Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Sự khác biệt giới về trang phục sinh viên hiện nay và biến đổi so với trước đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.14 KB, 10 trang )

CHỦ ĐỀ 3
Sự khác biệt giới về trang phục sinh viên hiện
nay và biến đổi so với trước đây.


I.

Đặt vấn đề.

Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với tốc độ
chóng mặt bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì
thế mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm
thay đổi tư tưởng về lối sống, cách ăn mặc của nhiều người, đặc biệt là
sinh viên.
Nếu ở bậc học THPT, hầu như các trường đều bắt học sinh mặc
đồng phục khi đến trường thì lên Đại học, như một sự giải phóng khỏi
khuôn khổ do nhà trường quy định, sinh viên có thể thoải mái mặc
những gì mình thích. Nhưng đôi khi, chính sự thoải mái trong môi
trường Đại học, khiến nhiều sinh viên ăn mặc theo phong cách thái
quá, vượt qua giới hạn về văn hóa ăn mặc trong môi trường sư phạm.
Điều nay không chỉ có ở một giới mà trong cả hai giới nam và nữ đều

sự
thay
đổi

khác
biệt
nhất
định.
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm thực hiện đề tài: “Sự khác biệt


giới về trang phục của sinh viên hiện nay và biến đổi so với trước
đây”


II.

Nội Dung

1. Thao tác hóa khái niệm
- Giới: Là thuật ngữ đề cập đến các đặc điểm, vị trí, vai trò, mối quan

hệ về mặt xã hội giữa nam giới – phụ nữ (trẻ em trai – trẻ em gái)
( Trương Quang Hồng- Một số khái niệm cơ bản về giới)
- Trang phục: Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần,
áo, váy... để đội như mũ, nón, khăn... và để đi như giầy, dép, ủng...
- Sinh viên: Sinh viên là người học tập tại các trường đại học, cao
đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp. Ở đó họ được truyền đạt kiến
thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này
của họ. Họ được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được
trong quá trình học. Quá trình học của họ theo phương pháp chính
quy, tức là họ đã phải trải qua bậc tiểu học và trung học. (Wikipedia
tiếng Việt)


2. Lí thuyết áp dụng.

Thuyết nữ quyền tự do:
Nhấn mạnh cải cách xã hội và pháp luật qua các chính sách được
xây dựng để tạo nên các cơ hội bình đẳng cho phụ nữ. Thuyết nhấn
mạnh sự xã hội hóa giới như là một nguồn gốc của khác biệt giới, do

đó thuyết này cho rằng những biến đổi trong thực tiến xã hội hóa và
giáo dục của xã hội, cộng đồng sẽ dẫn đến tự do hơn và các quan hệ
giới bình đẳng hơn.
Theo quan điểm trên có cơ sở triết học và pháp lí, nam giới và phụ
nữ đều có quyền lợi công bằng như nhau và quan điểm này chịu ảnh
hưởng của chủ nghĩa khai sáng.


3. Nội dung chủ đề
3.1. Sự khác biệt giới về trang phục sinh viên hiện nay
a. Quan niệm “đẹp thì phải khoe ra” của sinh viên.

- Với quan niệm “đẹp thì khoe ra”, nhiều teen sinh viên cho rằng một
bộ trang phục lí tưởng phải thực hiện tốt nhiệm vụ marketing cho
những bộ phận gợi cảm nhất trên cơ thể”. Mà cách đơn giản nhất
chính là “để hở”.
- Thu Trang (sinh viên trường Học viện Báo chí Tuyên truyền) có một
vóc dáng lí tưởng. Để chứng tỏ đẳng cấp của mình, cô nàng đã chọn
cho mình những bộ đồ may bằng chất liệu vải co giãn bó sát cơ thể để
khoe những đường cong hoàn hảo của mình. Nhìn Trang rảo bước
tung tăng giữa sân trường, mọi người đều nghĩ đó là một người mẫu
đang trình diễn thời trang trên sàn catwalk.
- N.T.H. (sinh viên trường Cao đẳng du lịch) nổi tiếng với biệt danh
“cô nàng khêu gợi” bởi một phong cách ăn mặc cực… nóng. Cứ đến
giờ ra chơi, H. lại than phiền thời tiết hôm nay nóng quá, rồi tiện tay
bật tung hai chiếc cúc trên áo sơ mi trước ngực ra cho mát và để lộ cả
phần áo chíp. Nhìn thấy cảnh tượng như vậy, các bạn trong lớp ai ai
cũng thấy bất bình.
- Không cần nới cúc áo, cũng chẳng cần đến những bộ đồ sát thân,
Minh Phương (sinh viên trường Đại học Giao thông) lại chọn cho

