Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện xuân lộc, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 140 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐOÀN VĂN THIỆN

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HỒ TIÊU TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đồng Nai, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

ĐOÀN VĂN THIỆN

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ
TRỢ NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HỒ TIÊU TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. CHU TIẾN QUANG

Đồng Nai, 2012


I

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Đồng Nai, ngày 28 tháng 11 năm 2012

HỌC VIÊN

Đoàn Văn Thiện


II

LỜI CẢM ƠN
Trên cơ sở kết quả học tập, nghiên cứu cả về cơ sở lý luận và thực tiễn,
với chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp tại Trường Đại học Lâm nghiệp, Tôi đã
chọn và hoàn thành Luận văn Thạc sỹ với đề tài: “Thực trạng và kiến nghị
hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên
địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai”.
Để hoàn thành được Luận văn này tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới giáo viên hướng dẫn Tiến sĩ Chu Tiến Quang - Giám đốc Trung tâm Tư
vấn và Đào tạo - Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW; Các thầy giáo, cô giáo

Trường Đại học Lâm nghiệp; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Xuân Lộc; Lãnh
đạo và cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xuân Lộc và
130 hộ nông dân đã nhiệt tình chia sẽ và cung cấp thông tin về tình hình sản
xuất, tiêu thụ tiêu, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi cam đoan Luận văn được xây dựng trên cơ sở những nội dung, số
liệu thu thập đúng quy định, nghiên cứu độc lập và không sao chép.
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, bản thân tôi đã nỗ
lực cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong tiếp tục nhận được
sự quan tâm tham gia đóng góp ý kiến.
Xin trân trọng cảm ơn!
Đồng Nai, ngày 28 tháng 11 năm 2012

HỌC VIÊN

Đoàn Văn Thiện


III

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài .....................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................3
2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................3
2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................3

4.1. Phương pháp chọn địa điểm và đối tượng nghiên cứu.............................4
4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................4
4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................4
4.4. Phương pháp chuyên gia...........................................................................5
4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và đánh giá chính sách hỗ trợ .......5
4.6. Chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài..................................................6
5. Nội dung chính của luận văn..............................................................................7
6. Kết cấu của luận văn ..........................................................................................7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN.................8
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................ 8
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ......................12
1.2.1. Khái niệm về chính sách, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông
sản ...................................................................................................12
1.2.1.1. Khái niệm về chính sách ......................................................12
1.2.1.2. Khái niệm Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản....15
1.2.2. Sự cần thiết và yêu cầu đối với chính sách hỗ trợ sản xuất nông
nghiệp.............................................................................................16
1.2.2.1. Sự cần thiết của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông
sản.........................................................................................16
1.2.2.2. Yêu cầu đối với chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ ..........17
1.2.3. Các loại hình chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản...........17
1.2.3.1. Theo phương thức tác động của chính sách.........................17


IV

1.2.3.2. Theo phân khúc của quá trình sản xuất nông nghiệp có các
loại hình chính sách hỗ trợ sau.............................................18
1.2.4. Vai trò của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản..............19

1.2.4.1. Là công cụ để Nhà nước tác động vào các đối tượng hoạt
động trong sản xuất, tiêu thụ nông sản..................................20
1.2.4.2. Là công cụ để Nhà nước thúc đẩy các đối tượng sản xuất,
tiêu thụ nông sản cùng tham gia thực hiện quy hoạch phát
triển nông nghiệp do Nhà nước xác định.............................20
1.2.4.3. Là công cụ để thúc đẩy sự gắn kết hộ nông dân, các doanh
nghiệp, tổ chức kinh tế cùng hợp tác để sản xuất, tiêu thụ
nông sản.................................................................................21
1.2.5. Sự cần thiết của Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản trong
điều kiện Việt Nam trở thành thành viên củaWTO..................22
1.2.6. Kinh nghiệm hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản của một số nước..27
1.2.6.1. Chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ lúa gạo ở Thái Lan..27
1.2.6.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc...............................................33
1.2.6.3. Kinh nghiệm của Đài Loan...................................................37
CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM HUYỆN XUÂN LỘC - TỈNH ĐỒNG NAI VÀ
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ HỒ TIÊU TẠI HUYỆN
XUÂN LỘC, TỈNH ĐỒNG NAI..........................................................................40
2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai...... 40
2.1.1. Vị trí địa lý........................................................................................40
2.1.2. Điều kiện tự nhiên:...........................................................................41
2.1.2.1. Khí hậu...................................................................................41
2.1.2.2. Đất đai....................................................................................41
2.1.2.3. Nguồn nước..........................................................................41
2.1.2.4. Hệ thống Giao thông.............................................................42
2.1.2.5. Điện........................................................................................42
2.2. Tình hình kinh tế - xã hội huyện Xuân Lộc…........…………………...43
2.3. Tình hình nông nghiệp và sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn..........43
2.3.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.......................43
2.3.2. Đặc điểm, tình hình sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn............45
2.3.2.1. Đặc điểm sản xuất Hồ tiêu....................................................45

