Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 141 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Bến Tre là một trong mười ba tỉnh đồng bằng Tây Nam Bộ, nằm cuối
nguồn sông Cửu Long với 65 km bờ biển và được bồi đắp bởi bốn con sông lớn
là sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Bến Tre được tạo thành từ ba cù
lao lớn là:
- Cù lao An Hoá gồm huyện Châu Thành và huyện Bình Đại.
- Cù lao Bảo gồm Thành phố Bến Tre, huyện Giồng Trôm và huyện Ba Tri.
- Cù lao Minh gồm huyện Chợ Lách, Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc và huyện
Thanh Phú.
Khí hậu Bến Tre có hai mùa rõ rệt (6 tháng mưa và 6 tháng nắng), mưa
thuận gió hoà với hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt tạo nên tiềm năng
du lịch sinh thái mang đậm tính văn hoá miệt vườn Nam bộ với những rừng dừa
(43 nghìn ha) bao phủ, những vườn cây trái sum sê (33 nghìn ha), trĩu quả quanh
năm, đồng thời cũng là nơi sản xuất các loại cây giống, cung cấp cho cả nước
và các nước lân cận.
Trong những năm qua với những nỗ lực dựa vào sự tham gia tích cực của
cộng đồng theo hướng phát triển của du lịch sinh thái đã góp phần đáng kể bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn mọi giá trị đa dạng sinh
học và dựa vào cộng đồng hướng đến sử dụng bền vững.
- Phát triển du lịch góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tỉnh Bến tre đến
năm 2020 theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá …
- Theo định hướng phát triển mạnh các ngành dịch vụ Tỉnh Bến Tre đến
năm 2020 “ Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch Bến Tre đến
năm 2020, nhất là du lịch sinh thái và du lịch văn hoá lịch sử. Đẩy mạnh xã hội
hoá phát triển du lịch, xây dựng các tuyến, điểm du lịch đặc thù của tỉnh như
khu du lịch Cồn Phụng, các xã ven sông huyện Châu Thành, Mỹ Thạnh An-Thị
xã, Hưng Phong-Giồng Trôm; củng cố và thực hiện các dự án phát triển du lịch
của huyện Chợ Lách và Ba Tri. Có cơ chế khuyến khích phát triển mạnh du lịch




2

dân doanh, đồng thời kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các dự án du lịch qui mô
khá và hiện đại. Nâng cao chất lượng dịch vụ các nhà hàng, khách sạn hiện có;
tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ kinh doanh du
lịch. Phấn đấu doanh thu du lịch tăng bình quân 20%/năm. ”
- Yêu cầu về phát triển du lịch đối với Tỉnh Bến tre là nhiệm vụ to lớn và
rất phức tạp. Hiện nay, những lý luận lẫn thực tiễn về du lịch ở nước ta nói
chung đang còn ở dạng phôi thai, chỉ tồn tại dưới dạng những nghiên cứu nhỏ lẽ,
thiếu hệ thống, nhất là các nguyên lý thiết kế, điều hành để phát triển về du lịch
cho các vùng miền cụ thể. Đặc biệt những nguyên cứu về phát triển du lịch tại
Tỉnh Bến tre thì chưa có nhiều, các cơ sở hoạt động du lịch đang tồn tại theo
dạng tự phát, định hướng về phát triển du lịch Bến Tre đến năm 2020 thì rất cụ
thể, tuy nhiên địa phương hết sức lúng túng trong việc triển khai thực hiện. Xuất
phát từ những bức xúc nêu trên, cùng với những yêu cầu cấp bách của các nhà
quản lý, các nhà đầu tư trong việc phát triển nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào
thực tiễn. Đề tài “Một số giải pháp phát triển du lịch ở Tỉnh Bến Tre” được
chọn lựa trước những yêu cầu bức xúc và trong bối cảnh như vậy.
2-Mục tiêu nghiên cứu
*Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển
du lịch và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịchTỉnh Bến Tre
* Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận phát triển du lịch.
Mục tiêu 2: Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch tại Tỉnh Bến Tre
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch bền vững tại Tỉnh
Bến Tre .
3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Bao gồm những nhân tố ảnh hưởng

đến lĩnh vực phát triển du lịch của một số cơ sở hoạt động du lịch điển hình: tài
nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, công tác quản lý nhà nước trên các


3

lĩnh vực nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên du lịch .
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Phạm vi về không gian: Địa bàn nghiên cứu một số khu vực có phát
triển du lịch của tỉnh Bến Tre. Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ chọn một số
khu vực trên địa bàn Tỉnh: khu du lịch Cồn Phụng, khu du lịch Lan Vương, khu
du lịch Quế An để thực hiện việc khảo sát nghiên cứu.
+ Phạm vi về thời gian: Số liệu sơ cấp sử dụng trong việc thực hiện
nghiên cứu đề tài được thu thập thông qua khảo sát trực tiếp du khách trong
tháng 02 năm 2014
- Số liệu thứ cấp thu thập: thông qua các báo cáo của ngành du lịch, UBND
tỉnh, Sở văn hoá thể thao và du lịch, Cục thống kê tỉnh, các sở ban ngành có liên
quan trong thời gian từ năm 2008 đến năm 2012.
4- Lịch sử nghiên cứu đề tài:
* Thế Giới:
Nghiên cứu du lịch có 3 hướng là nghiên cứu phương pháp luận, phương
pháp nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên nhiên và nghiên cứu tổ chức lãnh thổ
(không gian) du lịch.
Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về đánh giá các
tổng thể tổng hợp tự nhiên phục vụ giải trí (L. I. Mukhina, 1973), nghiên cứu
sức chứa và ổn định của các địa điểm du lịch (Sepfer, 1973), các nhà nghiên cứu
Mỹ (Bohart, 1971), (Davis, 1971); nhà nghiên cứu Anh (H. Robinson, 1966)
tiến hành đánh giá sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ chủ yếu mục đích du
lịch, nghỉ ngơi, giải trí…

* Việt Nam:
Ở nước ta, vấn đề nghiên cứu về tài nguyên du lich
̣ cũng được đặt ra từ lâu,
trong một số sách giáo khoa, tài liê ̣u đã đề câ ̣p đế n. Song chỉ có tính chất gợi ý,
chưa có điều kiện đi sâu giải quyết. Đặc biệt trong những năm gần đây, trước
yêu cầu phát triển của ngành du lịch, một số đề tài, công trình nghiên cứu khoa