mình những chiếc áo siêu mỏng màu sặc sỡ để khi nhìn vào, bất kì ai
cũng có thể cảm nhận được làn da trắng mịn của mình. Nhưng, môi
trường học tập đâu phải là nơi để cho những sinh viên như Phương
phô diễn hình tượng như vậy.
- Không chỉ có teengirl mới biết cách mặc đồ “mát mẻ” mà các
teenboy cũng thích “chơi trội” với bạn bè bằng cách khoác lên mình
những trang phục cực “sành điệu”. Trọng Hoàng (sinh viên trường cao
đẳng Múa Hà Nội) là con một đại gia khét tiếng ở Hưng Yên. Bạn ấy
thích săn lùng những chiếc quần jeans nhãn hiệu Gucci đục lỗ nham
nhở ở vùng đùi trên và những chiếc áo phông bó sát cơ thể để phô
diễn bộ ngực vạm vỡ của mình. Ngoài ra, để tăng thêm chất nam tính,
cậu ta chẳng ngại ngần sắm cho mình những chiếc lắc tay và dây
truyền vàng hầm hố hàng chục triệu đồng.
b. Cái nhìn từ khách thể.
Có những ý kiến trái chiều xung quanh quan niệm ăn mặc “ mát mẻ “
của một số sinh viên hiện nay.


-

Bạn Nguyễn Thị Thu Trang, (Sv Đh Sư phạm Thái Nguyên) chia
sẻ: “Hiện nay, môi trường học đường đã trở nên khác so với trước
đây. Tất nhiên cuộc sống mà có những thay đổi tiến bộ và phát triển
là điều nên khuyến khích. Nhưng ngay trong các trường học mà
cách ăn mặc của các bạn lại có phần “không lịch sự” như vậy sẽ tạo
nên sự phản cảm cho người đối diện.”

-

“Đứng trên góc độ của một sinh viên, tớ thực sự “choáng” khi nhìn

thấy các bạn nữ cùng trang lứa mặc những trang phục “mát mẻ” tới
trường. Con gái với nhau mà còn như vậy, huống hồ là thầy cô và
các bạn khác giới”. Đó là tâm sự của B.T.T. (trường Cao đẳng Múa
Hà Nội).

-

Bằng cái nhìn của lớp thế hệ đi trước, bác N.Minh (54 tuổi-phường
Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: “ Giới trẻ bây
giờ có nhiều cháu ăn mặc hở hang quá, không giống như thế hệ của
bác. Thật khó có thể hình dung được chỉ sau mấy chục năm đất
nước đổi mới mà có nhiều thứ biến đổi nhanh như vậy”.

-

Lê Như (Sv Đh Công đoàn) còn thẳng thắn bày tỏ: “Theo mình thì
ăn mặc như thế nào tùy vào gu của mỗi người. Không nên quá cực
đoan với việc ăn mặc hở hang của một số bạn, có thể do sở thích,
phong cách hay yêu cầu công việc. Với lại, cứ mặc cứng nhắc mãi
cũng chán lắm”.

c. Trên Internet.

Khi đánh vào google những từ khóa như: “nữ sinh mặc trang phục
khoe hàng”, “nữ sinh gợi cảm”… ta không khó để tìm ra hình ảnh
những bạn sinh viên mặc trang phục “ hớ hênh” trên những trang báo
với những dòng tít cực sốc: “Nữ sinh lộ hàng trong lớp vì muốn chứng
tỏ đẳng cấp”, hay “ Nhà trường đau đầu vì nữ sinh muốn mặc đồ gợi
cảm”…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên như: muốn phô diễn vẻ

đẹp của cơ thể mình để trở nên nổi tiếng; a dua theo thần tượng, bạn
bè; muốn phá vỡ phong cách truyền thống… Đa số những bạn trẻ đều
chưa nhận thức được sự khác biệt giữa “nổi tiếng” và “tai tiếng” nên
có những hành động nông nổi, tự phát.


Đáng buồn là, những bài báo như trên ngày càng trở nên phổ biến, với
mật độ lên trang ngày càng nhiều. Điều đó cho thấy trào lưu “ trang
phục mát mẻ” ngày càng trở nên phức tạp, khó kiểm soát.
d. Nhìn nhận dưới góc độ xã hội học giới.


