Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Bai bao cao 1 nhom yen bai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.35 KB, 3 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ TẬP HUẤN
BÀI 1: Một số vấn đề chung về mô hình trường học mới cấp THCS
I. Thông tin chung
1. Sở GDĐT: Yên Bái
2. Môn học: Khoa học tự nhiên
3. Thông tin nhóm (Bao gồm những thành viên tập huấn trực tiếp nộp bài qua mạng)
STT

Họ và tên

Đơn vị

1

Hoàng Thị
Phương

Hồng Trường THCS Lê Hồng
Phong – TP Yên Bái

2

Hoàng Phương Diệp

Điện thoại/email
0973404256 –


Trường THCS Bảo Ái 0941701121
– Yên Bình



Ghi chú
Nhóm
trưởng
Thành
viên

II. Nội dung:
1. Đặc điểm nổi bật của mô hình trường học mới cấp trung học cơ sở là gì?
Trả lời:
+ Hoạt động học của học sinh được coi là trung tâm của quá trình dạy học.
+ Tài liệu hướng dẫn học tập được thiết kế cho học sinh hoạt động, học nhóm, tự học;
+ Giáo viên duy trì một môi trường học tập cởi mở, thân thiện, hiệu quả và đóng vai trò
là người hướng dẫn học, quan tâm đến sự khác biệt trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh
+ Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và cộng đồng, trong đó
các thành viên của gia đình được tham gia vào quá trình giáo dục và các dự án học tập tại cộng
đồng.
+ Đánh giá học sinh thường xuyên theo quá trình học tập nhằm kiểm tra và hướng dẫn
phương pháp học tập có hiệu quả cho học sinh. Coi trọng việc học sinh tự đánh giá, đánh gia lẫn
nhau và đánh giá của cha mẹ học sinh, cộng đồng. Kết hợp đánh giá kiến thức, kỹ năng với
đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh.
+ Giáo viên có vị trí mới, được bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ và năng
lực nghề nghiệp, đáp ứng vai trò quan trọng là người hướng dẫn, tổ chức và quyết định trong
các hoạt động học tập, giáo dục, đánh giá học sinh và phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng
đồng.
2. Điểm quan trọng nhất của mỗi hoạt động học (Hoạt động khởi động; Hoạt động
hình thành kiến thức; Hoạt động luyện tập; Hoạt động vận dụng; Hoạt động tìm tòi, mở
rộng) trong bài học theo mô hình trường học mới là gì?
Trả lời:
Mỗi hoạt động học tương ứng với một nhiệm vụ học tập giao cho học sinh thể hiện rõ:

mục đích, nội dung phương thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành.


3. Hội đồng tự quản học sinh có vai trò gì trong hoạt động học của học sinh trong/ngoài
giờ học trên lớp?
Trả lời:
Hội đồng tự quản học sinh có vai trò tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của chính
các em đồng thời quản lí, giám sát, điều chỉnh các hoạt động đó; bảo đảm cho các em tham gia
một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một các
toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung, sự tôn trọng, bình
đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết cho học sinh.
Tổ chức Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát
triển đạo đức, tình cảm và xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế
của học sinh trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh.
Tham gia Hội đồng tự quản học sinh, học sinh sẽ có những tiến bộ rõ rệt về khả năng tự
ý thức, lòng tự trọng, tính tự tin, các hành vi cư xử tôn trọng và bình đẳng giữa học sinh nam và
học sinh nữ; phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo, đồng thời
cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình.
4. Thầy/cô hãy đề xuất giải pháp huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng
đồng trong việc giáo dục học sinh.
Trả lời:
Để huy động sự tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng trong việc giáo dục học sinh
cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để cha mẹ học sinh và cộng đồng hiểu về vai trò và
trách nhiệm của họ trong công tác giáo dục học sinh.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường và Hội cha mẹ học sinh trong công tác giáo
dục học sinh.
Nhà trường cần phối hợp với cha mẹ học sinh và cộng đồng trong công tác xây dựng kế
hoạch giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh.
Thường xuyên rà soát đánh giá hiệu quả của công tác phối hợp giáo dục học sinh của
cha mẹ học sinh, cộng đồng với nhà trường.

5. Thầy/cô hãy trình bày những thuận lợi và khó khăn khi triển khai mô hình
trường học mới tại trường mình đang công tác.
Trả lời:
* Thuận lợi:
Mô hình trường học mới phù hợp với yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay.
Đội ngũ giáo viên luôn tích cực, sáng tạo, chủ động đổi mới, tiếp thu và vận dụng tri
thức mới vào thực tế công tác.
Sự phát triển của công nghệ thông tin hỗ trợ đắc lực cho việc triển khai thực hiện mô
hình trường học mới.
* Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên còn thiếu kinh nghiệm và kiến thức để triển khai áp dụng thực hiện
mô hình trường học mới.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo còn thiếu thốn.
Đối tượng học sinh nhận thức còn hạn chế, rào cản ngôn ngữ, phong tục tập quán lạc hậu
gây ra nhiều khó khăn khi triển khai mô hình trường học mới.
Nhận thức của cha mẹ học sinh và cộng đồng về mô hình trường học mới chưa đầy đủ;
sự phối hợp tham gia của cha mẹ học sinh và cộng đồng còn rất hạn chế.
6. Đề xuất, kiến nghị với Trường, Phòng, Sở, Bộ.
Các cấp quản lí giáo dục: Bộ, Sở, Phòng và nhà trường cần tập huấn, bồi dưỡng nâng
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu khi triển khai áp dụng mô hình
trường học mới.


Bộ GD&ĐT cần ban hành văn bản hướng dẫn, quy định việc phối hợp tham gia của cha
mẹ học sinh và cộng đồng vào hoạt động giáo dục, tạo hành lang pháp lí cho việc huy động các
nguồn lực ở địa phương vào công tác giáo dục của mỗi nhà trường.
Các cấp quản lí giáo dục cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tài
liệu cho giáo viên và học sinh để đáp ứng được yêu cầu triển khai áp dụng mô hình trường học
mới ở mỗi trường.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×