2.3.2.2. Tình hình sản xuất tiêu..........................................................46


V

2.3.2.3. Tình hình tiêu thụ Hồ tiêu ....................................................47
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................... 48
3.1. Thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu và chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu
thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai qua kết quả
điều tra của luận văn .............................................................................48
3.1.1. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ điều tra ..............................48
3.1.1.1. Về quy mô đất sản xuất Hồ tiêu...........................................48
3.1.1.2. Nhu cầu về vốn đầu tư xây dựng vườn Hồ tiêu ...................49
3.1.1.3. Chi phí đầu vào để tạo ra 01 ha Hồ tiêu...............................52
3.1.1.4. Kết quả sản xuất 01 ha tiêu bình quân chung toàn huyện
năm 2011 .................................................................................55
3.1.2. Thực trạng sản xuất hồ tiêu của các hộ trước khi nhận được hỗ trợ
của Nhà nước ...................................................................................58
3.1.2.1. Chi phí sản xuất trước khi hỗ trợ .........................................58
3.1.2.2. Năng suất hồ tiêu trước khi nhận hỗ trợ của nhà nước ........59
3.1.2.3. Thu nhập của 4 nhóm hộ điều tra trước khi hưởng chính sách
hỗ trợ .........................................................................................60
3.2. Thực trạng sản xuất của các hộ điều tra sau khi hưởng lợi chính sách
hỗ trợ theo Quyết định 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của UBND
tỉnh Đồng Nai........................................................................................62
3.2.1. Trường hợp được hỗ trợ để trồng mới.............................................66
3.2.2. Trường hợp hộ được hỗ trợ để thâm canh vườn Hồ tiêu................75
3.3. Hiệu quả chính sách hỗ trợ trồng mới với hiệu quả chính sách hỗ
trợ thâm canh ở 4 nhóm hộ điều tra.......................................................84
3.3.1. Trường hợp hỗ trợ trồng mới so với trước hỗ trợ............................84

3.3.2. Trường hợp hỗ trợ thâm canh vườn tiêu so với trước hỗ trợ ..........88
3.3.3. Trường hợp sau hỗ trợ trồng mới và thâm canh vườn tiêu của từng
nhóm hộ ..........................................................................................92
3.3.4. Kêt quả tổng hợp ý kiến nông dân về chính sách hỗ trợ sản xuất và
tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc................................ 94
3.3.4.1. Về chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng vườn Hồ Tiêu...94
3.3.4.2. Về chính sách hỗ trợ đầu vào của sản xuất Hồ Tiêu............95
3.3.4.3. Ý kiến về chính sách hỗ trợ trong sản xuất Hồ Tiêu............95
3.3.4.4. Chính sách tín dụng..............................................................96


VI

3.3.4.5. Chính sách khuyến nông .....................................................97
3.4. Thực trạng tiêu thụ và chính sách hỗ trợ tiêu thụ Hồ tiêu ......................98
3.4.1. Thực trạng tiêu thụ Hồ tiêu của nông dân .......................................98
3.4.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ tiêu thụ Hồ tiêu...............................103
3.4.2.1. Chính sách về tiêu thụ thông qua hợp đồng.......................103
3.4.2.2. Chính sách khuyến khích hợp tác trong tiêu thụ Hồ tiêu...104
3.4.2.3. Ý kiến của nông dân về chính sách hỗ trợ tiêu thụ
Hồ tiêu ...............................................................................105
3.5. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu
thụ hồ tiêu............................................................................................106
3.5.1. Quan điểm của đề tài về hỗ trợ cho nông dân sản xuất Hồ tiêu....106
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân
trong sản xuất, tiêu thụ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai........................................................................................107
3.5.2.1. Đối với UBND tỉnh Đồng Nai ...........................................107
3.5.2.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Huyện ủy, UBND huyện Xuân
Lộc trong triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản

xuất, tiêu thụ Hồ Tiêu........................................................110
3.5.2.3. Giải pháp đối với từng nhóm hộ đã nghiên cứu ................113
KẾT LUẬN .......................................................................................................115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 117
PHỤ LỤC .................................................................................................. 119


VII

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực thương mại tự do ASEAN

AMS

Tổng mức hỗ trợ gộp

AoA

Hiệp định nông nghiệp

BVTV

Bảo vệ thực vật

BQ

Bình quân


GAP

Quy trình sản xuất nông nghiệp sạch

GDP

Tổng Sản phẩm Quốc nội

GLOBALGAP

Tiêu chuẩn Quốc tế về Quy trình sản
xuất nông nghiệp sạch

GTSX

Gía trị sản xuất

IPM

Quản lí dịch hại tổng hợp

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KTKT

Kinh tế kỹ thuật

KTXH


Kinh tế xã hội

MUTRAP

Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TBKT

Tiến bộ kĩ thuật

VietGAP

Tiêu chuẩn Việt Nam về Quy trình
sản xuất nông nghiệp sạch

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới


VIII

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng


Tên bảng

Trang

1.1

Quy định về hỗ trợ trong nước đối với nông nghiệp theo
Hiệp định Nông nghiệp

24

2.1

44

3.1

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu GTSX ngành nông
nghiệp giai đoạn 2001-2010, huyện Xuân Lộc
Quy mô diện tích sản xuất của các nhóm hộ

