Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Thực trạng học phí và nguồn tài chính giáo dục đại học của một số nước trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.48 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG
Đề tài: Thực trạng học phí và nguồn tài chính giáo dục đại học
của một số nước trên thế giới.

pg. 1


Theo bạn, việc tăng học phí ở một số trường đại học công
lập hiện nay ở Việt nam ảnh hưởng như thế nào tới tính công
bằng trong tiếp cận giáo dục đại học? Có gợi ý giải pháp gì cho
vấn đề này.

pg. 2


Mục lục
Phần 1: Thực trạng học phí và nguồn tài chính giáo dục
đại học của một số nước trên thế giới.
1.

2.

Thực trạng học phí của một số nước trên thế giới (chủ yếu
là các nước phát triển)
Nguồn tài chính giáo dục đại học
Phần 2: Việc tăng học phí ở một số trường đại học công
lập hiện nay ở Việt nam ảnh hưởng tới tính công bằng
trong tiếp cận giáo dục đại học

1.



Học phí của một số trường đại học công lập ở Việt Nam

2.

Nguyên nhân tăng học phí

3.

Tính công bằng trong tiếp cận giáo dục đại học ở Việt Nam

4.

Tác động của việc tăng học phí đến sinh viên, gia đình
Phần 3: Gợi ý, giải pháp

pg. 3


Phần 1: Thực trạng học phí và nguồn tài chính giáo
dục đại học của một số nước trên thế giới

pg. 4


1. Thực trạng học phí của một số trường đại học trên thế giới:
- Học phí của các trường đại học trên thế giới có sự khác nhau.
Mức học phí cũng khác nhau giữa các ngành học trong trường
hay giữa các trường.
- Ở các nước phát triển, học phí ở các trường đại học là rất cao.

Đặc biệt là các trường thuộc top đầu thế giới.
VD: đại học Harvard có mức học phí là 59,550 USD/năm
(1,3 tỷ VND/năm), đại học Stanford là 43,331 USD/năm (gần 1
tỷ VND/năm), đại học Quốc gia Australia là 27,000 USD/năm
(gần 600 triệu VND/ năm)
- Học phí của các trường đại học tư thục cao hơn học phí của các
trường công.
VD: Viện Công nghệ California có mức học phí khoảng
45,846 USD/năm(khoảng 1 tỷ VND/năm), đại học Chicago là
50,997 USD/năm (hơn 1 tỷ VND/năm), đại học California có
mức học phí là 13,510 USD/năm.(khoảng 300 triệuVND/năm)
- Một số trường đại học công lập thu học phí khác nhau giữa
từng đối tượng sinh viên,tuy nhiên các trường tư thục thu học
phí như nhau giữa các sinh viên.
VD: Đại học Oxford thu học phí đối với sinh viên Anh
là 9000 bảng Anh (khoảng 11,800 USD/năm), thu từ 15,300 đến
22,500 USD/năm (400 triêu - 500 triệuVND/năm) đối với sinh
viên các nước khác; đại học Cambrigde thu học phí đối với sinh
viên Anh và các nước thuộc EU khoảng 9000 bảng Anh, sinh
viên các nước ngoài EU từ 23,198 đến 35,310 USD/năm ( 500
đến 800 triệu VND/năm).
pg. 5


- Với các trường đại học nằm ở top sau, mức học phí không cao
bằng các trường đại học top đầu, nhưng cũng dao động trong
khoảng từ 3,000 đến 20,000 USD/năm (khoảng 66 triệu đến gần
500 triệu VND/năm).
- Ngoài ra một số trường đại học ở các nước Châu Âu như Pháp,
Đức, Thụy Sĩ, Na Uy, Tây Ban Nha,... thu học phí thấp hoặc

không thu phí đối với sinh viên.
- Nói chung, hầu hết các trường đại học trên thế giới đều thu học
phí cao. Đặc biệt là những trường có danh tiếng. Việc thu học
phí cao cũng đi cùng với chất lượng đào tạo và điều kiện học tập
tốt hơn. Sinh viên ra trường có thể tìm được công việc ổn định.
- Dù với mức học phí cao nhưng sinh viên có thể tìm các nguồn
hỗ trợ tài chính từ các chương trình học bổng một phần, toàn
phần của trường hay của bang, của chính phủ hay từ các quỹ học
bổng, quỹ thiện nguyện từ các tổ chức hoặc vay từ quỹ của nhà
nước.

