LỚP DÂN SỰ 2 CHIỀU THỨ 4, TIẾT 6-8
BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 1
CHỦ ĐỀ: KHÁI NIỆM TÀI SẢN
Thành viên nhóm
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Trịnh Thị Chung
Lê Thị Thảo
Lại Thị Thảo
Ngô Thị Trang (nhóm trưởng)
Hoàng Thị Tố Uyên
Hoàng Thị Thanh Xuân
1
Nội dung
Mở đầu
I. Khái niệm tài sản trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế giới.
II.Khái niệm tài sản theo BLDS Việt Nam năm 2005 và một số nhận xét
III. Ý nghĩa của tài sản trong mối liên hệ với các chế định và các ngành luật khác
IV. Nhận xét về khái niệm tài sản theo qui định của bộ luật dân sự 2005
V. Phương hướng hoàn thiện
Tài liệu tham khảo
2
Mở đầu:
Nhắc tới tài sản là một điều vô cùng thân thuộc, trong đời sống tài sản là điều
kiện duy trì hoạt động kinh tế, đời sống xã hội.Với ý nghĩa thông dụng hàng ngày thì
tài sản là những vật có thể cảm nhận bằng các giác quan, đem lại lợi ích cho con
người,con người có thể chiếm giữ được. Trước kia thì con người chỉ coi tài sản là
nhưng vật hữu hình có thể cảm nhận bằng các giác quan, nhưng cùng với sự phát triển
của xã hội con người đã thừa nhận giá trị của tài sản vô hình như thương hiệu, những
sáng tạo của con người, sở hữu trí tuệ...Tài sản là chế định nền tảng của xã hội, đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau như kinh tế, tài chính ngân
hàng...và nhiều ngành khoa học pháp lí mà trong đó có luật dân sự.
Tuy cùng 1 xuất phát điểm về khái niệm tài sản nhưng tùy thuộc vào điều kiện
kinh tế, chính trị xã hội của mỗi quốc gia mà họ lại nhìn nhận khái niệm tài sản dưới
những góc độ khác nhau.
I.
Khái niệm tài sản trong hệ thống pháp luật của các quốc gia trên thế
giới
Khái niệm tài sản được biết đến đầu tiên trong bộ luật La Mã, nó là hệ thống
pháp luật cách đây khoảng 2000 năm được áp dụng cho thành Rome sau là đế quốc La
Mã. Nó là nguồn cơ bản của pháp luật dân sự và có ảnh hưởng tới pháp luật của nhiều
quốc gia trên thế giới.
Hai hệ thống pháp luật lớn là hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa Pháp - Đức
(Civil law) và hệ thống pháp luật Anh - Mĩ (common law) chi phối hầu như toàn bộ
đời sống pháp luật thế giới,tuy nhiên thì cả 2 hệ thống này đều chưa đưa ra được 1
định nghĩa chung nhát về tài sản.
Hệ thống pháp luật Anh - Mĩ không đưa ra được định nghĩa cụ thể về tài sản.
Những nhà làm luật Hoa Kỳ cho rằng để đưa ra một định nghĩa tài sản là vô cùng khó
khăn và hầu như là không thể. Họ cho rằng “tài sản là tập hợp những quyền của chủ sở
hữu nhằm chống lại sự xâm hại quyền lợi của những người khác” –( bài viết của thầy
Ngô Huy Cương).
3
Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, đại diện là Cộng hòa Pháp trong bộ luật
dân sự của mình điều 516 quy định: "Tài sản được chia thành động sản và bất động
sản”. Với cách đưa ra khái niệm tài sản dựa trên phân loại tài sản thành hai nhóm động
sản và bất động sản. Khái niêm tài sản theo Pháp đã trở thành khái niệm gốc cho nhiều
các quốc gia khác học hỏi và dựa vào đó đưa ra khái niệm tài sản trên những góc nhìn
khác phát triển theo Pháp như Đức, Nhật Bản và cả Việt Nam.
Bộ luật dân sự của Quebec (canada) định nghĩa: "Tài sản dù là vô hình hay hữu
hình đều được chia thành động sản và bất động sản".
Do đã từng là thuộc địa của Pháp ,các nhà làm luật của Việt Nam chịu khá nhiều
ảnh hưởng về tư duy pháp lí của Pháp nên BLDS Việt Nam chiu ảnh hưởng của luật
Liên Xô cũ và chịu ảnh hưởng mạnh nhất của Pháp.
II. khái niệm tài sản theo bộ luật dân sự năm 2005
Trong BLDS 2005 theo điều 163 thì tài sản được liệt kê gồm: “Tài sản bao gồm
vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Nhận xét:
* Cánh đưa ra khái niệm tài sản:
-Việt Nam cũng không đưa ra một định nghĩa cụ thể về tài sản mà như điều
163 viết chỉ là liệt kê tài sản bao gồm những gì tức là đưa ra phạm vi của tài sản. Theo
đó thì tài sản được liệt kê khép kín chỉ tồn tại ở một trong bốn loại: Vật, tiền, giấy tờ
có giá và các quyền tài sản.
- Khái niệm tài sản trong bộ luật dân sự Việt Nam đưa ra dựa trên sự kế thừa và
học tập của BLDS Pháp nhưng khác với Pháp ở chỗ : nếu tại điều 516 bộ luật dân sự
Pháp qui định: “tài sản được chia thành động sản và bất động sản”, cách chia như vậy
giúp dễ dàng hơn trong viêc xác định tài sản là động sản hay bất động sản, thì tại
BLDS của Việt Nam lại đưa ra tài sản theo phương thức liệt kê làm cho càng khó hiểu
và nhầm lẫn.
?. Tại sao cách phân chia tài sản của Pháp thành động sản và bất động sản được
hầu như cả thế giới công nhận mà Việt Nam không làm theo mà lại tự đưa mình vào
chỗ khó khi nói tài sản bao gồm những gì... Như vậy có phải sai lầm của những nhà
4
làm luật Việt Nam không hay là do những người thông qua nó với tư tưởng luật viết ra
thì ai đọc cũng phải hiểu.
*Nhận xét về sự kết nối giữa điều 163 với các điều 174 tới điều 181.
