Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Một số vấn đề cơ bản về tuyển dụng tại cục thuế hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (487.93 KB, 6 trang )

I-

Một số vấn đề cơ bản về tuyển dụng:
Tuyển dụng có hai nội dung chính là tuyển mộ và tuyển chọn:
1. Tuyển mộ: Là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn
khác nhau đến đăng ký, nộp đơn tìm việc làm. Nói cách khác đó là việc đi tìm
nguồn hồ sơ ứng viên mong muốn về làm việc cho Công ty.
Trước khi tiến hành tuyển mộ, nhà quản trị cần tìm các giải pháp khác xem có
đáp ứng nhu cầu về nhân sự không như: thuê ngoài, nhân viên ngoài biên chế,
làm thêm giờ…. Nếu các giải pháp khác không đáp ứng nhu cầu về nhân sự được,
lúc đó tiến trình tuyển mộ mới bắt đầu hoạt động. Các nguồn tuyển mộ là nguồn
nội bộ như những người trong Công ty hoặc người của Công ty giới thiệu và
nguồn bên ngoài như các trường đào tạo, nhân viên của các Công ty đối thủ,
người lao động chưa có việc làm,…Các phương pháp tuyển mộ như đăng quảng
cáo trên báo, truyền hình, qua Internet, qua các văn phòng tổ chức việc làm, hội
trợ việc làm, các công ty săn đầu người hoặc qua các sự kiện,…. Các chức danh
công việc khác nhau cần tuyển dụng chúng ta sẽ lựa chọn một hoặc nhiều nguồn
tuyển mộ khác nhau và với một hay các phương pháp khác nhau.
2.Tuyển chọn: Là quyết định xem trong số các ứng viên được tuyển mộ ai là
người hội đủ các tiêu chuẩn để làm viêc cho công ty.
Tuyển chọn là một quy trình khắt khe và thường nó sẽ báo gồm các bước: Phỏng
vấn sơ bộ, nghiên cứu hồ sơ lý lịch, các bài kiểm tra test, phỏng vấn sâu, kiểm tra
xác minh về chuyên môn và ý kiến giới thiệu, quyết định tuyển chọn, khám sức
khỏe và sau là nhận nhân viên mới. Và khâu thử việc cũng vẫn còn nằm trong quy
trình tuyển dụng.
Các bước trong quá trình tuyển chọn chúng ta sẽ có nhiều phương pháp thực hiện
khác nhau, đặt biệt với bước quan trọng là phỏng vấn, đây là bước nhận diện đánh
giá mang tích quyết định để việc lựa chọn ứng viên.

II-


Công tác tuyển dụng tại Cục thuế Thành phố Hà Nội:
2.1. Giới thiệu chung về Cục thuế Thành phố Hà Nội:
Cục Thuế TP Hà Nội (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng
cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thu thuế, phí, lệ phí và
các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc
phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.Cục


Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà
nước theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức của Cục thuế:

1

2.2.

Tình hình nhân sự tại Cục thuế thành phố Hà Nội

Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thuế hiện nay không ngừng lớn mạnh về
mọi mặt, trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ đã ngày được nâng
cao, mang tính chuyên môn hoá, chuyên sâu, chuyên nghiệp, có trình độ ứng
dụng CNTT vào các khâu quản lý thuế; đạo đức tác phong, phong cách ứng xử
văn hoá văn minh khoa học và mối quan hệ giữa cơ quan thuế, công chức thuế
với người nộp thuế ngày càng được cải thiện, được nhân dân, chính quyền các
cấp ủng hộ. Thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15/02/2006 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
giai đoạn 2006-2010; Căn cứ kế hoạch cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai
đoạn 2005-2010 đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số
1629/QĐ-BTC ngày 19/5/2005, Tổng cục Thuế đã xây dựng Đề án đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức ngành Thuế giai đoạn 2006-2010 và đã được Bộ trưởng Bộ

Tài chính phê duyệt chung trong Đề án “Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức
ngành Tài chính đến năm 2010” ban hành kèm theo Quyết định số 1031/QĐ-BTC
ngày 14/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, với mục tiêu: “Phát triển đội ngũ
cán bộ, công chức thuế có phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp, có trình
độ chuyên môn cao, kiến thức quản lý thuế hiện đại theo hướng chuyên sâu,
chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu của cải cách hiện đại hoá hệ thống thuế, tiêu
chuẩn chức danh và ngạch công chức theo quy định” Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ
của ngành Thuế đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng; đặc biệt trình độ
cán bộ công chức thuế được nâng lên một cách rõ rệt. Đội ngũ cán bộ công chức
thuế của ngành thuế Hà Nội có gần 3500 cán bộ công chức. Từ chỗ số cán bộ
thuế sơ cấp và chưa qua đào tạo chiếm 37% trong tổng số cán bộ năm 1990, đến
1

