Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Trí tuệ nhân tạo, hiểm họa tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.23 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
KHOA CNNT-VIỆT NHẬT

ĐỀ TÀI:

Trí tuệ nhân tạo-hiểm họa tương lai
Giảng viên hướng dẫn : Ths.Lê Tấn Hùng
Sinh viên thực hiện

:

Hà Nội, 12/2016
1


Mục lục
trang
I.
II.
III.
IV.
V.
VI.

Đặt vấn đề
Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo
Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
Những mối nguy hại
Dự đoán về tương lai nếu AI làm chủ
Giải pháp



(Bài báo cáo có tham khảo và sử dụng các tài liệu sưu tập được)

2

3
3
6
8
9
11


I.

Đặt vấn đề
Máy tính, robot và các thiết bị thông minh,hay còn gọi là sản phẩm
trí tuệ nhân tạo, ngày càng trở nên quen thuộc và gần gũi với con người.
Đó là những sản phẩm trí tuệ, nhưng phát minh vĩ đại của con người
nhằm phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt cũng như phương tiện để tạo ra
những bước ngoặt khoa học, tìm tòi, phát hiện những điều mới lạ. Nhưng
không phải ngẫu nhiên mà nhà khoa học hang đầu Stephen Hawking, và
nhiều tỷ phú công nghệ có ảnh hưởng lớn như BillGates,Elon Musk gần
đây lên tiếng về các nguy cơ mà sự phát triển của trí tuệ nhân tạo có thể
gây ra trong tương lai. Việc trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển không
ngừng liệu có thật sự tốt cho tương lai hay nó luôn rình rập những mối
nguy hại cho nhân loại, và có giải pháp nào cho con người? Bài báo cáo
dựa trên ý kiến riêng của nhóm dựa trên sự sưu tầm và tìm tòi tài liệu
trong nước và quốc tế sẽ đưa ra ý kiến về vấn đề này.!


II.

Giới thiệu về trí tuệ nhân tạo
1. Trí tuệ nhân tạo là gì?
- Trí tuệ, hay trí thông minh, là năng lực thu nhận, xử lý và ứng dụng
thông tin. Loài vật cũng có trí thông minh, nhưng ở con người trí thông
minh đạt đến trình độ cao nhất, biểu hiện bằng khả năng suy nghĩ, tư duy
trừu tượng, sử dụng ngôn ngữ, trí nhớ, khả năng học, hiểu và giải quyết
các vấn đề phức tạp, óc tưởng tượng, sáng tạo.
- Trí tuệ nhân tạo (theo từ Artificial Intelligence – viết tắt là AI) là trí
tuệ được biểu diễn bởi bất cứ một hệ thống nhân tạo nào. Thuật ngữ này
thường dùng để nói đến các máy tính có mục đích nhất định và ngành
khoa học nghiên cứu và các lí thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
- Tuy rằng trí thông minh nhân tạo có nghĩa rộng như là trí thông minh
trong khoa học viễn tưởng, nó là một trong những ngành trọng yếu của
tin học. Trí thông minh nhân tạo liên quan đến cách cư xử, sự học hỏi và
khả năng thích ứng thông minh của máy móc. Các ví dụ ứng dụng bao
gồm các tác vụ điều khiển, lập kế hoạch và lập lịch, khả năng trả lời các
câu hỏi về chuẩn đoán bệnh, trả lời khách hàng về các sản phẩm của một
công ti, nhận dạng chữ viết tay, nhận dạng tiếng nói và khuôn mặt. Bởi
vậy, trí thông minh nhân tạo đã trở thành môn học, với mục đích chính là
cung cấp lời giải cho các vấn đề của cuộc sống thực tế. Ngày nay, các hệ
thống nhân tạo được sử dùng thường xuyên trong kinh tế y dược, các
ngành kĩ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông
dụng trong gia đình và trò chơi điện tử.
3