pg. 6


2. Nguồn tài chính của các trường đại học trên thế giới:
Để duy trì hoạt động thì nguồn thu tài chính là hết sức quan
trọng. Hiện nay, các cơ sở giáo dục ở các nước trên thế giới nhận
hỗ trợ tài chính từ các nguồn khác nhau,bao gồm:
- Kinh phí nhà nước phân bổ cho hoạt động, đặc biệt là giảng
dạy và nghiên cứu khoa học. Với các trường công lập trên thế
giới, nguồn thu này chiếm khoảng 80-90% tổng nguồn thu tài
chính của trường. Tuy nhiên, nguồn thu này không ổn định và
thường bị cắt giảm do ngân sách nhà nước có hạn.
- Kinh phí phân bổ cho nghiên cứu hoặc hỗ trợ cho các dự án
nghiên cứu từ các nguồn khác nhau.
- Học phí và các loại phí khác thu được từ sinh viên trong nước
và sinh viên nước ngoài.
- Nguồn thu từ các hợp đồng nghiên cứu khoa học, chuyển giao
công nghệ, hợp đồng đào tạo, dịch vụ tư vấn, bản quyền, cho
thuê bằng sáng chế, xuất bản sách,...

- Thu từ các hoạt động dịch vụ trong khuôn viên nhà trường
phục vụ giảng viên, sinh viên và cộng đồng. VD như thu chi phí
ăn ở ký túc đối với sinh viên, chi phí chăm sóc y tế ở trường,...
- Nguồn thu từ hiến tặng, nhận tài trợ, quà biếu từ các cựu sinh
viên của trường và các quỹ thiện nguyện.
Ở một số trường tư thục, ngân sách của nhà nước, liên bang gần
như không có.
Ngoài nguồn thu từ các khoản trên, các trường tư thục còn thực
hiện các chiến lược kinh doanh, đầu tư để đảm bảo cho tổng
nguồn thu được ổn định.
pg. 7


VD, Đại học Harvard bên cạnh việc thu học phí từ các sinh
viên giàu có và các khoản tài trợ cho trường, Harvard còn có
Harvard Business Publishing, cơ quan chủ quản của tạp chí kinh
doanh Harvard Business Review. Tạp chí này kiếm tiền bằng
cách tung ra hàng loạt các nghiên cứu chuyên sâu từ cách kiếm
tiềm của Lady Gaga, chuyện kinh doanh của Manchester United
hay bán sản phẩm Case Study, mang lại doanh thu hàng tỉ USD
mỗi năm. Harvard cũng thực hiện nhiều khoản đầu tư sinh lời
thông qua công ty Harvard Management Company vào các lĩnh
vực như cổ phiếu, tài sản có thu nhập cố định, bất động sản…
- Nguồn thu của các trường đại học để chi trả cho các khoản chi
thường xuyên. Đó là các hoạt động giảng dạy đào tạo, nghiên
cứu khoa học, các dịch vụ của
nhà trường, quỹ học bổng dành cho sinh viên và các khoản chi
không thường xuyên đến từ hoạt động xây dựng, cải tạo trường.

pg. 8



Phần 2:Việc tăng học phí ở một số trường đại
học công lập hiện nay ở Việt nam ảnh hưởng
tới tính công bằng trong tiếp cận giáo dục đại
học:

pg. 9


1.

Học phí của một số trường đại học:

Học phí năm 2015-2016 tăng cao ở nhiều trường đại học, đặc
biệt là các trường có tiếng như trường Kinh tế Quốc dân, Ngoại
thương, Bưu chính viễn thông. Điều này đã gây xôn xao dư luận
một thời gian dài.
Sau đây là số tiền 1 tín chỉ mà sinh viên phải đóng ở một số
trường đại học của nước ta hiện nay:


Đại học ngoại thương 400.000đ/ 1 tín chỉ



Học viện bưu chính viễn thông 395.000đ/ 1 tín chỉ




Đại học kinh tế quốc dân 375.000đ/ 1 tín chỉ



Đại học điện lực 350.000đ/ 1 tín chỉ



Đại học thương mại 270.000đ/ 1 tín chỉ



Đại học công nghệ đại học quốc gia 238.000đ/ 1 tín chỉ



Đại học kinh tế kĩ thật công nghiệp 165.000đ/ 1 tín chỉ

pg. 10


2.

Nguyên nhân tăng học phí:

+ Nguồn thu từ học phí là một khoản thu quan trọng để duy
trì hoạt động của các trường ĐH. Tuy nhiên,hầu hết các trường
đại học trong nước có ngân quỹ hạn hẹp, không đủ để duy trì
hoạt động của trường.
+

Một số trường đại học được chính phủ cho phép tự chủ về
tài chính, tự chủ về thu và chi.
+ Khó đảm bảo được chính sách học bổng, hỗ trợ cho những
sinh viên nghèo đạt thành tích xuất sắc trong học tập khi mà nhà
trường không có đủ nguồn lực.
+ Việc tăng học phí để phục vụ cho việc nâng cao chất lượng
đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất khi mà ngân sách Nhà nước
đầu tư cho giáo dục chỉ có hạn và không ổn định.

pg. 11


3.