4

học phu ̣c vu ̣ viê ̣c chỉ đạo phát triển du lịch đã được khẩn trương tiến hành. Các
đề tài: Khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường Việt Nam (1986); Sơ
đồ phát triển và phân bố ngành du lịch Việt Nam (1986); Kế hoạch chỉ đạo phát
triển Việt Nam (1991); Qui hoạch tổng thể du lịch Việt Nam (1995-2000) do
Viện nghiên cứu du lịch phát hành (1994); Đề tài KT-03-18 đánh giá tài nguyên
biển Việt Nam phục vụ mục đích du lịch (1993)…Những công trình đó bắt đầu
phân tích cơ sở lý luận của tổ chức du lịch, đánh giá các dạng tài nguyên với
mục đích phục vụ du lịch. Dự báo nhu cầu phát triển và đánh giá hiệu quả kinh
tế - xã hội của sự phát triển du lịch.
Đối với địa phương Bến Tre , vấn đề này trước đây có nhiều đề tài nghiên cứu
cấp tỉnh cũng như sinh viên ngành du lịch của các trường đại học ở thành phố
Hồ Chí Minh đề câ ̣p đế n . Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bến Tre lần
thứ IX, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trên lĩnh vực du lịch. Đồng thời, tiếp tục
thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và
tầm nhìn đến năm 2020 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bến Tre khoá VII
thông qua tại kỳ họp lần thứ XII. Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng đề án “Phát
triển Du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015” [18] . Đây là cơ sở quan trọng
nhằm thực hiện mục tiêu phát triển mạnh và bền vững du lịch Bến Tre, góp phần
chuyển đổi cơ cấu kinh tế - xã hội địa phương.
5. Bố cục luận văn:

Tên luận văn: Một số giải pháp phát triển du lịch ở Tỉnh Bến Tre.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục các tài liệu
tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch
Chương 2: Đặc điểm của địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kế t quả nghiên cứu, các giải pháp phát triể n du lich
̣ Tỉnh Bến
Tre.


5

Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỂN CỦA DU LỊCH
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ DU LỊCH
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch
1.1.1.1. Khái niệm du lịch
- Khái niệm “du lịch” có ý nghĩa đầu tiên là sự khởi hành và lưu trú tạm
thời của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ. Tuy nhiên, du lịch là
một hiện tượng kinh tế, xã hội phức tạp và trong quá trình phát triển, nội dung
của nó ngày càng mở rộng và ngày càng phong phú. Một số tiếp cận khác nhau
đã có những khái niệm khác nhau và ngày càng có nhiều tác giả đưa ra quan
điểm của mình về du lịch:
Du lịch là “hoạt động của con người đi đến và ở những nơi nằm ngoài môi
trường sống thường ngày của mình để nghỉ ngơi, công tác và các lý do khác”
(WTO, 2002).
Luận thuyết về du lịch của John Urry (2002): “Sự ngắm nhìn của du khách
hướng trực tiếp đến nét nổi bật của phong cảnh mà cuộc sống thường ngày của
họ không có được”. Các vẻ đẹp này được “nhìn ngắm bởi vì chúng khác xa với
trải nghiệm thường ngày”.
Trong đại hội lần thứ 5 Hiệp hội quốc tế những nhà nghiên cứu khoa học

về du lịch đã chấp nhận định nghĩa của Tiến sĩ Hunziker và Giáo sư, tiến sĩ
Kraft như sau: “Du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh
trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu
việc lưu trú đó không thành cư trú thường xuyên và không liên quan đến hoạt
động kiếm lời”.
Với một cách tiếp cận mang tính phát triển du lịch bền vững thì “Du lịch là
quan hệ tương hỗ do sự tương tác của bốn nhóm: Du khách, cơ quan cung ứng
du lịch, chính quyền và dân cư tại nơi đến du lịch tạo nên”.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng


6

nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoản thời gian nhất
định”[6].
Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần
tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch vừa có đặc
điểm của ngành kinh tế, vừa có đặc điểm của ngành văn hoá -xã hội.
1.1.1.2. Khái niệm về khách du lịch
Các tổ chức Quốc tế như tổ chức Liên hiệp các quốc gia – League of
Nations, Tổ chức du lịch thế giới – WTO, Tiểu ban các vấn đề kinh tế- xã hội
trực thuộc Liên hiệp quốc và Hội đồng thống kê liên hiệp quốc…. có nhiều định
nghĩa khác nhau về khách du lịch nói chung, khách du lịch quốc tế và khách du
lịch nội địa nói riêng. Song xét một cách tổng quát thì đều có một số điểm chung
nổi bật như sau:
- Khách du lịch phải là người khởi hành rời khỏi nơi cư trú thường xuyên
của mình.
- Khách du lịch có thể khởi hành với mọi mục đích khác nhau, loại trừ mục
đích lao động để kiếm tiền ở nơi đến.

- Thời gian lưu lại nơi đến ít nhất là 24 giờ, nhưng không được quá một
năm.
Định nghĩa khách du lịch theo Luật du lịch của Việt Nam:
- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Khách du lịch quốc tế là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân
Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
1.1.1.3. Sản phẩm du lịch và những đặc tính của sản phẩm du lịch
* Khái niệm:
Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo


7

nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử
dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng
hay một quốc gia nào đó.
- Các loại sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch chính, sản phẩm du lịch hình
thức và sản phẩm du lịch mở rộng…
Như vậy sản phẩm du lịch là một tổng thể các dịch vụ tạo thành, các dịch
vụ này đứng riêng không thể gọi là sản phẩm du lịch, khi chúng kết hợp lại với
nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh, làm thoả mãn nhu cầu của du
khách.
* Những nét đặc trưng của sản phẩm du lịch:
- Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể, không tồn tại dưới dạng vật
thể. Thành phần chính của sản phẩm du lịch là dịch vụ, hàng hoá chiếm tỷ trọng
nhỏ. Vì vậy, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch rất khó khăn vì thường

mang tính chủ quan và phần lớn không phụ thuộc vào người kinh doanh mà phụ
thuộc vào khách du lịch. Chất lượng sản phẩm du lịch thường được xác định dựa
vào sự chênh lệch giữa mức độ kỳ vọng và mức độ cảm nhận về chất lượng của
khách du lịch.
- Sản phẩm du lịch thường được tạo ra gắn với tài nguyên du lịch, do vậy
sản phẩm du lịch không thể dịch chuyển được. Trên thực tế, không thể đưa sản
phẩm du lịch đến nơi có khách du lịch mà bắt buộc khách du lịch phải đến nơi
có sản phẩm du lịch để thoả mãn nhu cầu của mình thông qua việc tiêu dùng sản
phẩm du lịch.
Chính đặc điểm này là một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn cho
các nhà kinh doanh du lịch trong việc tiêu thụ sản phẩm.
- Phần lớn quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm trùng nhau về không gian
và thời gian. Chúng không thể cất đi, tồn kho như những hàng hoá khác. Vì vậy,
để tạo sự ăn khớp giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm du lịch luôn là bài toán
khó cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
- Việc tiêu dùng sản phẩm diễn ra không đều đặn mà mang tính mùa vụ.