2. Các cấp độ
- Xét về mặt tạo ra trí tuệ cho máy móc và dựa trên so sánh với trí tuệ con

người AI chia thành 3 cấp :
• Trí tuệ hẹp : là AI chuyên môn hóa trong một lĩnh vực hẹp. Mức độ phát
triển của AI hiện tại đang ở cấp độ này. Ở một lĩnh vực hẹp, AI đã vượt
con người. Máy móc có thể tính toán cực nhanh, có thể chơi cờ thắng các
đại kiện tướng giỏi nhất, có thể tìm kiếm và phân loại dữ liệu lớn khổng
lồ một cách dễ dàng. Tuy nhiên, ở mức độ này AI chỉ giỏi ở lĩnh vực mà
nó được thiết kế. Máy chơi cờ siêu đẳng không thể nào nhận dạng mặt
người, nó không được lập trình cho điều đó.
• Trí tuệ rộng : là AI đạt cấp độ tương đương trí tuệ con người. Đây là
mức độ mà các nhà nghiên cứu về AI đang cố gắng để đạt tới. Các nhà
khoa học cũng đưa ra 1 số bài kiểm tra chứng nhận AI đạt trình độ này,
chẳng hạn Turing test ; hoặc yêu cầu AI hoàn thành các công việc của con
người bình thường (ghi danh học và tốt nghiệp một khóa học, làm nhân
viên văn phòng và hoàn thành nhiệm vụ như một con người, …
• Siêu trí tuệ : là AI đạt tới cấp độ cao hơn trí tuệ con người. Từ cao hơn
một chút cho đến cao hơn vượt bậc.
- Hiện chúng ta chỉ biết đến một loại trí tuệ là trí tuệ con người, vì thế mà
có xu hướng nhìn nhận các trí tuệ các có đặc điểm tương tự như con
người. Cách nhìn này phiến diện, bởi trí tuệ các có thể thiếu một số đặc
tính của trí tuệ con người nhưng lại có các đặ tính khác mà con người
không có, thậm trí không biết đến. Vì vậy ‘AI đạt cấp độ tương đương
con người’ chỉ là phân các loại tương đối.

4


3. Sự khởi đầu và phát triển, công nghệ robot
a) Sự khởi đầu và phát triển
- Trước đây, mỗi khi nhắc đến Trí tuệ nhân tạo hay AI người ta thường
quan tâm đến việc tạo lập các máy tính có khả năng ‘suy nghĩ’ thậm trí

trong một số phạm vi hẹp nào đó, có thể cạnh tranh hoặc vượt quá khả
năng của bộ não con người. Những hi vọng này trong một thời gian dài
đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Mặc
dù những mô hình tương tự các máy tính thông minh đã được đưa ra hàng
nhiều năm trước, nhưng chỉ từ khi Alan Turing công bố những kết quả
nghiên cứ quan trọng đầu tiên, người ra mới bắt đầu thực hiện sự nghiên
cứu đến các vấn đề AI một cách nghiêm túc.
- Từ đó các nghiên cứu tiếp tục được thực hiện. Những bế tắc, hạn chế
thành công của công trình nghiên cứ AI trong những năm 60 chính là do
giới hạn khả ăng thiết bị, bộ nhớ và đặc biệt là yếu tố thời gian thực hiện.
- Những năm 70 một sos nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực như xử lí
ngôn ngữ tự nhiên, biểu diễn tri thức, lí thuyết giải quyết vấn đề đã đem
lại diện mạo mới cho AI. Thị trường tin học đã bắt đầu đón nhận những
sản phẩm AI ứng dụng đầu tiên cho thương mại.
- Giai đoạn 1981 trở đi người ta cảm nhận khá rõ nét rằng các chuyên gia
về AI đang dần chuyển các kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm sang
cài đặt các ứng dụng cụ thể. Có thể nói đây là giai đoạn cạnh tranh ráo
riết của các công ti, các viện nghiên cứu hàng đầu đưa ra thị trường các
sản phẩm phầm mềm ứng dụng kĩ thuật AI.
- Cuối những năm 80, đầu những năm 90 thị trường các sản phẩm dân
dụng đã có khá nhiều sản phẩm ở trình độ cao như máy giặt, máy ảnh, ...
sử dụng AI. Các hệ thống nhận dạng và xử lí hình ảnh, tiếng nói đang
ngày càng thúc đẩy sự phát triển kĩ thuật mạng Neuron. Sự xích lại của
hai cách tiếp cận mờ trong lập luận xấp xỉ và kĩ thuật mạng Neuron đã và
đang gây được sự quan tâm đặc biệt của các chuyên gia tin học. Bên cạnh
sự xuất hiện của các hệ chuyên gia, các ứng dụng công nghiệp và quản lí
xã hội , quản lí kinh tế cũng đòi hỏi sự ra đời của các hệ thống xử lí tri
thức – dữ liệu tích hợp.
- Thế giới đang chuyển mình trong những nghiên cứu về AI. Tuy vậy câu
hỏi liệu kĩ thuật AI có tạo nên những bước nhảy vọt trong công nghệ tin

