Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

báo cáo ngành hồ tiêu việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (385.17 KB, 13 trang )

PHẦN 1: SƠ LƯỢC VỀ AEC.
AEC là gì
Cộng đồng kinh tế ASEAN (tiếng Anh: ASEAN Economic Community, viết tắt: AEC) là
một khu vực kinh tế chung bao gồm các thành viên: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào,
Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam.
Cộng đồng kinh tế ASEAN chính thức thành lập vào cuối năm 2015 là một bước ngoặt
đánh dấu sự hội nhập một cách toàn diện của các nền kinh tế trong khu vực Đông Nam
Á.
Mục tiêu của AEC
Theo kế hoạch xây dựng AEC, bốn mục tiêu và cũng là mô hình tổng quát của AEC là:
Một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
Một khu vực kinh tế cạnh tranh cao
Một khu vực kinh tế cạnh tranh bình đẳng
Một khu vực hội nhập hoàn toàn vào nền kinh tế toàn cầu.
Để có thể thực hiện được các mục tiêu đề ra là hiện thực hóa AEC vào cuối năm 2015,
theo các nhà nghiên cứu về ASEAN thì ASEAN cần hội tụ đủ 5 yếu tố cơ bản: thứ nhất là
quyết tâm chính trị của các nhà lãnh đạo ASEAN; thứ hai là khả năng phối hợp và huy
động các nguồn lực; thứ ba là tôn trọng và thực hiện đầy đủ các cam kết; thứ tư là xây
dựng năng lực và phát triển thể chế; và thứ năm là phải có sự tham gia của các doanh
nghiệp và người dân .
Việc gia nhập AEC sẽ giúp cho Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với
các nước trong khu vực. Trong đó, thương mại nông sản giữ một vị trí quan trọng với
gạo, thủy sản, rau quả...và đặc biệt là hồ tiêu, là những mặt hàng chính Việt Nam xuất
sang thị trường này, với trị giá chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang ASEAN. Bên cạnh những mặt tích cực và lợi ích từ việc gia nhập AEC đem
lại, sản xuất nông sản của Việt Nam trong đó có hồ tiêu sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các
nước khác trong ASEAN. Khi hàng hóa ở tất cả các nước thành viên đều có mức thuế
như nhau thì sức cạnh tranh sẽ tập trung vào chất lượng và giá bán sản phẩm. Từ đó sản
xuất hồ tiêu nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như: chất lượng, mẫu mã hàng
hóa; các nguồn lực đầu tư cho sản xuất hồ tiêu…Đâu là cơ hội cho sản xuất hồ tiêu Việt



Nam? Những thách thức nào cần vượt qua để phát huy tiềm năng, lợi thế trong sản xuất
hồ tiêu?

PHẦN 2. NGÀNH HỒ TIÊU VIỆT NAM

Quá trình hình thành và phát triển của ngành hồ tiêu Việt Nam

Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum, thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc từ Ấn
Độ, được người Pháp trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII. Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu đã
trở thành sản phẩm hàng hóa được trồng ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên
Giang). Đầu thế kỷ XX, hồ tiêu được phát triển lên vùng đất đỏ bazan ở miền Đông Nam
Bộ và miền Trung. Tuy nhiên, vào những năm 1970, diện tích hồ tiêu tại Việt Nam vẫn
còn ít, mới có khoảng 400 ha, đạt sản lượng khoảng 500 tấn. Với tốc độ tăng bình quân
27,29%/năm kể từ năm 1996, diện tích canh tác của Việt Nam đã vượt mức 50.000 ha
vào năm 2004. Trong hơn 5 năm trở lại đây từ cuối 2008 đến nay khi giá tiêu tăng gấp
đôi các năm trước và đến năm 2011 gía tiêu đã đạt mức kỷ luật 5,500 - 5,800 USD/ tấn
đối với tiêu đen và 8,000 – 8,500 USD/tấn tiêu trắng đã gia tăng diện tích trồng tiêu lên
nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2013 diện tích trồng tiêu của Việt nam đã đạt gần
60.000 ha


Việt Nam có tốc độ xuất khẩu ồ tiêu tăng nhanh, đạt tốc độ tăng 15-20% bình quân mỗi
năm. Năm 2001, lần đầu tiên Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới
với tổng lượng xuất khẩu 56.506 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD,
chiếm 28% tổng xuất khẩu của thế giới. Cũng từ đây, Việt Nam liên tục là nước đứng đầu
về sản xuất và xuất khẩu với sản lượng hồ tiêu của thế giới. Từ năm 2009 đến năm 2013
xuất khẩu đạt bình quân từ 120000-125000 tấn mỗi năm. Hồ tiêu Việt Nam đã được xuất
khẩu tới gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.