/>

nay ngành thuế Hà Nội có 68,5% số cán bộ có trình độ Đại học và trên Đại học;
30,5% có trình độ Cao đẳng, Trung cấp.2
Tuy nhiên, việc thực hiện phương thức quản lý thuế chủ yếu theo chức năng, mỗi
bộ phận, mỗi cán bộ chỉ nắm được một lĩnh vực phù hợp với chức năng quản lý
mình phụ trách. Trong khi đó thực tiễn yêu cầu quản lý thuế là phải nắm được đối
tượng quản lý thuế với đầy đủ thông tin liên quan đến việc chấp hành nghĩa vụ
thuế, tình hình biến động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế...để phục vụ
cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổng hợp báo cáo.
Mặt khác, do việc áp dụng công nghệ thông tin trong toàn ngành còn hạn chế nên
việc liên kết dữ liệu tổng thể về người nộp thuế giữa các bộ phận chức năng
không đầy đủ, gây khó khăn, phiền hà cho người nộp thuế và khó khăn trong
quản lý điều hành của cơ quan thuế.
Việc quản lý theo chức năng mang tính chuyên môn hoá cao, nếu sự phối hợp
giữa các bộ phận chức năng kém sẽ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa
các bộ phận trong việc giám sát tuân thủ của người nộp thuế; thực tiễn cho thấy

vướng mắc của đối tượng nộp thuế thì đa dạng, việc hỗ trợ, giải đáp các vướng
mắc của người nộp thuế liên quan đến nhiều khâu, nhiều bộ phận quản lý thường
bị chậm trễ do thời gian xử lý chậm ở mỗi bộ phận và tình trạng đùn đẩy công
việc.
Cán bộ tại các bộ phận thực hiện các chức năng quản lý thuế chính còn thiếu về
số lượng và yếu về chất lượng trước yêu cầu quản lý thuế mới; cơ cấu cán bộ,
công chức ở các bộ phận quản lý thuế của từng chức năng bị phân tán, nhiều điểm
chưa hợp lý, đặc biệt là cơ cấu công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra chưa
đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế.
2.3. Công tác tuyển dụng tại Cục thuế Thành phố Hà Nội:
2.3.1.Nội dung:
Từ 1/1/2010, Cục Thuế Thành phố Hà Nội tiến hành tuyển dụng theo luật cán
bộ, công chức số 22/2008/QH12, cụ thể được quy định như sau:
Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm
và chỉ tiêu biên chế.
Điều kiện đăng ký dự tuyển công chức:
- Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành
phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức:
+ Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam;
+ Đủ 18 tuổi trở lên;
+ Có đơn dự tuyển; có lý lịch rõ ràng;
+ Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp;
+ Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
+ Đủ sức khoẻ để thực hiện nhiệm vụ;
+ Các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển.
- Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển công chức:
2

/>1



+ Không cư trú tại Việt Nam;
+ Mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
+ Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành
xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích;
đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở
giáo dục.
Phương thức tuyển dụng công chức
- Việc tuyển dụng công chức được thực hiện thông qua thi tuyển. Hình thức,
nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngạch bậc công chức bảo đảm
lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu
cầu tuyển dụng.
- Người có đủ điều kiện quy định, cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở
lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được tuyển dụng
thông qua xét tuyển.
Nguyên tắc tuyển dụng công chức
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
- Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân
tộc thiểu số.
2.3.2.Quy trình tuyển dụng:

Quy trình tuyển dụng của Cục thuế Thành phố Hà Nội được tiến hành qua các
bước sau:
(1) Dựa vào những dự báo về nhu cầu nhân sự, Tổng Cục thuế sẽ gửi cho các
Cục thuế chỉ tiêu, ngạch bậc nhân sự cần tuyển thêm. Sau đó, Cục thuế tiến
hành thông báo tuyển dụng trên báo, truyền hình và một vài website.
(2) Các ứng viên nhận được thông báo tuyển dụng sẽ gửi hồ sơ đến phòng tổ

chức cán bộ của Cục thuế. Khi nhận hồ sơ, cán bộ nhân sự tiến hành phỏng
vấn sơ bộ các ứng viên.
(3) Khi nhận tất cả các bộ hồ sơ, cán bộ nhân sự tiến hành xem xét xem có đáp
ứng đủ điều kiện như luật cán bộ, công chức quy định không và loại những
hồ sơ không hợp lệ.
(4) Tổng cục thuế sẽ tổ chức thi tuyển các môn: quản lý Nhà nước, môn
chuyên ngành, ngoại ngữ, tin học.Tổng cục thuế sẽ mời các giảng viên của