học, đặc biệt là trong công nghệ máy tính như người ta đã mong đợi hay
không vẫn chưa có lời giải đáp thảo đáng.

5


b) Công nghệ robot
- Robot là một loại máy có thể thực hiện những công việc một cách tự
động bằng sự điều kiển của máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập
trình.
- Robot là một tác nhân cơ khí, nhân tạo, ảo, thường là một hệ thống cơ
khí điện tử. Với sự xuất hiện và chuyển động của mình Robot gây cho
người ta cảm giác rằng nó giác quan giống như con người.
- Robot học là một nghành kĩ thuật bao gồm thiết kế, chế tạo, vận hành,
và ứng dụng Robot, cũng như các hệ thống máy tính để điều khiển, phản
hồi tín hiệu cảm biến, và xử lí thông tin của chúng. Những công nghệ này
liên hệ với các máy móc tự động dùng để thay thế con người trong những
môi trường độc hại hoặc trong các quá trình sản xuất, hoặc bắt chước con
người về hình thức, hành vi, hoặc/và nhận thức. Nhiều Robot ngày nay
được lấy cảm hứng từ các loài vật, còn gọi là Robot phỏng sinh học.
- Robot là 1 trong các ứng dụng to lớn của AI. Nhiều đề á nghiên cứu về
robot thông minh và các lĩnh vực liên quan được ứng dụng đời sống. Các
đề án này hướng đến các sáng tạo công nghệ có nhiều ý nghĩa trong văn
hóa, xã hội, công nghiệp, đòi hỏi phải tích hợp nhiều công nghệ, như
nguyên lí các tác tử, biểu diễn tri thức về không gian, nhận biết chiến
lược. Lập luận thời gian thực, nhận dạng và xử lí chuỗi hình ảnh liên tục
trong thời gian thực.
“ Robot có thể là một người bạn thân thiết tốt bụng, nhưng cũng có thể là
một sát thủ vô cảm”


6


III.

