Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

Nhập môn khoa học giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 16 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Kinh Tế-Luật

Nhập môn khoa học giao tiếp
Thạc sĩ: Lê Tuyết Ánh


Giao tiếp trong môi trường đại học xoay quanh các
thành phần được chia thành bốn mối quan hệ tương
tác chính
I.Giao tiếp giữa sinh viên với sinh viên
II.Giao tiếp giữa giảng viên với sinh viên
III.Giao tiếp giữa lãnh đạo và phòng ban
III.Giao tiếp giữa phòng ban với sinh viên


I.Giao tiếp giữa sinh viên và sinh viên
•Bắt đầu từ thái độ: Hãy cư xử đúng mực, có sự khiêm nhường
phù hợp, tôn trọng mọi người cùng công việc họ đang làm,
những câu chào và cử chỉ thân thiện sẽ đem lại thiện cảm.


I.Giao tiếp giữa sinh viên và sinh viên
•Tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động: Chân thành,
không suồng sã quá, hay bộc trực quá thì lại càng tốt, bởi nhiều
lúc sự tế nhị là cần thiết để giữ cho mối quan hệ không bị nhàm
chán hoặc quá sa đà.


I.Giao tiếp giữa sinh viên và sinh viên


•Tham gia các hoạt động tập thể dù bạn có thích hay không: các
hoạt động tập thể lành mạnh và tích cực luôn giúp cho các thành
viên trong lớp học hiểu nhau hơn, còn đối với những người mới, đó
là cơ hội giao tiếp và làm quen.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
• Đối với giáo viên :
+ Phương tiện ngôn ngữ :
Ngôn ngữ nói: là phương tiện được sử dụng nhiều nhấtvà hiệu
quả nhất. Có hai hình thức sử dụng:
• Ngôn ngữ độc thoại: là hình thức nói của một người,
nhưng người khác chỉ nghe, đó là hình thức giáo viên giảng
bài, học sinh nghe. Để giao tiếp đạt được sự hiệu quả, ngôn
từ của giáo viên nên :
- Dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, dễ nhớ
- Lời giảng súc tích, có nhiều thông tin bổ ích
- Đảm bảo hợp lý khoa học, phù hợp với học sinh
- Cách nói truyền cảm, thu hút học sinh.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên

Ngôn ngữ viết: cần phải đủ to, rõ ràng, đẹp, trình bày một cách
khoa học để giúp học sinh hiểu bài, ghi bài dễ dàng và theo dõi
bài một cách có hệ thống.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
+ Phương tiện phi ngôn ngữ:

• Tốt nhất tư thế đứng thẳng, mắt hướng về phía học sinh,
miệng nở nụ cười hiền dịu, tay ghi bảng, đứng chếch về
bên phải để học sinh tiện việc theo dõi bài và ghi bài.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
• Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp: không nên áp đặt, ép
buộc học sinh thái quá một cách máy móc theo ý kiến của mình,
không nên dùng những từ ngữ, câu nói xúc phạm nhân cách
học sinh.
• Biết lắng nghe, khuyến khích học sinh trình bày ý muốn, nhu
cầu nguyện vọng của mình, không nên ngắt lời, phẩy tay, xem
đồng hồ, nhăn mặt khó chịu với học sinh.
• Sự công bằng trong đánh giá, nhận xét sẽ khích lệ học sinh
học giỏi vươn lên, học kém cố gắng hơn nữa.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên

•Đối với học sinh:
•Nên thực hiện :
+Lễ phép, đến lớp đúng giờ, làm hết các bài tập, tham gia
góp ý đặt câu hỏi trong giờ học.
+Hãy tỏ ra quan tâm, thích thú đến môn học. Hãy thể hiện cho
thầy cô biết là mình có quan tâm đến - dẫu rằng bạn không phải
là một người học nổi bật, xuất sắc.
+Bạn cung nên tận dụng thời gian gặp riêng giáo viên mình
trong giờ nghỉ của họ để xin thầy cô giúp đỡ thêm, đặt câu
hỏi, xin thông tin về nghề nghiệp đối với môn mình học,..



II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
•Nên tránh:
+Thái độ không chân thành. Thầy cô sẽ phát hiện ra khi động cơ
duy nhất của bạn là để được ưu ái đặc biệt.
+Cố để được là học trò cưng. Hành vi của bạn sẽ thể hiện một
người giả dối và các bạn trong lớp có thể bắt đầu ghét bạn.
+Tặng quà phung phí, xa xỉ. Các món đồ đắt tiền, phô trương có
thể sẽ thể hiện thông điệp không tốt, và thầy cô bạn thường
không thể nhận bất cứ thứ gì đắt tiền của bạn cả.


III.Giao tiếp giữa lãnh đạo và phòng ban
•Môt số nguyên tắc:
+Phải tôn trọng, tin tưởng đối phương, làm chủ được mình và tin vào
khả năng của người khác.
+Không vụ lợi. Phải thật thà vì mục đích giáo dục, không định kiến, không
vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung.
•Về phía nhà quản lý :
+Niềm nở, luôn duy trì tinh thần phấn khởi.
+Biểu hiện lòng chân thành với mọi người, với nhân viên.
+Quan tâm đến đời sống, sức khỏe của bản thân và gia đình nhân viên.
+Biết lắng nghe ý kiến của mọi người.
+Biết giao nhiệm vụ cho cấp dưới một cách lịch thiệp
+Chú ý đến công việc của cấp dưới, qua đó thấy được thực lực, thành
tích của từng người trong công tác và khen ngợi họ.
+Đừng bao giờ quên lời hứa.


III.Giao tiếp giữa lãnh đạo và phòng ban

+Hãy biết phê bình và tự phê bình, khi phê bình nhắc nhở ai cần tế nhị.
+Cần thận trọng khi quyết định hình thức kỷ luật đối với một người.

•Về phía những người cấp dưới :
+Tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo.
+Giữ những quan hệ tốt đẹp với mọi người
+Chăm chỉ, làm tốt công tác của mình, không tỏ ra kiêu ngạo, biết
phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ.
+Tiếp nhận những lời phê bình của cấp trên một cách vô tư, cầu thị
+Quý trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên
trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể.


IV.Giao tiếp giữa phòng ban với sinh viên
•Về phía phòng ban:
+Lịch sự, vui vẻ.
+Lắng nghe nguyện vọng của sinh viên.
+Hoà nhã, luôn tươi cười khi tiếp sinh viên.
+Tránh cáu gắt, to tiếng dù đang có chuyện không vui.
+Nói chuyện dễ hiểu, tư vấn với cử chỉ thân thiện.
+Tránh gò bó trong hành động, ánh mắt luôn vui vẻ, nhìn
thẳng, tư thế ngồi hướng về trước thể hiện sự chú tâm đang
lắng nghe.


IV.Giao tiếp giữa phòng ban với sinh viên
•Về phía sinh viên:
+Vui vẻ, lễ phép khi đến phòng ban.
+Kiên nhẫn chờ đợi khi tới lượt, lịch sự không chen lấn, không
xô đẩy.

+Thông cảm với giáo viên ở phòng ban.


Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe



×