Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thực trạng việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại thành phố thanh hoá, tỉnh thanh hoá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.45 KB, 17 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

Xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia là một chủ chương đúng
đắn và phù hợp với sự phát triển giáo dục trong điều kiện KT-XH đang biến
đổi theo chiều hướng tích cực hiện nay. Trong bài viết xây dựng trường
THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010 tiến sĩ Hà Thế Truyền
(Trường cán bộ quản lý GD&ĐT) đã tập trung nêu rõ mục tiêu, kết quả xây
dựng trường chuẩn Quốc gia và giải pháp thực hiện. Tác giả xác định xây
dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia là một chủ chương đúng đắn nhằm
từng bước xây dựng nhà trường theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá đồng thời
đưa hoạt động giáo dục toàn diện của nhà trường vào kỉ cương nền nếp nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học. Để thực hiện mục tiêu trên ngoài việc làm tốt
công tác tuyên truyền phổ biến sâu rộng trong toàn ngành và toàn xã hội về
công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia, các địa phương cần xây dựng đề
án cụ thể trình UBND tỉnh, thành phố để công tác này trở thành chủ trương
chính thức chính thức của các cấp chính quyền trên cơ sở đó có quy hoạch đất
và huy động các nguồn lực của địa phương đầu tư cho trường học. Mỗi cơ sở
GD&ĐT cần có kế hoạch chỉ đạo cụ thể, tập trung xây dựng cho một số
trường chuẩn Quốc gia làm mẫu và tạo đà chung.
Qua nghiên cứu các cơ sở lý luận về việc xây dựng trường THCS đạt
chuẩn Quốc gia, tôi đã tìm hiểu các tài liệu liên quan đến quan điểm giáo dục
của Đảng, chính sách của Nhà nước, các văn bản chỉ thị của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, tham khảo ý kiến của các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các
chuyên gia, các nhà quản lý giáo dục đã quan tâm đến vấn đề này.
Ngành GD&ĐT đã tích cực triển khai chủ trương xây dựng trường
THCS đạt chuẩn Quốc gia trên cả nước đã và đang trở thành việc làm chung
của ngành giáo dục, của toàn xã hội và thu được những kết quả đáng ghi
nhận.

1



Một trong những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp nhằm phát triển GD
giai đoạn 2001- 2010 và giai đoạn 2011-2015 đã được xác định là: Xây dựng
và hoàn thiện hệ thống chuẩn Quốc gia cho giáo dục gồm: Chuẩn kiến thức,
kĩ năng đối với từng cấp học và trình độ đào tạo, chuẩn các điều kiện đảm bảo
chất lượng giáo dục (đội ngũ giáo viên, giảng viên, CBQL và nhân viên,
SGK, thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thư viện, khu giáo dục thể chất...).
Các yêu cầu cơ bản về đạo đức tác phong và trách nhiệm của người học trước
gia đình và xã hội. Hệ thống chuẩn là căn cứ để chỉ đạo thực hiện và đánh giá
chất lượng giáo dục.
Tại Đại hội Đảng bộ Thành phố Thanh Hoá lần thứ XIX phương hướng
đã nên rõ: Phát huy mạnh mẽ lợi thế so sánh, huy động tối đa và sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực để xây dựng thành phố với tinh thần “Tăng tốc - Kỷ
cương - Phát triển bền vững” làm đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm
vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh; gắn phát triển kinh tế với chỉnh
trang, mở rộng đô thị theo qui hoạch, tạo sự chuyển biến rõ nét về kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội và đô thị theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại; đẩy
mạnh xã hội hoá và nâng cao chất lượng lĩnh vực văn hoá - xã hội, từng bước
xây dựng Thành phố trở thành một trong những trung tâm Văn hoá, Thể thao,
Giáo dục - Đào tạo, chăm sóc sức khoẻ của vùng Nam Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ; kết hợp tốt giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường; tăng
cường quốc phòng an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng; xây dựng hệ thống chính trị
trong sạch, vững mạnh. Phấn đấu để Thành phố trở thành Đô thị loại I vào
năm 2013. Xây dựng Thành phố là Đơn vị Anh hùng thời kỳ đổi mới.
Thành phố Thanh Hoá đã tổ chức tổng kết việc xây dựng trường chuẩn
Quốc gia giai đoạn 2001-2010, rút ra được những bài học kinh nghiệm, tìm ra
được nhiều giải pháp để xây dựng kế hoạch triển khai việc xây dựng trường
chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015.
2