Ứng dụng của trí tuệ nhân tạo
1. Trò chơi: xuất hiện ngay từ thời kì đầu của nghiên cứu về TTNT, bắt
đầu với những game thông dụng có bàn cờ như cờ đam (checker), cờ
vua, đố 15 ô (15 puzzule), và tới hiện tại là một kh ối l ượng l ớn
những game online, game mobile với những mức độ dễ khó khác
nhau, giữ vai trò giải trí cũng như đem lại nguồn thu nhập lớn cho
nhà phát hành game.
2. Suy luận và chứng minh các định lý tự động: hay còn gọi là chứng
minh định lý bằng máy tính, là một nhánh nghiên cứu có từ lâu đ ời
nhất của TTNT, và là một trong những ngành phong phú nh ất c ủa
lĩnh vực này. Người ta có thể khảo sát một số lượng lớn nh ững bài
toán khác nhau bằng cách biểu diễn mô tả của các bài toán và nh ững
thông tin cơ sở liên quan như là tiên đề logic, và xem nh ững tr ường
hợp bài toán là những định lí cần chứng minh. S ự th ấu đáp này là c ơ
sở cho việc nghiên cứu chứng minh định lý tự dộng và các hệ suy
luận toán học.Nhiều máy tính chứng minh định lý hiện tại hoạt động
như những trợ lý viên thông minh khi chúng cho phép con ng ười
thực hiện những công tác đòi hỏi trình độ cao h ơn là phân tích m ột
bài toán lớn thành nhiều bài toán con và đặt ra nh ững heuristic đ ể
tìm kiếm trong không gian những chứng minh có thể chọn. Máy
chứng minh định lý sau đó thực hiện công tác đơn giản nh ưng cũng
quan trọng là chứng minh các bổ đề, kiểm chứng những giải quy ết
nhỏ hơn, và hoàn thành những khía cạnh hình th ức của một ch ứng
minh đã phác thảo bởi sự hợp tác của nó với con người (Boyer và
More 1979).

3. Các hệ chuyên gia: TTNT được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực
chuyên môn bằng cách cung cấp tri thức chuyên ngành cho máy tính
bằng các chương trình, sự tương tác,cộng tác giữa chuyên gia chuyên
ngành và máy tính, chẳng hạn như một bác sĩ, một nhà hóa học, nhà
địa chất học hay kĩ sư với một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo.
Lấy ví dụ một bác sĩ chẳng hạn, cô ta không th ể chuẩn đoán b ệnh
tốt chỉ nhờ một số kĩ năng giải quyết vấn đề tổng quát bẩm sinh, mà
cô ta đã chuẩn đoán tốt vì cô ta có nhiều kiến th ức y h ọc. T ương t ự
thế, một nhà địa chất giỏi phát hiện các mỏ khoáng vì anh ta biết áp
dụng một cách hiệu quả nhiều tri thức lý thuyết và thực nghiệm v ề
địa lý vào bài toán đang nằm trong tay anh ta. Và các h ệ chuyên gia
được con người xây dựng bằng cách thu thập các kiến th ức từ
7


4.

5.

6.

7.
8.

9.

chuyên gia con người, mã hóa nó thành dạng thức mà máy tính có
thể áp dụng được cho những bài toán tương tự.
Hiểu và mô hình hóa ngữ nghĩa ngôn ngữ tự nhiên: tạo ra các
chương trình có khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên ( ngôn ngữ con

người ). Tuy nhiên sự thành công trong nghiên cứu ở lĩnh v ực này ch ỉ
dừng lại ở những ngữ cảnh hạn chế, nhưng các hệ thống có kh ả
năng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên một cách linh hoạt và tổng quát
như con người vẫn ngoài tâm tay và chưa đạt được. Một thành công
tiêu biểu chính là người máy Asimo
Mô hình hóa hoạt động con người: mô phỏng lại các hoạt động
của con người,nhưng thực hiện theo hướng giải quyết bài toán
nhiều hơn là mô phỏng theo kiểu con người. tức là làm theo quy
trình
Lập kế hoạch và robotics: nhằm tạo ra các robot có thể thực hiện
nhiệm vụ với một trình độ nhất định và khả năng linh hoạt, ph ản
ứng với thế giới bên ngoài. Nói cách khoác robot tìm ra một chuỗi
các hoạt động sơ cấp để hoàn thành nhiệm vụ ở cấp độ cao h ơn. Ví
dụ: robot có thể vượt qua địa hình nhiều chướng ngại vật. Hoặc là
phân dã nhiệm vụ ra để giải quyết. ví dụ : có th ể l ập kế ho ạch du
lịch dựa trên việc thu thập thông tin về khách sạn, giao thông, nhà
hàng, giá cả,… để đưa ra lựa chọn tốt nhất theo nhu cầu người sử
dụng.
Các ngôn ngữ và môi trường dùng cho TTNT: tạo ra các ngôn
ngữ,các môi trường lập trình mới
Máy học: máy tính, robot có khả năng học hỏi, ghi nh ớ nh ư con
người. Ví dụ: robot Double của hãng Double Robotics có khả năng đi
học và đi làm thay con người
Xử lý phân tán song song và tính toán kiểu nảy sinh : con người
đang cố gắng xây dựng chương trình thông minh bằng cách s ử d ụng
các mô hình tương tự như cấu trúc nơ-ron của não người. ví dụ: CPU
phát tín hiệu điều khiển tới tất cả các phần tử xử lí, các bộ phận của
máy tính