Có thể nhận thấy một số bất cập sau đây :
+ Thứ nhất là dường như chưa có sự kết nối gì giữa việc đưa ra liệt kê tài sản
bao gồm những gì ở điều 163 với những điều ở phần các loại tài sản từ điều 174 tới
đ181.Có thể thấy rằng các điều từ 174 tới 181 chỉ là các cách chia tài sản theo vật mà
thôi.
+ Thứ hai có thể thấy rằng giữa quy đinh liệt kê về tài sản ở điều 163 và các
quy đinh của phần các loại tài sản không có sự ăn khớp về nội dung,đặc biệt là thiếu
hẳn các quy định về tiền và giấy tờ có giá,chỉ duy nhất trùng khớp phần quyền tài sản.
+Thứ ba là cánh đặt tên mục phần các loại tài sản không hợp lí từ điều 174 tới
đ181 phần 2 có tên là các loại tài sản trong khi phần nội dung các điều luật trong đó lại
thiên về cách chia tài sản hơn.
*Nhận xét về các điều luật
_Ở trong điều 174 BLDS Việt Nam cũng học hỏi từ Pháp cách phân loại tài sản
thành động sản và bất động sản làm cách phân loại tài sản chính nhất. Cách phân loại
này dựa trên bản chất tài sản đó là tình trạng pháp lí của tài sản đó là có dịch chuyển
được hay không , dịch chuyển có ảnh hưởng hay làm thay đổi tới giá trị của tài sản hay
không.
Theo đó thì điều 174 là tài sản bao gồm động sản và bất động sản.
Trong đó động sản bao gồm :
+ Dựa trên đặc tính vật lí có di dời hay không thì bất động sản bao gồm đất
(bao gồm cả bề mặt đất và tài sản trong lòng đất đều là bất động sản).
+Tài sản sinh ra từ đất và gắn liền với đất ,ảnh hưởng tới giá trị của bất động sản
thì các tài sản đó cũng được xem là bất động sản như nhà ,cây cối ...
+ Những tài sản gắn liền với bất động sản bằng chất kết dính (như xi măng,ốc
vít...)xuất phát điểm là một động sản cũng được coi là bất động sản.
+Động sản trở thành bất động sản do công dụng.
5
+Tài sản bản chất động sản nhưng mang lại lợi ích giá trị cho bất động sản cũng
được xem là bất động sản như con giống của trang trại...
Ngoài ra BLDS của Việt Nam còn có quy đinh các loại tài sản khác do pháp luật định
cũng là các bất động sản. Phải chăng Pháp đã thiếu quy định về phần này. Thực chất
diểm d khoản 1 điều 174 thực chất đang xem xét các tới quyền,không quan tâm tới
bản thân vật mà quan tâm tới những quyền và lợi ích có được từ vật. Trong mối quan
hệ đó thì động sản hay bất động sản cũng chỉ là đối tượng của các quyền. Như vậy thì
vật là động sản thì quyền gắn liền với vật đó là động sản;Vật là bất động sản thì quyền
gắn với vật đó là bất động sản.
_Và Việt Nam cũng như các nước khác đề dùng phương pháp loại trừ để đưa ra
định nghĩa về động sản là những tài sản không phải là bất động sản.Cánh đưa ra như
vậy thì sẽ giúp khái niệm động sản luôn mở phù hợp với sự thay đổi và phát triển
không ngừng của xã hội.
Ngoại lệ.:
Có những tài sản thoạt tiên là bất động sản, nhưng lại có xu hướng trở thành động sản;
ngược lại, có những tài sản thoạt tiên là động sản, nhưng lại chỉ phát huy công dụng
khi
-
được
Bất
động
cố
định
sản
trở
ở
một
thành
động
vị
sản
trí
thích
trước
thời
hợp.
hạn:
VD: Một thửa đất nông nghiệp có các hoa lợi tự nhiên chưa được thu hoạch, mang tính
chất gắn liền với đất, hoa lợi tự nhiên chưa thu hoạch là bất động sản. Giá trị vật chất
của hoa lợi tự nhiên cũng có thực cả trong thời gian hoa lợi tự nhiên chưa được thu
hoạch. Có khi người khai thác đất tự mình thu hoạch hoa lợi tự nhiên trước khi chuyển
nhượng chúng, có khi người khai thác chuyển nhượng quyền thu hoạch của mình trên
đối tượng là một lứa hoặc một mùa hoa lợi tự nhiên cụ thể và xác định: trong vụ
chuyển nhượng đó hoa lợi tự nhiên được định giá và chuyển giao như một tài sản độc
lập
dù
vẫn
còn
gắn
với
đất.
=> Tóm lại, trong quan hệ mua bán hoa lợi tự nhiên chưa thu hoạch là bất động sản
6
được động sản hóa. Có thể mở rộng việc áp dụng quy chế động sản cho hoa lợi tự
nhiên chưa thu hoạch đến tất cả các giao dịch chuyển nhượng quyền sỡ hữu tặng cho,
trao
đổi)
đối
với
loại
tài
sản
này.
Ở Pháp, việc kê biên hoa lợi , mùa màng chưa thu hoạch được thực hiện theo thủ tục
kê biên áp dụng cho động sản, đơn giản, ít tốn kém và nhanh chóng hơn nhiều so với
thủ
tục
kê
biên
-
Động
sản
trở
áp
thành
dụng
bất
cho
động
bất
sản
do
động
sản.
công
dụng:
Có những tài sản là động sản, nếu xét theo đặc điểm vật lý, nhưng lại gắn chặt vào một
động sản như là những yều tố cần thiết cho việc khai thác bất động sản, và từ động đi
theo bất động sản, trong trường hợp bất động sản được chyển dịch: trong cơ sở sản
xuất công nghiệp, máy móc công cụ gắn liền với nhà xưởng; trong cơ sở sản xuất nông
nghiệp, công cụ lao động sản do công dụng không nhất thiết phải gắn chặt vào bất
động sản về mặt vật chất, nhưng luôn được cố định ở một vị trí, dành cho nó trong bất
động sản: một bức tượng đặt trong một lổ hổng trong tường nhà, lỗ hổng được đục một
cách có ý thức và chỉ để tạo không gian thích hợp cho một bức tượng như thế.
