Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phát triển kinh tế và mai một truyền thống văn hoá và bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.34 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HCM
Môn: kinh tế học phát triển

ĐỀ TÀI:
PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ MAI MỘT TRUYỀN
THỐNG VĂN HOÁ VÀ BẢN SẮC DÂN TỘC
GVHD: Th.S Nguyễn Thanh Minh


Trong gần 30 năm đổi mới và phát triển kinh tế từ năm 1986, Việt Nam đã có
những bước chuyển mình mạnh mẽ, xây dựng và tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi từ nền
kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mở
cửa hội nhập với thế giới. Công cuộc đổi mới kình tế này đã làm cho nước ta co một
diện mạo hoàn toàn mới, dần dần từ một nước nông nghiệp trở thành một quốc gia theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển; ứng dụng Khoa học – công nghệ tiến
bộ vào sản xuất và đời sống, đưa nên kinh tế ngày càng đi lên. Theo đánh giá của Ngân
hàng Thế Giới (WB), công cuộc đổi mới kinh tế 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong
những quốc gia nghèo nhất trên Thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100
USD, trở thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng 25 năm với thu
nhập bình quân đầu người lên đến 1980 USD năm 2013. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đạ đạt được trong việc tăng trưởng và phát triển kinh tế vẫn tồn tại những hệ
luỵ ảnh hưởng tiêu cực, nổi bật nhất là những hệ luỵ đang ngày càng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến bản sắc văn hoá và truyền thống dân tộc. Sự du nhập các yếu tố nước
ngoài, sự hợp tác, giao lưu kình tế đa quốc gia đã kéo thoe nhiều nền văn hoá khác
nhau tràn vào nước ta. Đặc biệt là sự tác động của văn hoá phương Tây tới một đất
nước phương Đông như Việt Nam đã làm thay đổi lối sống, văn hoá của người dân,
nhất là giới trẻ. Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để vừa phát triển kinh tế, hội nhập với
thế giới mà vẩn giữ gìn được bản sắc Việt Nam, làm thế nào để HOÀ NHẬP mà
KHÔNG HOÀ TAN?



I.
1.
-

-

2.
-

-

-

-

TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỪ 1986
ĐẾN NAY
Khái quát chung
Từ 1986 đến 1996, GDP tăng trưởng liên tục với mức tăng trưởng bình
quân 6,6%/năm. Lạm phát từ 3 con số được đưa về 12,7% năm 1995 và
4,5% năm 1996.
Từ 1997, khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra khiến cho nền kinh tế Việt
Nam tăng trưởng chậm lại. Từ 1997 – 2006, tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân là 7,1%. Lạm phát được giữ ở mức thấp với mức tăng trưởng bình
quân là 4,5%/năm.
Từ 2007 – 2013 tăng trưởng GDP có chiều hướng giảm với mức tăng
trưởng bình quân là 6,2%.
Tình hình cụ thể từng giai đoạn:
Giai đoạn 1986 – 1990: là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới; Việt
Nam chuyển đổi từ nền kinh tế quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần, nên kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó đạt
được những thành tựu quan trọng: GDP tăng 4,4%/năm: tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 – 4%/năm; công nghiệp tăng
7,4%/năm; trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 – 14%/năm; giá trị
kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm.
Giai đoạn 1991 – 1995: Nền kinh tế dần phục hồi, tốc độ tăng trưởng
tương đối cao, liên tục: GDP bình quân tăng 8,2%/năm, giá trị sản xuất
công nghiệp tăng 13,3%/năm, nông nghiệp tăng 4,5%/năm; dịch vụ tăng
12%/năm; tổng sản lượng lương thực 5 năm này đạt 125,4 triệu tấn, tăng
27% so với giai đoạn 1986 – 1990.
Giai đoạn 1996 – 2000: Đây là giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Mặc dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng Tài
chính – kinh tế khu vực (1997 – 1999) và thiên tai liên tiếp nhưng Việt
Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao: GDP bình quân cả giai
đoạn đạt 7%, trong đó nông – lâm – ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp
và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,4%.
Giai đoạn 2001 – 2005: Nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá
cao, theo hướng tích cực, năm sau cao hơn năm trước. GDP bình quân
tăng 7,5%/năm, riêng 2005 đạt 8,4%, trong đó nông nghiệp tăng 3,8%;
công nghiệp và xây dựng tăng 10,2%; các ngành dịch vụ tăng 7%. Riêng
quy mô tổng sản phẩm trong nước của nền kinh tế năm 2005 đạt 837,8
nghìn tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 1995. GDP bình quân đầu người
khoảng 10 triệu đồng (tương đương 640 USD), vượt mức bình quân của
các nước đang phát triển có thu nhập thấp (500 USD) . Từ một nước thiếu
ăn, mỗi năm phải nhập khẩu từ 50 vạn đến 1 triệu tấn lương thực, Việt


