Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Những đặc điểm nữ tính hiện nay và thuận lợi bất lợi trong cuộc sống, nghề nghiệp của nữ giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.54 KB, 10 trang )

Những đặc điểm nữ tính hiện nay và thuận lợi
bất lợi trong cuộc sống, nghề nghiệp của nữ giới.


Đặt vấn đề
Từ nhỏ chúng ta đã không lạ lẫm gì với những mẩu quảng cáo trên các phương tiện truyền
thông rằng, nữ giới là những người luôn hiện diện trong xó bếp, và thế giới bên ngoài hào
nhoáng là của nam giới, là những công việc nặng nhọc là của nam giới và tất cả những gì còn lại
là nữ giới đảm nhiệm. Hay như một phương tiện được coi là văn minh là văn hóa nhất đó là sách
báo thì cũng luôn cho chúng ta thấy hình ảnh nữ giới trong các công việc nhẹ nhàng, những công
việc như giáo viên, y tá còn nam giới trong các vị trí kỹ sư, bác sĩ. Hay trong những môi trường
xã hội hóa điển hình như gia đình, nhà trường hay nhóm bạn, cá nhân cũng luôn được giáo dục
những giá trị mà xã hội hướng cho mỗi giới… vì được tiếp nhận dần dần trong suốt khoảng thời
gian thơ ấu như vậy mà mỗi cá nhân đã tự ý thức được sự khác biệt về vai trò giới của mình.
Tất cả những điều đó dần hình thành lên bản sắc riêng cho mỗi giới, điều đó được cụ thể hóa
thành những đặc điểm nam tính ở nam giới hay nữ tính ở nữ giới theo kỳ vọng của xã hội.
Nhưng nếu như nam giới luôn được coi là phái mạnh, được xã hội ưu ái thì nữ giới lại được gọi
với cái tên là “phái yếu” không chỉ yếu về thể lực mà còn bị gán cho yếu về năng lực.
Vậy những đặc điểm nữ tính mà xã hội kỳ vọng ở nữ giới là gì, và những đặc điểm đó mang lại
thuận lợi cũng như khó khăn như thế nào cho nữ giới trong cuộc sống và nghề nghiệp của họ.
I.


II.
Khái niệm cơ bản
• Giới: chỉ những đặc điểm vị trí vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.








(Luật bình đẳng giới 2006)
Nữ giới là một khái niệm chung để chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những
người trong xã hội mà một cách tự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội
thừa nhận về khả năng mang thai và sinh nở khi cơ thể họ hoàn thiện và chức năng giới
tính hoạt động bình thường.
Bản sắc giới: là tập hợp những kỳ vọng và cách ứng xử được dùng làm chuẩn cho những
hành vi của nam và nữ ở một nhóm xã hội, một nền văn hóa.
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có
được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần
nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà
ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật
chất (thực phẩm, lương thực, công cụ lao động…) hoặc giá trị tinh thần (sách báo, phim
ảnh, âm nhạc, tranh vẽ…) với tư cách là những phương tiện sinh tồn và phát triển của xã
hội.


III.
Lý thuyết áp dụng
1. Học tuyết cơ câu chức năng.

Quan điểm cơ cấu chức năng đã xây dựng nên một hệ thống lý luận và phương pháp luận
tương đối thuyết phục để tiếp cận các vấn đề xã hội nhưng lại khá bảo thủ trong xử lý vấn đề
giới.
+ A. Comte: lấy gia đình như một “đơn vị xã hội” thay vì lấy cá nhân để nghiên cứu cấu trúc
xã hội. Ông tập trung nghiên cứu các thành tố và cấu trúc gia đình, nghiên cứu về mối quan hệ
giữa các thành tố đó như: sự phân công lao động theo giới trong gia đình, quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình, đặc biệt là cha mẹ, con cái, vợ chồng. Ông nhấn mạnh và ủng hộ bản

