Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè búp tươi quy mô nông hộ trên địa bàn huyện thanh ba, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (910.51 KB, 102 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2015

Tác giả luận văn

Ngô Quảng Bá


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu, hoàn thiện luận văn, tôi
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, phòng Đào
tạo sau đại học và các thầy, cô trường Đại học Lâm nghiệp; sự giúp đỡ của
phòng nông nghiệp huyện Thanh Ba, cùng cán bộ UBND các xã Vân Lĩnh,
Đông Lĩnh, Thanh Vân.
Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sự giúp đỡ của các thầy,
cô giáo giảng dạy tại phòng Đào tạo sau đại học trường Đại Học Lâm nghiệp,
các anh, chị và các bạn tại huyện Thanh Ba, đã giúp tôi hoàn thành đề tài.
Đặc biệt Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Thu Hà,
người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.


Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn, kỹ năng phân tích và kỹ năng
thực tế còn chưa cao, nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều
vấn đề còn chưa được đề cập đến. Rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp của các thầy, cô giáo để luận văn này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Ngô Quảng Bá


iii

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP ....................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. ...........................5
1.1.1. Khái niệm, nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế [2][3] .....................................5
1.1.2. Khái niệm hộ, nông hộ, kinh tế hộ ..................................................................11
1.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất chè, các nhân tố ảnh hưởng đến sản
xuất chè [7][8]. ..........................................................................................................13
1.2. Kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và kinh doanh chè .................................18
1.2.1. Trên thế giới ....................................................................................................18

1.2.2. Trong nước ......................................................................................................21
1.3. Tổng quan các tài liệu nghiên cứu .....................................................................29
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............31
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ .......................................31
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................31
2.1.2. Đặc điểm kinh tế ­ xã hội. ...............................................................................34
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................41
2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu khảo sát. ...............................................41
2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn: ...................................................43


iv

2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về mặt lượng của quá trình sản xuất chè. .....................43
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá về kết quả, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất chè [3]
[13]: ...........................................................................................................................44
2.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế sản xuất chè.......................................45
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................46
3.1. Thực trạng sản xuất chè trên địa bàn huyện Thanh Ba ....................................46
3.1.1. Diện tích sản xuất chè trên địa bàn huyện Thanh Ba......................................46
3.1.2. Năng suất, sản lượng chè trên địa bàn huyện..................................................48
3.1.3. Tình hình tiêu thụ chè búp tươi trên địa bàn ...................................................49
3.2. Thực trạng sản xuất chè của nhóm hộ nghiên cứu ............................................50
3.2.1. Đặc điểm chung của hộ điều tra......................................................................50
3.2.2. Tình hình sản xuất chè của hộ điều tra............................................................55
3.2.3. Liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các hộ điều tra. ...........................62
3.3. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất cây chè quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện
Thanh Ba. ..................................................................................................................66
3.3.1. Chi phí sản xuất chè của các hộ gia đình điều tra ...........................................66
3.3.2. Doanh thu từ cây chè của các hộ gia đình điều tra..........................................70

3.3.3. Hiệu quả kinh tế trong SX kinh doanh chè của các hộ gia đình điều tra. .......71
3.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ gia
đình trên địa bàn huyện Thanh Ba. ...........................................................................73
3.3.5. Những thành công, tồn tại trong sản xuất, kinh doanh chè của các hộ gia đình
trên địa bàn huyện Thanh Ba. ...................................................................................77
3.3.6. Định hướng phát triển chè trên địa bàn huyện Thanh Ba: ..............................79
3.4. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của các hộ gia
đình trên địa bàn huyện Thanh Ba ............................................................................79
3.4.1. Giải pháp về quy hoạch...................................................................................79
3.4.2. Về kỹ thuật canh tác ........................................................................................80


v

3.4.3. Về lao động .....................................................................................................81
3.4.4. Giải pháp về vốn .............................................................................................81
3.4.5. Giải pháp về khoa học kỹ thuật.......................................................................82
3.4.6. Giải pháp tổ chức sản xuất ..............................................................................83
3.4.7. Giải pháp về thị trường ...................................................................................84
3.4.8. Giải pháp về cơ sở hạ tầng ..............................................................................84
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt


Nguyên nghĩa

HTX

Hợp tác xã

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

HĐND

Hội đồng nhân dân

UBND

Ủy ban nhân dân

BHYT

Bảo hiểm y tế

RFA

Tiêu chuẩn chất lượng Rainforest Alliance


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

1.1

Diện tích trồng chè thế giới phân theo châu lục [2]

18

1.2

Các luồng thương mại chè chính trên thị trường thế giới năm 2013

20

(ngàn tấn) [2][4]
1.3

Diện tích, năng suất, sản lượng chè các tỉnh trọng điểm

24

1.4

Số liệu xuất khẩu chè Việt Nam năm 2011­2013 [2].