8

Khắc phục tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch luôn là vấn đề bức xúc ngay cả
trong thực tiễn và lý luận.
1.1.1.4. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cơ sở để phát triển ngành du lịch. Đó là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng
tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du
lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch (Luật Du lịch)[6] . Hiểu sâu về tài nguyên du
lịch là một tất yếu trong quản lý nhà nước, nắm được tài nguyên du lịch của
mình là gì, nhà cung cấp có thể đưa ra chiến lược dài hạn để tìm được khách

hàng tiềm năng.
1.1.2. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi
trường
1.1.2.1. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế
* Phát triển du lịch quốc tế
- Tác động tích cực vào việc làm tăng thu nhập quốc dân thông qua thu
ngoại tệ, đóng góp vai trò to lớn trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Du lịch là một ngành đã giúp nhiều quốc gia thu được hàng tỷ USD mỗi năm,
bởi vì đây là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả nhất. Thật vậy, thu nhập từ du lịch
quốc tế mỗi năm đều tăng, năm 2003, thu nhập từ du lịch quốc tế đạt 523 tỉ
USD, tăng 6, 5% so với năm 2002. WTO vẫn tin rằng du lịch quốc tế sẽ tiếp tục
tăng trưởng và đặt mục tiêu khách du lịch sẽ đạt khoảng 1 tỉ người vào năm
2010 và 1, 6 tỉ người vào năm 2020. Sở dĩ như vậy là vì: Thứ nhất, du lịch là
ngành “xuất khẩu tại chỗ” những hàng hoá công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ
công mỹ nghệ, … theo giá bán lẻ cao hơn. Thứ hai, du lịch là ngành “xuất khẩu
vô hình” sản phẩm du lịch, bao gồm như cảnh quan thiên nhiên, giá trị di tích
lịch sử-văn hoá, tính độc đáo trong truyền thống phong tục tập quán…Sản phẩm
này không bị mất đi mà giá trị ngày càng được tăng thêm khi chất lượng phục vụ
du lịch cao, bởi lẽ cái mà chúng ta bán cho khách không phải là bản thân tài


9

nguyên du lịch mà chỉ là giá trị các khả năng thỏa mãn các nhu cầu đặc trưng
của khách du lịch được chứa đựng trong tài nguyên du lịch.
- Du lịch khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Vì du lịch là
ngành bỏ vốn đầu tư thấp hơn so với các ngành công nghiệp nặng khác mà khả
năng thu hồi vốn nhanh, kỹ thuật không phức tạp. Trong khi quy luật phổ biến
trên thế giới hiện nay của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là ngành dịch vụ
ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng sản phẩm xã hội. Do vậy, du lịch là một

trong những ngành hấp dẫn các nhà kinh doanh trên con đường đi tìm hiệu quả
nguồn vốn đầu tư của mình, đặc biệt là kinh doanh các dịch vụ bổ sung.
- Du lịch góp phần củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển đường
lối giao thông quốc tế. Nó như là một đầu mối “xuất – nhập khẩu” ngoại tê ̣, góp
phần phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.
* Phát triển du lịch nội địa
- Du lịch góp phần làm tăng sản phẩm quốc nội thông qua việc tham gia
vào quá trình tạo nên thu nhập quốc dân như sản xuất đồ lưu niệm, chế biến thực
phẩ m…
- Góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các vùng, vì thường các
vùng phát triển mạnh về du lịch thì kém sản xuất ra của cải vật chất.
- Bên cạnh việc tăng sức khoẻ cho người dân, thì du lịch nội địa giúp cho
việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hợp lý hơn, tận dụng được toàn bộ giá trị
mà nó mang lại, nhất là và những mùa không phải là thời vụ của ngành du lịch.
* Các ý nghĩa về mặt kinh tế khác
- Du lịch làm tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương phát triển du
lịch.
- Du lịch góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, vì hoạt động
kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Đối với nền sản xuất xã hội, du
lịch mở ra một thị trường tiêu thụ hàng hoá.
- Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế như mạng
lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện thông tin đại


10

chúng…
1.1.2.2. Vai trò của ngành du lịch đối với xã hội
- Đóng góp của du lịch vào việc tạo ra việc làm cũng không thể bị xem nhẹ.
Lao động trong ngành du lịch ngày càng tăng, đầu tư vào du lịch có xu hướng

tạo ra việc làm nhiều hơn và nhanh hơn so với đầu tư vào các hoạt động kinh tế
khác (NETO 2003).
Để phát triển được tài nguyên du lịch ở những vùng, thường là xa xôi, hẻo
lánh thì đòi hỏi phải đầu tư cơ sở hạ tầng và các dịch vụ đi kèm thiết yếu khác.
Khi đó, việc phát triển dẫn đến phân phối lại thu nhập và làm giảm bớt nghèo
đói; đóng góp vào việc khôi phục các nghề thủ công, lễ hội và truyền thống; và
cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao phúc lợi chung của xã hội (UN 1999). Nói
chung, du lịch được tin tưởng là sẽ làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước
kinh tế phát triển.
- Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo có hiệu quả cho các nước
chủ nhà. Xét về mặt kinh tế, các hàng hoá nội địa bao gồm các hàng công
nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp…được giới thiệu tại chỗ đến khách du lịch, họ
sẽ tuyên truyền đến người thân, bạn bè và từ đó có cơ hội mở rộng con đường
xuất khẩu cho các mặt hàng này. Còn xét về mặt xã hội, đây là kênh để quảng bá
về các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, con người, phong tục tập
quán… Đặc biệt, du lịch văn hoá ngày càng đông khách du lịch thiên về tham
quan các khu di tích, lịch sử…vì vậy, góp phần làm tôn tạo các ngành nghề thủ
công mỹ nghệ nhiều hơn, tô đậm nét văn hoá qua các sản phẩm này. Một yếu tố
không kém phần quan trọng là du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị,
mối quan hệ hiểu biết cá nhân giữa các vùng với nhau và của nhân dân giữa các
quốc gia với nhau.
Ngoài những ý nghĩa tích cực như ta đã phân tích trên thì phát triển du lịch
cũng có mă ̣t ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, xã hội. Thật vậy, nếu du lịch quốc
tế thụ động phát triển quá tải sẽ gây áp lực lên tỷ giá, làm mất cân bằng cán cân
thanh toán quốc tế. Hơn nữa, nếu việc phát triển du lịch quá tải sẽ gây ra sự phụ