*
Điều
kiện
để
tồn
tại
bất
động
sản
do
công
dụng:
- Phải là vật phục vụ cho việc khai thác công dụng của bất động sản mà nó gắn liền,
theo
ý
chí
của
chủ
sỡn
hữu
bất
động
sản.
- Phải thuộc về người có quyền sỡ hữu đối với bất động sản mà nó gắn liền.
=> Tóm lại, điều kiện để tài sản được gọi là bất động sản do công dụng là: tài sản liên
quan thực sự là một vật phụ của bất động sản mà nó gắn liền.
Học thuyết pháp lý tại Pháp nói rằng, chỉ có thể gọi là bất động sản do công dụng, các
động sản không chỉ hữu ích cho việc khai thác công dụng của bất động sản mà còn
phải
cần
thiết
và
vừa
đủ
cho
việc
khai
thác
đó.
Một cách tổng quát , bất đông sản do công dụng cùng với bất động sản mà chúng gắn
liền tạo thành một tập hợp tài sản phục vụ cho một hoặc nhiều mục đích nhất định, và
một khi bất động sản( chính) được đem giao dịch thì toàn bộ tập hợp tài sản là đối
tượng
của
giao
dịch
đó.
Như vậy, vấn đề là làm thế nào, dựa vào điều kiện chung được ghi nhận ở trên thiết lập
được
các
tiêu
chí
7
của
vật
phụ.
VD: Quyền sử dụng đất là một bất động sản không có vật phụ, vì các tài sản gắn liền
với đất không tự động đi theo quyền sử dụng đất khi quyền này được thế chấp. Nói
cách khác, không có bất động sản do công dụng như là vật phụ của quyền sử dụng đất.
Điều
Nếu
này
có,thì
sẽ
có
dẫn
đúng
đến
nhiều
hệ
không?
quả
không
hay:
- Một là, sẽ không có khái niệm cơ sở nông nghiệp, mà chỉ được hiểu là một đơn vị
sản nghiệp xây dựng trên tài sản cơ bản là quyền sử dụng đất và lập thành một thể
thống nhất
được chuyển
giao
trọn
trong
giao
lưu
dân
sự.
- Hai là, sẽ có nhiều tranh chấp phát sinh trong trường hợp quyền sử dụng đất được
chuyển nhượng mà không có thỏa thuận về số phận các tài sản phục vụ cho việc khai
thác
đất.
Ở Pháp,có một người sau khi bán nhà, yêu cầu người mua giao kệ sách gắn ở tầng 2
của ngôi nhà được bán. Tòa án bác đơn của người bán với lý do: kệ sách là động sản
quan trọng che phủ toàn bộ bức tường mà nó dựa vào, động sản này được xây dựng
theo đúng kích thước của căn phòng, và rất hòa hợp với đặc điểm của căn phòng.
-
Tài
sản
thay
thế;
Một tài sản (bằng hiện vật) được bảo hiểm và đem thế chấp để bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ, trong thời gian hợp đồng có hiệu lực, tài sản bị hủy hoại do nguyên nhân
khách quan và chủ sỡ hữu nhận được một số tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm .
Số
tiền
này
trở
thành
tài
sản
thế
chấp
thay
thế.
*Các cách phân loại khác (tham khao thêm)
Ngoài sự phân biệt bất động sản và động sản, BLDS còn dự liệu những cách khác để
phân loại tài sản.
1. Hoa lợi và lợi tức
Tại điều 175 BLDS 2005 quy định về hoa lợi và lợi tức một cách không rõ ràng mà
trong đó không nói rõ về tài sản gốc sinh ra hoa lợi và lợi tức đó:
-
Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại
Lợi tức là các khoản lợi thu đc từ việc khai thác tài sản
Như vậy theo một cách tổng quát hoa lợi, lợi tức là những vật có giá trị tiền tệ do
tài sản sinh ra. Ta gọi tài sản sinh ra hoa lợi và lợi tức là tài sản gốc. Có thể ví tài
8
sản gốc như cây, hoa lợi là hoa quả sinh ra từ cây đó; lợi tức là khoản lợi thu được
từ việc thu hoa quả ấy.
2. Vật chính và vật phụ
Theo điều 176 bộ LDS 2005 thì người ta định nghĩa: vật chính là vật có thể khai thác
công dụng một cách độc lập; vật phụ là vật dùng để khai thác công dụng của vật chính,
là 1 bộ phận của vật chính nhưng có thể tách rời vật chính.
Nhìn vào định nghĩa ta thấy: người ta phân chia vật chính và vật phụ dựa trên nhiệm
vụ của vật này trong mối liên hệ với vật khác. Một vật gắn liền với vật khác và phục
vụ cho việc khai thác công dụng của vật khác là vật phụ của vật khác đó.
Mối liên hệ giữa vật chính và vật phụ:
Vật chính có thể được nhận biết đầy đủ tính năng mà không cần vật phụ.
Vật phụ có thể khai thác công dụng của vật chính và làm tăng giá trị vật chính
nhưng không phải là không thể thiếu được trong cấu tạo của vật chính.
• Vật phụ chỉ nhận tư cách “phụ” khi nó gắn liền với vật chính về mặt vật chất.
• Vật phụ khi tách rời vật chính có thể thành một vật độc lập có đặc điểm và công
dụng đặc thù nhưng cũng có thể không được sử dụng vào bất cứ việc gì có ích
cho chủ sở hữu.
Ví dụ: ti vi là vật chính, điều khiển là vật phụ. Ti vi vẫn có thể được nhận biết
mà không cần điều khiển. Điều khiển khai thác công dụng tivi nhưng cũng có
thể không cần đến điều khiển. Điều khiển khi gắn với tivi nó có là vật phụ
3. Vật chia được và vật không chia được
•
•
Theo Điều 177 BLDS 2005 : “ Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên
tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì
không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu. Khi cần phân chia vật
không chia được thì phải trị giá bằng tiền để chia”.