-

-


Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, Việt
Nam đứng thứ nhất Thế giới về xuất khẩu hạt tiêu; đứng thứ hai về các
mặt hàng gạo, cà phê, hạt điều, đứng thứ tư về cao su...
Giai đoạn 2006 – 2010: vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
GDP bình quân 5 năm đạt 7%. Dù chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài
chính và suy thoáikinh tế toàn cầu (cuối năm 2008) nhưng thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn cao. Tổng vốn FDI đạt gần 45 tỷ
USD, vượt 77% so với kế hoạch đề ra và gấp hơn 7 lần so với giai đoạn
2001 – 2005. Tổng vốn ODA cam kết đạt trên 31 tỷ USD, gấp hơn 1,5 lần
so với mục tiêu đề ra. GDP năm 2010 tính theo giá thực tế đạt 101,8 tỷ
USD, gấp 3,28 lần so với năm 2000.
Giai đoạn 2011 – 2014: năm 2011, mặc dù sự phục hồi kinh tế sau khủng
hoảng tài chính toàn cầu còn chậm, song mức tăng trưởng kinh tế bình
quân vẫn đạt 7%/năm. Tuy thấp hơn kế hoạch (7,5 – 8%) nhưng vẫn được
đánh giá cao hơn bình quân các nước trong khu vực. Năm 2012, GDP
tăng 5,03% so với năm 2011, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản ước
tính tăng 3,4% so với năm 2011, công nghiệp tăng 4,8%/năm. Chỉ số giá
tiêu dùng năm 2012 tăng 6,81%. GDP xuất nhập khẩu hàng hoá tăng
18,3%. Năm 2013, GDP ước tính tăng khoảng 5,42% so với năm 2012,
tuy thấp hơn mục tiêu 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của
năm 2012, sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,07%. Khu vực
công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%. Năm 2014, GDP đạt 5,98% (cao
hơn mức 5,8% đề ra) trong đó sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng
3,49%, công nghiệp và xây dựng tăng mạnh tới 7,14%. Đây là dấu hiệu
tích cực của nền kinh tế việt nam. Nhìn chung sau gần 30 năm đổi mới và
phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng và
to lớn. Trong quá trình mở cửa hội nhập, Việt Nam đã từng bước đưa nền
kih tế ngày một đi lên từ một trong những quốc gia nghèo nhất trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình và tăng trưởng nhanh chóng.