11

thuộc của nền kinh tế vào dịch vụ du lịch, dễ dẫn đến tính không bền vững của

nền kinh tế đó. Đồng thời, việc làm ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội cũng là
kết quả mặt trái của du lịch gây ảnh hưởng tài nguyên và tác hại sâu xa khác
trong đời sống tinh thần của dân tộc…
1.1.2.3. Vai trò của ngành du lịch đối với bảo vệ môi trường
* Những tác động tích cực của ngành du lịch đối với môi trường
Du lịch cũng hoạt động theo khuynh hướng phục hồi, bảo tồn và bảo vệ
môi trường, cũng như việc khôi phục, tôn tạo các kho tàng lịch sử.
- Phát triển về thu hút du khách: Để đáp ứng nhu cầu du lịch phải dành
những khoảng đất đai có môi trường ít bị xâm phạm, xây dựng các công viên
bao quanh thành phố, thi hành các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn
nước, không khí nhằm tạo nên môi trường sống phù hợp với nhu cầu của du
khách.
- Sự phát triển cơ sở hạ tầng: Cải thiện đường sá, hệ thống quản lý cung
cấp nước sạch và xử lý nước thải có thể do việc tăng thu nhập từ ngành du lịch.
Những cải tiến như thế có thể cắt giảm ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi
trường thiên nhiên.
* Những mặt tác động tiêu cực của ngành du lịch đối với môi trường
- Huỷ hoại môi trường: hoạt động du lịch ồ ạt có nguy cơ làm suy thoái tài
nguyên du lịch tự nhiên. Sự tập trung quá nhiều người và thường xuyên tại địa
điểm du lịch làm cho thiên nhiên không kịp hồi phục và đi đến chỗ bị huỷ hoại.
Sự có mặt của những đoàn người đã uy hiếp đời sống của một số loài đô ̣ng vâ ̣t
hoang dã, đẩy chúng ra khỏi nơi cư trú yên ổn trước đây để tìm nơi ở mới.
- Ô nhiễm: Là nhân tố tác động tiêu cực chủ yếu đến du lịch. Giao thông là
đầu mối cơ bản của cả ô nhiễm không khí và tiếng ồn. Ô nhiễm nước từ nước
thải và sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và phân bón ở các khu vực
xây dựng phong cảnh giải trí cũng là những vấn đề cơ bản cầ n giải quyế t cho
nhiều địa điểm du lịch.
- Các hoạt động du lịch: Nhiều hoạt động du lịch cũng ảnh hưởng đến ha ̣



12

tầ ng như làm xói mòn đường sá, và hư ha ̣i các khu di tích lịch sử.
Như vậy, dù đem lại một lượng doanh thu không nhỏ cho kinh tế, nhưng
mặt trái của ngành du lịch làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường thiên
nhiên nếu chúng ta không có một kế hoạch mang tính chiến lược cho bảo vệ môi
trường.
1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch
1.1.3.1. Yếu tố bên ngoài
* Tình hình kinh tế và chính trị trên thế giới và khu vực:
- Kinh tế thế giới ổn định và phát triển là cơ hội cho những nước có tài
nguyên du lịch thu hút khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài.
- Ổn định chính trị là yếu tố đảm bảo cho việc mở rộng các mối quan hệ
kinh tế - chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới.
Trong phạm vi các mối quan hệ kinh tế, sự giao lưu về du lịch giữa các nước
trong khu vực, trên toàn cầu không ngừng phát triển. Nếu một vùng có chiến
tranh hoặc các cuộc xung đột thường xảy ra thì khách du lịch ở các vùng lân cận
sẽ e nga ̣i, không đến khu vực đó để du lịch.
Nếu trên thế giới có tình hình chính trị căng thẳng thì hoạt động đi du lịch
khó có điều kiện phát triển.
* Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế của đất nước
Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến sự phát sinh và phát
triển du lịch là điều kiện kinh tế chung. Nền kinh tế chung phát triển là tiền đề
cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Điều này được giải thích
bởi sự lệ thuộc của du lịch vào các thành quả kinh tế khác. Theo ý kiến của một
số chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc: một đất
nước có thể phát triển du lịch nếu nước đó tự sản xuất được phần lớn số của cải
vật chất cho du lịch.
- Sự phát triển của công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế biến
lương thực – thực phẩm. Những ngành này phát triển có ý nghĩa quan trọng đến

sự phát triển du lịch. Ngành du lịch sử dụng lớn số lượng lương thực và nhất là


13

thực phẩm. Ở đây nhấn mạnh vai trò của ngành công nghiệp chế biến đường,
thịt bò, sữa, đồ hộp… Một số ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò quan trọng
trong việc cung ứng vật tư cho ngành du lịch như ngành dệt, công nghiệp sành
sứ, đồ gốm.
- Xu hướng phát triển của nội, ngoại thương: Nội thương bao gồm mạng
lưới bán buôn, mạng lưới bán lẻ và mạng lưới khách sạn, nhà hàng. Ngoại
thương là xuất nhập khẩu, và dấu hiệu tích cực cho nền kinh tế là tỷ trọng xuất
khẩu cao.
- Tỷ trọng dân trong độ tuổi lao động, tỷ trọng này càng lớn, kinh tế phát
triển càng cao.
*Tình hình chính trị hoà bình, ổn định của đất nước
Tình hình chính trị, hoà bình ổn định là tiền đề cho sự phát triển kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội của một đất nước. Một quốc gia mặc dù có tài nguyên
về du lịch, cũng không phát triển được du lịch nếu như ở đó luôn xảy ra các sự
kiện làm xấu đi tình hình chính trị và hoà bình.
Trên thế giới, những nước có đường lối chính trị trung lập và nền hoà bình
ổn định thường có sức hấp dẫn đối với đông đảo quần chúng nhân dân – khách
du lịch tiềm năng. Ngược lại ở những nước có nền chính trị, hoà bình bất ổn hay
có những biến cố cách mạng, đảo chính quân sự…. thì sự phát triển của du lịch
là hạn chế, nhiều khi bị phá huỷ.
* Các chính sách điều tiết của nhà nước
Các chính sách điều tiết của nhà nước góp phần tạo điều kiện để phát triển
du lịch phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại và các dự đoán trong tương lai.
Tuy nhiên, cũng có một số chính sách kìm ham
̃ sự phát triển của ngành. Ví dụ

như một số chính sách về bảo tồn di tích giúp nhà nước đạt được mục tiêu về xã
hội nhưng hạn chế du khách quay trở lại vì không có cái mới.
* Nhu cầu của du khách
Bất kỳ sản phẩm hay dịch vụ nào được tạo ra cũng nhằm để cung cấp cho
nhu cầu của thị trường (du khách). Vì vậy sự biến động của nhu cầu của du


14

khách làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển du lịch. Các nhân tố tác
động đến nhu cầu của du khách là: sự thay đổi về mức thu nhập, thay đổi trong
lối sống, thay đổi về tư duy, chi phí và chất lượng của dịch vụ du lịch…. Sự thay
đổi này có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều với sự phát triển của ngành
du lịch.
* Yếu tố tự nhiên
Bao gồm vị trí, đất đai, khí hậu sông ngòi. tài nguyên, đây là những yếu tố
tác động trực tiếp đến tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch.
* Yếu tố văn hoá
Đây được coi là tài nguyên đặc biệt hấp dẫn của ngành du lịch. Nếu tài
nguyên thiên nhiên thu hút du khách bởi sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của
nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo
và tính truyền thống cũng như tính địa phương. Các đối tượng văn hoá là cơ sở
để tạo nên các loại hình du lịch văn hoá phong phú. Mặt khác, nhận thức văn
hoá còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của khách. Như vậy xét dưới góc độ
thị trường thì văn hoá vừa là yếu tố cung, vừa góp phần hình thành yếu tố cầu
của hệ thống du lịch.
* Công nghệ thông tin
Yế u tố này không tạo nên sản phẩm du lịch, nhưng là yếu tố góp phần quan
trọng trong quảng bá xúc tiến, đưa sản phẩm du lịch gần với mọi người. Tạo
điều kiện cho người du lịch trong việc tìm kiếm theo nhu cầu du lịch của mình.