3.2

Chi phí bình quân xây dựng trụ tiêu/ha

50

3.3


Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng vườn Hồ tiêu

50

3.4

Phân loại mức độ nhu cầu vốn của các nhóm hộ

51

3.5

Định mức KTKT cho 1 ha Tiêu năm 2012 của phòng
Nông nghiệp và PTNT Xuân Lộc (theo giá tháng 5/2012)
Chi phí Nhân công lao động bình quân 01 ha/năm

52

Năng suất, Giá trị kinh tế 01 ha Hồ tiêu các năm 20092011
Thu nhập bình quân chung 01 ha/vụ toàn huyện

55

Chi phí sản xuất bình quân chung từng nhóm hộ trước khi
nhận được hỗ trợ của nhà nước
Năng suất bình quân chung của từng nhóm hộ trước khi
nhận được hỗ trợ của nhà nước (năm 2009)
Thu nhập bình quân chung của từng nhóm hộ
trước khi có chính sách hỗ trợ
Số hộ được hưởng và hộ không được hưởng chính sách

hỗ trợ
Định mức KTKT cho 1 ha Tiêu trồng mới

58

Chi phí nhân công lao động bình quân 1 ha/năm của hộ
được hỗ trợ trồng mới (giá thực tế tháng 5/2012)

68

3.6
3.7
3.8
3.9
3.10
3.11
3.12
3.13
3.14

48

53

57

60
61
64
66



IX

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Năng suất bình quân chung của từng nhóm hộ
khi được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới
Thu nhập bình quân chung của từng nhóm hộ
khi được hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới
Định mức KTKT cho 1 ha Tiêu Thâm canh

71

Chi phí nhân công lao động bình quân thâm canh 01
ha/năm (giá thực tế)
Thu nhập bình quân chung của từng nhóm hộ
khi được hưởng chính sách hỗ trợ Thâm canh
So sánh thu nhập tăng thêm ở từng nhóm hộ trong trường
hợp được hỗ trợ trồng mới và trước hỗ trợ
So sánh thu nhập tăng thêm của từng nhóm hộ trong trường
hợp được hỗ trợ thâm canh và trước hỗ trợ

77


92

3.24

Thu nhập tăng thêm của từng nhóm hộ sau khi được hỗ trợ
trồng mới và thâm canh
Nhu cầu tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc tiêu của nông
dân
Phân loại Thương lái thu mua tiêu

100

3.25

Tình hình tiêu thụ Hồ tiêu của nông dân

101

3.26

Nguồn thông tin để hộ nông dân xác định giá bán Tiêu

102

3.15
3.16
3.17
3.18
3.19
3.20

3.21
3.22
3.23

73
75

81
84
88

97


X

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ

Số hiệu đồ thị

Tên đồ thị

Trang

2.1

Sơ đồ Chu kỳ sản xuất Hồ tiêu

46


3.1

Đồ thị Giá tiêu bình quân các năm 2009-

56

2011
3.2

Đồ thị biểu diễn hộ được hưởng chính sách

65

và hộ không được hưởng chính sách
3.3

Sơ đồ Các kênh tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn
huyện Xuân Lộc

99


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuân Lộc là huyện nông thôn, miền núi của tỉnh Đồng Nai với diện tích
tự nhiên là 72.719,48 ha, chiếm 12,4% diện tích toàn tỉnh. Huyện Xuân Lộc có
15 đơn vị hành chính, trong đó có 14 xã và 01 thị trấn với 91 khu, ấp được chia
thành 1.238 tổ nhân dân, dân số trên 228 ngàn người, chiếm 9,0% dân số tỉnh