Việc phân loại này dựa vào việc xác định giá trị sử dụng của vật khi được chia ra thành
nhiều phần nhỏ. Vật chia được ví dụ như gạo, ngô, dầu... Vật không chia được như ô
tô, máy tính, đồng hồ...Vậy nhà có chia được không? Trong dân sự chúng ta gặp rất
nhiều về việc chia thừa kế liên quan đến nhà ở. Nếu là nhà ở 1 tầng hoặc nhà có diện
tích quá hẹp (<9m2) thì không thể chia được vì khi chia như thế nó sẽ không giữ được
nguyên tính chất và tính năng sử dụng như ban đầu. Còn nếu là nhà cao tầng, nhà
chung cư thì vẫn chia được bởi nó đã được ngăn cách với nhau để đảm bảo có tính
năng sử dụng như nhau.
Việc phân loại này đặc biệt có ý nghĩa khi cần phân chia tài sản là vật, ngoài ra nó còn
có ý nghĩa trong việc xác định phương thức thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu vật chia
9
được thì nghĩa vụ dân sự có thể phân chia được theo phần ( Điều 300 BLDS 2005 ).
Nếu vật không chia được thì nghĩa vụ dân sự không phân chia được theo phần ( Điều
301 BLDS 2005 ).
4.
Vật tiêu hao và vật không tiêu hao
Theo Điều 178 BLDS 2005 : “ Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất
đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Vật tiêu
hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn. Vật
không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất,
hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu”.
Việc phân loại này dựa vào đặc tính, giá trị của tài sản sau khi sử dụng. Vật tiêu hao ví
dụ như phấn, đường, sữa... Vật không tiêu hao như ô tô, ti vi, điện thoại...
Vật tiêu hao có thể biến mất hoàn toàn về mặt vật chất sau lần sử dụng đầu tiên ví dụ
thức ăn. Vật tiêu hao cũng có thể không hoàn toàn biến mất những không còn mang
tính chất, hình dáng và tính năng ban đầu sau một lần sử dụng mà lại mang tính chất,
hình dáng, tính năng của một vật khác, ví dụ như đĩa CD, giấy in...ta nói rằng có
những vật tiêu hao xét theo một phương diện nào đó nhưng lại là vật không tiêu hao ở
phương diện khác: khi còn mới và vẫn chưa được tháo niêm yết, đĩa CD được xem
như một phương tiện thu dữ kiện và là vật tiêu hao dưới con mắt người thu thập dữ
kiện, đĩa CD là nơi lưu trữ dữ kiện và là vật không tiêu hao dưới mắt người sử dụng dữ
kiện vì dữ kiện đó có thể xem lại nhiều lần tiếp đó mà vẫn giữ nguyên được tính chất,
hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.
Những vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn bởi
lẽ đây là những hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối với tài sản trong một thời gian
nhất định và khi hết thời hạn thì bên thuê, bên mượn phải trả lại tài sản đúng ở trạng
thái ban đầu. Nếu tài sản là vật tiêu hao thì bên thuê, bên mượn sẽ không thể thực hiện
nghĩa vụ trả lại tài sản đó nguyên vẹn như ban đầu.
5. Vật
đặc
định
và
vật
cùng
loại
Theo
điều
179
BLDS
đã
quy
định:
+ Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính năng sử dụng và xác định
được
bằng
những
đơn
vị
đo
luờng
(mét,
kg).
+ Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm
riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu đặc tính, vị trí.
- Khái niệm vật cùng loại được xây dựng trên cơ sở thừa nhận những vật hoàn
toàn giống nhau, ít nhất dưới góc nhìn của các bên tham gia vào những giao
dịch
đặc
thù.
10
- Vật cùng loại có lúc trở thành đặc định trong quá trình thực hiện một giaodịch,
rồi lại trở nên cùng loại khi là đối tượng của một giao dịch khác.
- Một vật được gọi là đặc định khi cần được chuyển giao đúng và người có
quyền yêu cầu giao vật có thể đòi hỏi đúng vật ấy. Còn vật cùng loại chỉ cần
được
chuyển
giao
đủ
và
đúng
loại
.
- Trong luật của Pháp, việc chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng đối với vật
cùng loại chỉ được thực hiện vào thời điểm đối tượng của hợp đồng được đặc
định hóa, để phân biệt với các vật cùng loại khác .
- Luật Việt Nam quy định thời điểm chuyển quyền sở hữu do hiệu lực của hợp
đồng tùy theo tài sản có hay không có đăng ký quyền sở hữu chứ không dựa
vào tính chất đặc định hay cùng loại của tài sản liên quan, không có đăng ký
quyền sở hữu đối với tài sản được chuyển từ lúc người được chuyển nhượng
nhận tài sản, có đăng ký, quyền sở hữu được chuyển từ thời điểm được đăng ký
cho người được chuyển nhượng ....
6. Vật
đồng
bộ
Theo
điều
180
của
BLDS
năm
2005
quy
định:
Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau
hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần
hoặc bộ phận không đúng quy cách , chủng loại thì không sử dụng được hoặc
giá
trị
sử
dụng
của
vật
đó
bị
giảm
sút
.
_ Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đồng bộ thì phải chuyển giao toàn bộ
các phần hoặc các bộ phận hợp thành, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
1. vật
*Khái niệm
Vật là một khái niệm để chỉ các đối tượng tồn tại trong thế giới, chiếm một
khoảng không trong không gian, có thể cảm nhận bằng cơ quan xúc giác, con người có
thể chiếm hữu vật để phục vụ cho các nhu cầu vật chất và tinh thần của mình.
Ví dụ: Oxi còn ở dạng không khí trong tự nhiên thì chưa thể được coi là vật, vì
chưa thể đưa vào giao dịch dân sự. Chỉ khi nào được nén vào bình, tức là con người có
thể nắm giữ, quản lý được thì mới có thể đưa vào giao lưu dân sự và được coi là vật.