Đồng thời công nghê ̣ thông tin góp phần làm cho ngành du lịch của các nước
gần gũi lại với nhau.
1.1.3.2. Yếu tố bên trong
* Quy hoạch
Quy hoạch phát triển du lịch có thể được coi là một hoạt động đa chiều và
hướng tới một thể thống nhất trong tương lai. Nó liên quan đến yếu tố tự nhiên,
xã hội, kinh tế, chính trị và công nghệ; liên quan đến sự phân tích quá khứ, hiện
tại và tương lai của một điểm đến du lịch. Quy hoạch cũng liên quan đến sự


15

chọn lựa một chương trình hành động với nhiều phương án đặt ra. Nó cũng liên
quan đến việc thiết lập các mục tiêu cơ bản cho điểm đến để làm căn cứ cho các
kế hoạch hành động hỗ trợ khác tiếp theo.
Trong chiến lược phát triển du lịch, công tác xây dựng quy hoạch tốt sẽ
mang lại nhiều lợi ích từ du lịch và giảm thiểu những tiêu cực mà du lịch có thể
mang lại cho cộng đồng. Lợi ích của việc phát triển có quy hoạch rất lớn, vì vậy
nếu thiếu yếu tố này, có thể dẫn đến những thiệt hại về vật chất (cơ sở vật chất,
giá trị văn hoá, giao thông vận tải, môi trường), con người, những tác động về
marketing, về tổ chức và các động khác [3] (Giáo trình Kinh tế du lịch, trang
286).
* Chính sách phát triển du lịch
Một chính sách nhất quán hay uyển chuyển không khẳng định được là ảnh
hưởng tốt hay không tốt đến sự phát triển du lịch. Tuy nhiên, trong mỗi hoàn
cảnh kinh tế, chính trị xã hội khác nhau mới khẳng định được điều đó và khi đó
chính sách phát triển du lịch đưa ra và vận hành một cách linh hoạt theo thời thế
thì sẽ đưa ngành du lịch đi vào quỹ đạo phát triển rất thuận lợi.
* Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính
Nếu xét đến yếu tố thu hút đầu tư để phát triển du lịch thì môi trường pháp

lý và các thủ tục hành chính là cửa ngõ đầu tiên để khuyến khích hay hạn chế
tinh thần của nhà đầu tư. Chính sách thông thoáng, cơ chế một cửa là một lợi thế
lớn để kêu gọi các nhà đầu tư, ngược tại, tính nhiêu khê trong thủ tục sẽ làm nhà
đầu tư lo ngại.
* Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được hiểu là toàn bộ các phương tiện được
huy động tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực
hiện các dịch vụ và hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách trong chuyến hành
trình của họ. Như vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cả cơ sở vật chất
kỹ thuật của bản thân ngành du lịch và của ngành khác như: hệ thống đường sá,
cầu cống, bưu chính viễn thông, điện nước. . .


16

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá
trình phát triển kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoa ̣t động sản
xuất kinh doanh được thực hiện. Mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh
để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật tương
ứng. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là yếu tố quan trọng tác động đến
mức độ thoả mãn nhu cầu của du khách bởi tính tiện ích của nó. Chúng ta có thể
sử du ̣ng cơ sở vật chất tác động khai thác tài nguyên, tạo thêm tính đa dạng, hiện
đại và phong phú của sản phẩm du lịch. Một quốc gia muốn phát triển du lịch tốt
phải có điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, nó cũng vừa thể hiện trình độ phát
triển du lịch của điạ phương đó.
* Nguồn nhân lực
Xét đến tận cùng của vấn đề thì con người là yếu tố then chốt và ngành du
lịch cũng không ngoại lệ. Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến phát triển du
lịch. Thành công của ngành du lịch được dựa trên từng con người với điều kiện

chúng ta phải nhận thức được tác động của cách chúng ta làm việc.
Thế kỷ mới, hoàn cảnh mới, những yêu cầu du lịch mới buộc đội ngũ nhân
lực làm trong ngành du lịch phải bước lên một vũ đài mới. Họ cần phải nâng
cao, cập nhật các tri thức mới, nắm chắc khoa học kỹ thuật có liên quan đến
ngành nghề, vững vàng về kiến thức chuyên môn, bộc lộ và phát huy được
những tố chất tốt đẹp của bản thân để tạo nên được thế cạnh tranh trong môi
trường hoạt động nghề nghiệp hiện nay.
* Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
Vốn đầu tư là yếu tố giúp duy trì, nâng cấp và mở rộng phát triển các sản
phẩm du lịch và các dịch vụ có liên quan. Vì vậy, một nguồn vốn nếu được sử
dụng có hiệu quả sẽ khắc phu ̣c những thiếu sót của ngành và góp phần lớn trong
phát triển du lịch. Ngược lại, sử dụng không hiệu quả vốn đầu tư làm vừa gây
tổn thất tiền của, vừa không cải thiện được vị thế của ngành du lịch.


17

* Hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành và liên kết ngành
Chúng ta biết rằng du lịch là một ngành hoạt động liên quan đến nhiều lĩnh
vực khác nhau, nên việc xây dựng một cơ chế quản lý ngành làm sao có thể hỗ
trợ cho các hoạt động đa ngành là hết sức quan trọng.
1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đế n phát triể n sản phẩ m du lich
̣ của điạ
phương
Sản phẩm du lịch của địa phương là một sản phẩm tổng hợp gồm nhiều yếu
tố tạo thành như: tài nguyên thiên nhiên, di sản do con người tạo ra, các thể
chế…như các khái niê ̣m đã nói ở trên. Thị trường khách du lịch là một trong
những thị trường mục tiêu quan trọng nhất của địa phương. Các địa phương cố
gắng, nỗ lực thu hút khách du lịch đến với địa phương mình.
Muốn xây dựng mô ̣t thương hiệu du lịch địa phương ma ̣nh, điều đầu tiên là

phải xây dựng cho được một sản phẩm du lich
̣ đặc thù từ những nguồn tài
nguyên (bao gồm tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn, tài nguyên nhân
tạo. . ) sẵn có của địa phương mình. Điều thứ hai, là phải biết quảng bá nó ra thế
giới bên ngoài thông qua những kênh truyền thông hiệu quả và với một qui trình
khoa học.
Xây dựng một sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương thông qua việc kết
hợp những nét đặc trưng của thiên nhiên, nhân văn và công trình nhân tạo với
việc bảo tồn và phát triển nó.
Theo cách sắp xếp của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO), thành phần sản
phẩm du lịch của một địa phương bao gồm:
- Di sản tự nhiên.
- Di sản năng lượng.
- Di sản về con người.
- Những hình thái xã hội.
- Những hình thái về thiết chế chính trị, pháp chế, hành chính.
- Những điều tốt đẹp, mọi dịch vụ, phương tiện vận chuyển, hạ tầng cơ sở.
- Những hoạt động kinh tế, tài chính.