II.
1.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐẾN NỀN
VĂN HOÁ DÂN TỘC
TÍCH CỰC

Ngày nay, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới mạnh mẽ với nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN, tiến hành công nghiệp hóa-hiện đại hóa với mạng
lưới thông tin đại chúng ồ ạt, tiện lợi. Việc hội nhập khu vực và quốc tê giúp rút
ngắn khoản cách địa lý và giao lưu phong tục giữa công cộng. Mức sống được
cải thiện tạo điều kiện các giá trị văn hóa của cộng đồng và của các nước trên
thế giới được phổ biến. Thông tin đại chúng phát triển nhanh về số lượngvà quy
mô, về nội dung và hình thức, về in ấn, phát hành. Hệ thống mạng thông tin
trong nước và quốc tế đươc thiết lập, khai thác các nguồn thông tin bổ ích phục
vụ quần chúng. Từ đó giao lưu văn hóa với nước ngoài được mở rộng. Nhờ vậy
mà chúng ta có quyền tiếp xúc rộng rãi với những thành tựu văn hóa nhân loại,
đồng thời khẳng định được bản lĩnh và bản sấc dân tộc trong giao lưu, hợp tác
với hội nhập quốc tế.


Đoàn Nhà hát Múa rối Việt Nam dự Lễ hội Rối quốc tế và giành giải cao nhất Grand
Prix với vở rối Giai điệu quê hương (năm 2014). Ảnh trong bài do Bộ VH,TT&DL cung cấp.
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; chủ động hội nhập quốc tế về
văn hóa;
tăng cường quảng bá VHNT,
hình
ảnh,
đất nước,

con

người VN.
Trong ảnh: Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào và Nga

Trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật các hoạt động sáng tạo có bước phát
triển mới. Nhiều bộ môn nghệ thuật truyền thống được giữ gìn. Cho ra đời
nhiều tác phẩm trong kho tàng văn hóa, dân gian, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu,
bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống dân tộc. Văn học, nghệ thuật của
các đồng bào thiểu số có bước tiến đáng kể. Những nhà văn hóa người dân tộc
thiểu số phát triển về số lượng, chất lượng đóng góp quan trọng trong các lĩnh
vực văn học, nghệ thuật.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đánh giá: Hoạt động văn hóa, nghệ
thuật, thông tin, thể dục, thể thao ngày càng được mở rộng, từng bước đáp ứng
nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân. Phong trào "toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" từng bước đi vào chiều sâu.
2.

TIÊU CỰC

Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập hiện nay cũng có mặt trái của nó, đó
là sự xuất hiện của một bộ phận không nhỏ công chúng các nước đang phát triển
hoặc chậm phát triển ngộ nhận rằng cần phải lấy mô hình và biểu hiện văn hóa
của các nước phát triển làm mẫu mực. Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường
những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo đời sống thực dụng gây hại đến thuần
phong mỹ tục của dân tộc. không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà
đạp đến tình nghĩa gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... Xuất hiện thêm nhiều tệ nạn
xã hội như ma túy, mại dâm, cờ bạc, buôn lậu và tham nhũng ngày càng diễn



biến phức tạp, sự lan tràn của các sản phẩm và dịch vụ mê tín dị đoan độc hại,
tốn kém. Nghiêm trọng hỏn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống của cán bộ,
đảng viên. Nạn tham nhũng, dùng tiền của nhân dân tiêu xài phung phí, phục vụ
vào việc riêng không được ngăn chặn có hiệu quả.
Trong xã hội xuất hiện nhiều tiêu cực như sự suy thoái về đạo lý quan hệ
thầy trò, bạn bè. Lối sống của nhiều học sinh, sinh viên thiếu ước mơ, lý tưởng
sống và hoài bão của cuộc đời; họ lao vào ăn chơi, nghiện game, nghiện ma
túy... Giáo dục đạo đức bị coi nhẹ khiến cho đạo đức của giới trẻ ngày nay bị
xuống dốc trầm trọng: con bất hiếu với ông bà, cha mẹ; trò vô lễ với thầy cô;
nhiều thiếu niên, thanh niên tụ tập ăn chơi lêu lổng, tụ họp đua xe, đánh nhau
gây mất trật tự an ninh xã hội.

Một tờ báo có phản ánh về cuốn "Truyện cổ tích Việt Nam" do nhà xuất bản Kim
Đồng ấn hành 10/2014, xuất hiện những tình tiết phản cảm, bạo lực không phù hợp với các
em nhỏ.


