Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Thực trạng và giải pháp xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt ở trường THCS vạn hòa, xã vạn hòa, huyện nông cống, tỉnh thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.48 KB, 19 trang )

A- Đặt vấn đề
I- Lý do chọn đề tài:

Văn hóa là toàn bộ những giá trị do con người sáng tạo ra, trong quá trình
lịch sử bằng lao động của mình trên cả hai lĩnh vực sản xuất vật chất và sản xuất
tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học...toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa".
Đời sống xã hội có hai mặt: vật chất và tinh thần, ta đã biết văn hóa là hoạt
động tinh thần nhằm phát huy năng lực bẩm sinh và bản chất của con người
vươn tới cái chân, cái mỹ, cái thiện. Còn đời sống văn hóa là một bộ phận của
đời sống xã hội; Đời sống xã hội là tổng hợp những hoạt động sống của con
người, nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nó, nhu cầu vật chất
được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh thể tự nhiên, còn nhu cầu
tinh thần giúp con người tồn tại như một sinh thể xã hội tức là một nhân cách
văn hóa.
Đất nước ta hiện nay đã và đang bước vào thời kỳ xây dựng CNH- HĐH.
Để hoàn thành mục tiêu cách mạng do Đảng đề ra"Xây dựng một nước Việt Nam
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Vì vậy, công tác
văn hóa được coi là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của đất nước, bởi vì các
lĩnh vực tư tưởng chính trị- khoa học kĩ thuật- công nghệ, kinh tế xã hội muốn
phát triển được thì phải có văn hóa. Như ta đã biết văn hóa là nền tảng tinh thần
của xã hội, là yếu tố tri thức cần thiết cho xã hội phát triển và ổn định, là động
lực của sự phát triển kinh tế xã hội với tính cách như vậy văn hóa vừa là mục
tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội. Trong lĩnh vực hoạt động
của con người, văn hóa có mặt trong mọi hoạt động của đời sống của con người
và xã hội, văn hóa văn nghệ góp phần xây dựng lối sống và nền đạo đức con
người Việt Nam.
Chúng ta cần thấy rằng kinh tế và văn hóa nhất thiết phải đi đôi với nhau,
không chỉ tăng cường mà còn phát triển, không chỉ nâng cao đời sống vật chất


mà còn phải nâng cao đời sống tinh thần; không chỉ tạo ra nhiều của cải lợi
nhuận mà đánh mất con người, đánh mất bản chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Văn hóa không chỉ đi đôi với kinh tế mà còn phải đóng vai trò là nhân tố định
hướng điều tiết sự phát triển kinh tế, phải tạo ra động lực bên trong của mọi hoạt
động xã hội và quá trình phát triển kinh tế.
Trên thế giới người ta đang bàn nhiều về các lý thuyết phát triển, trong đó
ưu thế ngày càng thuộc về quan niệm coi mục tiêu phát triển phải là nâng cao
chất lượng cuộc sống con người, bảo đảm sao cho hài hòa giữa đời sống vật chất
-1-


và đời sống tinh thần. Giữa mức sống cao với lối sống và nét sống đẹp; không
chỉ cho một số ít người mà cho đại đa số cho toàn xã hội; không chỉ cho hôm nay
mà cả mai sau. Song chỉ như thế thôi chưa đủ và rất không đúng nếu hiểu xây
dựng kinh tế chỉ là tăng trưởng đơn thuần tăng trưởng với bất kỳ giá nào, thậm
chí dù có phải hy sinh cả mặt xã hội, hy sinh văn hóa, hy sinh phẩm giá con
người nếu hiểu như thế và làm như thế là hoàn toàn xa lạ và trái ngược với lý
tưởng Xã hội chủ nghĩa của chúng ta.
ở nước ta, có một thời gian đã lầm tưởng rằng lĩnh vực văn hóa chỉ là
những phúc lợi xã hội, nếu nền kinh tế phát triển thì sẽ đầu tư cho văn hóa phát
triển. Còn nếu kinh tế chưa phát triển thì không phải đầu tư hoặc đầu tư cho văn
hóa ít cũng không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Vì nhận thức sai
lầm đó đã có một thời gian làm cho nền kinh tế xã hội nước ta điêu đứng, đất
nước rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Nghị quyết Đại hội VI của Đảng (1986) đề ra đường lối đổi mới đã chỉ ra
con đường phát triển đất nước và chỉ ra những khuyết điểm sai lầm về quan niệm
văn hóa về mối quan hệ giữa văn hóa với kinh tế. Nghị quyết TW IV khóa VII;
Nghị quyết TW II khóa VIII; Nghị quyết TW I khóa VIII về lĩnh vực văn hóaGiáo dục và khoa học công nghệ đã soi đường chỉ lối góp phần quan trọng đưa
đất nước ta thoát khỏi đói nghèo, tình hình chính trị xã hội và an ninh quốc
phòng được giữ vững. Đặc biệt Nghị quyết TW V khóa VIII đã xác định tập

trung xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, có
tầm quan trọng đặc biệt không chỉ cho hiện tại mà cho cả tương lai tổ quốc ta.
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là một
nhiệm vụ xuyên suốt trong cả thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, xây dựng một nền kinh tế mở cửa hội nhập với tất cả các nước trên thế
giới, trong bối cảnh của sự giao lưu hợp tác quốc tế làm thế nào để giữ vững
được bản sắc văn hóa Việt Nam đó là nhiệm vụ quan trọng của văn hóa. Giao lưu
hợp tác để chúng ta tiếp thu những tinh hoa của văn hóa nhân loại làm phong
phú thêm nền văn hóa Việt Nam, nhưng cũng phải tránh những văn hóa phẩm
đồi trụy phản động có hại làm ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam.
Xây dựng đời sống văn hóa tốt ở trường học là một trong những biện pháp
quan trọng để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc mà nghị quyết TW V khóa VIII đã nêu. Bởi lẽ trường học là một hình thức tổ
chức của xã hội là một tổ chức trong hệ thống GD quốc dân là nơi thực hiện các
đường lối chủ trương chính sách của đảng và nhà nước, đặc biệt nhà trường phải
đạt được thắng lợi mục tiêu của Đảng đã đề ra về công tác GD: " Nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" cho đất nước. Là một cán bộ quản lí
trường học tôi nhận thức rằng việc xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt
là một nhiệm vụ cấp bách và rất cần thiết trong ngành GD và ở địa phương, vừa
có tính trứơc mắt vừa có tính lâu dài để xây dựng nhà trường phát triển toàn
-2-


diện. Tôi mạnh dạn viết đề tài: "Thực trạng và giải pháp xây dựng trường học có
đời sống văn hóa tốt ở trường THCS Vạn Hòa, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống,
tỉnh Thanh Hóa". Mong rằng với suy nghĩ và việc làm ở đơn vị được thể hiện ở
đề tài nhỏ này sẽ mong góp phần làm cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ
sở ngày càng tốt hơn, hiệu quả và thiết thực hơn đồng thời sẽ là bài học nhỏ để
các đơn vị trường học đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa tốt. Vì
thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế chắc chắn không thể tránh khỏi thiếu sót

rất mong nhận được góp ý để đề tài của tôi được áp dụng có kết quả tốt hơn.