3.2 Biến đổi trang phục sinh viên so với trước đây.
Trước đây, Bộ Giáo dục & Đào tạo chưa có quy định về trang phục
của học sinh, sinh viên, những mốt thời trang mới nhất được nhiều
sinh viên ở thành thị chưng diện khi lên giảng đường. Không phủ
nhận những trang phục đó là đẹp với tuổi trẻ, nhưng e rằng làm mất đi
tính văn hóa trong môi trường sư phạm. Nếu ở bậc học THPT, hầu
như các trường đều bắt học sinh mặc đồng phục khi đến trường thì lên
Đại học, như một sự giải phóng khỏi khuôn khổ do nhà trường quy
định, sinh viên có thể thoải mái mặc những gì mình thích. Nhưng đôi
khi, chính sự thoải mái trong môi trường Đại học, khiến nhiều sinh
viên ăn mặc theo phong cách thái quá, vượt qua giới hạn về văn hóa
ăn mặc trong môi trường sư phạm. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp
một nữ sinh ăn mặc quá mát mẻ: áo sơ mi sát nách, quần soóc, hay
những chiếc áo được khoét cổ quá sâu, váy ngắn,… trên các giảng
đường. Một số sinh viên còn biến giảng đường thành sàn biểu diễn
thời trang, thích gì mặc nấy, xem như không có ai nhìn mình. Dường
như bất cứ một trang phục nào cũng được mặc lên lớp để thể hiện
phong cách ăn mặc, gu ăn mặc của sinh viên mà không quan tâm đến

người khác nghĩ gì.
Không ít bạn trẻ hiện nay, đặc biệt là giới trẻ thị thành thường có
suy nghĩ “tôi mặc những gì tôi thích”. Nhưng giá trị đạo đức thể hiện
qua cách ăn mặc luôn có những chuẩn mực nhất định và không thể
vượt qua giới hạn cho phép bằng một chữ “tùy”. Phải chăng càng học
lên cao, văn hóa ăn mặc của một số sinh viên lại càng đi xuống thấp?
Mặc như thế nào khi lên giảng đường cũng chính là thể hiện thái độ
của sinh viên đối với thầy cô giáo của mình. Đôi khi, văn hóa mặc của
sinh viên cũng làm cho nhiều thầy cô không thoải mái mỗi khi lên lớp
giảng dạy. Thừa nhận, những người trẻ là người đón đầu trào lưu mới.
Và văn hóa ăn mặc du nhập từ nước ngoài cũng được sinh viên tiếp
nhận nhanh chóng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ta
phải biết mặc ở đúng nơi, đúng chỗ, đúng hoàn cảnh. Tự do ăn mặc là
điều tất yếu, song bạn phải tôn trọng những nơi mà bạn đến để có
trang phục phù hợp. Đừng biến giảng đường đại học thành một sân
khấu thời trang cho mình phô trương. Thay vào đó, hãy thể hiện trình
độ văn hóa mặc của bạn ngay chính tại giảng đường.
Vẫn biết rằng “người đẹp vì lụa” nhưng phải biết cách ăn mặc mới tạo
ra phong cách của cá nhân. Giới trẻ, nhất là sinh viên, cần ăn mặc sao
cho vừa làm đẹp cho mình, vừa thể hiện sự tôn trọng cô thầy, bạn bè và xã
hội. Văn hóa giao tiếp thể hiện nhân cách đạo đức con người.


III. Kết luận.
Mỗi người đều muốn làm mình trở nên đẹp hơn, không ai có quyền
ngăn cấm điều đó. Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng cứ phải hở hang
mới thể hiện được cái đẹp. Sự gợi cảm cũng rất đẹp nhưng không phải
lúc nào cũng cần thiết, ta sẽ tỏa sáng hơn rất nhiều khi biết lựa chọn
cho mình những bộ đồ phù hợp với lứa tuổi, với dáng người và môi
trường mình đang sống, nhất là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Nét đẹp

vẫn dễ dàng bộc lộ trong sự nền nã, chuẩn mực.
Nhìn chung, văn hóa học đường là vấn đề khá rộng. Và trên đây,
chỉ là một trong số ít những tồn tại đã và đang phổ biến hiện nay và
hoàn toàn không dễ gì để thay đổi. Phải chăng, sinh viên nên bắt đầu
từ những bài học đạo đức, văn hóa và giao tiếp đơn giản. Bởi, một
môi trường học mà sinh viên chạy theo những giấc mơ phù phiếm, lấy
quần áo làm thước đo giá trị thì sẽ không có nội lực văn hóa, không
đúng với trách nhiệm của sinh viên đến trường để tiếp thu tri thức. Với
cách ăn mặc quá tự do ấy của một số bộ phận bạn trẻ phải chăng đang
làm xấu đi hình ảnh sinh viên vốn rất đẹp và thanh lịch trong mắt mọi
người.


IV. Tài liệu tham khảo.
- Wikipedia tiếng Việt
- Trịnh Thị Hải Yến- Sinh viên lớp du lịch 14.05, tiểu luận “Thời

trang học đường”
- Trương Quang Hồng, Một số khái niệm về giới - Dự án phát triển
doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng.



×