Đồng Nai.
Trong 20 năm xây dựng và phát triển vừa qua, kinh tế huyện Xuân Lộc đã
thay đổi đáng kể, tăng trưởng GDP với tốc độ cao, đạt bình quân 12,3% / năm,
trong đó giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân 16,61%; cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp với tỷ trọng các khu
vực là: 40,1% - 25,9% - 34%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp được phát triển toàn diện theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp gắn kết với việc xây dựng nông thôn mới,
góp phần nâng cao đời sống của nông dân và dân cư trên địa bàn.
Điều kiện tự nhiên của huyện Xuân Lộc có khí hậu pha và đất nâu đỏ trên
đá bazan (25 ngàn ha) rất thích hợp để phát triển các loại cây công nghiệp dài,
ngắn ngày, cây thực phẩm, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, trong đó có hồ tiêu.
Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện đến năm 2011
là 19.618 ha, trong đó diện tích cây cà phê là 1.105 ha; cây Cao su là 3.900 ha;
cây Điều là 13.256 ha; Cây Tiêu là 1.246 ha.
Cây Tiêu là một trong 04 cây công nghiệp lâu năm cho sản phẩm xuất
khẩu có giá trị cao của huyện Xuân Lộc, chiếm tỷ trọng 29,46% trong tổng giá
trị cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Xuân Lộc, sản lượng trung bình
đạt 3.226 tấn/năm. Những năm gần đây diện tích trồng Hồ tiêu trong nhân dân
không ngừng tăng do mang lại thu nhập cao hơn so với các cây trồng khác như
Cao su, Cà phê, Điều trên cùng đơn vị ha diện tích đất canh tác.


2

Tuy nhiên, phát triển cây tiêu còn mang tính manh mún, phân tán, chưa
theo quy hoạch; người trồng tiêu chưa tiếp cận đầy đủ các chính sách hỗ trợ của
Nhà nước đối với sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu đã triển khai trên địa bàn; thu nhập
của nông dân chưa tương xứng với công sức bỏ ra và chưa hưởng lợi đầy đủ lợi
ích tạo ra trong toàn bộ chuỗi giá trị hồ tiêu trên địa bàn huyện.

Trong tiêu thụ, nông dân thường bán sản phẩm dưới dạng hồ tiêu tươi cho
người thu gom ngay sau khi thu hoạch khi cần tiền gấp, giá bán thấp nên thu
nhập không cao. Đại bộ phận nông dân phải bán sản phẩm tươi ngay sau thu
hoạch cho thương lái, một bộ phận nhỏ hộ nông dân tự vận chuyển và bán hồ
tiêu trực tiếp cho Doanh nghiệp thương mại trên địa bàn huyện với giá cao hơn
và được thanh toán ngay tiền và một bộ phận tự phơi, sấy khô để bảo quản và
bán ra vào các thời điểm có giá cao hơn.
Để phát triển được cây hồ tiêu theo lợi thế tự nhiên ở huyện Xuân Lộc,
UBND tỉnh Đồng Nai và UBND huyện Xuân Lộc cần có chính sách tốt hơn, phù
hợp hơn để hỗ trợ có hiệu quả nông dân trong sản xuất tiêu nhằm góp phần tạo
công ăn việc làm, nâng cao mức thu nhập và giảm nghèo trên địa bàn huyện, làm
tiền đề thúc đẩy các ngành dịch vụ nông nghiệp và công nghiệp chế biến phát
triển, tăng thu ngân sách cho nhà nước.
Với vị trí là cán bộ phụ trách nông nghiệp thuộc UBND huyện Xuân Lộc,
trước tình hình bức thiết trên đây tôi chọn đề tài “Thực trạng và kiến nghị hoàn
thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn
huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của
mình với hy vọng kết quả nghiên cứu luận văn sẽ tạo căn cứ để kiến nghị với
UBND huyện Xuân Lộc một số chính sách, giải pháp hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ
hồ tiêu trong những năm tới nhằm nâng cao thu nhập của người sản xuất và tạo
ra sự phát triển bền vững hồ tiêu những năm tới.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ Hồ
tiêu của nông dân trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai và đề xuất kiến
nghị hoàn thiện.

2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách hỗ trợ nông dân trong
sản xuất, tiêu thụ Hồ Tiêu;
- Đánh giá thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất,
tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2009 –
2011; xác định những bất cập, hạn chế trong triển khai và khả năng hoàn thiện
chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện;
- Kiến nghị các nội dung hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản
xuất,tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa
bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: 03 năm 2009 – 2011.
- Phạm vi không gian: huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi về nội dung: Cơ sở lý luận, thực tiễn; Thực trạng triển khai và
kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu
trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:


4

4.1. Phương pháp chọn địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Chọn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai làm địa bàn nghiên cứu do huyện
Xuân Lộc là nơi tác giả đề tài sinh sống và công tác, tác giả sẽ thuận lợi trong
quá trình khảo sát, điều tra để thu tập số liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ nghiên
cứu đề tài. Đồng thời huyện Xuân Lộc là huyện nông thôn miền núi, có tốc độ