Trong quá trình hội nhận kinh tế và giao lưu văn hóa, sản phẩm văn hóa
ngày nay càng phong phú nhưng vẫn thiếu những tác phẩm có giá trị cao về tư
tưởng và nghệ thuật. Trong sáng tác lý luận, phê bình có lúc nảy sinh khuynh
hướng phủ nhận thành tựu văn học cách mạng và kháng chiến. Một vài tác
phẩm về kháng chiến đã không phân biệt được chiến tranh chính nghĩa với
chiến tranh phi nghía. Lãnh đạo quản lý trong xuất bản văn học, nghệ thuật
thiếu sự đầu tư ra đời tác phẩm lớn, cho việc giữ gìn và phát triển những ngành
nghệ thuật truyền thống.
Về thông tin đại chúng, có nhiều sản phẩm chất lượng thấp, chưa phát
hiện kịp thời những vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nhiều thông tin không thể
kiểm soát, xá nhận được nên giảm đọ chính xác, gây mất niềm tin với độc giả.
Khuynh hướng "thương mại hóa" chạy theo thị hiếu thấp kém xuất hiện trong
một bộ phận báo chí. Một số ít nhà báo đã vi phạm đạo đức nghề nghiệp, cung

cấp thông tin thiếu trung thực, gây tác động xấu đến dư luận xã hội nhưng vẫn
chưc được xử lý kịp thời.

Tội phạm trẻ ngày càng gia tăng cả về số lượng và hành vi phạm tội (số liệu được
tổng hợp vào những năm trước 2013). Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều
tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân


Ngày nay giao lưu văn hóa với nước ngoài ngày càng được mở rộng dẫn
tới tình trạng khó kiểm soát một số văn hóa phẩm độc hại, phản động xâm nhập
nước ta. Trong khi đó, tác phẩm văn hóa có giá trị của ta đưa ra bên ngoài còn
rất ít. Chúng ta có nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật ở nước ngoài hướng về tổ
quốc. Song chúng ta chưa có những biện pháp tích cực giúp đồng bào tìm hiểu
sâu sắc văn hóa dân tộc, liên hệ mật thiết với quê nhà. Tình trạng nghèo nàn,
thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa tinh thần ở nhiều vùng nông thôn, miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn chưa được khắc
phục có hiệu quả. Khoảng cách chênh lệch vè hưởng thụ văn hóa giữa các vùng
miền, khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đánh giá: Vănhóa phát triển chưa
tương xứng với kinh tế. Quản lý văn hóa, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu
chặt chẽ. Môi trường văn hóa bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với
thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản
phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, ít nhất là trong thiếu niên, rất
đáng lo ngại.
III.

THỰC TRẠNG

Trong quá trình hội nhập và phát triển, bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
những tinh hoa văn hóa mà nước ta tiếp thu được từ nền kinh tế mở, giao lưu

học hỏi giữa các quốc gia trên thế giới; kế thừa và phát huy những bản sắc vốn
có của văn hóa dân tộc thì cũng tồn tại những mặt tiêu cực đáng lo ngại về việc
mai một truyền thống văn hóa khiến chúng ta phải suy nghĩ.
Trước hết, việc giữ gìn và phát huy những truyền thống lâu đời như trọng chữ
hiếu, cần cù, tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn,…đang bị một bộ phận
nhỏ giới trẻ xem nhẹ. Ngày nay, nếu bạn xem thời sự, cập nhật báo hàng ngày
thì bạn sẽ không khỏi giật mình vì những bản tin tức đáng buồn, đó có thể là tin
con đánh cha mẹ; cháu giết bà để lấy tài sản; học trò đánh thầy, chửi tục, bôi
nhọ danh dự thầy cô… Nghiêm trọng hơn,gần đây ở nước ta đã liên tục xảy ra
những vụ thảm sát thảm thương (vụ thảm sát 6 người ở Bình Phước,thảm sát 4
người ở Nghệ An…). Thử hỏi còn đâu truyền thống “thương người như thể
thương thân”, truyền thống “lá lành đùm lá rách” của cha ông ta ngày xưa?
Nếu ngày xưa cha ông ta dạy “cứu một mạng người còn hơn xây bảy tòa tháp’’
thì nay việc người ta cầm dao giết một mạng người cũng xuất hiện dày đặc trên
mặt báo,bản tin.




