Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Đánh giá hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn vay tín dụng ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo tại huyện chợ lách tỉnh bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ VĂN RO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA HỘ
NGHÈO TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH BẾN TRE

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Đồng Nai, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐỖ VĂN RO

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY
TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA HỘ
NGHÈO TẠI HUYỆN CHỢ LÁCH TỈNH BẾN TRE
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.62.01.15


LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. CHU TIẾN QUANG

Đồng Nai, 2014


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Ro


ii

LỜI CẢM ƠN
Quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp tôi đã được sự giúp
đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất
tới tất cả cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc PGS.TS.Chu Tiến
Quang người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Lâm Nghiệp,
các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ khoa sau đại học, đã tạo điều kiện giúp đỡ

tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND huyện Chợ Lách, Phòng Tài
chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Phòng Lao động Thương
binh và Xã hội, UBND các xã Phú Phụng, xã Long Thới, xã Vĩnh Thành và đặc
biệt là Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Chợ Lách đã tạo điều kiện cho tôi
trong việc thu thập số liệu và thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn
này.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè và những cộng tác viên đã
giúp đỡ chia sẻ tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn

Đỗ Văn Ro


iii

MỤC LỤC
- Lời cam đoan ................................................................................................. i
- Lời cám ơn .................................................................................................... ii
- Mục lục ........................................................................................................ iii
- Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ..................................................... viii
- Danh mục các bảng ...................................................................................... ix
- Danh mục các đồ thị .................................................................................... xi
- Danh mục các sơ đồ .................................................................................... xii
- Danh mục các hình .................................................................................... xiii
- Lời mở đầu .................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 1
2. Mu ̣c tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Nội dung chính của luận văn ...................................................................... 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TIẾP CẬN,
SỬ DỤNG VỐN VAY TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CSXH CỦA HỘ
NGHÈO .................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn về tình trạng nghèo và tín dụng ưu đãi đối với hộ
nghèo........................................................................................................................ 5
1.1.1. Một số khái niệm và vấn đề liên quan. .................................................. 5
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo..................................................................... 5
1.1.1.2. Đặc trưng của nghèo.................................................................... 6
1.1.1.3. Nguyên nhân nghèo ................................................................... 8
1.1.1.4. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ hộ nghèo ..................... 9
1.1.1.5. Khái niệm và các loại hình tín dụng. .................................. 11
1.1.2. Vai trò của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo ................................ 13


iv

1.1.3. Hiệu quả tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và các tiêu chí đánh
giá ........................................................................................................................... 15
1.1.3.1. Hiệu quả tiếp cận tính dụng ưu đãi của hộ nghèo ............... 16
1.1.3.2. Tiêu chí về hiệu quả tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ
nghèo ................................................................................................ 16
1.1.4. Hiệu quả sử dụng tín dụng ưu đãi của hộ nghèo và các tiêu chí đánh
giá ..................................................................................................................... 16
1.1.4.1. Hiệu quả sử dụng tín dụng ưu đãi của hộ nghèo .................... 16
1.1.4.2. Tiêu chí về hiệu quả sử dụng tín dụng ưu đãi của hộ
nghèo ............................................................................................... 16
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của tín du ̣ng ngân hàng CSXH
đối với XĐGN ....................................................................................................... 17
1.1.5.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố từ phía ngân hàng CSXH ....... 17
1.1.5.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố từ phía hộ nghèo. .................. 18