Mặc dù đã được quan tâm từ năm 2001 đến nay, song còn nhiều yếu tố
tác động đến việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia theo chiều hướng không
tích cực dẫn đến kết quả chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành cũng như tiến
độ chung của Tỉnh nói chung và Thành phố nói riêng.
Chính vì vậy tôi chọn chủ đề này làm đề tài nghiên cứu SKKN của mình
trong năm học 2010-2011 nhằm đóng góp một phần nhỏ cho việc tìm hiểu
thực trạng và nêu ra một số giải pháp để các tổ chức, đơn vị, các trường học
cùng quan tâm để việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia tại Thành
phố Thanh Hoá phát triển một cách mạnh mẽ góp phần vào kế hoạch chung
của Tỉnh.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.

1. Thực trạng việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia tại Thành
phố Thanh Hoá, Tỉnh Thanh Hoá.
1.1. Tình hình chung:
Thành phố Thanh Hoá vốn là một vùng đất hiếu học của Tỉnh Thanh.
Từ xưa đã xuất hiện nhiều khoa bảng, nhiều bậc danh sĩ nổi tiếng làm rạng rỡ
cho lịch sử quê hương và đất nước. Từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến
nay giáo dục Thành phố đã không ngừng phát triển, nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, và góp phần vào hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế
- xã hội của Thành phố.
+ Mạng lưới qui mô trường lớp hiện nay trên địa bàn Thành phố Thanh
Hoá được phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu học tập của các tầng lớp nhân
dân: Từ bậc học mầm non đến đại học; từ các trường công lập đến dân lập, tư
thục; từ hệ thống giáo dục chính qui đến hệ thống giáo dục không chính qui
để mọi người dân trong Thành phố được học mọi lúc, mọi nơi, mọi lứa tuổi.

3



+ Đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, 100% đạt chuẩn; có phẩm
chất chính trị và đạo đức; vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng đổi
mới giáo dục và yêu cầu xã hội.
+ Năm 2001 Thành phố Thanh Hoá được công nhận đạt chuẩn Quốc gia
về xoá mù chữ và đúng độ tuổi của phổ cập giáo dục tiểu học. Năm 2007
được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục THCS.
Chất lượng giáo dục Thành phố trong những năm qua được đánh giá là
đơn vị dẫn đầu Tỉnh, đó là: tỉ lệ tốt nghiệp THPT trên 99%, tỉ lệ vào đại học,
cao đẳng năm sau cao hơn năm trước, học sinh giỏi đạt giải Tỉnh, Quốc gia,
Quốc tế được duy trì và tăng về số lượng, chất lượng giải.
+ Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học: Trong những năm qua nhờ
làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, đặc biệt khi có sự hỗ trợ từ nguồn trái
phiếu Chính phủ, thực hiện “Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày
01/02/2008 về kiên cố hóa trường, lớp xây nhà công vụ cho giáo viên giai
đoạn 2008-2012” nhiều trường học được xây dựng mới, nhiều phòng học
mới ra đời. Chỉ tính giai đoạn 2008-2010 có 37 trường được xây dựng với
300 phòng học mới chiếm tổng kinh phí 200 tỷ đồng và 6 tỷ mua sắm thiết bị
dạy học. Bộ mặt nhà trường thay đổi, không còn phòng học cấp bốn đã trở
thành động lực thúc đẩy nề nếp hoạt động dạy học và nâng cao chất lượng
giáo dục.
1.2. Thực trạng trường THCS của Thành phố Thanh Hoá theo 5 tiêu
chuẩn của trường chuẩn Quốc gia.
1.2.1. Tiêu chuẩn 1- Tổ chức nhà trường.
* Về lớp học: Các trường THCS đều có đủ các khối lớp, trường có ít
nhất là 6 lớp có số lớp nhiều nhất là 32, số lớp trong một khối ít nhất là 1 và
nhiều nhất là 8. Số học sinh/lớp cơ bản là đảm bảo. Số trường có HS/lớp thấp
nhất là 30 và trường có số HS/lớp cao nhất là 44.