phát triển nông nghiệp cao, tỷ lệ % đóng góp vào GDP của huyện khá cao.
4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
+ Tham khảo và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có dưới các hình thức
đề tài, bài viết khoa học; các văn bản chính sách và báo cáo tổng kết về chính
sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ nông sản nói chung và Hồ tiêu nói
riêng trên thế giới và ở Việt Nam.
+ Kế thừa các báo cáo Kinh tế - Xã hội huyện Xuân Lộc để đánh giá kết
quả sản xuất Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai trong 03 năm
2009-2011.
+ Sử dụng các báo cáo đánh giá tình hình triển khai chính sách hỗ trợ
nông dân trong sản xuất và tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai trong 3 năm 2009-2011.
+ Sử dụng các văn bản về chính sách hỗ trợ nông dân sản xuất, tiêu thụ
Hồ tiêu của tỉnh Đồng Nai (Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/9/2011 của
UBND tỉnh Đồng Nai); Các văn bản triển khai chính sách hỗ trợ nông dân sản
xuất, tiêu thụ hồ tiêu của UBND huyện Xuân Lộc, Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyện Xuân Lộc.
4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
+ Điều tra trực tiếp 130 hộ nông dân sản xuất Hồ tiêu trên địa bàn huyện
Xuân Lộc qua bảng câu hỏi, trong đó có 60 hộ được hưởng chính sách hỗ trợ (30
hộ hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới, 30 hộ hưởng chính sách hỗ trợ thâm
canh) và 70 hộ không được hưởng chính sách để làm đối chứng; Chia thành 4


5

nhóm hộ theo tiêu chí giàu nghèo: Nhóm hộ nghèo, Nhóm hộ trung bình, Nhóm
hộ khá, Nhóm hộ giàu để phân tích, đánh giá.
+ Phỏng vấn, trao đổi với 10 cá nhân là thương lái thu mua gom (bao
gồm cả thương lái chuyên nghiệp và thương lái thời vụ) tiêu thụ Hồ tiêu trên địa

bàn huyện.
4.4. Phương pháp chuyên gia
+ Thảo luận với một số cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện về chính
sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu đã triển khai trên địa bàn huyện và định
hướng giải pháp hoàn thiện chính sách (Cán bộ phụ trách trồng trọt-Phòng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Xuân Lộc);
+ Khảo cứu ý kiến cán bộ, nhân viên trực tiếp triển khai chính sách hỗ
trợ nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc để
nắm được thực trạng của công tác triển khai chính sách (Cán bộ Phòng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Xuân Lộc; Cán bộ phụ trách Nông nghiệp
các xã và đại diện người đứng đầu UBND các xã thuộc 4 vùng quy hoạch phát
triển Hồ Tiêu: Xã Xuân Bắc, xã Xuân Thọ, xã Xuân Trường, xã Suối Cao, xã
Suối Cát, xã Xuân Hiệp, xã Lang Minh và Thị trấn Gia Ray).
4.5. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu và đánh giá chính sách hỗ trợ
- Sử dụng Microsoft Office Excel để xử lý các số liệu thu thập được.
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích chi phí, giá thành sản
xuất và hiệu quả của nông dân trong sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu;
- Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá lợi ích của
hộ nông dân trước và sau khi được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước;
- Sử dụng phương pháp so sánh và đo lường phản ứng của hộ nông dân để
đánh giá ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu, cụ thể:
i). So sánh ảnh hưởng của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ Hồ tiêu
trong trường hợp có hỗ trợ và không hỗ trợ;


6

ii). So sánh mức hỗ trợ (giá trị của chính sách hỗ trợ) với kết quả sản xuất
của nông dân trong trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ;
iii). Phân tích phản ứng của hộ nông dân về nội dung của chính sách hỗ

trợ sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu.
4.6. Chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
- Chi phí sản xuất 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ
trợ trồng mới so với chi phí sản xuất 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi được
hưởng chính sách hỗ trợ;
- Chi phí sản xuất 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách hỗ
trợ thâm canh so với chi phí sản xuất 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi được
hưởng chính sách hỗ trợ;
- Gía thành sản xuất 01 kg tiêu của nhóm hộ nông dân được hưởng chính
sách hỗ trợ trồng mới so với gía thành sản xuất 01 kg tiêu chính nhóm hộ đó
trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ;
- Gía thành sản xuất 01 kg tiêu của nhóm hộ nông dân được hưởng chính
sách hỗ trợ thâm canh so với gía thành sản xuất 01 kg tiêu chính nhóm hộ đó
trước khi được hưởng chính sách hỗ trợ;
- Thu nhập bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách
hỗ trợ trồng mới so với Thu nhập bình quân 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi
được hưởng chính sách hỗ trợ;
- Thu nhập bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân được hưởng chính sách
hỗ trợ thâm canh so với Thu nhập bình quân 01 ha chính nhóm hộ đó trước khi
được hưởng chính sách hỗ trợ;
- Thu nhập tăng thêm bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân sau khi được
hưởng chính sách hỗ trợ trồng mới;
- Thu nhập tăng thêm bình quân 01 ha của nhóm hộ nông dân sau khi được
hưởng chính sách hỗ trợ thâm canh.


7

5. Nội dung chính của luận văn
i. Một số vấn đề về cơ sở lý luận, thực tiễn của chính sách hỗ trợ nông dân

trong sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu.
ii. Nội dung và thực trạng triển khai chính sách hỗ trợ nông dân trong sản
xuất, tiêu thụ hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai.
iii. Kiến nghị hoàn thiện chính sách hỗ trợ nông dân trong sản xuất, tiêu
thụ Hồ tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai nhằm nâng cao thu
nhập cho hộ nông dân.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, kết
cấu luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận về chính sách
hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản.
- Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai).
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu.


