi đã sử dụng toàn bộ các nguồn
lực.



Khi CPCH không đổi – PPF là đường thẳng:

Vải

Vải
Mỹ


120

120
C

60

Lúa mì
0
90

180

40
0

Anh

C’

Lúa mì

40 60
4040

Xác định CPCH thông qua đồ thị


Chi phí cơ hội (CPCH) của một sản phẩm xác định bằng độ nghiêng tuyệt đối của đường

giới hạn khả năng sản xuất (PPF) với trục tọa độ biểu thị sản lượng của sản phẩm đó:



CPCH của lúa mỳ - độ nghiêng của PPF với trục hoành (biểu thị sản lượng lúa mỳ - Qw)



CPCH của vải - độ nghiêng của PPF với trục tung (biểu thị sản lượng vải - Qc)


II. Lý thuyết của Heckscher và Ohlin về lợi thế tương đối
* Các giả thiết
+Thế giới chỉ có 2 quốc gia A và B
chỉ có 2 loại hàng hóa( X và Y)
và chỉ có hai yếu tố là lao động và vốn
+ Hai quốc gia sử dụng công nghệ sản xuất hàng hóa giống nhau :( nếu giá cả các yếu tố sản
xuất là như nhau thì để sản xuất 1 đơn vị vải các nhà sản xuất vải ở A và ở B sẽ sử dụng lượng
lao động như nhau và lượng vốn như nhau.)
và thị hiếu của các dân tộc như nhau( nếu 2 nước có cùng mức thu nhập, cùng mức giá cả hàng
hóa thì sẽ có xu hướng tiêu dùng lượng hàng hóa giống nhau)
+Hàng hóa X chứa đựng nhiều lao động còn hàng hóa Y chứa đựng nhiều vốn
+Tỷ lệ đầu tư và sản lượng của 2 loại hàng hóa trong 2 quốc gia là một hằng số. Cả 2 quốc gia
đều chuyên môn hóa sản xuất ở mức không hoàn toàn( hai nước có quy mô tương đối giống
nhau, không có nước nào được coi là nước nhỏ so với nước kia)
+Cạnh tranh hoàn hảo trong thị trường hàng hóa và thị trường các yếu tố đầu vào ở cả hai
quốc gia


+Các yếu tố đầu vào tự do di chuyển trong từng quốc gia nhưng bị cản trở trong phạm vi quốc

tế
+Không có chi phí vận tải không có hàng rào thuế quan và các trở ngại khác trong thương mại
giữa 2nước( thương mại hàng hóa sẽ cân bắng giá cả giữa hai nước).
Các khái niệm hàm lượng các yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố:
Lý thuyết H-O được xây dựng dựa trên 2 khái niệm cơ bản là hàm lượng(mức độ sử dụng) các
yếu tố và mức độ dồi dào của các yếu tố


Một mặt hàng được coi là sử dụng nhiều(một cách tương đối) lao động: Hàng hóa X chứa
đựng nhiều lao động nếu tỷ lệ giữa lượng lao động và các yếu tố khác(như vốn hoặc đất đai)
sửdụng để sản xuất ra một đơn vị mặt hàng X lớn hơn tỷ lệ tương ứng các yếu tố đó để sản
xuất ra một đơn vị mặt hàng thứ Y
Lx Ly
>
Kx Ky

Tương tựhàng hóa Y chứa đựng nhiều vốn nếu tỷ lệ giữa vốn và các yếu tố khác của hàng hóa Y
là lớn hơn tỷ lệ giữa vốn và các yếu tố khác của hàng hóa X thì mặt hàng được coi là chứa đựng
nhiều vốn
(Ky/Ly)>(Kx/Lx)
Trong đó:
Lxvà Ly là lượng lao động cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y,
Kx và Ky là lượng vốn cần thiết để sản xuất ra một đơn vị X và Y, một cách tương ứng.
- Định nghĩa về hàm lượng vốn (hay hàm lượng lao động) không căn cứ vào tỷ lệ giữa
lượng vốn(hay lượng lao động) và sản lượng, cũng như số lượng tuyệt đối vốn(hay lao động),
mà được phát biểu dựa trên tương quan giữa lượng vốn và lượng lao động cần thiết để sản
xuất ra một đơn vị sản lượng.
Tương tự, nước A được coi là dồi dào tương đối về lượng lao động nếu :
LA
L

> B
K A KB

LA và LB là lượng lao động ở các nước A và B
KA và KB là lượng vốn ở các nước A, B
-

Mức độ dồi dào của một yếu tố sản xuất của một quốc gia được đo không phải bằng số
lượng tuyệt đối mà bằng tương quan giữa số lượng yếu tố đó với các yếu tố sản xuất
khác của quốc gia.