4


*Về chuyên môn: 11/19 (57,89%) số trường THCS có 2 tổ chuyên môn
là tổ khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, có 8/19 (42,10%) số trường có 3
tổ chuyên môn. Như vậy, hầu hết các tổ chuyên môn đã thực hiện được chức
năng của mình. Đa số nhà trường các tổ chuyên môn cũng đã giải quyết được
những nội dung chuyên môn có tác dung nâng cao chất lượng hiệu quả dạy
học; có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho
GV và đạt chỉ tiêu về bồi dưỡng thường xuyên trong năm học. Tuy nhiên,
phần lớn các tổ chuyên môn chưa đảm bảo yêu cầu sinh hoạt chuyên môn
nghiệp vụ và có chiều sâu.
* Tổ hành chính quản trị (Nay gọi là tổ văn phòng):
Hầu hết các trường THCS ở Thành phố Thanh Hoá đã thành lập được
tổ văn phòng, tuy nhiên số nhân viên chưa đủ theo điều lệ quy định, mặc dù
đã có hồ sơ quản lý nhưng chất lượng chưa cao, chưa đảm bảo quy định về
mặt hành chính, chất lượng công việc cũng còn hạn chế.
* Về hội đồng trường và các hội đồng khác trong nhà trường.
19/19 (100%) trường THCS có hội đồng trường và đủ các hội đồng theo
quy định, ban đại diện CMHS của nhiều nhà trường hoạt động tốt đạt hiệu
quả thiết thực và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng nền nếp,
kỉ cương của nhà trường. Tuy vậy, hiệu quả hoạt động của các hội đồng trong
nhà trường chưa cao.
* Về tổ chức Đảng và các đoàn thể:
19/19 nhà trường có chi bộ Đảng, số Đảng viên chiếm tỉ lệ 45%/ tổng
số CBGV, 100% các chi bộ trường THCS được xếp loại trong sạch vững
mạnh. Các tổ chức công đoàn, đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, đội
thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chi hội chữ thập đỏ, chi hội khuyến học
hoạt động khá nề nếp nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao và chưa có chiều
sâu.


5


1.2.2. Tiêu chuẩn 2- Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
Đội ngũ CBQL chưa hoàn thành đào tạo về chính trị còn khá cao 28/47 =
59.6%. Số CBQL có chứng chỉ ngoại ngữ là 4/32=12,5% và chứng chỉ tin học
là 100%. Vấn đề đặt ra là không chỉ bồi dưỡng để CBQL có trình độ về
chuyên môn, nghiệp vụ quản lý mà còn phải có trình độ về chính trị, ngoại
ngữ...
Qua khảo sát các trường THCS: có 19/19 (100%) số trường có giáo viên
giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh là 15/19 (79%) số trường.
Nhân viên phụ trách thư viện, phòng thí nghiệm đã có 27 người, còn ở
một số nhà trường do giáo viên kiêm nhiệm. Vì vậy, chất lượng hoạt động của
thư viện, phụ tá thí nghiệm hiệu quả chưa cao.
Đánh giá khái quát về việc thực hiện tiêu chuẩn 2 của các trường tại
Thành phố Thanh Hoá: Toàn Thành phố có 13/19 (68,4%) số trường THCS
đạt tiêu chuẩn 2, còn 6/19 (31,6%) số trường chưa đạt tiêu chuẩn này.
Lý do chưa đạt:
- Chưa đảm bảo tỉ lệ giáo viên giỏi theo tiêu chuẩn, thiếu nhân viên phụ
trách thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành bộ môn.
Mặt khác, qua khảo sát thực tế còn cho thấy hiện nay giáo viên trường
THCS có nhu cầu bồi dưỡng rất khác nhau, nhóm giáo viên có nhu cầu bồi
dưỡng để nâng cao trình độ đào tạo (trên chuẩn) và bồi dưỡng về tin học
chiếm tỉ lệ cao nhất. Cụ thể như sau:
136/200(68%) giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng để nâng cao trình độ
chuyên môn
186/200 (93%) giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng về tin học.
121/200 (61%) giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực sư
phạm.