các trường đại học có uy tín như Học viện tài chính, Đại học ngoại ngữ
chấm thi.
(5) Dựa vào kết quả thi và chỉ tiêu cho phép, Cục thuế sẽ chọn được những
ứng viên xuất sắc nhất vào làm việc.Trước khi vào làm việc những người
được chọn này sẽ phải trải qua một đợt khám sức khỏe. Công việc này
nhằm đảm bảo sẽ tuyển chọn được những ứng viên vừa có trình độ chuyên
môn, kinh nghiệm làm việc và có sức khỏe đáp ứng được công việc. Sau
đó, họ trở thành nhân viên mới, tuy nhiên để trở thành nhân viên chính
thức họ phải thực hiện đúng nội quy và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
trong thời gian thử việc.
2.3.3.Những điểm mạnh trong công tác tuyển dụng tại Cục thuế Thành phố
Hà Nội
- Công tác tuyển dụng tại Cục thuế Hà Nội được diễn ra công khai, minh bạch
với việc tổ chức thi tuyển công bằng.
- Đơn vị tổ chức thi là Tổng cục thuế, cán bộ chấm thi là giảng viên của các
trường đại học uy tín. Điều này sẽ tránh được tình trạng gian lận, tính bảo mật
của đề thi được đảm bảo.
- Cục thuế tuyển dụng theo các cấp bậc khác nhau như đại học, cao đẳng và
trung cấp. Mỗi cấp có đề thi phù hợp với trình độ. Nó sẽ tạo cơ hội việc làm
cho tất cả mọi người.
2.3.4. Những hạn chế trong công tác tuyển dụng tại Cục thuế Thành phố

Hà Nội
- Phương pháp tuyển mộ chủ yếu là quảng cáo: đăng thông báo tuyển dụng
trên báo, tivi, và một vài website. Tuy nhiên, các ứng viên gửi hồ sơ chủ yếu
từ nguồn bạn bè, người quen của cán bộ đang công tác. Các ứng viên biết
được thông tin tuyển dụng qua quảng cáo không nhiều. Điều này cho thấy
việc quảng cáo không hiệu quả.
- Hiện nay, Cục thuế Hà Nội chỉ có trang web nội bộ, vì vậy các ứng viên
không thể tìm hiểu được về cơ quan mà họ ứng tuyển.
- Cục thuế chỉ chú trọng tuyển dụng các cán bộ chuyên ngành còn các cán bộ
về tin học không được chú trọng nhiều. Vì vậy, trình độ cán bộ tin học không
đồng đều và chưa cao. Hơn nữa do mức thù lao trả cho cán bộ tin học chưa
hợp lý vì vậy không thu hút được những cán bộ tín học có trình độ.
- Cục thuế chỉ tiến hành thi viết mà không có bài kiểm tra phỏng vấn sâu để
đánh giá khả năng giao tiếp, trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ và tin
học thực sự của ứng viên. Và phỏng vấn cũng là thời điểm để đánh giá đạo
đức và nhân cách của ứng viên. Vì vậy, nhiều cán bộ thuế hiện nay có trình độ
ngoại ngữ và tin học thấp, không năng động, xông xáo trong công việc. Hoặc
có cán bộ thuế đạo đức kém gây ảnh hưởng đến uy tín của Cục thuế.
Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tuyển dụng tại Cục thuế Thành
phố Hà Nội:
1. Đa dạng phương pháp tuyển mộ: Cục thuế nên chọn lựa phương pháp tuyển mộ
sao cho thu hút được nhiều ứng viên chất lượng tốt. Cũng bằng phương pháp

III-


quảng cáo nhưng Cục thuế có thể đăng thông tin tuyển dụng trên các báo và trang
web nhiều người sử dụng như dantri, vietnamnet hoặc trang web chuyên về tuyển
dụng như vietnamwork. Ngoài ra, Cục thuế có thể thông báo tuyển dụng tại các
trường đại học lớn như Học viện tài chính, Kinh tế quốc dân…

2. Tạo website riêng của Cục thuế để các ứng viên có nguyện vọng vào làm tại Cục
thuế có thể nắm được thông tin tuyển dụng kịp thời.
3. Cục thuế nên tổ chức thi phỏng vấn để biết được khả năng chuyên môn thực sự
của ứng viên, cũng như khả năng giao tiếp và phần nào tính cách của họ. Ngoài
ra, từ đó cũng đánh giá được phẩm chất, đạo đức của ứng viên.
4. Trong bài kiểm tra nên bổ sung bài tập về EQ và IQ để đánh giá được con người,
phẩm chất của ứng viên xem có phù hợp với công việc mà họ ứng tuyển hay
không. Từ đó, có thể sắp xếp công việc cho phù hợp. Ví dụ như đối với những
cán bộ làm việc tại bộ phận một cửa, thường xuyên giao tiếp với người nộp thuế
thì cần có trình độ, chuyên môn giỏi, nhanh nhẹn, giao tiếp tốt, phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp tốt, tận tình hướng dẫn những người nộp thuế.



×