11
Vật mang lại lợi ích cho chủ thể. Trong thực tiễn ta bắt gặp nhiều trường hợp 1 vật là
bộ phận của thế giới vật chất, con người có thể chiếm hữu được nhưng nó vẫn không
được coi là 1 vật trong giao lưu dân sự. Ví dụ: 1 cọng rác, 1 viên đá,... rõ ràng chúng là
1 bộ phận của thế giới vật chất và ta hoàn toàn có thể chiếm hữu nó. Nhưng vì nó
không mang lại lợi ích gì cho chủ thể và không có đặc trưng giá trị, nên không thể coi
là vật trong giao lưu dân sự. Chỉ khi, rác có thể tái chế mà người ta đi buôn đồng nát,
đá dùng làm vật liệu xây nhà thì mới trở thành vật trong giao lưu dân sự. Tức là, người
ta có thể khai thác công dụng của nó để trở thành vật có giá trị, thì lúc đó mới được coi
là vật trong giao lưu dân sự.
*Đặc điểm của vật
Vật thuộc thế giới vật chất và phải do con người chiếm hữu được, đối với vật
chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó, vật có thể do nhiều chủ
thể tạo ra, vật có thể cấu tạo đơn giản hoặc phức tạp, do vậy đối với những vật có kết
cấu cầu kì thì không thể một chủ thể có thể tạo ra nó được mà cần phải có sự hợp tác
của nhiều chủ thể như xe máy, ô tô..., chủ sở hữu của vật sẽ có quyền định đoạt đối với
vật (hủy bỏ, đập bỏ) thay đổi hình dáng vật thuộc sở hữu.
2. Tiền
*Khái niệm
Theo Mác: “Tiền là 1 thứ hàng hóa đặc biệt được tách ra khỏi thế giới hàng hóa
dùng để đo lường và biểu thị giá trị của tất cả các loại hàng hóa”.
Theo các nhà kinh tế hiện đại thì tiền được định nghĩa là bất cứ cái gì được chấp
nhận chung trong việc trao đổi hàng hóa và trả vay.
Theo kinh tế chính trị học tiền là vật ngang giá chung được sử dụng làm thước đo
giá trị của các loại tài sản khác. Một số tài sản được coi là tiền hiện nay khi nó đang có
giá trị lưu hành trên thực tế.
Trong BLDS 2005 không có quy định làm rõ bản chất của tiền. Tiền thực hiện ba
chức năng chính đó là: công cụ thanh toán đa năng, công cụ tích lũy tài sản và công cụ
định giá các loại tài sản khác. Tiền nhìn dưới nhiều góc độ lại có một công dụng khác
nhau:
*Đặc điểm của tiền:
12
Tính được chấp nhận một cách rộng rãi, dễ nhận biết, có nhiều mệnh giá khác
nhau, tính lâu bền, tính khan hiếm.
* Tầm quan trọng của tiền: Tiền có vai trò quan trọng bởi vì nó thực hiện các
chức năng mà các đối tượng khác không thể thay thế được.
-
Phương tiện thanh toán
+ Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để làm vật ngang giá cho các giao
dịch trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng ...
+ Muốn đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ phải có giá trị. Vì vậy, tiền
tệ làm chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng.
Như vậy tiền có vai trò quan trọng không thể thiếu được trong quá trình buôn
bán, nó là phương tiện thanh toán một cách nhanh chóng, đơn giản, góp phần
-
thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra một cách thuận lợi.
Trong lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình
trao đổi hàng hoá.
Để làm chức năng lưu thông hàng hoá ta phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá
lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá. Công thức lưu thông hàng hoá
là: H - T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi
bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần
dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn
dần và mất một phần giá trị của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Bản
thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là dấu hiệu của giá trị và được công nhận trong
phạm vi quốc gia.
Nhưng nói chung tiền có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lưu thông trao đổi
hàng hóa một cách nhanh chóng, đơn giản.
-
Phương tiện cất trữ
13
+ Tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì:
tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình
thức cất trữ của cải.
+ Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền vàng, bạc.
+ Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu
cầu tiền cần thiết cho lưu thông.
-
Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hoá vượt khỏi biên giới quốc gia thì tiền làm chức năng tiền tệ thế
giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu của nó là
vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán hàng, phương
tiện thanh toán quốc tế.
3. Giấy tờ có giá
* Khái niệm
Theo nghĩa rộng giấy tờ có giá nói chung được hiểu là chứng chỉ, trong đó xác
nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định trong mối quan hệ pháp lí với những chủ
thể khác.
Theo nghĩa hẹp tại Điều 4 Quyết định sỗ 02/2005/QĐ-NHNN: “Giấy tờ có giá là
chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa
vụ trả nợ một khoản tiền trong 1 thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản
cam kết khác giữa tổ chức tín dụng và người mua”.
*Đặc điểm của giấy tờ có giá:
Giấy tờ có giá là một chứng chỉ được lập theo hình thức, trình tự luật định; nội
dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản, giá của giấy tờ có giá là giá
trị quyền tài sản và quyền này được pháp luật bảo vệ; giấy tờ có giá là công cụ có thể
chuyển nhượng toàn bộ một lần, việc chuyển nhượng một phần giấy tờ có giá là vô
hiệu. Giấy tờ có giá có đặc điểm chung là đều mang một mệnh giá. (ngoài ra các bạn
có thể tìm hiểu thêm các điều kiện để được coi là giấy tở có giá theo quyết định của
ngân hàng nhà nước số 1287 ngày 22/11/2002 điều 6 hình thức và các yếu tố của giấy
tờ có giá.)
•
Tầm quan trọng của giấy tờ có giá:
14
- Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định. Sở dĩ giấy tờ có giá
có thể xác nhận quyền tài sản bởi vì nó là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ
của một chủ thể đối với người thụ hưởng (chủ thể có quyền sở hữu đối với
khoản nợ) trong một thời hạn nhất định theo các điều kiện nhất định ( hoặc vô
điều kiện).
- Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân
sự.
4. quyền tài sản
*khái niệm
Theo Điều 181 BLDS, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có thể
chuyển giao trong giao lưu dân sự ,kể cả quyền sở hữu trí tuệ..Từ đố có thể rút
ra được rằng,một quyền tài sản phải có 2 yếu tố đó là : trị giá được bằng tiền
và chuyển giao trong dân sự. Song nếu với ý kiến ấy thì các quyền nhân thân
gắn với tài sản không phải là quyền tài sản do không thể chuyển nhượng được
như (quyền cấp dưỡng,quyền nhận lương hưu...) thì sẽ được xếp vào đâu?