B - Giải quyết vấn đề
Phần 1: Vị trí vai trò của văn hóa - đời sống văn hóa ở trường học
I. Khái niệm về văn hóa:

Văn hóa là một khái niệm được xuất hiện rất lâu trong lịch sử, khái niệm
văn hóa xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của xã hội loài
người. Loài người từ xưa đến nay đã trải qua 5 hình thái phát triển kinh tế xã hội
thì văn hóa cũng trải qua 5 giai đoạn tương ứng với 5 hình thái phát triển kinh tế
của xã hội đó. Cho phép chúng ta khẳng định văn hóa là hoạt động có tính bản
chất của con người, gắn bó lịch sử hình thành con người. Tuy vậy nhận thức về
nội dung của văn hóa, bản chất đích thực của văn hóa thì còn là những vấn đề
cần có những tranh luận và bàn cải.
Đã có thời người ta coi văn hóa là: Những buổi chiếu phim hay những buổi
biểu diễn nghệ thuật như hát chèo, hát tuồng, hát cải lương... Tóm lại văn hóa chỉ
là những hoạt động vui chơi giải trí sau những buổi lao động mệt nhọc, văn hóa
chỉ là những hoạt động mang tính hưởng thụ. ở những giai đoạn người ta lại
đồng nhất với trình độ học vấn...
Với sự nhận thức phiến diện về văn hóa như vậy nên hậu quả là sự chậm
tiến, là sự lạc hậu trong việc phát triển kinh tế xã hội. Có thể thấy rằng ở nước ta
một thời gian dài có sự nhận thức sai lầm về văn hóa và vai trò của văn hóa nên
chậm phát triển, tình hình xã hội có nhiều vấn đề phức tạp.
Vậy văn hóa là gì? tác động của văn hóa đối với việc phát triển của văn hóa
như thế nào đó là những vấn đề mà những nước tiên tiến trên thế giới hiểu rõ hơn
ai hết, đối với chúng ta sau những sai lầm trong nhận thức, trong tư duy về vấn
đề văn hóa, về tác động của văn hóa với việc phát triển kinh tế xã hội thì đại hội
đảng lần thứ VI (1986) chúng ta đã có sự đổi mới nhận thức theo đó văn hóa
trước hết là hoạt động tinh thần nhằm phát huy những năng lực bẩm sinh và bản
chất của con người vươn tới cái Trân, thiện, mỹ. Thông qua các hoạt động đó các

-3-


dân tộc sẽ hình thành nên một hệ thống các giá trị đó là đạo lý làm người, là các
chuẩn mực xã hội. hệ thống các giá trị chuẩn mực đó sẽ dần dần được tích lũy lại
làm nên môi trường văn hóa. Từ môi trường văn hóa này mỗi thành viên của xã
hội kể từ khi ra đời lớn lên sẽ nhận thức được sự giáo dục, sự đào luyện để trở
thành một con người và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới.
Qua khái niệm trên, ta thấy sản phẩm văn hóa là do con người sáng tạo
mang nên ý nghĩa đạo lý tích cực của cuộc sống văn minh nhân loại. Vì vậy
những gì không phải là sản phẩm do lao động làm ra nhưng nhằm mục đích độc
hại dẫn đến suy thoái đạo đức con người đều không phải là văn hóa. văn hóa là
phản ánh của lao động sản xuất xã hội, nhưng trong một điều kiện nhất định nào
đó văn hóa có thể đi trước một bước để tác động, để định hướng làm cho xã hội
phát triển.
Xây dựng môi trường văn hóa chính là xây dựng một môi trường thiên
nhiên thứ hai của con người mà ở đó tất cả những gì tốt đẹp nhất của con người
được vun trồng, chăm sóc, phát triển. Ta thường hay nghe những câu nói như:
Sống có văn hóa, cư xử có văn hóa...; Yếu tố văn hóa ở đây nó thể hiện lối sống
có đạo lý phù hợp với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt nam, đó là
lối sống " Mình vì mọi người, mọi người vì mình". biểu thị sự đoàn kết đùm bọc
trong cuộc sống cộng đồng.
Hiểu rõ về văn hóa, nhận thức rõ về văn hóa giúp ta có cái nhìn toàn diện
hơn và thấy rõ được vai trò to lớn của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế của
xã hội.
II- Vị trí, vai trò của văn hóa trong sự phát triển kinh tế xã hội và xây dựng đời
sống văn hóa ở trường học

Trong thời đại ngày nay, nguồn gốc của sự giàu có không chỉ là tài nguyên
thiên nhiên, vốn kỹ thuật và yếu tố ngày càng quan trọng và quyết định là nguồn

lực con người, là tiềm năng sáng tạo của con người, tiềm năng này trong văn
hóa, trong trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, nhân cách, lối sống, ý chí, nghị lực, sự thành
thạo. tài năng của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định đầu tư cho Giáo dục là đầu tư cho sự phát
triển. GD&ĐT, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu trong việc đưa đất
nước ta bước vào thời kỳ CNH- HĐH đất nước. Thành tựu của những năm đổi
mới vừa qua là nhân chứng cho sự đúng đắn về quan điểm của Đảng đối với vai
trò văn hóa, với sự phát triển của xã hội.
Giáo dục- Đào tạo và khoa học công nghệ là những mũi nhọn đột phá đưa
đất nước ta đi tắt, đón đầu nắm bắt những thành tựu khoa học mới nhất, tiên tiến
nhất áp dụng vào Việt nam, Đảng đã xác định đầu tư cho Giáo dục để nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, các yếu tố dân trí, nhân lực, nhân
tài là những yếu tố hết sức quan trọng cho việc thành công của CNH- HĐH đất
nước.
-4-


Các chủ trương như phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ, chủ trương
phổ cập THCS mà hiện nay là Luật giáo dục là những hành động cụ thể, thể
hiện quan điểm của Đảng về vấn đề văn hóa, coi văn hóa là động lực để phát
triển kinh tế xã hội và mới đây thôi hàng loạt các chủ trương kiên cố hóa trường
học, tăng cường cơ sở vật chất trường học, hiện đại hóa giáo dục thể hiện rõ vai
trò tác động của văn hóa đối với sự phát triển của văn hóa. Chính phủ đã khẳng
định phải hiện đại hóa giáo dục, đưa giáo dục phát triển và tiến kịp các nước
trong khu vực và các nước trên thế giới, có như vậy thì Việt nam mới có thể tiến
hành CNH - HĐH giành thắng lợi được.
Đặc biệt hiện nay là thời đại kinh tế tri thức. Nếu như trước đây nước nào
có nhiều tài nguyên thiên nhiên thì nước đó là những nước giàu có, thì bây giờ
tiềm lực con người là yếu tố quyết định tới kinh tế trong giai đoạn hiện nay và từ
nay về sau. Yếu tố con người là tài nguyên vô cùng quý giá và quan trọng với