26


1.5

Diện tích, sản lượng chè tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2012­2014

28

2.1

Tình hình khí hậu – thủy văn tại huyện Thanh Ba năm 2014

32

2.2

Cơ cấu đất đai của huyện Thanh Ba [4]

33

2.3

Cơ cấu kinh tế huyện Thanh Ba giai đoạn 2012­2014

39

3.1

Diện tích chè huyện Thanh Ba năm 2012­2014

47


3.2

Năng suất, sản lượng chè trên địa bàn huyện Thanh Ba 2012­2014

48

3.3

Phân phối số hộ điều tra trong các xã nghiên cứu

50

3.4

Đặc điểm chung của nông hộ trồng chè ở huyện Thanh Ba

51

3.5

Phương tiện sản xuất chè của hộ điều tra

53

3.6

Diện tích sản xuất chè các hộ điều tra

54


3.7

Diện tích, năng suất, sản lượng chè các hộ điều tra

57

3.8

Cơ cấu giống chè nhóm hộ điều tra năm 2015

58

3.9

Định mức phân bón sử dụng cho 1 ha chè kinh doanh/năm.

60

3.10 Các hình thức tổ chức sản xuất của nhóm hộ điều tra.

63

3.11 Chi phí sản xuất cho ha chè của hộ trong 1 năm

68

3.12 Kết quả sản xuất 1 ha chè một năm của hộ điều tra

70


3.13 Hiệu quả sản xuất chè của các hộ, bình quân trên 1 ha trong 1 năm

72

3.14 Một số nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây chè.

74

3.15 Năng suất và chu kỳ sản xuất của một số loại chè.

75


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Chè là cây công nghiệp dài ngày có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và Á
nhiệt đới; xuất hiện từ lâu đời, cây chè được trồng phổ biến trên thế giới, đặc
biệt là một số quốc gia khu vực châu Á như Kenya, Sri Lanka, Trung Quốc,
Ấn Độ, Việt Nam, Nhật Bản…Nước chè là thức uống tốt, có nhiều tác dụng
giải khát, chống lạnh, khắc phục sự mệt mỏi của cơ thể, kích thích hoạt động
của hệ thần kinh, hệ tiêu hoá... Chính vì các đặc tính trên, chè đã trở thành sản
phẩm đồ uống phổ thông trên toàn thế giới. Hiện nay đã có trên 58 nước trên
thế giới sản xuất chè, trong khi có trên 155 nước tiêu thụ chè. Đây chính là
một lợi thế tạo điều kiện cho việc sản xuất chè ngày càng phát triển.
Những năm gần đây, ngành chè Việt Nam có bước tăng trưởng nhảy
vọt, diện tích, năng suất và giá trị sản phẩm không ngừng được cải thiện. Với
diện tích khoảng trên 130 nghìn ha, Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về diện tích

và sản lượng; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 230 triệu USD/năm. Cây chè là
cây trồng ổn định và có giá trị kinh tế, tạo nhiều việc làm cũng như thu nhập
cho người lao động. Phú Thọ được thiên nhiên ưu đãi về đất đai và điều kiện
khí hậu khá thích hợp cho việc phát triển cây chè. Hiện nay, diện tích chè đạt
16,3 nghìn ha, sản lượng chè 152,2 nghìn tấn, có vị trí thứ 4 về diện tích, thứ
3 về sản lượng trong số 35 tỉnh trồng chè trên cả nước; trong sản xuất nông
nghiệp, cây chè là cây trồng truyền thống và được xác định là cây trồng chủ
lực của tỉnh.
Huyện Thanh Ba có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây chè,
với tổng diện tích hiện có 1.907 ha, năng suất đạt 117,3 tạ/ha, cho thu nhập
bình quân trên 40 triệu đồng/ha; việc sản xuất, kinh doanh chè đã phần nào giải
quyết được công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn


2

huyện. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn huyện Thanh
Ba còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, đặc biệt đối với các hộ
dân, hiện nay năng suất chè vùng dân đạt 80­90 tạ/ha, bằng ½ năng suất chè
của doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Bên cạnh đó, sản xuất chè của các hộ dân
đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề như: sản xuất nhỏ, manh mún,
công nghệ lạc hậu, sử dụng đầu vào kém hiệu quả làm tăng chi phí các yếu tố
đầu vào, giảm sản lượng và giá cả đầu ra, áp dụng khoa học, kỹ thuật chưa
hợp lý, chính sách chưa phù hợp và một số ảnh hưởng của các nhân tố khách
quan khác như thời tiết, khí hậu...trong khi giá cả thị trường vật tư đầu vào
thiếu ổn định, thị trường tiêu thụ chè bấp bênh dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất, kinh tế và nhất là ảnh hưởng đến trực tiếp các hộ gia đình trực
tiếp sản xuất chè rất lớn.
Trước những thực tế đó, đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng,
thấy rõ được các tồn tại, hạn chế để từ đó đề ra các giải pháp phát triển sản xuất

chè của vùng, góp phần cải thiện, nâng cao thu nhập cho hộ gia đình. Vì vậy, tôi
lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh chè búp tươi quy mô nông hộ trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát.
Đánh giá được đầy đủ, chính xác hiệu quả sản xuất chè của hộ nông dân
huyện Thanh Ba, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất chè, nâng cao
thu nhập và đời sống cho hộ nông dân, trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
2.2. Mục tiêu cụ thể.
+ Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu
quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
+ Đánh giá được thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh chè quy mô hộ


3

gia đình trên địa bàn huyện Thanh Ba.
+ Xác định được những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế
của hộ gia đình sản xuất chè trên địa bàn huyện Thanh Ba.
+ Đề xuất được những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế của hộ gia
đình sản xuất chè trên địa bàn huyện Thanh Ba.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sản xuất, kinh doanh chè
búp tươi quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
+ Phạm vi về nội dung:
Luận văn nghiên cứu về hiệu quả sản xuất, kinh doanh chè búp tươi
trong quy mô các hộ gia đình trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

+ Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được thực hiện tại các xã trên địa bàn huyện Thanh Ba, tỉnh Phú
Thọ.
+ Phạm vi về thời gian
Luận văn sẽ thu thập các số liệu về sản xuất, kinh doanh cây chè quy mô hộ
gia đình tại huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ trong thời gian từ năm 2012­ 2014.
Các số liệu khảo sát thực tiễn được thực hiện trong khoảng tháng 4 năm
2015 đến tháng 8 năm 2015.
4. Nội dung nghiên cứu
+ Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế và đánh giá hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp;
+ Cơ sở thực tiễn về sản xuất và kinh doanh chè trên thế giới và ở Việt
Nam, bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất chè;
+ Thực trạng sản xuất và kinh doanh chè trên địa bàn huyện Thanh Ba;


4

+ Thực trạng và hiệu quả sản xuất kinh doanh chè búp tươi quy mô hộ
gia đình của nhóm hộ điều tra khảo sát trên địa bàn huyện Thanh Ba;
+ Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất chè
búp tươi quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Thanh Ba;
+ Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè búp tươi quy mô
hộ gia đình trên địa bàn huyện Thanh Ba.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Đặt vấn đề và Kết luận, luận văn bao gồm các phần chính
sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp.
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3. Kết quả nghiên cứu.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
1.1.1. Khái niệm, nội dung, bản chất hiệu quả kinh tế [2][3]
1.1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các
hoạt động sản xuất. Mục tiêu của sản xuất là đáp ứng mức sống ngày càng tăng
về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, trong khi nguồn lực sản xuất xã hội
ngày càng trở nên khan hiếm. Việc nâng cao hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi
khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Xuất phát từ góc độ nghiên cứu khác nhau, đến nay có nhiều quan điểm
khác nhau về hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tôi đề cập một số quan điểm sau:
­ Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi
xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt
sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả
năng sản xuất của nó".
Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn
lực sản xuất trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có
hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý
tưởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
­ Có một số tác giả lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi quan
hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai đại lượng kết quả và chi phí. Các quan điểm
này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của phần tăng thêm chứ không phải của toàn

bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.


6

­ Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho
quan điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông : "Tính hiệu quả được xác
định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh"
Đây là quan điểm được nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào
tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh tế.
­ Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh
tế. Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính
bằng đơn vị giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau.
"Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg...) và
lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu...)
được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ
giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí
kinh doanh thực tế phải chi ra được gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và
"Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản
lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả
kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy
móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu
quả của hoạt động quản trị chi phí.
­ Một khái niệm được nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước quan tâm chú
ý và sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế của một số hiện tượng (hoặc một
qúa trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn
lực để đạt được mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tương đối đầy đủ phản
ánh được tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu

quả kinh tế như sau: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt
chất lượng của quá trình sản xuất được xác định bằng cách so sánh kết quả
đầu ra của sản xuất với các chi phí đầu vào sản xuất.