6


58/200 (29%) giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng về pháp luật, quản lý
kinh tế ...
1.2.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục.
* Tỉ lệ học sinh bỏ học, lưu ban 16/19 (84,2%) số trường THCS có tỉ lệ
học sinh bỏ học hàng năm không quá 1% HS lưu ban không quá 5%.
Qua tìm hiểu về xếp loại học lực và hạnh kiểm cho thấy cấp THCS toàn
Thành phố chưa đạt chuẩn về chất lượng giáo dục. Tuy nhiên theo từng
trường THCS thì còn 7/19 (36,84%) số trường chưa đạt chuẩn theo yêu cầu
về học lực, chủ yếu là không đảm bảo tỷ lệ học sinh khá giỏi và tỷ lệ học sinh
yếu kém cao và 3/19 (15,78%) số trường chưa đạt chuẩn yêu cầu về hạnh
kiểm (tỷ lệ xếp loại hạnh kiểm khá, tốt chưa đạt 80%).
* Các hoạt động giáo dục:
19/19 (100%) các trường học đã đảm bảo các hoạt động giáo dục theo
quy định của Bộ.
* Nhiệm vụ phổ cập giáo dục THCS:
18/18 (100%) các Phường, Xã trong Thành phố đều hoàn thành phổ
cập giáo dục THCS, Thành phố đã được công nhận hoàn thành phổ cập
THCS vào năm 2006.
* Đánh giá khái quát về việc thực hiện tiêu chuẩn 3 của các trường
THCS Thành phố Thanh Hoá.
- Đã có 12 trường THCS đạt tiêu chuẩn 3, còn 7 trường THCS chưa đạt
tiêu chuẩn này vì chưa đảm bảo tỉ lệ HS khá, giỏi hoặc tỉ lệ xếp loại hạnh
kiểm khá tốt, mặc dù tỉ lệ học lực chung toàn Thành phố đã đạt được mức
theo quy định.
1.2.4. Tiêu chuẩn 4: Cơ sở vật chất và thiết bị.
Ở Thành phố Thanh Hoá không có tình trạng học 3 ca, không có phòng

học tạm, số phòng học cấp bốn chỉ còn 76/1041 (7,3%),riêng cấp THCS là
7


14/227 (6,16%). Tuy nhiên số phòng học theo yêu cầu của tiêu chuẩn trường
THCS đạt chuẩn Quốc gia (học một ca) thì còn thiếu 62 phòng, phòng học bộ
môn, phòng thư viện còn thiếu nhiều.
Trên điạ bàn Thành phố Thanh Hóa tất cả các trường THCS đều được
thành lập trước khi quy chế công nhận trường chuẩn Quốc gia ra đời. Thực tế,
đây là tiêu chuẩn khó khăn với các trường THCS ngay cả những trường đã
được công nhận trường THCS đạt chuẩn Quốc gia cũng cần tiếp tục hoàn
thiện các hạng mục của tiêu chuẩn này.
Đánh giá khái quát về việc thực hiện tiêu chuẩn 4 của các trường THCS
tại Thành phố Thanh Hoá.
Chỉ có 8/19 (42,11%) trường THCS đạt tiêu chuẩn này. Còn đến 11/19
(57,89%) số trường THCS chưa đạt, 7/19(36,84%) số trường chưa đủ diện
tích theo quy định, phải có thêm 62 phòng học nữa mới đủ điều kiện cho các
lớp học 1 ca.. Có 11/19 (57,89%) số trường THCS chưa có phòng học bộ
môn; 5/19 (26,31%) số trường THCS chưa có đủ hệ thống phòng của khu vực
phục vụ học tập; 5/23 (26,31%) số trường THCS chưa đủ các phòng của khu
hành chính - quản trị; 2/19 (10,52%) số trường THCS chưa có khu vệ sinh
riêng cho giáo viên.
Đây là tiêu chuẩn phụ thuộc vào sự nỗ lực của các địa phương, sự đầu
tư hỗ trợ có hiệu quả của cấp trên.
1.2.5. Tiêu chuẩn 5 – Công tác XHHGD.
11/19 (57,89%) số trường THCS đã tích cực làm tham mưu cho cấp uỷ
Đảng và chính quyền địa phương về công tác giáo dục. Có nhiều hình thức
huy động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng môi trường giáo dục lành
mạnh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đảm bảo tốt mối
quan hệ giữa nhà trường – gia đình - cộng đồng, huy động các lực lượng xã

hội đóng góp xây dựng CSVC trường học. Tuy vậy còn 8/19 (42,10%) số

8


trường THCS chưa làm tốt công tác XHHGD, mới chú ý đến huy động để xây
dựng CSVC, các nội dung XHHGD chưa được hiểu đầy đủ. Đây cũng là biểu
hiện còn phổ biến ở các trường THCS hiện nay.
1.3. Đánh giá chung về thực hiện 5 tiêu chuẩn trường THCS đạt chuẩn
Quốc gia tại Thành phố Thanh Hoá.
Bảng tổng hợp kết quả thực hiện 5 tiêu chuẩn
Số trường đạt