1.1.5.3. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố từ phía chính sách Nhà nước . 18
1.2. Cơ sở thực tiễn - Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới về chính sách tín
dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và kinh nghiệm cho Việt Nam ........................... 19
1.2.1. Bangladesh ............................................................................................ 19
1.2.2. Thái Lan ................................................................................................. 20
1.2.2. Malaysia................................................................................................. 20
1.3. Một số nhận xét rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn........................... 21
1.3.1. Tín dụng ưu đãi là cần thiết đối với hộ nghèo..................................... 21
1.3.2. Tín dụng ưu đãi là động lực giúp hộ nghèo vượt qua nghèo
đói .................................................................................................................... 21


v

1.3.3. Tín dụng ưu đãi làm giảm tình trạng vay nặng lãi trong nông thôn, làm
tăng hiệu quả hoạt động của hộ nghèo. ............................................................... 22
1.3.4. Tín dụng ưu đãi giúp hộ nghèo nâng cao kiến thức tiếp cận với thị
trường, có điều kiện tham gia thị trường ............................................................. 22
1.3.5. Tín dụng ưu đãi thúc đẩy tinh thần hợp tác giữa các hộ nghèo trong
việc cùng sử dụng và hoàn trả vốn vay. .............................................................. 22
1.4. Tổng quan nghiên cứu ................................................................................... 23
1.4.1. Một số nghiên cứu về nghèo và giảm nghèo....................................... 23
1.4.2. Nghiên cứu về tín dụng......................................................................... 25
Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 27
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyê ̣n Chợ Lách tỉnh Bế n Tre .................................. 27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 27
2.1.2. Đặc điểm xã hô ̣i ................................................................................... 28
2.1.2.1. Đơn vi ha
̣ ̀ nh chính ..................................................................... 28
2.1.2.2. Dân số và nguồ n lao đô ̣ng......................................................... 29

2.1.2.3. Giáo dục ..................................................................................... 30
2.1.2.4. Y tế ............................................................................................. 30
2.1.2.5. Đời sống nhân dân ..................................................................... 31
2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế .................................................................. 31
2.1.3.1. Sản xuất nông nghiệp ............................................................... 31
2.1.3.2. Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp ..................................... 34
2.1.3.3. Thương mại - dịch vụ ................................................................ 34
2.1.3.4. Thực trạng về kết cấu hạ tầng cơ sở ......................................... 35
2.1.3.5. Tình hình an ninh quốc phòng .................................................. 36
2.2. Thực trạng triển khai tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH tại huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2009-2013 ............................................................. 36


vi

2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 41
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ................................................... 41
2.3.1.1. Chọn địa bàn và mẫu điều tra ................................................... 41
2.3.1.2. Phiếu điều tra ............................................................................ 42
2.3.1.3. Phương pháp điều tra................................................................. 42
2.3.2. Thu thập số liệu thứ cấp........................................................................ 42
2.3.3. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 42
2.3.3.1. Phương pháp mô tả .................................................................... 42
2.3.3.2. Phương pháp so sánh. ................................................................ 43
2.3.3.3. Phương pháp phân tích thống kê, phân tích quy nạp,
diễn giải................................................................................................... 43
2.3.3.4. Phương pháp chuyên gia .......................................................... 43
2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tiếp cận, sử dụng vốn tín dụng ngân
hàng CSXH của hộ nghèo .................................................................................... 43
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 45

3.1.Thực trạng hoạt động của NHCSXH huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre. ........ 45
3.2. Thực trạng hiệu quả tiếp cận và sử dụng tín dụng ưu đãi của hộ nghèo
qua kết quả điều tra ............................................................................................... 49
3.2.1. Tình hình hộ nghèo đã điều tra............................................................. 49
3.2.2. Nhận biết của các hộ về tín dụng ưu đãi.............................................. 50
3.2.3. Hiệu quả tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo tại 3 xã điều tra .... 51
3.2.3.1. Kết quả giải ngân tín dụng ưu đãi tại 3 xã điều tra .................. 51
3.2.3.2. Tình hình tiếp cận tín dụng ưu đãi của hộ nghèo ở 3 xã ........ 53
3.2.3.3. Mức vay tín dụng ưu đãi của hộ điều tra.................................. 54
3.2.3.4. Đánh giá của hộ nghèo về tín dụng ưu đãi ở huyện
Chợ Lách ................................................................................................. 56
3.2.4. Hiệu quả sử dụng tín dụng ưu đãi ở các hộ điều tra......................... 61