7

1.1.1.2. Nội dung, Bản chất hiệu quả kinh tế.
* Nội dung hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kinh tế là quan hệ so sánh giữa kết quả thu được vớ toàn bộ chi
phí các yếu tô đầu và của quá trình sản xuất (đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật,
quản lý...). Kết quả và hiệu quả kinh tế là hai phạm trù kinh tế khác nhau nhưng
có quan hệ mật thiết với nhau. Kết quả thể hiện quy mô, khối lượng của một
sản phẩm cụ thể và được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu, tùy thuộc và từng trường
hợp. Hiệu quả là đại lượng để đánh giá kết quả đó được tạo ra như thế nào,
mức chi phí cho một đơn vị kết quả đó có chấp nhận được không.
Hiệu quả luôn gắn liền với kết quả của từng hoạt động cụ thể. Trong
sản xuất một sản phẩm cụ thể luôn có mối quan hệ sử dụng yếu tố đầu vào và
kết quả đầu ra. Từ đó, chúng ta xác định được hao phí để sản xuất một đơn vị
sản phẩm là bao nhiêu? Mức chi phí như vậy có hiệu quả không? Tuy nhiên,
hiệu quả và kết quả phụ thuộc và từng ngành, từng hoạt động ở điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xa hội, môi trường ...
Hiệu quả kinh tế khi tính toán gắn liền với việc lượng hóa các yếu tố
đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (sản phẩm). Việc lượng hóa hết và cụ
thể các yếu tố nào để tính toán hiệu quả thường gặp khó khăn nhất là trong
sản xuất nông nghiệp. Chẳng hạn, đối với các yếu tố đầu vào như tài sản cố
định (đất nông nghiệp, vườn cây lâu năm…) được sử dụng cho nhiều chu kỳ
sản xuất, trong nhiều năm nhưng không đồng đều. Mặt khác, giá trị hao mòn
khó xác định chính xác nên việc tính khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí để
tính hiệu quả chỉ có tính chất tương đối.

* Bản chất hiệu quả kinh tế.
Như vậy, trong thực tế có rất nhiều quan điểm về hiệu quả. Tuy nhiên,
việc xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần phải xem xét trên các khía
cạnh sau đây:


8

­ Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là sự thực hiện yêu cầu tiết kiệm thời
gian, biểu hiện trình độ sử dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng quy
luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặt biệt tồn tại trong nhiều
phương thức sản xuất.
­ Thứ hai: theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là
một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con
người với con người trong quá trình sản xuất.
­ Thứ ba: hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối
cùng mà là mục tiêu phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế
hoạch và quản lý kinh tế nói chung, hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu
vào và đầu ra, là lợi ích lớn hơn thu được với một chi phí nhất định, hoặc một
kết quả thu được với một chi phí nhỏ hơn.
Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là:
+ Việc đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội.
+ Việc bảo tồn tài nguyên, nguồn lực để phát triển lâu bền.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè: Bản chất của nâng cao
hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè là nâng cao năng suất chè và tiết kiệm chi
phí sản xuất chè trên một đơn vị sản phẩm được sản xuất ra. Hiệu quả kinh tế
trong sản xuất chè cũng bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Hiệu
quả kỹ thuật trong sản xuất chè chính là hiệu quả của người nông dân bằng
kinh nghiệm và kiến thức của mình sử dụng một lượng đầu và thích hợp
(phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) để sản xuất ra một khối lượng chè lớn

hơn trên cùng một đơn vị diện tích, trong cùng một khoảng thời gian của vụ
của năm. Hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất chè của nông hộ là mức giảm
lượng đầu tư cho một đơn vị sản phẩm sản xuất ra. Sản xuất chè đạt hiệu quả
phân bổ khi giảm được chi phí trên một đơn vị sản phẩm hoặc tăng giá bán
trên một đơn vị sản phẩm đầu ra.


9

* Phân loại hiệu quả kinh tế:
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả
của các hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng
thời còn tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế ­ xã hội của con
người. Những kết quả đạt được đó là: nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn
việc làm, góp phần ổn định chính trị và xã hội, trật tự an ninh, xây dựng xã
hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống tinh thần và văn hoá cho
nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đặc biệt về sản xuất nông nghiệp, ngoài những hiệu quả chung về kinh
tế xã hội, còn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà ngành kinh tế khác không
thể có được. Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá
nhân, một đơn vị, nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu
đến lợi ích và hiệu quả chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại
chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù:
Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này
tuy khác nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn
nhau. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết
quả đạt được về mặt kinh tế và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh

quan hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm đến quan hệ so sánh
tuyệt đối (phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ
giữa đại lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng
thu nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
kinh tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan
so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra.