Định lý H-O
Nội dung định lý: Một quốc gia sẽ Xuất khẩu những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sủ dụng
nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất dồi dào và rẻ của quốc gia đó và sẽ nhập khẩu
những mặt hàng mà việc sản xuất đòi hỏi sủ dụng nhiều một cách tương đối yếu tố sản xuất
dồi dào yếu tố khan hiếm và đắtcủa quốc gia đó
-

Tính thâm dụng của yếu tố sản xuất: sản phẩm thâm dụng một yếu tố hơn sản phẩm
khác khi nó sử dụng nhiều yếu tố này trong quá trình sản xuất với tỷ lệ lớn hơn

-

Xét ví dụ về 2 nước Việt Nam và Nhật Bản, 2 loại hàng hóa là vải và thép

Việt Nam
Nhật Bản

VốnK

20
300

Lao độngL
200
1500

Do vải có tính thâm dụng với lao động và thép có tính thâm dụng về vốn.
Nếu xét về con số tuyệt đối thì nhật bản hơn Việt Nam cả về lao động và vốn, nhưng định lý HO là xét sự tương quan mức cung của vốn và lao động.

)vn=

)nb=

Việt Nam là nước dồi dào tương đối về lao động (tuy Việt Nam có ít lao động hơn nhưng lao
động chia bình quân cho mỗi máy lại nhiều hơn) còn Nhật Bản là nước dồi dào tương đối về
vốn

)nb=

)vn=


Theo lý thuyết H-O thì Việt Nam sẽ sản xuất và xuất khẩu vải ( mặt hàng nhiều lao động) còn
Nhật Bản sẽ sản xuất và xuất khẩu thép( mặt hàng nhiều vốn)
Dựa trên định luật này có thể kết luận rằng: những nước có nguồn đồi dào về nhân công và
tương đối rẻ thì tập trung vào sản xuất và xuất khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều lao động
một cách tương đối và nhập khẩu những mặt hàng sử dụng nhiều vốn một cách tương đối
Phân tích mô hình:
Đường giới hạn khả năng sản xuất của Nhật Bản thoải về trục tung – trục biểu thị mặt hàng

thép vì thép là mặt hàng cần nhiều vốn,còn đường giới hạn khả năng sản xuất của Việt Nam lại
thoải hơn về phía truc hoành - trục biểu thị mặt hàng vải vì vải là mặt hàng cần nhiều lao động.

N0

V0


Khi chưa có thương mại :
Ở mỗi nước sản xuất được bao nhiêu thì tiêu dùng bấy nhiêu .Vì 2 quốc gia có cùng sở
thích tiêu dùng nên có cùng tập hợp các đường bàng quan. đường bàng quan sẽ tiếp xúc với
đường giới hạn khả năng sản xuất của 2 nước ( cũng là đường bàng quan cao nhất mà 2 nước
đạt được) tại 2 điểm Vo và No và đó là điểm sản xuất và tiêu dùng tối ưu của mỗi nước.Độ dốc
của đường bàng quan tại mỗi điểm,tại No là (Pv/Pt) nb và tại Vo là (Pv/Pt) vn chỉ ra mức giá
tương quan cân bằng giữa thép và vải của mỗi nước.Ta thấy tiếp tuyến đi qua Vo thoải hơn so
với đi qua No nên [(Pv/Pt)vn < (Pv/Pt)nb] và [(Pt/Pv)nb < (Pt/Pv)vn] Do đó vải của Việt Nam rẻ
hơn 1 cách tương đối so với vải của Nhật Bản,hay Việt Nam có lợi thế so sánh về vải.Còn thép
của Nhật Bản rẻ hơn tương đối so với thép ở Việt Nam hay Nhật Bản có lợi thế so sánh về
thép. Và dẫn đến từng quốc gia sẽ thực hiện sản xuất chuyên môn hóa mặt hàng mà nước
mình có lợi thế so sánh