chất gia trưởng của gia đình và không chấp nhận li hôn, coi đó là điều kiện để đảm bảo cho sự
ổn định gia đình và cũng là cơ sở để ổn định xã hội.
+ H. Spencer: dòng họ hình thành để đáp ứng nhu cầu cơ bản nhất của các loài sinh sản, là
một trong những thiết chế đầu tiên của con người, liên quan đến sự kiểm soát hoạt động tình
dục là sự ràng buộc giữa phụ nữ và nam giới, và cung cấp một khung cảnh tốt để nuôi dạy con
cái. Từ quan điểm này, ông ủng hộ một cấu trúc xã hội mà phụ nữ và nam giới phải duy trì các
chức phận của mình trong xã hội, và như vậy cũng ủng hộ một xã hội nam quyền. Hành động xã
hội như các phong trào đòi bình đẳng giai cấp, bình đẳng cho phụ nữ sẽ phá vỡ sự cân bằng xã
hội, đi ngược lại với sự tiến hóa xã hội.
+ E. Durkheim: giới thiệu những khía cạnh của mối quan hệ vợ chồng, con cái, dòng họ trên
các phương diện cá nhân và của cải, trình bày các yếu tố tác động đến li hôn. Phụ nữ phải chịu
sự thống trị và kiểm soát của nam giới trong gia đìnhvà xã hội phụ quyền, đây là tổ chức xã hội
bảo vệ cho họ.
+ T. Parsons: trình bày rõ nhất về quan điểm cơ cấu chức năng trong vấn đề giới. Sự khác
biệt sinh học giữa nam và nữ đã quyết định phương thức kiếm sống và hình thức phân công lao
động. Nam giới giữ vai trò công cụ(instrumental roles) giao tiếp với bên ngoài và kiếm sống, nữ
giới giữ vai trò biểu cảm(expesssive roles) chăm sóc con cái và các công việc nội trợ. Chấp
nhận sự khác biệt này và hy sinh giá trị về giới cho ổn định xã hội, ổn định gia đình.


2. Lý thuyết về vị trí - vai trò xã hội.

Vai trò xã hội của mối cá nhân được xác định trên cơ sở vị thế xã hội tương ứng. Liên hệ với
mối quan hệ giới, có thể thấy, vai trò của người phụ nữa trong xã hội rất to lớn nhưng họ lại đạt
được vị trí không tương xứng.
R. Merton: đưa ra thuật ngữ “tập hợp vai trò” đẻ nói đến một người phụ nữ có thể đóng nhiều
vai rò khác nhau, họ có thể vừa có vai trò người vợ, người mẹ, người giáo viên, nhà khoa học…
và đòi hỏi khi nghiên cứu phải quan tâm đến khía cạnh nhiều vai trò này. Ông ủng hộ việc người
phụ nữ có thể lựa chọn và quyết định vai trò của mình trong gia đình và trong xã hội.
3. Lý thuyết hành động xã hội.

Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ con người – xã hội, là cơ sở của đời sống xã hội
con người.
M. Weber: nhấn mạnh vai trò của “hệ thống mẫu” gồm giá trị, mục đích, cảm xúc, truyền
thống. Tuy nhiên, trên thực tế, hành động xã hội phụ thuộc vào vị trí và vai trò của con người.
Phụ nữ không thể có các hành động mhj mẽ mang tính quyết định như nam giới vì họ ở vị trí
thấp và phải chịu trách nhiệm trng gia đình với tư cách của kẻ thừa hành. Để phụ nữ có thể đạt
tới sự bình quyền với nam giới thì cần phải hướng tới sự thay đổi nhận thức về cả bốn hướng
hành động nêu trên, đặc biệt là thay đổi về các giá trị và chuẩn mực xã hội.
4. Lý thuyết xung đột.
Nguyên nhân của xung đột là sự mâu thuẫn và đối lập nhau về mục đích, quan điểm, nhận
thức của các chủ thể hành động.
Vai trò giới truyền thống là một phương pháp bảo vệ mạnh mẽ nhất(về mặt xã hội) mà nhóm
nam giới sử dụng để thống trị nhóm phụ nữ (Collins, 1971, 1975 và Sokoloff, 1980). Nam giới
kiểm soát các nguồn lực giá trị của xã hội như nghề nghiệp, tiền bạc, nhà nước, tôn giáo và lợi
dụng phụ nữ để làm công việc nhà và chăm sóc con cái. Nhiều nam giới muốn giữ hệ thống bất
bình đẳng giới vì họ tin rằng họ sẽ mất nhều quyền lợi và quyền lực trong xã hội bình đẳng.
cuộc chiến giữa nam và nữ đã trở lên quá rõ ràng và công khai như trắng và đen(Hacker, 1951)
5. Lý thuyết xã hội hóa.
Xã hội hóa về giới là một quá trình khách quan trong sự phát triển của con người. trong khi
con người tương tác với xã hội, hội nhập vào các quy chuẩn về giới trong xã hội đó. Để đạt tới
sự bình đẳng giới chúng ta không thể không có các chính sách và giải pháp tác động tới quá
trình xã hội hóa của mỗi cá nhân. Thay đổi về nội dung và phương thức xã hội hóa thông qua
quá trình xã hội hóa cá nhân mà xây dựng các quy chuẩn mới về giới trong xã hội.