Số trường chưa đạt

SL

TL(%)

SL

TL(%)

Tiêu chuẩn 1

8

42,11

11


57,89

Tiêu chuẩn 2

13

68,42

6

31,58

Tiêu chuẩn 3

12

63,15

7

36,85

Tiêu chuẩn 4

8

42,11

11


57,89

Tiêu chuẩn 5

11

57,89

8

42,11

Cả 5 tiêu chuẩn

8

42,11

11

57,89

Tiêu chuẩn

(Nguồn khảo sát, thống kê đến tháng 3/2011)
Qua kết quả tổng hợp và phân tích thực tế thực hiện 5 tiêu chuẩn trường
THCS đạt chuẩn Quốc gia cho thấy:
Tiêu chuẩn 1: chỉ có 8/18 (42,11%) số trường THCS đạt chuẩn quy định
còn 11/19(57,89%) số trường THCS chưa đạt.

Tiêu chuẩn 2: có 13/19 (68,42%) số trường THCS đạt chuẩn quy định
còn 6/19(31,58%) trường THCS chưa đạt.
Tiêu chuẩn 3: có 12/19 (63,15%) số trường THCS đạt chuẩn quy định
còn 7/19(36,85%) trường THCS chưa đạt.
Tiêu chuẩn 4: chỉ có 8/19 (42,11%) số trường THCS đạt chuẩn quy định
còn 11/19(57,89%) số trường THCS chưa đạt.
Tiêu chuẩn 5 có 11/19 (57,89%) số trường đạt chuẩn quy định, còn 8/19
(42,11%) số trường THCS chưa đạt.

9


Số trường đạt cả 5 tiêu chuẩn chỉ có 8/19 (42,11%). Tuy nhiên nếu có đủ
số nhân viên hành chính, nhân viên thư viện, thiết bị dạy học và được điều
chỉnh về nội dung XHHGD thì tỷ lệ của các tiêu chuẩn sẽ được nâng lên khá
nhiều.
Nói cách khác việc thực hiện các tiêu chuẩn 1, 2, 3 và một phần của tiêu
chuẩn 5 nằm trong tầm kiểm soát của các nhà trường THCS và các nhà
trường phải chịu trách nhiệm về việc đạt chuẩn các tiêu chuẩn này. Đối với
tiêu chuẩn 4, các trường THCS không ngồi chờ nhưng trách nhiệm chính
thuộc về địa phương.
Với 03 trường THCS Thành phố Thanh Hoá đã được công nhận trường
THCS đạt chuẩn Quốc gia tháng 10 năm 2007 đến thời điểm này vẫn cần
hoàn thiện một số nội dung hạng mục để đảm bảo giữ được Chuẩn ở giai
đọan 2011- 2015 và giữ được chất lượng bền vững.
Như trên đã thống kê, tính đến tháng 3/2011 Thành phố Thanh Hoá cũng
mới chỉ có 03 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia , so với yêu cầu công tác xây
dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia còn chậm so với kế hoạch và so với
yêu cầu chung của giáo dục Thành phố cũng như của Tỉnh. Qua khảo sát thực
tế và lấy ý kiến của các chuyên gia, cán bộ quản lý giáo dục các cấp cho thấy

một số nguyên nhân của những tồn tại trong việc xây dựng trường THCS đạt
chuẩn Quốc gia của Thành phố Thanh Hoá là:
Công tác XHHGD còn có những hạn chế: Việc cụ thể hoá chủ trương
chính sách XHHGD còn chậm và nhiều khi còn mang tính tự phát trong quá
trình thực hiện. Việc tuyên truyền về bản chất, nội dung của XHHGD chưa
được chú ý đúng mức. Vì vậy, có những biểu hiện phiến diện (thiên về huy
động đóng góp tài lực của nhân dân). Chính những hạn chế trong thực hiện
XHHGD cũng gây trở ngại với việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc
gia. Đặc biệt trong đó, một số xã vùng ngoại Thành việc tuyên truyền vấn đề
xây dựng chuẩn Quốc gia còn có nhiều hạn chế, mặt bằng dân trí chưa cao.
10