vii

3.2.4.1. Tình hình sử dụng tín dụng ưu đãi của các hộ điều tra .........61
3.2.4.2. So sánh thu nhập của hộ trước/sau sử dụng tín dụng
ưu đãi .................................................................................................... 63
3.2.4.3. Tình hình trả nợ vốn vay của hộ nghèo ................................ 65
3.2.4.4. Về giảm nghèo sau sử dụng vốn vay ưu đãi ........................ 67
3.2.4.5. Hiệu quả tạo việc làm, tăng thu nhập ................................... 69
3.2.4.6. Hiệu quả về thay đổi cách nghĩ, cách làm mới ..................... 69
3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả tiếp cận và sử dụng
vốn tín dụng ưu đãi của các hộ nghèo đã điều tra ......................................... 71
3.3.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố từ phía ngân hàng CSXH .............. 71
3.3.2. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố từ phía hộ nghèo. ......................... 73
3.3.3. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố từ chính sách tín dụng ưu đãi….....74
3.4. Đánh giá chung về hiệu quả tiếp cận và sử dụng tín dụng ưu đãi của ...... 75
3.4.1. Những thành công trong tiếp cận và sử dụng tín dụng ưu đãi ........ 75

3.4.2. Những hạn chế.................................................................................... 76
3.5. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn vay
tín dụng NHCSXH của hộ nghèo huyện Chợ Lách............................................ 77
3.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp...................................................................... 77
3.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn tín
dụng ưu đãi của hộ nghèo trên địa bàn huyện Chợ Lách ................................. 78
3.5.2.1. GP nâng cao hiệu quả tiếp cận TD ưu đãi của hộ nghèo . 78
3.5.2.2. GP nâng cao hiệu quả sử dụng TD ưu đãi của hộ nghèo . 83
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .......................................................................... 90
1. Kết luận ..................................................................................................... 90
2.Kiến nghị .................................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 94
PHỤ LỤC .................................................................................................... 97


viii

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắc

Diễn giải

BĐD-HĐQT:

:

Ban đại diện Hội đồng quản trị

CNH, HĐH


:

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CT

:

Chương trình

DVUT

:

Dịch vụ uỷ thác

DSCV

:

Doanh số cho vay

DSTN

:

Doanh số thu nợ

ĐTN


:

Đoàn Thanh niên

GB

:

Ngân hàng Grameen

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

NHĐT

:

Ngân hàng Đầu tư

HĐND

:

Hội đồng nhân dân

HPN


:

Hội Phụ nữ

HND

:

Hội Nông dân

HCCB

:

Hội Cựu chiến binh

LĐTB-XH

:

Lao động Thương binh và Xã hội

NHCSXH

:

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHN0&PTNT


:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn



:

Quyết định

TK&VV

:

Tiết kiệm và vay vốn

TW

:

Trung ương

TTg

:

Thủ Tướng Chính phủ

UBND


:

Uỷ ban nhân dân

WB

:

Ngân hàng thế giới

XĐGN

:

Xoá đói giảm nghèo

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long


ix

DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng


Trang

1.1

Chuẩn mực nghèo giai đoạn 2011 – 2015

10

2.1

Tổng hợp tín dụng ưu đãi giảm nghèo của địa phương

41

3.1

Tổng hợp phát triển tín dụng của NHCSXH

47

3.2

Giải ngân các nguồn vốn của NHCSXH huyện Chợ Lách giai
đoạn 2008-2013:

48

3.3

Tổng hợp tình hình các hộ điều tra


50

3.4

Tổng hợp thông tin của các hộ nghèo về các nguồn tín dụng ưu

51

3.5

Các nguồn tín dụng ưu đãi đã cho vay trên địa bàn 3 xã điều tra

52

3.6

Tình hình vay tín dụng ưu đãi từ các nguồn khác nhau của 240
hộ nghèo ở 3 xã
Tổng hợp mức vốn vay bình quân của NHCSXH và mức được
hưởng vốn ưu đãi của các chương trình, dự án.