Thực chất tính chất tài sản của các quyền có cấp độ khác nhau là đầy đủ
,không đầy đủ và không có,quyền tài sản ở điều 181 là đầy đủ tính chất tài sản,
còn các quyền nhân thân gắn với tài sản là quyền tài sản không mang đầy đủ
tính chất tài sản.
Quy đinh về quyền tài sản trong BLDS 2005 của Việt Nam là không hợp lí.
Đưa quy định về tài sản vao chung phần các loại tài sản,ngoài ra thì chỉ đưa ra
cho có chứ không thấy đưa ra các quy đinh làm rõ về vấn đề này.
Quyền tài sản được chia thành các loại quyền :
+ Quyền thực hiện được trên 1 vật hữu hình (quyền đối vật).
+ Quyền đối với người mang nghĩa vụ (quyền đối nhân).
+Quyền sở hữu trí tuệ.
15
Do ảng hưởng của luật pháp bất kì tài sản nào cũng được chia thành động
sản và bất động sản nên quyền tài của nước ta cung được chia thành động sản
hay bất động sản.Tính chất động sản và bất động sản của quyền thường được
xác định dựa theo đặc điểm vật chất của đối tượng của quyền ;tuy nhiên cũng
có khi nó được xác định bằng ý trí nhà làm luật nhất là đối với các tài sản vô
hình.
A1. Quyền đối vật hoặc quyền được bảo đảm bằng giá trị của vật
Quyền đối vật bao gồm 2 nhóm quyền là :Thứ 1 gồm các quyền mà việc
thực hiện tác động trực tiếp lên đối tượng như là quyền sở hữu ,quyền thuê sử
dụng đất chuyên dụng hay đất ở...Thứ 2 là gồm các quyền có đối tượng là một
hay nhiều tài sản có giá trị bằng tiền như các quyền cầm cố thế chấp tài sản.
Ta thừa nhận quan điểm của luật la tinh theo đó quyền đối vật là quyền
được thể hiện trên 1 vật cụ thể xác định có giá trị tương đối. Quyền đối vật
được nhận ra từ 2 đặc điểm là trực tiếp tác động lên đối tượng và được tôn
trọng bởi những người khác . Tức là quyền đối vật dù tồn tại người thứ 3 hay
không tài sản vẫn tồn tại với tư cánh là vật (kể cả vô hình) và chủ sở hữu vẫn
thực hiện trực tiếp quyền của mình trên đó.Quyền đối vật có hiệu lực tuyệt đối
với tất cả mọi người và phải được mọi người tôn trọng.
Quyền đối vật được đảm bảo thực hiện bằng hai quyền đặc biệt :đó là
quyền đeo đuổi hoặc kiểm soát lưu thông tài sản và quyền ưu tiên.
Quyền đeo đuổi kiểm soát tài sản : đó ngưới có quyền với vật vẫn có thể
thực hiện quyền tài sản của mình bất kể tài sản đang ở đâu, trong hoàn cảnh
nào.Chủ sở hữu có quyền đòi lại tài sản của mình trong trường hợp tài sản bị
người khác chiếm giữ. Trong luật Pháp, người được chuyển nhượng tài sản thế
chấp không phải là người bảo lãnh đối với vật.Chủ nợ nhận thế chấp luôn có tài
sản thế chấp để đảm bảo cho cho việc thu hồi nợ.Người thể chấp có thể chuyển
giao tài sản thế chấp mà chủ nợ không có quyền phản đối tuy nhiên khi nợ đến
hạn thì chủ nợ có quyền yêu cầu kê biên tài sản thế chấp để thanh toán nợ,dù
lúc đó tài sản còn thuộc về người mắc nợ hay không.
Quyền ưu tiên:Người có quyền đối vật có thể loại những người có quyền
đối nhân và những người có quyền đối vật xếp sau mình ra khỏi việc thực hiện
16
quyền đối với tài sản.Tức là khi người mua tài sản sau khi đã được chuyển giao
quyền sở hữu mà chưa chuyển giao tài sản thì sẽ được ưu tiên đối với tài sản
hơn so với chủ nợ khác. Quyền ưu tiên phát huy tốt nhất trong trường hợp đây
là 1 biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ như người nhận thế chấp có tài
sản cầm cố có quyền yêu cầu trả khoản nợ bằng tài sản cầm cố.
Do ảnh hưởng của Pháp chia mọi tài sản thành động sản và bất động sản
nên tài sản vô hình như quyền đối vật cũng có thể là động sản hoặc bất động
sản.Đối tượng của quyền đối vật có thể là động sản hoặc bất động sản,việc xác
định tính chất đó phụ thuộc vào tính chất vật lí của tài sản. Như quyền sở hữ
nhà là 1 bất động sản và quyền sở hữu với máy tính ,ô tô là 1 động sản.Tuy
nhiên thì quyền cầm cố tài sản luôn là động sản do có đối tượng là 1 động
sản.Quyền hưởng hoa lợi là động sản nếu tài sản sinh lợi là 1 dông sản,và là bất
động sản nếu tài sản sinh lợi là bất động sản.
A2.Quyền đối nhân
Quyền đối nhân cũng có thể là 1 động sản hoặc bất động sản.Quyền đối
nhân là quyền của chủ thể có quyền yêu cầu chủ thể mang nghĩa vụ thực hiện
hoặc không thực hiện việc gì đó hoặc chuyển giao quyền sở hữu một tài sản.
Quyền đối nhân của 1 người tương đương với nghĩa vụ của một người
khác,nghĩa vụ ấy chỉ có thể có 2 nhóm làm hoặc không làm hoặc chuyển giao
tài sản.Trong luật của Pháp nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc đều có tính
chất động sản, ngay cả khi nghĩa vụ có liên quan đến bất động sản.