Nội dung chuyên đề
Đặc điểm nữ tính
Yếu đuối ( thể lực, quyền quyết định)
Là một người nội trợ
Dễ bảo, ngoan ngoãn

Nhân hậu
Thụ đông, phụ thuộc (phục tùng, đi theo)
Dễ bị tổn thương
Tình cảm
Những thuận lợi mà đặc điểm nữ tính mang lại trong cuộc sống và nghề nghiệp của nữ
giới
a) Yếu đuối (thể lực, quyết định)
IV.
1.
2.

Từ khi sinh ra phụ nữ được xem là những người yếu đuối, có sức khỏe yếu hơn nam giới
cũng như yếu thế hơn nam giới về hầu hết các mặt trong cuộc sống cũng như trong gia đình hay
trong sư nghiệp.
Trong cuộc sống phụ nữ sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc, lo lắng của phái mạnh, cũng
như trong nghề nghiệp, vì được xem là phái yếu nên phụ nữ thường được nhận những công việc
nhẹ nhàng như văn phòng, hay đơn giản như kế toán, làm những công việc liên quan đến giấy tờ
là chủ yếu. Cũng vì là phái yếu nên cùng một công việc phụ nữ cũng thường nhận được những
việc nhẹ nhàng hơn nam giới và nhận được sự giúp đỡ của người khác.
Phụ nữ không chỉ yếu về thể lực mà bên cạnh đó phụ nữ cũng là những người ít được quyền
ra quyết định lớn trong gia đình cũng như trong công việc nên họ thường không phải lo lắng
nhiều vì đã có phái mạnh lo cho họ rồi.
b) Là người nội trợ

Phụ nữ từ truyền thống cho đến hiện đại, từ nông dân đến công nhân viên chức hay bất kể
chức vụ to nhỏ trong xã hội thì vẫn luôn được mạc định là những người nội trợ, đàn ông có làm
thì cũng chỉ làm giúp chứ chưa bao giờ xem công việc nội trợ là của đàn ông. Nên trong các
công việc liên quan đến nội trợ luôn là thế mạnh của phụ nữ.
c) Dễ bảo, ngoan ngoãn


Nam giới là phái mạnh họ luôn muốn ra lệnh, muốn người phụ nữ phải phục tùng mình đây
là bản chất của nam giới. Nhưng phụ nữ thích điều này vì họ cũng cho rằng họ là những người
phụ chỉ biết phục tùng và luôn ngoan ngoãn nghe lời. Nên họ luôn được nhiều người yêu mến.
Trong nghề nghiệp nhận được nhiều sự chỉ bảo.


d) Nhân hậu

Phụ nữ là yếu đuối, hay mềm lòng nên thường là những người nhân hậu. Trong cuộc sống họ
luôn muốn đem tình yêu thương của mình san sẻ với người khác, chỉ muốn đem lại điều tốt lành
cho mọi người, giàu lòng thương người luôn muốn giúp đỡ người khác.
Trong nghề nghiệp họ có nhiều cơ hội được lựa chọn vào các tổ chức từ thiện.
e) Tình cảm

Phụ nữ là những người sống tình cảm hơn nam giới nhưng vậy trong cuộc sống họ biết vun
vén cho hạnh phúc của gia đình cũng như biết sống vì người khác, quan tâm đến người khác để
có thể chia sẽ động viện những người khác tốt hơn nam giới.
Trong nghề nghiệp phụ nữ tình cảm nên dễ xin vào các công việc không đòi hỏi áp lực,
không đòi hỏi nhiều nguyên tắc, họ thường giải quyết công việc phần đa là dựa trên cái tình hơn
là cái lý nên có thể lấy lòng được nhiều người, thường không để mất lòng.


3. Những khó khăn mà đặc điểm nữ tính mang lại trong cuộc sống và nghề nghiệp của nữ

giới
a) Yếu đuối (thể lực và quyết định)
• Thể lực
Với thể lực yếu, trong cuộc sống nữ giới bị hạn chế nhiều trong việc tham gia các trò chơi
giải trí đòi hỏi sức mạnh, cũng vì thể lực yếu mà nữ giới hay đau ốm làm ảnh hưởng ko nhỏ đến
đời sống sinh hoạt thường ngày.