3.7

53
55

3.8

Đánh giá của hộ nghèo về quy mô món vay tín dụng


56

3.9

Tổng hợp về thời gian vay tín dụng

57

3.10 Đánh giá về thủ tục vay và thủ tục để hưởng ưu đãi

58

3.11 Tổng hợp đánh giá của hộ về thái độ phục vụ của cán bộ tín
dụng

59

3.12 3.12: Tổng hợp nguyện vọng của hộ nghèo về tín dụng ưu đãi

60

3.13 Tổng hợp tình hình sử dụng vốn vay của các hộ điều tra

61

3.14 Thu nhập của các hộ trước và sau tiếp cận và sử dụng các
nguồn tín dụng ưu đãi

63



x

3.15 Thu nhập trước và sau vay vốn của hộ theo ngành nghề tại 3
xã nghiên cứu

64

3.16 Tổng hợp tình hình trả nợ vốn vay của các hội nghèo

65

3.17 Tình hình trả nợ vốn vay của các hộ ở 3 xã theo ngành nghề

66

3.18 Kết quả giảm nghèo từ sử dụng vốn vay ưu đãi trên toàn huyện

67

3.19 Kết quả giảm nghèo của các hộ điều tra

68


xi

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ


TT

Tên đồ thị

Trang

3.1

Mục đích sử dụng vốn NHCSXH

62

3.2

Mục đích sử dụng vốn của các dự án

62


xii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

TT

Tên đồ thị

2.1

Sơ đồ liên hệ vùng huyện Chợ Lách


29

2.2

Quy trình bố trí tín dụng ưu đãi thông qua các dự án

38

3.1

Thủ tục vay vốn của NHCSXH

45

Trang


xiii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

TT

Trang

2.1

Chôm chôm Java Chợ Lách


32

2.2

Sầu riêng huyện Chợ Lách

32

2.3

Hoa kiểng huyện Chợ Lách

33


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách tín dụng ưu đãi là chính sách của Nhà nước về tín dụng có ưu
đãi gồm: lãi suất, thời gian, điều kiện thế chấp…so với tín dụng thương mại
giành cho một hoặc một số đối tượng nào đó. Chính sách tín dụng này thường áp
dụng đối với hộ nghèo (những người có mức thu nhập dưới chuẩn nghèo do
Chính phủ quy định) và do Nhà nước chủ động triển khai nhằm thực hiện mục
tiêu xóa đói giảm nghèo. Chính sách tín dụng ưu đãi không dựa trên nguyên tắc
thị trường.
Tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo có vai trò quan trọng đối với hộ nghèo
vì giúp hộ nghèo về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và không áp dụng
nguyên tắc vay thương mại. Mục tiêu của loại hình tín dụng này mang tính hỗ

trợ, giúp hộ nghèo phát triển sản xuất-kinh doanh, tham gia thị trường, nâng cao
thu nhập và đời sống. Bộ phận hộ nghèo này bao gồm những người có sức lao
động, nhưng thiếu vốn để đầu tư phát triển sản xuất nên cần vay vốn tín dụng
trong một thời gian nhất định để bù đắp vào sự thiếu hụt này.
Như vậy tín dụng ưu đãi là chính sách mang tính kinh tế và xã hội, có
mục đích vì sự nghiệp xóa đói giảm nghèo (XĐGN), không vì lợi nhuận.
Đói nghèo là hiện tượng phổ biến trong nền kinh tế thị trường và tồn tại
khách quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển. Việt Nam là một
trong các trường hợp có tỷ lệ đói nghèo cao trong quá trình chuyển từ kinh tế tập
trung, bao cấp sang kinh tế thị trường và đã thu được thành công to lớn với tỷ lệ
hộ nghèo giảm từ trên 50% xuống còn khoảng 15% theo chuẩn nghèo 20102015 trong vòng 27 năm đổi mới quản lý kinh tế vừa qua (1986-2013). Thành
công này có sự đóng góp to lớn của tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
Hộ nghèo được hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi cùng với các hỗ trợ khác đã tự
vươn lên, tạo thu nhập mới, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất phát