Việc tăng học phí ảnh hưởng tới tính công bằng trong
tiếp cận giáo dục đại học:

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận ĐH của học
sinh, như trình độ học vấn, nguồn thông tin, động cơ theo học,
nền tảng văn hóa của gia đình và trình độ giáo dục của cha mẹ
trong đó có quan niệm về giới, đặc điểm vùng miền, môi trường
xã hội, và khả năng tài chính của gia đình.
Ở đây nhóm xem xét đến yếu tố khả năng tài chính
Để đánh giá mức độ công bằng trong cơ hội tiếp cận ĐH, có
nhiều chỉ số khác nhau chẳng hạn tỉ lệ sinh viên nữ trên tổng số
(GPI), tỉ lệ sinh viên ở mỗi nhóm thu nhập khác nhau, có hoàn
cảnh kinh tế- xã hội khác nhau trên dân số (EEI), v.v. Một chỉ số
có tính chất tổng hợp là chỉ số tiếp cận giáo dục (EAI) xác định
bằng tỉ lệ nhập học trên dân số, tỉ lệ sinh viên nữ trên số người
học, tỉ lệ hoàn thành bậc học, và chỉ số công bằng, với trọng số

25:10:25:40 (Usher and Cervenan 2005).
Theo kết quả tổng điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục
Thống kê năm 2012[1] thì hiện đang có mức khác biệt rất cao
trong khả năng tiếp cận ĐH giữa các nhóm thu nhập khác nhau
ở Việt Nam: Số người có bằng đại học trong độ tuổi 25-34 chỉ
chiếm 0,4% trong nhóm thu nhập thấp nhất, trái lại, con số này ở
nhóm thu nhập cao nhất là 20,1%. So với, hai con số này của
năm 2006 là 0,2 và 14,1 ta có thể thấy cả hai nhóm đều tăng, và
tuy khoảng cách có được thu hẹp lại, cũng vẫn còn rất xa.
Thêm nữa, xét riêng chỉ số công bằng giáo dục (EEI – phản ánh
khả năng có được bằng ĐH trong các nhóm dân số khác nhau),
thì con số này trong cả nước là 37,76%, kém xa so với các nước
pg. 12


phát triển như Hà Lan, Anh, Canada, Mỹ lần lượt là 67%, 64%,
63%, 57%. Quan trọng hơn, xét cụ thể theo các nhóm thu nhập
khác nhau, thì ở ngũ phân vị thu nhập thấp nhất khả năng này
hầu như bằng không. Với nhóm thu nhập trung bình thấp chỉ số
này là 31,61; và với nhóm thu nhập cao nhất là 60,66. Đó chính
là lý do nhóm cho rằng hiện nay phần lớn sinh viên không thuộc
những gia đình nằm trong tầng lớp thu nhập thấp nhất.
Thống kê trên cho chúng ta thấy mối tương quan giữa thu nhập
và trình độ học vấn, nhưng không nói lên quan hệ nhân quả. Nó
cho chúng ta biết là trong nhóm người giàu thì có nhiều người
có bằng ĐH hơn, nhưng điều này không có nghĩa là những
người đang đi học ĐH phần lớn là người giàu. Nói các khác,
mặc dù tỉ lệ người giàu có bằng đại học cao hơn, nhưng phần
lớn người học ĐH hiện nay vẫn là từ những gia đình không giàu,
thậm chí theo quan sát của nhiều người, hầu hết sinh viên trong

các trường ĐH ở Việt Nam là từ gia đình có thu nhập thấp hoặc
trung bình, chỉ một thiểu số là từ gia đình khá giả. Những người
giàu thực sự thì con cái đã đi học ở nước ngoài, hoặc ít ra là
những trường tư học phí rất cao trong nước. Do đó việc tăng học
phí, sẽ ảnh hưởng lớn đến rất nhiều sinh viên (và rộng ra là rất
nhiều gia đình). Nếu chúng ta tính đến một thực tế là, càng
nghèo, thì người dân càng tha thiết cho con vào ĐH để mong
thoát khỏi cuộc sống lầm than, thì sẽ thấy không ít gia đình đã
phải bán nhà cửa, ruộng vườn, vay mượn để con cái theo đuổi
việc học.
Rất tiếc là chúng ta không có số liệu thống kê cả nước để biết tỉ
lệ sinh viên từ các nhóm gia đình thu nhập khác nhau cụ thể như
thế nào. Con số này vô cùng quan trọng để biết rằng, khi học phí
pg. 13