8

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ SẢN XUẤT, TIÊU THỤ NÔNG SẢN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn tác giả đã khảo cứu một số tài liệu
nghiên cứu về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp trong điều kiện Việt Nam
gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được công bố trong thời gian
qua và thu được kết quả như sau:
i). Nghiên cứu của Dự án thương mại Đa biên giai đoạn 2 đã chỉ ra rằng
“Trong khi phải dỡ bỏ nhiều trợ cấp trái với qui định của WTO đối với nông
nghiệp, Việt Nam đang tự kìm hãm cơ hội tận dụng những chính sách hỗ trợ cho
ngành này mà WTO cho phép”. Theo đó, hiện nay hầu hết chính sách hỗ trợ
trong nước đều thuộc Hộp xanh lá cây và xanh da trời (không thuộc nhóm bị

cấm) nên vẫn có thể tiếp tục duy trì song song với việc chuyển dần một số biện
pháp hỗ trợ thuộc Hộp Hổ phách (bị cấm) sang hai loại trên.
Tổng mức hỗ trợ gộp (AMS) hiện nay chiếm khoảng 3,4% tổng giá trị sản
lượng nông nghiệp, là mức thấp hơn nhiều so với mức tối thiểu được phép theo
qui định WTO là 10% giá trị sản lượng. Nhiều chính sách không bị cấm nhưng
chưa được sử dụng như trợ cấp điều chỉnh cơ cấu và trợ cấp để rút các nguồn lực
ra khỏi sản xuất nông nghiệp, chi trả trực tiếp cho người sản xuất thay vì hỗ trợ
trực tiếp cho các hoạt động xuất khẩu1. Điểm quan trọng mà nghiên cứu này đã
chỉ ra là, Việt Nam còn nhiều cơ hội sử dụng các biện pháp thuộc Hộp xanh lá
cây (gồm các chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước không gây bóp méo thương
mại) và Hộp xanh da trời (bao gồm các biện pháp đầu tư phát triển trong ngành

1

Tham khảo báo cáo “Các chính sách thương mại trong nông nghiệp và các nghĩa vụ WTO về nông

nghiệp của Việt Nam”, Antonio Cordella, MUTRAP, 2007.


9

nông nghiệp, được phép áp dụng) để triển khai các biện pháp hỗ trợ sản xuất
trong nước theo mục tiêu mà Chính phủ lựa chọn.
Trước đây, Việt Nam đã dành phần lớn các khoản chi tiêu ngân sách để
hỗ trợ sản xuất nông nghiệp thuộc Hộp xanh lá cây, đó là các khoản đầu tư vào
xây dựng, phát triển hạ tầng thuỷ lợi; một phần nhỏ cho khuyến nông; hỗ trợ
phát triển vùng và dự trữ lương thực quốc gia; hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và
những hộ trợ khác, nhưng vẫn chưa vượt quá mức cho phép đối với các biện
pháp hỗ trợ gộp, với tổng hỗ trợ gộp (AMS) chưa vượt quá 10% giá trị sản lượng
nông nghiệp hàng năm.

Nhóm các biện pháp hỗ trợ thuộc “Hộp Xanh lá cây” bao gồm rất nhiều
biện pháp hỗ trợ được phép sử dụng như đã nói trên mà Việt Nam cần và có thể
tiếp tục áp dụng2. Như vậy, Việt Nam vẫn có thể tiếp tục chính sách hỗ trợ sản
xuất nông nghiệp trong điều kiện thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó có cam
kết WTO.
ii). Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp, chính sách bảo hộ sản xuất nông
nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của WTO” của
Ths. Huỳnh Thị Liên Hoa (2011) đã khẳng định2: Việc thực hiện các cam kết
của WTO theo hướng cắt giảm thuế loại bỏ hàng rào phi thuế và cắt giảm các
khoản trợ cấp cho nông nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thương mại và cung cầu một
số ngành hàng nông sản của Việt Nam, tạo cơ hội cho hàng hoá của các nước
xuất khẩu nông sản thâm nhập thị trường Việt Nam với giá rẻ hơn, chất lượng
cao, mẫu mã đẹp gây sức ép cạnh tranh lên các ngành hàng nông sản nội địa. Do
vậy, việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và các giải pháp thực hiện
hỗ trợ cho nông nghiệp trong nước một cách hợp lý vừa đảm bảo tính khả thi,
phù hợp với điều kiện của Việt Nam, vừa đảm bảo không sai với các quy định
2