10

Hiệu quả về kinh tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt
được tổng hợp trong các lĩnh vực kinh tế ­ xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt
được các kết quả đó. Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trò
quyết định nhất và nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu
quả xã hội. Để làm rõ phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo
các tiêu thức nhất định từ đó thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại
hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia
phạm trù hiệu quả kinh tế thành:
­ Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng
ngành sản xuất vật chất như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ...
trong từng ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho những ngành
hẹp hơn.
­ Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung toàn bộ nền
sản xuất xã hội.
­ Hiệu quả kinh tế theo vùng lãnh thổ: là xét riêng cho từng vùng, từng
tỉnh, từng huyện...
­ Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì

doanh nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục
tiêu cao nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu
quả của quốc gia. Cũng vì thế mà nhà nước sẽ có các chính sách liên kết vĩ
mô với doanh nghiệp.
­ Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ. Căn cứ
vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản xuất thì có
thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
­ Hiệu quả sử dụng vốn
­ Hiệu quả sử dụng lao động.


11

­ Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị.
­ Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng...
­ Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học, kỹ thuật và quản lý...
1.1.2. Khái niệm hộ, nông hộ, kinh tế hộ
* Khái niệm về hộ:
Hiện có nhiều quan điểm khác nhau xung quanh khái niệm nông hộ như:
­ Theo tác giả Weberster (1990) cho rằng Hộ là những người cùng sống
chung dưới một mái nhà, cùng ăn chung và cùng chung một ngân quỹ.
­ Theo Raul (1989): Hộ là những người có chung huyết thống, có quan hệ
mật thiết lẫn nhau trong quá trình tạo ra của cải vật chất, tạo ra sản phẩm để tồn
tại cho bản thân và cho gia đình trong cộng đồng.
­ Theo Martin (1998): Hộ gia đình Là đơn vị kinh tế cơ bản của xã hội có
liên quan đến sản xuất, tái sản xuất, tiêu dừng và các hoạt động kinh tế khác.
­ Có nhiều khái niệm khác nhau về hộ nhưng có chưng đặc điểm sau:
+ Chung sống dưới một mái nhà.
+ Chung nguồn thu nhập.
+ Sản xuất chung.

+ Có trách nhiệm với nhau trong sự tồn tại và phát triển.
* Khái niệm nông hộ:
Là đơn vị kinh tế có đất đai, tư liệu sản xuất, vốn sản xuất thuộc sở hữu
của hộ gia đình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất trong
lĩnh vực nông nghiệp. Các thành viên trong hộ đều hưởng phần thu nhập và
mọi quyết định đều dựa trên ý kiến chung của các thành viên là người lớn
trong hộ gia đình.
* Khái niệm về kinh tế hộ:
Kinh tế hộ là một đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế. Kinh tế hộ
chủ yếu dựa vào lao động gia đình, mục đích hoạt động của loại hình kinh tế này


12

trước hết nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ căn
bản, dựa vào tích lũy là chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoát
khỏi đói nghèo vươn lên làm giàu từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa.
* Đặc điểm kinh tế hộ nông dân và hộ nông dân sản xuất chè:
Kinh tế hộ nông dân tồn tại ở các xã hội khác nhau, ở các giai đoạn khác
nhau có sự khác nhau về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, quy mô sản xuất
và hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, trải qua nhiều hình thái kinh tế xã hội khác
nhau nhưng tựu trung lại, kinh tế hộ nông dân mang một sốc đặc điểm cơ bản
sau:
­ Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là
đơn vị tiêu dùng.
­ Hộ nông dân có khả năng tự duy trì được tái sản xuất giản đơn do hộ
nông dân có tư liệu sản xuất của riêng họ đó là đất đai và lao động.
­ Việc tối đa hóa lợi nhuận không phải là mục tiêu duy nhất và không
phải mục tiêu chủ yếu của sản xuất trong hộ nông dân.
­ Hộ nông dân có thể vượt qua áp lực của thị trường bằng việc sử dụng

lao động của gia đình.
­ Lao động quản lý và lao động trực tiếp trong hộ nông dân có sự gắn bó
chặt chẽ vớ nhau theo quan hệ huyết thống. Tính thống nhất giữa lao động
quản lý và lao động trực tiếp rất cao.
­ Hộ nông dân có khả năng đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của hộ, do
đó họ có thể giảm thiểu bớt rủi ro.
­ Hộ nông dân là đơn vị sản xuất có quy mô nhỏ nhưng hiệu quả, có khả
năng thích nghi và sự điều chỉnh rất cao.
Hộ nông dân sản xuất chè ở Phú Thọ ngoài mang những đặc điểm chung
của hộ nông dân nêu trên còn mang một sô đặc điểm:
­ Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.