mỗi quốc gia, điều này đã thể hiện trong quan điểm của Đảng ta qua Đại hội VIII
và Đại hội IX " Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Để có được điều đó việc phát
huy truyền thống văn hóa cần cù, thông minh, sáng tạo của con người Việt Nam
trong thời kỳ hóa khoa học công nghệ hiện đại là yếu tố sống còn của chúng ta
hiện nay. Chủ trương xây dựng một xã hội học tập của Đảng là phù hợp với yêu
cầu của thời đại càng chứng tỏ vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế
xã hội.
Văn hóa không chỉ là động lực của phát triển kinh tế mà còn là mục tiêu
của sự phát triển. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội phải gắn liền phát
triển mục tiêu. Nói văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế có nghĩa là sự
phát triển kinh tế phải nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho toàn xã hội, tạo
ra cơ sở vật chất lành mạnh về đời sống tinh thần. Muốn vậy văn hóa phải điều
tiết sự phát triển kinh tế, phải gắn sự phát triển kinh tế với sự phát triển xã hội.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển, là sự phát triển một cách lành mạnh,
loại trừ ra khỏi mục tiêu của sự phát triển của những tệ nạn xã hội, những tư
tưởng lối sống ích kỷ, vì tiền mà chà đạp lên lương tâm đạo lý... đây là những
hậu quả mặt trái của cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế thị trường đưa lại.
+ Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội:
Văn hóa có vững chắc thì sự phát triển của đất nước mới bền vững. Nói văn
hóa là nền tảng tinh thần cũng có nghĩa là coi văn hóa là tổng thể các giá trị, các
tiềm năng sáng tạo của đất nước, muốn phát triển cần phải dựa vào các giá trị đó.
Nói văn hóa là nền tảng tinh thần, còn đòi hỏi phải đặt văn hóa vào vị trí quan
trọng cũng như kinh tế tạo nên nền tảng vật chất, nền tảng vật chất và nền tảng
tinh thần tạo nên những điều kiện cần và đủ để xã hội tồn tại và phát triển, văn
hóa là nền tảng tinh thần nghĩa là văn hóa góp phần tạo nên nền móng của xã
hội, của dân tộc. Thiếu điều kiện vật chất thì không có sự tồn tại của con người,
nhưng thiếu điều kiện về tinh thần thì xã hội không phát triển được, không thể có
-5-



văn minh tiến bộ. Trong quá trình tồn tại và phát triển của lịch sử, cơ sở vật chất
và tinh thần thường xuyên tác động và hỗ trợ cho nhau. Như vậy, chừng nào nền
tảng tinh thần của xã hội bị suy yếu thì chừng đó xã hội sẽ lâm vào khủng
khoảng, các tệ nạn xã hội xuất hiện và phát triển kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn,
ngược lại nền tảng xã hội vững chắc sẽ là cơ sở tốt cho việc phát triển kinh tế xã
hội.
+ Văn hóa tham gia xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa:
Quan tâm đến con người và phát huy sức mạnh của con người đến việc giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng cho con người là sự nghiệp cao cả
của Đảng và Bác Hồ. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, xã hội chủ
nghĩa ngày nay lại càng đòi hỏi quan tâm đến việc xây dựng con người mới xã
hội chủ nghĩa, bởi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định thắng lợi của
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa nghệ thuật, tạo dựng lối sống
văn minh lịch sự, những phong tục tập quán tốt đẹp vừa mang đậm đà bản sắc
dân tộc, vừa phù hợp với trào lưu văn hóa tiến bộ của nhân loại.
Nhà trường lấy nhiệm vụ dạy và học làm nhiệm vụ trung tâm thường xuyên
nâng cao dân trí cho con em ở địa phương, giáo dục nề nếp, kỷ cương, động cơ
tốt trong hoạt động giảng dạy và công tác, làm cho quan hệ thầy và trò ngày càng
trong sáng, lành mạnh. Truyền thống tôn sư trọng đạo được giữ gìn và phát huy
tốt đẹp. Đời sống văn hóa ở nhà trường còn được quan tâm bởi nếp sống văn hóa
hàng ngày truyền thống văn hóa của nhà trường qua 58 năm phát triển và trưởng
thành. Phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao đuợc quan tâm và phát
triển. Thông qua các hoạt động ngoài giờ, phong trào thi đua theo các chủ đề
trong năm học như: 20/11; 22/12; 3/2; 26/3; 19/5... để nhằm giáo dục truyền
thống và thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Đồng thời, nhà trường cần quan tâm đến vấn đề đời sống vật chất đó là chế
độ của CBGV, học sinh. Nếp sống trong ăn mặc, đi lại, ăn ở, học hành. Nhà
trường quan tâm để giúp đỡ học sinh khó khăn về kinh tế, hoàn cảnh gia đình với

truyền thống "Lá lành đùm lá rách" để mọi học sinh được đến trường học tập,
vui chơi được phát triển toàn diện. Nhà trường là địa chỉ văn hóa tốt trung tâm
văn hóa của địa phương, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu:
"Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài" đồng thời hỗ trợ nâng
cao đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho quần chúng nhân dân lao động, góp
phần mình cho việc xây dựng quê hương giàu đẹp, kinh tế - xã hội phát triển
nhanh và bền vững.
Phần II: Thực trạng và giải pháp xây dựng đời sống văn hóa tốt ở đơn vị trường
thcs vạn hòa- nông cống

-6-


1, Đặc điểm tình hình nhà trường:
Sự nghiệp giáo dục có vị trí vô cùng quan trọng trong chiến lược xây dựng
con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ IX đã khẳng định: " Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những nội lực
quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đất nước là điều kiện để
phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng
kinh tế nhanh và bền vững".
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, nền kinh tế của cả nước nói chung
và huyện Nông Cống nói riêng đã có những chuyển biến sâu sắc về mọi mặt. Sự
phát triển trên lĩnh vực đời sống cùng với sự đi lên của ngành giáo dục Huyện
nhà đã tạo cho trường THCS Vạn Hòa những khởi sắc mới. Trường sở được xây
dựng khang trang, đảm bảo đủ điều kiện khởi sắc mới. Trường sở được xây dựng
khang trang, đảm bảo đủ điều kiện cho dạy và học. Trường có một khuôn viên
xanh - sạch - đẹp. Chất lược giáo dục ngày một nâng cao. Nhiều năm liền nhà
trường đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, cấp tỉnh. Năm học 2009-2010
nhà trường vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bàng khen tập thể lao động
xuất sắc.

Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể nói lịch sử hình thành và phát triển của
trường THCS Vạn Hòa gắn liền với lịch sử phát triển và xây dựng quê hương,
đất nước. Nhà trường đã và đang vững bước đi lên trong niềm tin, niềm tự hào
của Đảng bộ, nhân dân xã nhà và của ngành GD&ĐT huyện Nông Cống vì lợi
ích: " Trăm năm trồng người".
Cho đến ngày hôm nay được sự quan tâm của các cấp, các ngành các đoàn
thể và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân địa phương trường THCS Vạn Hòa đã
có một cơ ngơi tương đối khang trang, đủ điều kiện phục vụ cho dạy học và các
hoạt động giáo dục khác trong nhà trường cụ thể là:
- Trường có 18 phòng học cao tầng: trong đó 8 phòng học; 2 phòng học bộ
môn: Phòng hóa- sinh, phòng lý- công nghệ, phòng nghe nhìn , phòng tin học,
phòng thư viện, 1 văn phòng, phòng làm việc của Hiệu trưởng, phòng Phó Hiệu
trưởng, phòng hành chính, phòng đoàn đội, phòng CT Công đoàn, phòng truyền
thống.
- Công trình bể nước sạch, nhà để xe cho giáo viên và học sinh, nhà vệ sinh, sân
chơi, diện tích khuôn viên nhà trường 8761m2 bình quân 33,6m2/1hs. Tất cả được
bao bọc bởi hệ thống tường ràng và có cổng ra vào.
- Bàn ghế đủ cho học sinh học 1 ca /ngày.
- Thiết bị phòng hội đồng, phòng chức năng, phòng làm việc của BGH, các tổ
chức nhà trường được bố trí tương đối đầy đủ tủ, bàn ghế đúng yêu cầu.
- Quanh năm, nhà trường lúc nào cũng sạch sẽ, đẹp mắt như mới vừa được
quét dọn vệ sinh; chính vì vậy các em học sinh rất yêu mến trường: bờ tường,
phòng học không hề bị vẽ bậy; hoa tươi không bị ngắt, cây xanh không bị bẻ...
-7-