Nữ giới luôn luôn được gán cho có thể lực yếu, vì điều này, nữ giới gặp rất nhiều khó khăn
trong cuộc sống. Với định kiến này nữ giới bị hạn chế trong một số công việc thuộc về các ngành
nghề kỹ thuật, trong một số vị trí đòi hỏi phải liên tục đi lại nữ giới cũng ít có khả năng được
giao cho đảm nhiệm.


Quyết định

Vì sự do dự khi đưa ra quyết định khiến cho cuộc sống của nữ giới nhiều khi không như họ
mong đợi. Trong khi quyết định dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài làm lung lay, không
quyết đoán trong khi đưa ra quyết định.
Nữ giới dễ bị tình cảm chi phối nên sinh ra yếu đuối trong khi đưa ra quyết định, không dám
dứt khoát trong giải quyết các vấn đề. Điều này khiến cho nữ giới rất ít khi được giao cho nắm
giữ các trọng trách cao, trong vai trò là người quản lý rất ít khi có sự xuất hiện của nữ giới.
b) Là người nội trợ

Được gán cho đặc điểm nữ tính nổi bật đó là người nội trợ, nữ giới bị bó buộc thời thời trong
những công việc nhà, những công việc không được xã hội trả công và coi trọng. Những công
việc không tên này chiếm rất nhiều trong quỹ thời gian của nữ giới, nếu như nam giới ngoài công
việc làm giờ hành chính ra họ được nghỉ giải lao, tham gia các hoạt động giải trí thì phụ nữ lại
phải về nhà làm tất cả những công việc nhà, mà không hề có khoảng thời gian để nghỉ ngơi giải
trí như nam giới.
Khi giành nhiều thời gian cho công việc nhà như vậy, khả năng cơ động của nữ giới bị hạn
chế, họ không có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp bởi phần lớn quỹ thời gian của nữ giới bị
bó hẹp trong các công việc nội trợ.
c) Thụ động, phụ thuộc

Làm cho vị trí của nữ giới luôn ở đằng sau nam giới, trước những vấn đề quan trọng nữ giới
có xu hướng đi tìm sự trợ giúp của nam giới (như người chồng người cha trong gia đình), vô
hình chung điều này đã làm cho nữ giới tự đánh mất quyền quyết định của mình.



Tính thụ động và phụ thuộc trong công việc làm cho nữ giới luôn ở thế yếu, khiến họ khó có
thể vươn tới những vị trí cao trong nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến và phát triển bị giảm đi một
bậc.
d) Dễ bảo, ngoan ngoãn

Chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống, dễ bị sai khiến và lợi dụng.
Không thích hợp trong các vị trí chủ chốt.
e) Tình cảm

Không kiềm chế được cảm xúc, đôi khi rơi vào trạng thái quá nhạy cảm đối với mọi việc, dễ
xúc động vì thế dẫn tới sự nhẹ dạ cả tin.
Vì dễ bộc lộ cảm xúc và sống tình cảm nên nữ giới không được đề cao trong những vị trí
quan trọng hoặc trong những hoạt động kinh doanh, buôn bán…


V.

Kết luận

Phụ nữ là một phần quan trọng của thế giới, khi tạo ra con người tạo hóa đã tạo ra đàn ông và
đàn bà là để hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển. Mỗi giới sẽ có một hình hài, đặc điểm,
chức năng và vai trò khác nhau, nhưng chúng luôn song hành cũng nhau. Muốn sinh sản được thì
không thể chỉ có đàn ông hoặc phụ nữ mà phải có cả hai.
Nhưng từ khi sinh ra phụ nữ đã được mạc định là phái yếu nên phải được quan tâm, chăm
sóc bảo vệ bởi chức năng sinh học quy định cho phụ nữ những đặc điểm vốn có mà không thể
chối bỏ được.
Những đặc điểm vốn có của phụ nữ sẽ tạo thuận lợi cho phụ nữ khi được nam giới bảo vệ,
che chở, yêu thương, nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít khó khăn làm cho phụ nữ phải

chịu không ít thiệt thòi trong cuộc sống cũng như tiếp cận nghề nghiệp và không có nhiều cơ hội
để chứng minh bản thân.



×