13

­ Tiềm lực, nguồn lực (như vốn, lao động…) để sản xuất yếu nên các hộ
nông dân sản xuất chè không dự trữ được các vật tư, yếu tô đầu và cho sản
xuất chè. Do đó, khi có biến động tăng giá đầu và các hộ chịu sự tác động lớn.
­ Trình độ dân trí thấp, vì thế cho dù có đủ nguồn lực để đầu tư cho sản
xuất chè thì hộ nông dân cũng không đủ kiến thức để tính đoán được mức dự
trữ tố ưu.
­ Hộ nông dân sản xuất chè của Phú Thọ có địa hình đồi núi, sản xuất
của các hộ chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, nhất là và mùa mưa.
­ Điều kiện sản xuất của hộ nông dân còn nghèo, giao thông đi lại khó
khăn, khả năng tiếp cận thị trườg kém, nguồn thông tin bị hạn chế dẫn đến
kinh tế chậm phát triển. Để hộ nông dân trồng chè ở Phú Thọ phát triển được
thì ngoài sự cố gắng của bản thân người dân, họ còn cần sự quan tâm của nhà
nước để có định hướng và giải pháp phát triển cho từng vùng cụ thể.
1.1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật trong sản xuất chè, các nhân tố ảnh hưởng
đến sản xuất chè [7][8].

Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, nó có vị trí quan
trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người.
Sản phẩm chè hiện nay được tiêu dùng ở khắp các nước trên thế giới, kể cả
các nước không trồng chè cũng có nhu cầu lớn về chè. Ngoài tác dụng giải
khát, chè còn có nhiều tác dụng khác như kích thích thần kinh làm cho thần
kinh minh mẫn, tăng cường hoạt động của cơ thể, nâng cao năng lực làm việc,
tăng sức đề kháng cho cơ thể… Đối với nước ta sản phẩm chè không chỉ để
tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng để thu ngoại tệ góp
phần xây dựng đất nước. Đối với người dân thì cây chè đã mang lại nguồn thu
nhập cao và ổn định, cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra công ăn
việc làm. Nếu so sánh cây chè với các loại cây trồng khác thì cây chè có giá trị
kinh tế cao hơn hẳn, vì cây chè có chu kỳ kinh tế dài, nó có thể sinh trưởng,


14

phát triển và cho sản phẩm liên tục khoảng 30 ­ 40 năm. Cây chè không chỉ
mang lại giá trị kinh tế mà còn góp phần cải thiện môi trường, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc.
* Những nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất chè
­ Đất đai và địa hình: Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng đối với sản
xuất nông nghiệp nói chung và cây chè nói riêng. Đất đai là yếu tố ảnh hưởng
đến sản lượng, chất lượng chè nguyên liệu và chè thành phẩm. Đa số những
nơi trồng chè trên thế giới thường có độ cao cách mặt biển từ 500 ­ 800m. So
với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt. Nhưng
để cây sinh trưởng tốt, có tiềm năng năng suất cao thì đất trồng chè phải đạt yêu
cầu: đất tốt, nhiều mùn, có độ sâu, chua và thoát nước. Độ pH thích hợp là 4,5 ­
6, đất phải có độ sâu ít nhất là 60cm, mực nước ngầm phải dưới 1 m [8].
Bên cạnh đó quy mô diện tích sản xuất chè cũng ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất chè, với quy mô sản xuất lớn người dân sẽ có điều kiện thuận lợi

để áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí lao động, chi phí dịch vụ,
khấu hao tài sản cố định, do vậy hiêu quả sản xuất sẽ được nâng cao.
- Thời tiết khí hậu:
Cây chè là cây trồng có nguồn gốc nhiệt đới và Á nhiệt đới, sinh
trưởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng và ẩm. Tuy nhiên, nhờ sự
phát triển của khoa học kĩ thuật, cây chè đã được trồng ở cả những nơi khá xa
với nguyên sản của nó. Trên thế giới, cây chè phân bố từ 42 vĩ độ Bắc đến 27
vĩ độ Nam và tập trung chủ yếu ở khu vực từ 16 vĩ độ Bắc đến 20 vĩ độ Nam.
Cây chè bắt đầu sinh trưởng được ở nhiệt độ >100C. Nhiệt độ trung
bình hàng năm để cây chè sinh trưởng và phát triển bình thường là 12,50C,
cây chè sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện nhiệt độ từ 15 ­
230C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa xuân cây chè sinh
trưởng trở lại.