Cơ sở vật chất, cảnh quan đảm bảo tốt cho việc dạy và học.
2- Thực trạng tình hình đời sống văn hóa của nhà trường từ ngày thành lập
đến nay
a, Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của nhà trường qua các thời kỳ:

Vạn Hòa là vùng đất bán sơn địa, độ màu ít, độ dốc lớn. Trước đây, mùa hạ
thường thiếu nước. Những năm gần đây, nhờ có hệ thống thủy nông sông Mực
nên việc chủ động tưới tiêu hiệu quả. Tuy vậy, nếu có những trận mưa lớn kéo
dài từ 1 đến 2 ngày thì rất dễ bị ngập úng. Đời sống nhân dân thuần nông, thu
nhập chủ yếu từ cây lúa nên còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, với truyền thống hiếu học, coi cái chữ là quan trọng nên mọi
người dân trong toàn xã rất chăm lo đến việc học của con em và nó trở thành
tiềm thức trong cộng đồng dân cư thôn làng. Vì vậy dân trí phát triển ngày càng
cao, nhiều con em của quê hương đã trưởng thành bằng con đường học vấn- đó
là các thế hệ đã và đang công tác trong các lĩnh vực: Quân đội, công an, cán bộ
lãnh đạo, các nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học khắp mọi miền trên đất nước.
* Tiền thân của trường THCS Vạn Hòa: Trước nhu cầu học tập của con em và sự
phát triển của xã hội; Từ tháng 10/1953, tại địa phương Vạn Hòa có 2 trường cấp
2 được thành lập:
- Một trường cấp 2 quốc lập: có 2 lớp 5 và 6 do thầy Bùi Hữu Điệt, quê ở làng
Khang Ninh, xã Thăng Thọ làm Hiệu trưởng. Học sinh củ yếu là con em các xã
Vạn Hòa, Vạn Thắng, Vạn Thiện, lớp học rải rác trong các thôn trong xã. Cơ sở
vật chất ban đầu của nhà trường rất thiếu thốn: nơi học tập, văn phòng làm việc
hội họp. ăn ở của giáo viên đều phải dựa vào nhân dân.
+ Đến năm 1955- 1956: Hiệu trưởng nhà trường là thầy Hoàng ái Nhân, quê ở
tỉnh Quảng Bình. Thầy nguyên là luật sư sau chuyển sang ngành sư phạm. Thầy
đã mất rồi.
+ Năm 1956- 1957: Trường cấp 2 Vạn Hòa sát nhập với trường cấp 2 Trung
Thành- gọi là trường Huyện. Trường đóng tại Côn Sơn, xã Trung Thành. (có
người nhầm là xã Trung ý, Cầu Quan).
- Cùng trên địa bàn xã Vạn Hòa thời kỳ 1953 còn có một trường cấp 2 nữa- Đây
là trường tư thục, được thành lập tháng 10/1953, do thầy Lê Tư Lành làm Hiệu
trưởng. Thầy quê ở Hà Nam; thầy là Đại biểu Quốc hội nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa khóa I. Nhà trường có 3 lớp : 5-6-7. Nhà trường chỉ tồn tại 2 năm rồi
giải thể.

* Thời kỳ 1965- 1975:
- Đến năm 1965, trường cấp II Vạn Hòa được thành lập theo Quyết định của
Trưởng ty Giáo dục Thanh Hóa. Hiệu trưởng nhà trường là thầy Lê Đức Trấnquê ở làng Vũ Yên, xã Minh Thọ.
Nhà trường bấy giờ đóng ở làng Tân Dân nay gọi là thôn Quyết Chiến.

-8-


Đây là thời kỳ đế quốc Mỹ đang mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc
bằng không quân. Nhà trường phải sơ tán vào nhà dân. Thầy cô giáo cùng với
các em học sinh và dân quân phải đào hào, đắp lũy quanh lán họcđể ngăn bom
đạn Mỹ, bảo vệ các em học sinh.
Thầy cô giáo và các em học sinh vừa học tập, vừa tăng gia sản xuất dưới
bom đạn ác liệt của quân thù. Phong trào thi đua "Hai tốt" trong thời kỳ này đã
dấy lên và phát triển mạnh mẽ.
Thầy Lê Đức Trấn đã vinh dự được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam ở
chi bộ làng Tân Dân.
Thầy làm Hiệu trưởng được 2 năm: từ tháng 7 năm 1965 đến tháng 7 năm
1967 thì bàn giao chức vụ Hiệu trưởng cho thầy Vũ Đình Dậu. Thầy Trấn đi
nhận nhiệm vụ mới: về giảng dạy tại trường 7+2A miền xuôi Thanh Hóa.
Sau đó, thầy còn chuyển công tác ở một số nơi. Trước nghĩ hưu, thầy là Phó
hiệu trưởng Trường Chính trị, tỉnh Lâm Đồng- Tại thành phố Đà Lạt.
Năm nay thầy 73 tuổi, còn rất mạnh khỏe. Hiện đang nghỉ hưu tại làng Vũ Yên,
xã Minh Thọ.
Từ tháng 8/1967 đến thánh 7 năm 1969, Hiệu trưởng nhà trường là thầy
Vũ Đình Dậu. Thầy Dậu quê ở làng Quyết Thắng, xã Vạn Thắng.
Năm nay thầy 80 tuổi, đang cùng gia đình sống tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai.
Tiếp sau thầy Dậu là thầy Lê Minh Chất, làm Hiệu trưởng nhà trường từ
tháng 8/ 1969 đến 7/1971.

Thầy Chất quê ở làng Vụng Múng, xã Trung Thành. Thầy đã nghỉ hưu, năm nay
thầy 74 tuổi và còn mạnh khỏe.
Sau thầy Lê Minh Chất là thầy Tô Quang Mậu, làm hiệu trưởng từ tháng
8/1971 đến 7/1972.
Thầy Tô Quang Mậu quê ở làng Lộc Tuy, xã Công Liêm.
Năm nay thầy 82 tuổi, còn rất khỏe mạnh
Trong thời kỳ này (1965-1975) cũng như các nhà trường khác trong huyện,
nhà trường gặp muôn vàn khó khăn, cơ sở vật chất thiếu thốn, học sinh đông,
thầy ít, trò nhiều nhưng thầy và trò đã tự khắc phục khó khăn bằng cách xách đèn
chai đi học ban đêm, đội mũ rơm, đào hào giao thông để tránh bom đạn của đế
quốc Mỹ. Khó khăn là thế, nhưng cũng rất đỗi tự hào dưới mưa bom, bão đạn ác
liệt của kẻ thù, các thế hệ học trò vẫn kiên cường bám lớp , hoàn thành tốt nhiệm
vụ dạy và học.
Năm 1972 giặc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc- nhằm ngăn chặn sự tiếp
viện của miền Bắc cho miền Nam. Giặc Mỹ điên cuồng ném bom, bắn phá miền
Bắc, nhiều làng mạc, nhà máy, công xưởng, khu dân cư bị trúng bom của kẻ thù,
trường học cũng không ngoại lệ. Nhiều chiến sỹ hy sinh, nhiều người dân vô tội
bị thiệt mạng. Đặc biệt hình ảnh học trò Trịnh Ngọc Hoa học sinh lớp 7 đang
-9-