A3.Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là động sản do tài sản là các kết quả của hoạt động
lao động trí óc của con người và các sản phẩm này không ngừng thay đổi và
phát triển.Có thể kể đến như :quyền tác giả ,quyền sở hữu công nghệ. Quyền
sở hữu hay quyền tác giả được pháp luật bao hộ khi đã được thể hiện ra bên
ngoài.
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ là nhưng tài sản vô hình hoặc được
hữu hình hóa. Quyền tài sản có đối tượng là các tác phẩm văn học,tác phẩm
17
nghệ thuật,kiến trúc... Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp có thể là tên
thương hiệu,biển hiệu,dây truyền sản xuất ,công nghệ sản xuất...
Quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật bảo vệ tuy nhiên trên thể giới luôn có
xu hướng hạn chế bớt quyền của người tạo ra sản phẩm đó. Thời hạn bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ chỉ trong một khoảng thời gian nhất định,về sau các tác
phẩm ,các sản phẩm đó thuộc về thế giới thuộc về tất cả moi người.
Quyền sở hữu trí tuệ vừa mang tính chất nhân thân vừa mang tính tài sản.
Giá trị của quyền tài sản được thông qua các hình thức pháp lý khác nhau: thông
qua giao kết hợp đồng dân sự như: quyền đòi nợ, quyền sử dụng tài sản thuê...
Được cơ quan nhà nước giao quyền sử dụng như: quyền sử dụng đất, quyền khai
thác khoáng sản...
Bằng trí tuệ của mình sáng tạo ra tác phẩm hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền công nhận quyền sở hữu công nghiệp.
III. Ýnghĩa của tài sản trong mối quan hệ với các chế định và các ngành luật khác
Tài sản được dùng để đáp ứng mọi nhu cầu trong sản xuất, sinh hoạt của con
người, nó nắm giữ một vị trí không thể thay thế, nó luôn là các lợi ích mà các chủ thể
hướng tới khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại, do đó nó trở
thành khách thể trung tâm, quan trọng của mọi quan hệ xã hội. Sở hữu tài sản vì vậy
cũng trở thành một trong những mối quan tâm lớn nhất của loài người và là nguyên
nhân tạo nên sự xung đột, tranh giành giữa các cá nhân với nhau, giữa quốc gia này
với quốc gia khác. Vì vậy, xây dựng khái niệm tài sản có ý nghĩa hết sức quan trọng
đối với mọi ngành khoa học và đặc biệt là khoa học pháp lý. Trong khoa học luật dân
sự tài sản được coi là khái niệm gốc. Việc nghiên cứu về tài sản có ý nghĩa quan trọng
trong việc định hướng, xây dựng các chế định khác của luật dân sự: chế định về sở
hữu, thừa kế, hợp đồng…
18
Thứ nhất, tài sản là khái niệm cơ bản làm nền tảng xây dựng các khái niệm khác
của luật dân sự và các phân ngành của luật dân sự như: luật hôn nhân gia đình, luật
thương mại, luật chứng khoán,… từ chế định về tài sản hình thành chế định về sở hữu,
quyền sở hữu trí tuệ, hợp đồng… Vai trò quan trọng này xuất phát từ việc, một trong
hai nhóm quan hệ lớn thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự chính là nhóm quan
hệ về tài sản. Các chế định lớn và các phân ngành của luật dân sự cũng đều nghiên cứu
về các khía cạnh khác nhau của tài sản.
Thứ hai, tài sản nắm giữ vai trò không thể thiếu đối với cuộc sống con người nên
các giao dịch liên quan đến tài sản: tặng cho, mua bán, trao đổi,… phát sinh hàng ngày
và chiếm số lượng lớn nhất trong các giao dịch dân sự. Trên cơ sở khái niệm tài sản sẽ
xác định những vật chất nào là đối tượng của giao lưu dân sự, từ đó xây dựng những
qui chế điều chỉnh các giao dịch đảm bảo lợi ích vật chất của các chủ thể trong quan hệ
đó. Chỉ những đối tượng được coi là tài sản mới có thể trở thành đối tượng của giao
lưu dân sự và được điều chỉnh bởi các qui định của pháp luật dân sự. Những đối tượng
nào không được coi là tài sản thì không thể trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. Ví
dụ: khoảng không vũ trụ, đất trên mặt trăng,…
Thứ ba, tài sản là các lợi ích vật chất mà các chủ thể muốn đạt được khi tham gia
vào quan hệ dân sự. Để có các lợi ích này chủ thể thực hiện quyền của mình bằng
nhiều cách thức khác nhau. Vì vậy khi có tranh chấp về các loại tài sản thì cần phải có
các cơ chế giải quyết phù hợp với các phương thức thực hiện và bảo vệ quyền dân sự.
Tài sản là những đối tượng có giá trị và có thể mang trao đổi giao lưu dân sự.
Những đối tượng không có những thuộc tính để được định là tài sản thì không thể là
đối tượng của giao lưu dân sự và không phát sinh những tranh chấp liên quan đến đối
tượng đó. Trong quan hệ dân sự mỗi đối tượng khác nhau thì phương thức thực hiện
(trao đổi, chuyển dich…) và phát sinh tranh chấp cũng khác nhau (giấy tờ có giá,
quyền tài sản, quyền sở hữu trí tuệ…), do vậy pháp luật cần dự liệu các cơ chế giải
quyết phù hợp với đối tượng đó.
Tóm lại, tài sản là khái niệm động, luôn biến đổi để hoàn thiện phù hợp với từng
giai đoạn và quan niệm về giá trị của con người. Để xây dựng cơ chế điều chỉnh hợp lý
các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản thì việc xây dựng và hoàn thiện khái niệm
19
tài sản là điều cần thiết. Xung quanh vấn đề này luôn có những quan điểm khác nhau,
thậm chí là trái ngược nhau giữa các nhà lập pháp, nghiên cứu luật học. Xây dựng khái
niệm tài sản hoàn thiện và bất biến là tham vọng không thể thực hiện được bởi cuộc
sống luôn biến động và vì thế quan niệm về giá trị, tài sản cũng biến động theo.
Ví dụ về ý nghĩa của khái niệm tài sản đối với các ngành luật khác.