18

Theo cách xếp của Jeffries & Krippependorf (Trần Ngọc Nam & ctg, 2005)
[7] , thì thành phần sản phẩm du lịch của một địa phương được sắp xếp như sau:
- Các di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
- Các di sản do con người tạo ra.
- Các yếu tố thuộc về con người: tôn giáo, phong tục tập quán…
- Hệ thống các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc.
- Những cơ sở vật chất phục vụ ngành du lịch: khách sạn, nhà hàng, khu
vui chơi…

- Các chính sách kinh tế, tài chính, chính sách xã hội.
1.2. PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2.1. Khái niệm về phát triển
Phát triển là sự tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện làm thay đổi về căn bản cái
đã có tốt hơn , tiến bộ hơn .Cái mới , cái được hoàn thiện ( tức phát triển ) có thể
có hai khía cạnh chính : phát triển về số lượng , phát triển về chất lượng , như
vậy phát triển chỉ sự trưởng thành lớn hơn về chất và về lượng , nói cách khác
phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra cái mới , có thể làm tăng
về số lượng , làm cho tất hơn về chất lượng hoặc cả hai .
1.2.2. Phát triển du lịch
Phát triển du lịch là một quy luật tất yếu của nhân loại. Do dân số gia tăng
ngày một nhanh, nên để đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống thì sự gia
tăng các nhu cầu về sử dụng môi trường, hệ sinh thái một tăng hơn. Để đáp ứng
được thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên nhằm phục vụ cho các
nhu cầu đó là không thể tránh khỏi. Chính vì lẽ đó dẫn đến việc tài nguyên thiên
nhiên ngày càng cạn kiệt, hệ sinh thái bị phá huỷ, môi trường xuống cấp.
Khái niệm “Phát triển du lịch bền vững”[7] được ra đời vào năm 1987
trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” do Uỷ ban môi trường và phát triển của
ngân hàng thế giới. Trong khái niệm có nêu: Phát triển bền vững là làm thoả
mãn các nhu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến sự thoả mãn nhu cầu trong
tương lai, đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định. Phát triển bền vững không chỉ


19

là phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội mà còn đảm bảo những điều kiện môi
trường cho con người đang tồn tại và cho thế hệ mai sau.
Phát triển bền vững nhằm mục đích đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn của con
người trong hiện tại và cho các thế hệ mai sau. Do đó, nó đồng thời phải đạt
được 4 mục tiêu sau:

- Tiến bộ xã hội đáp ứng nhu cầu của mọi người.
- Bảo vệ môi trường hiệu quả.
- Sử dụng các nguồn tài nguyên thận trọng, hợp lý.
- Duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao và bền vững.
Phát triển bền vững không phải là sự hài hoà một cách cố định mà là một
quá trình thay đổi, trong đó con người đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Khái niệm bao gồm tất cả những vấn đề thách thức mọi quá trình phát triển
nhằm giải quyết những vấn đề phức tạp mà loài người phải đối mặt.
Phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta phải cân nhắc cẩn thận các yếu tố sau:
- Duy trì nền tảng mọi nguồn tài nguyên, tránh sự thay đổi sinh quyển.
- Thực hiện khuôn khổ dân chủ, đảm bảo công bằng cho tất cả mọi người
trên trái đất.
- Đảm bảo rằng chúng ta có thể xây dựng cuộc sống tốt đẹp cho con cháu
và đời sau nữa, và không chỉ riêng con người mà cho tất cả các loài sinh vật
khác.
1.3. DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.3.1. Du lịch ở một vài quốc gia trên thế giới:
* Thái Lan: Xây dựng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng:
Thái Lan một quốc gia Đông Nam Á có nền du lịch phát triển mạnh, nó đã
đem lại một nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. ngoài những hình thức
du lịch thông thường thì DLST của Thái Lan cũng rất phát triển. Họ xây dựng
chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển DLST cộng đồng. Khái niệm
DLST cộng đồng đã được sử dụng để đề cao sự tham gia của người địa phương
vào phát triển và quản lý du lịch. Nếu không có sự tham gia của người dân địa


20

phương thì việc kiểm soát sử dụng tài nguyên rất khó khăn. Ở Thái Lan, một số
chương trình DLST do người ngoài địa phương khởi xướng đã không thành

công trong công tác bảo tồn do quy hoạch không thích hợp. Từ quan điểm môi
trường và kinh tế, nếu người dân địa phương không tham gia thì khu vực có tài
nguyên du lịch có thể bị khai thác quá mức, các nguồn tài nguyên mà du lịch
dựa vào để khai thác cho hoạt động kinh doanh sẽ bị tàn phá. Bằng cách để
người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch
có trách nhiệm và bền vững hơn về lâu dài.
Hiến pháp của Thái Lan công nhận sự tham gia của người dân địa phương
vào việc bảo tồn thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người địa phương tìm các
phương thức để quản lý các nguồn lực của mình hơn là cho người ngoài tất cả
các lợi ích và lợi thế. Điều này tạo cơ sở cho người địa phương tham gia vào sự
phát triển du lịch để phát triển cộng đồng vào bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
* MALAYSIA: Malaysia là đất nước có ngành Du lịch phát triển. Tăng
cường đầu tư và chú trọng phát triển DLST, Malaysia là quốc gia có nền kinh tế
du lịch phát triển vào bậc nhất Đông Nam á. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận
thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, nên đã đi
trước một bước dài trong công tác phát triển du lịch. Chỉ trong vài năm, với
chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực
với việc thu hút trung bình từ 14 - 15 triệu lượt khách quốc tế/năm, với thời gian
lưu trú của mỗi du khách từ 5 - 7 ngày. Ngân sách của cơ quan du lịch quốc gia
khoảng trên 40 triệu USD mỗi năm, hàng không quốc gia Malaysia đã mở nhiều
tuyến bay nội địa và quốc tế, phát triển nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các
khách sạn được phân bố đều khắp cả nước. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức
tăng trưởng cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Malaysia
rất chú trọng phát triển DLST, họ liên tục đưa ra những sản phẩm mới cũng như
chú trọng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn.
Họ coi trọng công tác quảng bá sản phẩm DLST trên cơ sở đa dạng hoá sản