Khi tiến hành thương mại tự do

N1

Cv

Cn


N0

V0
V1

Giá vải ở Việt Nam sẽ tăng, ở Nhật Bản giảm và giá thép ở nhật sẽ tăng, ở Việt Nam giảm. Quá
trình chuyên môn hóa sản xuất và trao đổi diễn ra cho đến khi mức giá tương quan giữa vải và
thép ở 2 nước trở nên cân bằng đạt đến điểm sản xuất mới N1 đối với Nhật và V1 đối với Việt
Nam,tức là (Pv/Pt)nb = (Pv/Pt)vn = (Pv/Pt)t
Nhật Bản tiêu dùng ở mức Cn ở đường bàng quan cao hơn còn Việt Nam tiêu dùng ở mức Cv
ở đường bàng quan thấp hơn.Chứng tỏ rằng Nhật Bản có lợi hơn từ thương mại so với Việt
Nam.


Tuy nhiên, điều mấu chốt ở đây là cả 2 quốc gia đều có lợi từ thương mại vì đều đạt đường
bàng quan cao hơn so với tự cung tự cấp ( No-> N1; Vo->V1)
Tại mức giá quốc tế cân bằng nhật xuất khẩu N1K thép để đổi lấy KCn vải từ Việt Nam còn Việt
Nam xuất khẩu V1L vải để đổi lấy CvL thép từ Nhật,và xuất khẩu của nước này bằng nhập khẩu
của nước khác.
Ưu điểm:
-

Mô hình Heckscher-Ohlin được xây dựng thay thế cho mô hình cơ bản về lợi thế so sánh
của Ricardo. Mặc dù nó phức tạp hơn và có khả năng dự đoán chính xác hơn,tuy nhiên
lại hoàn thiện hơn và nó vẫn có sự lý tưởng hóa. Đó là việc bỏ qua lý thuyết giá trị lao
động và việc gắn cơ chế giá tân cổ điển vào lý thuyết thương mại quốc tế.


Nhược điểm:
Càng ngày, người ta càng thấy có những đặc điểm trong thương mại quốc tế mà mô hình này

không thể giải thích,ví dụ như:
-

Một là quan hệ thương mại nội ngành (intra-industry trade). Ví dụ, Mỹ xuất khẩu xe hơi
sang Nhật và châu Âu nhưng cũng nhập khẩu xe hơi từ Nhật và châu Âu.Theo lý thuyết
lợi thế so sánh thì trao đổi thương mại trong ngành này không thể xảy ra vì với một mặt
hàng, chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế sang nơi không có lợi thế sản xuất
mặt hàng đó, như nước chỉ chảy từ chỗ cao xuống chỗ thấp, mà thôi. Nhưng thực tế lại
không diễn ra như vậy.

-

Hai là không giải thích được tại sao một số nền kinh tế như Đài Loan và Hàn Quốc lại
thành công trong việc chuyển từ xuất khẩu quần áo, giày dép vào những năm 1960 sang
xuất khẩu máy tính, ôtô đến Mỹ và châu Âu như ngày nay.

-

Ba là quan hệ tự do hóa thương mại: kể từ sau khi chiến tranh thê giới thứ hai kết thúc,
thương mại quốc tế đã được tự do hóa đáng kể và do đó có sự gia tăng nhanh chóng về
quy mô. Xuất phát từ định lý H-O thì sẽ có những biến đổi lớn trong phân bổ nguồn lực
và mâu thuẫn xã hội. Chẳng hạn định lý Stolper-Samuelson tự do hóa thương mại sẽ làm
giảm thu nhập của một yếu tố sản xuất,và gây nên sự phản kháng của một số tầng lớp
dân cu trong xã hội. Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, TMQT phát triển làm tăng năng
suất của tất cả các yếu tố sản xuất và tăng phúc lợi xã hội với mọi tầng lớp dân cư trong
xã hội.


Mô hình ban đầu do Heckscher và Ohlin xây dựng chưa phải là mô hình toán, chỉ giới hạn với
hai quốc gia, hai loại hàng hóa có thể đem trao đổi quốc tế và hai loại yếu tố sản xuất (đây là

hai biến nội sinh). Vì thế mô hình ban đầu còn được gọi là Mô hình 2 x 2 x 2.



×