Đối với luật hình sự thì tùy theo giá trị tài sản mà có thể quy vào tội nhận hối lộ
với mức tiền là hai triệu đồng,hay tội cắp cũng vậy,tùy thuộc vao gía trị tài sản mà có
thể sử phạt hành chính hoăc truy cứu tránh nhiệm hình sự.
IV. Nhận xét về khái niệm tài sản theo qui định của bộ luật dân sự 2005
Điều 163, Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 giải nghĩa: “Tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
Qua giải nghĩa khái niệm tài sản tại Điều 163 và các điều luật này của BLDS
2005, có thể rút ra mấy nhận xét sơ bộ như sau:
Thứ nhất, giải nghĩa được đưa ra theo kiểu liệt kê các loại tài sản, chứ không xác
định phạm vi dứt khoát của tài sản.
Thứ hai, các quy định tiếp đó tại “Chương XI- Phân loại tài sản” (các Điều từ
174 đến 181) diễn giải cụ thể các loại tài sản được nêu ra trong giải nghĩa này không
đề cập gì tới tiền và giấy tờ có giá - hai nhóm đối tượng này không được nhắc đến
trong chương các loại tài sản, đây là một của lỗ hổng lớn của BLDS năm 2005. Tiền
và giấy tờ có giá là hai trong những tài sản quan trọng mang đặc thù riêng về khía cạnh
pháp lí lẫn kinh tế so với các loại tài sản khác nên thường được ghi nhận cụ thể, rõ
ràng trong các qui định của BLDS cho tương xứng với các loại tài sản khác.
Thứ ba, “Điều 173, Điều 181 và toàn bộ các quy định của BLDS 2005 không
diễn giải một cách có thể hiểu được phạm vi của quyền tài sản”.
Thứ tư, quyền sở hữu được quy định dường như tách biệt với tài sản tại Điều 164
và Điều 174, BLDS 2005, có nghĩa là khái niệm tài sản dường như không bao trùm
quyền sở hữu, trong khi vẫn quy định các vấn đề chuyển dịch tài sản gắn với quyền sở
hữu tại rất nhiều các quy định.
20
“Trích những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài
sản của bộ luật dân sự và định hướng cải cách – Ts. Ngô Huy Cương – Khoa Luật, Đại
học Quốc gia Hà Nội”
V. Phương hướng hoàn thiện
Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa khái niệm cần xây dựng lại khái niệm tài sản
theo các hướng sau:
Thứ nhất, không nên xây dựng khái niệm tài sản theo phương pháp liệt kê.
Phương pháp này làm cho khái niệm tài sản không rõ ràng , dẫn đến những tranh cãi
trong việc xác định một số đối tượng có phải là tài sản hay không: tài sản ảo, mô, bộ
phận cơ thể người có phải tài sản không. Vì vậy nên xây dựng khái niệm tài sản chia
thành động sản và bất động sản theo pháp không để nhằm đáp ứng được các yêu cầu
sinh hoạt, tiêu dùng, kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp.
Thứ hai, định nghĩa quyền tài sản tại điều 181 đã loại bỏ rất nhiều quyền có tính
chất tài sản ra khỏi phạm vi của quyền tài sản. Do đó chỉ nên qui định quyền tài sản là
những quyền giá trị được bằng tiền mà không nhất thiết phải chuyển giao được trong
luật dân sự. Bởi việc có thể chuyển giao trong luật dân sự được hay không còn phụ
thuộc vào các qui định của pháp luật ở mỗi giai đoạn khác nhau. Ngược lại tính chất
định giá được bằng tiền của một quyền tài sản là cố hữu và không thay đổi qua các
thời kì khác nhau.
Thứ ba, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, khoa học kỹ thuật đã
hình thành nên một nền công nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm ảo.
Tài sản ảo xuất hiện ngày càng nhiều kéo theo đó là sự xuất hiện các tranh chấp xung
quanh các đối tượng này. Luật dân sự hiện vẫn đang đứng ngoài và không có các qui
định liên quan đến việc điều chỉnh nhóm đối tượng này. Do vậy, cần có sự đánh giá
trong việc có công nhận tài sản ảo là tài sản hay không . Đồng thời xây dựng qui chế
pháp lí điều chỉnh phù hợp với nhóm đối tượng này, nhằm hướng tới việc hình thành
và phát triển thị trường tài sản ảo lành mạnh.
Thứ tư, trong BLDS cần có sự giải thích cụ thể hơn về vật, tiền và giấy tờ có giá
để tạo tình đồng nhất giữa các quy định trong BLDS và các ngành luật khác. Đối với
21
vật cần đưa ra khái niệm cụ thể và giải thích rõ ràng để làm rõ bản chất pháp lí của nó.
Cần xây dựng quy định về giấy tờ có giá theo hướng nó là 1 loại tài sản trong quan hệ
pháp luật dân sự, được hiểu là chứng chỉ xác nhận quyền tài sản của 1 chủ thể xét
trong mối quan hệ với 1 chủ thể khác, trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao lưu dân sự. Pháp luật cần có những quy định cụ thể để giải quyết các tranh
chấp phát sinh và đồng bộ hóa cá chế định liên quan. Cũng cần giải thích cụ thể hơn về
giấy tờ có giá để tránh nhầm lẫn. Quyền tài sản cũng cần làm rõ hơn và cần mở rộng
hơn khái niệm quyền tài sản để phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển của cả xã
hội.
22
Tài liệu tham khảo:
1.
Bộ tư pháp-viện nghiên cứu khoa học pháp lý,bình luận khoa học
một số vấn đề cơ bản của bộ luật dân sự,NXB chính trị quốc gia,HN 1997
2.
Lê Đình Nghị, giáo trình luật dân sự Việt Nam – T1, NXB giáo
dục, HN 2009
3.
BLDS VN năm 2005
4.
BLDS Nhật Bản. NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1995.
5.
Bộ luật dân sự thương mại Thái Lan, NXB Chính trị quốc gia,
1995
6.
NGuyễn Ngọc Điện, Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt
Nam, NXB trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 1999
7.
Ngô Huy Cương, khái niệm tài sản, chức năng của luật tài sản
hiện đại và BLDS VN
23