trong giờ học khi nghe tiếng trống dồn có máy bay địch, thầy trò chạy ra hầm trú
ẩn nhưng không kịp, máy bay thả bom, mảnh bom của giặc Mỹ đã cướp đi cánh
tay của anh- cánh tay học trò.
Lớp lớp học sinh vẫn nối tiếp nhau khôn lớn và trưởng thành dưới mái
trường đơn sơ của một thời hào hùng, oanh liệt. Thực hiện lời dạy của Bác:"Dù
khó khăn đến đâu cũng phải dạy tốt học tốt". Những người thầy đứng trên bục
giảng vẫn say sưa, miệt mài bên trang giáo án, quên mình, tất cả vì học sinh thân
yêu. Chất lượng giáo dục vẫn được duy trì, nhiều học sinh đã trưởng thành từ
ngôi trường này.

* Thời kỳ 1976- 1991:
Hòa bình lặp lại, Bắc Nam sum họp một nhà. Nền giáo dục của cả nước được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Xã Vạn Hòa bằng công sức của Đảng bộ và nhân
dân đã xây dựng hai dãy nhà trường có 16 phòng học cho hai cấp 1, 2 trên địa
điểm trường hiện nay. Số học sinh đông nhiều năm trên một nghìn học sinh, 32
lớp, giáo viên thiếu nhiều, đời sống các thầy cô gặp rất nhiều khó khăn bởi tình
trạng của đất nước sau chiến tranh, chế độ bao cấp.
Thời kỳ này, Thầy Phạm Văn Nham là Hiệu trưởng nhà trường- Thầy quê ở
làng Giản Hiền, xã Vạn Thắng. Thầy làm Hiệu trưởng từ tháng 8/1972 đến tháng
7/1982. Thầy đã nghĩ hưu. Năm 2006, không may thầy bị tai nạn giao thông đã
qua đời- Hưởng thọ 71 tuổi.
* Sau thầy Phạm Văn Nham là thầy Mai Văn Long làm Hiệu trưởng. Thầy Long
chính quê ở xã Trường Minh- bố mẹ cho đi làm con nuôi từ khi còn nhỏ ở làng
Phú Long, xã Tượng Lĩnh. Thầy Long làm hiệu trưởng từ tháng 8 năm 1982 đến
tháng 8 năm 1984. Năm nay thầy 62 tuổi. Hiện thầy đang cùng gia đình sinh
sống ở tỉnh Đắc Lắc.
Năm học 1984-1985. Hiệu trưởng trường cấp 1,2 là thầy Nguyễn Công
Chính- quê thầy ở làng Ngọc Bản, xã Vạn Hòa. Tốt nghiệp Đại học sư phạm
Vinh làm công tác giảng dạy được vài năm, thầy được bổ nhiệm làm cán bộ quản
lí trường học.
c, Thời kỳ 1992 đến nay:
Năm 1992 thực hiện chương trình cải cách giáo dục của ngành, trường
THCS Vạn Hòa được tách thành 2 cấp, theo quyết định số 307, ngày 28/8/1992,
do đ/c chủ tịch UBND huyện Lê Xuân Đạm ký.
Từ đó, xã Vạn Hòa có 2 trường: một trường Tiểu học do cô Đinh Thị Văn
làm hiệu trưởng.
Trường THCS do thầy Nguyễn Công Chính làm Hiệu Trưởng từ tháng
9/1984 đến 10/3/2003. Sau đó, thầy được lãnh đạo Huyện phân công về giữ chức
vụ Hiệu trưởng trường THCS Vạn Thiện. Thầy đã nghĩ hưu tháng 10/2010. Đang
cùng gia đình sinh sống ở làng Tùng Thiện, năm nay thầy 61 tuổi.

Tiếp theo thầy Chính là thầy Đỗ Đình Phùng làm Hiệu trưởng.
- 10 -


Thầy Phùng làm Hiệu trưởng từ ngày 11/3/2003 đến 14/11/2005 thì nghỉ hưu.
Năm nay thầy Phùng 67 tuổi, đang cùng gia đình sinh sống tại thôn Đồng Thọ,
xã Vạn Hòa.
Năm học 2005-2006 thầy Nguyễn Văn Thành được Chủ tịch UBND huyện
bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng nhà trường. Thầy quê ở thôn Đại Điền, xã Hoằng
Khánh, huyện Hoằng Hóa. Thầy nguyên là giáo viên trường Năng khiếu huyện
Nông Cống. Được bổ nhiệm chức vụ Phó hiệu trưởng nhà trường, rồi làm Hiệu
trưởng nhà trường từ ngày 15/11/2005.
Nếu tính từ năm 1965- kể từ khi xã Vạn Hòa có trường cấp II đến năm
2011, thì đến nay đã được 46 năm và có 9 thầy Hiệu trưởng. Đây là ngôi trường
có bề dày lịch sử và truyền thống học.
Trải qua năm tháng, bao thế hệ thầy cô giáo và các em thân yêu, đã công
tác, đã sống, đã cống hiến và học tập, trưởng thành dưới mái trường này.
Trường từ chỗ tranh tre, lán nứa, di chuyển từ địa điểm này đến địa điểm
kia. Giờ đây, nhìn lại chặng đường 46 năm chúng ta rất đỗi tự hào với mái
trường mến yêu này.
b, Những thành tựu đạt được của nhà trường trong 5 năm qua:
* Chất lượng các hoạt động giáo dục và giảng dạy:
Từ năm 2005- 2006 đến nay, nhà trường đã cải tiến phương pháp quản lý,
phân công giáo viên, tổ chức dạy học, quản lý học sinh khoa học.
Vì vậy, chất lượng mũi nhọn, chất lượng đại trà, tỉ lệ học sinh đậu vào
Trung học phổ thông tăng lên rõ rệt và đã có bước đột phá.
Tỉ lệ học sinh lớp 9 thi vào trung học phổ thông hàng năm tăng lên rõ rệt:
+ 2005- 2006 là 30,2%.
+ 2006- 2007 là 35,8%.
+ 2007- 2008 là 56,1%.