tăng, thì có bao nhiêu phần trăm sẽ được nhận học bổng, và bao
nhiêu sẽ phải bỏ học.
Có một thực tế là khả năng chi trả của người dân rất có giới hạn.
Về mặt tài chính, có hai lý do trực tiếp dẫn đến hiện trạng khả
năng theo đuổi ĐH rất thấp trong nhóm thu nhập thấp. Một là
chi phí theo học ĐH trường công hiện chiếm 96,89% tổng thu
nhập của một gia đình thu nhập thấp (dưới 5 triệu đồng/tháng),
còn nếu học trường tư thì chiếm đến 122,12%. Trong lúc đó, với
gia đình thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng thì chi phí học trường
công chỉ chiếm 23,51% và trường tư là 32,67%. Nếu tính riêng
học phí, thì học phí trường công chiếm 16,77% tổng thu nhập
của gia đình thu nhập thấp, trường tư chiếm 40,70%.
Rõ ràng khả năng chi trả là một rào cản đáng kể. Tuy nhiên, lý
do thứ hai mới thật là quan trọng và đáng chú ý: tương quan

giữa chi phí và lợi ích. Hiển nhiên là đối với mọi gia đình, chi
phí theo học đại học là một khoản đầu tư cho tương lai. Vậy
khoản đầu tư này mang lại lợi ích gì so với chi phí sẽ phải bỏ ra?
Tổng cục Thống kê có một báo cáo phân tích mối tương quan
giữa thu nhập và học vấn dựa trên số liệu điều tra năm 2009, tuy
nhiên báo cáo này không cho biết cụ thể tỉ lệ hoàn vốn của học
vấn ĐH. Một nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành năm 2006
cho biết suất sinh lợi của việc học thêm một năm ở phổ thông
trung học là 11,43%. Tuy nhiên, một nghiên cứu khác của Phạm
Lê Thông năm 2011 về ảnh hưởng của trình độ học vấn đối với
thu nhập, dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2008 đã
cho biết rằng tầm quan trọng của học vấn đối với thu nhập ngày
càng được khẳng định trong kinh tế thị trường, nhưng so với các
nước phát triển thì suất sinh lợi ở Việt Nam thấp hơn nhiều.
pg. 14


4. Tác động của việc tăng học phí tới sinh viên và gia đình.
- Sinh viên phải đi làm thêm kiếm tiền trang trải học phí, gây ra
một số ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần học tập của
sinh viên. VD thời gian dành cho việc học ít đi, thiếu ngủ dẫn
đến ngủ gật trên lớp, thậm chí là thường xuyên nghỉ hoc.
- Gia tăng áp lực cho gia đình, bố mẹ phải làm việc vất vả hơn
để kiếm tiền nuôi con ăn học. Có một số gia đình, bố mẹ phải đi
làm ăn xa mới có tiền đóng học phí cho con.

pg. 15


Phần 3:Gợi ý, giải pháp:

Khi các trường đại học tăng học phí lên cao, để sinh viên có
thể tiếp cận với GDĐH thì nhóm xin gợi ý những giải pháp sau:
- Đối với sinh viên, nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ vay
vốn, mức trần vay vốn hiện nay là khoảng 5,5 triệu/ kỳ. Tuy
nhiên, với mức tăng học phí như hiện nay thì ngân hàng chính
sách cần phải nâng mức trần cho sinh viên vay lên, để sinh viên
có thể chi trả cho mức tăng học phí.
- Tăng mức hỗ trợ cho những sinh viên thuộc diện chính sách,
hộ nghèo.
- Các trường đại học cần phải đa dạng hoá nguồn thu cho ngân
quỹ của trường và giảm bớt phụ thuộc vào ngân sách nhà nước
thông qua các hoạt động đầu tư, hợp tác, kinh doanh (kể cả cho
thuê tài sản, đất, cơ sở vật chất) hay nghiên cứu khoa học của
nhà trường. Kêu gọi đầu tư từ các doanh nghiệp và các cựu sinh
viên thành đạt trong trường, từ các tổ chức giáo dục trong nước
và thế giới
- Trường cần xây dựng quỹ học bổng lớn hơn từ việc tăng học
phí để hỗ trợ học bổng giúp các học sinh xuất sắc theo học.

pg. 16



×