Nhiều em bị kích động, bắt chước làm theo đã gây ra một số vụ án đặc biệt nghiêm
trọng.

Văn hóa trong đời sống sinh hoạt hàng ngày:
Sự xuất hiện của một bộ phận không nhỏ công chúng các nước đang phát triển
hoặc chậm phát triển ngộ nhận rằng cần phải lấy mô hình và biểu hiện văn hóa
của các nước phát triển làm mẫu mực. Tệ sùng bái nước ngoài, coi thường
những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo đời sống thực dụng gây hại đến thuần
phong mỹ tục của dân tộc, làm xuất hiện những văn hóa “lai căng’’, những
phong tục hiện đại của văn hóa phương tây không phù hợp với một nền văn hóa
phương đông giàu truyền thống như Việt Nam. Sự du nhập của những văn hóa

phẩm đồi trụy gây ảnh hưởng đến lối sống của giới trẻ; lối sống hiện đại, phóng
khoáng, xuất hiện hiện tượng sống thử, “ăn cơm trước kẻng”, ăn mặc “thiếu
vải’’, ngôn ngữ vô văn hóa.. Sự phát triển của khoa học công nghệ, của điện
thoại thông minh, máy vi tính và các phần mềm ứng dụng mạng xã hội ngày
nhiều làm cho con người ngày nay xa cách với nhau và thậm chí trở nên vô
cảm. Người ta chăm chú vào màn hình điện thoạithay vì ngồi lại nói chuyện với
nhau, điều này làm cho con người vô tình trở thành những cái máy, mất dần cảm
xúc và lệ thuộc mạng xã hội.


Vô tâm trước cái chết của cha mình

Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm, bài
bạc, buôn người qua biên giới, hành hung cướp của.. làm cho đời sống người
dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Số người nghiện ma túy tăng gấp 3 lần chỉ sau
20 năm. Nếu năm 1995, cả nước mới chỉ có 68 nghìn người nghiện ma túy, năm
2005 lên tới 12.800, và tính đến năm 2015 tổng số người nghiện ma túy đã tang
lên khoảng 204.400 người.
Tệ nạn tham nhũng ngày càng diễn biến phức tạp, sự thoái hóa đạo đức của một
bộ phận cán bộ đảng viên, dung tiền thuế, tiền công để phục vụ mục đích riêng.
Sự xuống cấp đạo đức nghiêm trọng về mặt lương tâm nghề nghiệp trong một
số lĩnh vực như y tê,giáo dục… Biết bao vụ việc bác sĩ chỉ chữa bệnh khi có
phong bì, biết bao sự việc bệnh nhân tử vong vì bác sĩ vô trách nhiệm, thờ ơ...
Hay trong giáo dục còn tồn tại tình trạng mua điểm, mua bằng hay đánh đập,
hành hung học sinh của một số giáo viên, nổi cộm hiện nay là những vụ việc cô
giáo mầm non đánh đạp trẻ nhỏ…
Di sản văn hóa
Cùng với sự phát triển kinh tế hiện đại, thì việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
cũng là một vấn đề cấp bách. Tuy nhiên, hiện nay công tác bảo tồn di sản văn
hóa còn gặp nhiều vướng mắc. Nhiều công trình văn hóa hằng trăm tuổi bị phá