2

triển. Chính vì vậy, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội mà Đảng ta đã đề ra là
phát triển kinh tế, ổn định xã hội, trong đó có xóa đói giảm nghèo và thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ công bằng văn minh.
Ngày 4 tháng 10 năm 2002 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
131/TTg thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội, trên cơ sở tổ chức lại Ngân
hàng Phục vụ hộ nghèo trước đây để thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và
các đối tượng chính sách khác.
Theo đó tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre đã thành lập Ngân hàng Chính
sách xã hội (NHCSXH) cấp huyện. Hoạt động tín dụng của ngân hàng đã giúp
cho hơn 300 hộ thoát nghèo, chiếm gần 17% số hộ nghèo của toàn huyện và
ngày càng có vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo ở
địa phương. Thông qua sử dụng vốn vay của NHCSXH mà các hộ nghèo đã học

thêm cách làm mới, thay đổi tư duy, phát triể n nhiề u ngành nghề và mă ̣t hàng hế t
sức đa da ̣ng, phong phú. Có thể nhận định rằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi của
NHCSXH huyê ̣n Chợ Lách đã góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu xoá
đói giảm nghèo trên địa bàn huyện trong những năm vừa qua.
Tuy nhiên, bên ca ̣nh những mă ̣t tích cực, vẫn còn nhiề u vấn đề đặt ra như:
khả năng tiếp cận, sử dụng vốn tín dụng của hộ nghèo còn hạn chế đã làm ảnh
hưởng đến hiệu quả của tín dụng ưu đãi; quy trình cho vay tín dụng hộ nghèo
chưa sát với điều kiện của hộ nghèo; một bộ phận hô ̣ nghèo vay vố n chưa biết
cách sử dụng nên chưa thoát được nghèo đói làm cho hiệu quả của vố n tín dụng
ưu đaĩ đối với xoá đói giảm nghèo chưa đạt mục tiêu mong muốn.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để hộ nghèo tiếp cận nhanh và sử dụng có
hiệu quả vốn vay tín dụng của ngân hàng CSXH để vươn lên thoát nghèo ở tất cả
mọi nơi trên địa bàn huyện đang ngày càng trở nên cấp bách đối với tín dụng ưu
đãi mà ngân hàng CSXH huyện đang triển khai.


3

Trong các năm qua đã có nhiều nghiên cứu về vai trò và hiê ̣u quả của
nguồ n vố n tín du ̣ng của các ngân hàng như Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển nông thôn (NHNN&PTNT), Ngân hàng đầu tư (NHĐT), nguồn vốn cho
vay ưu đãi của Chính phủ thông qua các dự án và chương trình mục tiêu quốc
gia. Nhưng còn ít nghiên cứu về hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn vay tín dụng
Ngân hàng chính sách xã hội của hộ nghèo. Vì vậy tôi cho ̣n chủ đề “ Đánh giá
hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn vay tín dụng Ngân hàng chính sách xã hội
của hộ nghèo trên điạ bàn huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre” làm luận văn tốt
nghiệp của mình và cho rằng đây là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho
mục tiêu xoá đói giảm nghèo nói riêng tại nơi tôi công tác và sinh sống.
2. Mu ̣c tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu chung:

Góp phần nâng cao hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn vay tín dụng
NHCSXH của hộ nghèo tại huyện Chợ Lách tỉnh Bến Tre .
- Mục tiêu cụ thể:
+ Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn
vay tín dụng NHCSXH của hộ nghèo ở nông thôn;
+ Đánh giá thực trạng hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn vay NHCSXH
của hộ nghèo huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre; xác định nhân tố ảnh hưởng;
+ Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận và sử dụng
vốn vay NHCSXH của hộ nghèo tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả tiếp cận và sử dụng
vốn vay NHCSXH của hộ nghèo.
- Phạm vi nghiên cứu