+ 2008- 2009 là 68,3%.
+ Đặc biệt là năm học 2009- 2010 là 100%. Nhà trường được phòng GD & ĐT
ghi nhận là đơn vị duy nhất trên toàn huyện có 100% học sinh dự thi đậu cả
100%. Tỉ lệ học sinh giỏi văn hóa những năm qua cũng tăng lên rõ rệt.
Trước đây, nhà trường đứng tốp cuối trong khối THCS, thì những năm qua
học sinh giỏi văn hóa của nhà trường đã vươn lên trong tốp đầu; năm nào cũng
có học sinh giỏi tỉnh.
Cơ sở vật chất, cảnh quan nhà trường mỗi ngày một khang trang, đẹp đẽtừng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu mới.
* Năm học 2009- 2010:
- Chất lượng mũi nhọn, học sinh giỏi xếp thứ 6/33 đơn vị
- Học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp 98,8%.
- Học sinh lớp 9 thi vào Trung học phổ thông bình quân điểm xếp thứ 3 toàn
huyện.
- 11 -


Nhưng xếp thứ nhất và duy nhất là có tỉ lệ học sinh dự thi vào Trung học phổ
thông đậu 100%- (cả 80 em đều đậu).
- Đội thiếu niên tiền phong nhà trường được Liên sở GD-ĐT, Tỉnh Đoàn, Hội
chữ thập đỏ tỉnh tặng cờ Liên đội mạnh cấp tỉnh.
- Cá nhân em liên đội trưởng Ngô Thị Hòa được nhận giải thưởng Sao Kim
Đồng.
- Nhà trường được Chủ tịch Tỉnh tặng Bằng khen tập thể Lao động suất sắc.
- Năm 2010- chi bộ Đảng được Ban chấp hành Đảng bộ tặng Giấy khen chi bộ
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Công đoàn được đoàn cấp trên khen ngợi Công đoàn mạnh.
* Chất lượng hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường:
- Nhà trường có 1 chi bộ Đảng: gồm: 16đ/c- các đ/c đều được phân công đứng
đầu các bộ phận chủ chốt của nhà trường- như: chủ nhiệm lớp, dạy đội tuyển học
sinh giỏi, dạy ôn thi vào Trung học phổ thông- bầu vào Ban chấp hành Công

đoàn, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách đội...Các đ/c đã hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
Ngoài công việc của nhà trường, những năm qua, chi bộ còn tham gia các
phong trào với Đảng bộ như thi biểu diễn văn nghệ quần chúng, thi tìm hiểu
"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Qua các lần thi, chi bộ
đều đạt giải cao.
Song song với nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, chi bộ còn quan tâm
đến việc bồi dưỡng, phát triển Đảng, phát triển nguồn nhân lực cho huyện.
4 năm lại đây, nhà trường có 6 đ/c giáo viên là Đảng viên, đây là những đ/c
có năng lực chuyên môn giỏi, phẩm chất đạo đức tốt: 1đ/c được bổ nhiệm đi làm
Hiệu trưởng, 1đ/c được bổ nhiệm phó Hiệu trưởng và 2 đ/c được tăng cường về
trường THCS Trần Phú, 2 đ/c đi Công Chính.
Bình quân mỗi năm, chi bộ kết nạp được từ 1 đến 2 đ/c đảng viên- Chi bộ
xứng đáng là trung tâm lãnh đạo, chỉ đạo để làm nên mọi thắng lợi trong nhà
trường.
- Tổ chức công đoàn nhà trường:
Công đoàn thực sự là tổ ấm tình thương- nơi các nguyuện vọng, tâm tư cá
nhân được chia sẻ, giúp đỡ, động viên.
Các đ/c trong BCH thực sự là những đ/c gương mẫu, luôn hết lòng vì tập thể.
Công đoàn đã động viên kịp thời và cùng với nhà trường hoàn thành tốt các chỉ
tiêu đề ra.
Trong những năm qua, nhiều đ/c tiêu biểu cho phong trào"giỏi việc trường,
đảm việc nhà" đã là những tấm gương cho chị em học tập như đ/c Trần Thị Phúc,
đ/c Nguyễn Thị Hiền, đ/c Lê Thị Hải, đ/c Mai Thị Viên, đ/c Trịnh Thị Thanh, đ/c
Nguyễn Thị Mai...

- 12 -


Ngoài ra, công đoàn còn kêu gọi chị em ủng hộ các phong trào: ngày vì

người nghèo, vùng bảo lụt thiên tai, xóa nhà tranh tre nứa lá, trái phiếu chhính
phủ...
Các đợt quyên góp, ủng hộ đều vượt chỉ tiêu được giao. Công đoàn còn xây
dựng quỹ cho chị em có hoàn cảnh khó khăn vay, để khắc phục cuộc sống- yên
tâm công tác.
Do có nhiều thành tích trong các phong trào, công đoàn nhà trường đã được
Công đoàn cấp trên khen thưởng hàng năm.
- Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:
Gồm 18 đ/c, chiếm 72% lực lượng trong nhà trường.
Các đ/c thực sự là mũi nhọn, xung kích đi đầu, gương mẫu trong các phong
trào. Đoàn thanh niên thực sự là chỗ dựa tin cậy của chi bộ Đảng- nhà trường.
Do có sức khỏe- năng động- nhiệt tình- hầu hết các đ/c đảm nhận nhiệm vụ chủ
nhiệm lớp-dạy đội tuyển, đi xuống thôn kiểm tra việc học ban đêm tại gia đình
học sinh, thi hội diễn văn nghệ quần chúng; thi tìm hiểu pháp luật...
Các phong trào phát động đều được các đ/c nhiệt tình tham gia và thực sự
có hiệu quả; góp phần đắc lực vào thành tích chung của nhà trường.
Chi đoàn thanh niên đã được Đoàn cấp trên khen thưởng trong nhiều năm qua.
*Đội thiếu niên:
Trong những năm học qua phong trào Đội luôn được duy trì, hoạt động có
hiệu quả cao, nhiều đội viên TN đạt danh hiệu học sinh giỏi, cháu ngoan Bác Hồ,
85% đội viên được kết nạp vào Đoàn trong những năm qua Liên đội thiếu niên
nhà trường luôn đạt được những thành tích cao được hàng năm đều được huyện
đoàn công nhận Liên đội vững mạnh xuất sắc và được Đoàn cấp trên tặng
thưởng nhiều giấy khen, bằng khen. Năm học (1999-2000) TW Đoàn tặng bằng
khen
*Năm học 2010- 2011: nhà trường có 8 lớp, với 258 em học sinh.
- Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là 26 đ/c.
Trong đó:
+ Ban giám hiệu: 2
+ Giáo viên: 20

+ Nhân viên: 3
+ Hợp đồng: 1
- Trình độ chuyên môn:
+ Đại học: 13 đ/c= 50%.
+ Cao đẳng: 9 đ/c= 34,6 %
+ Trung cấp: 3 đ/c= 15,4%
- Trình độ nhận thức chính trị: + Trung cấp: 2= 8,3%
+ Đang học trung cấp: 1= 4,1%
Tiếp nối các thế hệ đàn anh đi trước, những năm qua, nhà trường phấn đấu
đi lên mạnh mẽ, toàn diện: chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng mũi nhọn,
chất lượng đạo đức, duy trì sĩ số chuyển biến rõ rệt.
- 13 -