Công tác chỉ đạo còn có những bất cập: sự chỉ đạo từ ban chỉ đạo cấp
Thành phố chưa được đồng bộ, dứt điểm, liên tục và kiên quyết ở tất cả các
khâu, một số trường chưa có kế hoạch dài hơi (từ 3-5 năm) nhằm định ra lộ
trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Việc kiểm tra đánh giá các
nhà trường theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia đã được tổ chức thường
xuyên song để khắc phục còn gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động của các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể, các hội đồng
trong nhà trường chưa đồng đều. Đội ngũ nhân viên hành chính (NVHC)
thiếu nhiều, chất lượng của công tác văn phòng còn thấp.
Một số CBQL chưa theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển của quá
trình đổi mới sự nghiệp giáo dục, chưa tham mưu, đề xuất và định ra các giải
pháp đúng đắn để xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, vẫn còn tình
trạng ngồi trông chờ vào việc “Có cơ sở vật chất rồi mới lo xây dựng Chuẩn”.
Một bộ phận giáo viên THCS chưa thường xuyên nâng cao nhận thức chính
trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức và tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Việc đổi mới sự nghiệp giáo dục đòi hỏi phải đối mới công
tác xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục trên cả 3 khâu: đào tạo, bồi

dưỡng, sử dụng, đãi ngộ và giải pháp xử lý.
Chất lượng giáo dục toàn diện chưa đáp ứng tiêu chuẩn trường THCS
đạt chuẩn Quốc gia nhất là trước yêu cầu của cuộc vận động “Hai không” với
4 nội dung.
Cơ sở vật chất và thiết bị còn thiếu nhiều (diện tích, cơ cấu các khối
công trình) ngay cả các trường đã được công nhận đạt chuẩn Quốc gia cũng
cần tiếp tục hoàn thiện các mục theo tiêu chuẩn.
Việc chuẩn bị mặt bằng cũng như huy động vốn đối ứng và thủ tục hành
chính của các Xã, Phường còn chưa năng động do đó đã làm chậm tiến độ

11


giải ngân cho các dự án kiên cố hoá trường lớp gắn với việc xây dựng trường
chuẩn Quốc gia.
Từ bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổng kết, đánh giá việc xây
dựng trường chuẩn Quốc gia của Thành phố Thanh Hoá và của Sở Giáo dục
và Đào tạo Tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2001-2010; triển khai và định hướng
việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015. Tôi mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp có liên quan đến vấn đề này.
2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TRƯỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC
GIA TẠI THÀNH PHỐ THANH HOÁ.

2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền; nâng cao nhận thức của các nhà
trường trong việc xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Muốn làm bất cứ công việc gì, trước hết phải biết được mục đích của
công việc đó; hiểu biết ý nghĩa của nó. Thực tế cho thấy, khi nói đến trường
THCS tiên tiến hoặc tiên tiến xuất sắc thì nhiều người hiểu rõ, nhưng khi nói:
“Trường THCS đạt chuẩn Quốc gia” thì có nhiều người còn nhận thức chưa
đầy đủ. Vì vậy cần tuyên truyền để mọi người có nhận thức thấu đáo về

trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn
Quốc gia đem lại lợi ích gì cho học sinh, cho cộng đồng.
Việc đưa kế hoạch xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia vào kế
hoạch năm học, kế hoạch dài hạn của nhà trường là việc làm mang tính cụ thể
hoá mục tiêu phấn đấu một cách tổng thể, bao quát hơn. Có như vậy, mục tiêu
phấn đấu xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia mới trở thành sợi chỉ đỏ
xuyên suốt tất cả mọi hoạt động của nhà trường.
2.2. Đẩy mạnh công tác tham mưu.
Tham mưu cho ban chỉ đạo cấp Thành phố trong việc chỉ đạo các
Phường, Xã· về việc đầu tư cho xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