8



IV.

Những mối nguy hại
-Sau khi chứng kiến cỗ máy Anpha-Go của Google đánh bai huyền thoại
cờ vây thế giới Lee-See-Don. Rất nhiều người tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi
AI vượt xa trí tuệ con người.
-Có thể các bạn nghĩ rằng điều này quá xa vời vì AI không thể có tư duy,
có cảm xúc thật sự như con người. Và việc giải mã bộ não con người hiện
giờ vẫn là việc quá khó khăn. Nhưng với sự tiến bộ thần tốc của khoa học
kĩ thuật đây là điều được các bậc đại trí tuệ của thời đại này dự đoán sẽ
xảy ra trong tương lai. Có 1 lần thông qua mạng xã hội Twitter, Elon
Musk- tỷ phú với những ý tưởng đi trước thời đại có viết “Chúng ta phải
vô cùng cẩn thận với AI. Chúng thậm chí còn nguy hiểm hơn cả vũ khí
hạt nhân. Nhưng thật không may, xét theo sự phát triển thực tế, chúng ta
đang ngày càng giống vai trò như những bước đệm cho sự thống trị của
siêu trí tuệ nhân tạo số tương lai". Giáo sư, nhà khoa học thiên tài
Stephen Hawking cũng có cùng chung nhận định : “Với trí tuệ nhân tạo
(AI), máy tính sẽ vượt con người trong 100 năm tới. Khi điều đó xảy ra,
chúng ta cần chắc chắn rằng chúng có những mục tiêu giống với của
chúng ta”.
-Ok, vậy ta cứ cho AI sẽ đạt tới và có thể vượt xa trí tuệ của con người.
Nhưng khi nào? 1000 năm hay 500 năm tới. Không hề như vậy! nhìn
ngược về hang ngàn năm trước con người liệu có phát minh gì đáng kể.
Chỉ đến khi cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu xảy ra thi nhiều thứ
như không tưởng đã ra đời: máy bay, điện thoại, máy tính..vv .Và hãy
xem đây là sự tăng trưởng của tốc độ phần cứng trong hơn 30 năm qua.

Với biểu đồ trên ta có thể thấy rõ sự phát triển của phần cứng khủng

khiếp đến thế nào trong vài năm qua. Chính xác khi nào con người tụt lại
thì không ai biết nhưng chắc chắn khi bắt đầu xảy ra thì nó sẽ xảy ra rất
nhanh. Theo khảo sát thì rất nhiều người trong giới khoa học tin rằng chỉ
9


ngay trong thế kỉ này thôi AI-máy móc sẽ bắt kịp con người và khi đó nó
sẽ không dừng lại.