c, Những yếu kém, tồn tại
Trong giai đoạn hiện nay, chuyển sang nền kinh tế thị trường văn hóa vừa
là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thay đổi nếp nghĩ cách làm, kích thích
sáng tạo, năng động nhưng trong môi trường văn hóa cũng nhiễm phải các căn
bệnh của kinh tế thị trường như: sùng bái đồng tiền, lối sống tiêu thụ, thực hiện
chạy đua với đồng tiền, văn hóa bị lôi cuốn vào xu hướng thương mại, tất cả các
việc làm bị đồng tiền xui khiến không cần quan tâm đến yêu cầu giáo dục lối
sống. Đồng tiền xuất hiện với tư cách làm xuyên tạc sự thật, xuyên tạc bản chất
tốt đẹp của con ngưòi của những quan hệ xã hội làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân
lối sống ích kỷ và nhiều thủ tục lạc hậu như mê tín dị đoan, đồng bóng, bói
toán... v..v. có điều kiện phát triển trở lại. hơn nữa nền kinh tế thị trường làm cho
tốc độ phân hóa giàu nghèo nhanh hơn. Tất cả những biểu hiện trên tác động đến
đời sống tinh thần đến tâm tư, tình cảm của cán bộ giáo viên và học sinh. Trong
lĩnh vực giáo dục vẫn còn có những hiện tượng tiêu cực trong việc thi cử đánh
giá học sinh, bệnh thành tích trong giáo dục chưa được ngăn chặn. Hoạt động
của các đoàn thể chưa được phát huy tốt. Môi trường cảnh quan văn hóa đặc biệt

cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hóa chưa được đầu tư, các hình
thức văn hóa, văn nghệ mang tính đơn điệu chưa thường xuyên. Đã có quy ước
xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt, nhưng việc tổ chức thực hiện còn
hạn chế. Chính sách về văn hóa nhất là việc đầu tư kinh phí cho các hoạt động
văn hóa còn thấp, chưa toàn diện.
II. những giải pháp chủ yếu xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt trong thời kỳ
đổi mới hiện nay

Nghị quyết TW V khóaVIII đã chỉ rõ: " từ nay đến năm 2000, chúng ta
phải đạt được trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành
mạnh trong xã hội, trước hết là trong các tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước,
trong đoàn thể quần chúng và trong từng hộ gia đình". Đặt vấn đề như vậy là hết
sức đúng đắn bởi vì trong toàn bộ đời sống đang tồn tại nhiều vấn đề nổi cộm
hơn cả, không tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách này thì nhiệm vụ bao
quát khó thực hiện được.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng trường học có đời sống văn hóa
tốt, trước mắt và lâu dài, phải hướng vào nhiệm vụ trọng tâm xây dựng tư tưởng
đạo đức, lối sống và đời sống văn hóa. Vì vậy chúng ta cần phải thực hiện tốt các
giải pháp chủ yếu sau đây.
1 - Trong mọi lĩnh vực công tác và quan hệ của con người trong tổ chức, xã hội:
Chúng ta cần tạo ra trong cơ quan trường học một đời sống tinh thần cao
đẹp nâng cao trình độ nhận thức, phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, xây
dựng sự nghiệp giáo dục ở địa phương vì mục tiêu: " nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".

- 14 -


Làm thế nào để cho tinh thần yêu nước vì tự cường dân tộc, ý thức cộng
đồng bằng nhân ái bao dung nghĩa tình đạo lý, lối sống lành mạnh, nếp sống văn

hóa là những hành động cao cả, là ý thức thường xuyên của mỗi cán bộ giáo viên
và cả trong học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Mặt khác, phải biến nhận
thức thành niềm tin bên trong, thành tình cảm thì mới trở thành đời sống văn
hóa, làm đúng như vậy cần phải xây dựng, truyền thống tốt đẹp, trong nhà
trường qua nhiều thế hệ nhằm xây dựng một thuần phong mỹ tục, những gì đã
bến thành văn hóa nghĩa là đã ăn sâu vào tâm lý, nếp sống thì trở nên bền vững
của mỗi con người và cộng đồng.
2 - Về xây dựng tổ chức bộ máy ban chỉ đạo lãnh đạo nhà trường trong cuộc vận
động xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt.
- Ban chỉ đạo được thành lập, mỗi thành viên phải xác định được vị trí vai trò
của mình trong nhà trường, có phương pháp tổ chức, điều hành và phối hợp tốt
giữa BGH, Công đoàn nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong trường để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị và xây dựng chỉ đạo việc thực hiện
nội dung quy ước " Nhà trường có đời sống văn hóa tốt" đã được UBND huyện
phê duyệt, gồm 5 chương 14 điều.
- Ban chỉ đạo có chương trình hoạt động cho từng thời gian và đề ra mục tiêu
phấn đấu để trong thời gian nhất định phấn đấu trường học có đời sống văn hóa
tốt, được công nhận cấp huyện, cấp tỉnh đến năm 2011.
- Lãnh đạo nhà trường phải nhận thức đúng và đủ tầm quan trọng của đời sống
văn hóa trong đời sống tinh thần, văn hóa và kinh tế, xã hội và chính trị phải thực
sự coi văn hóa là động lực của sự phát triển, là nền tảng tinh thần của xã hội là
mục tiêu phát triển đất nước: " Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ
văn minh". Do đó xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đã bản sắc
dân tộc nói chung, xây dựng đời sống văn hóa tốt ở trường học là cấp bách cần
thiết. Chính vì vậy cần tăng cường và quán triệt nhận thức giáo dục chính trị tư
tưởng, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CBGV, không ngừng nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh, tham mưu cho địa phương quan
tâm đầu tư chỉ đạo các hoạt động có nội dung chương trình để nhà trường có
điều kiện về cơ sở vật chất, các hoạt động văn hóa - văn nghệ - TDTT thành nề
nếp thường xuyên tốt.

3 - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để nâng cao nhận thức về mục tiêu của
phong trào cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa tốt ở trường học:
Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với Ban văn hóa xã, Mặt trận tổ quốc và
các đoàn thể nhân dân trên tinh thần Nghị quyết TW V khóa VIII. Chi bộ Đảng
nhà trường quan tâm chỉ đạo các phong trào thi đua yêu nước trên tất cả các lĩnh
vực mà tập trung cơ bản tập trung thi đua trong các hoạt động giáo dục giảng dạy
và các hoạt động ngoài giờ lên lớp ...

- 15 -


- Thực hiện tốt công tác vận động tuyên truyền để làm cho văn hóa thấm sâu vào
đời sống và hoạt động xã hội, hoạt động giáo dục giảng dạy học tập vào từng
người, từng tổ chức, từng gia đình và mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ giữa con
người tạo nên môi trường trong trường học có đời sống tinh thần cao đẹp, nâng
cao dân trí, trình độ học vấn ngày càng cao, phục vụ cho việc hoàn thành nghiệm
vụ chính trị của nhà trường trong giai đoạn trước mắt và lâu dài góp phần thực
hiện mục tiêu CNH-HĐH đất nưứoc từ nay đến năm 2020 nước ta cơ bản là
nước công nghiệp hiện đại.
- Gia đình là cái nôi hình thành nhân cách con người, nơi giữ gìn và bảo tồn
những di sản văn hóa dân gian truyền thống, là tế bào xã hội, gia đình tốt thì xã
hội tốt. Nhưng gia đình có thể là lô cốt kiên cố, nơi ẩn nấp những tập tục và lề
lối cổ hủ. Vì vậy trong xây dựng văn hóa ở cơ quan thì phải quan tâm đế văn hóa
gia đình. ở đây cũng cần đặc biệt chú ý phát huy vai trò làm gương của các bậc
cha mẹ học sinh của các thầy cô giáo - những tác nhân rất quan trọng được nhấn
mạnh trong Nghị quyết TW V khóa VIII.
4 - Chú trọng quan tâm xây dựng thiết chế văn hóa trực tiếp cho các hoạt động
văn hóa, văn nghệ, thông tin TDTT trong trường học:
Tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh tham gia các kỳ thi cấp huyện, tỉnh,
các Đại hội TDTT, Hội khỏe phù đổng ... để xây dựng các hoạt động vui chơi