bỏ một cách không thương tiếc vì lí do “sự hiện diện của chúng là không còn
cần thiết. Ví dụ năm 2012, cổng Bảo Đại-chiếc cổng dẫn vào dinh Bảo Đại
thành phố Đà Lạt, nơi lưu trữ dấu tích của vị vua cuối cùng trong lịch sử Việt
Nam bị tháo dỡ với lí do chiếc cổng xây thấp, xe tải đi qua khiến chiếc cổng bị
nứt. Tuy nhiên,khi người dân cho rằng chưa đến mức phải phá bỏ thì chính
quyền lại cương quyết dỡ đi. Theo KTS Cao Anh Tuấn trường Đại học Kiến
trúc Thành phố Hồ Chí Minh: “Khi bảo tồn, chúng ta chỉ quan tâm đến quá khứ
của di sản chứ không nhìn vào tương lai của di sản đó. Di sản đóng băng, không
sinh lời, chúng ta dễ dàng phá bỏ chúng”. Thống kê cho thấy ở thành phố Hồ
Chí Minh, có khoảng 1500 ngôi biệt thự cổ, trong đó không ít công trình đang
trong qúa trình vật lộn để tìm “sự sống”.

Những gì còn lại sau khi cổng Bảo Đại, Đà Lạt bị phá

Còn trong số 10 ngôi trường có lối kiến trúc cổ giá trị thì chỉ có 4 là được đưa
vào danh mục di sản. Nếu không có những biện pháp kịp thời thì trong tương lai
những di sản kiến trúc có giá trị này sẽ dần bị nuốt chửng bởi vòng xoáy của
công nghiệp hóa. Theo KTS Cao Anh Tuấn sự phát triển ồ ạt của các khu trung
tâm đô thị đang đặt gánh năng lên việc giữ gìn và bảo vệ hệ thống di sản cũ.
Về di sản văn phi vật thể: Ngày nay việc du nhập của những hình thức nghệ
thuật hiện đại, nhạc trẻ, nhạc nước ngoài thì giới trẻ đang thờ ơ với những nền
nghệ thuật dân gian như ca trù, cải lương, chèo, tuồng… Giới trẻ có thể bỏ ra
một số tiền lớn, bỏ ra hàng giờ để ngồi đợi và xem được một buổi ca nhạc của


những thần tượng Kpop, của những ca sĩ trẻ mà lại không quan tâm đến những
loại hình dân gian,t hậm chí coi đó là nghệ thuật cổ hủ, nhàm chán... Bên cạnh
đó, những trò chơi dân gian đang dần bị mai một, lãng quên. Thay vào đó là sự

xuất hiện của những trò chơi online mang xu hướng bạo lực dễ gây nghiện, đầu
độc tâm hồn giới trẻ…

Văn hóa đọc,tiếp thu thông tin
Ngày nay, đi đôi với sự phát triển kinh tế công nghệ hiện đại ngày càng chiếm
lĩnh trong đời sống người dân thì tiếp cận thông tin đối với chúng ta là rất dễ
dàng,chúng ta có thể tiếp thu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ nhiều
phương tiện khác nhau. Vì thế, con người có thể cập nhật thông tin nóng hổi
trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, tiên lợi. Tuy nhiên, đó cũng chính
là một bất lợi đối với nước ta. Việc cập nhật thông tin tràn lan, không chọn lọc
khiến cho người dân tiếp thu nhiều thông tin sai sự thật, ngụy tạo, điều này làm
cho các thế lực thù địch,phản động dễ dàng trà trộn, xuyên tạc thông tin gây xáo
trộn, hoang mang dư luận và khối đại đoàn kết dân tộc, làm mất long tin của
người dân đối với đảng và nhà nước…
IV.