21


phẩm thoả mãn nhu cầu khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường
xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch đặc biệt là DLST (mỗi năm chi
hàng triệu Ringgit cho công tác này) và duy trì phát triển văn hoá dân tộc, bảo
vệ môi trường sinh thái. Chính vì vậy, chỉ sau 5 năm Malaysia đã tăng gấp đôi
lượng khách quốc tế từ 7, 93 triệu lượt người năm 1999 lên 15, 7 triệu lượt
người năm 2004 doanh thu từ du lịch đạt 12 tỷ USD, tỷ trọng GDP là 5, 6%, xếp
hàng thứ hai trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất nước. Năm 2010,
Malaysia đã đón được 24, 6 triệu lượt khách du lịch quốc tế và thu nhập từ du
lịch đạt 17, 93 tỷ USD. Mục tiêu phát triển du lịch của Malaysia đến năm 2020
trở thành nước phát triển về du lịch hàng đầu trong khu vực và quốc tế. Thông
điệp chính của ngành du lịch thể hiện mục tiêu và quan điểm phát triển trên:
“Định vị Malaysia là điểm đến du lịch hàng đầu trong nhận thức thị trường và
xây dựng ngành du lịch thành ngành có đóng góp chính trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. 10 thị trường khách du lịch hàng đầu của Malaysia theo thứ
tự quan trọng bao gồm Singapore, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Brunay,
Ấn Độ, Australia, Philipines, Anh và Nhật Bản.
Trong chiến lược chung của Malaysia về chuyển dịch kinh tế, ngành Du
lịch xây dựng kế hoạch chuyển dịch phát triển du lịch đến năm 2020 tập trung
vào việc phát triển sản phẩm và thị trường với mục tiêu chính là tập trung vào
thị trường có khả năng chi trả cao, đẩy mạnh chương trình tiêu dùng của khách
du lịch. Hai hướng chính trong quan điểm phát triển là: bảo vệ, bảo tồn và giữ
gìn môi trường: phát triển du lịch xanh, giải thưởng khách sạn xanh, chiến dịch
quốc gia về một Malaysia xanh, một Malaysia sạch và phát triển toàn diện, chú
trọng tính cân bằng và tính bền vững (tầm quan trọng của lợi ích cộng đồng).
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Malaysia xác định phải có những
sáng kiến và cải tiến trong phát triển sản phẩm. Các sáng kiến tập trung vào tổ
chức các sự kiện tầm quan trọng quốc gia gồm: “Malaysia ngôi nhà thứ 2 của
tôi” để khuyến khích người nước ngoài mua nhà tại Malaysia để đi lại nghỉ ngơi,
du lịch và kéo theo người thân và bạn bè tới du lịch tại đây. Ngoài ra, Malaysia



22

cũng tập trung vào duy trì và khuếch trương sản phẩm du lịch mua sắm. Tập
trung các sản phẩm cho thị trường du lịch cao cấp và xác định địa điểm cụ thể và
từng hoạt động: nghỉ dưỡng tại các khu du lịch, vui chơi giải trí, các loại hình
thể thao, các địa điểm mua sắm. Đặc biệt tập trung vào đẩy mạnh du lịch chữa
bệnh, du lịch giáo dục và cuối cùng là du lịch MICE.
Về quy hoạch du lịch, Malaysia không có một quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch như cách tiếp cận của Việt Nam mà chỉ có “Kế hoạch chuyển đổi
du lịch Malaysia đến năm 2020” nhằm thu hút các thị trường trường du lịch có
khả năng chi trả cao và tăng chi tiêu du lịch. Các khu vực, địa bàn phát triển du
lịch chính với các chức năng cụ thể đã được xác định trong Chiến lược Phát
triển du lịch từ những năm 1970 vẫn được duy trì. Căn cứ vào định hướng có
tính quốc gia này, các địa phương, thậm chí doanh nghiệp du lịch sẽ có những
kế hoạch phát triển du lịch cụ thể.
* INDONESIA: Indonesia đã xây dựng xong chiến lược tổng thể phát
triển du lịch đến năm 2025, theo đó tư tưởng chính sẽ tập trung nâng cao chất
lượng du lịch. Mục đích của chiến lược phát triển du lịch đến năm 2025 của
Indonesia sẽ phát triển khoảng 50 điểm đến quy mô quốc gia với một số “hành
lang du lịch”, lượng khách quốc tế dự kiến đến thời điểm này dự kiến đạt 25
triệu lượt người. Cùng với chiến lược là một kế hoạch phát triển đến năm 2015
cũng đã hoàn tất với nội dung tập trung phát triển 3 loại hình du lịch chính là du
lịch sinh thái, du lịch nông thôn và du lịch biển. Đối với du lịch nông thôn sẽ
triển khai trên 54 điểm, du lịch sinh thái là 50 điểm ở các vườn quốc gia.
Indonesia có chủ trương phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Chính phủ hỗ trợ
phát triển bằng việc cho thuê đất với giá rẻ để cộng động làm du lịch, đồng thời
hướng dẫn và đào tạo cộng đồng về nghiệp vụ du lịch. Các sản phẩm chính được
định hướng: du lịch di sản, du lịch sinh thái, du lịch đánh golf, du lịch lặn biển,
du lịch MICE. Ở Indonesia, Vụ Thị trường của Cục Xúc tiến Indonesia có

nhiệm vụ theo dõi diễn biến thị trường, định hướng và tổ chức các hoạt động
xúc tiến quảng bá du lịch ở cấp quốc gia. Từ việc theo dõi thị trường và đánh giá


23

tình hình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội và du lịch, Indonesia chuyển
hướng thu hút thị trường khách du lịch ASEAN. Ngân sách xúc tiến quảng bá du
lịch năm 2010 của Indonesia vào khoảng 40 triệu USD. Đối với việc phát triển
sản phẩm du lịch, đặc biệt tại địa bàn đảo Bali – một trong những điểm du lịch
nổi bật của Indonesia thì những thành công chính nằm ở vấn đề như tôn trọng ý
kiến, tập tục và tư duy của người bản địa; nâng cao nhận thức về phát triển du
lịch theo một quá trình; ban hành các quy định chặt chẽ và rõ ràng về kiến thức,
có quan điểm bảo tồn và giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống.
* SINGAPORE: Singapore là một quốc đảo nhỏ bé, tài nguyên hạn chế,
nhưng đã biết phát huy triệt để tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý và nguồn lực
con người để có những bước phát triển vượt bậc. Diện tích quốc đảo chỉ có 710
km2 nhưng có đến 5,2 triệu người đang sinh sống, làm việc ở đây, trong đó có
gần 2 triệu người nước ngoài. Trong các thành công của Singapore thời gian qua
phải kể đến sự thành công của chính sách phát triển du lịch.
Theo tài liệu của tổ chức quản lý du lịch Singgapore, năm 2010 trên toàn
thế giới có khoảng 940 triệu khách du lịch, dự báo năm 2020 sẽ là 1, 6 tỷ và năm
2030 sẽ là 1, 8 tỷ. Năm 2011, du lịch đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế thế giới
khoảng 1. 850 tỷ đô la Mỹ (chiếm 2, 8% tổng GDP thế giới), đóng góp gián tiếp
2. 860, 5 tỷ đô la Mỹ (chiếm 2, 9% tổng GDP thế giới), giải quyết việc làm trực
tiếp cho 99. 048. 000 người (chiếm 3, 4% tổng việc làm trên toàn cầu), giải
quyết việc làm gián tiếp cho 258. 592. 000 người (chiếm 8, 8% tổng việc làm
trên toàn cầu). Năm 1950, nhóm 15 điểm trên thế giới đông khách du lịch nhất
đã thu hút 88% lượt khách quốc tế của toàn cầu; năm 1970 tỷ lệ này là 75%,
năm 2010 chỉ còn 55%. Thời gian gần đây xuất hiện thêm nhiều điểm đến thu