Sở dĩ Hồ tiêu Việt Nam có thể phát triển một cách rực rỡ như vậy là do Việt Nam hội tụ
tất cả các điều kiện thuận lợi về tự nhiên, về con người, về ứng dụng khoa học kỹ thuật
trong sản xuất và chế biến. Thiên nhiên ưu đãi với đất bazan màu mỡ, khí hậu cận nhiệt
đới, độ ẩm cao, lượng mưa nhiều. Nông dân Việt Nam cần cù, chịu khó, ham học hỏi.
Chính phủ Việt Nam và các nhà khoa học sẵn sàng hỗ trợ trong đầu tư canh tác và ứng
dụng khoa học kỹ thuật. Các nhà chế biến và xuất khẩu luôn chủ động mở rộng thị
trường, đầu tư nhà máy chế biến hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm. Bên cạnh đó có Hiệp


hội Hồ tiêu Việt Nam được thành lập tháng 12/2001, là đơn vị phi lợi nhuận luôn hoạt
động tích cực và hiệu quả vì quyền lợi, vì sự phát triển của ngành Hồ tiêu Việt Nam.

Năm 2005, Việt Nam gia nhập Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC), hiệp hội hồ tiêu Việt
Nam được Bộ NN-PTNT giao trực tiếp tham gia các hoạt động của IPC, cùng chia sẻ
thông tin ngành hàng về thị trường giá cả, về áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng tiêu theo
phương pháp hữu cơ bền vững(GAP), về tiêu chuẩn chất lượng. Năm 2004, Việt Nam gia
nhập WTO. Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành hồ tiêu Việt Nam tham gia sâu hơn
vào thị trường quốc tế, đã vào được các nước có hàng rào kỹ thuật rất ngặt nghèo như
Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ, Đức, Pháp…
Tình hình ngành hồ tiêu Việt Nam hiện nay.
Diện tích canh tác và sản lượng hồ tiêu của Việt Nam từ năm 2011-2014.

Nguồn:
Bộ Nông Nghiệp & PTNT
Nhìn chung, diện tích canh tác và sản lượng hồ tiêu của cả nước từ 2011-2014 có xu
hướng tăng lên. Cụ thể:
Giai đoạn 2011-2012:
Diện tích canh tác tăng 4.81% hay 2.500 ha so với năm 2011.
Tuy nhiên sản lượng lại giảm 10.000 tấn tức giảm 8.33% so với 2011.



Giai đoạn 2012-2013:
Diện tích canh tác tăng 4.59% hay 2500 ha so với năm 2012.
Sản lượng tăng đạt mức năm 2011, tức đạt 120.000 tấn so với 2012 tăng 10.000 tấn hay
9.09%.
Giai đoạn 2013-2014:
So với năm 2013, diện tích canh tác năm 2014 tăng 16.000 ha tức 28.07%, năm 2014
diện tích canh tác của cả nước tăng nhiều nhất so với các năm.
Sản lượng tăng 15.000 tấn hay 12.5% so với sản lượng năm 2013.
Đạt được sản lượng cao như vậy là nhờ vào điều kiện thiên nhiên, thời tiết năm 20132014 khá thuận lợi cho hồ tiêu phát triển.
Trong 3 năm trở lại đây, ngành hồ tiêu Việt Nam đã có những bước phát triển ngoạn mục,
tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Hiện nay, diện tích hồ tiêu của cả nước
đạt trên 79.000 ha. Trong đó, các tỉnh Tây Nguyên chiếm 51.6%, các tỉnh Đông Nam Bộ
chiếm 39.6% diện tích hồ tiêu của cả nước. Đặc biệt, năng suất bình quân cả nước đã đạt
2.16 tấn tiêu khô/ha, dược xếp vào loại cao nhất thế giới.

Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất hồ tiêu gồm: Bình Phước, Đắk Nông,
Đắk Lắk, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Gia Lai. Trong đó, khu vực Tây Nguyên và
miền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng. Ngoài ra, còn có các
vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có thương hiệu lâu nay và vùng
trồng hồ tiêu ở Quảng Trị …
Diện tích và sản lượng hồ tiêu ở 6 tỉnh trọng điểm
Tỉnh
thành

Bình
Phước
Đăk
Nông
Đăk Lăk


2011
Diện
tích
canh tác
(ha)
10.000
8.000

13.100

2012
Diện
Sản
tích
lượng
canh tác (tấn)
(ha)
10.00 25.400
0
8.900 14.600

6.900

13.800

8.000

Sản
lượng

(tấn)
26.200

15.600

2013
Diện
tích
canh
tác (ha)
10.258

25.242

2014
Diện
tích
canh
tác (ha)
11.000

9.370

15.790

9.200

19.000

7.800


14.040

8.500

16.000

Sản
lượng
(tấn)

Sản
lượng
(tấn)
20.100


Bà Rịa
7.600
10.900 8.100 12.500 7.795
Vũng
Tàu
Đồng
8.000
13.300 8.900 14.000 7.100
Nai
Gia Lai
7.300
24.600 8.400 28.200 9.500
Nguồn: />

12.141

7.700

16.000

11.656

9.300

14.200

29.545

9.500

22.500

Nhìn chung diện tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam ở 6 tỉnh thành đều có xu hướng gia
tăng. Trong đó, Đăk Lăk là tỉnh có tỉ lệ gia tăng cao nhất trong 4 năm qua, cả về diện tích
và số lượng; về diện tích từ 6.900 (ha) năm 2011 tăng lên 8.500 (ha) năm 2014; về sản
lượng từ 13.800 (tấn) năm 2011 tăng lên 16.000 (tấn) năm 2014. Còn các tỉnh còn đều có
sự tăng giảm diện tích và sản lượng không đồng đều.
Tăng trưởng về sản lượng hồ tiêu ở Việt Nam, các nước khu vực Đông Nam Á và các
quốc gia khác

Nguồn: Nedspice, 2014

Tình hình xuất khẩu của hồ tiêu Việt Nam.



Việt Nam hiện có khoảng 200 doanh nghiệp chế biến, kinh doanh hồ tiêu, trong đó có 15
doanh nghiệp hàng đầu, chiếm 70% lượng xuất khẩu cả nước. Đặc biệt, có 5 doanh
nghiệp đầu tư nước ngoài, chiếm gần 30% thị phần xuất khẩu.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Việt Nam xuất khẩu được
hơn 155 nghìn tấn hạt tiêu trong năm 2014, thu về hơn 1,2 tỷ USD, tăng 32,8% về khối
lượng và tăng 51,4% về giá trị so với năm 2013.

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp & PTNT
Hiện nay, 95% tổng lượng hồ tiêu sản xuất để phục vụ xuất khẩu. Công nghệ chế biến hồ
tiêu Việt Nam đã đạt được mặt bằng phổ thông chung, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng
khắp thế giới. Hiện nay, dù sản lượng từ các doanh nghiệp có nhà máy chế biến công
nghệ cao theo tiêu chuẩn ASTA, ESA, JSSA và xu hướng tạo sản phẩm đa dạng: tiêu đen,
trắng nguyên hạt, tiêu nghiền bột, đóng gói nhỏ … tăng lên nhưng hồ tiêu Việt Nam chủ
yếu vẫn xuất thô, đạt mức giá xuất khẩu 7.738 USD/1 tấn, thấp hơn giá bán của nhiều
nước. Nếu ngành hàng hồ tiêu Việt Nam được tổ chức chế biến tốt hơn sẽ gia tăng giá trị
sản phẩm xuất khẩu, giá hồ tiêu Việt Nam sẽ tương đương và có thể cao hơn giá của một
số nước trên thế giới.
Tình hình cung cầu hồ tiêu thế giới năm nay không thay đổi lớn so với năm ngoái. Tổng
cầu vẫn lớn hơn lượng cung. Trao đổi tại Hội thảo ngành tiêu, các doanh nghiệp đều cho


rằng, hồ tiêu Việt Nam sẽ tiếp tục thống trị thị trường thế giới trong năm 2015 và khả
năng vẫn còn tiếp tục giữ vững ngôi vị này trong 5 năm tới.
Vì vậy, Hiệp Hội hồ tiêu Việt Nam khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu
trồng, các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu, chế biến sạch, đa dạng hóa sản phẩm, đa
dạng hóa thị trường nhằm thâm nhập sâu vào chuỗi cung ứng hạt tiêu toàn cầu.