15

Do cây chè là cây thu hoạch lấy búp non và lá non nên cây ưa ẩm, cần
nhiều nước. Yêu cầu lượng mưa bình quân trong năm khoảng 1.500 mm và
phân bố đều trong các tháng. Cây chè yêu cầu độ ẩm cao trong suốt thời kỳ
sinh trưởng là khoảng 85%. Ở nước ta các vùng trồng chè có điều kiện thích
hợp nhất cho cây chè phát triển cho năng suất và chất lượng cao vào các tháng
5, 6, 7, 8, 9 và 10 trong năm [8].
- Giống chè: Giống chè ảnh hưởng tới năng suất búp, chất lượng
nguyên liệu do đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chè, đến hiệu
quả sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường. Để đảm bảo hiệu quả
kinh tế cũng như phát triển bền vững cây chè, cần nghiên cứu, lựa chọn giống
chè có năng suất, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái. Hiện nay với
điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển đã nghiên cứu sản xuất nhiều giống chè
cho năng suất, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện cùng trung du miền núi phía

Bắc như: PH11, PT95, LDP 1, LDP2, Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên...
- Tuổi chè: tuổi chè là yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng suất chè, cây chè
ở tuổi 4­5 tuổi chỉ cho năng suất trên 40 tạ/ha và tăng dần khi chè ở giai đoạn
từ 3­17 tuổi, năng suất chè đạt cao nhất khi chè đạt 15­17 tuổi; giai đoạn chè
từ 20 tuổi trở lên năng suất chè bắt đầu giảm dần, do vậy các hộ dân cần cơ sự
thay thế cây chè khi cây chè ở trên 30 tuổi để đảm bảo hiệu quả kinh tế.
- Tưới nước cho chè: Chè là cây ưa nước, trong búp chè có hàm lượng
nước lớn, song chè không được chịu úng. Do đó, việc tưới nước cho chè là
biện pháp giữ ẩm cho đất để cây sinh trưởng phát triển bình thường, cho năng
suất và chất lượng cao.
- Mật độ trồng chè: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè
cho thích hợp, mật độ trồng chè phụ thuộc vào giống chè, độ dốc, điều kiện
cơ giới hóa. Nhìn chung tùy điều kiện mà ta bố trí mật độ chè khác nhau, đối
với vùng trung du bắc bộ mật độ trồng phổ biến từ 18.000 cây/ha


16

- Đốn chè: Đốn chè là biện pháp kỹ thuật không những có ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây chè mà còn ảnh hưởng trực tiếp
đến năng suất, chất lượng chè. Đốn chè có tác dụng loại trừ các cành già yếu,
giúp cho cây chè luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh dưỡng, hạn chế ra hoa, kết
quả, kích thích hình thành búp non, tạo cho cây chè có bộ lá, bộ khung tán
thích hợp, vừa tầm hái.
- Bón phân: Bón phân cho chè là một biện pháp kỹ thuật quan trọng
nhằm tăng sự sinh trưởng của cây chè, tăng năng suất và chất lượng chè.
Chính vì vậy, để đảm bảo cho cây chè sinh trưởng tốt và cho năng suất
cao, chất lượng tốt, đảm bảo được mục đích canh tác lâu dài, bảo vệ môi
trường và duy trì thu nhập thì bón phân cho chè là một biện pháp không thể
thiếu được. Nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài

nước đều cho thấy hiệu quả của bón phân cho chè chiếm từ 50 ­ 60%. Kết quả
nghiên cứu trong 10 năm cho (1988­1997) ở Phú Hộ cho thấy: Đạm có vai trò
hàng đầu, sau đó đến Lân và Kali đối với sinh trưởng của chè.
- Hái chè: Thời điểm, thời gian và phương thức hái có ảnh hưởng đến
chất lượng chè nguyên liệu, hái chè gồm một tôm hai lá là nguyên liệu tốt cho
chế biến chè, vì trong đó chứa hàm lượng Polyphenol và Caphein cao, nếu hái
quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của cây chè.
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu: Nguyên liệu chè sau khi thu
hái có thể đưa thẳng vào chế biến, có thể để một thời gian nhưng không quá
10h do nhà máy chế biến ở xa hoặc công suất máy thấp. Do vậy khi thu hái
không để dập nát búp chè.
- Điều kiện kinh tế: Tùy thuộc vào khả năng, điều kiện kinh tế của mỗi hộ
mà mức độ đầu tư cho sản xuất chè khác nhau giữa các hộ, những hộ có điều
kiện kinh tế sẽ có sự chủ động đầu tư cao hơn so với những hộ có điều kiện kinh
tế kém, với sự đầu tư thỏa đáng thi hiệu quả sản xuất mang lại sẽ tốt hơn.