. Ths. Huỳnh Thị Liên Hoa, Đề tài khoa học cấp bộ “ Nghiên cứu các giải pháp, chính sách bảo hộ sản xuất
nông nghiệp trong nước phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của WTO; Viện Quy hoạch và Thiết kế
nông nghiệp, Hà Nội 2011 đã nghiệm thu


10

của quốc tế và WTO là hết sức cần thiết và cấp bách.
Việc hỗ trợ không phải chỉ là tạo ra những rào cản ngăn chặn sự xâm nhập
của hàng hoá nước ngoài vào trong nước, hoặc trợ cấp dưới mọi hình thức cho
sản xuất nông nghiệp mà quan trọng hơn là những phương thức bảo hộ đó phải
đạt được mục tiêu phân bổ nguồn lực hợp lý hướng tới nâng cao khả năng cạnh

tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều này
cũng có nghĩa là không nên hỗ trợ cho những ngành sản xuất yếu kém, không có
khả năng phát triển và không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường.
iii). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Bộ Nông nghiệp và PTNT
năm 2010 về: “Nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất chính sách bù đắp thu
nhập cho những hộ sản xuất lúa trong vùng lúa chuyên canh nhằm đảm bảo an
ninh lương thực Quốc gia”; Chủ nhiệm TS. Phạm Bảo Dương đã chỉ rằng:
Thể chế và chính sách là một trong những nhân tố tác động có ảnh hưởng
trực tiếp đến thu nhập của hộ sản xuất lúa. Một chính sách tốt, phù hợp có thể
kích thích sản xuất lúa phát triển, đảm bảo được an ninh lương thực và ngược lại.
Nguyên tắc là, các khoản hỗ trợ cho người trồng lúa có thể chuyển giao trực tiếp
đến tay họ.
Một vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong quá trình cung cấp các hỗ trợ đó
là các khoản hỗ trợ của Việt Nam từ trước đến nay chủ yếu thông qua các doanh
nghiệp thu mua kinh doanh nông sản, nên khi Chính phủ muốn hỗ trợ nông dân
thường phải dựa vào hệ thống doanh nghiệp làm trung gian và người nông dân
chỉ là đối tượng thụ hưởng gián tiếp. Tuy nhiên, hình thức này bị cấm trong
WTO, đây là điều rất cần phải lưu ý trong quá trình nghiên cứu áp dụng các biện
pháp hỗ trợ cho nông nghiệp Việt Nam vì về lâu dài hỗ trợ cho nông nghiệp,
nông dân vẫn rất cần và phải triển khai trong thực tế, lý do vì nông dân vẫn là
người nghèo và chịu thiệt thòi nhất trong xã hội phát triển như hiện nay. Nếu


11

được xây dựng và thực hiện một cách hợp lí thì chính sách hỗ trợ không những
không vi phạm các cam kết với WTO mà còn có thể giúp Việt Nam đạt được các
mục tiêu khác về xã hội và nhân văn, vì hiện tại Việt Nam vẫn có tới gần 80%
dân số đang trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới các hoạt động sản xuất nông

nghiệp.
Báo cáo còn chỉ ra rằng, cần hỗ trợ vốn để người sản xuất ứng dụng
KH&CN mới vào sản xuất lúa, từ đó người sản xuất lúa được hưởng lợi về: Các
dịch vụ khuyến nông, dịch vụ chuyển giao KH&CN, kết quả sẽ phục vụ cho việc
nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng lúa gạo, từ đó gia tăng khả năng sản
xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với quy trình canh tác mới, đây là biện pháp
gián tiếp giúp nông dân trồng lúa ở các vùng chuyên canh nâng cao thu nhập.
Biện pháp hỗ trợ này không vi phạm các quy định về hỗ trợ trong nước của Hiệp
định Nông nghiệp. Biện pháp này hiện đã và đang được Việt Nam áp dụng mạnh
mẽ nhằm tạo điều kiện cho nông dân trong sản xuất đặc biệt là về kiến thức, kĩ
thuật, kĩ năng để nâng cao năng suất, sản lượng và qua đó nâng cao được thu
nhập cho người sản xuất. Tuy nhiên, chính sách này cần được tiếp tục bổ sung,
hoàn thiện để nâng cao hiệu quả của chính sách, mang lại lợi ích nhiều hơn và
thiết thực hơn cho người nông dân nói chung.
Báo cáo nhấn mạnh, chính sách hỗ trợ người sản xuất lúa gạo cần tập
trung phát triển kết cấu hạ tầng hiện đại vùng quy hoạch trồng lúa, đây là biện
pháp gián tiếp bù đắp thu nhập cho người sản xuất lúa tốt nhất, thông qua việc
Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi, các loại hạ tầng phục vụ làm khô
lúa trên đồng ruộng, hạ tầng sơ chế và kho cất giữ sản phẩm… những hạ tầng
này sẽ giúp nông dân sản xuất lúa giảm chi phí, giảm thiệt hại, từ đó cải thiện thu
nhập cho họ, giúp họ phát triển sản xuất lúa bền vững lâu dài. Ngoài ra chính
sách này hỗ trợ có thể giúp nông dân hình thành các trung tâm mua bán lúa gạo
để tạo ra mạng lưới lưu thông lúa gạo với chi phí thấp nhất.