hút khách du lịch quốc tế, đa phần thuộc các nước đang phát triển.
Ở Singapore, tháng 6 năm 2010, quốc đảo này chạm mốc “Một triệu khách
du lịch trong một tháng”. Năm 2010 có 11, 64 triệu khách quốc tế đến Singapore
và năm 2011 là 13 triệu. Năm 2010, du lịch đóng góp cho nền kinh tế Singapore
18, 8 tỷ đô Sing, năm 2012 là 22, 2 tỷ đô Sing, chiếm 3% GDP. Singapore hiện


24

có khoảng trên 50. 000 phòng khách sạn, với giá dịch vụ trung bình khoảng 245
đô Sing/phòng/ngày (khoảng hơn 4 triệu đồng Việt Nam), tỷ lệ sử dụng phòng
năm 2011 đạt đến 86%. Đây thực sự là những con số ấn tượng của ngành du lịch
ở một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên và chưa hẳn đã có nhiều lợi thế để phát
triển du lịch như Singapore. Để có được kết quả này, phải nói đến sự thành công
của việc hoạch định, xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển du lịch phù
hợp cho từng giai đoạn của Chính phủ Singgapore. Từ khi giành độc lập năm
1959 và tách ra khỏi Malayxia năm 1965 đến nay, Singapore đã hoạch định
chiến lược, xây dựng 6 kế hoạch phát triển du lịch khác nhau, đó là: “Kế hoạch
Du lịch Singapore” (năm 1968), “Kế hoạch Phát triển du lịch” (năm 1986), “Kế
hoạch Phát triển chiến lược” (năm 1993), “Du lịch 21” (năm 1996), “Du lịch
2015” (năm 2005), “Địa giới du lịch 2020” (năm 2012). Với “Kế hoạch phát
triển du lịch” (năm 1986), Singaporechủ trương bảo tồn và khôi phục các khu
lịch sử văn hoá như: Khu phố của người Hoa, Tanjong Tagar, Little India,
Kampong Glam, sông Singapore. Với “Kế hoạch Phát triển chiến lược” (năm
1993), Singgapore tập trung phát triển các sản phẩm du lịch mới như: du thuyền,
du lịch chữa bệnh, du lịch giáo dục, du lịch trăng mật; phát triển các thị trường
du lịch mới; tổ chức các lễ hội lớn mang tầm cỡ quốc tế; tập trung phát triển
nguồn nhân lực phục vụ du lịch; trao các giải thưởng về du lịch; giáo dục, nâng
cao nhận thức của người dân về du lịch… Năm 1996, Singapore triển khai “Du
lịch 21”, chuẩn bị và thực hiện tầm nhìn dài hạn cho sự phát triển của du lịch

trong Thế kỷ 21, với các chiến lược thị trường du lịch mới nổi, chiến lược du
lịch khu vực, chiến lược phát triển sản phẩm du lịch mới, chiến lược nguồn vốn
du lịch, chiến lược “Nhà vô địch du lịch Singapore”. Trong “Du lịch 2015” (năm
2005), Singapore tập trung phát triển các thị trường chính với phương châm tạo
sự hiểu biết tốt hơn về Singapore, phát triển Singapore thành một điểm du lịch
“phải đến”, cải thiện tiêu chuẩn dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ đáng nhớ
cho khách du lịch, nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch, phát triển các doanh nghiệp
du lịch và nguồn nhân lực du lịch chuyên nghiệp, phát triển các sản phẩm trọng


25

tâm của du lịch… Năm 2012, Singgapore chi 300 triệu đô Sing để tổ chức các
sự kiện du lịch, chi 340 triệu đô Sing phát triển các sản phẩm du lịch, chi 265
triệu đô Sing phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đến năm 2015, Singaporesẽ đầu
tư cho Quỹ phát triển du lịch là 2 tỷ đô Sing, dự kiến đón khoảng 17 triệu khách
du lịch quốc tế và doanh thu từ du lịch khoảng 30 tỷ đô Sing.
Kết quả và kinh nghiệm phát triển du lịch của Singapore sẽ là bài học rất
tốt cho quá trình hoạch định, xây dựng, triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch
phát triển du lịch của Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Quảng Ninh là địa phương có nhiều lợi thế để phát triển du lịch với danh thắng
nổi tiếng vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên của thế giới, với các lễ hội truyền
thống, địa điểm du lịch tâm linh, với các điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch
biển đảo. Năm 2012, tỉnh Quảng Ninh chọn chủ đề là “Năm xây dựng chiến
lược và quy hoạch”. Bên cạnh việc xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030,
* TRUNG QUỐC: Du lịch Trung Quốc đã phát triển đáng kể trong vài
thập kỷ qua kể từ khi bắt đầu thực thi chính sách cải cách và mở cửa. Sự nổi lên
của một tầng lớp trung lưu giàu có đồng thời với việc giảm bớt một số hạn chế
di chuyển của nhà cầm quyền Trung Quốc là hai nhân tố thúc đẩy sự bùng nổ

của ngành du lịch. Trung Quốc đã trở thành một thị trường du lịch hàng đầu thế
giới.
Trung Quốc là nước lớn thứ tư trên thế giới đối với du lịch đến. Số lượng
khách du lịch quốc tế đã đạt mức 55 triệu trong năm 2007. Doanh thu ngoại hối
đạt 41, 9 tỷ đô-la Mỹ, xếp thứ năm trên thế giới trong năm 2007. Số lượt khách
du lịch nội địa đạt 1, 61 tỷ lượt khách, với tổng thu nhập 777, 1 tỷ nhân dân tệ.
Theo WTO, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia du lịch lớn
nhất thế giới về du lịch đến và xếp thứ tư về du lịch ra nước ngoài. Xét về tổng
chi tiêu du lịch ra, Trung Quốc hiện đang xếp hạng thứ năm và dự kiến sẽ được
phát triển nhanh nhất trên thế giới trong thời kỳ 2006-2015, sẽ đạt vị trí thứ nhì


×