GIẢI PHÁP

Thế giới ngày càng vận động với xu hướng hội nhập nên việc giao lưu văn hoá
diễn ra như một điều tất yếu, nó phát triển mạnh mẽ. Chúng ta không thể không
tiếp nhận những tiến bộ khoa học – công nghệ - xã hội ấy vì nếu không thì nước
ta sẽ rơi vào tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, điều mà bao năm qua nước ta
đã và đang dần khắc phục. Vậy còn nếu tiếp nhận thì phải tiếp nhận như thế
nào, tiếp nhận ra sao để không ảnh hưởng, không làm mai một đi bản sắc văn
hoá dân tộc. Đó là câu hỏi bức thiết được đề ra và mỗi quốc gia phải tìm cho
mình một lời giải.
Trước hết chúng ta cần phải kế thừa và phát huy trên cơ sở có chọn lọc những
tinh hoa truyền thống dân tộc và văn hoá nhân loại. Chúng ta mở rộng quan hệ
và hội nhập kinh tế là để làm giàu vốn hiểu biết cho con người và giới thiệu cho
thế giới biết những nét đẹp của văn hoá, nhân văn của nền văn minh và sức

mạnh con người đất Việt chứ không phải hội nhập để rồi hoà tan, lu mờ đi
những giá trị văn hoá tốt đẹp từ ngàn xưa đến bây giờ. Vì vậy, tiếp thu nhưng
phải đứng trên lập trường yêu nước, đứng trên lập trường văn hoá dân tộc mà
tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa nhân loại. Sao cho vẫn bắt kịp được nhịp
tiến của thế giới, vẫn giữ gìn được bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam.


Thứ hai, cần có chế độ bắt buộc trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
kể từ khi chúng còn nhỏ qua những bài hát, những điệu múa,.. để sớm hình
thành nên một niềm tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc. Tại sao phải là lúc
nhỏ? Xin thưa rằng vì khi chúng lớn lên, chúng có những duy nghĩ riêng của
mình. Trước thời đại ngày nay, việc sử dụng các máy móc thiết bị hiện đại để
tìm những giá trị văn hoá không khó nhưng để chúng hiểu nó như thế nào, nó
đáng trân quý ra sao thì những ngôn từ trên trang mạng không thể nào lột tả hết
được mà chính chúng ta, chính những con người từng trải, từng yêu, từng quý
mới biết được giá trị của nó ra sao, mới truyền được “cái tình” vào lòng tự tôn
dân tộc của chúng. Việc tạo ra những suy nghĩ ấy ngay từ nhỏ cho một thế hệ
với việc để chúng lớn lên rồi mới uốn nắn theo khuôn khổ của mình thì việc nào
khả thi hơn, việc nào sẽ mang lại lợi ích tối ưu rằng thế hệ ấy sẽ thêm yêu quê
hương mình qua những giá trị văn hoá thiêng liêng, cao đẹp. Song, cũng phải
cần tránh rập khuôn, giáo điều vì nếu như vậy, cái mà chúng ta có được chỉ là
một thứ trân trọng văn hoá bắt buộc chứ không có nghĩa lí gì.
Không những gia đình mà kể cả nhà trường và xã hội cũng cần phải tăng cường
giáo dục để mọi công dân hiểu được những giá trị cao cả của truyền thống văn
hoá dân tộc.
Thứ ba, phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di
sản văn hoá truyền thống, cách mạng.Tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn
lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời sống, lịch sử dân tộc và công cuộc
đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái đẹp, đồng thời lên án cái xấu,

cái ác. Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm những phương thức thể hiện và phong
cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng và bồi
dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bảo vệ
sự trong sáng của tiếng Việt. Khắc phục yếu kém, nâng cao tính khoa học, sức
thuyết phục của hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, góp phần
hướng dẫn sự phát triển của sáng tạo văn học, nghệ thuật, từng bước xây dựng
hệ thống lý luận văn nghệ Việt Nam.
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu
trí tuệ, về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của
dân tộc. Gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ, bảo tồn, phát
huy giá trị các di sản văn hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối
ngoại nhằm truyền bá sâu rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là
thế hệ trẻ và người nước ngoài. Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn,
phát huy giá trị văn hoá, ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số. Xây dựng và
thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, chăm lo đời sống vật chất,


tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người hoạt động văn hoá, văn học,
nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật.
Phát triển hệ thống thông tin đại chúng. Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát
huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của
các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc
phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo
chí, xuất bản. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo
chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp
ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới. Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí,
xuất bản trong cả nước theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời
đổi mới mô hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất - kỹ thuật theo hướng hiện đại.
Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn
chế mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để