4

+ Về nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao hiệu quả
tiếp cận và sử dụng vốn vay tín dụng NHCSXH của các hộ nghèo huyện Chợ
Lách, tỉnh Bến Tre
+ Phạm vi về không gian:
Các xã và thi trấ
̣ n thuô ̣c huyê ̣n Chợ Lách tỉnh Bế n Tre.
+ Phạm vi về thời gian:
Số liê ̣u thứ cấp và sơ cấp được thu thâ ̣p từ năm 2009 đế n cuối năm 2013
4. Nội dung chính của luận văn
- Mở đầu.
- Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn về hiệu quả tiếp cận và sử dụng vốn
vay tín dụng NHCSXH của hộ nghèo.

- Chương 2: Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
- Kết luận và kiến nghị.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ TIẾP CẬN, SỬ DỤNG
VỐN VAY TÍN DỤNG NGÂN HÀNG CSXH CỦA HỘ NGHÈO
1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn về tình trạng nghèo và tín dụng ưu đãi đối với
hộ nghèo.
1.1.1. Một số khái niệm và vấn đề liên quan
1.1.1.1. Khái niệm về nghèo
Nghèo là tình trạng của bộ phận dân cư có mức sống dưới chuẩn do Chính
phủ đưa ra tại một thời điểm nào đó. Do nghèo mà họ không được hưởng đầy đủ
các nhu cầu của con người đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển
kinh tế xã hội và phong tục tập quán của các địa phương.
Khái niệm trên đây có thể xem là định nghĩa chung nhất của nghèo, có
tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện chủ yếu, phổ biến về
nghèo. Có 2 cách hiểu về nghèo: nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối.
- Nghèo tương đối: Là sự thỏa mãn chưa đầy đủ nhu cầu cuộc sống của
con người như cơm ăn chưa ngon, quần áo mặc chưa đẹp, nhà ở chưa khang
trang trong so sánh người này với người khác hay giữa vùng này với vùng khác.
- Nghèo tuyệt đối: Là sự không thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu của con
người để duy trì cuộc sống như cơm ăn chưa no, áo không đủ mặc, nhà cửa
không che được mưa nắng
- Chuẩn xác định nghèo: Chuẩn nghèo là thước đo do con người định ra
để đánh giá tình trạng nghèo tại một địa phương ở một thời điểm nhất định,
chuẩn nghèo có thể thay đổi theo thời gian khi mức thu nhập và đời sống dân cư

thay đổi.
- Ở Việt Nam chuẩn để đánh giá nghèo thường dựa vào mức thu nhập,
điều kiện nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, mức chi tiêu gia đình, hưởng thụ, văn hoá, y
tế... Trong đó mức thu nhập là chỉ tiêu quan trọng nhất. Bộ Lao động Thương


6

binh và Xã hội là cơ quan thuộc Chính phủ được giao trách nhiệm nghiên cứu và
công bố chuẩn nghèo của cả nước cho từng thời kỳ.
- Theo đó, Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 đã được xác định theo
Quyết định số: 90/2011/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng
Chính phủ về ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.
Bảng 1.1: Chuẩn mực nghèo giai đoạn 2011 - 2015
Giai đoạn 2011 – 2015
Loại hộ

Khu vực
Giá trị đồng/tháng

Nghèo

- Nông thôn vùng núi và hải đảo

<400.000

- Nông thôn, trung du và đồng bằng

<400.000


- Thành thị

<500.000

Nguồn: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Theo chuẩn nghèo trên thì đến đầu năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo ở nước ta
vào khoảng 11,76%
Chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới được tính theo Calo theo đầu người
mỗi ngày, hiện nay là 2.100 Calo/ ngày. Trên cơ sở một gói lương thực có tính
đại diện và có tính đến sự biến động về giá cả theo vùng đối với từng mặt hàng,
thì mức bình quân có thu nhập của chuẩn nghèo là 4.800.000 triệu
VND/người/năm đối với vùng nông thôn và mức nghèo bình quân thu nhập
6.000.000 triệu VND/người/năm đối với vùng thành thị.
1.1.1.2. Đặc trưng của nghèo
- Nghèo là tình trạng phổ biến ở những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh.
Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ
nghèo, tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những thành tựu này chưa bền vững.