10


V. Dự đoán về tương lai nếu AI làm chủ
1. Sự “bùng nổ trí tuệ” sẽ cho phép các cỗ máy tạo ra những cỗ máy tốt
hơn
Nhà toán học I. J. Good từng nói:
"Sẽ có một cỗ máy siêu thông minh có khả năng vượt xa khả năng trí tuệ
của toàn bộ loài người.
Nếu như suy xét kỹ hơn, ta có thể thấy rằng, hoạt động thiết kế và chế tạo
ra những cỗ máy cũng thuộc về "khả năng trí tuệ" của con người. Vậy
nên, đương nhiên nếu cỗ máy "siêu thông minh" ở trên tồn tại, chúng sẽ
có thể thiết kế và tạo nên một cỗ máy khác còn thông minh hơn rất nhiều
lần. Và khi điều này xảy ra, sẽ có một cuộc "bùng nổ trí tuệ" khiến cho trí
tuệ của máy móc bỏ xa trí tuệ của con người.
Và rất có thể, "cỗ máy siêu thông minh" sẽ trở thành phát minh cuối cùng
được thực hiện bởi loài người."(1965)
Khi các cố máy có khả năng tự học hỏi “machine learing” thì những sai
sót, hỏng hóc máy móc có thể tự sửa chữa mà không cần đến con người.
Thậm chí, nhưng cố máy còn có thể tự cải tiến, tối đa hiệu suất, tự tao ra
bản “update” hoàn thiện cho mình. Do đó máy móc có khả năng tiến hóa,

và tiến hóa rất nhanh nếu chúng có khả năng tự học hỏi như ở con người.
2. Những cỗ máy có thể lên nắm quyền cai trị
Nhà toán học và mật mã học người Anh Alan Turing cho rằng:
“Một khi máy móc có thể tự suy nghĩ cho chính mình, thì sẽ không mất
nhiều thời gian để chúng nắm lấy quyền lực của con người.
Những cỗ máy sẽ chẳng lo ngại việc chết đi, và chúng còn có thể tương
tác với nhau để nâng cấp trí tuệ của mình lên nhiều lần. Sẽ đến lúc mà
con người phải chuẩn bị tinh thần cho việc máy móc lên nắm quyền điều
khiển."
Một số học giả tin rằng, Singularity là thời điểm mà con người tìm thấy
"truyền nhân" của mình”.
Máy móc với sức lao động không giới hạn sẽ thay thế con người trong
toàn bộ các quá trình sản xuất khi mà chúng đã có sự thông minh như con
người. Lúc này con người trở nên phụ thuộc vào các cỗ máy hơn. Và mặc
dù máy móc là sản phẩm của trí tuệ con người, nhưng đến lúc đó, chúng
sẽ phát triển độc lập mà không cần đến chúng ta nữa. Trong cuốn sách
"Mind Children: The Future of Robot and Human Intelligence", Moravec
11


dự đoán robots sẽ trở thành một loài sinh vật nhân tạo trong khoảng giữa
thập niên 30 và 40 của thế kỉ này. Chúng sẽ tiến hóa từ con người, nhưng
khác xa con người rất nhiều, giống như giữa loài người và loài vượn vậy.
Kết cục là các cố máy sẽ tự mình quyết định và nắm quyền cai trị.
3. Rất có thể trí tuệ nhân tạo cho rằng con người không còn cần thiết
nữa
Nick Bostrom là người sáng lập nên Viện Tương lai con người tại
Oxford. Theo như ông, trí tuệ nhân tạo sau thời điểm Singularity sẽ khiến
cuộc sống chúng ta trở nên khác biệt hoàn toàn.
"Sẽ có những nguy cơ to lớn tiềm ẩn, đe dọa đến sự sống tự nhiên trên

Trái đất, từ trí tuệ của những cỗ máy" - Nick Bostrom trả lời trong một
cuộc phỏng vấn.
Trong cuốn "Superintelligence", ông viết rằng, Trái đất hậu-Singularity sẽ
trở thành "Một xã hội mà những phép màu về kinh tế cũng như những
thành tựu công nghệ tuyệt vời diễn ra, nhưng không còn ai để tận hưởng
chúng. Điều này chẳng khác gì một công viên Disneyland không có trẻ
em tới chơi."
Đến một ngày, toàn bộ con người không cần lao động nữa, máy móc sẽ
đảm nhiệm tất cả. Con người chỉ việc hưởng thụ thành quả lao động của
các cỗ máy có trí thông minh. Con người sẽ trở nên không cần thiết. Liệu
có một ngày các cỗ máy coi con người là mối nguy hại của chúng và
quyết tâm tiêu diệt như Skynet trong phim Teminator không?