Cơ hội và thách thức của hồ tiêu Việt Nam
Cơ hội

Mở rộng thị trường, xuất khẩu nông sản gia tăng: Gia nhập AEC, các mặt hàng hồ tiêu có
cơ hội được xuất khẩu ra các nước khác nhiều hơn với thuế suất thấp. Việc thuế suất giảm
xuống rất có lợi cho nhà sản xuất và chế biến.
Tăng cường các nguồn lực cho đầu tư: Sau khi gia nhập AEC, các nhà đầu tư nước ngoài
sẽ mang đến Việt Nam những nguồn lực đầu tư cho phát triển ngành nông nghiệp trong
đó có ngành hồ tiêu như: vốn, khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị, trình độ quản lý... để
tăng cường năng lực đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh hồ tiêu ở tất cả các
khâu: sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ. Tăng năng suất, hạ giá thành, đảm bảo các
tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá trị cho hồ tiêu là những điều kiện rất cần
thiết để tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường hồ tiêu Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thế giới.
Cơ hội liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế: Việc liên doanh, liên kết, hợp tác quốc tế
trong các lĩnh vực đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành sản xuất
nông sản nói chung và cho ngành hồ tiêu nói riêng trở nên thuận lợi, dễ dàng. Hơn nữa,
các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn hơn với các đối
tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand thông qua các hiệp
định thương mại tự do riêng giữa ASEAN và các nước.
Thách thức
Chất lượng sản phẩm: Bên cạnh những thuận lợi từ việc bán hàng không thuế, một trong
những thách thức lớn nhất đối với thị trường hồ tiêu của ta đó là do tập quán sản xuất
củanông dân Việt Nam. Tình trạng nông dân lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc


kháng sinh để bảo vệ cây trồng trước những đợt bệnh, dịch hại. Mặc dù phía doanh
nghiệp hợp tác sản xuất, thu mua có tác động và hướng dẫn họ cách sản xuất an toàn,
hiệu quả thì mức độ này cũng chỉ giảm chứ không chấm dứt triệt để. Hơn nữa những
vùng đất canh tác, sản xuất của Việt Nam đều được khai thác từ lâu và thời gian nghỉ đất,
phơi đất, phơi trại quá ngắn để tái sản xuất nên mức độ tiêu diệt những mầm bệnh tiềm ẩn
không cao. Vì vậy, điểm yếu về chất lượng sản phẩm sẽ là thách thức lớn cho thị trường
hồ tiêu Việt Nam.

Cạnh tranh gay gắt: Điều kiện để phát triển hồ tiêu của Việt Nam có nhiều điểm tương
đồng với các nước khác trong khu vực như: cơ cấu kinh tế còn lạc hậu, thực hiện chiến
lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu, cạnh tranh nhau trong thu hút đầu tư và
công nghệ nước ngoài... Tính chất tương đồng này sẽ làm tăng mức độ gay gắt của tình
trạng cạnh tranh để xuất khẩu hồ tiêu giữa các nước. Đặc biệt sau khi thành lập, AEC
hình thành sẽ tạo ra thị trường chung, không còn rào cản hàng hóa, dịch vụ, vốn... Hàng
hoá ở các nước thành viên ASEAN sẽ có mức thuế ưu đãi như nhau, khi đó sức cạnh
tranh sẽ tập trung vào chất lượng và giá bán của sản phẩm. Trong khi đó, với thiết bị,
công nghệ hiện nay, sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam khó có thể cạnh tranh với sản
phẩm xuất khẩu của các nước trong khối. Hơn nữa, việc cạnh tranh lại diễn ra ngay trên
sân nhà, khi mà các loại hồ tiêu nước ngoài có chất lượng cao, hình thức mẫu mã đẹp, giá
cả thấp hơn do hàng rào thuế quan đã gỡ bỏ dễ dàng thâm nhập vào Việt Nam và cạnh
tranh với hồ tiêu trong nước. Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát: “Nếu không có biện pháp
phù hợp Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ của các nước, nông dân liên quan
không còn thu nhập từ ngành này. Hội nhập là để mỗi nước tham gia phát huy lợi thế của
mình, nước nào cũng muốn bán hàng, nhưng muốn cạnh tranh được thì phải hạ giá
thành, nâng cao chất lượng hàng hóa. Muốn làm được điều này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực
của Nhà nước, suy cho cùng vấn đề thực hiện vẫn là bản thân các doanh nghiệp và bà
con nông dân”.
Việc trồng hồ tiêu tăng nhanh như hiện nay cũng có thể trở thành con dao 2 lưỡi. Diện
tích tăng nhanh cùng với sự thâm canh quá mức bởi tâm lý nôn nóng muốn thu được sản
lượng nhiều nhất trong thời gian ngắn nhất, trong khi nông dân trồng hồ tiêu nhiều vùng,
nhất là ở những nơi trồng mới, lại thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức về canh tác.
Nhiều nơi nông dân canh tác không theo quy trình, sử dụng giống trôi nổi, lạm dụng phân
hóa học, thuốc trừ sâu, cách bố trí vườn không đảm bảo cho cây tiêu giữ và thoát nước
tốt. Kết quả là nhiều vườn tiêu mất 30-40% năng suất hoặc mất trắng, thậm chí xảy ra
tình trạng tiêu chết hàng loạt.
Ngoài rủi ro trong sản xuất, ngành hồ tiêu cũng đang đối mặt với tình trạng nhiễm hóa
chất bảo vệ thực vật quá mức cho phép, có thể ảnh hưởng đến uy tín tiêu Việt Nam. Năm