12

iv). Báo cáo kết quả nghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất chính sách bù
đắp thu nhập cho những hộ sản xuất lúa trong vùng lúa chuyên canh nhằm đảm
bảo an ninh lương thực Quốc gia”, Chủ nhiệm TS. Phạm Bảo Dương: “Ngoài

một số hình thức bị cấm, các hình thức trợ cấp còn lại là rất đa dạng theo quy
định của WTO có thể vận dụng cho thực tế của Việt Nam. Vấn đề là chọn loại
nào, hỗ trợ "gốc" để tạo ra tính bền vững hay hỗ trợ "ngọn" chỉ tạo ra lợi ích
thời điểm (tình thế) không mang tính lâu dài thì cần suy tính để áp dụng có lợi
nhất cho nông dân. Bên cạnh đó cần xác định, chính sách áp dụng cho ai, mức
độ là bao nhiêu, trong thời gian bao lâu để vừa thúc đẩy được sản xuất, không
tạo ra sự ỉ lại và nâng cao được hiệu quả và sức cạnh tranh cho toàn ngành sản
phẩm mà chính sách tác động” (Hội nông dân VN, 2008).
Từ khảo cứu các nghiên cứu trên, Luận văn cho rằng việc nghiên cứu cơ
sở khoa học và thực tiễn của chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu, nhằm
kiến nghị với chính quyền tỉnh Đồng Nai và huyện Xuân Lộc hoàn thiện chính
sách hỗ trợ phát triển hồ tiêu trong những năm tới là cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn to lớn, nâng cao các giải pháp phát triển nông nghiệp nói chung và ngành
sản phẩm hồ tiêu nói riêng trong phạm vi khả năng ngân sách và tài chính của
tỉnh, huyện và trong điều kiện vẫn không vi phạm quy định của WTO về hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp, nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho nông dân và năng
lực cạnh tranh của sản phẩm Hồ tiêu trên thị trường trong nước và phục vụ mục
tiêu xuất khẩu, đúng theo chủ trương phát triển nông nghiệp của tỉnh và huyện.
1.2. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
1.2.1. Khái niệm về chính sách, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản.
1.2.1.1. Khái niệm về chính sách.
Cụm từ “Chính sách” đã được dùng phổ biến trong các lĩnh vực của đời
sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, chưa có định nghĩa tổng quát và đầy đủ về cụm
từ này và do có nhiều cách tiếp cận và mức độ phản ánh của chính sách, tùy theo
quy mô và phạm vi tác động của từng loại chính sách. Trong bối cảnh đó, cách


13

hiểu tổng quát là, chính sách là: “Quá trình tác động của một chủ thể vào khách

thể nào đó để đạt tới mục tiêu mà chủ thể mong muốn”
Nhà kinh tế Franc Ellis cho rằng “trên tầm vĩ mô, chính sách được xem
như đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với quản lý nhà nước về
một lĩnh vực nào đó, có thể là kinh tế, xã hội và môi trường”3.
Học giả Samuelson cho rằng “Ngay cả khi Chính phủ không đưa ra một
chính sách cụ thể nào trong bối cảnh bất đắc dĩ nào đó để thực hiện mục đích
nào đó, thì đó cũng là một cách tác động của chính sách”4.
Từ điển Tiếng Việt (1988) định nghĩa [1]: “Chính sách là những sách
lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối
chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”.
Nguyễn Như Ý giải nghĩa cụm từ “chính sách” trong Đại từ điển Tiếng
Việt (1999) [2] là: “Các chủ trương và các biện pháp của một đảng phái, một
chính phủ trong các lĩnh vực chính trị, xã hội”.
Theo Jones (1984) thì chính sách luôn gồm các yếu tố bao gồm:
- Dự định: Là mong muốn của người làm (hoạch định) chính sách.
- Mục tiêu: Dự định đã tuyên bố và cụ thể hóa thành đích cần đạt tới.
- Đề xuất giải pháp: Cách thức tác động để nhằm đạt được mục tiêu.
- Quyết định lựa chọn giải pháp: Các giải pháp chính sách cụ thể được lựa
chọn để triển khai thực hiện.
Theo Đinh Dũng Sỹ (2008) thì, khái niệm chính sách có mối tương quan
rất mật thiết với chính trị và pháp luật, bao gồm các khía cạnh:
- Là sự cụ thể hóa đường lối chính trị của Nhà nước.
- Là cơ sở để chế định pháp luật. Pháp luật là cụ thể hóa chính sách.

3

Franc Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, Nhà xuất bản Nông
nghiệp, trang 23.
4
Paul Samuelson, Kinh tế học, Viện kinh tế học, Bộ Ngoại giao, tập I, trang 117.



×