17

- Thị trường và giá cả: Kinh tế học đã chỉ ra 3 vấn đề kinh tế cơ bản:
sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Câu hỏi sản xuất
cái gì được đặt lên hàng đầu, buộc người sản xuất phải trả lời cho được, để trả
lời câu hỏi này người sản xuất tìm kiếm thị trường, tức là xác định được nhu
cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với hàng hoá mà họ sẽ sản xuất
ra được người tiêu dùng chấp nhận ở mức độ nào, giá cả có phù hợp hay
không, từ đó hình thành mối quan hệ giữa cung và cầu một cách toàn diện.
Nhu cầu trên thế giới ngày càng tăng và tập trung vào hai loại chè chính là chè đen
và chè xanh. Chè đen được bán ở thị trường Châu Âu và Châu Mỹ, Trung đông
còn chè xanh được tiêu thụ ở thị trường Châu Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn

Quốc...). Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường chè cần lưu ý tới cung cầu về chè.
Thực tế cho thấy rằng, thực hiện cơ chế thị trường, sự biến động của cơ
chế thị trường ảnh hưởng lớn đến đời sống của người sản xuất nói chung,
cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng. Do đó, việc ổn định giá cả và
mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết cho ngành chè góp phần
vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành nông nghiệp.
Để ổn định giá cả và mở rộng thị trường chè, một yếu tố cần thiết là hệ
thống đường giao thông. Phần lớn những vùng sản xuất chè xa đường quốc lộ
rất khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm. Do đường giao thông kém, đi lại khó
khăn nên người sản xuất thường phải bán với giá thấp do tư thương ép giá,
làm hiệu quả sản xuất thấp. Muốn nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như phát
triển ngành chè trong tương lai cần thiết phải có hệ thống giao thông thuận lợi
để nâng tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Cơ cấu sản xuất sản phẩm: Đa dạng hoá sản phẩm là quan điểm có ý
nghĩa thực tiễn cao, vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội. Đa dạng hoá sản
phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường và tiêu thụ được nhiều
sản phẩm hàng hoá nhưng đồng thời phải phát huy những mặt hàng truyền
thống đã có kinh nghiệm sản xuất, chế biến, được thị trường chấp nhận.


18

1.2. Kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất và kinh doanh chè
1.2.1. Trên thế giới
1.2.1.1. Tình hình sản xuất chè trên thế giới [2].
Ngày nay, cây chè được trồng rộng rãi trên thế giới từ 420 Bắc (Gruzia)
đến 270 Nam (Achentina), với lịch sử có từ rất lâu đời khoảng hơn 4.000
năm. Trong đó, châu Á vẫn chiếm vị trí chủ đạo về diện tích và sản lượng, sau
đó là châu Phi và ít nhất là châu Đại Dương, độ cao trồng chè khá lớn, phân
bố từ 0m đến 220m so với mặt nước biển (Carr ­ 1972). Cho đến nay, chè

được sản xuất ở 39 nước thuộc cả 5 châu lục, trong đó:
­ Châu Á có 17 nước (Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanka, Indonesia, Thổ Nhĩ
Kỳ, Bangladesh, Iran, Việt Nam, Malaysia, Philipine, Nepal, Triều Tiên,
Pakistan, Afganistan, Azerbaijan , Campuchia, Nhật Bản).
­ Châu Phi có 15 nước (Kenya, Malawi, Uganda, Tan zania, Mozambic,
Ruanda, Zaire, Nam Phi, Congo, Cameroon, Burundi, Maroc, Algerie,
Zimbabwe, Maustius).
­ Châu Mỹ (Nam Mỹ) có 4 nước (Argentina, Brazil, Peru, Ecuado).
­ Châu Âu: 01 nước (Georgia).
­ Châu Đại Dương: 2 nước (Úc, Papua New Guinea).
Bảng 1.1: Diện tích trồng chè thế giới phân theo châu lục [2]
Đơn vị: ha
Năm

2010

2011

2012

2013

Toàn thế giới

3.129.831

3.267.712

3.275.990


3.000.000

Châu Á

2.779.168

2.903.749

2.912.071

2.700.000

Châu Phi

301.680

316.016

316.509

256.000

Châu Mỹ

43.918

43.582

43.343


40.000

Châu Đại Dương

3.500

3.000

3.000

3.000

Châu Âu

1.565

1.365

1.067

1.000

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2013)


×