lành mạnh, bổ ích, có tính giáo dục cao. Nhà trường phải từng bước đầu tư trang
thiết bị cho các phòng học, phòng chức năng, phòng học bộ môn, sân chơi bãi
tập... để phục vụ kịp thời, hiệu quả các hoạt động giáo dục, văn hóa, văn nghệ,
TDTT.
Mặt khác tăng cường tổ chức giao lưu văn hóa văn nghệ - TDTT giữa các
tổ chức Công đoàn, Đoàn , Đội, Giữa các khối lớp nhân các ngày kỷ niệm, ngày
lễ trong năm, nhằm đánh giá và khôi phục phong trào, tuyển chọn và bồi dưỡng
các cá nhân vận động viên có thành tích cao dự thi các cấp ... đạt nhiều thành
tích để thúc đẩy phong trào phát triển.
5, Không ngừng cải thiện đời sống vật chất cho cán bộ giáo viên và tăng
cường thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở trường học.
- Văn hóa nằm trong kinh tế, trong pháp luật, trong mọi lĩnh vực hoạt động và
tổ chức quan hệ kinh tế phát triển đời sống vật chất được cải thiện thì đời sống
tinh thần cũng được nâng cao. Vì vậy biện pháp dân chủ, công khai, công bằng
trong lao động xử phạt và thực hiện đúng, đầy đủ chế độ cho người lao động,
động viên khuyến khích làm giàu chính đáng là điều kiện, cơ sở để mỗi người có
đời sống tinh thần tốt, hăng say công tác đóng góp ngày càng nhiều hơn cho nhà
trường và địa phương, đẩy mạnh phong trào thi đua '' Hai tốt '', '' tất cả vì học
sinh thân yêu'' có hiệu quả tốt.
6, Nhà trường không ngừng nâng cao giáo dục toàn diện tạo ra các sân chơi
bổ ích cho học sinh - thiếu niên.
- 16 -


- Hoạt động dạy và học là nhiệm vụ trọng tâm nhằm hình thành cho các em phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động sáng tạo, hình thành nhân cách con người
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị
cho HS đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Đổi mới công tác quản lý giáo dục nhà trường, phát huy vai trò tích cực cá

nhân ( giáo viên, học sinh ) để thực hiện được mục tiêu giáo dục đồng thời tạo
điều kiện để mọi người được tham gia quản lý, xây dựng nhà trường phát triển.
- Tăng cường xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo tinh
thần chỉ thị 40/CT của Ban bí thư TW Đảng.- Kết hợp vừa học vừa hoạt động vui
chơi văn hóa có nội dung phù hợp là sân chơi bổ ích lý thú cho học sinh- thiếu
niên phát triển toàn diện.

C- Kết luận
Trong công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa của nước ta hiện nay, đây
là sự nghiệp của tất cả các ngành, các cấp, của toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của nhà nước, vai trò tổ chức vận động trong sự nghiệp văn
hóa, xây dựng đời sống văn hóa, đặc biệt trong xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối
sống mỗi người, mỗi thành viên trong xã hội, mỗi gia đình, mỗi tổ chức, mỗi tập
thể và cộng đồng phải tự mình vừa là chủ thể vừa là đối tượng. Nguyên lý chủ
nghĩa Mác- Lê Nin chỉ ra:"Con người trong khi cải tạo hoàn cảnh, cải tạo thế
giới thì cải tạo chính bản thân mình". Hoàn cảnh tạo ra con người đúng như
chuẩn mực nào đó con người tạo ra hoàn cảnh, hoàn cảnh tốt tạo ra con người
tốt, con người là chủ thể, hoàn cảnh là khách thể được tạo ra. Bác Hồ nói:"Muốn
xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa".
Những nhận thức mới trên đây là một căn cứ xuất phát rất quan trọng định
hướng cho quá trình xây dựng con người mới, cho quá trình xây dựng phát triển
đời sống văn hóa tinh thần xã hội nói chung, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
nói riêng.
Vì thế trong bối cảnh hiện nay, văn hóa cũng có mối quan hệ chặt chẽ để ổn
định xã hội- an ninh quốc phòng để tồn tại đời sống vật chất, đời sống tinh thần
của xã hội để đảm bảo duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững thì mọi hoạt động
trên mọi lĩnh vực văn hóa mới được phát triển, đời sống văn hóa mới được vững
chắc nhằm xây dựng nền tảng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây
dựng con người Việt Nam và tư tưởng đạo đức tâm hồn, lối sống lành mạnh, xây
dựng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội.

- 17 -


Trọng tâm nền văn hóa đó phải thấm nhuần tư tưởng yêu nước tiêu biểu mà
cốt lõi là chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh tất cả vì mục tiêu hạnh
phúc của con người. Sự phát triển của mỗi con người trong tổ chức, trong xã
hội... Muốn làm được phải có môi trường văn hóa tốt vì văn hoá vừa là mục tiêu
vừa là động lực phát triển kinh tế- xã hội.
Vì vậy việc chăm lo xây dựng và phát triển:"Trường học có đời sống văn
hóa tốt" là thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và sự quản lý của nhà
nước, theo tinh thần nghị quyết TW V khóa VIII; Trước hết nhà trường cần phải
tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ CBGV- CNV học sinh và các
bậc phụ huynh học sinh, toàn xã hội về vị trí vai trò của văn hóa trong đời sống
con người, trong môi trường giáo dục (trường học) và nhân tố con người đang
làm công tác giáo dục thế hệ trẻ và lực lượng học sinh là nguồn lực lao động cho
đất nước trong tương lai, phải làm gì? và làm như thế nào? Để sống có văn hóa
trong giai đoạn hiện nay và có góp phần mình vào công cuộc đổi mới đất nước.
Quá trình xây dựng "nhà trường có đời sống văn hóa tốt" trong điều kiện
hiện nay nước ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng khởi
xướng và lãnh đạo đã thu được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội;
Chúng ta đang thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, xác lập
nhiều thành phần kinh tế, phù hợp để xây đựng đất nước.
Như vậy việc xây dựng đời sống văn hóa có nhiều yếu tố thuận lợi chúng ta
vừa giữ gìn và phát triển được nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc
dân tộc, vừa tiếp nhận bổ sung nền văn hóa tiến bộ của thế giới để bản sắc dân
tộc Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn hóa luôn là động lực bên trong thúc đẩy
sự nghiệp CNH-HĐH đất nước vì mục tiêu" dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh" tiến bước vững chắc lên CNXH.
Trường học là một tổ chức ở cơ sở nhằm xây dựng đời sống văn hóa tốt là
góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đồng thời có vị trí vai

trò tích cực thúc đẩy đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện
nay. Nhà trường vừa có đời sống văn hóa tốt, vừa thi đua dạy tốt, học tốt, xứng
đáng là trung tâm văn hóa ở địa phương góp phần xây dưng nền văn hóa mới,
con người mới xã hội chủ nghĩa trên quê hương giàu đẹp.
ý kiến của HĐKH

Nông Cống, ngày 01 tháng 4 năm 2011
Người thực hiện

Nguyễn Văn Thành

- 18 -


- 19 -



×