12


VI.

Giải pháp cho tương lai

Hãy thử tưởng tượng trên bậc trí tuệ cao dần. Loài khỉ tuy rất gần
với loài người nhưng còn lâu mới có thể hiểu được ý định của chúng ta.
Còn nếu so sánh với loài mối hay xa hơn nữa là với cây cối thì khoảng
cách xa vời vợi. Thử hỏi nếu khi AI quá vượt trội so với con người liệu
chúng ta sẽ giải quyết như thế nào?. Khi đó việc con người kiểm soát AI
thực sự là chuyện nực cười giống như bảo con khỉ( xa hơn nữa là con
mối) kiểm soát con người vậy. Thế thì liệu có giải pháp nào cho con
người?.
Một suy ngĩ đơn giản nảy sinh đó là con người sẽ lập trình cho AI – máy
móc nhận biết được thế nào là “tốt”, thế nào là “xấu”. Nhưng ta hãy thử

nghĩ xem thế nào là “tốt” thế nào là “xấu”. Ví dụ với mục đích kiếm tiền
thì có nhiều cách. Làm việc chăm chỉ thì mọi người sẽ coi là “tốt”. Đi
cướp của người khác thì ai cũng sẽ coi là “xấu”. Một hành động “tốt”
hay “xấu” đúng hay sai suy cho cùng đều được soi vào chiếc gương đạo
đức của con người. Vậy điều gì chắc chắn rằng máy móc sẽ soi chung
chiếc gương đạo đức với chúng ta?.

13


Ta cần đi theo một hướng giải quyết khác , vậy chúng ta hãy lập ra
những vấn đề phức tạp hơn thế. Hãy nhớ rằng mục tiêu cuối cùng là
phải đảm bảo sự an toàn của con người. Chúng ta cần thiết lập, lập trình
2 nguyên tắc cơ bản như sau cho AI:
-Mục tiêu căn bản, hay bản năng của AI chính là sự sinh tồn của con
người (để làm được việc này ta phải đưa sự sinh tồn của người thành bản
năng của AI diễn ra một cách vô thức).
-Khi làm bất cứ việc gì có khả năng ảnh hưởng đến chất hoặc tinh thần
của con người máy móc phải làm theo cách ít ngạc nhiên nhất , trong
phạm vi con người cảm thấy kiểm soát được và thoải mái. (Để làm được
điều này thì AI phải thật sự hiểu con người và các giá trị đạo đức xã hội.
Điều này dù thế nào để làm được cũng vô cùng phức tạp)
Tuy nhiên kể cả khi chúng ta đã thiết lập được 2 điều trên cũng không có
gì là chắc chắn khi AI vượt trội so với con người nó sẽ luôn thân thiện với
con người. Nhưng ít nhất đây cũng là những ý tưởng khởi đầu để cho
nhưng lập trình viên như chúng ta suy nghĩ.

14



VII.

Kết luận
Trí tuệ nhân tạo là một thành tựu lớn của nhân loại, đang trên đà
phát triển và trở lên gần gũi,giữ vai trò quan trọng đối với con người. Tuy
nhiên chúng ta không nên quá lạm dụng trí tuệ nhân tạo, thiết lập, lập
trình và sử dụng trí tuệ nhân tạo theo hai nguyên tắc nêu trên, và sử dụng
chúng vào những mục đích tốt đẹp.
Bài báo cáo dựa trên tài liệu thu thập, tham khảo các ý kiến đánh giá, và
đưa ra một số đánh giá của nhóm về vấn đề. Rất mong sự nhận xét, đánh
giá của quý thày(cô) và mọi người để nhóm hoàn thiện hơn!!!

15



×