12


Trong quá trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia, Ban chỉ đạo
cấp Thành phố, cấp Phường, Xã thực sự là trung tâm và nòng cốt cho mọi
hoạt động, đây cũng chính là bài học thành công khi triển khai bất kỳ một
hoạt động nào.
Tham mưu cho Phòng GD&ĐT Thành phố trong việc kiểm tra, tư vấn,
giúp đỡ các nhà trường xây dựng trường chuẩn Quốc gia.
Phòng GD&ĐT Thành phố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc
giúp các nhà trường xây dựng kế hoạch và thực hiện các nhiệm vụ trong quá
trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia, là cầu nối giữa các nhà trường và Ban
chỉ đạo cấp Thành phố.
2.3. Nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nhà
trường.
Để chỉ đạo nhằm khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của mỗi tập thể, cá
nhân trong lao động, với cương vị thủ trưởng cơ quan – Bí thư chi bộ đối với
việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia thì người Hiệu trưởng phải
chỉ đạo cho các tổ chức đoàn thể, các tổ chuyên môn và các hội đồng trong

nhà trường hoàn thành nhiệm vụ của ngành và cộng đồng trách nhiệm trong
việc thực hiện kế hoạch đề ra thì các tổ chức, các tổ chuyên môn và các hội
đồng cần phải làm tốt các việc sau:
- Kiện toàn lại bộ máy tổ chức.
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động.
- Có sự kiểm tra đánh giá khách quan, kịp thời gắn với công tác thi đua,
khen thưởng và có hình thức kỷ luật nghiêm minh.
2.4. Nâng cao chất lượng cán bộ quản lí, cán bộ, nhân viên trong nhà
trường.
Trong quá trình xây dựng trường chuẩn Quốc gia, người Hiệu trưởng
đóng vai trò hết sức quan trọng.Toàn bộ trách nhiệm của nhà trường được đặt
13


lên vai người Hiệu trưởng. Vì vậy, Hiệu trưởng phải là người đạt chuẩn theo
qui định tại Thông tư số 29/2009/TT-BGD ĐT ngày 22 -10-2009 của Bộ Giáo
dục - Đào tạo ban hành qui định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, THPT và
trường phổ thông có nhiều cấp học. Các phó Hiệu trưởng phải có đủ trình độ
theo quy định tại Điều 19 Điều lệ trường THPT.
2.5. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Chất lượng là cái làm nên sản phẩm, giá trị của con người, sự vật, cải
tạo nên bản chất sự vật làm cho sự vật này khác với sự vật kia. Một hệ thống
giáo dục có chất lượng đào tạo ra những người có tri thức, kỹ năng, thái độ,
giá trị và các kỹ xảo lao động cần thiết để trở thành những công dân hoàn
thiện, lao động tốt. Nâng cao chất lượng giáo dục là một yêu cầu tất yếu, quan
trọng trong quá trình xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.
2.6. Huy động các nguồn lực để tập trung xây dựng trường chuẩn Quốc
gia.
Chương trình kiên cố hoá trường học của Chính phủ từ nguồn trái phiếu
Chính phủ, vốn ngân sách của Tỉnh, dự án khắc phục hậu quả bão lụt đã có

động lực rất lớn cho các địa phương xây dựng các trường học đạt chuẩn Quốc
gia, ngoài ra còn có các chương trình dự án vay vốn ưu đãi từ các ngân hàng
đầu tư phát triển như ADB, WB, dự án hỗ trợ không hoàn lại của các tổ chức
phi Chính phủ,... Vì vậy, Ban chỉ đạo cấp Thành phố và cấp Phường, xã cần
có mội cơ chế linh hoạt và dân chủ trong việc thực hiện các thủ tục nhanh
gọn, công tác chuẩn bị mặt bằng, vốn đối ứng tạo thuận lợi cho các dự án đầu
tư xây dựng cũng như giải ngân được nhanh chóng để khi có dự án về thì phải
có được mặt bằng quy hoạch. Phấn đấu mỗi năm phải xây dựng thêm được
trên 100 phòng học kiên cố, trong đó có cả các phòng học bộ môn. Đấy là
chưa kể đến các hạng mục công trình khác như các phòng học chức năng...

14


Trong phạm vi quyền hạn BGH các trường THCS phải tham mưu cho
địa phương để nhà trường có đủ diện tích, quy hoạch mặt bằng tổng thể
trường lớp học đảm bảo sự phát triển bền vững, lâu dài, tránh tình trạng di
dời, đập đi xây lại.
Không chỉ biết huy động việc đóng góp của Nhân dân mà còn kêu gọi
tranh thủ khả năng của CBGV, công chức địa phương, các nhà Doanh nghiệp.
con em địa phương công tác ở các vùng miền trong và ngoài nước, các hội
đồng hương...Cũng cần phải biết tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách.
2.7. Đổi mới công tác thi đua khen thưởng.
Đối với tập thể được công nhận trường chuẩn Quốc Gia khi xét thi đua,
Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp nên ưu tiên để xét các danh hiệu như:
Huân chương lao động, cờ thi đua, bằng khen các cấp.
Đối với cá nhân hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng các trường đạt chuẩn
Quốc Gia khi xét thi đua khen thưởng các cấp nên ưu tiên để xét các danh
hiệu như: Huân chương lao động, cờ thi đua, bằng khen các cấp.
C. KẾT QUẢ.


Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu nắm thực trạng tôi đã có dịp trao đổi với
các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu, các chuyên gia về việc xây dựng
trường trung học đạt chuẩn Quốc gia. Trong các hội nghị tôi đã có ý kiến đề
xuất với các cấp lãnh đạo, tham khảo ý kiến của các cán bộ quản lý bậc
THCS trong địa bàn Thành phố Thanh Hoá. Trong quá trình nghiên cứu đề tài
tôi cũng đã thăm dò ý kiến của cán bộ giáo viên trong trường và một số cán
bộ giáo viên ngoài nhà trường, tranh thủ ý kiến đóng góp của lực lượng
CMHS, các tổ chức chính trị và xã hội, các doanh nghiệp, lực lượng học sinh
cho thấy việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là cần thiết và quan trọng.
Theo ông Nguyễn Trường Nhật, trưởng phòng GDTH phổ thông Sở
GD&ĐT Tỉnh Thanh Hoá phát biểu trong Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng
15


trường chuẩn Quốc gia giai đọan 2001-2010; triển khai kế hoạch xây dựng
trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Tỉnh Thanh Hoá là “Trường
chuẩn Quốc gia là phúc lợi xã hội, học sinh được học tại trường chuẩn Quốc
gia thực sự được hưởng tất cả những giá trị mà nhà trường đem lại”.
Đến nay tại Thành phố Thanh Hoá đã có:
- 03 trường đã được công nhận trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 20012010 là trường THCS Điện Biên (Tháng 11/2007), THCS Quảng Thắng
(Tháng 11/2007) và trường THCS Hàm Rồng (Tháng 10/2010).
- 01 trường đã được UBND Tỉnh tổ chức kiểm tra và chuẩn bị công
nhận là THCS Lê Lợi.
- 04 trường đang trong giai đoạn hoàn thiện để đáp ứng các tiêu chuẩn
của trường chuẩn Quốc gia là: THCS Cù Chính Lan, THCS Đông Hải, THCS
Đông Cương và THCS Quảng Thành.
Các trường còn lại theo chỉ đạo của UBND Thành phố và phòng Giáo
dục Thành phố khẩn trương đấu mối tham mưu với chính quyền các địa
phương tích cực hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để

trong thời gian sớm nhất đảm bảo các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia
giai đoạn 2011-2015.
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, nghiên cứu thực trạng về việc xây dựng
trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Đặc biệt là qua hội nghị tổng kết công tác
xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2001-2010; triển khai kế hoạch
xây dựng trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015 của Phòng GD&ĐT
Thành phố và của Sở GD&ĐT Tỉnh Thanh Hoá. Căn cứ vào tình hình phát
triển Giáo dục của toàn quốc, của Tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là tình hình kinh
tế, xã hội và điều kiện phát triển của thành phố Thanh Hoá và các Phường, Xã
thuộc địa bàn thành phố. Tôi mạnh dạn đưa ra bảy nhóm giải pháp nhằm giúp
16


hệ thống lãnh đạo, các nhà quản lý Giáo dục, lãnh đạo các địa phương, đặc
biệt là các thầy, cô giáo đang công tác tại các cơ sở Giáo dục có lý luận và
thực tiễn trong việc góp sức xây dựng trường chuẩn Quốc gia. Đề tài cũng
nêu được một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự quan tâm của các tổ chức chính
trị, xã hội, các lực lượng ngoài nhà trường, sự quan tâm của cha mẹ học sinh
đối với sự nghiệp trồng người để Thành phố Thanh Hoá đẩy nhanh tiến độ
việc xây dựng trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011-2015 đáp
ứng được yêu cầu của Tỉnh nói chung và Thành phố nói riêng.
TP Thanh Hoá, ngày 20 tháng 4 năm 2011
NGƯỜI VIẾT

Lê Nguyên Thọ

17




×