7

Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm trong ranh giới chuẩn
nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, thì những người
này sẽ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ hộ nghèo trong xã hội.
Phần lớn thu nhập của hộ nghèo từ nông nghiệp. Với điều kiện nguồn lực
rất hạn chế (đất đai, lao động, vốn), thu nhập của những hộ nghèo rất bấp bênh
và dễ bị tổn thương trước những đột biến của mỗi gia đình và cộng đồng. Nhiều
gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn giáp ranh với
ngưỡng nghèo đói vì vậy khi có dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt
xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó

khăn cho hộ nghèo.
- Nghèo tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn. Đa số hộ
nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán)
khiến cho các điều kiện sinh sống. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng của các
vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác gây ra
tình trạng nghèo của người dân so với các vùng khác. Bên cạnh đó, do điều kiện
thiên nhiên không thuận lợi, đã gây ra số người cứu trợ đột xuất hàng năm khá
cao, khoảng 1- 1,5 triệu người và gây ra tình trạng tái nghèo ở một bộ phận hộ
vừa thoát nghèo còn rất lớn .
- Nghèo tập trung trong khu vực nông thôn, nhất là ở những vùng dân cư
có văn hóa thấp, trình độ tay nghề thấp, khả năng tiếp cận với các nguồn lực để
sản xuất và phát triển kinh tế hạn chế.
- Ở khu vực thành thị vẫn còn một tỷ lệ nhất định hộ nghèo, họ là những
người lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn định,
thu nhập bấp bênh.


8

1.1.1.3. Nguyên nhân nghèo
Nghèo là hậu quả đan xen của nhiều nhóm các yếu tố, nhưng chung quy lại
thì có thể chia nguyên nhân nghèo theo các nhóm sau:
- Nhóm nguyên nhân do bản thân hộ nghèo
+ Thiếu vốn sản xuất: Các tài liệu điều tra cho thấy đây là nguyên nhân chủ
yếu nhất. Nông dân thiếu vốn thường rơi vào vòng luẩn quẩn, sản xuất kém, làm
không đủ ăn, phải đi thuê, đi vay để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày. Có
thể nói: Thiếu vốn sản xuất là một lực cản lớn nhất hạn chế sự phát triển của sản
xuất và nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo. Kết quả điều tra kinh tế hộ

do phòng Thống kê huyện Chợ Lách năm 2013 cho thấy: Thiếu vốn chiếm
khoảng 70% - 90% .
+ Thiếu kinh nghiệm và kiến thức làm ăn: Phương pháp canh tác cổ truyền
đã ăn sâu vào tiềm thức, sản xuất tự cung tự cấp là chính, thường sống ở những
nơi hẻo lánh, giao thông đi lại khó khăn, thiếu phương tiện, con cái thất học…
Những khó khăn đó làm cho hộ nghèo không thể nâng cao trình độ dân trí,
không có điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, thiếu kinh
nghiệm và trình độ sản xuất kinh doanh dẫn đến năng suất thấp, không hiệu quả.
+ Bệnh tật và sức khoẻ yếu kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình
trạng nghèo đói trầm trọng.
+ Đất đai canh tác ít, tình trạng không có đất canh tác đang có xu hướng
tăng lên.
+ Thiếu việc làm, không năng động tìm việc làm, lười biếng; Mặt khác do
hậu quả của chiến tranh dẫn đến nhiều người dân bị mất sức lao động, nhiều phụ
nữ bị góa phụ dẫn tới thiếu lao động hoặc thiếu lao động trẻ, khỏe có khả năng
đảm nhiệm những công việc nặng nhọc.
+ Do phong tục tập quán của một bộ phận dân tộc: Du canh du cư dẫn đến
nguyên nhân nghèo đói.