2014, thị trường châu Âu, một trong những thị trường nhập khẩu hồ tiêu quan trọng nhất,
đã giảm số lượng nhập khẩu, đặc biệt là Đức giảm hơn 50% vì cho rằng hồ tiêu Việt Nam
thường có hàm lượng Carbedazim vượt mức cho phép.
Hồi tháng 5, Hiệp hội Gia vị châu Âu cũng cảnh báo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt
ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn châu Âu đối với tiêu đen Việt Nam. Châu Âu và Mỹ
đều đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thông báo dư
lượng chất có trong tiêu vượt mức quy định. Nếu tình trạng không được khắc phục, họ sẽ
xem xét lại việc nhập khẩu. Rõ ràng, nếu không chú trọng chất lượng, tiêu Việt Nam sẽ
mất thị trường vào tay các nước khác.
Hơn nữa, khi nguồn cung trên thế giới dư thừa, hồ tiêu Việt Nam sẽ gặp nhiều rủi ro, bởi
tỉ lệ tiêu chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế trong tổng sản lượng lại rất thấp. Do vậy,
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã khuyến cáo nông dân ngay lập tức ổn định diện tích và đầu
tư nâng cao năng suất, chất lượng. “Cả thế giới biết đến tiêu Việt Nam, vì vậy phải giữ
chất lượng và uy tín cho tiêu Việt”, ông Nam nói.

Kết luận và kiến nghị

Kết luận
Phát triển sản xuất nông sản hàng hóa cần được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, mang
tầm chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đánh giá thực
trạng sản xuất nông sản Việt Nam trong những năm qua, chúng ta thấy Việt Nam có rất
nhiều tiềm năng, lợi thế tạo nên thế mạnh trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, chúng ta chưa khai thác hết
tiềm năng, lợi thế cho phát triển, vẫn còn rất nhiều những hạn chế, yếu kém, bất cập ở tất
cả các khâu trong sản xuất và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Trước thềm hội nhập AEC, thị
trường nông sản Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển, nhưng cũng có không ít thách
thức đặt ra.

Kiến nghị

Để tận dụng các cơ hội, vượt qua thách thức để nông sản hàng hóa Việt Nam có thể phát
triển và hội nhập, cần thực các giải pháp một cách đồng bộ, kịp thời và hiệu quả; Cần có
sự quan tâm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, người sản xuất,


người tiêu dùng; Cần có sự vào cuộc và hợp tác, liên kết mạnh mẽ của bốn nhà: Nhà
nước; Nhà khoa học; Nhà doanh nghiệp và Nhà nông.
Giải pháp khoa học-công nghệ trong trồng trọt, thu hoạch, phơi sấy, sơ chế và bảo quản
hồ tiêu ở nông hộ
- Nhân nhanh và đưa vào sản xuất các giống hồ tiêu thích nghi rộng, ít bị nhiễm
bệnh như Vĩnh Linh, Ấn Độ, Lada Belangtoeng và tiêu Trung, từng bước trồng mới thay
các vườn tiêu già cỗi cho năng suất thấp.
- Chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và đưa vào ứng dụng trong sản xuất các biện
pháp phù hợp trong nhân giống, trồng và chăm sóc vườn tiêu, thu hoạch, sơ chế và bảo
quản, đặc biệt là kỹ thuật bón phân cho tiêu ở từng độ tuổi trên nhiều vùng đất khác nhau,
qui trình phòng trừ dịch hại, tưới nước kết hợp với bón phân N và K bằng hệ thống tưới
nhỏ giọt hoặc tưới phun mưa dưới tán.
- Sớm xây dựng qui chuẩn VietGAP cho cây tiêu, xây dựng chương trình nghiên
cứu, trình diễn và tập huấn tập trung vào các công nghệ phù hợp với qui chuẩn IPC GAP,
IPC CHP để có được sản phẩm hồ tiêu đạt tiêu chuẩn ASTA, ESA và JSA.
- Áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ phù hợp để tăng lợi thế cạnh tranh
của cây tiêu, như qui hoạch vùng đất trồng tiêu thích hợp, tuyệt đối không trồng trên
vùng
đất không phù hợp, thay thế dần các vườn tiêu già cỗi và vườn tiêu bệnh.
- Khuyến khích hệ thống đa canh, đa dạng hoá sản phẩm trong nông hộ nhằm giảm
sự lệ thuộc vào một sản phẩm, giảm thiểu rủi ro do tác nhân sinh học và phi sinh học
trong khi giá cả hồ tiêu còn bấp bênh. Thử nghiệm một vài công thức luân canh như trồng
theo luống (ley farming) giúp phục hồi độ phì của đất, cắt chu kỳ sâu bệnh so với hệ
thống độc canh.
- Phố biến rộng rãi thông tin và tài liệu kỹ thuật, tổ chức tập huấn về thu hoạch và



