Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

nhập môn khoa học giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 14 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
Trường Đại Học Kinh Tế-Luật

Nhập môn khoa học giao tiếp
Thạc sĩ: Lê Tuyết Ánh


Giao tiếp trong môi trường đại học xoay quanh sinh
viên được chia thành ba mối quan hệ tương tác
chính
I.Giao tiếp giữa sinh viên với sinh viên
II.Giao tiếp giữa giảng viên với sinh viên
III.Giao tiếp giữa phòng ban với sinh viên


I.Giao tiếp giữa sinh viên và sinh viên

Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây
dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè,
cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó
khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc.
Trong việc học cũng vậy, không ai đi một mình đến đỉnh thành
công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của bạn bè để giải
quyết những khó khăn trong việc học. Mối quan hệ tốt đẹp với
bạn học còn làm cho cuộc sống nơi trường học của bạn cân
bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất học tập cao hơn,
giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường học tập.


I.Giao tiếp giữa sinh viên và sinh viên
•Bắt đầu từ thái độ: Thái độ vẫn được xem là sự khởi đầu những


mối quan hệ, và thậm chí là của những cơ hội. Hãy cư xử đúng
mực, có sự khiêm nhường phù hợp, tôn trọng mọi người cùng
công việc họ đang làm, những câu chào và cử chỉ thân thiện sẽ
đem lại thiện cảm.
•Tế nhị trong giao tiếp, chân thành trong hành động: Khi mọi
người đã mở lòng mình với bạn, hãy trân trọng và giữ gìn nó.
Chân thành, không suồng sã quá, hay bộc trực quá thì lại càng
tốt, bởi nhiều lúc sự tế nhị là cần thiết để giữ cho mối quan hệ
không bị nhàm chán hoặc quá sa đà.


I.Giao tiếp giữa sinh viên và sinh viên

•Tham gia các hoạt động tập thể dù bạn có thích hay không: từ thực
tiễn cuộc sống, các hoạt động tập thể lành mạnh và tích cực luôn
giúp cho các thành viên trong lớp học hiểu nhau hơn, còn đối với
những người mới, đó là cơ hội giao tiếp và làm quen.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
•Đối với giáo viên :
+ Phương tiện ngôn ngữ :
Ngôn ngữ nói: là phương tiện được sử dụng nhiều nhất, hiệu quả
nhất trong quá trình giao tiếp sư phạm, đặc biệt là trên lớp học.
Có hai hình thức sử dụng:
•Ngôn ngữ độc thoại: là hình thức nói của một người, nhưng
người khác chỉ nghe, đó là hình thức giáo viên giảng bài, học
sinh nghe. Để giao tiếp đạt được sự hiệu quả, ngôn từ của giáo
viên nên :
*Dễ hiểu, mạch lạc, rõ ràng, dễ nhớ

*Lời giảng súc tích, có nhiều thông tin bổ ích
*Đảm bảo tính hợp lý khoa học, bài giảng phù hợp với
học sinh
*Cách nói của thầy cô phải truyền cảm, thu hút học sinh.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
•Ngôn ngữ đối thoại: là hình thức thầy cô hỏi, học sinh trả lời
hoặc ngược lại, có đặc điểm:
*Ngắn gọn, dễ hiểu
*Nằm trong văn cảnh, hoàn cảnh cụ thể.
*Có nội dung cụ thể
*Ngắn gọn, khái quát cao


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
Ngôn ngữ viết: Ngôn ngữ viết trên bảng cần phải đủ to, rõ ràng,
đẹp, trình bày một cách khoa học để giúp học sinh hiểu bài, ghi
bài dễ dàng và theo dõi bài một cách có hệ thống.
+ Phương tiện phi ngôn ngữ:
•Là những biểu hiện thông qua cơ thể như cử chỉ, điệu bộ,
dáng đứng. Thường khi giảng bài, tốt nhất tư thế đứng
thẳng, mắt hướng về phía học sinh, miệng nở nụ cười hiền
dịu, tay ghi bảng, đứng chếch về bên phải để học sinh tiện
việc theo dõi bài và ghi bài.
•Tôn trọng nhân cách đối tượng giao tiếp: giáo viên không nên
áp đặt, ép buộc các em thái quá một cách máy móc theo ý kiến
của mình. Bất luận trong trường hợp nào, không nên dùng
những từ ngữ, câu nói xúc phạm nhân cách các em, nhất là
trong lớp học, nơi đông người, ví dụ như xỉ vả, mắng ngu dốt,

…..


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
•Biết lắng nghe, để học sinh trình bày ý muốn, nhu cầu nguyện
vọng của mình, không nên ngắt lời, phẩy tay, xem đồng hồ, nhăn
mặt khó chịu với học sinh. Thường thì học sinh sẽ khó nói, khó
diễn đạt, nên gợi ý nhẹ nhàng nếu cần thiết hoặc khích lệ, động
viên để học sinh diễn tả được các suy nghĩ, mong muốn của
•mình.
Sự công bằng trong đánh giá, nhận xét sẽ khích lệ học sinh học
giỏi vươn lên, học kém cố gắng hơn nữa.


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên

•Đối với học sinh:
•Nên thực hiện :
+Lễ phép, đến lớp đúng giờ, làm hết các bài tập, tham gia
góp ý đặt câu hỏi trong giờ học.
+Hãy tỏ ra quan tâm, thích thú đến môn học. Hãy thể hiện cho
thầy cô biết là mình có quan tâm đến - dẫu rằng bạn không phải
là một người học nổi bật, xuất sắc.
+Bạn cũng nên tận dụng thời gian gặp riêng giáo viên mình
trong giờ nghỉ của họ để xin thầy cô giúp đỡ thêm, đặt câu
hỏi, xin thông tin về nghề nghiệp đối với môn mình học,..


II.Giao tiếp giữa giảng viên và sinh viên
•Nên tránh:

+Thái độ không chân thành. Thầy cô sẽ phát hiện ra khi động cơ
duy nhất của bạn là để được ưu ái đặc biệt.
+Cố để được là học trò cưng. Hành vi của bạn sẽ thể hiện một
người giả dối và các bạn trong lớp có thể bắt đầu ghét bạn.
+Tặng quà phung phí, xa xỉ. Các món đồ đắt tiền, phô trương có
thể sẽ thể hiện thông điệp không tốt, và thầy cô bạn thường
không thể nhận bất cứ thứ gì đắt tiền của bạn cả.


III.Giao tiếp giữa phòng ban với sinh viên
•Về phía phòng ban:
+Lịch sự, vui vẻ.
+Lắng nghe nguyện vọng của sinh viên.
+Hoà nhã, luôn tươi cười khi tiếp sinh viên.
+Tránh cáu gắt, to tiếng dù đang có chuyện không vui.
+Nói chuyện dễ hiểu, tư vấn với cử chỉ thân thiện.
+Tránh gò bó trong hành động, ánh mắt luôn vui vẻ, nhìn
thẳng, tư thế ngồi hướng về trước thể hiện sự chú tâm đang
lắng nghe.


III.Giao tiếp giữa phòng ban với sinh viên
•Về phía sinh viên:
+Vui vẻ, lễ phép khi đến phòng ban.
+Kiên nhẫn chờ đợi khi tới lượt, lịch sự không chen lấn, không
xô đẩy.
+Thông cảm với giáo viên ở phòng ban.


Cám ơn cô và các bạn đã lắng nghe




×