9

+ Gặp những rủi ro trong cuộc sống, hộ nghèo thường sống ở những nơi
hẻo lánh, xa trung tâm, thời tiết khắc nghiệt, nơi mà thường xuyên xảy ra hạn
hán, lũ lụt, lở đất, dịch bệnh… Cũng chính do thường sống ở những nơi hẻo
lánh, giao thông đi lại khó khăn mà hàng hóa của họ sản xuất thường bị bán rẻ
(do chi phí giao thông) hoặc không bán được, chất lượng hàng hóa giảm sút do
lưu thông không kịp thời.
- Nhóm nguyên nhân do môi trường tự nhiên xã hội
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến sản xuất nông

nghiệp của các hộ gia đình nghèo. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt: thiên tai,
lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh, đất đai cằn cỗi, diện tích canh tác ít, địa hình phức tạp,
giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển.
- Nhóm nguyên nhân nhận thức, tập quán văn hóa...
+ Do nhận thức về kỹ năng sản xuất kinh doanh, về vị thế xã hội yếu kém,
không chịu đổi mới cách nghĩ, cách làm việc, lười biếng, rụt rè, tự ti, ít tiếp xúc,
vốn xã hội nhỏ, sản xuất mang nặng tính tự cung tự cấp, chưa tạo được sản phẩm
hàng hóa và đối tượng sản xuất kinh doanh thường thay đổi.
+ Phong tục, tập quán sinh hoạt và những truyền thống văn hóa lạc hậu
của hộ nghèo tác động tới tình trạng nghèo của họ
1.1.1.4. Sự cần thiết phải giảm nghèo và hỗ trợ hộ nghèo
Nghèo là hiện tượng phổ biến của nền kinh tế thị trường và tồn tại khách
quan đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển; đặc biệt đối với nước ta quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường xuất phát điểm là nước nghèo nàn lạc
hậu tình trạng đói nghèo còn phổ biến. Như vậy, hỗ trợ hộ nghèo để đạt được
mục tiêu của xã hội. Giảm nghèo sẽ hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo sự ổn
định công bằng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Hộ nghèo được hỗ
trợ để tự vươn lên, tạo thu nhập, từ đó làm tăng sức mua, khuyến khích sản xuất
phát triển.


10

Chính vì vậy, quan điểm cơ bản của chiến lược phát triển xã hội mà Đảng
ta đã đề ra là phát triển kinh tế, ổn định và công bằng xã hội nhằm thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
- Giảm nghèo là mục tiêu quốc gia
Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, ưu tiên hộ
nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới,
xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải

đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng
nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và
nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so
với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản
đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ
nghèo cả nước giảm bình quân 2%/năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm
4%/năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 - 2015.
- Cam kết giảm nghèo của Việt Nam với Liên hợp Quốc
Việt Nam đã về đích sớm trong việc thực hiện mục tiêu đầu tiên về xóa
nghèo trong 8 Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc với việc
giảm tỷ lệ hộ nghèo trong dân cư từ 58,1% năm 1993 xuống còn 9,45% trong
năm 2010. Tuy nhiên, theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về điều chỉnh tiêu chí nghèo và cận nghèo, số hộ nghèo tại Việt Nam
trong năm 2011 chiếm khoảng 11,76%
Chính sách xóa đói giảm nghèo của Việt Nam không chỉ nhằm giúp tăng
thu nhập cho hộ nghèo mà còn giúp họ cải thiện sinh kế và tiếp cận các dịch vụ
xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, hòa nhập xã hội…
Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo việc làm, đào tạo và đào tạo lại
cho người lao động, cung cấp vốn vay với lãi suất thấp, thực hiện các chương


×