sau thu hoạch cho nông dân trồng tiêu, chẳng hạn cắt gié tiêu cho vào bao/giỏ thay vì thả
xuống đệm/bạt trải trên mặt đất, rửa kỹ sân phơi và giặt đệm/bạt phơi trước mỗi đợt phơi
tiêu, che chăn kỹ quanh khu vực phơi, không để súc vật vào khu vực phơi tiêu, vì phân
súc vật là nguồn lây nhiễm Salmonella sp. và E. coli, phơi đến khi hạt tiêu đạt dộ ẩm dưới
13%, sàng quạt loại tạp chất và hạt nhẹ còn dưới 2% trước khi đưa vào tồn trữ.
13
Giải pháp thị trường
- Khuyến khích nông dân quan tâm hơn nữa đền giá trị tăng thêm của sản phẩm ở
mức nông hộ, nhất là chất lượng sản phẩm sau thu hoạch.
- Cải thiện tiếp cận thị trường, xây dựng và quảng bá thương hiệu hồ tiêu Việt
Nam, tập trung hơn nữa vào số lượng tiêu thụ thay vì thị phần, tiếp cận các thị trường
mới
như Trung Đông, Đông Âu, Trung Á và châu Phi. Tăng cường xuất khẩu tiêu ASTA, tiêu
trắng và tiêu xay thay cho tiêu đen cấp thấp.
- Đa dạng hoá sản phẩm hồ tiêu như tinh dầu tiêu, tiêu ngâm giấm, tiêu xanh sấy
hút chân không, kẹo tiêu; đưa tiêu vào thực phẩm chế biến thay vì xuất tiêu nguyên liệu.
- Quan tâm hơn nữa đến chất lượng hồ tiêu về mặt vệ sinh và an toàn thực phẩm
xuyên suốt từ nông hộ đến khâu xuất khẩu tới tay người tiêu dùng.
Chính sách
- Cần thiết phải có qui hoạch thật tốt các vùng đất trồng tiêu, có chính sách hỗ trợ
người nông dân ở những vùng trồng tiêu trọng điểm. Cơ quan nghiên cứu và chuyển giao
tiến bộ kỹ thuật, khuyến nông các cấp cần nhanh chóng phổ biến rộng rãi thông tin về sản
xuất hồ tiêu bền vững, chẳng hạn như trồng giống ít bệnh, biện pháp phòng trừ dịch hại
có hiệu quả.


- Cập nhật và phổ biến rộng rãi thông tin về yêu cầu chất lượng hồ tiêu của các thị
trường nhập khẩu đến doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hồ tiêu, đại lý thu mua, người

thu gom và nhất là người nông dân trồng tiêu.
- Song song với các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đang được
thực hiện, cần xây dựng các đề tài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề mới phát sinh
trong hệ thống sản xuất hồ tiêu như đa canh, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi ở các vùng
trồng tiêu chính để tạo nguồn phân hữu cơ tại chỗ, cải thiện thu nhập cho người nông dân
trồng tiêu.
- Xây dựng chương trình nhập giống hồ tiêu mới từ Ấn Độ, Malaysia và Indonesia,
khảo nghiệm các bộ giống có tiềm năng cho năng suất cao, ít nhiễm các loài sâu bệnh hại
chính.



×