truyền bá tư tưởng phản động, lối sống không lành mạnh.
Thứ tư, các cấp uỷ Đảng và chính quyền cần tăng cường công tác lãnh đạo và
vai trò quản lý cùng với sự tham gia có hiệu quả của các tổ chức chính trị - xã
hội nhằm ngăn chặn những luồng thông tin xấu, phim ảnh rẽ tiền, chạy theo cơ
chế thị trường có các yếu tố không lành mạnh. Bên cạnh đó cần củng cố và xây
dựng môi trường văn hoá phong phú, lành mạnh, đa dạng. Đưa phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, thiết
thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hoá trong các gia đình, khu dân cư, cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mọi mặt
đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hằng ngày của
cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại.
Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây
dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các
hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc... Sớm có
chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát
triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam, nuôi dưỡng,
giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của người Việt Nam
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở các cấp,
đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công
trình văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế chính trị - văn hoá của đất nước. Xã hội hoá các hoạt động văn hoá, chú trọng
nâng cao đời sống văn hoá ở nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng
cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông
thôn.
Về đối ngoại, cần mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hoá.
Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hoá, văn học, nghệ thuật, đất
nước, con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, báo chí,



xuất bản. Xây dựng một số trung tâm văn hoá Việt Nam ở nước ngoài và trung
tâm dịch thuật, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài.
Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới
thiệu các tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng
Việt Nam. Thực hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ,
quyền tác giả các sản phẩm văn hoá. Xây dựng cơ chế, chế tài ngăn chặn, đẩy
lùi, vô hiệu hoá sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động;
bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.

V.

KẾT LUẬN

Nhìn chung, việc phát triển kinh tế, tiến lên công nghiệp hoá hiện đại hoá không
những đưa nước ta đi lên để sánh vai với các cường quốc năm châu thế giới
theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh mà còn giúp người dân cải thiện được
cuộc sống của mình, được ấm no, được hạnh phúc. Nhưng bên cạnh đó phải giữ
gìn được nét riêng của mình, hoà nhập chứ không phải hoà tan, phải giữ được
bản sắc riêng của văn hoá dân tộc. Một đất nước phát triển thực sự là một đất
nước mà con người thực sự được sống trong hạnh phúc, mà một con người
không thể hạnh phúc nếu đánh mất đi nguồn cội của mình, đánh mất đi những
điều tốt đẹp mà ông bà ta truyền giữ qua bao đời nay. Phát triển kinh tế và giữ
vững bản sắc văn hoá dân tộc phải cùng chiều nhau chứ không được phép tỉ lệ
nghịch qua từng thế hệ, đừng để đến một lúc nào đó, khi đã bão hoà, cái chúng
ta còn lại chỉ là những tàn tro của văn hoá. Tương lai bắt nguồn từ hiện tại, nền
văn hoá ấy có trường tồn và lưu truyền mãi mãi hay không phụ thuộc vào hành
động của chúng ta ngày hôm nay. Hãy dừng lại việc ngồi trước những cổ máy
hàng giờ liền mà thay vào đó là đi ra ngoài mà cảm nhận cuộc sống đang diễn ra
như thế nào, cảm nhận về từng con người, cảm nhận về từng nét sống riêng biệt
đang tiếp diễn ra sao.... đứng lên đi và tự hỏi bản thân mình, mình đã làm được

gì cho để bảo vệ truyền thống đó chưa?


NGUỒN TÀI LIỆU
/> /> />%C3%A2n-t%E1%BB%99c-c%E1%BB%A7a-n%E1%BB%81n-v%C4%83n-h
%C3%B3a-vi%E1%BB%87t-nam-trong-th%E1%BB%9Di-k%C3%AC%C4%91%E1%BB%95i-m%E1%BB%9Bi
/>m/23703102.html
/>


×